Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

tiểu luận môn chủ nghĩa tư bản hiện đại những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề đó ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.73 KB, 39 trang )

A. MỞ ĐẦU
Từ thế kỉ XX trở lại đây, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã có nhứng bước
phát triển mới từ chủ nghĩa tư bản độc quyền trong phạm vi quốc gia và khu
vực sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong phạm vi toàn cầu. Chủ
nghĩa tư bản do có sự điều chỉnh, cải cách nội bộ để thích nghi với điều kiện
mới, do tận dụng được tối đa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại…nên đã đạt được những thành tựu lớn về phương diện
kinh tế.Trong những thập kỉ tới, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn có khả năng tự
điều chỉnh và thích ứng với yêu cầu phát triển mới của lực lượng sản xuất, nó
còn tiếp tục đem lại thành quả kinh tế lớn cho nhân loại. Thực tế chủ nghĩa tư
bản có sự tiếp tục thay đổi theo hướng tiến bộ hơn nhưng vẫn không vượt
khỏi khuôn khổ của phương thức sản xuất.CNTB đã đạt được nhiều thành tựu
rất lớn về phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, chuyển sản xuất
nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại. Tuy nhiên trong lòng nó còn nhiều mâu
thuẫn mà không thể giải quyết được. Vì thế CNTB không phải là tuyệt đối
vĩnh viễn, cuối cùng. Nó sẽ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới tiến
bộ hơn. Đảng ta đã từng khẳng định:“ Con đường đi lên của nước ta là sự phát
triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu về CNTBhiện đại là vô cùng quan trọng là vô cùng cần thiết.
Chính vì lý do trên mà trong học phần Tư bản chủ nghĩa hiện đại và những
vấn đề kinh tế thế giới, tôi đã chọn đề tài: “Những biểu hiện mới của chủ
nghĩa tư bản hiện đại và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề đó ở nước ta
hiện nay” để nghiên cứu viết tiểu luận

1



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
1.1.Khái niệm
Khi nói tới “hiện đại “ người ta thường nghĩ tới trình độ phát triển cao
nhất có thể đạt được và trong thực tế đã đạt tới.Thật ra “hiện đại “ có nghĩa là
“thuộc về hôm nay”, nhưng đó là cách hiểu thông thưòng, chưa mang đầy đủ
tính khoa học. Trong những nghiên cứu về “chủ nghĩa tư bản hiện đại “, phần
lớn các tác giả trực tiếp hay gián tiếp muốn nói tới chủ nghĩa tư bản mang bộ
mặt mới của nó. Những đặc điểm mới của nó gắn liền với những biến động về
trình độ sản xuất cao chưa từng thấy do cách mạng khoa học mới đem lại. Noi
cách khác “chủ nghĩa tư bản hiện đại “ là chủ nghĩa tư bản tự biến đổi trên cơ
sở áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
kinh doanh của nó trên quy mô thế giới. Nhưng phương hướng chính của cách
mạng khoa học kỹ thuật là tự động hoá tổng hợp của quá trình sản xuất, kiểm
tra và quản lý bằng cách áp dụng rộng rãi hệ thống máy tính điện tử, khám
phá và sử dụng những loại năng lượng mới, tạo ra và sử dụng ngững loại vạt
liệu xây dựng mới, cốt lõi của nó là “tin học hoá” toàn bộ đời sống xã hội.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại – nhà nước tư sản hiện đại, một mặt gắn liền với lợi
ích của tư bản lớn ( nhất là của tư bản độc quyền) và mặt khác gắn với lợi ích
cảu toàn xã hội tư sản,. Nó không chỉ phục vụ gai cấp cầm quyền mầ còn
phục vụ toàn xã hội
Chủ nghĩa tư bản hiện đại bắt đầu sự vận động và phát triển của nó trên
một cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất kỹ thuật của xã hội sau nó đang được
hình thành, Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng vói sự
xuất hiẹn của máy tính điện tử, lao đôngj trí óc ngày cang giữ vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của lức lượng sản xuất xã hội, sở hữu trí tuệ đang
ngày giữ vị trí quan trọng trong mối tương quan với sỏ hữu tư bản và sở
quyền lực.
2



Nhà nước phát triển những chức năng với một trung tâm điều tiết vĩ mô,
như người tổ chức đời sống kinh tế xã hội. Nhà nước đã kết hợp thường
xuyên, chặt chẽ với tư bản độc quyền thành bộ máy thống nhất điều tiết kinh
tế xã hội bằng một hệ thống các biện pháp kinh tế, hành chính. luật pháp …
Nhà nước can thiệp vào mọi nghành kinh tế, mọi lĩnh vực tái sản xuất xã hội,
mọi hoạt động kinh tế trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy nghành kinh tế xã
hội. Duy trì chủ nghĩa tư bản, thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã
hội của nhà nước.
Hệ thống tài chính, tín dụng ngân hành phát triển chưa từng có, ảnh
hưởng quan trọng đến sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Trong giai đọan của chủ nghĩa tư bản hiện đại, các công ty bảo hiểm và
các cơ quan tài chính đã phát triển rất mạnh, ngân hàng và các cơ quan tài
chính ngày càng được chuyên nghiệp hoá và phân công chi tiết, hình thành hệ
thống tài chính lớn mạnh. Các tập đoàn truyền thống phân hoá mạnh, màu sắc
gia tộc nhạt dần, pháp nhân có nhiều cổ phiều ngày một nhiều, xu hướng liên
kết giữa các tập đoàn tài chính tăng nhanh, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng
lớncũng vượt khỏi ranh giới quốc gia trở thành các ngân hàng xuyên quốc gia.
Các tổ chức độc quyền tư nhân phát triển mạnh mẽ, quy mô của chúng
lớn hơn trước rất nhiều, hoạt động kinh doanh của chúng đã vượt qua giới hạn
của nghành nghề, quốc gia, trở thành các công ty xuyên quốcgia
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phát triển chưa từng thấy, thế giới thực tại
bước vào quá trình toàn cầu hoá sản xuất, buôn bán quốc tế, xuất khẩu lao
động, chuyển nhượng kỹ thuật quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế, trao đổi
thông tin quốc tế, trao đổi nhân viên giữa các nước … đều đạt tới quy mô
chưa từng có, chủ thể tiến hành những hoạt động kinh tế quốc tế là các công
ty quốc gia.
- Các nước tích cực tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế hình thành
các tổ chức kinh tế quốc tế và tập đoàn kinh tế mảng khu vực. Mặt khác các

nước này không ngừng hoạt động đấu tranh giành thi trường, mở rộnh phạm
3


vi quyền lực dẫn đến hình thành các khu vực kinh tế do các nhà nước lớn làm
trung tâm
- Các nước tư bản hiện đại không ngừng bóc lột và khống chế các nước
đang phát triển, mở rộng phạm vi bằng nhiều biện pháp như xuất khẩu tư bản
viện trợ kinh tế …biến các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ
hàng hoá, cung cấp nguyên liệu rẻ ….
Hiện đang tồn tại một số quan điểm về chủ nghĩa tư bản hiện đại:
- Có quan điểm cho rằng: chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản
độc quyền
- Loại quan điểm thứ hai cho rằng: chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
- Loại quan điểm thứ ba cho rằng: chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa
tư bản xã hội. Vì theo họ, trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản có đặc
trưng là sự xã hội hóa cả sản xuất, tư bản và đời sống xã hội
Song nhìn chung các nhà khoa học đều đi đến khẳng định rằng: Chủ
nghĩa tư bản hiện đại – hiểu theo nghĩa rộng – là chủ nghĩa tư bản gắn liền với
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, là chủ nghĩa tư bản có trình
độ phát triển cao về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ và có sự điều chỉnh thích
nghi với thời đại mới.
1.2.Đặc trưng
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã
làm cho chủ nghĩa tư bản biến đổi một cách sâu sắc từ lực lượng sản xuất đến
quan hệ sản xuất, từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng. Do đó, chủ nghĩa
tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản có trình độ phát triển cao và có sự điều
chỉnh thích nghi với thời đại.
Khi xem xét chủ nghĩa tư bản hiện đại với các điều chỉnh của nó thì đồng

thời phải xem xét cả những hệ lụy có tính chất toàn cầu mà sự điều chỉnh đó
đưa tới. Hiện tại, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn có những tiềm năng phát
triển. Để duy trì những tiềm năng ấy, từ cuối thế kỉ XX đến nay dựa vào
4


những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, chủ nghĩa
tư bản hiện đại đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh để thúc đẩy quá trình
toàn cầu hóa. Ở phạm vi quốc gia, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã cố gắng xây
dựng một hệ thống pháp luật nhà nước đa dạng, phổ cập trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho quá trình điều chỉnh của tư bản tư
nhân đối với các quá trình kinh tế. Để điều hòa các mâu thuẫn nội tại của nó,
chủ nghĩa tư bản đã tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế nhằm thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Động thái này được tiến hành trong sự kết
hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất,
giảm bớt các chi phí xã hội, mở rộng môi trường cạnh tranh…Vì thế, việc nhà
nước tư sản ở các nước tư bản phát triển chiếm hữu và phân phối từ 30 đến
60% thu nhập quốc dân, sử dụng một phần từ siêu lợi nhuận thu được này để
trả công cho người lao động do đó dễ tạo ta cho người lao động ảo giác về
tình trạng không còn bị bóc lột nữa.
Nhưng dù có điều chỉnh như thế nào đi nữa thì chủ nghĩa tư bản hiện đại
cũng không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản của nó và bản chất
bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi. Mọi sự điều chỉnh của nó tiếp tục đưa
đến hệ quả xấu là khoét sâu thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, làm cho
các nước nghèo, người nghèo ngày càng nghèo hơn, còn các nước giàu, người
giàu ngày càng giàu hơn. Khi mọi chi phí của nhà nước tư bản sử dụng đều có
nguồn gốc từ túi tiền của người nghèo, người lao động ở chính quốc và từ
việc đầu tư ra các nước đang phát triển để trốn thuế, khai thác tài nguyên, sử
dụng nhân công rẻ mạt thì mọi sự điều chỉnh rốt cuộc chỉ làm tăng thêm lơi
nhuận cho giai cấp tư sản đang thống trị mà thôi.

1.3 Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại
* Chủ nghĩa tư bản hiện đại vận động trên một cơ sở vật chất kỹ thuật
mới hoàn toàn về chất
Từ 1980 đến nay, chủ nghĩa tư bản đã bước vào một thời kì kĩ thuật mới
– Thời kì công nghệ là khoa học. Đây là một nền công nghiệp cơ khí kiểu
5


mới, nền công nghiệp hoạt động trên cơ sở những công nghệ thiết bị mới hoàn
toàn về nguyên tắc, làm cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra theo phương
thức hoàn toàn mới. Chính vì vậy, đã tạo ra một sức sản xuất to lớn, với một
tốc độ tăng trưởng nhanh chóng khiến cho quy luật tiết kiệm được thực hiện
một cách hoàn hảo. Trong thời kì này, nhiều ngành sản xuất vật chất với công
nghệ hiện đại ra đời như: kỹ thuật điện tử, vi điện tử, người máy, năng lượng
nguyên tử, vật liệu cao cấp, kỹ thuật vi sinh học…đã tạo ra những thành tưu
mới và được chủ nghĩa tư bản áp dụng một cách có hiệu quả để tạo ra một cơ
ở vật chất kỹ thuật mới hoàn toàn về chất.
* Nhà nước tư bản là một trung tâm điều tiết vĩ mô, người tổ chức đời
sống kinh tế xã hội của xã hội tư bản
Đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại, sự can thiệp của nhà nước vào
nền kinh tế mới trở thành nhân tố chủ động, định hướng và uốn nắn được quá
trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo các mục tiêu định trước. Tuy
nhiên hiệu quả của quá trình định hướng này còn nhiều han chế do bản chất tư
bản chủ nghĩa của nó kìm hãm, nhưng đây cũng là bước biến đổi về chất
trong sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản. Ở giai đoạn này, sự can thiệp
của nhà nước vào nền kinh tế đã có những chuyển biến quan trọng, từ chỗ chỉ
là những giải pháp tình thế ứng phí với tình hình chiến tranh và khủng hoảng
kinh tế, nó đã chuyển sang các giải pháp chỉ đạo tăng trưởng, ổn định, phát
triển lâu dài nền kinh tế. Hệ thống điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản hiện
đại đã được định hình và có khả năng can thiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống

kinh tế xã hội. Nó có thể hoàn thành cả nhiệm vụ điều tiết kinh tế ngắn hạn và
điều chỉnh sự vận động của nền kinh tế dài hạn. Từ đó, điều chỉnh kinh tế của
nhà nước tư bản hiện đại đã trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ trong
toàn bộ cơ chế tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự can thiệp toàn diện của nhà
nước vào quá trình tái sản xuất tư bản xã hội là đặc trưng nổi bật của chủ
nghĩa tư bản hiện đại. Song đó chỉ là sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản với sự
phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Nó không xóa bỏ được các điều
6


kiện mà trong đó các quy luật vốn có của chủ nghĩa tư bản hoạt động, tức là
sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế vẫn chịu sự chế ước của quy luật
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do đó, không thể xóa bỏ được tình trạng phát triển
tự phát và khủng hoảng kinh tế.
* Các công ty xuyên quốc gia - lực lượng cơ bản của chủ nghĩa tư bản
hiện đại
Là một trong những chủ thể quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu,
các công ty xuyên quốc gia chiếm một vị trí lớn mạnh hơn bao giờ hết trong
các hoạt động kinh tế quốc tế và trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Trên thực tế, thông qua các chiến lược kinh doanh, đầu tư toàn cầu, các
công ty xuyên quốc gia đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế thế giới
cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia có chi nhánh của nó hoạt
động. Với tiềm lực chiếm tới 4/5 tổng sản lượng công nghiệp thế giới và 90%
tổng FDI toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia thực sự chi phối hầu hết các
hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên cũng phải thấy tính
chất 2 mặt của đầu tư trực tiếp mà các công ty xuyên quốc gia thực hiện. Một
mặt làm tăng thêm nguồn vốn và các hệ quả lợi ích khác cho nước chủ nhà,
nhưng mặt khác, nếu không quản lý giỏi thì chính qua đó cũng để lại những
hậu quả ngoài mong muốn.
1.4.Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Một là, sự tác động lẫn nhau giữa cạnh tranh và độc quyền.
Bằng hoạt động tự giác và có ý thức của mình, độc quyền tư nhân đã tạo
ra những mối liên hệ xã hội có điều tiết giữa các chủ thể thị trường trong
khuôn khổ mà nó có thể khống chế được. Nhiệm vụ của nó là tạo ra những
nguyên tắc mới và những công cụ mạnh, chủ động điều chỉnh hành vi sản
xuất kinh doanh của các chủ thể thị trường. Hoạt động của cácten là hình thức
hoạt động đầu tiên mang tính điều tiết của độc quyền tư nhân. Nó dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, thống nhất có tính độc quyền của một nhóm sở hữu tư
nhân hoạt động trên thị trường. Thông qua các điều khoản, các quy định có
7


tính chất bắt buộc và kèm theo sự trừng phạt hành chính và kinh tế của hiệp
định cácten, nên bước đầu độc quyền tư nhân đã điều tiết được việc sản xuất
và lưu thông của một nhóm chủ thể kinh tế. Song sự điều tiết của cácten rất
lỏng lẻo và chủ yếu chỉ mới chi phối được một phạm vi hẹp trong lĩnh vực lưu
thông hàng hóa. Nó rất dễ bị vô hiệu hóa và đi đến chỗ đổ vỡ do canh tranh và
sự phát triển không đồng đều giữa các thành viên trong nội bộ cácten. Do đó,
sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền cao hơn như: xanhđica, tờrớt,
côngxoocxion là sự cố gắng từng bước thích ứng của độc quyền tư nhân với
xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Dựa
vào sức mạnh của mình, các công ty này tạo ra cơ chế điều tiết với một chính
sách thị trường có lợi cho họ, buộc các chủ thể sản xuất khác phải theo. Nhờ
đó, độc quyền tư nhân đã biến một bộ phận lớn các chủ tư hữu nhỏ, riêng lẻ
thành các chủ sở hữu tập thể gián tiếp được chỉ đạo thống nhất theo một
hướng hoạt động nhất định.Đứng trên giác độ tổng thể mà xét, độc quyền tư
nhân đã thu hẹp và giảm bớt tính biệt lập trong hoạt động của các chủ thể thị
trường và tạo ra mối liên hệ có hướng dẫn trong phạm vi ảnh hưởng của họ.
Điều đó, chứng tỏ rằng, độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh. Sự hoạt động
của cơ chế điều chỉnh độc quyền tư nhân tuy làm giảm bớt số lượng của các

chủ thể cạnh tranh trên thị trường, nhưng lại làm tăng thêm tính ác liệt và sức
mạnh cạnh tranh. Do đó, nó gây ra sự đổ vỡ nặng nề hơn nhanh chóng đẩy
nền kinh tế lâm vào các cuộc khủng hoảng cơ cấu.
Hai là, sự can thiệp và điều tiết của nhà nước vào kinh tế.
Sự can thiệp của nhà nước vào quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là
một nhu cầu khách quan nhằm khôi phục lại những mất cân đối, đặc biệt là
những mất cân đối có tính cơ cấu để mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Sự cải tổ cơ chế điều chỉnh kinh tế tư bản chủ nghĩa được tiến hành đồng thời
bằng hai con đường: độc quyền hóa và nhà nước hóa. Song, nhà nước hóa lại
nổi lên thành khuynh hướng chủ yếu khi cơ chế thị trường tự do và cơ chế độc
quyền trở nên bất cập trước đòi hỏi của sức sản xuất. Các tổ chức độc quyền
8


đã phải nhường lại vị trí số một cho nhà nước trong vai trò chi phối đời sống
kinh tế xã hội. Tuy vậy, các tổ chức độc quyền vẫn ảnh hưởng đến toàn bộ đời
sống kinh tế xã hội bằng cách gián tiếp thông qua việc họ cử các đại biểu của
mình vào nắm các vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước và dùng sức ép kinh
tế, chính trị để thể chế hóa đường hướng phát triển kinh tế cơ bản của nhà
nước theo sự chỉ đạo của họ. Trên tổng thể về kinh tế, chính trị, xã hội thì độc
quyền tư nhân và nhà nước tư bản đã hòa nhập vào nhau tạo thành một khối
liên kết chặt chẽ. Đó là sự liên kết sức mạnh của độc quyền với sức mạnh của
nhà nước thành một cơ chế thống nhất làm giàu cho tư bản độc quyền, cứu
nguy cho chế độ tư bản.
Sự thống nhất đó không phải là sự đồng nhất hoàn toàn giữa cơ chế độc
quyền tư nhân và co chế điều chỉnh kinh tế của nhà nước, mà là sự thống nhất
biện chứng, nó vừa làm tiền đề cho nhau vừa lại mâu thuẫn với nhau. Sự
thống nhất và mâu thuẫn này biểu hiện trong mục đích điều chỉnh của hai cơ
chế. Độc quyền tư nhân điều tiết những hoạt động kinh doanh của mình theo
mục đích ích kỉ của bản thân họ, còn nhà nước điều chỉnh hoạt động các chủ

thể thị trường không chỉ nhằm bảo đảm lợi nhuận cho một nhà tư bản mà cho
toàn bộ giai cấp tư sản và quan trọng hơn là đảm bảo cho sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản.
Vê phạm vi hoạt động, cơ chế điều chỉnh độc quyền nhà nước về cơ bản
chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ, còn cơ chế điều tiết của độc quyền tư
nhân trong những ngành, khu vực hẹp của nền sản xuất nhưng lại xuyên qua
nhiều quốc gia. Nhờ ưu thế này mà độc quyền tư nhân đã tạo ra được mối
quan hệ độc lập tương đối trước sự khống chế của một nhà nước. Song, nó
cũng tạo ra khả năng cho nhà nước triển khai hoạt động điều chỉnh của mình
ra thị trường thế giới khi mà nhà nước lợi dụng cơ chế độc quyền tư nhân như
là một bộ phận cấu thành trong cơ chế điều chỉnh kinh tế của mình.

9


CHƯƠNG II. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
2.1. Nội dung những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại
2.1.1.Sự biến đổi từ chủ nghĩa tư bản công nghiệp sang chủ nghĩa tư
bản hiện đại là sự gia tăng của khu vực dịch vụ
Một trong những dấu hiệu quan trọng nói lên sự biến đổi từ chủ nghĩa tư
bản công nghiệp sang chủ nghĩa tư bản hiện đại là sự gia tăng của “ khu vực
thứ ba”, tức dịch vụ, bắt nguồn từ trình độ phát triển cao của lực lượng sản
xuất, mà trong đó nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là trình độ khoc
học- kỹ thuật ngày càng cao. Chủ nghĩa tư bản hiện nay xuất hiện khi chủ
nghĩa tư bản công nghiệp không còn đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển ở các
nước phương Tây sau thập niên 70 của thế kỷ XX. Trong khi ở một số nước
thế giới thứ ba, nền kinh tế công nghiệp vẫn đang là mục tiêu phấn đấu, thì ở
các nước phát triển người ta đã bắt đầu bàn tới các khái niệm mới như: “ phi
công nghiệp hóa” , “ xã hội hậu công nghiệp” hay “ kinh tế dịch vụ, phi vật

thể”…Như vậy, chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là một bước tiến cao hơn của
chủ nghĩa tư bản công nghiệp nhằm tăng sức mạnh và bảo đảm cho chủ nghĩa
tư bản tồn tại trong những điều kiện mới. Thực chất của chủ nghĩa tư bản hiện
đại vẫn là chủ nghĩa tư bản, nhưng các công ty đã sử dụng các thành tựu khóa
học kỹ thuật ngày càng nhiều để đổi mới công nghệ sản xuất, tạo ra các sản
phẩm mới, cũng như phương thức mới nhằm tái tạo thế độc quyền trong cạnh
tranh diễn ra liên tục và ngày càng khốc liệt.
Hiện nay, tỷ trọng các ngành dịch vụ (bao gồm ngàng giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, thương nghiệp, các thiết chế tài chính-tín dụng, kinh doanh
bảo hiểm, các dịch vụ sinh hoạt, giao dịch và văn hóa xã hội) tăng lên mạnh,
bình quân chiếm 60% GDP, trong đó, ở Mỹ lên tới 73% GDP ,ở EU là 63%
GDP, ở Nhật là 56% GDP và ở Singapore là 60% GDP. Động thái phát triển
các ngành dịch vụ trong những năm gần đây cho thấy rõ sự khác biệt theo
ngành. Ở nhiều nước tổ hợp dịch vụ kinh doanh đứng đầu về nhịp độ tăng
10


trưởng. Đó là các dịch vụ về tiếp thị và quảng cáo, các hoạt động cấp giấy
phép, các công ty nghiên cứu khoa học, các dịch vụ bảo vệ và phục vụ vận
chuyển, dịch vụ thiết kế-xây dựng nhà ở và kiến trúc…Trong lĩnh vực dịch
vụ, phát triển nhanh nhất vẫn là các dịch vụ máy tính, cái tạo nên đặc trưng cơ
bản cho nền kinh tế mới và suy cho cùng, xác định khả năng cạnh tranh của
đất nước trên thị trường thế giới.
2.1.2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại tạo khả năng cho người lao động
trở thành người lao động có sở hữu.
Đây là sự chuyển biến quan trọng nhất trong lòng các nền kinh tế của
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sự biến đổi này mang tính chất hai mặt: một mặt,
chủ nghĩa tư bản vẫn cho phép xuất hiện các nhà doanh nghiệp tư nhân nắm
trong tay những tài sản riêng khổng lồ lên tới hàng chục tỉ USD như Bill
Gate, Mark Zuckerberg…, mặt khác những người lao động lại được đầu tư tài

sản của mình vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán cổ phiếu tại các sở
giao dịch chứng khoán. Sách báo phương Tây gọi sự biến đổi trong phương
thức cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại,
từ chủ yếu thông qua các ngân hàng và nhà nước trước đây sang phương thức
đóng góp cổ phần, là sự biến đổi chủ nghĩa tư bản kiểu Pho sang chủ nghĩa tư
bản tài sản. Trong chủ nghĩa tư bản kiểu Pho, tiền công là động lực tạo ra lợi
nhuận tư bản chủ nghĩa, nhưng những người làm công vẫn bị lệ thuộc vào
doanh nghiệp và quy trình sản xuất. Nhờ những tiến bộ khoa học-kĩ thuật tạo
ra năng suất lao động cao hơn đã tạo điều kiện cho người lao động tích lũy.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tạo ra khả năng để người lao động có thể làm
cho tài sản của họ sinh lời thông qua việc năm giữ các cổ phiếu. Ngoài ra,
bằng các khoản tiền tiết kiệm, các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, các quỹ trợ
cấp…người lao động cũng giành được quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp
thông qua sở giao dịch chứng khoán. Đây là thay đổi rất lớn xuất hiện trong
lòng xã hội tư bản. Do ít nhiều nắm giữ một số cổ phiếu nào đó để trở thành
cổ đông trong các công ty cổ phần, mà ngày nay, những người vô sản, theo
11


đúng nghĩa của nó, tuy vẫn còn những nhưng dường như không còn đông đảo.
Nếu vào giữa những năm 70 của thế kỉ XX, người lao động chỉ chiếm 8%
toàn bộ sở hữu của các doanh nghiệp thì đến thời điểm năm 1983 họ đã có
19% cổ phần, năm 1995 có 40,3%; đến nay có tới 76 triệu người chiếm 43%
số hộ của nước Mỹ có sở hữu cổ phần hoặc đóng góp trong các quỹ việc làm.
Khi trở thành người sở hữu một phần cổ phiếu của doanh nghiệp thì
người lao động sẽ quan tâm trực tiếp đến hoạt động quản lý. Đồng thời cũng
xuất hiện mối quan tâm vì lợi ích chung giữa nhà quản lý, người làm công và
các cổ đông. Điều mà trước đây, ở thế kỉ XIX, C.Mác đã từng dự đoán rằng,
chính bản thân những nhà máy hợp tác với hình thức công ty cổ phần là một
lỗ thủng đầu tiên trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự đối kháng giữa

lao động và tư bản đã được xóa bỏ trong phạm vi những nhà máy hợp tác đó
bằng cách biến những người lao liên hiệp thành những nhà tư bản với chính
bản thân mình, nghĩa là cho họ “ có thể dùng tư bản sản xuất để bóc lột lao
động của chính họ”. Rõ ràng là khi người lao động có quyền sở hữu theo sự
đóng góp của mình tì cái lợi đem lại là các doanh nghiệp đều đạt được sự ổn
định về nhân công hơn, điều mà trong chủ nghĩa tư bản trước đây chưa từng
làm được.
2.1.3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản tài chính
Xã hội ở các nước tư bản đang định hình mang bản chất của chủ nghĩa tư
bản tài chính. Nó không phải là “ hậu công nghiệp” hay hậu nào khác. Nó là
chủ nghĩa tư bản, thậm chí còn mang tính chất tư bản chủ nghĩa ác liệt hơn
bao giờ hết. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản tài chính, giống
như những biểu hiện của nó ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhưng không
đơn giản là tư bản tài chính mà là chủ nghĩa tư bản tài chính. Không những
thế nó còn là một thứ chủ nghĩa tư bản ăn bám, lũng đoạn tinh xảo hơn trước
đây rất nhiều lần. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản không chỉ chi phối duy nhất
bằng con đường tài chính mà bằng các dịch vụ, trong đó việc chi phối thông
tin và tri thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
12


Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp vẫn luôn là lợi nhuận, nhưng
nếu trước đây tư bản chỉ thể hiện bằng tiền, thì ngày nay ngoài tiền còn có các
chứng chỉ tài chính. Các sản phẩm tài chính được mua bán trên thị trường,
nhưng giá cả của nó không gắn liền với giá trị như trong thời chủ nghĩa tư bản
trước đây, bởi người ta không sản xuất trái phiếu như một thứ hàng hóa thông
thường. Khái niệm giá trị theo đúng nghĩa kinh tế học cổ điển và nhất là theo
Mác, không áp dụng được với thứ hàng hóa đặc biệt này,vì nó không gắn liền
với năng suất lao động sống và lao động quá khứ của ngành tài chính và các
ngành khác. Mua và bán các sản phẩm tài chính, các chứng khoán chẳng hạn,

không phải là mua và bán những hàng hóa đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng
trực tiếp. Việc mua chứng khoán gắn liền với hi vọng kiếm lãi, còn việc bán
chứng khoán lại gắn liền với dự đoán có thể thua lỗ, giảm giá. Các hoạt động
đầu cơ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trở nên phổ biến, có cả các hoạt
động đầu cơ giá lên và cả đầu cơ giá xuống. Việc mua bán ấy trong thời đại
ngày nay được thực hiện không phải bằng tiền mặt mà bằng những chứng chỉ
tài chính.
Tác dụng của chủ nghĩa tư bản tài chính đến đâu thì còn phải làm rõ
nhưng tính chất ăn bám và bịp bợm thì không những vẫn còn mà thậm chí lại
tinh vi và tàn bạo hơn trước. Chính C.Mác cũng đã dự báo về một xu thế phát
triển mới của chủ nghĩa tư bản ngay từ cuối thế kỉ XIX, khi trong lòng nó đã
xuất hiện các công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, ông cho rằng, chính
trong quá trình ấy sẽ phát sinh ra một loại ăn bám mới, quý tộc tài chính mới
và cả một hệ thống lừa đảo và bịp bợm về việc sáng lập, phát hành và buôn
bán cổ phiếu. Không khéo, cái “ động lực tích cực” cũng nằm trong “ hệ
thống” này, cũng giống như người lao động có được một ít tích lũy để mua cổ
phiếu và trở thành sở hữu, nhưng họ đâu hiểu được rằng, trên thực tế với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động như hiện nay ở các
nước tư bản phát triển, thậm chí họ có thể có khoản tích lũy cao gấp trăm, gấp
ngàn lần so với cái hiện có.
13


2.1.4. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa
Có thể thấy chưa bao giờ chủ nghĩa tư bản mang tính chất thế giới đầy
đủ và toàn vẹn như hiện nay.Nó thực sự chi phối và bao trùm lên toàn thế
giới, không trừ một lục địa nào. Nó đang tìm cách can dự vào tất cả. Nó thúc
đẩy quá trình hàng hóa hóa, tiền tệ hóa tất cả các nền kinh tế hiện có.
Trong những năm qua quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và thương mại
đã góp phần vào sự bùng nổ của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa về kinh tế

đã tạo ra hàng triệu việc làm, chuyển gần 2000 tỉ USD từ các nước giàu sang
các nước nghèo dưới hình thức đầu tư bằng cổ phiếu hay trái phiếu, bằng các
khoản cho vay ngân hàng thông qua các tổ chức tài chính quốc tế như IMF,
WB. Nhưng, xét về bản chất sâu xa của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, nó lại
hoàn toàn không phải là con để của chủ nghĩa tư bản. Nó là sản phẩm của
những bước tiến ngày càng dài và diễn ra nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật
và công nghệ. Trong một nền kinh tế thế giới bị chủ nghĩa tư bản chi phối thì
toàn cầu hóa trở thành đối tượng để chủ nghĩa tư bản lợi dụng thực hiện các ý
tưởng bành trướng ra thị trường thế giới. Phải chăng đó cũng chính là một
nguyên nhân đưa tới những cuôc biểu tình rộng lớn chống lại toàn cầu hóa.
Nhiều nước giàu hô hào tự do thị trường nhưng lại đang thực thi các kiểu bảo
hộ trá hình một cách sâu rộng. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia
nhằm tìm kiếm lợi nhuận đã làm tăng thêm nạn thất nghiệp, nạn ô nhiễm và
phá hủy môi trường cũng như thái độ coi rẻ phẩm giá con người. Không phải
ở đâu toàn cầu hóa cũng mang lại những phép màu nhiệm cho tăng trưởng
kinh tế. Trong khi các nền kinh tế ở Đông Á tăng trưởng nhanh chóng thì đại
bộ phận các nước đang phát triển, toàn cầu hóa lại làm chậm nhịp độ tăng
trưởng như ở các nước Mỹ La Tinh và Châu Phi, khiến cho mức sống ở đó
còn thấp hơn trước đây. Số liệu của ngân hàng thế giới cho thấy, số người
sống dưới mức 1USD/ngày đã tăng lên trong hơn một thập kỉ qua,đạt tới con
số hơn 1,3 tỷ người. Một nét tiêu cực nữa của quá trình toàn cầu hóa kinh tế là
các cuộc khủng hoảng tài chính và các hoạt động không thể kiểm soát được
14


của các công ty xuyên quốc gia do quá trình này đem lại, kể cả những hoạt
động đầu cơ tài chính, xẩy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, đẩy nền kinh tế
thế giới vào tình trạng hỗn loạn. Loài người đang đứng trước thách thức là
cần phải kiểm soát quá trình toàn cầu hóa như thế nào để nó mang lại lợi ích
ngày càng tăng cho các nước nghèo và các tầng lớp dân cư nghèo.

2.1.5 .Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đã có sự biến đổi
Hiện nay, trước sự phát triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,của
khoa học và công nghệ, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có sự thay đổi
về chất. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản tức là mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng thay đổi và có những biểu hiện mới.
* Mâu thuẫ giữa tư bản và lao động
Có thể khẳng định rằng, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động trong từng
quốc gia tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại, đôi khi gay gắt ở nước này hay nước
khác, ở thời kì này hay thời kì khác, song đôi khi lại dịu đi. Nguyên nhân của
sự dịu đi này là do chủ nghĩa tư bản hiện đại đã sử dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào điều tiết kinh tế. Đồng thời với
sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, chủ nghĩa tư bản đã khai thác
được các tiềm năng quốc tế một cách có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển
kinh tế trong nước, từ đó nhân nhượng một phần có giới hạn lợi ích kinh tế
của người lao động. Mặt khác, thông qua các công ty xuyên quốc gia, những
mâu thuẫn trong từng quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng được điều chỉnh và dịch
chuyển ra ngoài biên giới quốc gia. Thêm vào đó là sự lũng đoạn của chủ
nghĩa cơ hội nên thực tế một bộ phận giai cấp công nhân ở các nước tư bản đã
tư sản hóa; một số tổ chức công đoàn bị giai cấp tư sản mua chuộc, đã làm
xoa dịu đi tính đối kháng của mâu thuẫn này.
* Mâu thuẫn giữa các nước ta bản phát triển với các nước đang phát triển
Trước đây, trong những năm chiến tranh, mâu thuẫn giữa các nước tư
bản phát triển và các nước đang phát triển là mâu thuẫn đối kháng, mang tính
chất gay gắt giữa những nước thống trị, bóc lột với những nước bị trị, lệ
15


thuộc. Nhưng ngày nay, do điều kiện lịch sử đã thay đổi, chiến tranh lạnh đã
kết thúc, lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ quốc tế hóa cao, quá trình
toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ thì xu hướng hòa bình, hợp tác để phát

triển đã trở thành xu thế chung của thời đại và trở thành mục tiêu chung của
cả nhân loại. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước
đang phát triển về thực chất là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và lao động trên
phạm vi quốc tế. Song, hình thức đấu tranh đã có sự biến đổi và thông thường
được biểu hiện tập trung ở kinh tế, với việc sử dụng hợp tác quốc tế, tăng
cường củng cố hòa bình và tranh thủ hòa bình để phát triển. Tuy nhiên cần
phải khẳng định rằng, chủ nghĩa thực dân vẫn tồn tại dưới hình thức mới, mối
quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển là mối
quan hệ không bình đẳng, các nước đang phát triển đang ở trong thế yếu về
kinh tế. Tuy có sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ nhưng về thực chất vẫn
là sự phụ thuộc một chiều. Các nước đang phát triển đã và đang đoàn kết sử
dụng điểm mạnh của mình, đấu tranh để có được một trật tự quốc tế mới
* Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa
Mâu thuẫn này đã trải qua hai giai đoạn:
Sau chiến tranh thế giới, trước phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thế giới thứ ba và sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa
các nước tư bản phát triển cũng dịu đi để tập trung đối phó với phong trào
cách mạng trên thế giới.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mâu thuẫn này đã diễn biến phức tạp
hơn. Một mặt, với sự phát triển của toàn cầu hóa, các nước phát triển cũng
buộc phải liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Nhưng mặt khác, do
tác động của quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, các nước
này lại cạnh tranh và đấu tranh với nhau để giành quyền lực, đặc biệt là cuộc
đấu tranh giữa các trung tâm tư bản chủ nghĩa Mỹ, Nhật, Tây Âu.
Thực tế là mâu thuẫn giữa các nước tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa các
trung tâm tư bản thế giới được biểu hiện tập trung trên lĩnh vực kinh tế và lôi
16


cuốn nhiều nước vào vòng xoáy đó. Do vậy, chiến tranh kinh tế ngày càng trở

nên ác liệt và biểu hiện dưới nhiều hình thức, song trước hết ở cuộc cạnh
tranh giữa các công ty tư bản, đặc biệt là giữa các công ty xuyên quốc gia để
giành giật thị trường.
* Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mặc dù chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm
vào khủng hoảng, song đó chỉ là sự trả giá cho việc nhận thức giáo điều, máy
móc về chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều này không phải hoàn toàn là bằng chứng
về những sai lầm của học thuyết Mác-Lênin và sự bế tắc của con đường đi lên
chủ nghĩa như một số người lầm tưởng hoặc có ý đồ xấu, lợi dụng cơ hội phê
phán chủ nghĩa Mác-Lênin một cách không có cơ sở khoa học.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra hết
sức phức tạp, Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu chủ
nghĩa cộng sản, trước mắt bằng con đường diễn biến hòa bình đang là nhiệm
vụ cấp bách đối với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
2.2. Đánh giá về những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại
2.2.1.Thành tựu
* Chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, hiện đại
Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của
sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra
khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại. Sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản đã giải phóng con người khỏi xã hội phong kiến, đoạn tuyệt
với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, chuyển sang phát triển kinh tế hàng
hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại.
Sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ cách mạng
khoa học – công nghệ đã tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế tri
thức ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Điều này được thể hiện
qua sự phát triển nhanh chóng số lượng và chất lượng các yếu tè vật chất của
sản xuất:
17



- Thứ nhất, những biểu hiện chủ yếu được thể hiện đó là sự thay thế từng
bước các tư liệu sản xuất truyền thống do cuộc cách mạng công nghiệp mang
lại bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dùa trên cơ sở những thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ, mà tập trung ở các lĩnh vực điện tử, tin
học, vật liệu mới, công nghệ sinh học... thể hiện trong những thiết bị siêu nhỏ,
siêu nhẹ, siêu bền... tác động nhanh, hiệu quả cao, tiêu tốn Ýt năng lượng.
Các tư liệu sản xuất này hết sức đa dạng, phong phú cả vềđối tượng lao động
lẫn tư liệu lao động. Các công cụ, thiết bị tự động hóa ngày càng phát triển,
thay thế cho các công cụ, thiết bị cơ khí hoá, điện khí hoá, làm cho máy móc
từ ba bộ phận phát triển thành bốn bộ phận, tức là xuất hiện bộ não của máy.
Hiện nay đã có ba loại thiết bị biểu hiện chức năng tự động hóa. Đó là:
-

Máy tự động trong quá trình hoạt động,

-

Máy công cụ điều khiển bằng số,

-

Người máy
Hiện nay thế giới đã có khoảng 1.500.000 người máy công nghiệp và
được tập trung ở các nước tư bản phát triển. Tỷ lệ người máy trên một vạn
dân của của Thuỵ Điển là 8, Nhật Bản 6, Mỹ 2, Cộng hoà liên bang Đức 1,5.
Đặc biệt người máy (Robot) đã từng bước thay thế phần công việc nặng nhọc,
những công đoạn nguy hiểm, độc hại… cho người lao động, đồng thời đã xuất
hiện những nhà máy tự động hoá do người máy điều khiển những công đoạn

cần thiết. Các quá trình lao động trí óc cũng đã bước đầu được thử nghiệm để
người máy thay thế …Tỷ lệ này có sự khác nhau ở các nước. Chẳng hạn ở
Pháp số công nhân làm việc trên máy hoàn toàn tự động chiếm tỷ trọng 15,7%
tổng số công nhân trong các ngành công nghiệp.
Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết ở công cụ lao động đã tác
động dây chuyền đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất. Do vậy,
phương thức sản suất của cải vật chất cũng có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ
khí sang bán tự động và tự động… Từ đó các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri
thức đã xuất hiện.
18


- Thứ hai, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những lĩnh vực mòi nhọn
được tập trung là “chùm công nghệ cao” nh kỹ thuật điện tử, công nghệ thông
tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương... đã tạo ra những
thành tự mới và được chủ nghĩa tư bản áp dụng một cách có hiệu quả để tạo
ra cái “cốt vật chất” mới, thay cho công nghiệp cơ khí. Vai trò khoa học ở đây
rất to lớn. Nó thực sự đã phát huy tác dụng khi trở thành lực lượng sản xuất
nh C. Mác đã khẳng định, và ngày nay, vai trò đó đã được đánh giá cao.
Chẳng hạn, theo đánh giá gần đây, người ta cho rằng, những đổi mới công
nghệ đã đóng góp tới 65% tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, 73% kinh tế
Anh, 76% kinh tế Pháp và cộng hoà liên bang Đức (theo Bé khoa học – Công
nghệ và Môi trường, Trung tâm thông tin tư liệu khoa học, công nghệ quốc
gia. Tổng quan: Đánh giá tình hình phát triển kinh tế thế giới).
- Thứ ba, cơ sở vật chất – kỹ thuật mới về chất đã có tác động với những
mức độ và phương hướng khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế
giới. Trước hết, với tư liệu sản cuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm
tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đã đạt được năng suất lao động cao, tăng trưởng
kinh tế và tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao. Chính

khoa học – công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và
trong đó có 3/5 là do tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, trong giai đoạn này,
chủ nghĩa tư bản nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung không tránh khỏi
những chấn động, khủng hoảng. Và chính điều đó, đặt ra vấn đề phải tiếp tục
đổi mới cải cách kinh tế, thayđổi quan hệ kinh tế quốc tế để khắc phục những
khó khăn thách thức, duy trì sự tồn tại và phát triển. Quá trình cải cách, đổi
mới đã diễn ra trong các nước tư bản chủ nghĩa và các nước khác trên thế giới
với những mục tiêu cụ thể, phương hướng chiến lược, phương thức khác nhau
và cũng đem lại những kết quả không giống nhau. Song, nhìn chung công
cuộc đổi mới và cải cách này đều hướng vào việc phát triển kinh tế thị trường
cả về bề rộng và bề sâu, đồng thời khắc phục những khuyết tật vốn có và mới
19


nảy sinh trong quá trình vận động, tiếp tục hoàn thiện nó để đạt tối đa tiêu chí
của xã hội hiện đại.
* Phát triển lực lượng sản xuất
Qua quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản
xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ
kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, rồi tự động hoá, tin học hoá và công
nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình
giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên
nhiên của con người.
Về chất lượng, số lượng và cơ cấu trong đội ngò người lao động:
Đội ngò người lao động làm thuê - lực lượng sản xuất cơ bản cũng có sự
biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng
hoá sức lao động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính cách mạng của tư
liệu sản xuất. Đây là một đòi hỏi khách quan do chính quá trình sản xuất đặt
ra. Cho đến nay, đội ngò lao động của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã
đạt trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cao. Cơ cấu lao động đã có sự

thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa có hiệu quả hơn.
Về cơ cấu lao động: lao động dịch vụ được tập trung cao 70 – 75%,
đồng thời đội ngò chuyên gia có tay nghề cao chủ yếu được tập trung ở khu
vực này. Chẳng hạn, ở Mỹ người làm nghề văn phòng chiếm 20% tổng số lao
động. Đồng thời xuất hiện lực lượng công nhân cổ vàng (gold colour worker).
Đó là các cán bộ chuyên môn có trình độ đại học, trên đại học. Lực lượng lao
động này càng ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển.
Cùng với việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động, các
nước tư bản chủ nghĩa đã quan tâm đến các yếu tố cấu thành của giá trị hàng
hoá sức lao động, thực hiện nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Chẳng hạn
thông qua sự điều tiết kinh tế, can thiệp vào các điều kiện của quá trình tái sản
xuất, đảm bảo các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại, học hành, vui chơi giải trí
20


của bản thân và gia đình người lao động. Ngoài việc thực hiện chính sách xã
hội, như chính sách việc làm, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình
đông con, chăm sóc y tế, người già, trẻ em, người tàn tật… nhà nước tư sản còn
sử dụng các công cụ điều tiết giá cả, lạm phát, thuế, thực hiện điều tiết phân
phối lại nhằm ổn định tiền lương, thu nhập. Trong điều kiện thời đại ngày nay,
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tăng cường điều tiết quá trình phân
phối và phân phối lại. Vì vậy, mặc dù về cơ bản người lao động vẫn chỉ nhận
được tiền công còn nhà tư bản hưởng giá trị thặng dư m, song do quá trình điều
tiết của nhà nước, một phần nhỏ m cũng thuộc về người lao động dưới hình
thức quỹ phóc lợi xã hội và họ được hưởng thụ thông qua việc tiêu dùng các
giá trị sử dụng của các công trình do quỹ phóc lợi xã hội mang lại.
* Thực hiện xã hội hoá sản xuất
Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, và
cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó

là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô
hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ
kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho
các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau
thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
2.2.2.Hạn chế
Dù có những thay đổi về bên ngoài với những thành tựu đáng coi trọng
về kinh tế- xã hội , chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không thể tách khỏi bản chất
của chủ nghĩa tư bản , biểu hiện sâu sắc nhất thông qua Đó vẫn là một xã hội
dựa trên tư hữu, một xã hội bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
chống tư tưởng tiến bộ, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, mâu thuẫn chủ nghĩa
tư bản không thể khắc phục được
-Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là chế độ áp bức bóc lột (làm rõ :Sự áp
bức bóc lột này được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và tinh vi hơn
so với những giai đoạn trước. Các hình thức bóc lột luôn thay đổi dựa trên
21


việc áp dụng những thành tựu của cuôc cách mạng khoa học công nghệ. Với
phương thức quản lí mới nhằm phát huy tính sáng tạo của con người, các nhà
tư bản đã khai thác trí tuệ của người lao động, bóc lột chất xám của đội ngũ trí
thức làm công, làm tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên nhanh chóng. Ví dụ: tỉ
suất giá trị thặng dư của các ngành công nghiệp ở các nước tư bản phát triển
biến động như sau: Mỹ từ 23,7 % năm 1977 tăng lên 320% năm 1990, Cộng
hòa liên bang Đức từ 181,47 % năm 1950 tăng lên 260% năm 1977 và 309%
năm 1991, Nhật Bản năm 1960 tăng lên 205% năm 1978 và 312% năm 1993.
Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và đựơc triển khai trên phạm vi quốc
tế thông qua nhiều hình thức, chẳng hạn như xuất khẩu tư bản và hàng hóa,
thông qua trao đổi mậu dịch, di tản chất xám… Trong đó vai trò của công ty
xuyên quốc gia hết sức nổi bật. Hàng năm các công ty xuyên quốc gia đã thu

đựợc lợi nhuận khổng lồ, đã bòn rút được của các nước đang phát triển hàng
tỷ đôla do ép giá, thực hiện giá cả độc quyền với nước này. Thực hiện lôi kéo
di tản chất xám từ các nước đang phát triển. thực chất đó là một hình thức bóc
lột trong điều kiên mới.
Một hình thức bóc lột khác của chủ nghĩa tư bản ngày nay là sự bóc lột
người lao động trong các xí nghiệp của nền kinh tế ngầm. Đây là hình thức
bóc lột dã man nhất.
-Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa bất bình đẳng :
Bản chất của sự bất bình đẳng dù bị che đậy như thế nào đi chăng nữa
vẫn không thể che đậy được thông qua việc sở hữu tư liệu sản xuất bất bình
đẳng .Chính từ sự bất bình đẳng này đã được bộc lộ qua nhiều biểu hiện đáng
chú ý :
+Sự phân cực giàu nghèo .VD Tại Hy Lạp - tâm điểm của cuộc khủng
hoảng nợ công ở châu Âu, 10% số dân trong tình trạng nghèo đói bị ảnh
hưởng nặng nề từ việc cắt giảm ngưỡng miễn thuế thu nhập. Viện nghiên cứu
Brookings ở Thủ đô Washington cũng công bố ngày hôm qua, chênh lệch thu
nhập thường đáng kể nhất ở các thành phố lớn, và Atlanta, San Francisco và
22


Miami nằm trong top 3. Các thành phố lớn thường thu hút các công việc
lương cao trong các ngành tài chính, công nghệ và giải trí. Tuy nhiên, các
thành phố lớn cũng thu hút một số lượng lớn lao động có kĩ năng thấp. Năm
2012, top 5% những người thu nhập cao ở Atlanta, Georgia có thu nhập hàng
năm trung bình là 279.827 $, có nghĩa thu nhập của họ gấp 19 lần so với
những người thu nhập thấp, được xếp ở đáy 20% trong cùng thành phố. Tỷ lệ
trung bình được ước tính cho toàn ước Mỹ là 9,1 lần.
+Sự phân biệt đối xử trong xã hội , biểu hiện rõ nhất của sự phân biệt
chủng tộc . Theo Korea Times, các nghệ sĩ K-pop vẫn chưa được biết đến
nhiều ở Mỹ, trừ Psy do hiệu ứng của MV (video ca nhạc) Gangnam Style.

CNN mô tả khoảnh khắc Girls’ Generation được xướng tên trong khán phòng
đông nghẹt ở giải YouTube: "Dù nhóm nhạc rất nổi tiếng ở châu Á, nhưng
phản ứng của khán giả Mỹ với chiến thắng của họ là câm lặng, có vỗ tay rải
rác, nhưng hầu hết khán giả im lặng vì bất ngờ".
-Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn
giữa việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất với việc sa thải công nhân
lao động truyền thống .
Trong tờ “Thời báoMỹ” ông Brzejinesky cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng
nước Mỹ đã nhận xét: “ Bạn hãy nhìn xung quanh nước Mỹ, bắt đầu từ thành
phố New York. Hãy quan sát cảnh tượng ô uế và điêu tàn, cảnh tượng hỗn
loạn và bần cùng gợi cho người ta hình ảnh một thủ đô một thế giới thứ ba và
cảnh tượng những người vô gia cư ngủ trên hè phố, cơn say ma túy, hằn thù
chủng tộc, tội ác và những lo âu sợ hãi. Thế rồi bạn lại nhìn sang những thành
phố khác ở Mỹ, hầu hết nơi nào cũng mang cái vẻ đó của New York. Rồi bạn
hãy nhớ lại ba tiếng “ thế kỉ Mỹ” với ý nghĩa bao hàm trong ba tiếng đó, tức
là sự giàu có, sức mạnh và thế lực hầu như tuyệt đối – bạn sẽ thấy kết quả là
một cái gì mỉa mai thậm chí đau lòng”.
Đặc biệt những năm gần đây ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa thường
xuyên diễn ra hoạt động khủng bố, do đó tình trạng an toàn xã hội ngày
23


càng trầm trọng đe dọa cuộc sống con người.
-Tư bản hiện đại và nỗi lo về biến đổi khí hậu và môi trường .
Theo báo mạng International Business Times, tỷ lệ ung thư ở Trung
Quốc đã tăng mạnh kể từ những năm 90 của thế kỷ trước và trở thành nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu của đất nước. Các con số thống kê chính thức cho
thấy Trung Quốc có khoảng 1.700 tai nạn về ô nhiễm nước hằng năm và có
đến 40% con sông của nước này bị ô nhiễm nặng. Trong tuần lễ cuối cùng của
tháng 1 qua, sương mù bao phủ nhiều thành phố và thị trấn ở nước này, ô

nhiễm không khí tăng lên mức gây hại cho sức khỏe người dân.Theo một báo
cáo của Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD), tới năm 2050, ô
nhiễm môi trường sẽ trở thành “kẻ sát nhân” khiến 3,6 triệu người chết yểu
mỗi năm.
=> Chính từ những vấn đề chưa thể giải quyết nổi của chủ nghĩa tư bản
hiện đại ở trên đã ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, cũng
như đòi hỏi phải có sự thây đổi thực sự về chất của mô hình kinh tế tư bản
chủ nghĩa
2.3.Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Phân tích sự vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền, Lênin chỉ
rõ, chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn độc quyền, nền kinh tế của nó vận
động theo hai xu hướng: sự phát triển nhanh chóng song song với trì trệ,
thối nát. Ngày nay, hai xu hướng đó vẫn tác động trong nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Xu thế phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản biểu
hiện rõ rệt trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay,
đặc biệt là vào những năm 1950 và 1960 với tốc độ tăng trưởng cao của
nền kinh tế, năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên rõ rệt.
Sự phát triển đó chính là do sự tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ cùng với sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc

24


quyền nhà nước, sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia và sự
kích thích do cuộc chạy đua giữa hai hệ thống kinh tế thế giới.
Xu thế trì trệ, thối nát biểu hiện ở chỗ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
tăng trưởng chậm so với tiềm năng to lớn của khoa học – công nghệ cho
phép (thí dụ hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc chỉ đạt mức 60- 70%), thất
nghiệp cao gây nên sự lãng phí về nguồn lực, quân sự hóa nền kinh tế.

Sự tồn tại song song của hai xu thế trong chủ nghĩa tư bản ngày
nay, một mặt nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn còn sức sống,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có sự tự điều chỉnh và trong giới
hạn nhất định nó còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, mặt khác cũng
nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản đang vấp phải những giới hạn nhất định,
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại và vận động.
Chính sự vận động của mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất quyết định sự thay thế phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa bằng phương thức sản xuất cao hơn, tiến bộ hơn. Đó là xu
hướng vận động của lịch sử mang tính lịch sử tự nhiên. Tính tất yếu của
việc chủ nghĩa tư bản không thoát khỏi sự phủ định cũng giống như chính
nó đã phủ định chế độ phong kiến trong lịch sử đã rõ ràng.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay đang thực hiện quá trình đổi mới, cải
cách để thích nghi với điều kiện lịch sử mới do tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ mang lại. Người ta đang nói đến và thực
hiện sự khắc phục từng bước những khuyết tật của kinh tế thị trường, cố
gắng tạo ra bộ mặt mới cho nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nh dân
chủ, bình đẳng hơn trong chõng mực nhất định. Nhà nước với tư cách là
người cai trị xã hội đã thực hiện nhiều biện pháp chạy chữa những
khuyết tật vốn có bù đắp lại những khiếm khuyết của kinh tế thị trường
25


×