Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền huyền trân công chúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 87 trang )

Chun đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


Trong quá trình thực tập và hoàn thành
bản chuyên đề tốt nghiệp Đại học
chuyên nghành Quản Trò Kinh Doanh, Tôi xin
gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy, cô giáo Khoa du lòch – Đại học
Huế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho
tôi những kiến thức bổ ích. Kiến thức
mà tôi học được không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà
còn là hành trang quý báu trong quá trình
công tác sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS. Trần Hữu Tuấn người đã tận
tình hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến:
Ban lãnh đạo và nhân viên Công ty TNHH
TM&DV Nam Thập đã giúp đỡ tận tình và
tạo điều kiện cho tôi tiến hành điều tra
và thu thập số liệu.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế
nên trong quá trình hoàn thành khóa luận
không thể tránh khỏi những sai sót, kính
mong sự góp ý xây dựng của quý thầy,


SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

i

Lớp: K47-QHCC


Chun đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

cô giáo và các bạn sinh viên để khóa
luận tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!!
Huế, tháng 05 năm
2017
Sinh viên
Phan Thò Ngọc Ánh

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Ngày 05 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Ngọc Ánh

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh


ii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................... VIII
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

VIII
X
X
XI
XI

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................XII
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN......................XII
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
XII
1.1.1. Văn hóa tâm linh.........................................................................................................................xii
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa..............................................................................................................................xii
1.1.1.2. Khái niệm tâm linh............................................................................................................................xiii

1.1.1.3. Khái niệm văn hóa tâm linh...............................................................................................................xiii

1.1.2. Du lịch văn hóa tâm linh............................................................................................................xiv

1.1.2.1. Du lịch và khách du lịch.....................................................................................................................xiv
1.1.2.2. Du lịch văn hóa tâm linh và khách du lịch văn hóa tâm linh...............................................................xv
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tâm linh..................................................................xvi

1.1.3. Du lịch văn hóa tâm linh trong lễ hội Phật giáo.......................................................................xviii

1.1.3.1. Lễ hội...............................................................................................................................................xviii
1.1.3.2. Lịch sử Phật giáo xứ Huế...................................................................................................................xxi
1.1.3.3. Du lịch văn hóa tâm linh trong các lễ hội Phật giáo..........................................................................xxv

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
XXVI
1.2.1. Tình hình du lịch tâm linh tại Việt Nam....................................................................................xxvi
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huế trong những năm gần đây.................xxvii
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG
CHÚA................................................................................................................................................ XXX
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
XXX
2.1.1. Giới thiệu sơ lược......................................................................................................................xxx
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đền Huyền Trân công chúa............................................xxxi
2.1.3. Các công trình tiêu biểu và giá trị đền Huyền Trân công chúa...............................................xxxiv
2.1.3.1. Các công trình tiêu biểu.................................................................................................................xxxiv
2.1.3.2. Giá trị.............................................................................................................................................xxxvi

2.1.4. Lễ hội đền Huyền Trân công chúa..........................................................................................xxxvii
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

XXXIX
2.2.1. Tình hình lượt khách và doanh thu tại đền Huyền Trân công chúa qua 5 năm(2011-2015)
trong ngày lễ và ngày thường..........................................................................................................xxxix
2.2.2. Kết quả điều tra người dân và du khách đến đền Huyền Trân công chúa..................................xl

2.2.2.1. Sơ lược về mẫu điều tra......................................................................................................................xl
2.2.2.2. Thông tin chung về khách điều tra......................................................................................................xl
2.2.2.3. Thông tin về chuyến đi và kênh thông tin người dân và du khách về đền Huyền Trân công chúa.. . .xliii
2.2.2.4. Mục đích của người dân và du khách khi đến tham quan đền Huyền Trân công chúa....................xlvii
2.2.2.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Likert bằng hệ số Cronbach’s Alpha...........................................xlviii
2.2.2.6. Đánh giá của người dân và du khách khi trải nghiệm lễ hội và tài nguyên du lịch tại đền Huyền Trân
công chúa.......................................................................................................................................................... l
2.2.2.7. Cảm nhận chung, sự quay trở lại và giới thiệu cho bạn bè, người thân............................................lxiv

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN
HUYỀN TRÂN CÔNG......................................................................................................................... LXVII
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

iii

LXVII

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
LXVIII
3.3. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
LXIX
3.4. GIẢI PHÁP
LXX
3.4.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.................................................................................lxxi
3.4.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên tại đền huyền Trân côngchúa............................lxxi
3.5. ĐA DẠNG HÓA DỊCH VỤ TẠI KHU DI TÍCH
LXXII
3.6. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN
LXXII
3.7. NÂNG CAO YẾU TỐ VỀ SỰ ĐẢM BẢO
LXXIII
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................... LXXIV
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ

LXXIV
LXXV

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... LXXVII

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

iv

Lớp: K47-QHCC



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SL
DĐP
KDL

ĐH
GHPG

Số lượng
Dân dịa phương
Khách du lịch
Cao đẳng
Đại học
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

VN

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

v

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 2.1: PHƯƠNG TIỆN TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA CỦA NGƯỜI DÂN
VÀ KHÁCH DU LỊCH............................................................................................................................ XLV
BIỂU ĐỒ 2.2: DỰ ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA................................................LXV
BIỂU ĐỒ 2.3: Ý ĐỊNH CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỀ VIỆC GIỚI THIỆU ĐỀN
HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA CHO BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN.......................................................................LXV

DANH MỤC BẢNG
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

vi

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

BẢNG 2.1: LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU TẠI ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA TỪ NĂM 2011- 2016
...................................................................................................................................................... XXXIX
BẢNG 2.2: THÔNG TIN VỀ NƠI ĐẾN CỦA DU KHÁCH.............................................................................XL
BẢNG 2.4: SỐ LẦN ĐẾN THAM QUAN ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ KHÁCH DU
LỊCH................................................................................................................................................. XLIV
BẢNG 2.5: THỜI GIAN NGƯỜI DÂN VÀ DU KHÁCH ĐẾN DI TÍCH..........................................................XLVI
BẢNG 2.6: HÌNH THỨC CHUYẾN ĐI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DU KHÁCH...................................................XLVI

BẢNG 2.7: MỤC ĐÍCH CỦA NGƯỜI DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH KHI ĐẾN THAM QUAN ĐỀN HUYỀN TRÂN
CÔNG CHÚA..................................................................................................................................... XLVII
BẢNG 2.8: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA.............................................................................................. XLIX
BẢNG 2.9: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “ CƠ SỞ VẬT CHẤT HỮU HÌNH”.................................L
BẢNG 2.10: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “CƠ SỞ VẬT
CHẤT HỮU HÌNH”................................................................................................................................. LI
BẢNG 2.11: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ TIN CẬY”......................................................LIV
BẢNG 2.12: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ TIN
CẬY”.................................................................................................................................................... LV
BẢNG 2.13: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG”..................................LVII
BẢNG 2.14: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ SẴN
SÀNG ĐÁP ỨNG”............................................................................................................................... LVIII
BẢNG 2.15: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ ĐẢM BẢO ”..................................................LIX
BẢNG 2.16: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ ĐẢM
BẢO”................................................................................................................................................... LX
BẢNG 2.17: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý VỀ YẾU TỐ “SỰ CHIA SẺ, CẢM THÔNG”.................................LXI
BẢNG 2.18: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ YẾU TỐ “SỰ CHIA
SẺ, CẢM THÔNG”.............................................................................................................................. LXIII
BẢNG 2.19: CẢM NHẬN CỦA KHÁCH KHI ĐẾN THAM QUAN ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA..............LXIV

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

vii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ với những tiềm năng du
lịch to lớn: thiên nhiên đẹp và thơ mộng, lịch sử hào hùng ngàn năm với nền văn hóa
mang đậm chất Á Đông. Du lịch được xác định là một ngành có tầm chiến lược
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời kỳ hội nhập mở cửa hiện nay. Trong đó, du
lịch văn hóa tâm linh góp phần quan trọng vào việc phát triển du lịch nói chung.
Khi cuộc sống nâng cao, xã hội hiện đại thì con người ngày càng có nhu cầu
cho đời sống tinh thần để thoát khỏi những ngột ngạt,những áp lực của công việc.
Có thể nói,du lịch tâm linh gần đây đang hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các
quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản,
Thái Lan... Cho nên, sự phát triển du lịch tâm linh trong tương lại không xa là nhu
cầu tất yếu, nhất là đối với các quốc gia có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.
Việt Nam có nhiều điểm tâm linh thu hút khách du lịch trong nước như chùa
Bái Đính, Chùa Keo, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, chùa Thiên Mụ…Sự phong
phú đó là một trong những thế mạnh và cũng là yếu tố cạnh tranh của du lịch Việt
Nam với nền văn hóa Phương Đông giàu bản sắc. Nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu là
cần phải phát hiện và có biện pháp khai thác tối đa các điểm, khu di tích có giá trị
văn hóa tâm linh đặc sắc, độc đáo để biến chúng thành các sản phẩm du lịch có
sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Du lịch tâm linh đưa con người tháo gỡ những bộn bề của cuộc sống hiện tại.
Du lịch đến với Phật giáo rất cần thiết cho cuộc sống thực tại. Nó bao hàm cả hành
trình tìm lại giá trị văn hóa đời sống và tìm lại chính mình. Làm trỗi dậy đời sống
tâm linh của khách du lịch tại những điểm di tích này.
Thừa Thiên Huế là vùng đất cố đô. Huế đẹp bởi sự trầm lắng và phong cảnh
thiên nhiên lãng mạn, trữ tình. Vẻ đẹp Huế từ lâu đã nổi tiếng trong thơ ca, trong
những nốt nhạc:
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

viii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Mưa Huế, cầu Tràng Tiền, Kinh thành Huế là những nét thu hút người lữ
khách phương xa, làm chúm chím đôi môi hồng thiếu nữ, e ấp dòng sông Hương
thơ thẩn bên bờ. Tuy nhiên, du khách đến với Huế không chỉ đến thăm phong cảnh
của Huế , mà họ còn muốn đến thăm những ngôi chùa, ngôi đền. Huế từ lâu đã nổi
tiếng là thành phố của những ngôi chùa. Những ngôi chùa ở đây, không chỉ mang
nét trang nghiêm mà còn gần gũi, chúng cúi mình đón chào những du khách
phương xa đến thăm. Bởi vậy mới nói, đặc sản Huế không chỉ mè xửng, tôm chua,
mà còn là những món ăn chay do các bậc tăng ni ở đây tự tay nấu, đó mới là
thưởng thức nét riêng của vùng đất cố đô này. Chùa, đền ở Huế không chỉ nhiều,
mà trong mình nó còn mang nét đẹp kiến trúc riêng, cố kính, đặc sắc với những
giá trị lịch sử riêng mà không phải nơi nào cũng giống nơi nào.
Nước non ngàn dặm ra đi
Cái tình chi ?
Mượn màu son phấn..
Câu hát nhẹ nhàng ấy đưa người ta trở về quá khứ, cái thời công chúa Huyền
Trân dứt bỏ tuổi thanh xuân và hạnh phúc của mình, theo lời cha cưới chồng ở nơi
đất khách quê người,đưa ta đến ngôi đền Huyền Trân để tưởng nhớ đến công đức
của vị vua Trần Nhân Tông cùng công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ
cõi nước nhà. Ngôi đền đóng vai trò quan trọng trong tâm khảm của mỗi người

con xứ Huế, không còn nó, Huế như thiếu mất cái gì đó xa xôi lắm.
Vào những ngày lễ tết, người dân kéo nhau nườm nượp, không chỉ thể hiện
tinh thần uống nước nhớ nguồn, mà mỗi khi là người con xứ Huế thì không thể
nào thiếu được. Họ đến với ngôi đền, mang trong mình mong muốn cho cuộc sống
thực tại, những mong muốn cho nguời thân, gia đình sức khỏe, may mắn và thành
công. Đền Huyền Trân không chỉ thu hút những người con của đất Huế, mà mảnh
đất nhỏ bé này còn lôi cuốn cả những lữ khách phương xa. Là nơi không thể thiếu
trong cuộc sống thường ngày của những con người từ lâu đã bị ảnh hưởng của văn
hóa tâm linh, đền Huyền Trân giúp con người gột bỏ những khó khăn của cuộc
sống thường ngày khi đến nơi đây.

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

ix

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Là một con người sinh ra trên vùng đất tâm linh này, hiểu Huế là vùng đất có
tiềm năng to lớn. Vì vậy, tôi đã chọn đền Huyền Trân công chúa là một điểm nổi
bật về du lịch tâm linh, nơi hằng năm thu hút đông đảo khách du lịch của Huế để
thực hiện đề tài ‘‘Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền
Huyền Trân công chúa’’ cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại đền Huyền Trân Công

Chúa, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện loại hình du lịch văn hóa
tâm linh ở Huế.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa
tâm linh.
Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động tâm linh ở đền Huyền Trân
công chúa
Đề xuất 1 số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch tâm linh tại đền
Huyền Trân công chúa
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh ở đền Huyền Trân công chúa
Đặc điểm, lịch sử và tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh
Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền
Đối tượng tác động
Tổ chức quản lí tại đền
Khách du lịch đến di tích vào ngày lễ hội và ngày thường
Người dân của Thừa Thiên Huế đến di tích vào ngày lễ hội và ngày thường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Tại đền Huyền Trân công chúa, phường An Tây,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian nghiên cứu
Du lịch thứ cấp: 2011-2016
Du lịch sơ cấp: 2/2017-4/2017
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

x

Lớp: K47-QHCC



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ đền Huyền Trân công chúa
Thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau như: internet, báo chí, tạp chí
khoa học…
Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra bảng hỏi đối với du khách
sau khi tham quan đền Huyền Trân công chúa
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Công cụ chủ yếu được sử dụng phương là phần mềm SPSS 20.0:
Thống kê ý kiến của khách du lịch đối với các biến quan sát thông qua các
đại lượng như: thống kê mô tả (Descriptive), tần suất (Frequency), phần trăm
(Percent), trung bình (Mean)
Đánh giá độ tin cậy thang đo với Hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các
biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu
Phương pháp phân tích phương sai One Way ANOVA để xác định sự khác
biệt trong cách đánh giá về các tiêu chí khác nhau đối với các nhóm du khách
khác nhau về độ tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp.
Một số phương pháp khác
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần chính với nội dung như sau
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch văn hóa tâm linh

Chương II: Thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền Huyền
Trân công chúa
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn
hóa tâm linh tại đền Huyền Trân công chúa
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xi

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT
CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản về du lịch văn hóa tâm linh
1.1.1. Văn hóa tâm linh
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là hiện tượng xuất hiện từ thuở sơ khai của xã hội loài người. Mặc
dù văn hóa rất gần gũi và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển của con người
và xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc về nó là cả một quá trình lâu dài. Và thật
không ngoa khi nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu
định nghĩa.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về

tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”[8].
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm
cho rằng:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[7].
Năm 1940, chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[1]
Tóm lại, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con
người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

1.1.1.2. Khái niệm tâm linh
Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được giải thích theo 2 nghĩa:
“1 Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan
niệm duy tâm. 2 Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh” [9].

Trong sách “Tâm linh Việt Nam”, tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm:
“Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự
nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lôgíc không phân biệt
thiện ác”[3].
Một quan niệm khác của tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa
tâm linh” về tâm linh như sau:
“Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”[4]. Cái thiêng liêng cao cả,
niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.
Như vậy, có thể nói tâm linh là cái tồn tại trong mỗi con người. Nó thể hiện
qua niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người
và cụ thể hơn chính là sự ngưỡng vọng của họ về những biểu tượng, hình ảnh
thiêng liêng.
1.1.1.3. Khái niệm văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh xuất hiện từ khá sớm, nó hình thành từ đời sống thực tế của
con người xa xưa, từ các tập tục, thói quen đến các nghi lễ tôn giáo và trở thành
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người.
Chẳng hạn như vào dịp xuân về, thì dù xa xôi cách mấy, hay dù đi đâu,ở đâu,
họ cũng muốn quay về xum họp với gia đình, thắp nén hương lên bàn thờ gia tiên
để báo với ông bà tổ tiên rằng con đã về, và cầu khẩn cho vong linh những người
quá cố phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra… Những việc làm đó
không biết từ bao giờ đã đồng hành cùng con người Việt Nam.
Từ xa xưa, trong các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc, người Việt
nam đều tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh, hoạt do nhà nước Trung Ương tổ
chức, hoặc do làng xã tổ chức theo nghi lễ trang trọng,uy linh, với sự tham gia
một cách thành kính, tự nguyện của nhân dân. Đó là lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương,
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xiii


Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Lễ tế Trời, Đất, tế Thần, Thánh, tế Tổ tiên nhằm mục đích cầu cho quốc thái dân
an, cho con cháu hạnh phúc.
Từ đó có thể hiểu rằng, văn hóa tâm linh là một phần đời sống tinh thần, ở
đó, con người tin vào cái thiêng.Đó là không gian của thần thánh, của Phật tiên là
nơi con người găp gỡ và giao hòa với các thánh thần. Sống trong không gian đó,
con nguời như thoát khỏi những lo âu, muộn phiền trong cuộc sống thường ngày
để đến với những điều tốt đẹp
Trong cuốn Nguyễn Đức Cần – nhà văn hóa tâm linh có viết:
“Văn hóa tâm linh là một nền văn hóa đặc biệt, nó dặc biệt ở chỗ trong nó
chứa đựng bao nhiêu điều bí ẩn và cao cả mà con người muốn tìm hiểu khám
phá.Có thể nói, từ khi có loài người thì đã xuất hiện nền văn hóa tâm linh. Nền
văn hóa đó tồn tại song song với nền văn hóa đời thường. Văn hóa tâm linh là
mạch ngầm chảy trong lòng nhân loại, nó là chiếc cầu nối giữa con người và thế
giới tự nhiên, và ngày nay, cùng với sự tiến bộ của loài người trong lĩnh vực khoa
học, văn hóa tâm linh được nhìn nhận dưới góc độ ánh sáng khoa học và nền tảng
của nó là đạo đức của con người”[5].
1.1.2. Du lịch văn hóa tâm linh
1.1.2.1. Du lịch và khách du lịch
Du lịch
Định nghĩa về du lịch của tổ chức du lịch thế giới được đưa ra tại hội nghị
quốc tế và lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng 6/1991 như sau:
Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi
ngoài môi trường thường xuyên(nơi ở thường xuyên của mình) trong thời gian liên

tục không quá 1 năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác.
Theo định nghĩa du lịch trong Điều 4 luật du lịch thì:“Du lịch là các hoạt
động liên quan đến chuyến đi chủa con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [2]

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xiv

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Khách du lịch.
Theo khoản 2, Điều 10, Chương I Pháp lệnh Du lịch Việt Nam thì:
“Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [7]
Theo định nghĩa du lịch trong Điều 4 luật du lịch:
“Khách du lịch là người đidu lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến’’.[2]
1.1.2.2. Du lịch văn hóa tâm linh và khách du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố tâm linh vừa làm
cơ sở vừa làm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống
tinh thần.
Tâm linh thường gắn liền với yếu tố “thiêng”. Du lịch tâm linh là việc thỏa

mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội và giao tiếp với thần linh
tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa… làm cho con người gần gũi với tự nhiên
hơn. Mô hình du lịch này hiện đang rất phát triển tại nhiều nước trên thế giới như
Italia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ…

..

Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôn giáo thì
ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên. Tục
thờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây, chùa chiền,
đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và du khách nước ngoài. Mặc dù
chưa có khái niệm du lịch tâm linh nhưng đối với nhiều người Việt Nam, việc đi lễ
chùa như một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong muốn những
điều tốt đẹp cho gia đình.
Theo hòa thượng Thích Đạt Đạo: “Du lịch văn hóa tâm linh là tìm hiểu văn
hóa, giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trí, trái tim. Nuôi dưỡng và mở
rộng sự hiểu biết và hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên đồng loại chúng
sinh” [11].
Theo TS Hà Văn Siêu- giảng viên của khoa khách sạn và du lịch thuộc đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: “Du lịch văn hóa tâm linh thường gắn với lịch sử
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xv

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


dân tộc ,gắn với đức tin và hướng thiện . Loại bỏ yếu tố mê tín dị đoan, loại bỏ
những kẻ “buôn thần, bán thánh, đây là loại hình du lịch hướng con người đến
nhiều yếu tố tốt lành”[11].
Du lịch tâm linh tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống. Thăm viếng bằng tâm
trí, trái tim. Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiêng, hòa hợp với
thiên nhiên, đồng loại, chúng sinh. Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ hơn về
tâm linh, cụ thể đối với Phật giáo là hiểu hơn về chân lý giải thoát, giá trị chân
thực và cuộc sống hiện tại.
Khách du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh gồm tất cả các thành phần trong xã hội, các giai
cấp.không phân biệt hèn sang, tuổi tác, giới tính. Điều lí thú của du lịch văn hóa
tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong tour điều như nhau trong vai trò của
một tín đồ không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn,
giới tính,tuổi tác, địa vị xã hội…
Du lịch văn hóa tâm linh còn là du lịch đặc biệt thu hút khách vào dịp cuối
năm, đầu xuân, bởi thời điểm này, khách du lịch có thói quen hành hương cầu
nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới. Đến các điểm du lịch tâm linh, họ
không chỉ lĩnh hội đầy đủ thông tin về cội nguồn, tín ngưỡng, tôn giáo của mình
mà còn trong suốt chuyến du lịch đó, họ được cầu nguyện tu dưỡng tinh thần, tạo
sức mạnh cho niềm tin và thực hành các nghi lễ truyền thông.
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tâm linh
Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
Sự phát triển về giao thông vận tải là một trong những điều kiện đầu tiên ảnh
hưởng đến du lịch, điểm du lịch dù hấp dẫn đến mấy nhưng nếu không có đầy đủ
cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận thì cũng không thu hút khách
du lịch, du lịch tâm linh cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, điểm du lịch tâm linh
thường cách xa với các khu dân cư đông người, vì vậy, cơ sở hạ tầng càng phải
đầu tư nhiều hơn nữa so với các điểm tham quan khác.


SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xvi

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Thời tiết
Đây là một trong những yếu tố quan trọng, bởi thời gian thu hút khách du
lịch nhất của du lịch tâm linh là vào mùa lễ hội, các lễ hội thường diễn ra ngoài
trời. Đây là một trong những điểm khó khăn của du lich tâm linh mà rất khó để
khắc phục.
Nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực có vai trò mật thiết trong sự phát triển du lịch văn hóa tâm
linh. Lực lượng lao động được đào tạo bài bản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp
sẽ góp phần đem lại sự hài lòng cho du khách và hoạt động thu hút khách du lịch
ngày càng hiệu có quả. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực cho du lịch văn hóa tâm linh,
nhất là hướng dẫn viên, không chỉ có kỹ năng, mà cần có kiến thức chuyên sâu về
tôn giáo để đáp ững được yêu cầu cũng như thắc mắc của khách du lịch.
Nguồn tài nguyên du lịch địa phương
Theo pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên,di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình
lao động sáng tạo của con người để được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp
dẫn du lịch”[7]. Do vậy, tài nguyên du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến du lịch. Đối
với du lịch tâm linh, những nơi có tài nguyên du lịch tâm linh đa dạng và tập trung

như chùa chiềng, đền miếu là những điểm thu hút đông khách nhất.
Tình hình an ninh
Vấn đề an ninh luôn là một trong những nỗi băn khoăn của khách du lịch. Tại
các điểm du lịch tâm linh thường diễn ra các nạn chèo kéo khách, trộm cắp, móc
túi, ăn xin nhiều hơn bởi số khách du lịch thường đông kín và dày đặt vào các mùa
lễ hội. Ngoài ra, họ còn lợi dụng lòng thành kính của khách du lịch nơi đây nhằm
mục đích kinh doanh. Điều ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của
điểm du lịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch tâm linh hiện nay.
Ý thức của khách du lịch
Hiện nay, nhiều khách du lịch đến tham quan tại các chùa chiềng, các nơi
linh thiêng nhưng mang váy ngắn, quần áo hở hang thiếu vải.Ngoài ra, họ còn có
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xvii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

hành động nói bậy, chửi tục, gây mất hình ảnh tại các điểm du lịch tâm linh này.
Đây là một nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch văn hóa
tâm linh.
1.1.3. Du lịch văn hóa tâm linh trong lễ hội Phật giáo
1.1.3.1. Lễ hội
a. Khái niệm
Theo nhà nghiên cứu M.Bakhtin:
“Lễ hội là cuộc sống được tái hiện theo hình thứ tế lễ và trò diễn, đó là cuộc

sống lao động, chiến đấu của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống
không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết
và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên
trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ
hai thoát ly tạm thời thực tại,đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở
nên đẹp đẽ, lung linh,siêu việt và cao cả…” [12]
Việt Nam có nhiều lễ hội, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng,
nhưng bao giờ cúng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như
những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền
nghề, chống thiêng tai, diệt trừ ác thú, giàu long cứu nhân độ thế….Với tư tưởng
uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng
những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ
hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất
nước của mình. Đặc biệt, lễ hội nước ta gắn với làng xã, địa danh, vùng đất như
một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
b. Cấu trúc
Lễ hội sơ khai thời nguyên thuỷ chuyển sang lễ hội nông nghiệp và lễ hội
thờ cúng tổ tiên thòi kỳ văn hoá Đông Sơn (hay nền văn hoá Văn Lang – Âu Lạc),
rồi trở thành hệ thống lễ hội có nhiều loại hình rất đa dạng, phong phú trong các
thời kỳ lịch sử kế tiếp sau. Đó là kết quả của các mối quan hệ giữa lễ hội dân gian
bản địa với tín ngưỡng – tôn giáo dân gian và các tôn giáo chính thống (như: Nho
– Phật – Đạo giáo) du nhập vào nước ta. Nhưng suy cho cùng thì lễ hội truyền
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xviii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

thông của người Việt gồm có hai phần: Lễ và Hội gắn quyện chặt chẽ với nhau
trong một chỉnh thể thống nhất.
 Phần nghi lễ
Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm
túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Phần nghi lễ mở đầu
ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử
trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã
hội. Nghi thức lễ tế nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh,
cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo
thành nền móng vững chắc,tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ
đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.
Phần hội
Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng
đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan điểm của dân tộc đó với thực tế lịch
sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội trường có những trò vui, những đêm thi
nghề,thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa.Tất cả những
gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phố diễn,mang lại niềm
vui cho mọi người. Đây là phần có tổ chức trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mang lại
bản sắc văn hóa dân gian, mặc dù hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống.
c. Đặc điểm
Tính thiêng
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng tìm được một lý do mang tính
chất “thiêng” nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị thương, ngã xuống mảnh
đất ấy, đùn lên thành mộ. Đó là người anh hùng bay về trời.Có khi đó là một bờ
sông, xác người đang trôi bổng nhiên dừng lại, không trôi nữa, dân vớt lên, thờ
phụng… Cũng có khi lễ hội hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một vị anh
hùng có công với làng, với nước. Những người đó bao giờ cũng được “thiêng

hóa”. Được trở thành “thần thánh” trong tâm trí của người dân.
Những người đó trở thành thần thánh, phù hộ cho nhân dân, mà còn có thể
giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Và chính tính “thiêng” ấy đã
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xix

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân trong thời điểm khó khăn, tạo cho họ hi
vọng về những điều tốt đẹp sẽ đến.
Tính cộng đồng
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự
nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi lễ hội cũng lớn. Bởi thế
mới có lễ hội của một họ, một huyện,một vùng hoặc cả nước.
Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định.Bởi thế, lễ
hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là
điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng
những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà
còn ở phong cách của lễ hội. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, trang phục, kiều
lọng, lễ vật dâng cúng…
Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành thần linh trong các lễ hội của
người Việt là các người đã giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa. Những nghi

thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đèn rước kiệu.…đều mô phỏng sinh
hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục,…Điều này
làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lấy hơn. Mặc khác, lễ nghi cung đình
cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày
thường, đáp ứng tâm lý, những khát khao nguyện vọng của người dân.
Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch
sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những
cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như radio, catset, tăng âm..đã
tham gia vào lễ hội , giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu
cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải trải qua sự sàng lọc tự nguyện
của nhân dân, được cộng đồng chấp thuận, không thể là một sự lắp ghép tùy
tiện, vô lý.
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xx

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

1.1.3.2. Lịch sử Phật giáo xứ Huế
Thời kỳ phong kiến
Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam hơn 200 năm, một thời gian khá dài để cho
dân tộc ta có thể chắt lọc những yếu tố thích hợp với điều kiện lịch sử - xã hội của
dân tộc ta, đất nước ta.

Khi Phật giáo hưng thịnh ở Đại Việt dưới thời Lý-Trần thì tại dải đất miền
trung lúc này vẫn thuộc lãnh thổ của Vương quốc Chăm Pa, tôn giáo chính được
thừa nhận là Bà La Môn giáo. Trên thực tế, Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào
Chăm Pa rất sớm và đã từng hưng thịnh dưới thế kỷ IX, X .Tuy nhiên, sau đó là
Bà la Môn giáo và sau này là Ấn Độ giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo Chăm Pa
dần suy thoái.Mọi sự thay đổi khi Quảng Bình và hai châu Ô-Lý lần lượt thuộc về
lãnh thổ của Đại Việt vào các năm 1069 và 1306. Năm 1206, Vua Chế Mân cắt hai
châu Ô-Lý cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân , chính thức
đánh dấu vùng đất Thừa Thiên Huế này thuộc lãnh thổ Việt Nam. Cùng với việc di
dân người Việt tiến vào vùng đất mới, những phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn
giáo cũng từng bước được mang theo vùng đất này. Vị tăng sĩ xuất hiện đầu tiên
để giáo hóa cho dân chúng là đức Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông, sau đó,
ngài đã thêm các vị tăng khác đẻ làm chỗ dựa cho người dân. Phật giáo từng bước
được khôi phục từ đó.
Thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, chiến tranh giữa Nam triều và Bắc Triều, tiếp đến
cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài khiến nhân dân ta chịu thống khổ, loạn lạc.
Trong bối cảnh như vậy triết lý của Phật tử Việt Nam lại được vận dụng, thực thi
trong đời sống thực tiễn, trong việc xây dựng vương triều nhà Nguyễn, mở mang
bờ cõi, thiết lập xã hội an bình, hạnh phúc. Do đó, từ khi nguyễn Hoàng được
phong tước Đoan Quốc Công và được bổ nghiệm trấn thủ vùng đất Thuận Hóa với
sứ mệnh mở cõi xứ đàng trong từ năm 1558, thì các chúa Nguyễn đã chọn Phật
giáo làm ngọn nguồn quy tụ các tầng lớp dân chúng để an dân, trong việc thiết lập
quốc gia, mở mang bờ cõi. Trong thời gian chúa Nguyễn Hoàng trấn giữ hai xứ
Thuận Hóa và Quảng Nam, chúa đã chủ trương đoàn kết, thu phục nhân tài, nắm
giữ lòng dân, trong tinh thần hướng về quốc thái, dân an.
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xxi

Lớp: K47-QHCC



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Vào năm 1601, khi vào vùng đất Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng đã cho
xây dựng một ngôi chùa Thiên Mụ tại đồi Hà Khê, xã Giang Đạm, huyện Kim
Trà, Thuận Hóa. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên
phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh
uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại.Theo người dân
kể rằng, nơi đây, vào ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện
trên đồi, nói với mọi người rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để
tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Năm sau, trong vai
trò lãnh đạo, chúa đứng ra tổ chức lễ hội trai đàn , niệm kinh giải oan và cầu cho
quốc thái dân an. Điều đáng nói, trên đường về, Chúa thấy một thảo am sụp đổ,
chúa cho lệnh trùng tu lại để phụng thờ Phật và sai Cai bạ lâm để biển Sùng Hóa
với mục đích là cầu phúc cho dân chúng được sống an lành. Năm Quý Mão 1603,
Chúa tổ chức đại lễ Phật đản tại chùa này với mục đích không chỉ tạ ơn Tam bảo
về những thành tựu đạt được của quân dân mà còn khẳng định với các nước láng
giềng về sức mạnh của dân tộc Việt Nam không có một thế lực nào có thể phân ly.
Như vậy, Phật giáo dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu đã thực sự tạo ra một
nguồn nhân lực tăng tài cho Phật Giáo. Ngoài ra, Phật giáo đằng trong còn có điều
kiện giao lưu với Phật giáo Trung Hoa, làm cơ sở tạo lập quốc gia, cũng là bước
đầu tiên Tọa niềm tin Phật Giáo với quần chúng nhân dân .Tuy nhiên, vào năm
1775, khi nhà Trịnh đưa quân từ Bắc Hà chiếm được Phú Xuân, bị quân Tây Sơn
chiếm lại, các chúa Nguyễn bỏ vào Nam, do hậu quả của chiến tranh nên chùa
Thuận Hóa gần như bị bỏ hoang, cho đến khi Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi
vua thành lập nhà Nguyễn vào năm 1082, Phật giáo mới ít nhiều được phục hồi.
Tuy nhiên, trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình vào năm 1968 của

Đoàn Trưng, Đoàn Trực ,do có một số nhà sư trực tiếp tham gia, nên vua Tự Đức
đã định giết hết các tăng sĩ ở Huế. Nhờ Thái hậu Từ Dũ can thiệp, nên mệnh lệnh
này không được ban ra nhưng chỉ còn 24 ngôi chùa còn hoạt động và 24 vị tăng
trụ trì. Đây là giai đoạn suy thoái nhất của Phật giáo xứ Thuận Hóa kể từ khi
Nguyễn Hoàng đi mở mang bờ cõi. Bước sang thế kỷ XX, Phật giáo đã không còn
được sự quan tâm của triều đình, nhưng đó lại là tiền đề cho phong trào chấn hưng
Phật giáo diễn ra mạnh mẽ vào cuối nhứng năm 20 của thế kỷ XX.
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xxii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Công cuộc chân hưng Phật giáo từ đầu thế kỷ XX
Thời kỳ 1930-1945 là thời kỳ Phật Giáo Huế chấn chỉnh, phục hồi địa vị của
mình trong quần chúng nhân dân, đây cũng là giai đoạn mà nước ta có nhiều
chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Sự ra đời của hội An nam Phật học
Từ những năm đầu thế kỷ XX, với những chuyển biến về tình hình trong và
ngoài nước đã tạo những tiền đề cho việc chấn chỉnh Phật Giáo Huế. Một cuộc
họp đã được tiến hành ở Huế để thành lập hội An Nam Kỳ nghiên cứu Phật học
năm 1931 và Hội An Nam Phật học năm 1932.
Việc thành lập Phật học đường trên toàn quốc
Khi hội An Nam Phật học ra đời, các học đường được thành lập, các Phật
học đường mở ra nhằm đào tạo các tăng ni có tài năng đức độ làm nòng cốt cho

tiến trình Phát triển Phật giáo Việt nam.Hội còn chú trọng truyền giáo lý nhằm
phát triển Phật giáo trong quần chúng. Trong hoàn cảnh khó khăn chung của lịch
sử nước nhà giai đoạn 1930-1945, sự xuất hiện của nguyệt san Viên Âm đã làm
sống lại truyền thống Phật giáo Việt Nam, chuẩn bị một bước tổ chức rộng rãi hơn
là thành lập gia đình Phật tử-một tổ chức Phật giáo đông đảo trong mọi giai tầng
xã hội theo đạo Phật.
Việc thành lập tổ chức Gia đình Phật tử
Gia đinh Phật tử là tổ chức bao gồm mọi thành phần lứa tuổi, giới tính từ nhi
đồng, thiếu niên thanh niên nam nữ Phật tử. Năm 1950, Hội gia đình Phật tử đầu
tiên được khai mạc tại tổ đình Từ Đàm Huế và danh hiệu của “Gia đình Phật Tử”
chính thức xuất phát từ hội này. Những hoạt động của hội An Nam Phật học đã
đáp ứng một phần nhu cầu đòi hỏi sự duy trì và phát triển Phật giáo ở Thừa Thiên
Huế, tạo không khí mới phù hợp với sự phát triển của dân tộc.Gia đình Phật tử tại
Huế tổ chức sinh hoạt vào chủ nhật và các ngày vía, lễ hàng năm gồm học kinh,
giáo lí, học đạo đức ứng xử trong gia đình và xã hội, học hát, làm trò vui chơi…
Sinh hoạt gia đình Phật tử nhằm mục đích tạo nền móng căn bản Phật giáo cho các
em ngay từ niên thiếu, tạo hạt giống tương lai phát triển mạnh mẽ Phật giáo
Việt Nam đồng thời là tổ chức thành công lớn nhất của Hội An Nam Phật học.
SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xxiii

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Như vậy, khi quyền lực chính trịcủa triều đình không còn thì cũng là lúc Phật

giáo Thuận Hóa bước vào thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, Phật giáo không những
mất đi, mà đó là một bàn đạp vững chắc để Phật giáo trở thành một tôn giáo vững
chắc, một nền tảng tư tưởng văn hóa lớn với hàng nghìn năm lịch sử, tồn tại và
phát triển với sự thăng trầm của lịch sử.
Thời kỳ hiện đại
Thời kỳ năm 1945-1975 là giai đoạn đấu tranh của Phật giáo miền Nam nói
chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, nhiều tăng ni, Phật tử đã tham gia đấu tranh
phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm và nhờ sự tin tưởng vào phật giáo và dân
tộc nên đã đứng vững và tếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến bây giờ.
Năm 1963, Chùa Từ Đàm là trụ sở cho các cấp lãnh đạo Phật giáo Việt Nam
họp ra “Tuyên cáo 5 nguyện vọng bảo tồn Phật pháp” mở đầu cho phong trào Phật
giáo đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, đế quốc
Mỹ và nhóm phản động Thích Tâm Châu, Thích Tâm Giác, Thích Quảng Liên
trong giai đoạn 1963- 1974. Phật giáo Huế đã tích cực tham gia phong trào đấu
tranh chính trị của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, các vương triều đã
tìm thấy tính quần chúng. Tình cảm dân tộc và sự cứu độ nhập thể của Phật giáo
Huế, là chỗ dựa góp phần củng cố địa vị cho mình và sự bền vững của vương
triều. Trái lại, Phật giáo Huế đã tìm thấy sự che chở của nhân dân mà tồn tại, phát
triển cùng lịch sử dân tộc với tát của những thử thách quyết liệt trong quá khứ.
Phật giáo việt Nam luôn đặt sự phát triển của mình trong sự tồn tại và phát
triển của nhân loại và dân tộc, đó cũng góp phần nói lên trách nhiệm cao cả của
Phật giáo Huế đối với Huế và với Việt Nam . Năm 1981, Chùa Từ Đàm Huế là
một trong những địa danh ra mắt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm lại, có thể nói, vào thời Lê Trần, Thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đến nay,
Phật giáo ngày càng vàng son, là vì Phật giáo hòa hợp, gắn bó với dân tộc , với
quê hương, và cũng nhân dân Việt Nam tồn tại, phát triển và đấu tranh hết mình
cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh


xxiv

Lớp: K47-QHCC


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

1.1.3.3. Du lịch văn hóa tâm linh trong các lễ hội Phật giáo
Mặc dù được mệnh danh là thành phố với những ngôi chùa với bề dày lịch
sử của nó, Huế có thế mạnh lớn trong việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh.Tuy
nhiên, hầu như khách du lịch khi đến Huế đều đã quen tham quan các di sản,
thắng cảnh mà bỏ quên các yếu tố tâm linh từ lâu đời vốn đã rất mạnh mẽ ở vùng
đất thiêng này. Các lễ hội tâm linh dần dần bị bỏ quên khỏi tour du lịch của công
ty lữ hành, trong khi đó, các lễ hội Phật giáo này là một trong những nét đẹp tâm
linh được người Huế hết sức ưa chuộng.
Mỗi người đến tham dự các lễ hội Phật giáo với các mục đích khác nhau,
người đến vì tò mò tìm hiểu,người đến cầu nguyện, người đến tham quan….nhưng
điểm chung của họ là niềm tin với các tín ngưỡng mà mình đang tôn sùng . Ngoài
niềm tin tôn giáo đó, họ còn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp tôn giáo, thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức các giá trị văn hóa.Và sự tham gia đông đảo của các tín đồ đó góp
phần làm cho lễ hội thêm sinh động, hấp dẫn và đa dạng, bởi mỗi người đều mang
tất cả lòng thành kính và trân trọng đến cùng với ước mong, khao khát bản thân đã
từ lâu.Đến để thờ lạy, cúng viếng những giá trị văn hóa đó.
Những người Phật tử rất quan tâm đến tôn giáo, họ tự nguyện đến các lễ hội
Phật giáo như một trách nhiệm cao cả.Các lễ hội Phật giáo như lễ hội Phật Đản, lễ
hội đền Huyền Trân công chúa … chưa bao giờ được quảng bá rộng rãi nhưng lại
được tham gia rất đông và nồng nhiệt. Minh chứng đó là số lượng khách tham gia

rất đông tại đền Huyền Trân, tại Điện Hòn Chén…, điều này chứng tỏ rằng, du
lịch văn hóa tâm linh có sức hút rất lớn và cần thiết để nâng tầm và tăng doanh thu
cho Huế.
Ngoài ra, tất cả những thứ liên quan đến lễ hội như thời gian tổ chức rõ ràng,
các nghi thức, quy trình đã được ấn định sẵn, các đặc trưng được thể hiện qua lễ
hội là sức hút đưa con người đến với Phật giáo Huế. Vì vậy, việc khai thác du lịch
tâm linh là hướng khai thác rất hiệu quả. Ngoài ra, có thể kết hợp tham gia lễ hội
cùng với thăm viếng chùa chiềng, các hoạt động tại chùa như ẩm thực…để khám
phá di sản Phật giáo Huế, cảm nhận giá trị văn hóa tâm linh của con người Huế.

SVTH: Phan Thị Ngọc Ánh

xxv

Lớp: K47-QHCC


×