Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮNTẠI THỊ TRẤN QUẤT LÂM HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

NGÔ THỊ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮNTẠI THỊ TRẤN QUẤT LÂM
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

1


HÀ NỘI, 2017

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ TRẤN QUẤT LÂM
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản Lý Biển


Mã ngành: D850199
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thu
Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Đắc Thuyết

HÀ NỘI, 2017
3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Ngô Thị Thu xin cam đoan
Khóa luận tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên
cơ sở số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường tôi xin chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Thu


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, trước tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS. Bùi Đắc Thuyết, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo phương
hướng và giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo cùng các cán bộ
trong khoa Khoa học Biển và Hải đảo, đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện
cho em trong quá trình nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp tại khoa.
Em xin cám ơn người dân thị trấn Quất Lâm đã tạo mọi điều kiện cho em

điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên,
quan tâm, đồng thời đóng góp những ý kiến quý báu trong thời gian thực hiện
khóa luận.
Vì kiến thức còn hạn chế nên trong đồ án của em còn nhiều thiếu sót rất
mong được sự góp ý tận tình của quý thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Thu


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

ISWM


Quản lý tổng hợp chất thải rắn

CTR

Chất thải rắn

LPSCTRĐT

Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

QLMT

Quản lý môi trưởng

RTSH

Rác thải sinh hoạt

HTX

Hợp tác xã


NTM

Nông thôn mới


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đất
nước ta đã và đang trên đà phát triên công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Song song với quá trình phát triển đó, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường là hai yếu tố không thể tách rời. Kinh tế xã hội phát triển nhằm đáp ứng
những nhu cầu và lợi ích của con người song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải
như gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Lượng rác thải được xả thải ra
môi trường bên ngoài ngày càng nhiều, mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Một trong những nguồn ô nhiễm
đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn.
Quất Lâm là một thị trấn ven biển thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Thị trấn Quất Lâm trước đây là xã Giao Lâm - một trong 9 xã ven biển của
huyện Giao Thủy. Thị trấn Quất Lâm được thành lập trên cơ sở toàn bộ 759,41
ha diện tích tự nhiên và 9.726 người của xã Giao Lâm.Khu du lịch tắm biển
Quất Lâm sau 10 năm khai trương (1997) đã có cơ sở vật chất khang trang với 2
km kè biển, 2 trục đường trải nhựa dài hơn 3 km với trên 810 phòng nghỉ bảo
đảm tiện nghi. Số khách về Quất Lâm bình quân mỗi năm đạt 77200 lượt người,
doanh thu bình quân đạt gần 7 tỷ đồng/năm; riêng năm 2006, có 100 nghìn lượt
khách, doanh thu đạt 10,9 tỷ đồng. Sự phát triển của khu du lịch tắm biển Quất
Lâm đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương. (Nguồn:Ủy
ban nhân dân huyện Giao Thủy giới thiệu về các xã, thị trấn Quất Lâm).
Qua đây ta có thể nhận thấy Quất lâm còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho
du khách trên thế giới, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
khoáng sản nên thị trấn Quất Lâm là một trong hai thị trấn của huyện Giao Thủy,

tỉnh Nam Định có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi và đã đạt được nhiều
thành tựu kinh tế xã hội. Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu cuộc sống của
người dân cũng ngày một tăng cao. Lượng chất thải rắn từ hoạt động con người
ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Đồng thời với đó là phương pháp xử lý và giảm thiểu chất thải rắn trên địa bàn

10


chưa được triệt để,công tác thu gom không đồng bộ, tình trạng người dân và
khách du lịch vất rác bừa bãi vẫn tồn tại, điểm tập kết rác gây mùi khó chịu cho
dân cư sống xung quanh…
Từ thực tế đó em tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý
chất thải rắn tại thị trấn Quất Lâm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định” Với
mong muốn sẽ góp phần đề xuất các giải pháp quản lý rác thải rắn tại Quất Lâm,
Giao Thủy.
2 Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
• Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thị trấn Quất Lâm nhằm đề xuất giải

pháp trong công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát
triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại thị trấn Quất Lâm, Nam
Định.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
• Xác định được các loại chất thải rắn, thành phần, nguồn gốc, xả thải ra môi

trường.
• Đánh giá được hiện trạng chất thải rắn tại thị trấn Quất lâm.
• Đánh giá được hiện trạng thu gom và xử lý rác thải rắn tại Quất Lâm.

• Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại thị trấn Quất Lâm.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập những số liệu có sẵn về quản lý hệ thống chất thải rắn tại địa bàn
Quất Lâm: dân số, tốc độ phát sinh chất thải rắn, nguồn phát sinh chất thải rắn,
hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn.
- Xác định các thành phần chất thải rắn: chai, lọ, nhựa, giấy...
- Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Quất Lâm.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả trên địa bàn
thị trấn Quất Lâm.

11


CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm về chất thải rắn và quản lý chất thải rắn


Chất thải rắn
Theo khoản 1, điều 3 nghị định 38/2015/NĐ-CP: “Chất thải rắn là chất thải
ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.



Quản lý chất thải rắn
Theo khoản 1, điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định như sau: “Hoạt
động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”.

1.2 Phân loại chất thải rắn
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn khác nhau nhằm mục đích chung là
có biện pháp xử lý thích hợp, gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vậy
liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Chất thải
rắn đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:

• Phân loại theo công nghệ quản lý xử lý:

Theo cách phân loại này người ta chia làm 3 loại chính: các loại rác cháy
được, rác không cháy được, các rác hỗn hợp.

12


Bảng 1.1 Phân loại chất thải rắn
Thành phần
1. Các chất cháy được

Định nghĩa

- Giấy

- Các vật liệu làm từ giấy.

- Hàng dệt
- Rác thải

- Có nguồn gốc từ sợi.
- Các chất thải ra từ đồ ăn,
thực phẩm.

- Các thực phẩm và vật liệu
được chế tạo từ gỗ, tre.
- Các vật liệu và sản phẩm
từ chất dẻo.
- Các vật liệu và sản phẩm
từ thuộc da và cao su.

- Cỏ, rơm, gỗ củi
- Chất dẻo
- Da và cao su
2. Các chất không cháy
được:
- Kim loại sắt
- Kim loại không phải
sắt
- Thủy tinh
- Đá và sành sứ
3. Các chất hỗn hợp

- Các loại vật liệu và sản
phẩm được tái chế tạo từ
sắt.
- Các kim loại không bị
nam châm hút.
- Các vật liệu và sản phẩm
chế tạo bằng thủy tinh.
- Các vật liệu không cháy
khác ngoài kim loại và thủy
tinh.
- Tất cả các vật liệu khác

không phân loại ở phần 1
và 2 đều thuộc loại này.

Thí dụ
- Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh,...
- Vải len, quần áo,...
- Các rau củ quả, thực
phẩm
- Đồ dùng bằng gỗ như bàn
ghế, vỏ dừa,...
- Phim cuộn, bịch nilon,...
- Túi xách da, cặp da, vỏ
ruột xe....
- Hàng rào, da, nắp lọ,...
- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng
bằng kim loại...
- Chai lọ, đồ dùng bằng
thủy tinh, bóng đèn,...
- Vỏ trai, ốc, gạch, đá, gốm
sứ,...
- Đá, đất, cát

(Nguồn: Lê Văn Nãi,1999)
• Cách phân loại khác

Rác thải rắn có thể được chia thành 3 loại chính: rác phân hủy sinh học, rác
không phân hủy sinh học và rác tái chế. Phân loại rác tại nguồn là một trong
những bước quan trọng nhất cho việc xử lý rác thải.
- Rác phân hủy sinh học: Rác phân hủy sinh học điển hình bắt nguồn từ động vật

và thực vật bị phân hủy bởi các sinh vật sống khác.
Ví dụ: thức ăn thừa, vỏ, hột, lõi hoa quả, những phần rau củ không ăn
được, rác vườn,…
13


-

Rác tái chế: Rác tái chế là loại vật liệu có thể được sử dụng để tái chế quy trình
tái chế là sử dụng các sản phẩm của vật liệu thô mà có thể được sử dụng để sản
xuất ra các sản phẩm mới.
Ví dụ: gồm thủy tinh, giấy loại, kim loại, nhựa, giẻ lau,quần áo cũ hoặc đồ
điện...
- Rác không phân hủy sinh học: Rác không phân hủy sinh học không bắt
nguồn từ động vật hoặc thực vật, do đó chúng khó phân hủy.Chúng cũng không
phải là rác tái chế hoặc rác tái sử dụng.Rác không phân hủy sinh học là một
thành phần khá nhỏ của rác thải đô thị.
Ví dụ: đất, cát, bụi, sành sứ, thủy tinh vỡ, củi, cành cây, gạch vỡ, bóng đèn,
mẩu thuốc lá,…
1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Kinh tế phát triển, đời sống người dân cũng được nâng cao cùng với đó là
sự gia tăng dân số dẫn đến lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt ngày càng tăng.
Trong đó nguồn phát sinh bao gồm: sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng như các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ,
thương mại.
Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007). Các nguồn chủ yếu
phát sinh chất thải rắn bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) (loại chất thải rắn phát sinh bao
gồm chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, đồ da, đồ gỗ, thủy tinh,
nhôm, kim loại, rác đường xá, chất thải sinh hoạt nguy hại...).

- Từ các trung tâm thương mại.
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng, công trình nghiên cứu.
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các làng nghề v.v...
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thị trấn.

14


cơ quan,

Nơi vui chơi,

trường học

giải trí

nhà dân, khu

Chợ

dân cư

bến xe

bệnh viện, cơ

chất thải

sở y tế


rắn

khu công nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

nông nghiệp, hoạt động

giáo thông

Hình 1.1 Sơ đồ nguồnxử lýgốc
thải rắn tại Việt Nam
rác phát sinh chất
xây dựng
(Nguồn: Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)
1.4 Thành phần chất thải rắn
Chất thải rắn có thành phần rất phức tạp và luôn biến đối vì thành phần của
rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện
nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh,
theo từng mùa trong năm của từng khu vực.
Bảng 1.2 Thành phần chất thải rắn
Rác thải hữu cơ
Giấy
Giấy catton, bìa cứng
Nhựa
Hàng dệt
Cao su
Gỗ
Thực phẩm
Da

Cành cây, cỏ, lá

Rác thải vô cơ
Thủy tinh
Vỏ hộp
Nhôm
Các kim loại khác
Tro, các chất bẩn
Đất cát, gạch ngói vỡ

(Nguồn: Quản lý tổng hợp chất thải rắn (ISWM), 2010)

15


Bảng 1.3 Thành phần (%)rác thải sinh hoạt ở một sốthành phố
Thành phần (%)

Hà Nội

Hải

TP. Hồ Chí Minh

Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật
Giấy
Giẻ rách, củi, gỗ

50,27
2,72

6,27

Phòng
50,27
2,82
2,72

60,24
0,59
4,25

Nhựa, nilon, cao su
Vỏ ốc, xương
Thủy tinh
Rác xây dựng
Kim loại
Tạp chất khó phân hủy

0,71
1,06
0,31
7,42
1,02
30,21

2,02
3,69
0,72
0,45
0,14

23,9

0,46
0,50
0.02
10,04
0,27
15,27

( Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004)
1.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
Nếu không được xử lý đúng, chất thải rắn có thể ảnh hưởng sâu rộng về
môi trường và sức khỏe con người.
1.5.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường không khí
Nếu việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác đúng theo quy
trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Bởi rác thải với hàm
lượng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các chất trung gian và
cuối cùng tạo nên CH4, H2S, CO2, CH3OH, CH3CH2NH3COOH Phenol, các chất
này hầu hết đều độc và gây ô nhiễm không khí.

16


Bảng 1.4 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí
CH4
CO2
N2
O2
NH3

SO2, H2S, Mercaptan…
H2
CO
Chất hữu cơ bay hơi

% Thể tích
45 – 60
2–5
40 – 60
0,1 – 1,0
0,1 – 1,0
0 – 1,0
0 – 0,2
0 – 0,2
0,01 – 0,6

1.5.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường nước
Có một thực tế là người dân thường có thói quen đổ rác ta ven biển, sông, ao
hồ, cống rãnh. Gồm rất nhiều thành phần rác khác nhau: giấy, chai, nhựa, thủy tinh,
nilon... Rác bị phân hủy đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước chảy làm
nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước
mặt cũng như nước ngầm trong khu vực. Đồng thời những đống rác do người dân đổ
ra lâu dài sẽ làm giảm diện tích ao hồ, sông... gây cản trở dòng chảy, tắc cống rãnh
thoát nước.
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát
nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ
diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ cộng đồng (Lê Văn Khoa, 2010).


17


1.5.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường đất
Khi rác thải rắn rải rác khắp nơi do ý thức của con người xả thải không
đúngnơi quy định và không được thu gom sẽ được lưu trữ lại trong đất, một số
loại rác khó phân hủy như túi nilon, nhựa, thủy tinh... làm ảnh hưởng đến môi
trường đất làm thay đổi cơ cấu đất, dòng chảy trong đất bị ngăn cản, thực vật
trong đất bị hủy diệt, làm đất khô cằn, các vi sinh vật bị chết. Thoái hóa đất dẫn
đến bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác, hàm lượng Coban, Crom, Chì,
Nitor, Photpho và các kim loại nặng khác như Cu,Zn... xấp xỉ và vượt ngưỡng
cho phép. (Theo Lê Văn Khoa, 2010).
1.5.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Chất thải rắn có thể làm gia tăng sự lan truyền các loại bệnh tật có nguồn
gốc từ ruồi muỗi, kiến độc... Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Khí thải từ bãi chôn lấp theo con đường hô hấp
vào cơ thể, một phần khác theo nguồn nước vào cơ thể con người qua nước ăn
và đồ ăn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Gây ra các bệnh
nghiêm trọng như: bệnh về hô hấp, dị ứng, tim mạch, tiêu hóa, da, mắt, và đặc
biệt nguy hiểm đó là gây ra bệnh ung thư và thần kinh, viêm phổi... (Theo Lê
Văn Khoa, 2010).
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15
ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi trùng gây
bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại
trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh
trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian
truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng,
ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá;muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...

(Theo Lê Văn Khoa, 2010).
Theo nghiên cứu của (WHO) tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực bãi
chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra tỷ lệ mắc ngoại khoa, bệnh
viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
18


Môi trường không khí

Rác thải (Chất thải rắn)
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp....)
- Thương nghiệp
- Tái chế

Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường đất

Người và động vật

Hình 1.2 Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản Lý chất thải rắn, 2001)
1.5.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến cảnh quan
Chất thải rắn nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý rác thải
hay thu gom không hết, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên đều làm những hình ảnh
gây mắt vệ sinh môi trường làm ảnh hưởng đến cảnh quan đường xá, thị trấn
một phần nguyên nhân đó là do ý thức của người dân chưa cao còn vất rác bừa

bãi trên vỉa hè, ven biển.

19


1.6 Hiện trạng quản lý và phương pháp xử lý rác thải rắn ở Việt Nam và

trên Thế giới
1.6.1 Hiện trạng quản lý và phương pháp xử lý rác thải rắn trên Thế giới
1.6.1.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên Thế giới
Mức độ đô thị hóa cao thì lượng rác thải tăng lên theo đầu người, ví dụ
một số quốc gia hiện nay như sau: Australia là 1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là
1,3kg/ng/ngày. Với sự gia tăng của rác thải việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải
là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Tuy nhiên dù là ở khu vực nào cũng có xu
hướng chung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng
nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB,2004), tại các thành phố lớn như
New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapo, Hông Kong là
0,8kg/người/ngày.
Bảng 1.5 Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
Tên nước
Nước thu nhập thấp
Nepal
Bangladesh
Việt Nam
Ấn độ
Nước thu nhập trung bình
Indonesia
Philippines
Thái Lan
Malaysia

Nước có thu nhập cao
Hàn Quốc
Singapose
Nhật Bản

Dân số đô thị hiện
nay (% tổng số)
15,92
13,7
18,3
20,8
26,8
40,8
35,4
54,0
20,0
53,7
86,3
81,3
100
77,6

LPSCTRĐT hiện
nay (kg/người/ngày)
0,40
0,50
0,49
0,55
0,46
0,79

0,76
0,52
1,10
0,81
1,39
1,59
1,10
1,47

( Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006)
Các số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi Trường Nhật Bản, hàng năm
nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp
( 397 triệu tấn). Trong số rác thải trên chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi

20


chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý
bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác.
Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được
phân loại tại nguồn.
Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý
lại giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi
trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí
biôga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành
khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Như vậy, tại các nước phát triển việc
phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành cách đây khoảng 30 năm và đến nay
cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ dễ phân huỷ được
thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an
toàn được thu gom hàng tuần.

Tại Đông Nam Á, Singapore đã thành công trong quản lý CTR để BVMT.
Chính phủ Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại
nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách
cho Nhà nước. Các quốc gia còn lại đang trong quá trình tìm kiếm hoặc triển
khai mới mô hình quản lý CTR. Tại Bangkok, việc phân loại rác tại nguồn chỉ
mới thực hiện được tại một số trường học và một số quận trung tâm để tách ra
một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên
được ép chặt để giảm thể tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để
giảm bớt ô nhiễm. (Theo Lê Văn Khoa, 2010).
1.6.1.2 Phương pháp xử lý rác thải rắn trên Thế giới
• Tại Singapore

Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singapore. Bãi rác Sumakau
tiếp nhận 2000 tấn tro rác, theo tính toán bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040.
Để bảo vệ môi trường người dân Singapore thực hiện 3R: Reduce (giảm sử
dụng). Reuse (tái sử dụng) và recycle (tái chế), để thời gian kéo dài thời gian sử

21


dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt và cũng giảm việc xây dựng nhà máy
đốt rác.(Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai, 2012).
• Một số công nghệ tái chế rác thải làm phân bón ở các nước như sau:
- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ - Canađa
 Nội dung công nghệ: ở các vùng của Mỹ và Canađa có khí hậu ôn đới thường áp

dụng phương pháp xử lý rác thải ủ đống có đảo trộn như sau: Rác thải được tiếp
nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinh vật,
trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ 8-10 tuần lễ,
sau đó sàng lọc và đóng bao (hình 1.3).

 Ưu điểm: Thu hồi được sản phẩm làm phân bón . Tận dụng được nguồn bùn là
các phế thải của thành phố hoặc bùn ao. Cung cấp được nguyên liệu tái chế cho
các ngành công nghiệp và kinh phí đầu tư và duy trì thấp.
 Hạn chế: Hiệu quả phân huỷ hữu cơ không cao. Chất lượng phân bón được thu
hồi không cao vì có lẫn các kim loại nặng trong bùn thải hoặc bùn ao không phù
hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam vì phát sinh nước rỉ rác, không đảm bảo
được vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm và diện
tích đất sử dụng quá lớn.

22


Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ – Canada
(Nguồn: Lên Văn Khoa, 2010)
• Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức
- Nội dung công nghệ: công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với

thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các
gia đình đã được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được
tiếp nhận và tiến hành phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín
dưới dạng các thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá
trình lên men phân giải hữu cơ ( hình 1.4).
 Ưu điểm: Xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường. Thu hồi sản phẩm là khí
đốt có giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp ở khu lân cận nhà máy.

23


Thu hồi phân bón có tác dụng cải tạo đất và cung cấp nguyên liệu tái chế cho
các ngành công nghiệp.

 Hạn chế: Đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn và kinh phí duy trì cao.Chất lượng phân
bón thu hồi không cao.

Hình 1.4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB
Đức
(Nguồn: Lên Văn Khoa, 2010)

24


1.6.2 Hiện trạng quản lý và phương pháp xử lý rác thải rắn ở Việt Nam
1.6.2.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom,
vận chuyển chất thải rắn một cách hệ thống xuyên suất toàn tỉnh. Mà tùy theo
yêu cầu bức xúc của các quận huyện và mỗi địa phương mà hình thành một xí
nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải và
một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu
gom rác hàng ngày. Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải rắn
thường do công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận.

Bộ tài nguyên và Môi Trường

Bộ xây dựng

Sở Giao thông
Công chính

UBND Thành phố

Sở Tài nguyên &

Môi trường

Công ty Môi trường
đô thị (URENCO)

UBND Các cấp
dưới

Sân tập kết chất
thải rắn

Hình 1.5 Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

25


×