Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 58 trang )

Mục lục


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi
Trường Hà Nội và thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên Môi trường thành
phố Tuyên Quang, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên
ngành cũng như một số kinh nghiệm thực tế để giúp em hoàn thành Chuyên
đề tốt nghiệp đại học của mình.
Xuất phát từ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn sự quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt của Ban giám hiệu trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Đất Đai, các
thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo - ThS. Trần Thị Thu Hoài
giảng viên Khoa Quản Lý Đất Đai đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo em trong
suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Qua đây em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng
toàn thể các cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Tuyên Quang đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên
đề.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Sinh viên

Lê Tùng Ly


Danh mục chú thích từ viết tắt


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Từ viết tắt
BĐĐC
BTNMT
CP
ĐKĐĐ
QSH
HSĐC
KKĐK
QSDĐ
UBND
VPĐKQSDĐ


Giai thích
Bản đồ địa chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chính phủ
Đăng ký đất đai
Quyền sở hữu
Hồ sơ địa chính
Kê khai đăng ký
Quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân
Văn phòng Đăng ký quyền sử

TT
TTLT
HĐND

VPĐK
TCQLĐĐ
CMĐSDĐ

dụng đất
Thông tư
Thông tư liên tịch
Hội đồng nhân dân
Nghị định
Văn phòng đăng kí
Tổ chức quản lí đất đai
Chuyển mục đích sử dụng đất



Dang mục các bảng
TT
Tên Bảng
3.1 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Tuyên Quang năm 2016
3.1 Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp tại thành phố Tuyên Quang
Kết quả cấp GCN đất ở tại thánh phố Tuyên Quang năm 2004
3.3
về trước
Kết quả cấp GCN đất ở tại thánh phố Tuyên Quang năm 2004
3.4
đến nay

Trang
41
42
43
44


Dang mục các hình
TT
1.1
1.2
1.3
1.4

Tên hình
Thành phố Tuyên Quang
Đồi chè Tuyên Quang

Lễ hội Đền Hạ
Lễ hội đường phố

Trang
6
8
10
11


1

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của chuyên đề thực tập.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
và là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của quốc gia. Do vậy nó có giá trị đặc
biệt mà không tư liệu sản xuất nào có thể sánh được. Đất đai có ý nghĩa rất
quan trọng, bất kỳ ngành nào, một quốc gia nào cùng cần đến đất đai. Đất đai
có tính chất đặc trưng khiến nó không giống với bất kỳ một tư liệu sản xuất
nào khác, nó là nơi cư trú của sinh vật trên toàn trái đất, là tài nguyên có hạn
về số lượng, có vị trí cố định trong không gian không thể di chuyển được theo
ý muốn chủ quan của con người. Việc quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
quốc gia và mỗi địa phương.
Bởi vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
đã quy định: “ Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan
trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Tổ chức, cá nhân được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử
dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Nhà nước

thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết
do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được
bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong
trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống
thiên tai ’’


2

Để đảm bảo quản lí Nhà nước về đất đai một cách hợp lí, hiệu quả đến
từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, thành phố Tuyên Quang đã xác định
việc đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất là nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm
quản lí và bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. thực tế thời gian qua xã đã
chú trọng công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện để người dân thực
hiện hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đang còn nhiều tồn tại
và gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác
đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất nên em chọn thành phố Tuyên Quang là địa bàn thực
tập để:
- Vận dụng những kiến thức đã được học
- Hiểu rõ được bản chất cũng như tầm quan trọng của việc cấp GCN đối
với từng địa phương
- Làm rõ được các vấn đề vướng mắc về cấp GCN lập và quản lý hồ sơ

địa chính trên địa bàn.
Được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai – Trường Đại Học tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Trần Thị
Thu Hoài, em tiến hành thực hiện chuyên đề:” Đánh giá thực trạng cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang”.


3

2. Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, để rèn luyện, hình thành các kỹ
năng nghiệp vụ.
- Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc
- Tìm hiểu các vị trí công việc sẽ làm trong tương lai Rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu, giải quyết các vấn đề (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm)
- Tiếp cận với nghề nghiệp, tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc.
- Định vị được những công việc sẽ làm sau khi ra trường
- Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Những kỹ năng – kiến thức cần được trang bị thêm (ngoài chương
trình đào tạo chính quy ở trường) để đáp ứng công việc
- Thiết lập được mối quan hệ trong nghề nghiệp.
2.2 Yêu cầu.
- Tuân thủ đủ thời gian theo kế hoạch
- Thời gian làm việc tại đơn vị thực tập
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc
- Chấp hành nội quy nơi thực tập

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại đơn vị tiếp nhận
- Không được tự ý bỏ thực tập
- Không được tự ý thay đổi chổ thực tập khi chưa có sự đồng ý của nơi
tiếp nhận thực tập và nhà trường
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự


4

- Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị thực tập. Nếu
sử dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi
thường
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại của nơi thực tập cho việc riêng)
- Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực
tập khi chưa được cho phép
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của đơn vị thựctập
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không
can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập
- Làm việc như một nhân viên thực thụ
- Hòa nhã với mọi người tại nơi thực tập
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên để có thể
hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm
- Phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên
hướng dẫn trong quá trình thực tập.

3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra thu thập các tài liệu tại các đơn vị cơ quan chức năng, các
phòng ban chuyên môn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cũng như công
tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


5

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật như luật, thông tư, nghị định, nghị
quyết... về công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất qua các thời kỳ từ trung ương đến địa phương
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật về quản lý đất đai của thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang
3.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành thống kê, xử
lý các số liệu, tài liệu đã thu thập được từ đó tìm ra mối quan hệ của chúng
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài, đánh giá phân tích và tổng hợp
các thông tin trong các tài liệu đó nhằm chỉ ra những vấn đề tích cực, tiêu cực
để từ đó đề ra các biện pháp giải quyết và những vấn đề cần khuyến khích
phát huy.
3.3 Phương pháp phân tích so sánh
- Từ những số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh,
đánh giá, nhận xét, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và khó khăn
trong công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa
phương.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Thu thập tài liệu, số liệu về ĐKTN, KTXH, kết quả cấp GCN của hộ
gia đình cá nhân từ trước đến nay tại thành phố Tuyên Quang
4.2 Đánh giá tài liệu thu thập được

4.3 Kết quả cấp GCN của hộ gia đình cá nhân từ trước đến nay tại thành
phố Tuyên Quang
4.5 Đề xuất giải pháp.


6

Chương 1. Tổng quan về thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
1.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên thiên nhiên
• Vị trí địa lý
Thành phố nằm hai bên bờ sông Lô, được che chắn bởi các dãy núi cao
và xen kẽ nhiều đồi núi thấp. Độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp
dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25°. Từ Hà Nội đi lên phía Bắc
khoảng 165 km theo quốc lộ 2 có thể tới Thành phố Tuyên Quang (đi đường
sơn nam thì chỉ mất 130 km).
Địa giới hành chính: Thành phố được xác định: phía đông, phía bắc, phía
tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dương. Như vậy, đô thị
trong tương lai sẽ có 3 khu chính: khu nội thị, 2 khu đô thị vệ tinh gồm khu
du lịch sinh thái nằm ở phía Tây Nam và khu công nghiệp nằm ở phía Nam
Thành phố.

( Hình 1.1: thành phố Tuyên Quang )


7

Diện tích: Thành phố Tuyên Quang có diện tích 11.917,45 ha đất tự
nhiên.
Ranh giới của các phường được xác định như sau:

Phía Đông giáp: Bắc Cạn và Thái Nguyên
Phía Đông Bắc giáp|: Cao Bằng
Phía Tây giáp: Yên Bái
Phía Tây Nam giáp: Phú Thọ
Phía Nam giáp: Vĩnh Phúc
Phía Bắc giáp: Hà Giang
• Địa hình
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô, sông Gâm chảy qua
tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên
Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
• Khí hậu
Khí hậu của TP Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu
ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có 4 mùa rõ rệt, mùa đông phi nhiệt
đới lạnh - khô hạn, mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều, mùa xuân và mùa thu ngắn,
mang ý nghĩa chuyển tiếp giữa 2 mùa chính là đông và hè. Lượng mưa trung
bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22°-23 °C. Độ ẩm
bình quân năm là 85%.
• Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất đai: Diện tích: Thành phố Tuyên Quang có diện tích
11.917,45 ha đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 4,18ha, diện
tích đất phi nông nghiệp là 121,60ha, diện tích đất chưa sử dụng là 0,14ha,
chủ yếu là đất feralit, chiếm 85% diện tích.


8

1.1.2 Kinh tế xã hội
1.1.2.1 Về phát triển kinh tế
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu
thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2015 tỉnh Tuyên Quang
xếp ở vị trí thứ 48/64 tỉnh thành.
Nông nghiệp: Lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn,
khoai lang . Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng
Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu tương .Cây ăn quả gồm có:
nhãn, quýt, vải, chanh....Chăn nuôi có trâu, bò, lơn, dê, gia cầm...

( Hình 1.2 : đồi chè Tuyên Quang )
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai
thác ăntimoan... Sản xuấtgiấy, bột giất, xi măng, vôi.
a) Sản xuất công nghiệp
Tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả
năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghiệp duy tŕ tốc độ tăng


9

trưởng; giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định năm 1994) đạt 100,6% kế
hoạch, tăng 30% so với năm 2015. Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với
năm 2015 như: điện thương phẩm, bột barite, bột fenspat, hàng dệt may, chè
chế biến, gỗ tinh chế...
b) Sản xuất nông nghiệp
- Chăn nuôi ( năm 2016):
+ Tổng đàn trâu bò có 2479 con, tăng 0,4% so với cùng kì
+ Tổng đàn lợn có 4890 con, tăng 1,2% so với cùng kì
+ Tổng đàn gia cầm các loại có 36.070 con, tăng 7,9% so với cùng kì
Cùng với đó tại thành phố Tuyên Quang đã tổ chức tiêm phòng 2 đợt cho
các loại gia súc và gia cầm đạt 85%.
c) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác.

Các ngành nghề dịch vụ ( trong năm 2015): Phát huy lợi thế về vị trí
địa lý gần trục đường quốc lộ, thành phố đã khuyến khích người dân phát
triển kinh tế theo hướng phát triển thương mại dịch vụ. Các loại hình kinh
doanh dịch vụ ngày càng đa dạng như dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, kinh
doanh điện tử, điện lạnh, cửa hàng thời trang tự chọn, dịch vụ ăn uống... phát
triển mạnh. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng được coi là một trong những
thế mạnh của thành phố. Hiện trên địa bàn thành phố có một số cơ sở sản
xuất, tập trung ở một số ngành nghề may mặc, mộc gia dụng, cơ khí, mộc…
thành phố cũng khuyến khích các hộ gia đình kinh doanh có vốn lớn thành lập
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn.
d) Thương mai dịch vụ
Thực hiện có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả; công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được
tăng cường. Đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam" ở tất cả các vùng trong tỉnh.


10

Chất lượng phục vụ đón khách du lịch được chú trọng; xây dựng tour du
lịch về miền đất Mẫu Tuyên Quang; thu hút trên 800.000 lượt khách du lịch,
đạt 101,3% kế hoạch; tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu xã hội
về du lịch đạt 720 tỷ đồng, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 20,7% so với cùng kỳ
năm 2015.
e) Văn hóa xã hội
Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước.
Duy trì các hoạt động văn hóa tại thành phố và toàn tỉnh như:

Lễ hội Đền Hạ: Là tấm lòng thành kính của nhân dân địa phương tưởng
nhớ công đức đối với hai vị Ngọc Hân và Phương Hoa công chúa; Lễ hội
phản ánh nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt, đó là đạo lý "Uống
nước nhớ nguồn". Lễ hội được tổ chức vào tháng riêng hàng năm.

( Hình 1.3: Lễ hội Đền Hạ )


11

Lễ hội đường phố: Là hoạt động văn hoá đặc sắc của nhân dân các dân
tộc Tuyên Quang với những làn điệu dân ca ngọt ngào, đằm thắm, các điệu
múa dân gian nhịp nhàng uyển chuyển trong lung linh sắc màu của đêm rằm
trung thu.
Lễ hội đường phố của thành phố Tuyên Quang là một hoạt động văn hóa
đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, lễ hội mới được hình
thành và phát triển, đây là hoạt động văn hóa hoàn toàn xuất phát từ đời sống
văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Lễ hội diễn ra vào
trung thu, với các hoạt động: làm đèn, hình thu các con vật, các địa danh như
Thành nhà Mạc, núi Thổ sơn, Lán Là Nừa...để rước trên các hè phố, bên cạnh
đó là hoạt động múa dân gian như đám cưới chuột, múa Lân,... và cả nhảy,
múa hiện đại. Hiện nay, đây là hoạt động văn hóa được nhân dân thành phố
Tuyên Quang yêu thích và hưởng ứng nhiều nhất.

( Hình 1.4 : Lễ hội đường phố )


12

f) Tài chính ngân sách

Quán triệt và thực hiện nghiêm các nội dung tại điểm 1 đến điểm 5 Văn
bản số 522/BTC-TTr ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính và chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị và nhân dân tại địa phương.
Tổ chức thực hiện tốt Luật Quản lý thuế; thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải
pháp chủ yếu nhằm ổn định kinh tế, kiềm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh; triển khai đồng bộ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực thuế, hải quan. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách;
quản lý thắt chặt chi tiêu công, rà soát các khoản thu hụt để có kế hoạch khai thác
nguồn thu bù đắp đảm bảo thực hiện hoàn thành dự toán thu được giao. Thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.020,53 tỷ đồng; trong đó thu cân đối ngân sách
Nhà nước 1 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương 4.521,24 tỷ đồng (không bao gồm
chi chuyển nguồn năm trước chuyển sang), tăng 102,7% so với dự toán đầu năm,
trong đó chi đầu tư phát triển 696,52 tỷ đồng; chi thường xuyên 3.893,55 tỷ đồng.
g) Chính sách xã hội
- Các hoạt động chính sách xã hội được duy trì đều đặn. Thực hiện chi
trả cho các đối tượng thuộc dạng được hưởng chế độ, người nghèo.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,93% xuống còn 13,09% (giảm 4,84%)
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,2% (kế hoạch 98,1%).
- Tỷ lệ hộ dân thành thị được sử dụng nước sạch 98%.
1.1.2.2 Y tế, dân số, giáo dục
a) Y tế
Tăng cường y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ và chất lượng chăm
sóc người bệnh tại cơ sở y tế, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất


13


lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân; chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, phương
tiện, nhân lực để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là
bệnh sởi, cúm A/H7N9, bệnh dại. Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho
người nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, chế độ bảo hiểm. Công tác
kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường. Tổng số
lượt khám bệnh toàn tỉnh là 1.220.154 người, đạt 110,2% kế hoạch. Triển khai
thực hiện Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ", sử
dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB).
Công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được thực hiện
đồng bộ. Phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016 với nhiều hoạt động và
triển khai nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên
địa bàn phường. Công tác Dân số được duy trì hoạt động thường xuyên; tuyên
truyền, giáo dục, thay đổi hành vi; tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền
hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7. Tỷ lệ các cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ
áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 89% kế hoạch.
b) Dân số
Thành phố Tuyên Quang có 110.119 người, mật độ dân số đạt 8300
người/km².Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%, mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,3‰
c) Giáo dục
Thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 15/01/2014 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”; tổng kết Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 17/6/2012
của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khóa XV) về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi trên địa bàn tỉnh và đón nhận Cờ công nhận tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn phổ


14


cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm
bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế với tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt 98,51%
(năm 2015 đạt 95,7%). Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
1.1.2.3 Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; Thanh
tra, tư pháp, quốc phòng-an ninh
a) Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí:
Thực hiện cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang năm 2015-2016; duy trì công tác cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và hệ thống quản lý. Tăng
cường công tác quản lý nhà nước ở các ngành, lĩnh vực; nâng cao ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao. Tiếp tục quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của
Tỉnh uỷ; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
03/01/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về triển khai thi hành
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ban hành Kế hoạch
triển khai thi hành Hiến pháp năm 2016.
Hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2016; tăng cường công tác kiểm tra
trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố
cáo; thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân. Thành lập Ban Tiếp Công dân thành phố Tuyên Quang. Thành phố đã
tiếp 1355 lượt công dân; tiếp nhận 918 đơn thư (khiếu nại 18, tố cáo 48, kiến
nghị đề nghị 852). Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công
dân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách và một số lĩnh
vực khác.


15


b) An ninh- Quốc phòng
Lực lượng vũ trang của phường duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng
chiến đấu, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng nắm chắc tình
hình an ninh chính trị trên địa bàn, không để xảy ra tình huống xấu và các vụ
việc phức tạp về an ninh trật tự; bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn cán bộ
cao cấp của Đảng, Nhà nước lên thăm và làm việc tại thành phố cũng như
thành phố. Thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2015 đạt kết quả
xuất sắc. Thực hiện công tác tuyển quân năm 2015, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch;
tổ chức tốt lễ ra quân và triển khai thực hiện công tác huấn luyện năm 2015.
1.2 Cơ cấu tổ chức thành phố Tuyên Quang
Cơ cấu tổ thành phố Tuyên Quanggồm 01 Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và 2
ủy viên
Thường trực UBND gồm 3 thành viên ( 1 Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch).
Cán bộ chuyện trách: Chủ tịch-Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch - Phó chủ
tịch HĐND,MTTQ, Trưởng các đoàn thể CTXH.
Công chức: Trưởng công an, phường đội trưởng, cán bộ Văn phòng thống kê, cán bộ Ðịa chính - Xây dựng - Nông nghiệp, cán bộ Tý pháp - Hộ
tịch, cán bộ Tài chính - Kế toán, cán bộ Vãn hóa thông tin - Thể dục thể thao,
cán bộ Thýõng binh xã hội.
Cán bộ không chuyên trách:Văn thư lưu trữ UBND, Văn phòng đăng kí,
Phó các đoàn thể, Thủ quỹ UBND, Đài truyền thanh, Khuyến nông viên, cán
bộ thú y, Hội chữ thập đỏ, phường đội phó.
1.3 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Tuyên Quang
1.3.1 Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi
trường đến toàn thể nhân dân để nâng cao hiểu biết, nâng cao ý thức và
nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật thông qua chuyên mục


16


phổ biến Luật đất đai. Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy định cụ thể, chi
tiết của cấp trên về công tác quản lí, sử dụng đất đai với các văn bản liên quan
như giá đất, thẩm định cấp quyền sử dụng đất.
Để cụ thể hóa các quy định về công tác quản lí đất đai, thành phố Tuyên
Quang đã ban hành các văn bản mang tính phù hợp với việc sử dụng đất tại
địa bàn hướng dẫn chi tiết, cụ thể đến từng Tổ, làm cơ sở để quản lí đất đai tốt.
Văn bản pháp luật về quản lí sử dụng đất không chỉ cung cấp thông tin
mà còn thể hiện sứ mệnh của cơ quan quản lí nhà nước đối với người sử dụng
đất nhằm thực hiện các luật lệ của nhà nước.
Công tác xây dựng văn bản pháp luật về quản lí sử dụng đất là một nội
dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai. Dựa trên việc ban hành
các văn bản pháp luật này, nhà nước buộc các đối tượng sử dụng đất phải thực
hiện các quy định về sử dụng theo khuôn khổ do nhà nước đặt ra.Văn bản
pháp luật quản lí sử dụng đất biểu hiện quyền lực của cơ quan quản lí nhà
nước về đất đai nhằm lập lại trật tự pháp lí theo quản lí của cơ quan quản lí
nhà nước.Văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật quản lí sử dụng
đất nói riêng mnag tính chất Nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước vì dân, do
dân và của dân. Vì vậy văn bản pháp luật đất đai vừa thể hiện được ý chí của
nhà nước vừa thể hiện nguyện vọng của đối tượng sử dụng đất.
Thông tin quản lí có thể truyền tải dưới dạng vô tuyến, fax,… nhưng văn
bản vẫn giữ vị trí quan trọng. Nó là phương tiện truyền tải thông tin chính xác
và đảm bảo yêu cầu chính xác, chặt chẽ về mặt pháp lí.
Văn bản quản lí nhà nước về đất đai có 2 loại:
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp quy
Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản pháp luật và văn bản
dưới luật. Các văn bản pháp luật bao gồm: Luật, Hiến Pháp, Pháp luật. Các



17

quy định hiến pháp là căn cứ cho tất cả các ngành luật. Còn luật là các văn
bản có giá tri sau Hiến Pháp nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp.
Văn bản pháp quy là văn bản dưới luật, chứa đựng các quy tắc sử sự
chung được áp dụng nhiều lần do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo một trình tự thủ tục nhất định nhằm cụ thể hóa luật và pháp lệnh. Văn
bản pháp quy được ban hành nhằm đưa ra các quy phạm pháp luật thể hiện
quyền lực nhà nước được áp dụng vào thực tiễn. Văn bản pháp quy bao gồm:
Nghị định, Chỉ định, Thông tư,…nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, giải thích các chủ trương chính
sách và đề ra các biện pháp để thực hiện các chính sách đó.
Thực hiện nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 hướng dẫn thi
hành luật đất đai 2013, thông tư 23/2014/TT, thực hiện chỉ thị 1474/CT-Ttg
ngày 24/08/2011 của thủ tướng chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ , giải
pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCN quyền sử dụng đất và xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai. Thành phố Tuyên Quang cũng đã ban hành các công văn
gửi các xã về việc thực hiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất.
Đồng thời cán bộ địa chính xã cũng tích cực tham gia các buổi tập huấn
về luật đất đai, các nội dung dưới luật trong đó có các văn bản cấp GCN
1.3.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa giới
hành chính
Thành phố Tuyên Quang đến nay đã hoàn thành việc phân định ranh giới
hành chính giữa các xã trong huyện, các huyện trong thành phố và các
phường trong thành phố. Trong đó có Thành phố Tuyên Quang với việc sự
dụng đất đai rất tiềm năng.
Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về việc xác định địa giới hành
chính, lập hồ sơ địa giới hành chính, ranh giới không bị tranh chấp. Hồ sơ
được lưu ở xã một bộ và bảo quản, khai thác sử dụng đúng quy định. Quản lý



18

hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính mới, thể hiện chính xác giữa bản đồ và thực
địa, giữa các thửa và chủ sử dụng có độ chính xác cao.
1.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Năm 2010 hoàn thành kế hoạch số 2841/BTNMT - TCQLDD ngày
07/08/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê
đất đai.
Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là công việc đầu tiên
của quản lí nhà nước về đất đai.
Tính đến thời điểm hiện tại, xã đã xây dựng được bản đồ địa chính cơ sở
1/5000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉ lệ 1/5000; 1/10000. Bản
đồ địa chính đã được đo vẽ.
Hồ sơ địa chính đang phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai,
làm cơ sở để giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai đồng thời phục vụ các
chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội trong các phường, xã, từng bước
quản lý và khai thác đất đai có hiệu quả hơn. Đến nay thành phố đã thực hiện
công tác đổi điền dồn thửa lần 2 đất đai tập trung và có sự biến động về ranh
giới thửa đất nông nghiệp, để công tác quản lý đất đai được chặt chẽ hơn
1.3.4 Quản lí về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất.
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã
được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự và quy
định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây
dựng kết cấu hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất.
- Giao đất: Công tác giao đất ở trên địa bàn thành phố hàng năm thực
hiện theo đúng kế hoạch giao đất ở lẫn đất nông nghiệp theo sự giám sát và
chỉ đạo của UBND thành phố .



19

- Cho thuê đất: Việc cho thuê đât chủ yếu là các hộ gia đình thuê đầm
nuôi cá của UBND thành phố , còn ngoài ra không còn thuê vào mục đích
khác.
- Thu hồi đất: Việc thu hồi đất của xã nhằm mục đích phục vụ xây dựng
cơ bản như giao thông, thủy lợi, công trình công cộng, công trình sự
nghiệp…..Trong những năm qua diễn ra mạnh mẽ, thành phố đã tiến hành
công tác thu hồi đất để mở rộng hệ thống đường giao thông liên tỉnh. Công
tác hỗ trợ đền bù được thực hiện một cách thỏa đáng và hợp lý.
- CMĐSDĐ : Thực hiện phương án quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất
năm 2015 là chuyển 0,3 ha đất nông nghiệp sang đất ở..
1.3.5 Thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Luật đất đai,UBND thành phố đã thực hiện nghiêm chỉnh
công tác thống kê đất đai hằng năm, kiểm kê đất đai định kì ( 5 năm 1 lần) và
đạt kết quả tốt.
Tính đến thời điểm điều tra, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố đang được cơ quan chức năng
kiểm tra, nghiệm thu theo đúng quy định.
1.3.6 Quản lí tài chính về đất đai.
Công tác quản lí tài chính về dất đai góp phần làm tăng ngân sách cho
Nhà nước. Bên cạnh đó còn thể hiện tính công bằng trong quản lí và sử dụng
đất. tại khoản 3 điều 5 của luật đất đai: nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn
lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính đát đai như sau: Thu thuế tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất,thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ việc chuyển quyền
sử dụng đất, điều tiết phần giá trị tăng thêm mà không do đầu tư của người sử
dụng đất mang lại.



20

Trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn thành phố công tác này thực
hiện tương đối tốt. Vì vậy các khoản thu tài chính từ đất đai tăng thêm nguồn
thu vào ngân sách nhà nước của thành phố.
1.3.7 Quản lí và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
Thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở thành phố
chưa phát triển nên công tác quản lí thị trường tương đối tốt
1.3.8 Quản lí, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
Để đảm bảo cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhất là
trong việc giao dịch, thành phố Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng trong việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
Thành phố thường xuyên tuyên truyền Luật Đất đai năm 2013, các Nghị
định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị đi kèm và nhấn mạnh tới quyền, nghĩa vụ
của người sử dụng đất. Thực hiện dân chủ công khai, chính sách khai thác
tiềm năng đất đai có hiệu quả đúng pháp luật.
1.3.9 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lí vi phạm về đất đai.
Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và xử lí
ngiêm minh các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn thành phố.
1.3.10 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại,tố cáo các vi
phạm trong quản lí và sử dụng đất.
Tranh chấp, khiếu nại ,tố cáo đất đai trong vịệc quản lý đất đai cũng
được coi là nội dung quan trọng của xã trong việc quản lý đất đai. Trong thời
gian qua thành phố cũng nhận được nhiều đơn khiếu nại, tố cáo.Nhìn chung,
các đơn thư tố cáo, khiếu nại về đất đai cũng có nhưng chủ yếu là việc tranh
chấp trong gia đình về quyền sử dụng đất và các hộ liền kề nhau. Tuy nhiên



×