Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CAP NHAT COPD 2017 (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888 KB, 7 trang )

CẬP NHẬT COPD
2017
Globe Initiative For Chronic Obstructive Lung Disease
NGUYỄN HẢI ĐĂNG


(1) CÁC ĐIỂM CHÍNH CỦA
KHUYẾN CÁO.
- Định nghĩa 2016: COPD là bệnh
dự phòng và điều trị được, đặc
trưng bởi sự giới hạn dòng khí
thường là tiến triển, kết hợp với sự
tăng đáp ứng viêm của đường dẫn
khí và phế nang đối với các loại hạt
và khí độc hại.
- Định nghĩa 2017: COPD là bệnh
phổ biến dự phòng và điều trị được,
đặc trưng bởi các triệu chứng hô
hấp dai dẵng và giới hạn lưu
thông dòng khí do bất thường ở
đường dẫn khí và/hoặc phế nang
bởi vì tiếp lúc với các hạt và khí
độc hại. Sự giới hạn lưu thông khí
mạn tính này được gây ra bởi sự
đan xen giữa bệnh lý đường thở
nhỏ (viêm tiểu phế quản co thắt) và
sự phá hủy phế nang ( khí phế
thủng). Với định nghĩa này, việc
điều trị không đơn thuần chỉ dựa
vào sự giới hạn lưu thông khí( được
xác định bằng thăm dò chức năng


hô hấp) và cần phải dựa vào triệu
chứng bệnh nhân để quyết định
điều trị.
- Các triệu chứng phổ biến nhất:
khó thở - ho - khạc đàm.
- Yếu tố nguy cơ chính của COPD
là thuốc lá, ngoài ra còn có tham

gia của phơi nhiễm chất khí, ô
nhiễm môi trường và các yếu tố cơ
địa của kí chủ.
(2) CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
LIÊN QUAN ĐẾN COPD.
- Thuốc lá: thuốc điếu, cigar, thuốc
lào, phơi nhiễm thụ động.
- Ô nhiễm bầu không khí trong nhà:
khói nấu ăn, hơi nóng,...
- Phơi nhiễm nghề nghiệp: Bụi hữu
cơ và bụi vô cơ, bụi hóa học,...
- Ô nhiễm bầu không khí: khói, bụi
công nghiệp...
- Yếu tố gen: thiếu hụt di truyền
alpha 1-antitrypsin (AATD).
- Tuổi giới: tuổi cao và giới nữ tăng
nguy cơ bị COPD.
- Sự phát triển và trưởng thành
phổi: Các yếu tố ảnh hưởng đến
phổi trong thai kì và sau sinh làm
tăng nguy cơ COPD.
- Hen và sự tăng nhạy cảm đường

thở.
- Viêm phế quản mạn.
- Nhiễm khuẩn.
(3) CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH.
- Việc nghi ngờ bệnh nhân bị
COPD khi bất kì bệnh nhân nào có
khó thở, ho mạn tính và/hoặc khạc
đàm và/hoặc có phơi nhiễm các yếu
tố nguy cơ.


- Chẩn đoán xác định cần đòi hỏi
đo chức năng hô hấp:
Tỉ FEV1/FVC < 0.7 sau nghiệm
pháp phục hồi phế quản.
- Chẩn đoán phân biệt:
- Hen.
- Suy tim sung huyết.
- Giãn phế quản.
- Lao.
- Viêm tiểu phế quản hạn chế
(obliterative bronchiolitis).
- Viêm tiểu phế quản lan tỏa
(diffuse panbronchiolitis)
(4) ĐÁNH GIÁ.
Việc đánh giá bệnh nhân COPD
sau khi được chẩn đoán xác định là
rất quan trọng, cần thực hiện 4
bước:
- (1) Đánh giá mức độ tắc nghẽn

thông khí qua việc đo chức năng hô
hấp.(bảng bên)
- (2) Đánh giá triệu chứng và mức
độ nặng hiện tại của bệnh nhân dựa
vào các thang điểm mMRC và
CAT.
- (3) Đánh giá tiền sử các đợt cấp
và nguy cơ đợt cấp trong tương lai.

- (4) Đánh giá bệnh kèm.
Đánh giá mức độ tắc nghẽn dựa
vào FEV1 đo được và dự đoán.
GOLD 1
GOLD 2
GOLD 3
GOLD 4

Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng

FEV1≥80%
50%≤FEV1<80%
30%≤FEV1<50%
FEV1<30%

Đánh giá triệu chứng dựa vào
thang điểm CAT và mMRC.
- Thang điểm mMRC (đánh giá

mức độ khó thở):
mMRC grade 0 Chỉ khó thở khi gắng sức.
mMRC grade 1 Khó thở khi đi nhanh
hoặc lên dốc.
mMRC grade 2 Đi chậm hơn so với
người cùng tuổi do khó
thở, phải dừng lại để thở.
mMRC grade 3 Dừng lại để thở khi bước
khoảng 100m hoặc sau
vài phút.
mMRC grade 4 Qúa khó thở khi ra khỏi
nhà hoặc khó thở ngay cả
khi sinh hoạt hằng ngày.

Thang điểm CAT



(5) QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN
VÀ LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ
- Cần dựa vào bộ công cụ ABCD
được xây dựng dựa trên các đánh
giá trên. Việc quyết định điều trị
dựa vào phân loại A or B or C or D
, không hoàn toàn dựa vào đơn
thuần đánh giá mức độ tắc nghẽn
trên việc đo chức năng hô hấp.

Xác định chẩn đoán
bằng đo chức năng

hô hấp

Đánh giá mức độ tắc
nghẽn lưu thông

Đánh giá triệu chứng và nguy
cơ đợt cấp

Tiền sử đợt cấp

Sau test phục hồi phế
quản

≥ 2 hoặc ≥ 1 lần
đợt cấp phải nhập
viện

C

D

A

B

FEV1/FVC <0.7
0 hoặc 1 lần đợt
cấp nhưng không
cần nhập viện


mMRC 0-1
CAT <10

mMRC ≥2
CAT ≥10


(6) CÁC KHUYẾN CÁO
TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ.

- Các khuyến cáo với thuốc chống
viêm.

- Bỏ thuốc lá là chính yếu.
- Vaccine cúm, phế cầu (PCV13,
PPSV23) làm giảm nguy cơ nhiễm
trùng đường hô hấp dưới, giảm
nguy cơ đợt cấp.
- Các biện pháp phục hồi chức năng
làm cải thiện triệu chứng, chất
lượng cuộc sống, thể chất và tinh
thần người bệnh.

- Đơn trị liệu với ICS (corticosteroid dạng hít) dùng dài ngày
không được khuyến cáo (A) do làm
tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng ICS dài ngày kết hợp
LABA được khuyến cáo cho bệnh
nhân có tiền sử đợt cấp nặng mặc
dù đã sử dụng thuốc giãn phế quản

tác dụng kéo dài thích hợp (A).
- Cortioid đường uống kéo dài
không được khuyến cáo.
- Bệnh nhân với đợt cấp mà đã
dùng LABA/ICS or LAMA/
LABA/ICS, viêm phế quản mạn
hoặc tình trạng tắc nghẽn lưu thông
nặng thì xem xét dùng PDE4
inhibitors (B)

(7) CÁC KHUYẾN CÁO
TRONG ĐIỀU TRỊ COPD GIAI
ĐOẠN ỔN ĐỊNH.
- Các khuyến cáo đối với thuốc
giãn phế quản:
- LAMA (ức chế muscarinic tác
dụng kéo dài) và LABA (đồng vận
beta ardenergic tác dụng kéo dài)
tốt hơn các nhóm thuốc tác dụng
ngắn, ngoại trừ các trường hợp khó
thở thỉnh thoảng (A)
- Bệnh nhân có thể bắt đầu điều trị
với một hoặc hai nhóm thuốc tác
dụng kéo dài. (A).
- Phương thức khí dung được
khuyến cáo thay vì dùng đường
uống. (A)
- Theophilline không được khuyến
cáo trừ khi các thuốc trên không có
sẵn hoặc không có điều kiện để

mua.


(8) ĐIỀU TRỊ DỰA VÀO BỘ
CÔNG CỤ ABCD.
Việc điều trị cần dựa vào từng
nhóm bệnh nhân:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×