LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Trần Thu Thủy xin cam đoan:
-
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số
liệu thực tế và được thực hiện theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.
Đồ án thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép bất kỳ
đồ án tương tự nào.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Thu Thủy
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước
đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến
môi trường là điều tất yếu.Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường
sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước,
các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân
mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Vấn đề chất thải rắn đang thực sự là một thách thức lớn đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng đối với mọi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam. Hàng năm, lượng chất thải phát sinh ngày càng
tăng. Trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn vấn còn nhiều bất cập và yếu kém.
Lượng chất thải rắn thu gom được vẫn ở mức thấp và chủ yếu tập trung ở các nội thị.
Phần lớn chất thải rắn chưa được phân loại, thu gom và vận chuyển hợp vệ sinh. Nhiều
địa phương chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Cũng như các địa phương khác trên cả nước thì vấn đề chất thải rắn đã và đang trở
thành vấn đề bức xúc của thị xã Từ Sơn. Chất thải rắn ở đây chủ yếu được thu gom và xử
lý theo hình thức tự phát, với biện pháp xử lý chủ yếu là đổ đống tự nhiên, lộ thiên, mang
tính tạm bợ, không có quy hoạch định hướng, không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho môi trường xung quanh. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt từ các khu thị tứ, khu chợ
đều được xử lý bằng cách đổ đống lộ thiên tại một điểm do địa phương tự lựa chọn mà
không tuân theo bất kỳ một tiêu chí cụ thể nào. Hiện nay, chất thải rắn sinh ra tại các khu
vực trên địa bàn huyện đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xức cho
nhân dân trong toàn huyện.
Xuất phát rừ các vấn đề thực tế nêu trên, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài “quy
hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị xã Từ Sơn; tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 –
2030”, với mong muốn sẽ góp phần tìm ra được giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp cho thị xã Từ Sơn.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở thu thập khảo sát số liệu, kết hợp với tài liệu có sẵn có trong các nghiên
-
cứu gần dây, đồ án tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Tìm ra giải pháp quản lý CTR cho thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh góp phần nâng cao
-
hiệu quả trong công tác quản lý và giảm thiểu chất ô nhiễm.
Lựa chọn, tính toán phương án tối ưu và quy hoạch thiết kế cho hệ thống quản lý
CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phù hợp với giai đoạn
phát triển 2016 – 2030.
3. Nội dung nghiên cứu đề tài
- Thu thập các số liệu có sẵn về hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Từ
Sơn: dân số, tốc độ phát sinh chất thải rắn, nguồn phát sinh chất thải rắn, hiện trạng
-
thu gom vận chuyển chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn.
Tính toán tốc độ phát sinh dân số và chất thải rắn của thị xã đến năm 2030.
Đề xuất công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế và chôn lapas hợp vệ sinh trên địa
bàn thị xã Từ Sơn.
4. Đề xuất phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật đo đạc , phương pháp xử lý số liệu;
- Phương pháp thu thập tài liệu;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính tải lượng chất thải;
- Phương pháp tính toán;
- Phương pháp đồ họa
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ XÃ TỪ SƠN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1.
Vị trí địa lý:
- Từ Sơn nằm phía Bắc Hà Nội cách Hà Nội 18km cách thị xã Bắc Ninh về phía Nam
13km. Từ Sơn có 2 tuyến đường quốc gia là quốc lộ 1A cũ và quốc lộ 1B mới đi qua địa
phận huyện Từ Sơn dài 5km từ km 153 đến km 148 – 182
1.2.
Ranh giới và quy mô nghiên cứu:
+ Ranh giới thị xã Từ Sơn :
-
Phía Bắc giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
Phía Đông giáp huyện Tiên Du -tỉnh Bắc Ninh
Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - TP Hà Nội
Phía Tây giáp huyện Đông Anh – TP Hà Nội
Diện tích tự nhiên của huyện Từ Sơn : 6133,23 ha
+ Ranh giới khu vực nội thị dự kiến quy hoạch đô thị : (Căn cứ Nghị quyết số
62/2006/NĐ-HĐND ngày 7/11/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc xếp đô
thị Từ Sơn là đô thị loại IV)
-
Phía Bắc giáp xã Phù Khê - Tâm Sơn
Phía Đông giáp xã Tương Giang, KCN Tiên Sơn
Phía Nam giáp huyện Gia Lâm
Phía Tây giáp thành phố Hà Nội
Diện tích dự kiến quy hoạch nội thị : 3.322,58 ha.
1.3.
Khí hậu
Khu vực Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ thuộc
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu Đông, chủ yếu 2 mùa
chính là mùa mưa và mùa khô.
+Mùa mưa : từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 chiếm 70%
lượng mưa cả năm.
+Mùa khô : từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng 1 và 2 thường có mưa phùn cộng với
giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
+Lượng mưa :
- Lượng mưa trung bình năm : 1386,8mm
- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất : 254,6mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất : 204mm
+Gió :
- Hướng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc
Mùa hạ có gió Nam và Đông Nam
Tốc độ gió mạnh nhất 34m/s
+ Bão : Bão thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mưa to gió lớn.
+ Độ ẩm không khí :
- Độ ẩm trung bình năm 84%
- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất : 88%
- Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất : 79%
+ Nhiệt độ không khí :
- Nhiệt độ trung bình năm 23,30C
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50C
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,80C
1.4.
Địa hình và địa chất công trình
Khu vực Từ Sơn nói chung có địa hình cao ráo bằng phẳng, cốt cao độ dao động từ
4,5m - 6,5m đôi chỗ có gò cao 7,0m. Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cường độ
chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình. Tuy nhiên khi xây dựng
công trình cần khoan khảo sát địa chất kỹ để có giải pháp về móng cho phù hợp.
1.5.
Địa chất thuỷ văn
- Huyện Từ Sơn có Sông Ngũ Huyện khe là nhánh của Sông Cầu cách trung tâm thị trấn
Từ Sơn 1,5km về phía Tây Bắc và chảy qua khu vực P. Đồng Kị, Châu Khê, Phù Khê,
Hương Mạc.
- Hồ lớn : Khu vực xã Tân Hồng có hồ nước lớn khoảng 25ha. Ngoài ra còn nhiều hồ ao
nhỏ nằm rải rác trong các xã của huyện.
- Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A có kênh Bắc hợp với kênh Nam khu vực Đình Bảng, Tân
Hồng hợp lưu tại ngã ba của P. Châu khê - 2 kênh này thuộc kênh tưới cấp I quốc gia dẫn
nước cho vùng nông nghiệp của Bắc Ninh Bắc Giang.
Nhận xét : Từ Sơn với điều kiện tự nhiên vị trí, địa hình, khí hậu thuỷ văn rất thuận lợi
trong việc xây dựng và phát triển khu đô thị với đầy đủ các khu chức năng đa dạng và các
công trình kiến trúc hiện đại hoà quyện với không gian cây xanh của khu du lịch sinh thái
xứng đáng trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội và Bắc Ninh.
2.
Đặc điểm hiện trạng
2.1.
Hiện trạng dân số và lao động
Dân số và lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của phát triển đô thị vừa là nguồn
lực của nền kinh tế vừa là "cầu" thị trường, kích thích các hoạt động kinh tế cung cấp
nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng dân cư.
Thị xã Từ Sơn thành lập ngày 24 tháng 09 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ huyện Từ Sơn,
gồm có 7 phường và 5 xã:
Các phường gồm:
-
Châu Khê (497,58 ha và 17905 nhân khẩu)
Đình Bảng ( 830,10 ha và 16.771 nhân khẩu)
Đông ngàn (11104 ha và 8.548 nhân khẩu)
Đồng nguyên( 688,29 ha vầ 15.423 nhân khẩu)
Đồng Kỵ (334,29 ha và 15.997 nhân khẩu)
Tân Hồng (491.20 ha và 11.29 nhân khẩu)
Trang Hạ (255,69 ha và 5.510 nhân khẩu)
Các xã gồm
1) Hương Mạc
2) Phù Chẩn
3) Phù Khê
4) Tương Giang
5) Tam Sơn
Diện tích 61,33 km2.
Tổng dân số Từ Sơn là 143.843 người. Mật độ dân số là 2.345 người/km², gấp 2 lần
mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng sông Hồng, gấp 1,8 lần mật độ dân số của Hải
Phòng, gấp 1,2 lần mật độ dân số của Hà Nội mới và là một trong những thị xã đông dân
nhất Việt Nam.
•
Dân số và lao động của khu vực nội thị dự kiến quy hoạch :
- Để đáp ứng quy mô dân số của đô thị loại IV, dự kiến khu vực đô thị được mở rộng ranh
giới hành chính lấy thêm : Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đồng Quang, Đồng
Nguyên là những khu vực có tốc độ đô thị hoá cao và mật độ dân số tập trung cao nâng
hiện trạng dân số của khu vực đô thị để tính toán dự báo quy mô dân số cho các giai đoạn
phát triển.
•
Phân bố dân cư :
-
Dân thị trấn Từ Sơn chủ yếu tập trung trên tuyến đường quốc lộ 1A.
-
Dân nông thôn của các xã chủ yếu tập trung tại các thôn xóm phân bố thành các
cụm dân cư với mật độ trung bình cao so với vùng nông thôn của các khu lân cận :
như xã Đình Bảng dân tập trung thành từng cụm với mật độ cao 237người/ ha.
-
Xã Đồng Quang gồm 3 cụm dân, thôn Đồng Kỵ, thôn Bích Hạ, thôn Trang liệt mật
độ dân tập trung cao 324 người/ ha.
-
Xã Tân Hồng gồm 5 cụm dân cư : Thôn Yên Lã, Thôn Nội Trì, Thôn Đường Côi,
Phù lưu, Đại đình - mật độ dân cư thấp phân tán khoảng 230 người/ ha.
-
Xã Đồng Nguyên gồm 5 cụm dân như : thôn Nguyên Giao, Cẩm Giàng, Xuân
Thu, Vĩnh Kiều Tam Lư, La Xuyên với mật độ dân cư thấp 187 người/ ha.
-
Xã Phù Chẩn, mật độ dân cư tập trung thấp 138 người/ha
-
Dân cư của 5 xã còn lại như : Châu khê, Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang mật
độ dân cư tập trung thấp từ 139 ÷ 231người/ ha chủ yếu được tập trung trong các
cụm dân cư kết hợp với các làng nghề truyền thống như cụm công nghiệp thép
Châu Khê.
-
Nhìn chung dân cư trong các xã đã được đô thị hoá và chủ yếu sống bằng ngành
sản xuất công nghiệp - TTCN, thương mại, còn lại khoảng > 30% dân sống bằng
nông nghiệp.
2.2.
Hiện trạng về phát triển kinh tế xã hội
a. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN)
Sản xuất CN và TTCN của huyện có bước phát triển vượt bậc, nhất là khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh và ở các làng nghề truyền thống. Hiện nay trên địa bàn huyện có
6 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề tập trung như :
-
Cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê
-
Cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang.
Cụm công nghiệp đa nghề Đình Bảng.
Cụm công nghiệp Mả Ông - Đình Bảng
Cụm công nghiệp Dốc Sặt
Cụm công nghiệp và TTCN Trung tâm Huyện
Ngoài ra Từ Sơn có các KCN lớn như KCN Tân Hồng đã đi vào hoạt động và đang được
lấp đầy.
Khu công nghiệp Mạch Rồng đã và đang được xây dựng thu hút các nhà đầu tư vào KCN
này.
b. Thương mại và dịch vụ :
- Từ năm 2001 đến nay hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá mạnh, đa dạng.
Mạng lưới chợ của huyện ngày càng được mở rộng và hoạt động khá sôi động
- Hoạt động xuất nhập khẩu được duy trì và phát triển .
- Hoạt động ngân hàng tín dụng đạt kết quả tốt .
- Hoạt động du lịch đã có bước chuyển biến tích cực với tiềm năng du lịch văn hoá, du
lịch làng nghề, lễ hội, hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan du
lịch.
c. Nông nghiệp, lâm ngư nghiệp :
- Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển khá, đi dần
vào thế ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá đạt được những kết quả đáng kể năm sau
cao hơn năm trước.
- Cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực
- Đến nay toàn huyện có 203 trang trại, bao gồm :
+99 trang trại chăn nuôi.
+44 trang trại nuôi trồng thuỷ sản
+59 trang trại kinh doanh tổng hợp.
Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp còn 1 số tồn tại như cơ cấu cây trồng chưa hợp
lý, chất lượng chưa cao, năng suất thấp. Việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm,
chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hoá lớn, chăn nuôi có phát triển nhưng còn
nhỏ, lẻ xen kẽ trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
Đánh giá :
-
Nhìn chung nền kinh tế của huyện Từ Sơn là huyện có sản lượng công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh. Nông nghiệp phát triển
chậm hơn.
-
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực :
o
Công nghiệp - xây dựng
:
đạt 64,5%
o
Dịch vụ thương mại
:
đạt 21,3%
o
Nông nghiệp
:
đạt 14,2%
2.3.
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
2.3.1.
Giao thông
−
Đường sắt : Tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc khổ đường
1,4m đi qua Từ Sơn dài khoảng 6km nằm song song với đường quốc lộ 1A, cách
đường QL1A 1 đoạn khoảng 40 ÷ 60m. Tại thị trấn Từ Sơn có ga đường sắt rất thuận
tiện cho vận chuyển hàng hoá phát triển kinh tế cho khu vực phía Bắc cửa khẩu Lạng
Sơn.
−
Đường Bộ :
Huyện Từ Sơn có 2 tuyến đường bộ quốc gia đi qua
+
Tuyến đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn đi qua huyện Từ Sơn dài khoảng
6km. Đây là trục đường quốc gia nối chuỗi đô thị Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng
Sơn
+
Tuyến đường 1B mới Hà Nội - Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng .Tuyến
quốc lộ 1B qua Từ Sơn giao cắt khác cốt với 2 đường tỉnh lộ 271 và 295 bằng cầu
vượt
+
Đường tỉnh lộ 295 nằm phía Đông Bắc Từ Sơn, đoạn qua Từ Sơn dài khoảng 5
÷6km từ Yên Phong đi Phật Tích. Tuyến đường này đang được mở rộng đoạn từ
quốc lộ 1A đến chân cầu vượt sang khu Đồng Xép dài khoảng 2km Còn đoạn từ
quốc lộ 1A đi Yên Phong chưa được rộng.
+
Đường tỉnh lộ 271 Phù Khê đi Phù Chẩn đoạn qua huyện dài khoảng 5 - 6km.
Đoạn đường từ quốc lộ 1A đến đền Đô dài 920m là trục đường trung tâm huyện
Nhìn chung mạng lưới giao thông của khu vực Từ Sơn, phát triển mạnh, tỷ lệ giao
thông chiếm tỷ lệ cao so với các khu vực khác. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển
đô thị.
2.3.2.
−
Cấp nước :
Hiện tại khu vực xã Đình Bảng có trạm bơm cấp nước sạch công suất 1200m 3/ngày
đêm với lưư lượng bơm lớn nhất 120m 3/giờ phục vụ cấp nước sinh hoạt cho dân cư
của xã Đình Bảng.
Mạng ống cấp nước đến các hộ tiêu thụ Φ 50 ÷Φ200
−
Hiện nay huyện Từ Sơn đã đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch. Giai đoạn I công
suất 7000m3/ngày. đêm bằng nguồn vốn BOO (vốn đóng góp cổ động). 2010 nâng
công suất lên 10.000 m3/ngày.đêm.
+
Hiện nay công suất của nhà máy 5000m 3/ng.đêm đã đưa vào sử dụng, cung cấp
nước cho khoảng 40000 người
−
Nhìn chung tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch của huyện Từ Sơn chiếm khoảng 3040% dân số. Còn lại dân dùng nước giếng khơi có xử lý sơ bộ để sinh hoạt.
−
Theo dự án cung cấp nước sạch đến năm 2020 tỉnh sẽ đầu tư xây dựng cụm xử lý
nước mặt để cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư với công suất nhà máy
20.000m3/ng.đêm, nguồn cấp nước mặt là sông Đuống.
2.3.3.
Hiện trạng cấp điện
−
Hiện tại toàn huyện Từ Sơn dân được cấp điện 100% dùng cho sinh hoạt và sản xuất.
−
Nguồn điện : Huyện Từ Sơn đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia 110kv.
−
Lưới điện : Lưới điện hiện nay của Từ Sơn chủ yếu dùng lưới điện 35KV và 10KV từ
trạm biến áp 110 KVA Võ Cường phục vụ cho các khu công nghiệp, làng nghề và cấp
điện sinh hoạt cho dân và 1 phần đường điện chiếu sáng trên trục quốc lộ 1A
−
Điện đường phố chính được chiếu sáng 80%
2.4.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh
a. Thu gom, xử lý rác thải tại gia đình
Đối với các tổ thuộc khu vưc nông thôn chưa tổ chức thu gom rác thải, theo kết quả
điều tra có khoảng 45% số hộ tựu xử lý rác tại gia đình bằng cách đốt các loại rác thải dễ
cháy và chôn các loại rác còn lại trong vườn. Tỷ lệ rác được gia đình tựu xử lý chiếm
33,245 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn.
b. Tá sử dụng phế thải, phế liệu
Trên địa bàn thị xã Từ Sơn không có các cơ sở thu gom và tái chế phế thải. Phần lớn
phế liệu như đồng nát, đồ nhự hỏng, sắt thép, giấy ... được một số người ttwf nơi khác thu
mua mang để bán lại cho các cơ sở sản xuất, tái chế lại.
c. Thu gom tập trung rác thải sinh hoạt
Hiện nay Từ Sơn chỉ có 1 bãi rác tập trung tại xã Phù Chẩn sử dụng từ đầu năm
2002 với diện tích 1 ha, đến nay đã quá tải và không đủ tiêu chuẩn. Các xã, phường đều
chưa có bãi rác tập trung, hầu hết các thôn làng đều đổ rác tùy tiện vào các khu vực đất
trống ở cuối làng, nhiều nơi để rác trôi theo đường “tự nhiên” là chủ yếu mà không được
thu gom, xử lý triệt để.
d. Đối với rác thải các khu công cộng
15% rác thải các khu công cộng được tổ chức thu gom lại vận chuyển ra bãi rác,
20% được các hộ dân tự thu gom khu vực khoảng không trước nhà mình và các phong
trào vệ sinh môi trường do thị xã, tổ, khu phố phát động. Lượng rác thu gom được xử lý
ngay tại chỗ bằng cách đốt. Còn lại 65% khong được thu gom, vứt bừa bãi ra ven đường,
ve sông
e. Thu gom rác thải xây dựng
Rác thải xây dựng của thị xã thường phát sinh từ các nguồn như xây dựng, sửa
chữa nhà cửa, và từ các xe chở vật liệu xây dựng rơi vãi xuống đường. 80% khối lượng
rác thải xây dựng được các gia đình, cơ sở tự xử lý, tận dụng lại để san lấp nền nhà, san
đường, san lấp oor gà trên nền đường. Còn 20% lượng rác đổ ra ven đường, ven đê, kênh
mương, cầu cống....
f. Thu gom rác thải y tế
Hệ thống trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám đa khoa của Từ Sơn đang
được đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện 150 giường đang xây dựng,
các trung tâm chuyên ngành như : tâm thần, mắt, sản khoa, dược, đông y. Rác thải
nguy hại chiếm 75% sẽ được xử lý tại chỗ. Còn lại rác thải sinh hoạt sẽ được vận
chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý.
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THU GOM
CHẤT THẢI RẮN
I.
Tính toán luợng chất thải phát sinh trong 10 năm
Bảng thành phần các loại rác
Tên loại rác
Phần trăm %
Rác hữu cơ
Nhựa
65,8
9,29
Giấy
7,96
Tro xi than
6,02
Rác thực phẩm khó phân 5,77
hủy ( xương ,vỏ ốc…)
Thủy tinh
1,62
Tá lọt
0,84
Kim loại
0,84
Sành sứ
0,84
Gỗ
0,68
Vải
0,34
Tổng
100
Bảng 2.1: Bảng phân loại thành phần rác
Chất thải rắn hữu cơ chiếm 65,8%
Chất thải rắn vô cơ chiếm 34,2%
1 Tổng khối lượng chất thải rắn
1.1 Rác thải sinh hoạt
- Đô thị loại IV
- Tỷ lệ thu gom năm 2020 đạt 90%, sau 5 năm đạt 95%,
- Tốc độ tăng dân số 1,2%/năm.
Mật độ dân số là: 5600 người/km2.
2020
93902.8
2021
94266,68
2022
95411,62
2023
96,585,408
2024
97826,26
2025
99016,81
2026
100224,12
2027
101431,44
2028
102621
2029
103795,77
2030
105171,2
Bảng 2.2: Tốc độ gia tăng dân số của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2030
Tiêu chuẩn thải rác: 5 năm đầu là: 1.1 kg/người.ngđ
5 năm sau là: 1.4 kg/người.ngđ
Khối lượng riêng của chất thải rắn là 350kg/m3
Sử dụng công thức Euler để tính sự tăng trưởng dân số
N*i+1 = Ni + (Ni × r× )
Trong đó:
Ni : dân số ban đầu
N*i+1 : dân số sau một năm ( người)
-
R : tốc độ tăng trưởng dân số hảng năm (%)
: khoảng thời gian ( năm)
I.2.
Rác thải trường học
Thị xã huyện Từ Sơn có tổng dân số dự báo đến năm 2030 có 133697,7
người. Số học sinh trên địa bàn được lấy bằng 15% tổng dân số
Số học sinh toàn thành phố là:
Trên toàn thị xã 5 khu vực được quy hoạch làm diện tích các trường học, giả thiết
số học sinh tại mỗi khu là bằng nhau, số học sinh ở mỗi khu là:
-
Tiêu chuẩn thải rác : 0,2 kg/hs.ngđ
Tổng lượng rác thải của mỗi trường học :
5680 x 0,2 x 95% = 1079,2 (kg/ngđ)
Lượng rác phát thải trong 10 năm:
1,792 x 365 x 10 = 11815,2 (tấn)
1.3 Rác thải bệnh viện
-
Thị xãcó 2 bệnh viện: 318 giường bệnh
Tiêu chuẩn thải rác : 1,9 kg/người.ngđ
-
Tỉ lệ CTNH so với rác thải sinh hoạt là 31%.
-
Tổng lượng rác thải của bệnh viện
318 1,9 x 69% = 417 kg/ngđ
-
Lượng rác phát sinh trong 10 năm:
0,417 x 365 x 10 =1522,05 (tấn)
Ta được bảng lượng rác thải phát sinh ở bảng excel ( xem trong phần phụ lục 2)
2. Lựa chọn phương án thu gom chất thải rắn cho thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Phương án 1: thu gom chất thải rắn sinh hoạt không phân loại tại nguồn:
Nguồn
phát sinh
Xe đẩy
tay
Điểm tập
kết
Xe cơ giới
chuyên
dụng
Khu xử
lý
Rác thải từ nguồn phát sinh hàng ngày sẽ được công nhân sử dụng xe đẩy tay đi dọc
theo các tuyến đường và các ngõ trong khu vực và thời gian định trước trong ngày. Các
hộ gia đình có trách nhiệm mang chất thải rắn chứa trong túi nilong hoặc trong các thùng
rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom.
Các xe thu gom đẩy tay sau khi đã thu đầy được công nhân vận chuyển tập trung tới
các điểm tập kết sau đó sẽ được các xe nén ép rác chuyên dụng vận chuyển đến điểm trạm
xử lý.
Phương án 2: thu gom chất thải rắn sinh hoạt có phân loại tại nguồn
CTR vô cơ
Xe đẩy
Nguồn
phát sinh
tay
Điểm tập
kết
CTR hữu
cơ
Xe cơ giới
chuyên
dụng
Khu xử
lý
Theo phương án này, rác thải sẽ được phân loại tại nguổn. rác thải được người dân
phân thành hai loại tại từng hộ gia đình là rác hữu cơ và rác vô cơ và sử dụng túi nilon
màu đen và màu xanh để phân loại giữ rác vô cơ và rác hữ cơ. Rác thải sẽ được công nhân
sử dụng xe đẩy tay đi dọc theo các tuyến đường và các ngõ trong khu vực và thời gian
định trước trong ngày.
Các xe thu gom đẩy tay sau khi đã thu đầy được công nhân vận chuyển tập trung tới
các điểm tập kết sau đó sẽ được các xe nén ép rác chuyên dụng vận chuyển đến điểm trạm
xử lý.
II.
-
-
-
Tính toán vạch tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt chọ thị xá Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2020- 2030 theo hai phương án
1. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thu gom
Xác định những chính sách, luật lệ và đường lối hiện hành liên quan đến hệ
thống quản lý chất thải rắn, vị trí thu gom và tần suất thu gom.
Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là : số người của đội thu
gom, số xe thu gom.
Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc ở
những tuyến phố chính. Sử dụng rào cản địa lí và tự nhiên như là đường ranh
giới của tuyến thu gom.
Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc
và đi tiến xuống dốc khi xe thu gom chất thải đã nặng dần
Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên
tuyến đặt ở gần bãi đổ nhất.
Ctr phát sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời
điểm sớm nhất trong ngày
Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào
thời gian đầu của ngày công tác
Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng CTR phát sinh nhỏ) có
cùng số lần thu gom, phải tiến hành thu gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1
ngày.
2. Tính toán thu gom
2.1.
Tính toán cho phương án 1: thu gom chất thải rắn không phân loại tại
nguồn
2.1.1. Tính toán vạch tuyến
Thu gom sơ cấp xe đẩy tay
Chọn xe đẩy tay có V= 750l, hệ số sử dụng: f=0.8
Chọn t= 1,5h là thời gian đẩy được trong 1 ngày
Số chuyến xe một người đẩy được trong một ngày là 8/1,5= 5 chuyến
-
Thu gom thứ cấp bằng xe thùng cố định
Chọn xe ép rác có V= 18m3, hệ só nén r = 2
Số xe đẩy tay làm đầy một chuyến là
= = 60 ( đẩy tay/ xe thu gom)
•
Tính toán thu gom sơ cấp
Tuyến
A
B
C
D
E
F
G
H
I
Các ô đi qua
7,2,1,35,34,36,38,40
7,2,3,5,4,33,37,39,42,63
9,8,10,6,32,41,63
11,9,15,17,30,31,44,45,43
12,15,29,28,46,47,61,72,73,74,75
16,22,26,27,62
14,20,21,24,25,48,49,76,74,78,79,80,81
13,18,19,50,54,59,60,64,65,66,67
23,51,52,5355,56,57,58,68,69,70,71
Số xe
61
56
60
60
56
60
60
60
57
Bảng 2.3: Mạng lưới thu gom chất thải rắn phương án 1
Tuyến A: 10 điểm tập kết từ A1 đến A10
Có 61 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 12,3 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 61xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 61= 61 phút = 1 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Tvc( từ A1 đến A10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0.06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0,86 km
Tvc( từ A1 đến A10) = 0.06 + 0.04164x 0.86 = 0,096( h )
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm A1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 1.06 km
Tvc(từ TXL đến A1) = 0,034 + 0,01802 x 1,06 =0.053 (h)
- Thời gian từ điểm A10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,636km
Tvc(từ A10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2,636= 0,082 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ A1 đến A10) + Tvc( từ TXL đến A1) + Tvc(từ A10 đến TXL)
= 1 + 0,096+ 0,053 + 0,082 = 1,231 (h)
Tuyến B: 10 điểm tập kết từ B1 đến B10
-
Có 56 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 11,02 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 56 = 56 phút = 0,93 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Tvc( từ B1 đến B10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0.595
Tvc( từ B1 đến B10) = 0,06 + 0,04164 x 0,595 = 0,085 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm B1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2.5 km
Tvc(từ TXL đến B1) = 0,034 + 0,01802 x 1,06 = 0,053 (h)
- Thời gian từ điểm B10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,57km
Tvc(từ B10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2,57= 0,08 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ B1 đến B10) + Tvc( từ TXL đến B1) + Tvc(từ B10 đến TXL)
= 1,15 (h)
Tuyến C: 10 điểm tập kết từ C1 đến C10
Có 60 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 10,96 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 60 = 60 phút = 1 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
-
Tvc( từ C1 đến C10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0.868
Tvc( từ C1 đến C10) = 0,06 + 0,04164 x 0,868 = 0,096 (h)
-
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm C1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 0,28 km
Tvc(từ TXL đến C1) = 0,034 + 0,01802 x 0,28= 0,039 (h)
- Thời gian từ điểm C10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,57km
Tvc(từ C10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2 = 0.07 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ C1 đến C10) + Tvc( từ TXL đến C1) + Tvc(từ C10 đến TXL)
= 1,205 (h)
Tuyến D: 10 điểm tập kết từ D1 đến D10
Có 60 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 11,83km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 60 = 60 phút = 1 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Tvc( từ D1 đến D10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0,79
Tvc( từ D1 đến D10) = 0,06 + 0,04164 x 0,79 = 0,093 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm D1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 0,59 km
Tvc(từ TXL đến D1) = 0,034 + 0,01802 x 0,59= 0,045 (h)
- Thời gian từ điểm D10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 3,3km
Tvc(từ D10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 3,3 = 0,093 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ D1 đến D10) + Tvc( từ TXL đến D1) + Tvc(từ D10 đến TXL)
= 1,231 (h)
-
Tuyến E: 9 điểm tập kết từ E1 đến E9
Có 56 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 13,5 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 56 = 56 phút = 0,93 (h)
-
Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Tvc( từ E1 đến E9) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x=1,1
Tvc( từ E1 đến E9) = 0,06 + 0,04164 x 1,1 = 0,1 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm E1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 0 km
Tvc(từ TXL đến E1) = 0,034 + 0,01802 x 0 = 0,034 (h)
- Thời gian từ điểm E9 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x=3,6 km
Tvc(từ E9 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 3,6 = 0,099 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ E1 đến E9) + Tvc( từ TXL đến E1) + Tvc(từ E9 đến TXL)
= 1,17 (h)
-
Tuyến F: 10 điểm tập kết từ F1 đến F10
Có 60 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 11,17 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 60 = 60 phút = 1 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Tvc( từ F1 đến F10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0.622
Tvc( từ F1 đến F10) = 0,06 + 0,04164 x 0,622 = 0,086 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm F1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,4 km
Tvc(từ TXL đến F1) = 0,034 + 0,01802 x 2,4= 0,077 (h)
-
Thời gian từ điểm F10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,55km
Tvc(từ F10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2,55 = 0,08 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ F1 đến F10) + Tvc( từ TXL đến F1) + Tvc(từ F10 đến TXL)
1,243 = (h)
Tuyến G: 12 điểm tập kết từ G1 đến G12
Có 60 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 13,4 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 60 = 63 phút = 1,05 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
-
Tvc( từ G1 đến G10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0,987
Tvc( từ G1 đến G12) = 0,06 + 0,04164 x 0,987 = 0,1 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm G1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 1,03 km
Tvc(từ TXL đến G1) = 0,034 + 0,01802 x 1,03= 0,053 (h)
- Thời gian từ điểm G12 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,5 km
Tvc(từ G12 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2,5 = 0,079 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ G1 đến G12) + Tvc( từ TXL đến G1) + Tvc(từ G10 đến TXL)
= 1,28 (h)
Tuyến H: 10 điểm tập kết từ H1 đến H10
Có 60 xe đẩy tay, chiều dài tuyến18 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 60 = 60 phút = 1 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
-
Tvc( từ H1 đến H10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 1,3
Tvc( từ H1 đến H10) = 0,06 + 0,04164 x 1,3 = 0,11 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm H1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 0,79km
Tvc(từ TXL đến H1) = 0,034 + 0,01802 x 0,79= 0,048 (h)
- Thời gian từ điểm H10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 4,2km
Tvc(từ H10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 4,2 = 0,1 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ H1 đến H10) + Tvc( từ TXL đến H1) + Tvc(từ H10 đến TXL)
= 1,258 (h)
Tuyến I: 10 điểm tập kết từ I1 đến I10
Có 57 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 20,6 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 57 = 57 phút = 0,95 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
-
Tvc( từ I1 đến I10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0,96
Tvc( từ I1 đến I10) = 0,06 + 0,04164 x 0,96 = 0,1 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm I1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 5,6km
Tvc(từ TXL đến I1) = 0,034 + 0,01802 x 5,6 = 0,13 (h)
- Thời gian từ điểm I10 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 5,4km
Tvc(từ I10 đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2 = 0.07 (h)
-
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ I1 đến I10) + Tvc( từ TXL đến I1) + Tvc(từ I10 đến TXL)
= 1,25 (h)
• Tính toán thu gom cho khu vực:
Tcần thiết = = 1,22
Giả sử một ngày làm việc 8 giờ thì số chuyến chở được trong ngày sẽ là
Nchuyến/ngày = = = 5,5 ( chuyến/ngày)
Trong đó:
-
H: số giờ làm việc trong một ngày ( H= 8 giờ)
W: hệ số kể đến các yếu tố không sản xuất (W = 0,15)
Để thu gom hết rác của khu vự thì cần 9 chuyến một ngày
Mỗi ngày một xe chở được 5,5 chuyến
Vậy số xe cần cho khu vực là 3 xe một ngày
2.1.2. Khái toán kinh tế
Thành
phần dự
toán
Thùng rác
750l
Xe tải ép
rác 18m3
Xe ba gác
Công nhân
Tài xế xe
tải
Phụ xe
Đơn giá
(VND)
Số lượng
Đơn vị
Thành tiền
(VNĐ)
3.500.00
100
Cái
350.000.000
2.100.000.00
0
31.000.000
3.000.000
12 tháng
6.000.000
12 tháng
3
Cái
3
22
Cái
Người
6.300.000.00
0
93.000.000
792.000.000
3
Người
216.000.000
4.500.000
12 tháng
3
Nguời
162.000.000
Tổng
-
7.751.000.00
0
Bảng 2.4: khái toán kinh tế cho phương án thu gom không phân loại tại nguồn
2.2.
Thu gom chất thải rắn có phân loại tại nguồn
2.2.1. Tính toán thu gom
• Vô cơ:
Thu gom sơ cấp xe đẩy tay
Chọn xe đẩy tay có V= 350l, hệ số sử dụng: f=0.8
Chọn t= 1,5h là thời gian đẩy được trong 1 ngày
Số chuyến xe một người đẩy được trong một ngày là 8/1,5= 5 chuyến
-
Thu gom thứ cấp bằng xe thùng cố định
Chọn xe ép rác có V= 14m3, hệ só nén r = 2
Số xe đẩy tay làm đầy một chuyến là
= = 100 ( đẩy tay/ xe thu gom)
•
Tính toán thu gom sơ cấp
Tuyến
Các ô đi qua
11;12;(13,14);18;19;20;21;22;26;28;27;24;25;23;53;54
A
;(55;56;57;58)
B
7;(8;9);10;(15;16;17);29;45;(44;46;47;48);49;50;51;52)
C
1;2;(3;4);(5;6);33;32;30;31;41;(42;43);63;63;61;60;59;
35;34;36;37;(38;39;40);(81;80;79;7877;76)(73;74;75;72);
D
(64;65;68);(66;67);69;70;71
Bảng 2.5: Mạng lưới thu gom chất thải vô cơ phương án 2
Tuyến A: 15 điểm tập kết từ A1 đến 15
Có 97 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 16,3 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 97 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 97 = 97 phút = 1,6 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Số xe
97
99
96
99
Tvc( từ A1 đến A15) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0.06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0,65 km
Tvc( từ A1 đến A15) = 0.06 + 0.04164x 0.65 = 0,087( h )
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm A1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 4,2 km
Tvc(từ TXL đến A1) = 0,034 + 0,01802 x 4,2 =0,11 (h)
- Thời gian từ điểm A15 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 2,97km
Tvc(từ A15đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 2,97= 0,088 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ A1 đến A15) + Tvc( từ TXL đến A1 + Tvc(từ A15đến TXL)
= 1,9 (h)
Tuyến B: 11 điểm tập kết từ B1 đến B11
-
Có 99 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 15,1 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 99 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 99 = 99 phút = 1,65 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
Tvc( từ B1 đến B10) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0 ,827
Tvc( từ B1 đến B11) = 0,06 + 0,04164 x 0 ,827 = 0,096 (h)
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm B1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 1,97 km
Tvc(từ TXL đến B1) = 0,034 + 0,01802 x 1,97 = 0,07 (h)
- Thời gian từ điểm B11 đến trạm xử lý
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)
x= 4,86 km
Tvc(từ B11đến TXL) = 0,034 + 0,01802 x 4,86 = 0,055 (h)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến là:
Tcần thiết = ∑Tbốc xếp + Tvc( từ B1 đến B11) + Tvc( từ TXL đến B1) + Tvc(từ B11 đến TXL)
= 1,87 (h)
Tuyến C: 14 điểm tập kết từ C1 đến C14
Có 96 xe đẩy tay, chiều dài tuyến 15,2 km
- Thời gian bốc xếp
Chọn thời gian bốc xếp cho một xe đẩy tay là 1 phút
Tuyến có 60 xe đẩy tay -> Tbx = 1 x 96 = 96 phút = 1,6 (h)
- Thời gian vận chuyển giữa các điểm thu gom
-
Tvc( từ C1 đến C14) = a + bx
Chọn v = 24,1 km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn Thu
Huyền ta có: a= 0,06h/ chuyến; b= 0,04164(h/km)
x= 0,73 km
Tvc( từ C1 đến C14) = 0,06 + 0,04164 x 0,73 = 0,09 (h)
-
Thời gian từ trạm xử lý đến điểm C1
Chọn v= 55km/h tra bảng trang 49 - Giáo trình quản lý chất thải rắn- TS. Nguyễn
Thu Huyền ta có: a= 0,034( h/ chuyến); b= 0,01802( h/km)