Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NIÊN LUẬN: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI BÃI BIỂN DU LỊCH ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.62 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO NIÊN LUẬN:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI BÃI BIỂN DU LỊCH
ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG

HÀ NỘI - 1/2017

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO NIÊN LUẬN:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI BÃI BIỂN DU LỊCH
ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Khí tượng thủy văn biển
Mã ngành:

Sinh viên thực hiện

: Phan Thu Trang

Lớp

: ĐH3KB2


Giảng viên hướng dẫn : Ths. Bùi Đắc Thuyết

HÀ NỘI - 1/2017
2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân em,
các số liệu này đều là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa
được công bố.
Hà Nội, Ngày 19 tháng 01năm 2017
Sinh Viên
Phan Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa
tại bãi biển du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng” do sinh viên Phan Thu Trang thực hiện từ
26/12/2016 -20/1/2017 dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Bùi Đắc Thuyết.
Trong quá trình thực hiện, đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ
bảo của thầy giáo Bùi Đắc Thuyết để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Em xin
trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo.
Do thời gian và trình độ em còn nhiều hạn chế nên niên luận sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của thầy và các
bạn để niên luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 19 tháng 01 năm 2017
Sinh Viên
Phan Thu Trang



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

RTN

: Rác thải nhựa

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

1


DANH MỤC CÁC BẢNG

2


DANH MỤC HÌNH VẼ

3



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Hiện trạng, tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước Việt Nam có bờ biển kéo dài trên 3.260km, và hơn 3.000 các đảo lớn
nhỏ. Việt Nam là nước đứng thứ 27 trong tổng 156 quốc gia có bờ biển lớn ở khu vực
Đông Nam Á.Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Du lịch biển có thể coi là ngành công
nghiệp không khói mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế Việt Nam một khoản thu nhập
đáng kể song song với nó cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường
biển ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng… vật liệu nhựa đã trở nên quen thuộc với
người tiêu dùng. Những chế phẩm này rất được ưa chuộng tại những cửa hàng đồ
uống, đồ ăn nhanh hay trong những buổi party, picnic dã ngoại. Tùy thuộc vào loại
nhựa được sử dụng, ở bất cứ nơi đâu nó có thể mất khoảng 450 đến 1.000 năm để phân
hủy. Khoảng 50 tỷ chai nhựa được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới. Vật liệu nhựa,
một loại chất thải rắn đang là một trong những nguồn ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sống hiện nay.
Thị xã Đồ Sơn là một bán đảo nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km
về phía Đông Nam. Đồ Sơn là một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh
đẹp ở miền bắc Việt Nam. Với những điều kiện thuận lợi về địa lý, kinh tế - xã hội,
cùng với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Đồ Sơn trở thành một một điểm đến lý
tưởng cho du khách. Đi đôi với việc phát triển du lịch đó, các bãi biển tại Đồ Sơn có
nguy cơ bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ việc xả thải rác từ các hoạt động dịch
vụ du lịch, đặc biệt là rác thải từ nhựa. Là một quận có tiềm năng phát triển rất lớn,
mỗi năm đón tới hàng triệu lượt khách du lịch nhưng công tác quản lí và xử lí rác thải
từ nhựa trên địa bàn quận còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, khó khăn cần được giải
quyết và khắc phục như: sự thiếu ý thức cũng như thói quen vứt rác bừa bãi của người
dân và du khách, chưa thu gom và xử lí một cách triệt để, rác thải chưa được phân loại
để tái chế,…
Từ thực tế trên em lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện

pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa tại bãi biển du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng” được

4


thực hiện nhằm đánh giá tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại bãi biển Đồ sơn, nâng cao
hiệu quả quản lí và xử lí rác thải nhựa từ đó hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
•Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm bãi biển do sử dụng rác thải nhựa của con người và
đề xuất biện pháp quản lí và xử lí rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
•Đánh giá hiện trạng rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
•Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hiện trạng quản lý, thu gom, xử lí rác thải từ
nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng
•Thử nghiệm biện pháp truyền thông môi trường: tuyên truyền ý thức khách du
lịch và người dân, thử nghiệm một số giải pháp truyền thông như kêu gọi tình nguyện
viên ra quân nhặt rác làm sạch môi trường hàng tuần xuyên suốt mùa du lịch.
•Đề xuất một số biện pháp quản lí và xử lí rác thải từ nhựa góp phần bảo vệ
môi trường.
1.3 Nội dung nghiên cứu:
•Điều tra về nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác thải từ nhựa tại bãi
biển Đồ Sơn, Hải Phòng
•Tình hình thu gom, xử lí, tái chế rác thải từ nhựa tại các bãi biển Đồ Sơn, Hải
Phòng

•Nhận thức về rác thải nhựa của người dân và khách du lịch tại bãi biển Đồ

Sơn, Hải Phòng

•Đánh giá và đề xuất công tác quản lí chất thải nhựa tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện
pháp quản lý, xử lý rác thải nhựa tại bãi biển du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
Về thời gian: đề tài tiến hành theo dõi số liệu 4 năm gần đây (2012-2016)

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhựa (plastic) không có trong thiên nhiên mà do con người chế tạo ra. Nhưng
với nhu cầu và cách thức sử dụng tràn làn của con người đã mang đến ảnh hưởng xấu
tới môi trường. Theo một nghiên cứu được công bố hồi đầu năm 2016, mỗi năm các
đại dương trên thế giới đang phải hứng chịu từ 8 đến 9 triệu tấn rác thải nhựa. Con số
này cao hơn 33 lần so với các dự đoán trước đây. Có tới hơn phân nửa số rác thải này
đến từ 5 quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc với 2,4 triệu tấn, chiếm khoảng 30%.
Theo sau Trung Quốc lần lượt là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka. Đồng
thời, trong nhóm các quốc gia phát triển thì chỉ có Mỹ là nằm trong top 20 với khoảng
77,000 tấn, tương đương gần 1% tổng số rác thải nhựa đổ ra biển. Như vậy, có thể thấy
rằng quy mô kinh tế và mức độ tiêu dùng chỉ là một phần yếu tố quyết định mức độ
gây ô nhiễm biển. Điểm quan trọng nhất ở đây chính là việc thu gom, xử lý và tái chế
rác thải, điều mà các quốc gia đang phát triển thường hay bỏ ngỏ. Trong khi đó, lượng
nhựa được tiêu thụ hàng năm tại châu Á, cũng như tại Việt Nam đang được dự kiến sẽ
tăng tới 80% trong 10 năm tới, vượt ngưỡng 200 triệu tấn vào năm 2025.
Nhận thức được tầm ảnh hưởng của vật dụng nhựa đối với bản thân con người
và môi trường. Nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển
đã xây dưng những chiến lược, đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu cũng như
quản lý rác thải này. Các tổ chức quốc tế Ocean Conservancy và McKinsey đã đưa ra
một giải pháp để khắc phục, giảm thiểu lượng rác thải nhựa này là đố rác nhựa để sản
xuất năng lượng dựa trên các công nghệ tiên tiến và bảo đảm được tiêu chuẩn về an

toàn khí thải. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sâu bột - ấu
trùng của bọ cánh cứng Tenebrio molitor có thể sống bằng cách ăn xốp cách nhiệt và
một số loại nhựa khác…
Ở Việt Nam khắc phục vấn đề xả rác thải nhựa ra biển bằng cách tăng cường
đầu tư cho 4 giải pháp: mở rộng mạng lưới thu gom rác, giảm thiểu việc rò rỉ từ
các bãi rác, đốt rác để sản xuất điện và sau cùng là xây dựng các cơ sở tái chế.
Hiện tại, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ thu gom chất thải rắn khá cao tại các đô thị (từ
hơn 80% tới gần 100%). Tuy nhiên, tại các khu vực ngoại thành và nông thôn, nơi hơn
2/3 dân số Việt Nam đang sinh sống, thì con số này vẫn còn rất khiêm tốn (từ 40 tới

6


60%). Việc phát triển mạng lưới thu gom tại những khu vực này, cũng như quản lý
hiệu quả các bãi rác, chắc chắn sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải xả ra các
kênh và sông rồi từ đó trôi ra biển.
Cuối năm 2010, Luật thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua sẽ có
hiệu lực ngày 01/01/2012 quy định một số sản phẩm tiềm tàng gây ô nhiễm môi
trường sẽ phải chịu thuế, trong đó túi nilon (một loại nhựa khó phân hủy) là một trong
những sản phẩm phải chịu thuế ở mức cao.
Tại Hải Phòng đã được tập đoàn JAC, tổ chức JIAC Nhật Bản giúp công nghệ
phân loại, tái chế rác thải góp phần hiện thực hóa dự án xây dưng thành phố xanh phát
triển bền vững (Eco City Plan).
Bên cạnh đó, đề xuất các gải pháp quản lý: xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính
sách, pháp luật và kiểm soát sử dụng các vật liệu nhựa khó phân hủy; tăng cường và đa
dạng hóa các nguồn đầu tư nhằm thực hiện việc giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa;
phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ để sản xuất ra túi nilon thân
thiện môi trường và tái chế rác thải nilon thành sản phẩm hữu ích; tăng cường hợp tác
quốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử
dụng túi nilon khó phân hủy.


7


PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại bãi biển du lịch Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, thành
phố Hải Phòng. Đồ Sơn có dải đồi núi thấp chạy dài theo hướng Tây Bắc– Đông Nam
nhô khỏi mặt biển, kéo dài hình 9 con rồng cùng vươn về phía đảo Hòn Dấu , như
cùng thể tranh nhau một viên ngọc. Ở đây có nhiều bãi tắm và rất thu hút khách du
lịch.

Hình 3.1: Bản đồ địa điểm nghiên cứu Đồ Sơn, Hải Phòng .
3.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017
3.3 Đối tượng nghiên cứu
•Hiện trạng rác thải nhựa ở bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng.
•Cơ cấu quản lí, xử lí rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn, Hải phòng.

8


3.4 Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:
- Số liệu thứ cấp về hiện trạng rác thải nhựa và cơ cấu quản lý rác thải nhựa sẽ
được thu thập chủ yếu thông qua sách báo, internet, bài báo khoa học, báo cáo khoa
học, kỷ yếu hội thảo khoa học và các số liệu quan trắc được lưu giữ tại các cơ quan
quản lý môi trường có liên quan tại Đồ Sơn, Hải Phòng và thông qua các đợt khảo sát
thực địa (khảo sát thực tế, phòng Tài nguyên và Môi trường,)
-Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các

nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải nhựa .
2) Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:
Điều tra và khảo sát thực tế bằng hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, nhằm
kiểm tra lại độ chính xác của số liệu đã thu thập được và bổ sung cho những số liệu còn
thiếu. Phiếu điều tra được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu
3) Phương pháp chuyên khảo:
Thực hiện tra cứu sách báo, các công trình đã được nghiên cứu, lựa chọn. Kế
thừa và vận dụng có chọn lọc, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
4) Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:
Sử dụng các phần mềm EXCEL để tổng hợp và phân tích các số liệu đã thu
thập được.

9


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại bãi biển Đồ Sơn , Hải Phòng
Tại bãi biển Đồ Sơn, Hải Phòng rác thải đang là một trong những nguyên nhân
lớn nhất góp phần làm giảm tính hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức xả rác bừa bãi của du khách, do cách quản lý yếu
kém của những người chịu trách nhiệm với khu du lịch biển. Đặc biệt là với đồ nhựa,
một loại vật liệu với ưu thế rẻ, nhẹ, bền và không thấm nước,.. tiện dụng cho những
chuyến du lịch, picnic, nghỉ mát.
Khối lượng rác thải của quận Đồ Sơn:
Bảng 4.1.1. Khối lượng rác quận Đồ Sơn năm 2012
Khu du lịch
Đồ Sơn

Trong mùa du lịch
Ngoài mùa du lịch


2791,25 tấn/năm
1116,5 tấn/năm

* Nhận xét : Từ bảng 4.1.1, ta nhận thấy khối lượng rác của quận Đồ Sơn trong
mùa du lịch phát sinh là rất lớn.
Bảng 4.1.2. Khối lượng rác quận Đồ Sơn 5 tháng đầu năm 2013
Tháng
01
02
03
04
05

Khối lượng( tấn/tháng)
5041,53
4822,73
4847,43
5762,03
6035,53

* Nhận xét: Từ bảng 4.1.2 ta thấy số lượng rác giữa các tháng có sự thay đổi rõ
rệt. Một phần do lượng khách du lịch đến Đồ Sơn giữa các tháng có sự khác nhau, một
phần do công tác quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan trong công tác thu gom, vận
chuyển rác trên địa bàn quận.
 Chất thải rắn không đồng nhất và có nhiều thành phần khác nhau.
Thành phần rác thải nhựa chỉ chiếm 2,18% tổng khối lượng rác trên địa bàn
quận Đồ Sơn.
Khu du lịch: lượng khách du lịch tới Đồ Sơn năm 2012 là 1 triệu lượt khách,
với lượng rác thu được tại 52 khách sạn nhà nghỉ và 223 nhà hàng là 6737,5 m3 tuơng


10


ứng 3907,75 tấn/năm. Tương ứng với 3,907 kg/lượt khách/năm và mức thải tăng
khoảng 1,5% mỗi năm. Lượt khách du lịch tới Đồ Sơn mỗi năm tăng khoảng 14,5%.
Như vậy tổng lượng rác thải đưa ra bãi rác hàng ngày khoảng 167,12 tấn vào
năm 2012 và tăng lên khoảng 226,77 tấn đến năm 2020. Quá trình CNH, HĐH cũng
như nhu cầu sinh hoạt của người dân đang làm tăng khối lượng chất thải trên địa bàn
quận ngày một nhiều. Do đó, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền của quận
Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung đến công tác quản lý, thu gom và
xử lý chất thải một cách hiệu quả.
4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải nhựa tại Đồ Sơn, Hải Phòng
Các hộ gia đình sẽ bỏ rác vào bao nylon đưa ra phía trước nhà, đội thu gom tới
thu gom và đưa tới điểm tập kết. Với những hộ gia đình đội thu gom sẽ thu gom với
tần suất 2 ngày một lần. Khu công nghiệp tuần 2 lần. Đối với các khách sạn, nhà nghỉ
và nhà hàng thu gom với tần suất 2 lần một ngày trong mùa du lịch và 1 lần một ngày
ngoài mùa du lịch.
Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải ở quận Đồ Sơn thực hiện theo sơ đồ
sau:
Nguồn Thu gom Điểm tập kết Vận chuyển Bãi chôn lấp
Ngoài các xe đi thu gom rác hàng ngày và vận chuyển đến điểm tập kết. Vào
mùa du lịch, một lượng khách lớn đổ về khu du lịch Đồ Sơn, Hải phòng khiến lượng
rác thải phát sinh nhiều hơn. Có hiện tượng rác thải , chai nhựa, ni lông trên bãi biển
còn có các đội tình nguyện viên ra quân nhặt rác làm sạch môi trường hàng tuần xuyên
suốt mùa du lịch.
4.3. Hiện trạng xử lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Đồ Sơn
Rác thải rắn của quận Đồ Sơn được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Bãi rác Đồ
Sơn được đưa vào sử dụng năm 2006 với diện tích sử dụng 1,8ha (tổng diện tích là
3ha). Vị trí nằm về phía Nam trung tâm thành phố, tại phường Ngọc Xuyên – quận Đồ

Sơn (gần sông Họng).
Chức năng phục vụ: địa bàn quận Đồ Sơn, dọc đường 353 với 3 xã thuộc
huyện Kiến Thụy. Rác thải vận chuyển ra bãi rác được san ủi vào cuối ca, đồng thời
rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng (PERME UK 50 EC) và san phủ. Duy trì thường
xuyên vận hành trạm xử lý nước rỉ rác 1 lần/ tuần.
* Ưu điểm bãi rác:
11


- Bán kính bãi rác phù hợp
- Giao thông đi lại vận chuyển thuận lợi theo đường 353
- Quá trình vận hành đơn giản dễ dàng
* Nhược điểm bãi rác:
- Trang thiết bị thô sơ nên việc chôn lấp và xử lý thủ công, chưa hợp vệ sinh.
- Quá trình rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng còn sơ sài chưa triệt để
- Môi trường khí bị ô nhiễm do lượng khí phát sinh từ các bãi chôn lấp và mùi
của rác thải chưa được xử lý triệt để.
- Môi trường nước bị ô nhiễm do nước rỉ rác ngấm qua thành và đáy của lớp vải
địa kỹ thuật do lắp đặt chưa đúng với tiêu chuẩn.
4.4 Đánh giá hệ thống quản lí, thu gom, vận chuyển,xử lí rác thải nhựa trên địa bàn
quận Đồ Sơn
4.4.1. Về công tác thu gom, vận chuyển
- Phương tiện, thiết bị thu gom còn hạn chế đặc biệt là các thùng rác công cộng.
Hiện tại chỉ có khoảng 25 thùng rác công cộng loại 60l và 80l được lắp đặt tại các khu
du lịch. Trong công viên và dọc đường 353 chưa có.
- Một số điểm tập kết rác chưa hợp lý gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung
quanh và gây mất mĩ quan.
- Lượng rác thải nhựa được thu gom hoàn toàn chưa được phân loại tại nguồn.
Tất cả các loại rác được thu gom lẫn lộn với nhau. Gây khó khăn cho việc xử lý rác.
- Ý thức giữ gìn VSMT của cộng đồng dân cư còn thấp, tình trạng vứt rác bừa

bãi không đúng nơi quy định còn phổ biến.
4.4.2. Về công tác xử lý
- Việc xử lý rác chưa hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh
- Tình trạng nước rỉ rác chưa xử lý triệt để, nước rỉ rác vẫn bị thấm vào môi
trường đất gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
4.4.3. Về công tác quản lý
- Công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn do ý thức của người dân về BVMT
chưa cao. Đặc biệt là khu du lịch, hiện tượng khách du lịch xả rác bừa bãi trên bãi biển
làm ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan.
-Công ty chưa có sự liên kết với bên du lịch về việc quản lý việc xả thải khu du
lịch. Ngoài ra, phí thu gom được áp dụng chỉ đáp ứng phần nào kinh phí cho mục đích

12


thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa. Nhà nước vẫn phải bao cấp lớn phần chi
phí.
4.5 Đề xuất một số biện pháp quản lí và xử lí rác thải từ nhựa góp phần bảo vệ môi
trường
Có thể thấy là công tác quản lý rác thải nhựa hiện nay còn gặp nhiều khó khăn,
để nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần có sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia
của đông đảo tất cả mọi người dân, các đơn vị, tổ chức xã hội, các đoàn thể. Ta cần
giải quyết các vấn đề sau:
4.5.1 Giải pháp giáo dục, tuyên truyền:
Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền giáo dục môi trường vì sự nhận thức của
cộng đồng là công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Đối tượng giáo dục: những người
dân sinh sống trên địa bàn quận Đồ Sơn. Ngoài ra, giáo dục môi trường từ các cấp học
từ mầm non cho đến phổ thông, là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan niệm của cộng
đồng về lâu dài.
4.5.2 Giải pháp về tổ chức quản lý:

Hiện nay hệ thống thu gom rác trên địa bàn quận chưa hoàn thiện, vì vậy công
tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả thu gom trong
những năm tới đang là yếu tố cần giải quyết trong việc quản lý.
* Mô hình bộ máy quản lý
- Quản lý toàn bộ hệ thống thu gom rác trong xã, hàng ngày theo đúng quy định
thu gom và chở đến tập kết quy định để chờ xe chuyên dụng đến lấy rác.
- Nhắc nhở và lập biên bản các trường hợp vi phạm việc xả thải bừa bãi.
* Trách nhiệm của mọi người dân:
-Tạo điều kiện cho đội thu gom rác hoàn thành tốt công việc. Không xả rác thải
nhựa trong các hoạt động sinh hoạt,buôn bán,du lịch ra bãi biển Đồ Sơn
* Trách nhiệm của UBND quận:
- Tạo mọi điều kiện có thể để cho đội thu gom rác được làm việc tốt.
- Chịu trách nhiệm xử lý những trường hợp vi phạm trong quá trình hoạt động
thu gom rác.
- Thành lập ban quản lý bãi rác để kiểm soát sự hoạt động của bãi rác.

13


* Trách nhiệm của công ty: phía công ty nên có những biện pháp và phương án
thu gom một cách hiệu quả các loại RTN trong khu vực quận .
4.5.3 Giải pháp xử lý
- Phân loại tại nguồn: Để đảm bảo xử lý rác có hiệu quả cần phải có biện pháp
phân loại rác từ khâu phát sinh, đến khâu thu gom, vận chuyển. Đặc biệt là phân loại
rác ngay tại nguồn phát sinh. Ngoài ra, tuyên truyền về lợi ích của việc phân loại rác
đến người dân trong các cuộc họp định kỳ. Tại các cuộc họp định kỳ, khen thưởng các
cá nhân, tổ chức thực hiện tốt việc phân loại rác, và khiển trách các cá nhân, tổ chức
chưa thực hiện tốt.
-Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển
•Đối với nhà hàng, khách sạn, cửa hàng dịch vụ ăn uống: công tác thu gom đòi

hỏi phải đúng giờ quy định, thu gom hàng ngày như những hộ thông thường.
•Đối với các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con đƣờng:
đặt các thùng rác công cộng, tạo cho mọi người có thói quen để rác đúng nơi quy định,
hợp vệ sinh môi trường.
* Ngoài ra nên:
•Tăng cường tập huấn và đào tạo cho cán bộ môi trường những kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề môi trường.
•Trang bị thêm những trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, trang bị bảo hộ lao
động như: xẻng, mũ…cho công nhân
- Đề xuất biện pháp xử lý rác thải nhựa:
Hiện nay RTN của quận được xử lý bằng biện pháp chôn lấp, chưa có sự quản
lý chặt chẽ nên hiệu quả xử lý chưa cao gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Với tình trạng của bãi chôn lấp hiện nay, thành phố nên cấp thêm kinh phí để việc xử
lý RTN ngoài bãi chôn lấp được triệt để.

14


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Hiện nay khối lượng rác thải nhựa trên địa bàn quận là rất lớn, việc thu gom và
vận chuyển rác thải còn nhiều hạn chế và bất cập, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt của người dân. Bởi vậy, việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Đồ Sơn là hết
sức cần thiết và cấp bách. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hiện trạng quản lý
RTN tại quận Đồ Sơn như sau:
- Lượng rác thải nhựa tại quận Đồ Sơn là 3,64 tấn/ ngày
- Rác thu gom tại các khu dân cư, đường phố đạt khoảng 85%
- Rác thu gom tại các khu trung chuyển đạt 95%
- Các thùng rác trên các tuyến đường trong khu dân cư và ngoài khu du lịch rất
thưa thớt. Tình trạng khách du lịch và người dân vất rác bừa bãi vẫn tiếp diễn.

- Một số trạm trung chuyển chưa đạt tiêu chuẩn thiết kế, vệ sinh, vị trí hoạt
động.
- Quá trình xử lý rác và nước rỉ rác ngoài bãi rác chưa triệt để gây ô nhiễm môi
trường xung quanh.
5.2 Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải nhựa tại quận Đồ Sơn, một số ý
kiến dựa trên các kết quả khảo sát thực tế như sau:
- Khuyến khích người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn và lợi ích của việc
phân loại đó.
- Phối hợp với cơ quan chức năng nhằm quản lý rác thải nhựa tốt hơn.
- Cần phối hợp với bên du lịch quản lý chặt chẽ việc xả rác bừa bãi ở khu du
lịch và có mức xử phạt thích đáng.
- Cần có chế tài được áp dụng thêm để xử phạt các hộ cố tình vi phạm đổ rác
không đúng nơi quy định làm ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan khu vực.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT quy
định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
2,Brightside, Goodhousekeeping/ Trí Thức Trẻ />3,Bùi Thị Diễm (2013). Khóa luận tìm hiểu về du lịch lễ hội tại Đồ Sơn để phục
vụ khai thác phát triển du lịch. />4, Đinh Văn Khương (2016) Ô nhiễm rác thải nhựa ở biển Đông : hiện trạng và
đề xuất />6,Lê Thị Thúy. Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế.
/>5,Lê Thị Nhỉ. Rác thải nhựa. />6,Lê Thị Thúy. Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế.
/>7,Trần Thị Yên (2013) . Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải
pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu , tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
/>8, Ngoài ra còn sử dụng, kế thừa tài liệu từ một số các web:
/> /> /> />
16




×