Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận Xử lý tình huống về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.25 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................1
2.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
3.Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
4.Bố cục tiểu luận...............................................................................................2
I.MÔ TẢ TÌNH HUỐNG..................................................................................3
II.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG.....................................................6
2.Mục tiêu đối với việc xử lý tình huống:.........................................................6
III.PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG......................................................................7
1.Phân tích tình huống.......................................................................................7
2.Nguyên nhân và hậu quả:...............................................................................8
a.Nguyên nhân.....................................................................................................8
b.Hậu quả:............................................................................................................9
IV.XỬ LÝ TÌNH HUỐNG...............................................................................11
Xây dựng các phương án xử lý.......................................................................14
2.Lựa chọn phương án.....................................................................................14
* Chọn phương án giải quyết:............................................................................15
V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN....................................................15
VI.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................21


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung của công tác quản lý Nhà
nước về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện tốt nội dung
này không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về đất đai, mà còn góp phần đáng kể trong việc giữ gìn ổn định sản xuất,
đời sống, phát triển kinh tế, hàn gắn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn
an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy


ra, đảm bảo trật tự xã hội cũng như củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên lĩnh
vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết được một khối lượng
lớn vụ việc, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã
hội. Tuy nhiên, tình hình tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay
vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội. Đây là một vấn đề nhức nhối đang được Đảng và Nhà
nước, xã hội rất quan tâm.
Việc nhận thức và vận dụng pháp luật không đúng, không thống nhất, thậm
chí sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo nhiều, công tác quản lý nhà nước các cấp
phải tập trung nhiều lực lượng, kinh phí để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân, gây tốn kém, mất thời gian. Có sự việc nhỏ chỉ cần giải quyết ở cấp cơ sở là
xong, nhưng thực tế việc hiểu biết và vận dụng pháp luật của một số cán bộ còn
chưa đúng, chưa phù hợp đã làm cho sự việc phức tạp thêm, kéo dài thời gian,
tạo ra nhiều dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân.
Với nhận thức mới được bổ sung qua khóa học bồi dưỡng kiến thức về
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, Tiểu luận tình huống quản lý nhà
nước nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn
của hoạt động quản lý nhà nước hiện hành. Thông qua đó, các học viên có vai
trò như là người cán bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương
1


hướng xử lý đảm bảo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế,
đồng thời nhắc nhở mỗi người sử dụng đất cần phải nâng cao sự hiểu biết pháp
luật về sử dụng đất đai, quyền dân sự trong các giao dịch. Xuất phát từ mục đích
trên, tôi xin chọn tiểu luận với đề tài: “Xử lý tình huống về giải quyết khiếu
nại, tranh chấp quyền sử dụng đất tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP
Hà Nội”, đây là một vụ việc tuy không lớn nhưng đã phải tốn nhiều thời gian

giải quyết, tình tiết ngày càng phức tạp trên địa bàn xã Thanh Mai, huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô
giáo và các học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập tài liệu
-Phương pháp phân tích, tổng hợp
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
-Phạm vi không gian: xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai
-Phạm vi khoa học: giải quyết “Xử lý tình huống về giải quyết khiếu nại,
tranh chấp quyền sử dụng đất tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội”
4. Bố cục tiểu luận
Ngoài mở đầu, tiểu luận gồm các nội dung sau:
I. Mô tả tình huống
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
III. Phân tích tình huống
IV. Xử lý tình huống
V. Tổ chức thực hiện
VI. Kiến nghị

2


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Nguyễn Chí Công, sinh năm 1954, nghề nghiệp làm ruộng, hiện đang
sinh sống ở tại thôn 1, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, thành Phố Hà Nội và vợ
là Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1956.
Năm 1998, hộ gia đình ông Nguyễn Chí Công làm đơn đăng ký quyền sử

dụng đất, UBND xã Thanh Mai thực hiện thiết lập hồ sơ trong đó xác nhận đủ
điều kiện cấp quyền sử dụng đất, đã trình và được UBND huyện Thanh Oai cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Nguyễn Chí Công, thửa đất số
2
06, tờ bản đồ số 01, diện tích 560 m đất ao, thời hạn sử dụng ổn định lâu dài,
ngày cấp 15/11/1998, sê ri giấy chứng nhận số T 556558.
Ông Nguyễn Chí Hiếu, sinh năm 1932, là anh trai ruột ông Nguyễn Chí
Công, hiện đang thường trú tại xã Thạch Bích (là quê vợ của ông Hiếu), huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội, nghề nghiệp làm ruộng. Ông Hiếu có hai con trai
là: Nguyễn Văn Sỹ, sinh năm 1966 và ông Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1968,
hiện đang thường trú tại xã Thạch Bích cùng với bố đẻ là ông Nguyễn Chí Hiếu.
Năm 1996, gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu vào tỉnh Lâm Đồng lập nghiệp
và sinh sống tại đó 12 năm. Đến năm 2008, gia đình ông trở về nhập hộ khẩu
thường trú tại xã Thạch Bích, huyện Thanh Oai và sinh sống tại xã Thạch Bích
cho đến nay.
Ngày 15/4/2010, ông Nguyễn Văn Dũng được sự uỷ quyền của bố đẻ là
ông Nguyễn Chí Hiếu làm đơn khiếu nại quyết định hành chính cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Thanh Oai cho hộ ông Nguyễn Chí
Công đối với thửa đất ao nêu trên và đòi quyền sử dụng đất đối với căn cứ và
các thông tin do gia đình ông Hiếu cung cấp như sau:
-Cung cấp một văn bản viết tay được lập ngày 10/4/1996 có nội dung:
Thửa đất vườn 06, tờ bản đồ 01, xã Thanh Mai là của ông Nguyễn Chí Hiếu có
nguồn gốc đã nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn Hùng từ năm 1954,
nay giao lại toàn quyền sử dụng đất cho con trai là Nguyễn Văn Sỹ. Văn bản
viết tay này có chữ ký của ông Nguyễn Chí Hiếu, con trai Nguyễn Văn Sỹ,
người làm chứng là em trai Nguyễn Chí Công (người tranh chấp với ông
3


Nguyễn Chí Hiếu),có xác nhận của chủ tịch UBND xã Thanh Mai ngày

10/4/1996.
-Tại văn bản trình bày của ông Nguyễn Chí Hiếu ngày 15/4/2010 có nội
dung: Sau khi xác lập giấy giao quyền sử dụng đất cho con trai là Nguyễn Văn
Sỹ năm 1996, gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu đã chuyển vào tỉnh Lâm Đồng
lập nghiệp, truớc khi đi có nhờ em trai là Nguyễn Chí Công trông nom, quản lý
giúp thửa đất này nhưng chỉ là thoả thuận miệng mà không lập thành văn bản.
Sau khi về cư trú tại xã Thạch Bích, huyện Thanh Oai năm 2008, năm ngày
20/3/2010 ông Nguyễn Chí Hiếu đã gặp và yêu cầu ông Nguyễn Chí Công trả lại
thửa đất ao để gia đình ông sử dụng và lúc đó ông Hiếu mới biết thửa đất đó đã
được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn
Chí Công năm 1998. Tuy nhiên, Ông Nguyễn Chí Công đã kiên quyết không trả
lại đất cho ông Nguyễn Chí Hiếu với các lý do: Gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu
và cháu Nguyễn Văn Sỹ đã bỏ đi làm ăn, không có việc nhờ gia đình ông trông
nom, quản lý giúp, đất bỏ hoang, không sử dụng đất nên gia đình ông Nguyễn
Chí Công đã cải tạo và sử dụng nuôi trồng thủy sản từ năm 1998 và đăng ký
quyền sử dụng đất cho mình.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Chí Hiếu, nhận thấy thực
chất đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Chí Hiếu và ông
Nguyễn Chí Công, mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ
ông Nguyễn Chí Công từ năm 1998 đã được 12 năm nhưng ông Nguyễn Chí
Hiếu mới được biết việc cấp giấy chứng nhận này chưa được 30 ngày (theo lời
ông Hiếu trình bày trong đơn) như vậy theo quy định của pháp luật thời hiệu
khiếu nại quyết định hành chính vẫn được áp dụng trong trường hợp này. UBND
huyện Thanh Oai đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, đôn đốc
UBND xã Thanh Mai xem xét lại hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
năm 1998 cho ông Nguyễn Chí Công và tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ
nguồn gốc vầ quá trình sử dụng thửa đất trên.
Ngày 25/4/2010, UBND xã Thanh Mai đã có báo cáo kết quả xác minh
trình UBND huyện với nội dung như sau:
4



-Giấy viết tay của ông Nguyễn Chí Hiếu giao quyền sử dụng đất cho con
trai là ông Nguyễn Văn Sỹ lập ngày 10/4/1996 có xác nhận của Chủ tịch UBND
xã Thanh Mai là đúng sự thật. Do sơ suất của Chủ tịch UBND xã và công chức
địa chính năm 1996 đã không cập nhật biến động vào sổ sách địa chính của xã
nên năm 1998 ông Nguyễn Chí Công khi làm đơn xin đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, xét thấy ông Nguyễn Chí Công đang là người trực tiếp
sử dụng đất nên đã duyệt xét cấp Giấy chứng nhận cho ông Nguyễn Chí Công.
Hiện tại hộ ông Nguyễn Chí Công vẫn đang sử dụng đất ổn định để nuôi cá.
-Kết quả làm việc, xác minh trực tiếp với hai hộ ông Nguyễn Chí Công và
ông Nguyễn Chí Hiếu: Ông Nguyễn Chí Hiếu yêu cầu ông Nguyễn Chí Công
phải trả lại đất và đề nghị thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp cho ông
Nguyễn Chí Công năm 1998. Ông Nguyễn Chí Công không thừa nhận việc gia
đình ông Nguyễn Chí Hiếu nhờ trông nom, quản lý đất; do thấy đất bỏ hoang đã
nhiều năm nên gia đình ông đã tạo sử dụng ổn định và đã đăng ký xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
-UBND xã Thanh Mai đã tổ chức họp khu dân cư Thôn 1 để lấy ý kiến đều
xác nhận hộ ông Nguyễn Chí Hiếu chưa sử dụng đất một ngày nào.
Căn cứ báo cáo xác minh của UBND xã Thanh Mai ; căn cứ Tiết b, Khoản
2 Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy
định: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tự kiểm tra và phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm
tra. Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do
UBND cấp huyện cấp, Thanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy
chứng nhận do UBND cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. Nếu qua
thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì ra quyết định
thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp”.
Sau khi đã có ý kiến Thanh tra huyện Thanh Oai kết luận việc cấp Giấy

chúng nhận năm 1998 cho ông Nguyễn Chí Công là không đúng đối tượng, ngày
24/5/2010 UBND huyện đã ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND thu hồi
5


Giấy chứng nhận số sế ri T 556558 đã cấp cho ông Nguyễn Chí Công năm 1998
do không đúng đối tượng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, sau khi ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cấp năm 1998 cho ông Nguyễn Chí Công; ông Nguyễn Chí Công vẫn
kiên quyết không trả lại đất. Gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu vẫn tiếp tục đề nghị
UBND huyện Thanh Oai phải bàn giao lại thửa đất trên và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho con trai ông là Nguyễn Văn Sỹ. UBND huyện đã có chỉ
đạo UBND xã Thanh Mai xem xét đơn xin cấp giấy chứng nhận, xét duyệt đủ
điều kiện hay không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
nhưng cho đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu chung
-Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến
pháp đã nêu: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân.
-Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế (nếu có), bảo vê lợi ích của nhà
nước. lợi ích chính đáng của công dân.
-Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh tế
- xã hội và pháp lý.
-Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu đối với việc xử lý tình huống:
-Đối tượng cần giải quyết ?
-Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ khiếu kiện, tranh chấp
trên đúng theo quy định của pháp luật?
-Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vụ khiếu kiện, tranh chấp
được xác định như thế nào?

-Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp.
-Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụ việc hành
chính trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, mang lại sự hài lòng cho
người dân.
-Từ vụ kiện khiếu nại quyết định hành chính dẫn đến phải giải quyết tranh
6


chấp quyền sử dụng đất thuộc về ai, và cách thức thực hiện như thế nào để đảm
bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hài hòa lợi ích
chính đáng của công dân tránh khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp.
Để đạt được các mục tiêu trên cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật, phân
tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc. Từ đó tìm ra những giải pháp
đúng đắn để giải quyết vấn đề. Đồng thời qua đó đúc kết được kinh nghiệm và
bài học quý báu trong việc giải quyết vụ việc hành chính, đối với cơ quan quản
lý hành chính nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý. Khách quan nhưng phải đúng
quy định của pháp luật.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Phân tích tình huống
Từ phân tích trên, tôi đánh giá quá trình giải quyết trên của UBND huyện
Thanh Oai như sau: Việc Uỷ ban nhân dân huyên Thanh Oai ra quyết định thu
hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ đã cấp năm 1998 cho ông Nguyễn Chí
Công là đúng bởi các căn cứ sau: Do ông Nguyễn Chí Hiếu có văn bản là Giấy
giao tài sản là quyền sử dụng thửa đất ao thửa đất số 06, tờ bản đồ số 01, thôn 1,
xã Thanh Mai cho con trai là Nguyễn Văn Sỹ trong đó có chữ ký của ngưòi làm
chứng là ông Nguyễn Chí Công, điều đó khẳng định năm 1996 quyền sử dụng
đất không phải là của ông Công. Việc ông Công là người đang sử dụng đất làm
ao nuôi cá từ năm 1998 chỉ có thể xảy ra khi hoặc có sự thoả thuận giữa bố hoặc
con ông Hiếu đối với ông Công (thỏa thuận có thể là cho muợn, hoặc nhờ trông
nom giúp trong thời gian gia đình ông Hiếu đi làm ăn xa lâu ngày); hoặc gia

đình ông Hiếu không sử dụng (bỏ hoang) nên ông Nguyễn Chí Công đã tự ý
khai thác cải tạo

sử dụng. Và dù nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng khẳng

định ông Công được quyền sử dụng đất là không minh bạch. Từ căn cứ trên
khẳng định việc cấp giấy chứng nhận cho ông Nguyễn Chí Công năm 1998 là
không đủ căn cứ pháp lý, là sai đối tượng.
Tuy nhiên, việc giải quyết của UBND huyện Thanh Oai ra quyết định thu
hồi giấy chứng nhận của ông Công tuy đã bác bỏ được quyền sử dụng đất hợp
pháp của ông Nguyễn Chí Công, nhưng chưa giải quyết được dứt điểm được hai
7


vấn đề cơ bản sau:
-Chưa làm rõ quyền sử dụng đất có thuộc về gia đình ông Nguyễn Chí
Hiếu (cụ thể là con trai ông Hiếu, Nguyễn Văn Sỹ) hay không, nên để sự việc
diễn biến kéo dài ảnh hưởng đến vai trò quản lý nhà nước của một cơ quan nhà
nước, có thể dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội và lòng tin của nhân dân.
-Chưa thực hiện thu hồi đất nên dẫn đến ông Nguyễn Chí Công vẫn ngang
nhiên sử dụng như muốn thách thức pháp luật, thể hiện tính chưa nghiêm kỷ
cương phép nước, coi thường pháp luật của ông Nguyễn Chí Công.
2. Nguyên nhân và hậu quả:
a. Nguyên nhân
* Về khách quan:
Do quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ngày một phát triển,
giá trị quyền sự dụng đất ngày càng cao, dẫn đến nhiều những tranh chấp đất
đai.
Hồ sơ địa chính đất đai trải qua nhiều thời kỳ chưa được lưu trữ, cập nhật
đầy đủ. Trên địa bàn huyện Thanh Oai các xã cơ bản chưa được đo đạc bản đồ

địa chính chính quy, tài liệu quản lý đất đai vẫn dựa vào bản đồ 299 đo đạc từ
những năm 1980 đã cũ nát, thát lạc, thiếu đồng bộ, biến động nhiều về ranh
giới, loại đất, đối tượng sử dụng đất gây nhiều khó khăn trong việc xác định
chứng cứ đẻ giải quyết.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đất đai, giao dịch
dân sự qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, chồng chéo dẫn đến nhiều lúng túng
cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo.
Bộ máy chính quyền cấp xã, đặc biệt là công chức địa chính cấp xã trong
các thời kỳ chưa được quan tâm đúng mức, trình độ chuyên môn và trách nhiệm
chưa đáp ứng được nhu cầu công tác . Đặc biệt là quá trình tuyển dụng cán bộ,
công chức cấp xã trước đây không thực sự chú trọng đến trình độ chuyên môn
mà chủ yếu tuyển dụng thông qua sự nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, vì thế đội
ngũ cán bộ công chức cấp xã cao tuổi vừa thiếu, vừa yếu.
8


Công tác tuyên truyền vận động nhân dân về nhận thức hiểu biết pháp luật
trong quá trình sư dụng đất còn chưa được sâu rộng, thiếu hiểu biết kiến thứ
pháp luật về đất đai, giao dịch dân sự.
* Về chủ quan:
Cán bộ công chức cấp xã là người thực thi chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế không phải tất cả cán bộ,
công chức đều hiểu hết và vận dụng triệt để đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước một cách đúng đắn, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ
được giao. Trong tình huống này cán bộ, công chức cấp xã được giao nhiệm vụ
xác minh xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cho ông Nguyễn Chí Công
năm 1998 là thiếu trách nhiệm, không cập nhật biến động vào sổ sách địa chính
dẫn đến xét duyệt sai lệch và đã duyệt cho ông Nguyễn Chí Công được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998. Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận

quyền sư dụng đất cấp xã có biểu hiện quan liêu, hình thức cũng là nguyên nhân
dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai gây nên các tranh chấp,
khiếu nại về quyền sử dụng đất.
Người dân do thiếu hiểu biết hết về pháp luật về đất đai, hoặc vẫn còn
nhiều thói quen về thỏa thuận bằng miệng hoặc lập giấy tờ giao dịch còn chưa
đúng pháp luật. Trong trường hợp cụ thể này, gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu khi
đi lập nghiệp nơi xa lâu năm lẽ ra nếu có thỏa thuận cho mượn, cho thuê, hoặc
nhờ trong nom, quản lý sử dụng bằng văn bản đối với ông Nguyễn Chí Công thì
chắc chắn sự việc khiếu nại, tranh chấp trên đã không xảy ra.
Cách nhìn nhận sự việc của cán bộ, công chức còn chưa được thực sự sâu
sắc, đầy đủ dẫn đến việc giải quyết nhiều khi chỉ giải quyết được cái ngọn
mà chưa giải quyết được cái gốc của vấn đề dẫn đến sự việc kéo dài.
b. Hậu quả:
* Đối với Uỷ ban nhân dân xã Thanh Mai :
Do sơ suất và thiếu trách nhiệm đã thiết lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho
ông Nguyễn Chí Công, nay bộ máy chính quyền phải mất nhiều thời gian, công
sức của nhà nước để giải quyết sự việc. Gây mất ổn định, an ninh trật tự địa
9


phương.
* Đối với UBND huyện Thanh Oai:
Là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình, cá nhân, khi xảy ra khiếu nại, tranh chấp cũng đã tốn nhiều thời gian,
công sức để giải quyết.
Trong quá trình giải quyết nếu không xử lý dứt điểm tận gốc sự việc rất dẫn
đến khiếu nại, tranh chấp, tố cáo kéo dài hoặc lên cấp trên là UBND Thành phố
Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân phải giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại
và Luật Tố tụng dân sự.
* Đối với hộ gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu:

Mất rất nhiều thời gian, sức lực để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền
giải quyết. Tuy nhiên mặc dù gia đình ông có giấy xác nhận của UBND xã
Thanh Mai năm 1996 về quyền sử dụng đất, nhưng do ông không sử dụng đất
ngày nào thì theo quy định của pháp luật, ông có nguy cơ không được thừa nhận
quyền sử dụng đất cho mình.
Ngoài ra, giữa gia đình ông và gia đình em trai ông là Nguyễn Chí Công
đã có sự rạn nứt lớn về tình cảm, thậm chí nảy sinh thù oàn ảnh hưởng lâu dài
tới nhiều thế hệ trong đại gia đình ông.
* Đối với hộ gia đình ông Nguyễn Chí Công:
Ông là người sử dụng đất không minh bạch, bản thân ông đã vi phạm đạo
đức của một người công dân trong xã hội, một người em trong gia đình. Đối với
nhà nước ông là người gian dối khi đăng ký quyền sử dụng đất năm 1998. Ông
không chấp hành việc Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và không chịu trả lại đất là những hành vi vi phạm pháp luật cần phải
xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.

10


* Đối với xã hội:
Sự việc xảy ra làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, ảnh
hưởng tới nhiều cấp , nhiều ngành phải tham gia giải quyết.
IV. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Các phương án xử lý tình huống:
Trên cơ sở phân tích tình huống nêu trên, tôi đưa ra 3 phương án xử lý như
sau:
a. Phương án 1: UBND huyện ban hành quyết định hành chính thu hồi đất
đối với thửa đất trên, không công nhận quyền sử dụng đất thuộc gia đình ông
Hiếu. Giao UBND xã Thanh Mai quản lý thửa đất trên theo chế độ đất công.
Căn cứ xây dựng phương án:

-Thẩm quyền và cơ sở pháp lý tiếp tục giải quyết: Tại Khoản 2, Điều 69
Luật Khiếu nại ngày 25/11/2011 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2012 quy định:
“Đối với khiếu nại đã thu lý giải quyết trước ngày Luật này có hiệu lực thì thực
hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo số 09/1998/QH10 đã sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11.”
-Căn cứ quyết định hành chính của UBND huyện Thanh Oai đã thu hồi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Chí Công do không đúng
đối tượng, nhưng ông Công vẫn tiếp tục sử dụng đất là vi phạm pháp luật. áp
dụng quy định tại Khoản 5, Điều 38 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước thu hồi
trong trường hợp: “Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm
quyền;”. Lưu ý ở đây là UBND huyện Thanh Oai ra quyết định thu hồi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp năm 1996, ông Công không chấp hành
quyết định trả lại giấy chứng nhận để hủy bỏ, vẫn sử dụng đất thì để cưỡng chế
về mặt sử dụng đất vẫn phải ban hành quyết định thu hồi đất có nghĩa là quyết
định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thay thế được hoàn toàn
quyết định thu hồi đất.
-Căn cứ khẳng định ông Công sử dụng diện tích đất trên trái pháp luật như
sau:

11


Một là, năm 1996 ông Công cũng đã ký làm chứng vào văn bản giao quyền
sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Sỹ, điều đó khẳng định đất đó không thuộc
quyền sử dụng của ông Công;
Hai là, nếu ông Công cho rằng do đất bỏ hoang nên năm 1998 ông sử dụng
và làm đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận theo quy trình nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất đối với đất thổ cư (đất ở, đất vườn, ao) do gia đình ông đã sử
dụng từ trước ngày 15/10/1993 là hành vi gian lận và vi phạm pháp luật. Trong
tình huống này, thấy đất do ông Sỹ bỏ hoang, ông muốn được sử dụng thì phải

khai báo với chính quyền địa phương để được xem xét, xác minh theo trình tự
đối với đất có chủ nhưng bỏ hang. Như vậy dù ông Công có được gia đình ông
Hiếu nhờ trông nom hay do “khai hoang” trên đất mà mình đã biết rõ chủ sử
dụng đất là của gia đình ông Hiếu thì đều trái quy định của pháp luật về đất đai
năm 1993.
- Căn cứ để không công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ ông Nguyễn
Chí Hiếu thể hiện như sau:
Một là, gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu có giấy giao quyền sử dụng đất
cho con trai là Nguyễn Văn Sỹ nếu coi đây là giấy tờ hợp pháp theo quy định tại
Điểm c, Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai thì vẫn không đủ điều kiện cấp giấy
chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều 50: “ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh
chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cáp giấy chứng nhạn
quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:...”. Như vây, nếu không
kể thời gian từ năm 1998 đến năm 2010 ông Nguyễn Chí Công đã sử dụng đất
do được cấp giấy chứng nhận, thì trong hơn 2 năm từ tháng 4/1996 đến tháng 10
năm 1998, ông Nguyễn Văn Sỹ và gia đình ông Hiếu không sử dụng đất một
ngày nào. Cũng qua quá trình xác minh và gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu cũng
thừa nhận toàn bộ thời gian trước năm 1996 gia đình ông cũng không sử dụng
thửa đất trên.
Việc giải quyết theo phương án này là hoàn toàn dựa trên căn cứ pháp luật,
sử dụng phương án này để giải quyết có thể phải dùng đến biện pháp nhà nước
12


cưỡng chế hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất đối với ông Nguyễn
Chí Công, hộ ông Nguyễn Chí Hiếu không được công nhận quyền sử dụng đất
có thể lại khởi kiện lên cơ quan cấp trên hoặc Tòa án hành chính.
b. Phương án 2: UBND huyện ban hành quyết định hành chính thu hồi đất
đối với thửa đất trên để bàn giao lại cho gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu sử dụng

và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho ông Nguyễn
Văn Sỹ là con trai ông Nguyễn Chí Hiếu theo giấy giao quyền sử dụng đất của
ông Hiếu năm 1996 cho con trai Nguyễn Văn Sỹ.
Phương án này chỉ có thể giải quyết được với điều kiện ông Nguyễn Chí
Công phải thừa nhận có được gia đình ông Hiếu cho mượn, hoặc cho thuê hoặc
nhờ trong nom, quản lý sử dụng giúp. Trong trường hợp này việc thỏa thuận
bằng lời nói nếu được hai bên công nhận thì cũng được coi là một hợp đồng,
theo quy định của pháp luật về giao dịch dân sự. Việc ông Công được sử dụng
đất trong thời gian gia đình ông Hiếu đi lập nghiệp lâu năm có thỏa thuận nhất
trí của các bên sẽ là cơ sở hợp lý hóa việc sử dụng đất ổn định của hộ ông Hiếu.
Phương án này rất khó khả thi vì ông Công do đã mâu thuẫn sâu sắc với
ông Hiếu trong quá trình giải quyết này, rất khó để ông Công đồng ý công nhận
có thảo thuận gia đình ông Hiếu.
c. Phương án 3: Chuyển hồ sơ và đề nghị gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu
khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện Thanh Oai xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa
hộ ông Nguyễn Chí Hiếu và hộ ông Nguyễn Chí Công. Sau khi được tòa án xét
xử theo luật định, sẽ thực hiện theo bản án đã tuyên. Áp dụng khoản 1, Điều 136
Luật Đất đai năm 2013 “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
thì do Tòa án giải quyết”.
Mặc dù UBND huyện Thanh Oai đã ban hành quyết định thu hồi giấy
chứng nhận của ông Nguyễn Chí Công, tuy nhiên chưa xác định quyền sử dụng
đất thuộc về ông gia đình ông Hiếu. Nhưng do ông Nguyễn Chí Hiếu có giấy tờ
về việc giao quyền sử dụng đất cho con trai Nguyễn Văn Sỹ năm 1996 có xác
13


nhận của UBND xã Thanh Mai , căn cứ giấy tờ này vẫn có thể yêu cầu Tòa án
xét xử theo quy định tại Khoản 1, Điều 136 Luật Đất đai năm 2013.

Nhược điểm của phương án này là nếu Tòa án không phối hợp với UBND
xã Thanh Mai và UBND huyện Thanh Oai về việc xác minh chứng cứ ông
Nguyễn Chí Hiếu không sử dụng đất ổn định một ngày nào, có thể Tòa án cho
rằng lỗi sai do UBND huyện Thanh Oai cấp Giấy chứng nhận năm 1998 là căn
cứ để ông Nguyễn Chí Công sử dụng đất của ông Hiếu mà không xét đến quá
trình không sử dụng đất trước và sau năm 1996 đến năm 1998 (thời điểm cáp
giấy chứng nhận cho ông Công) của hộ ông Nguyễn Chí Hiếu.
Xây dựng các phương án xử lý
Tình huống khiếu nại quyết định hành chính về việc cấp Giấy chứng nhận
đó được giải quyết bằng một quyết định hành chính của UBND Huyện Thanh
Oai với nội dung thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 1998 của
ông Nguyễn Chí Công. Như đã đánh giá ở trên quyết định của UBND huyện
Thanh Oai là đúng nhưng chưa triệt để, còn phải giải quyết hai vấn đề cơ bản:
Một là, ông Công sau khi có quyết định thu hồi giấy chứng nhận, không
chấp hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận, vẫn tiếp tục sử dụng đất thì cần
phải giải quyết như thế nào?
Hai là, xác định rõ quyền sử dụng đất có thuộc về gia đình ông Lê Văn
Hiếu (cụ thể là con trai ông Hiếu Lê Văn Sỹ) tức là hộ ông Hiếu có đủ điều kiện
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất đó không? Và xử lý như
thế nào để đảm bảo pháp luật và phù hợp với lợi ích chính đáng của công dân.
2. Lựa chọn phương án
Qua phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án trên, so sánh,
phân tích từng phương án có thể nhận định:
Phương án 1 là phương án hoàn toàn căn cứ theo quy định của pháp luật, sử
dụng phương án này để giải quyết có thể phải dùng đến biện pháp nhà nước
cưỡng chế hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất đối với ông Nguyễn
Chí Công. Hộ ông Nguyễn Chí Hiếu không được công nhận quyền sử dụng đất
có thể lại khởi kiện lên cơ quan cấp trên hoặc Tòa án hành chính, nhưng nếu xử
14



lý khéo léo, hài hòa về lợi ích của gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu bằng hình
thức nhà nước cho thuê đất đối với hộ gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu thì vẫn
đảm bảo đúng pháp luật mà vẫn giữ được sự ổn định tình hình trật tự xã hội;
tránh được đơn thư kéo dài.
Phương án 2 sẽ mắc phải lỗi chúng ta đã bỏ qua tình tiết không sử dụng đất
của gia đình ông Hiếu và khó có thể thuyết phục được ông Công thỏa thuận với
gia đình ông Hiếu .
Phương án 3, như đã phân tích ở trên, nếu xác minh chứng cứ không tốt
của Tòa án rất dễ bỏ sót lỗi không sử dụng đất ổn định của gia đình ông Nguyễn
Chí Hiếu .
* Chọn phương án giải quyết:
Từ những nhận định, đánh giá, phân tích, so sánh ưu, nhược điểm của từng
phương án, tôi lựa chọn phương án 1 để giải quyết tình huống trên, đó là phương
án: UBND huyện Thanh Oai ban hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với
thửa đất trên. Không công nhận quyền sử dụng đất thuộc gia đình ông Hiếu.
Giao UBND xã Thanh Mai quản lý thửa đất trên theo chế độ đất công. Để giải
quyết hài hòa lợi ích
của gia đình ông Nguyễn Chí Hiếu, nếu ông có nhu cầu được sử dụng đất
thì UBND huyện Thanh Oai chấp nhận cho thuê đất nuôi trồng thủy sản đối với
gia đình ông.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Sau khi lựa chọn phương án 1, bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện phương án gồm các nội dung chủ yếu là xây dựng nội dung công
việc phải thực hiện, xác định thời gian thực hiện theo đúng trình tự pháp luật,
phân công và trách nhiệm tổ chức, cá nhân thực hiện, địa điểm thực hiện, cụ thể
như sau:

15



Thể hiện theo biểu trang sau:
Thời gian
STT Nội dung công việc

thực hiện

Tổ chức, cá nhân tham gia

(ngày)

Địa điểm
thực hiện

- Tổ công tác Thanh tra
huyện, Phòng Tài nguyên và
Củng cố và thiết lập
1

hồ sơ thu hồi đất,

27 ngày

Môi trường;

Trụ sở

- UBND xã Thanh Mai

UBND


soạn thảo quyết

huyện,



định để trình UBND

Thanh

huyện ra quyết định

Mai ; thực

thu hồi đất.

địa
Văn phòng UBND huyện,
Chủ tịch/phó chủ tịch UBND UBND

2

UBND huyện ra

03 ngày

huyện

huyện


quyết định thu hồi
đất
MTTQ và các đoàn thể xã
Thanh Mai vận động, thuyết
phục; hộ gia đình, ông
Nguyễn Chí Công; hộ gia
đình, cá nhân ông Nguyễn
Chí Công, Nguyễn Văn Sỹ;
Chấp hành quyết
3

định thu hồi đất.

UBND xã Thanh Mai và các

Tổ chức

tổ hức, đơn vị có liên quan.

bàn giao

30 ngày

đất cho địa

(trong thời gian này

phương tại


đương sự có quyền

thực địa.

được khiếu nại hành
chính, nếu có)

16


30 ngày (kể từ
4 Giải quyết khiếu nại (nếu
có)

ngày thụ lý
đơn)

Thanh tra huyện,

Trụ sở

Phòng TN&MT,

UBND

UBND xã Thanh

huyện, xã,

Mai và các cá


thực địa

nhân có liên

và gia

quan.

đình
đương sự.

Tổ chức
Thực hiện hồ sơ, ra quyết

UBND huyện, tổ

cưỡng chế sau

công tác của

15 ngày kể từ

huyện, xã; người

Thực hiện

bị cưỡng chế và

cưỡng chế


các tổ chức, cá

tại
địa

5 định cưỡng chế, lập phương ngày công dân
án và tổ chức cưỡng chế

vi phạm nhận

hành vi không thi hành

được quyết

nhận có liên

quyết định thu hồi đất (nếu

định cưỡng

có)

chế

quan.
UBND xã Thanh

thực


Mai ; Phòng

Xã Thanh

TN&MT;

Mai ;

đối với gia đình ông

UBND huyện

UBND

Nguyễn Chí Công.

Thanh
Oai. tổ
UBND
huyện,

huyện.
Trụ
sở

công tác, UBND

UBND

tác giải quyết

Đề nghị Đảng ủy xã Thanh

xã Thanh Mai

huyện

Mai và chỉ đạo UBND xã

Đảng ủy, UBND

6 Thực hiện hồ sơ thuê đất

7 Họp rút kinh nghiệm công

8 Thanh Mai kiểm điểm, xử

37 ngày

01 ngày

10 ngày

lý kỷ luật đối với những cán

xã Thanh Mai

Trụ sở
UBND xã

bộ, cá nhân thiếu trách

nhiệm trong công tác cấp

17


VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng luôn là nhân tố bảo đảm thắng lợi trong
mọi lĩnh vực công tác. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đang là
khâu yếu, bức xúc, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có
hiệu quả của các cấp uỷ Đảng. Mặt khác, đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp
tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại,
tố cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thi
hành nghiêm chỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công tác tiếp
công dân” theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Tập trung vào các công việc: Củng cố tổ chức, bộ máy, trụ sở tiếp
công dân huyện và xã; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tiếp công dân, xử lý
đơn thư cho cán bộ tiếp công dân.
Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, Luật Đất đai,
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong cộng đồng dân cư cần thường xuyên để nâng cao nhận thức của nhân dân.
Về ảnh hưởng của các quyết định hành chính về đất đai đối với quyền và
lợi ích hợp pháp của các đối tượng là rất lớn, nó có thể duy trì hoặc làm mất đi
sự đoàn kết, ổn định trật tự, an toàn gia đình và xã hội. Nên khi ban hành các
quyết định hành chính đều phải được thận trọng xem xét đầy đủ các yếu tố về
hợp hiến, hợp pháp và hợp lý; đòi hỏi các cán bộ, các ngành làm công tác xây
dựng văn bản phải có đủ trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu của công việc được
giao.
Việc tăng cường công tác thiết lập hồ sơ địa chính, lưu trữ dữ liệu hồ sơ địa
chính, chỉnh lý cập nhật thường xuyên và đầy đủ các biến động về đất và người
sử dụng đất góp phần quan trọng để giảm thiểu các sai sót trong quá trình thực

hiện các chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
Các vụ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có thể giải quyết thành
công ở cấp cơ sở (cấp xã) khi cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp xã nắm
vững và thông hiểu chính sách pháp luật, có kiến thức chuyên môn vững vàng
và có tinh thần trách nhiệm cao. Ngược lại nếu cán bộ quản lý hành chính nhà
18


nước cấp xã ít am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn yếu, không có tinh thần
trách nhiệm trong công tác thì làm cho sự việc hành chính trở nên rắc rối thêm,
từ đó phát sinh khiếu nại từ cơ sở, gây sự mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân và
làm mất niềm tin trong nhân dân với chính quyền.
Do đó trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, yêu cầu về tiêu chuẩn
hoá các chức danh cán bộ công chức là hết sức cần thiết, nhằm để đẩy Hiếu sự
nghiệp đào tạo cán bộ và bồi dưỡng kiến thức cho công chức nhà nước, để đội
ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao,
hiểu biết về pháp luật, có năng lực và tận tuỵ phục vụ nhân dân là hết sức cần
thiết trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Đảng, Nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện chủ trương, đường lối, chính sách về đất đai, công tác quản lý đất đai, cá
giao dịch dân sự liên quan đến đất đai.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo pháp luật, trên tất cả
các lĩnh vực là cơ sở chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy mọi vấn
đề thuộc về quản lý nhà nước, quản lý xã hội phải tuân thủ đúng theo quy định
của pháp luật. Nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật. Cần
tăng cường tổ chức việc giáo dục phổ biến pháp luật đến tận cơ sở, tạo mọi điều
kiện để làm cho mỗi người dân đều thông hiểu pháp luật, từ đó làm cho mỗi
người dân đều thực hiện”Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Tích cực giáo dục pháp luật cho mọi công dân phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng xã hội.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính từ Trung ương tới cơ sở trong
việc giải quyết các vấn đề liên quan nảy sinh trong cộng đồng xã hội như: Đất
đai, nhà ở, thừa kế tránh gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân. Tạo niềm tin
của nhân dân đối, với Đảng Nhà nước.
Từ tình huống trên cần lưu ý đối với các cơ quan nhà nước, phải tập trung
chỉ đạo các cấp các ngành, khi giao đất, công nhân quyền sử dụng đất cần phải
chú trọng công tác rà soát, kiểm tra, xét duyệt đảm bảo công khai, minh bạch để
phòng ngừa các vi phạm có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.
19


Đối với cán bộ, công chức nhà nước thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức để nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là những cán bộ công chức làm
nhiệm vụ quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến
quyền sử dụng đất.
Để thực hiện có hiệu quả và dứt điểm tình huống và phương án đã lựa chọn
trong tiểu luận này, cần tăng cường chỉ đạo sát sao của UBND huyện, phân công
các cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm trong tổ công tác Thanh tra, Tài nguyên
và Môi trường, công chức địa chính xã có nghiệp vụ vững vàng kết hợp với
công tác vận động, giáo dục, thuyết phục của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
xã, thôn. Đề nghị các cơ quan chuyên môn, UBND huyện, UBND xã giải quyết
đảm bảo đúng thẩm quyền và đúng trình tự pháp luật. ./.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai năm 2013 và một số nghị định thi hành luật;
2. Bộ Luật dân sự năm 2005;
3. Luật Khiếu nại năm 2011;

4. Một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

21



×