Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TIỂU LUẬN: nghiên cứu “công tác xã hội với trẻ em nhiễm HIV”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.12 KB, 35 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
HIV/AIDS là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay ở nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Chăm sóc trợ giúp những cá nhân, gia đình, trẻ bị ảnh
hưởng bởi HIV/AID vuợt qua mặc cảm và hoà nhập với cộng đồng là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của can bộ xã hội. Tuy nhiên hiện nay CTXH chuyên nghiệp
chưa đựơc phát triển ở Việt Nam nên những cán bộ CTXH còn hạn chế về kiến thức và
kỹ năng. Điều này đã làm ảnh hưởng phần nào chất lượng chăm sóc trợ giúp trẻ em
nói riêng và người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói chung.
Trẻ em đang là đối tượng phải chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS tác
động làm hạn chế, làm xấu đi, thậm chí làm mất đi những quyền cơ bản mà trẻ bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS được hưởng.Chính vì vậy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS luôn được sự quan tâm của Chính phủ, của các cấp, các
ngành.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “công tác xã hội với trẻ em nhiễm HIV” là
đề tài tiểu luận để có thể tìm hiểu rõ hơn về tác động của cộng đồng với trẻ nhiễm
HIV/AIDS trong cuộc sống thường ngày để từ đó có thể hiểu được sự ảnh hưởng của
nó đối với sự phát triển của trẻ.


Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội với trẻ em
I.Một số khái niệm
1.Trẻ em
- Công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các
nước cụ thể quy định tuổi thành niên
- Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam: trẻ em là công
dân dưới 16 tuổi; người chưa thanh niên là người dưới 18 tuổi.
- Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là
"mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng


thành được quy định sớm hơn." hiệp nước này được 192 của 194 nước thành viên phê
duyệt.
2.Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và
hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: "Trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ
em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm
HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ
em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em
nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật".
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Trẻ em 2016
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ Điều kiện thực hiện được quyền
sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự
hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập
gia đình, cộng đồng
3.Công tác xã hội cá nhân với trẻ em bị nhiễm HIV
3.1.Công tác xã hội


Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề
nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục
tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội
phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).CTXH tồn tại để cung cấp các
dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng
đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999:..).
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa
cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải là một
hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá

nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và
giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can
thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng,
hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Theo giáo trình Nhập môn công tác xã hội: công tác xã hội có thể hiểu là một
nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng
nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc
đẩy môi trường xã hội về chính sách nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình
và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh
xã hội.
3.2.Công tác xã hội cá nhân
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội với cá nhân. Sau đây là
một số định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
Bà Helene Mathew cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp
đỡcá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. Phương pháp này được các


nhân viên xã hội ớ các cơ sở sử dụng giúp con người có vấn đề về chức năng xã hộivà
việc thực hiện chức năng của họ”
Bà Perlman cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là một tìến trình được các cơquan
lo về an sinh cho con người để giúp cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấnđề thuộc
về chức năng xã hội của họ”
Esther C. Viloria: “Công tác xã hội cá nhân là tiến trình giúp đỡ, bao gồm

nhiềuhoạt động khác nhau, có thể là hỗ trợ vật chất, chuyển tiếp đến các tổ chức cộng
đồng khác có đủ phương tiện, hỗ trợ về tâm lý cảm xúc qua việc lắng nghe có hiệu
quả, biểu lộsự chấp nhận và tạo sự an tâm, nêu lên đề nghị, cố vấn thích hợp và đặt ra
các giới hạn,khuyến khích thân chủ biểu lộ cảm xúc, cũng như khuyến khích thân chủ
tác động lên các kế hoạch cuả họ; giúp cá nhân tường thuật và xem xét hoàn cảnh của
họ/ hay làm việc với những cân nhắc và hiểu biết kỹ lưỡng về mối quan hệ nhân quả
giữa thái độ hiện thời vàcách điều chỉnh những kinh nghiệm quá khứ của họ. Tất cả
những điều này có thể đựơcsử dụng cùng nhau để đáp ứng cho những cá nhân đang
chịu stress, giúp họ có khả năngđáp ứng đầy đủ nhu cầu và thực hiện chức năng xã hội
của họ đầy đủ hơn”
Mary Richmond: “Công tác xã hội cá nhân là những tiến trình phát triển nhân
cáchnhờ những điều chỉnh được tác động một cách có ý thức, theo từng cá nhân một,
giữa conngười và môi trường xã hội của họ…””Có thể định nghĩa Công tác xã hội cá
nhân là nghệ thuật thực hiện những việc khác nhau bằng cách hợp tác với họ để cùng
đạt tới sự tốt đẹphơn cho xã hội và cho chính bản thân họ”
Kazuko Kay: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp công tác xã hội,
canthiệp những khía cạnh tâm lý xã hội của đời sống con người nhằm khôi phục, cải
thiện vàphát huy việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân đó hay phòng ngừa sự
yếu kémtrong việc thực hiện chức năng xã hội bằng cách nâng cao sự thể hiện vai trò
với tư cáchlà một cá nhân có năng suất và có tính xây dựng”
Định nghĩa của hiệp hội công tác xã hội thế giới:Sách giáo khoa/ bách khoa
(Encyclopedia) về công tác xã hội của Philippin: “Công tác xã hội cá nhân là một hình


thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người đối phó vói nhữngvấn đề cá nhân thường liên
quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chứcnăng xã hội một cách đầy
đủ”
Bà Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp
(củaCông tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm
nghiệm.Mục đích của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự

thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình”
3.3.Công tác xã hội cá nhân với trẻ em bị nhiễm HIV
Khái niệm trẻ em nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Trong khuôn khổ kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS được dựa vào qui định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm
2004 và để hội nhập quốc tế, do vậy đối tượng của kế hoạch là trẻ em (dưới 16 tuổi)
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm:
-

Trẻ em có kết quả xét nghiệm khảng định dương tính với HIV
Trẻ em mồ côi do AIDS (mất bố hoặc mẹ hoặc cả 2 do AIDS)
Trẻ em sống với bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng có HIV dương tính
Công tác xã hội cá nhân với trẻ em bị nhiễm HIV là phương pháp can thiệp đến
vấn đề của một trẻ em bị nhiễm HIV để cá nhân đấy có thể phục hồi và hòa nhập với
cộng đồng như bình thường. Công tác cá hội cá nhân sẽ làm việc riêng với từng thân
chủ trong vấn đề họ gặp phải từng bước tháo gỡ bằng các phương pháp hay kỹ năng đã
học.
4. kỹ năng của nhân viên công tác xã hội
4.1 Kỹ năng
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả
mong đợi. Phản xạ là phản ứng của cơ thể với môi trường. Phản xạ mang tính thụ
động. Kỹ năng ngược lại là phản ứng có ý thức và hoàn toàn mang tính chủ động.
4.2.Một số kỹ năng của nhân viên công tác xã hội
-Kỹ năng lắng nghe tích cực.
Kỹ năng lắng nghe tích cực đề cập đến mộtvtiêan trình bao gồm nghe chăm chú
những gì thân chủ nói; quan sát các điệu bộ, cử chỉ không lòi của họ; khuyến khích họ
tự bộc lộ một cách đầy đủ và ghi nhớ những gì thân chủ tâm sự bà trao đổi với chúng
ta. Nghe tích cực là việc người nhân viên xã hội chú tâm vào lắng nghe những lời nói,



biểu hiện và trạng thái cảm xúc của đối tượng và phản hồi lại những gì mình đã nghe
được trong khi tiếp xúc với đối tượng. Những phản hồi của nhân viên xã hội trong
nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời, chẳng hạn như giao tiếp
bằng mắt, cơ thể, và lời nói mà chứa đựng sự thấu cảm, tôn trọng, ấm áp, tin tưởng,
chân thành và chân thật.
- Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là "khả năng quan sát các hành vi,cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...để
nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu
nhập thông tin, so sánh chúng với thông tin ngôn ngữ để khẳng định tính sát thực của
thông tin và hiểu chính xác đối tượng". Như vậy, quan sát là chú ý đến những đặc điểm
của người, vật hay tình huống trong bối cảnh của công tác xã hội cá nhân, ục đích của
quan sát là sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu đối tượng và hoàn cảnh của
đối tượng. Thông qua quan sát nhân viên xã hội có thể hiểu những hành vi bằng lời
hoặc không lời của đối tượng.
- Kỹ năng thấu cảm
Thấu cảm là khả năng hiểu được đối tượng đang cảm nghĩ gì, nói gì - hiểu như
chính họ hiểu - đặt mình vào vị trí và hoàn cảng của họ, đi vào thế giới của họ và
truyền đạt lại cho họ là mình đang hiểu họ , quan điểm của họ đang được chú ý và
chấp nhận.
- Kỹ năng tham vấn
Là một quá trình trợ giúp tâm lí, trong đoa nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ
năng chuyên môn và thai độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực
với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề thay đổi cảm xúc, suy
nghĩ, hành vi và tìm kiếm giải pháp chp vấn đề của mình.
-Kỹ năng xử lý khủng hoảng
Căng thẳng là một trạng thái cảm xúc đi cùng sự lo lắng hoặc sợ hãi. Stress là
mọt trạng thái đòi hỏi cá nhân phải thích nghi, đối phó hoặc tự điều chỉnh. Khủng
hoảng là mọt trạng thái sốc tinh thần do một chuỗi những sự kiện bất thường gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân cảm

thấy mất cân bằng, căng thẳng vài người giảm sút các hoạt động chức năng vốn có.
5.Vai trò của nhân viên công tác xã hội
5.1.Vai trò


Vai trò của cá nhân như là một vai diễn là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân
ấy phải đảm trách trước xã hội. Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực,
hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
5.2.Vai trò của nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động
trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị
các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng
giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận
được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với
môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực
tiễn”. (Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế -IFSW)
- Nhân viên công tác xã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ những nền tảng
kiến thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu
chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội (DuBois and Miley, 2005: 5)
Trình độ tối thiểu quy định đối với nhân viên công tác xã hội ở những nước có
nghề CTXH phát triển như ở Mỹ, Anh, Canađa, Australia, Philipine, v.v là phải tốt
nghiệp đại học. Bên cạnh đó, để được hành nghề, nhân viên công tác xã hội cần đăng
ký và ở một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành nghề CTXH rồi mới được hành
nghề. Những người tham gia hoạt động CTXH chưa có bằng quy chuẩn được gọi là
nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp (para-professional) hoặc là những cộng tác viên.
* Nhân viên CTXH có một số vai trò sau đây:
+ Vai trò là người vận động nguồn lực trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, cộng
đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề.
+ Vai trò là người kết nối - khai thác, giới thiệu thân chủ tiếp cận tới các dịch vụ,

chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng.
+ Vai trò là người biện hộ/vận động chính sách giúp bảo vệ quyền lợi cho đối
tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong
những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà họ là đối tượng được
hưởng.
+ Vai trò là người giáo dục cung cấp kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực cho cá
nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu


biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn
lực cho vấn đề cần giải quyết.
+ Vai trò là người tham vấn giúp cho những đối tượng có khó khăn về tâm lý,
tình cảm và xã hội vượt qua được sự căng thẳng, khủng hoảng duy trì hành vi tích cực
đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp đối tượng như trực tiếp cung cấp dịch
vụ chăm sóc đối tượng yếu thế.
+ Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ sở
nhu cầu của cộng đồng đã cộng đồng được xác định, nhân viên công tác xã hội giúp
cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm
năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
+ Vai trò người tạo sự thay đổi về đời sống cũng như tư duy của người yếu thế và
người dân trong cộng đồng nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống.
+ Vai trò là người nhà đào tạo, nghiên cứu và quản lý hành chính giúp đào tạo thế
hệ nhân viên CTXH, đưa ra những nghiên cứu lý luận và xây dựng mô hình giúp đỡ
đối tượng và quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế
hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
II.Một số lý thuyết, phương pháp và kỹ năng quan trọng trong làm việc với trẻ
em bị nhiễm HIV
1.Một số thuyết
1.1. Thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống trong CTXH ứng dụng các khái niệm về hệ thống nói chung
coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống có thể bao gồm các hệ
thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn; các hệ thống có thể trao đổi với nhau
(hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng); một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản
phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biến động. Lý thuyết hệ
thống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội (đối lập lại với tư vấn và CTXH trường
hợp), song lại được sử dụng để làm việc với các cá thể, quan tâm chính của nó là làm
thể nào các cá thể sống có hành vi phù hợp với xã hội (khác với lý thuyết cấp tiến).
Quan niệm của lý thuyết hệ thống trong CTXH có lý luận riêng cho thực hành CTXH
hệ thống. Lý thuyết hệ thống trong CTXH đặc biết quan trọng cho lý thuyết trị liêu gia
đình (family therapy).


• Can thiệp theo thuyết hệ thống:
Thay đổi cấu trúc chức năng của gia đình theo tình huống tích cực
- Không tìm nguyên nhân vấn đề là lổi do ai
- Chỉ chú ý đến hiện tại và tương lai
- Mỗi thành viên trong gia đình thay đổi sẽ kéo theo cả một hệ thống thay đổi
- Phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề của gia đình
1.2 Thuyết nhu cầu của Maslow
Theo Maslow, để tồn tại con người cần phải đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản
cần cho sự sống như ăn, mặc, ở và chăm sóc y tế… ; để phát triền con người cần được
đáp ứng các nhu cầu cao hơn: Nhu cầu được an toàn, được thuộc vè một nhóm, nhu
cầu được tôn trọng, nhu cầu dược hoàn thiện. Thuyết này nêu ra, con người cần được
đáp ứng các nhu cầu cấp thấp hơn trước khi nảy sinh ra những nhu cầu bậc cao hơn.
Theo đó Maslow chia nhu cầu thành 5 thang bậc từ thấp đến cao:
- Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như
nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản
nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu
cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ

thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông
quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để
duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
- Nhu cầu về an toàn : An toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có
lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Đây là những nhu cầu khá
cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ
sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của
mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực
hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các
quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
- Nhu cầu thuộc về một nhóm: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần
nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nội dung của nhu cầu này phong
phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa
nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng
thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng


thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và
được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người
trong quá trình phát triển của nhân loại.
- Nhu cầu được tôn trọng : Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng
và được người khác tôn trọng.
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực,
có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự
hoàn thiện.
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được
thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi
trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt
công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với
mỗi con người.

- Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của
một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội dung nhu
cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm
mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng
của cá nhân.
1.3.Lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH
Thuyết hệ thống sinh thái cho rằng con người chủ động tham gia vào quá trình
phát triển và môi trường của họ luôn luôn thay đổi, bản thân thay đổi. Giải thích con
người bằng cách mô tả các khía cạnh của cá nhân môi trường.Cách thức, con người
thuyết sinh thái nhận thức về kinh nghiệm sống sẽ ảnh hưởng đến an sinh.Thuyết sinh
thái nhấn mạnh đến môi trường cuộc sống, những tương tác của môi trường, vật chất
đã ảnh hưởng đến con người ra sao.
-4 cấp độ thuyết hệ thống sinh thái:
+Hệ thống vi mô
+ Hệ thống trung mô
+ Hệ thống ngoài ( exosystem)
+ Hệ thống vĩ mô (macrosystem)


Thuyết hệ thống sinh thái khi can thiệp ở một mức độ hay môi trường sống của
thân chủ thì sẽ tạo ra một hiệu ứng gợn sóng làm nâng cao giá trị thân chủ, học tập tiến
triển tốt hơn học tập giỏi hơn cá giá trị hơ có động lực, ý chí hơn
-Môi trường( cấp độ trung mô, vĩ mô):
+ Giúp gia đình tiếp cận tài nguyên dịch vụ sức khỏe
+ Một khi hoàn cảnh gia đình được cải thiện thì tương quan gia đình sẽ tốt hơn
+Tác động tích cực đến sức khỏe thể lý và tâm thần của thân chủ
+Cải thiện việc học, thân chủ có thể cảm thấy tự tin hơn.
2.Một số phương pháp tiếp cận
2.1. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

Phương pháp tiếp cận trẻ em bị nhiễm HIV dựa trên quyền con người là phương
pháp tiếp cận trong đó dành sự quan tâm như nhau giữa một bên là nội dung hoạt động
và bên kia là cách thức thực hiện các hoạt động đó. Cùng hướng tới đạt được những
mục tiêu giống như các chương trình phát triển khác hiện đang được sử dụng (thí dụ
như Các mục tiêu Thiên niên kỷ) nhưng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền
con người khác biệt ở chỗ không chỉ quan tâm tới việc đạt được mục tiêu mà còn quan
tâm thích đáng tới quy trình, cách thức được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đó.
Pháp lệnh Phòng chống Virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
AIDS và Nghị đinh số 34/CP ngày 1/6,1996 của chính phủ hướng dẫn thi hành pháp
lệnh người bị nhiễm HIV/AIDS có các quyềnnhư sau:
Trẻ em bị nhiễm bị nhiễm HIV/AIDS cũng thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt 2016 vì vậy nhóm trẻ em này có quyền được hưởng 24 quyền trong luật trẻ em
2016. Trong đó nhóm em xin được phân tích những quyền có ý nghĩa quan trọng đối
với nhóm trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.
- Quyền được khám chữa bệnh: Đây là một quyền rất quan trọng và cần thiết.
Điều 20, Pháp lệnh qui định: "Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm chăm sóc
bệnh nhân AIDS… Người bị nhiễm HIV/AIDS mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội
thuộc chuyên khoa nào thì được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa
riêng ". Về vấn đề này, điều 7, Nghị định 34/CP quy định cụ thể như sau: "Người bị
nhiễm HIV/AIDS khi mắc bệnh nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm
miễn dịch, được điều trị tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Các cơ sở Y tế của Nhà nước
có trách nhiệm nhận người bệnh AIDS vào điều trị, không được từ chối hoặc phân biệt


đối xử với bất kỳ trường hợp nào". Điều 11, Pháp lệnh còn quy định "Mọi người trong
gia đình của người bị nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm cùng xã hội chăm sóc sức
khỏe, động viên tinh thần người bị nhiễm HIV/AIDS để họ được hòa nhập trọng gia
đình và cộng đồng"
- Quyền được giữ bí mật: Đây cũng là một quyền quan trọng đối với trẻ em bị
nhiễm HIV/AIDS vì quyền này đảm bảo cho họ không bị xa lánh, phân biệt đối xử

hoặc bị kỳ thị… Điều 18 quy định: "cán bộ xét nghiệm và các cơ sở xét nghiệm của
nghành y tế có trách nhiệm giữ bí mật tên, tuổi, địa chỉ của người đến xét nghiệm phát
hiện nhiễm HIV/AIDS. Chỉ người có trách nhiệm của cơ sở Y tế mới được quyền
thông báo kết quả xét nghiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS cho vợ, chồng hoặc
người thân trong gia đình của người đó và cho cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm
trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS. Nghiêm cấm việc đưa thông
tin công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV/AIDS, trừ trường
hợp được sự đồng ý của người đó".
- Quyền không bị phân biệt, đối xử: Quyền này được quy định tại điều 4 của
Pháp lệnh: "Người bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực
hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng theo
quy định của Pháp luật". Nội dung quy định này thể hiện cụ thể nguyên tắc mọi công
dân đều bình đẳng.
- Quyền tự do đi lại: Điều 68, Hiến pháp năm 1992, quy định: "Công dân có
quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về
nước theo quy đinh của Pháp luật ". Trên cơ sở đó, pháp luật hiện hành về phòng,
chống AIDS cũng không có quy định nào về hạn chế cư trú, đi lại đối với người bị
nhiễm HIV/AIDS. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS có quyền sống chung với gia đình,
cộng đồng. Đối với người nước ngoài bị nhiễm HIV/AIDS khi nhập cảnh vào Việt
Nam, theo quy định tại điều 19 là chỉ phải khai báo tình trạng nhiễm HIV/AIDS của
mình mà thôi.
- Quyền về quyết định xét nghiệm HIV/AIDS: Mặc dù Pháp lệnh không quy định
rõ vấn đề này, nhưng qua các quy định của Pháp lệnh có thể thấy: hiện nay, việc xét
nghiệm HIV/AIDS là tự nguyện. Điều 14 và 17 quy định xét nghiệm bắt buộc đối với
các trường hợp cho máu, tinh dịch, cho mô hoặc một bộ phận cơ thể con người hoặc
trường hợp tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, người có trách nhiệm của cơ sở y tế có


quyền quyết định việc xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với những người có
nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.

2.2. Phương pháp tiếp cận dựa trên sức mạnh
Là phương pháp khi nhân viên công tác xã hội làm việc với thân chủ khám phá
được nội tại của trẻ bị xâm hại tình dục từ đó phát huy nội tại đó
Quyết định thế mạnh được đặc trưng bởi thế mạnh, năng lực hay khả năng.
Không ai biết chắc chắn năng lực của một người để phát triển. Mọi người xung quanh
đều chứa đựng những nguồn tài nguyên có sẵn và có thể huy động nếu họ có thể sẵn
sàng.
Khám phá thế mạnh đòi hỏi là một quá trình: tìm hiểu, hợp tác giữa trẻ nhiễm
HIV và người trợ giúp
Khi tập trung vào thế mạnh nhân viên xã hội tránh đổ lỗi và phán xét trẻ để trẻ có
thể phát huy hết năng lực của bản thân
2.3. phương pháp tiếp cận dựa trên khả năng phục hồi
Khả năng phục hồi: Là khả năng vượt qua những khó khăn, rào cản và rào cản
chịu đựng sau khi trải qua những trải nghiệm tiêu cực (như em A bị khủng hoảng tâm
lý phát hiện mình bị nhiễm HIV…)
Niềm tin: tin trẻ bị nhiễm HIV có những trải nghiệm vượt qua khó khăn và họ có
khả năng phục hồi
Nhân viên xã hội xác định các yếu tố phòng ngừa , giảm rủi ro thông qua cách
khắc phục khả năng phục hồi của các đối tượng đấy
Yếu tố bảo vệ có thể là phương pháp bên trong hoặc bên ngoài giúp cải thiện
nguy cơ, bao gồm sự nỗ lực của cả ba hệ thống vi mô, trung mô, vĩ mô
2.4. Phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu
Nhân viên xã hội làm việc với trẻ em trẻ bị nhiễm HIV chú ý nhu cầu của thân
chủ có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh. Cần xác định rõ nhu cầu để hỗ trợ cho
thân chủ. Nhưng không phải nhu cầu nào cũng có thể đáp ứng được hết mà cần có sự
lựa chọn phù hợp.
Mỗi cá nhân đều có những nhu cầu cần đáp ứng khi đến với nhân viên xã hội.
Các nhu cầu đều liên quan đến thuyết nhu cầu của Maslow hoặc các giai đoạn phát
triển. Tùy vào từng trường hợp nhân viên xã hội xác định được nhu cầu của thân chủ
nhu cầu ưu tiên nhu cầu lâu dài.



2.5.Phương pháp tiếp cận dựa trên giải pháp
Phương pháp tiếp cận tập trung vào giải pháp được xem là hậu hiện đại vì nó dựa
trên tiền đề xây dựng xã hội mà mọi người xây dựng thực tế của mình và biết các giải
pháp cho các vấn đề của họ. Các nguyên tắc mà phương pháp tiếp cận tập trung vào
giải pháp undergird nhấn mạnh đến năng lực, sức mạnh và khả năng. Trọng tâm là tạo
ra các giải pháp chứ không phải là kiểm tra các vấn đề.
Mỗi trẻ bị nhiễm HIV đều có những tiềm năng nội hay ngoại lực để có các
phương pháp giải quyết khác nhau.Từ đó các em dùng các giải pháp đó để giải quyết
các vấn đề của mình.
3. Một số kỹ năng quan trọng khi làm việc với trẻ em bị nhiễm HIV
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe khi giao tiếp với trẻ bị nhiễm HIV là lắng nghe tích cực với sự tập
trung chú ý cao độ để nghe và hiểu trẻ. Lắng nghe trẻ không chỉ bằng tai, mà còn bằng
mắt và cả bằng tâm. Đây là cách giao tiếp của nhà tham vấn hiệu quả nhất đối với trẻ
bị nhiễm HIV
Lắng nghe tích cực thể hiện ở:
- Tư thế hướng về phía trẻ
- Chú ý, quan sát mọi cử chỉ hành vi và thái độ của trẻ…
- Kiên nhẫn với những câu hỏi, sự phản kháng im lặng của trẻ.
- Tập trung tư tưởng, không phân tán, suy nghĩ về điều khác khi nói chuyện với
trẻ.
- Đặt mình vào trẻ để cảm nhận chính xác những cảm xúc đang diễn ra trong trẻ,
những điều trẻ đang nghĩ trong tâm trí.
- Đưa ra những phản hồi ngắn gọn như bằng cái gật đầu, câu nói đáp lại ngắn gọn
...
- Im lặng để nghe trẻ nói và chia sẻ
Kỹ năng hỏi
Hỏi trẻ được xem như là thu thập, sáng tỏ thông tin, hỏi còn được xem như công

cụ để giúp trẻ tự nhận thức cảm xúc, suy nghĩ hành vi cũng như tiềm năng của bản
thân. Hỏi cũng là cách thức giúp nhân viên xã hội và trẻ sáng tỏ về những mong muốn,
dự định hướng đi. Nói một cách ngắn gọn, hỏi trong tham vấn để tỏ tường về các khía


cạnh, để khơi dậy, để khám phá và để trẻ suy xét cho thay đổi cảm xúc, thái độ và hành
vi và tự tin để giao tiếp, để sống tích cực.
Việc đưa ra các câu hỏi phù hợp, hợp lý cũng là một kỹ thuật đòi hỏi các nhà
tham vấn cần phải có đảm bảo cho việc khai thác thông tin có hiệu quả, đặc biệt trong
tham vấn trẻ, các câu hỏi đặt ra cần rõ ràng ngắn gọn và cụ thể.
Kỹ năng thấu hiểu
Khái niệm
Thấu hiểu là khả năng hiểu được người mà họ đang cảm nghĩ gì, nói gì- hiểu như
chính trẻ, hiểu- đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ, đi vào thế giới của họ và
truyền đạt lại cho họ là mình đang hiểu họ và họ đang được hiểu, những cảm xúc, suy
nghĩ của trẻ đang được chú ý và chấp nhận. Nhân viên xã hội có thể sử dụng thấu hiểu
để chuyển tải lại những cảm xúc của trẻ vừa thể hiện sự hiểu trẻ vừa kiểm tra sự hiểu
trẻ của nhân viên xã hội
Thấu hiểu thể hiện ở khả năng hiểu tâm trạng, cảm xúc của trẻ:
- Hiểu được trẻ đang nghĩ gì, cảm gì và muốn nói gì.
- Thể hiện được hiểu đó của mình qua hành vi, cử chỉ, nét mặt điệu bộ, lời nói...
Thấu hiểu thể hiện ở khả năng chuyển cảm xúc của trẻ thành ngôn từ, khả năng
mô phỏng những cảm xúc của trẻ mà nhà tham vấn/cán bộ xã hội những gì nghe thấy,
quan sát thấy, cảm nhận thấy từ ở trẻ thành các câu nói diễn đạt các cảm xúc đó.
Kỹ năng phản hồi
Phản hồi là phản chiếu lại những hành vi suy nghĩ cảm xúc của trẻ bằng những
hành vi, điệu bộ, lời nói của nhân viên xã hội, làm cho trẻ hiểu được, thấy được hành
vi mà trẻ vừa thực hiện, cảm xúc của vừa thể hiện, suy nghĩ mà trẻ vừa nói ra. Phản
hồi cũng là cách thể hiện sự thấu hiểu và khích lệ sự hợp tác của trẻ và gia đình trẻ.
Mục đích của phản hồi:

- Để có được thông tin chính xác về trẻ.
- Tạo lập mối quan hệ (bày tỏ sự thấu cảm, tôn trọng, lắng nghe…)
- Giúp trẻ nhận biết và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
III.Một số vấn đề khái quát về trẻ em bị nhiễm HIV
1.Đặc điểm tâm sinh lý
1.1Đặc điểm tâm lý của trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS do lây truyền từ mẹ sang con


- Ngay từ khi mới sinh ra trẻ bị nhiễm đã thiếu mối quan hệ gắn bó mẹ - con, trẻ
không được ôm ấp âu yếm, vỗ về nựng nịu bằng tình yêu thương của người mẹ nên trẻ
dễ có cảm giác không tin tưởng, hẫng hụt, sợ hãi. Những người chăm sóc thay thế cha
mẹ trẻ do lo sợ bị lây nhiễm, thiếu tình yêu thương thực sự với trẻ cũng dễ có những
hành động né tránh, chỉ tiếp xúc khi cần thiết…điều này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt
đến tâm lý của trẻ. Trẻ cảm thấy cô độc, sợ hãi, mặc cảm, một số trẻ rơi vào trạng thái
trầm uất, thậm chí đã tự tử.
Trong thực tế tại các trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em đã có rất nhiều nhân
viên xã hội thực lòng yêu thương và chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV như con mình. Các chị
đã ôm ấp, vỗ về âu yếm trẻ, bón cơm, tắm rửa…cho các em bằng cả tình thương của
người mẹ mặc dù nguy cơ lây nhiễm rất cao..
- Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ nhiễm HIV có khả năng nhận thức về bản thân thông
qua sự đánh giá và cư xử của những người xung quanh. Thái độ ái ngại, xa lánh của
bạn bè, người xung quanh khiến trẻ cảm thấy bị coi khinh. Trẻ dần mất hứng thú trong
học tập, mất động lực chiến đấu với bệnh tật, không muốn phấn đâu thành người tốt vì
mất niềm tin vào cuộc sống. Từ đó trẻ tỏ ra hung tính hay tức giận, gây hấn với người
khác. Những hành vi gây hấn này là do trẻ cảm thấy xấu hổ và bị tổn thương muốn trả
thù, muốn lôi kéo sự chú ý về mình vì trẻ cho là mình không có giá trị. Một số trẻ thì
ngược lại sống khép mình, mặc cảm, buồn bã, cô đơn.
- Trong nhiều cộng đồng, do sự kỳ thị mà trẻ cảm thất và tự kỳ thị trẻ có HIV khó
có thể đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi học tập với trẻ khác. Điều này làm cản
trở sự phát triển của trẻ, hạn chế sự tham gia của trẻ vào đời sống xã hội. Hầu hết các

phụ huynh và con em của những người không có HIV thường phàn nàn, tạo áp lực với
giáo viên, hiệu trưởng rằng họ không muốn cho con họ học cùng, ngồi cùng với các
cháu có HIV, không muốn con họ ăn cùng, chơi chung đồ chơi…với trẻ này. Họ sợ trẻ
chạm vào nhau, ngậm đồ vật chung…Các phụ huynh đưa ra đủ lý do để từ chối sự
tham gia của trẻ có HIV trong các hoạt động chung.
Bị cộng đồng xa lánh, thậm chí bị chính cả những người thân trong gia đình, họ
hang ghẻ lạnh và cả việc chứng kiến sự ra đi của bố mẹ, trẻ có HIV càng thấy mình
đơn độc, bị cô lập, không còn niềm tin.
1.2.Đặc điểm tâm lý của trẻ trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV/AIDS do mắc phải
+ Sau sốc, choáng người nhiễm HIV rơi vào trạng thái từ chối, phủ nhận thông
tin bị nhiễm: “Bác sĩ nhầm rồi”, “Không thể như thế được”, “Tôi vẫn khoẻ mạnh cơ
mà”. Sau đó họ chuyển sang giai đoạn cảm xúc tiếp theo là tự xỉ vả bản thân, mặc cảm


tội lỗi, ân hận. Một số người giấu bệnh làm cho bệnh tình ngày càng nặng hơn, một số
khác căm hận kẻ đã truyền bệnh cho mình và có hành vi trả thù đời, họ sẵn sàng truyền
bệnh cho người khác
* Lo sợ:
+ Cảm giác sợ hãi bao trùm cuộc sống của họ. Họ sợ đau đớn do căn bệnh mang
lại đặc biệt ở giai đoạn AIDS. Sợ chết, nhất là họ đang có nhiều ước mơ hoài bão.
+ Họ sợ không có cơ hội học tập, học nghề để có việc làm. Nguy cơ không có
việc làm sẽ gây nhiều khó khăn trong trang trải cho cuộc sống và bệnh tật.
+ Họ sợ bị người thân ghét bỏ, xa lánh, xua đuổi.
+ Họ sợ ảnh hưởng đến cha mẹ, người thân. Sợ hạnh phúc gia đình sẽ bị tan vỡ
nếu để lộ bệnh.
* Mặc cảm:
Cảm giác buồn day dứt khi thấy mình không được như mọi người. Trong bối
cảnh lây lan HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay, người nhiễm vẫn tập chung chủ yếu ở
nhóm nghiện chích và mại dâm. Do vậy khi nói đến bệnh HIV mọi người thường liên
tưởng đến những người sống buông thả, truỵ lạc. Cách nghĩ đó đã khiến mọi người

không muốn tiếp xúc với người có HIV. Điều này khiến người có HIVrất mặc cảm. Do
mặc cảm và để tránh dư luận họ giấu bệnh, muốn lánh mình bỏ trốn đi xứ khác…
- Tất cả các cảm xúc tiêu cực đó làm cho người bị nhiễm HIV rơi vào trạng thái
cô đơn, buồn bã, thu mình và không muốn giao tiếp. Họ luôn có cảm giác mọi người
đang bàn luận về họ. Họ cảm thấy mình không xứng đáng với gia đình, bạn bè, người
thân, đôi khi còn ý nghĩ muốn tự tử. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu
đến tâm trạng, sức khoẻ của người bị nhiễm HIV. Người nhiễm HIV cần sự giúp đỡ,
cảm thông, chia sẻ của gia đình, cộng đồng, xã hội. Họ cần được giúp để sống tích
cực, hữu ích và có ý nghĩa để hoà nhập vào cuộc sống.
* Chấp nhận tình trạng bệnh và sống tích cực.
Nếu được sự quan tâm trợ giúp, người có HIV sẽ dần lấy lại cân bằng về tâm
trạng. Họ chấp nhận tình trạng bệnh và muốn tìm cách sống tích cực. Họ bắt đầu tìm
kiếm thông tin để chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ. Họ muốn làm điều có ích cho gia
đình, xã hội và hy vọng về việc kéo dài sự sống, về thuốc điều trị khỏi bệnh.
2.Cách nhận biết


Ở thể trạng này, bệnh nhân có nhiều đợt nhiễm trùng tái nhiễm trong năm như
bệnh : Nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng xương khớp hoặc
áp-xe một cơ quan nội tạng nào, khoang bụng (bao gồm viêm tai giữa, da niêm mạc,
nhiễm trùng do đặt catheter tĩnh mạch); Bệnh lý não (xuất hiện và bệnh tiến triển sau 2
tháng với : Chậm phát triển thần kinh, đầu nhỏ theo dõi bằng đo vòng đầu, rối loạn các
phản xạ thần kinh và bị liệt).
Các loại bệnh do nấm như nhiễm nấm Candida ở thực quản và phổi; Bệnh do
nấm Coccidiomycosis tăng trưỡng ở phổi, hạch bạch huyết ở cổ, rốn phổi;
Cryptosporidiosis hoặc isospsoriasis với ỉa chảy kéo dài trên hơn 1 tháng; Bệnh
do cytomegalovirus xuất hiện sau 1 tháng tuổi (có biểu hiện ở gan, lách, hạch); Nhiễm
nấm Histoplasmo tăng trưỡng ở phổi, hạch rốn phổi hoặc những hạch cổ .
Bệnh Herpes simplex với các biểu hiện lở loét da niêm mạc kéo dài trên 30 ngày,
hoặc bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm thực quản xẩy ra bất kỳ lúc nào sau khi bé

được 1 tháng tuổi .
Ung thư bạc huyết Lymphoma, tiên phát, ở não; Lymphoma Burkit, lymphoma tế
bào B.
Nhiễm bệnh lao lan tỏa, lao ngoài phổi ; Bị nhiễm khuẩn Mycobacterium không
gây lao lan tỏa (biểu hiện ở phổi, da, hạch rốn phổi, hạch cổ); Viêm phổi do nhiễm
pneumocystis carinii.
Ngoài ra đây là Hội chứng gầy mòn không có bệnh kèm theo ngoài nhiễm HIV
bao gồm các dấu hiệu như : sụt cân kéo dài hơn 10% trọng lượng chuẩn, giảm lượng
cân nặng ở trẻ trên 1 tuổi so với trọng lượng tiêu chuẩn, (khi mà đường biểu diễn cân
nặng của bệnh nhi đi xuống và cắt ít nhất vào hai đường biểu diễn percentile).
IV.Một số chương trình, chính sách, mô hình trợ giúp trẻ bị nhiễm HIV
1.Bối cảnh chung
1.1Bối cảnh thế giới
Hiện nay, Châu Á Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV cao thứ hai trên thế
giới (chiếm 21% số người có HIV trên thế giới bao gồm cả Trung Quốc và Ấn độ) và
con số này còn gia tăng theo xu hướng chung của toàn thế giới. Đông Á có tỉ lệ lây
truyền HIV cao nhất thế giới, tới 24% trong riêng năm 2004. Vào cuối năm 2005, ước
tính có khoảng 450,000 trẻ em ở Đông Á và Thái Bình Dương bị mồ côi cha mẹ do
AIDS, và cũng có khoảng ít nhất từng đó em phải sống với cha mẹ bị ốm đau quanh


năm. Khoảng 31,000 em bị nhiễm HIV, trong đó gần 11,000 em mới bị nhiễm năm
2005. Ước tính có hàng triệu em có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hoặc bị kỳ thị, phân
biệt đối xử hoặc vị nghèo đói do các em sống với người bị nhiễm hoặc sống trong các
gia đình bị ảnh hưởng bời HIV/AIDS. Ngăn ngừa Kiến thức về HIV và AIDS ở Đông
Á và Thái Bình Dương thấp ở mức báo động. Hơn hai thập kỷ sau khi ca nhiễm HIV
đầu tiên được phát hiện ở Philipine, cuộc điều tra gần đây cho thấy 83% thanh niên
Philipine cho rằng mình đã miễn dịch với HIV. Ở Inđônêxia, 61% trẻ em gái tuổi từ 15
đến 19 biết về AIDS nhưng không biết không biết chắc phải tự bảo vệ mình khỏi
nhiễm HIV như thế nào. Một cuộc điều tra ở Trung Quốc đã cho thấy 50% của 2500

trẻ em gái tuổi từ 15-20 khong thể kể tên một cách nào để tự bảo vệ mình khỏi bị
nhiễm HIV. Ở Việt Nam và Căm-pu-chia, gần 40% phụ nữ trẻ tham gia điều tra tin
rằng một người trông khỏe mạnh thì không thể mắc AIDS. Đã có những cố gắng để
lồng ghép việc giáo dục về AIDS vào trong các trường trung học và 64% học sinh
trung học ở Nam và Đông Nam Á và 33% ở Tây Thái Bình Dương đã được giáo dục
về AIDS trong trường học nhưng tác dụng của chương trình giáo dục này trong việc
thay đổi hành vi chưa được biết đến và còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để chương
trình giáo dục này đến được với tất cả trẻ em..Các thông tin này được trích từ báo cáo
của UNAIDS: Tăng cường hành động về AIDS ở Châu Á và Thái Bình Dương
(Scaled-up response to AIDS in Asia and the Pacific) 2005 và Báo cáo trù bị cho Hội
nghị tư vấn khu vực về trẻ em và AIDS.
1.2.Bối cảnh trong nước
Ở Việt Nam trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990 . Tính
đến hết tháng 5-2004, toàn quốc đã có 81.206 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có
12.684 trường hợp đã chuyển sang AIDS và 7.208 trường hợp tử vong. Dịch đã lan
rộng khắp các tỉnh, thành phố cả nước, gần 100% số quận huyện có ngườI nhiễm
HIV/AIDS. Tính đến cuối năm 2001 cả nước có 112 trẻ em nhiễm HIV được phát hiện
, chủ yếu là lây qua đường mẹ.
Ước tính đến năm 2005 cả nước có khoảng 250.000 người nhiễm HIV. Song song
với số lượng này, tỷ lệ người mắc và chết do AIDS cũng sẽ tăng cao, số trẻ em nhiễm
HIV cũng tăng lên con số hàng nghìn
1.3. Một số chương trình, chính sách trợ giúp trẻ bị nhiễm HIV


Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản chỉ đạo các
cấp các ngành, các địa phương. Đồng thời ban hành các văn bản pháp luật liên quan
đến công tác phòng, chống HIV/AIDS :
Chỉ thị số 52/1995 của Ban Bí thư trung ương đảng; Chỉ thị số 54/2005 của Ban
Bí Thư Trung Ương Đảng; Chỉ thị số 02/2003 CT-TTG ngày 24/2/2003 của TTCP về
Chính Phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS...

Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Ban khoa giáo Trung ương tổ chức nhiều cuộc
hội thảo về: Chống kỳ thị phân biệt đối xử với HIV, Quản lý, chăm sóc, điều trị người
nhiễm HIV/AIDS, Điều trị thay thế nghiện ma túy, giảm lây truyền HIV...
Trong khi nhiều quốc gia chưa có khung bảo vệ về mặt pháp lý một cách toàn
diện cho trẻ em, và cho riêng trẻ em bị nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thì
Việt Nam đã xây dung được khung pháp lý toàn diện cho trẻ em bao gồm cả trẻ em bị
nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng đã thể chế
hóa bằng các văn bản, các chính sách cụ thể nhằm thực hiện công tác này. Cụ thể như
sau:
- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc Hội thông qua ngày
15/6/2004 ( trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật năm 1991)
Tại điều 53 đã chỉ rõ: Trẻ em nhiễm HIV?AIDS không phân biệt đối xử; Được
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở
trợ giúp trẻ em
- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
(HIV/AIDS) được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006, Luật cung cấp sự bảo vệ về
mặt pháp lý quan trong cho một số quyền cơ bản của những người bị nhiễm HIV, là
công cụ tích cực trong viẹc chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm.
Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006 (Một số điều bổ sung) đã quy định: Những
người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền nhận được sự trợ giúp miễn phí hoàn toàn về mặt
pháp lý và hỗ trợ pháp lý. Tuy nhiên, trong Luật phòng chống HIV/AIDS chưa có
chương dành riêng cho trẻ em
- Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê chuẩn
“Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và tầm
nhìn đến năm 2020”


- Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/03/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Quyết định đề ra mục tiêu : Khống chế tỷ lệ nhiễm

HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau 2010,
giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- QĐ số 65/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án “ Chăm sóc trẻ em không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa họcvà trẻ
em nhiễm HIV/ADIS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”
- Nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách
trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, nêu rõ:
Đối với trẻ em chăm sóc tại cộng đồng
Khoản 1 điều 4 Trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo. Người đơn thân
thuộc hộ nghèo đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên bị nhiễm HIVđược trợ cấp hàng
tháng 180.000đ . Người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị
nhiễm HIVđược trợ cấp hàng tháng 240.000đ . Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ
côi, bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi trở lên bị
nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp hàng tháng 300.000đ Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ
em mồ côi, bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị nhiễm HIV/AIDS dưới 18 tháng tuổi bị
nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp hàng tháng 360.000đ
Đối với trẻ em chăm sóc tại các trung tâm
Ngoài các khoản trợ cấp bằng tiền hàng tháng trẻ em còn được hưởng các khoản
khác như trang bị đồ dùng sinh hoạt cá nhân, sách vở đò dùng học tập...được cấp tiền
mua thuốc chữa bệnh thông thường và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội 150.000đ/n
- Quyết định số 120/2008/QĐTTg ngày 29/08/2008 về việc quy định
điều kiện xác nhận người bị phơi nhiễm với HIV/AIDS, bị nhiễm HIV do tai nạn
rủi ro nghề nghiệp QĐ nêu rõ những người làm việc trong các cở sở cai nghiện, trung
tâm Bảo trợ, lực lượng vũ trang, y tế...dễ bị phơi nhiễm hoặc tai nạn nghề nghiệp, theo
đó các cơ quan có trách nhiệm phải cấp giấy chứng nhận phơi nhiễm với HIV hoặc
giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp.
- Nghị định số 45/2005/CP qui định về xử phạt trong phòng chống HIV/AIDS
đối với các hành vi vi phạm như



. Tiết lộ bí mật về xét nghiệm, về giữ bí mật tuổi, hình ảnh của người nhiễm, đưa
tin lên thông tin đại chung, từ chối chữa bệnh,;
Các vi phạm về xét nghiệm và thông báo kết quả xét nghiệm; . . Các vi phạm do
các cơ sở sản xuất, kinh doanh không cung cấp thông tin về dự phòng lây nhiêm HIV
cho người lao động, sa thải người LĐ do họ bị nhiễm HIV...
Nhìn chung Luật pháp và chính sách của Việt Nam đã nhất quán với các hướng
dẫn mang tính Quốc tế về quyền trẻ em. Tuy nhiên, trong những năm qua, các can
thiệp của các cơ quan chức năng mới tập trung quan tâm đến đối tượng là trẻ em bị
nhiễm HIV/AISD, số trẻ tuy xét nghiệm kết quả âm tính nhưng đang sống chung với
cha, mẹ là người nhiễm HIVhoặc có nguy cơ cao chưa được nêu rõ trong các văn bản.
Trong “Lời kêu gọi hành động Hà Nội vì trẻ em và HIV/AIDS”đã kêu gọi các
Chính phủ các Quốc gia xây dựng các mục tiêu cụ thể của quốc gia và đánh giá về
Luật pháp chính sách và định hướng quốc gia đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ
em dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Để đáp ứng cam kết của Quốc tế và
giải quyết những tồn tại trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS . Ngày 17/10/2008 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có tờ trình số
55/TTr-BLĐTBXH gửi Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành phê duyệt Kế hoạch
hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020.
1.4.Mô hình chăm sóc hỗ trợ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS
Theo đánh giá của Uỷ ban Dân số Gia đình và trẻ em và Liên minh các tổ chức
cứu trợ trẻ em về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thì tình trạng trẻ em mồ côi do
HIV có những điểm khác biệt : Có 59% trẻ em sống với 1 hoặc cả 2 bố mẹ ; 27% sống
với ông bà - Như vậy có thể bố mẹ, người thân không có khả năng hoặc không sẵn
lòng chăm sóc (Bỏ rơi trẻ) vì vậy việc trẻ sống tại cộng đồng ( Mô hình thay thế theo
QĐ 65 triển khai còn chậm., chưa thực sự hiệu quả).
Một số mô hình chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hiện nay:
1.

Chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội;


2.

Chăm sóc tại cộng đồng (Gia đình hoặc gia đình thay thế)

3.

Chăm sóc tại một số cở sở phi chính thức;

4.

Chăm sóc tại các nhà Chùa, nhà Thờ


Phần 2: Thực hành công tác xã hội trong can thiệp trẻ em bị nhiễm HIV
I.Mô tả trường hợp
Em K năm nay 14 tuổi đang là học sinh lớp 9 trường trung cơ sở X xa Y huyện X
tỉnh Z. Em là con một trong một gia đình không hạnh phúc. Bố mẹ em không yêu nhau
mà được cha mẹ sắp đặt. Bố mẹ em chỉ có với nhau mỗi K và không sinh thêm con
nữa. Bố K là người đàn ông rất gia trưởng, rất nóng tính và hay đánh đập vợ con. Bố K
làm nghề xe ôm nên thu nhập không ổn định. Ông thường xuyên uống rượu bia và cờ
bạc. Bố K đi làm có bao nhiêu tiền đều mang đi tiêu xài hết không mang về cho vợ con
đồng nào. Mẹ K là một người phụ nữ chịu thương chịu khó. Mẹ K cũng không có việc
làm và ở nhà làm ruộng.Kinh tế của gia đình K cũng không có gì khá giả cả. Mẹ K rất
thương K nên thường động viên K cố gắng học tập sau này đỡ vất vả. K rất nghe lời
mẹ và em luôn chăm chỉ học tập . K là một học sinh gương mẫu ở trường và được bạn
bè thầy cô yêu mến. Nhà trường cũng luôn khuyến khích động viên em học tập. Thầy
cô cũng hay quan tâm giúp đỡ K
Gần đây, bố K thường xuyên đánh đập mẹ con K và đuổi mẹ K ra khỏi nhà. Mẹ
K đã hết lời khuyên ngăn nhưng bố K không nghe. K phát hiện bố K đang quan hệ với

người phụ nữ khác bên ngoài. K càng buồn bã và thương mẹ nhiều hơn. Bố K nghe
theo lời nhân tình về li dị vợ và đuổi mẹ K đi. Ngày nào , bố K cũng uống rượu say rồi
về hành hạ vợ con. Bố K đánh đập mẹ K khiến mẹ K bầm tím hết cơ thể. Hàng xóm có
sang can ngăn nhưng bị bố K đuổi về. Chính quyền địa phương có can thiệp nhưng
được một thời gian bố K lại đánh mẹ K nhiều hơn. Bố K ép mẹ K phải ra khỏi nhà để
mình với nhân tình được cùng nhau chung sống.Vì quá đau khổ, mẹ K đã li dị và bỏ
đi. Dù thương K nhưng mẹ K vẫn phải để K sống với bố vì mẹ K còn chưa ổn định
kinh tế và chưa thu xếp được cho bản thân. Bố mẹ li dị như một cú sốc cho K khiến K
trở nên trầm tính và ít nói hơn. Mẹ bỏ đi khiến em không có chỗ dựa tinh thần. K học
hành càng sa sút và chán nản. Bên cạnh đó, sau khi li dị mẹ K không lâu lại lấy vợ kế chính là nhân tình trước đây của bố K. Bố K sống với mẹ kế và xem K như cái gai
trong mắt. K suốt ngày bị bố đánh đập hành hạ. Bố K luôn chửi bới và mắng mỏ K là
kẻ ăn bám khiến em đau khổ và buồn bã.
Dạo gần đây, K có chơi với một nhóm bạn xấu và K đã nghe theo nhóm bạn xấu
ấy bỏ nhà đi bụi. K lao vào con đường nghiện ngập hút chích ma túy. Ma túy khiến em


thoải mái và quên hết sự đời. Khi nghĩ về cuộc đời của mình, K thường chích ma túy
để quên đi những đau khổ mà em đã trải qua. Em không có tiền nên thường xuyên sử
dụng bơm kim tiêm với cả nhóm bạn kia.
Một lần K bị ốm nặng quá nên phải đến bệnh viện khám bệnh. K đã gọi điện cho
mẹ để mẹ biết và xuống trả tiền viện phí cho em. K bị sốt cao và ốm yếu xanh xao.
Khi điều trị, bác sỹ phát hiện ra em bị dương tính với HIV. K vô cùng sốc khủng hoảng
em cảm thấy mọi thứ như sụp đổ. Mẹ K rất lo lắng cho K nhưng không biết làm thế
nào để K có thể vượt qua.
Mẹ em chưa có cách giải quyết nên tìm đến nhân viên xã hội để nhờ nhân viên xã
hội giúp đỡ để K đỡ hơn. Vấn đề trước tiên là nhân viên xã hội và mẹ K đã giải quyết
nhu cầu cấp bách là giúp K hạ sốt và chữa khỏi ốm cho K rồi đưa K đến trung tâm cai
nghiện ma túy. Và ở đây, nhân viên xã hội giúp K giải quyết vấn đề em bị khủng
hoảng tâm lý.
II.Xác định vấn đề

1.Cây vấn đề


×