Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Lập kế hoạch truyền thông về chương trình “Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Thành Phố Đà Nẵng Lập kế hoạch TTĐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, có nhiều đảo lớn nhỏ ven bờ, trong đó
có hai quần đảo lớn xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, đây là hai quần đảo có vị trí chiến
lược chính trị quan trọng của Việt Nam nhưng luôn bị các nước láng giềng nhòm ngó và
muốn xâm chiếm trong nhiều năm qua.
Vấn đề về tranh chấp chủ quyền biển đảo trong những năm gần đây giữa Việt Nam
và Trung Quốc đã gây hoang mang dư luận không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tự quyết định thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa
và đường lưỡi bò kéo dài đến gần hết biển Đông đã làm cho cả thế giới phải bất bình.
Chính Phủ Việt Nam chính thức lên tiếng, nhưng Trung Quốc vẫn ngoan cố và có thêm
nhiều hành động ảnh hưởng đến chủ quyền của nước ta. Vừa qua, Trung Quốc lại có
thêm những hành động khiêu khích, xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam, chính điều này đã
gây bất bình mạnh đối với người dân Việt Nam, họ đã có những hành vi nổi loạn, đập phá
các công ty của Trung Quốc, đánh đập công nhân Trung Quốc, biểu tình và từ chối bán
hàng cho người Trung Quốc.
Trước tình hình chính trị như vậy, việc làm quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay
chính là làm sao giúp người dân nhận thức đúng về chủ quyền, có niềm tin vào Đảng và
Nhà Nước, không thực hiện các hành vi bạo động, biểu tình gây mất trật tự an ninh. Việc
bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ là vấn đề của Đảng, Nhà Nước mà phải được phổ
biến rộng rãi tới mọi người dân, đó chính là lí do em chọn đề tài: Lập kế hoạch truyền
thông về chương trình “Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Thành Phố Đà Nẵng.
Chương trình sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức công chúng về vấn đề chủ quyền biển
đảo Việt Nam và có những hành động tích cực hơn.
Bài đồ án gồm 2 chương:
Chương 1: Phân tích tổng quan về chương trình “Bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam” tại Thành Phố Đà Nẵng
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông về chương trình “Bảo vệ chủ quyền biển
đảo Việt Nam” tại Thành Phố Đà Nẵng


Trong quá trình thực hiện đồ án, dù đã có cố gắng nhưng vì thời gian hạn chế và


kiến thức chuyên môn chưa đủ nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của cô Nguyễn Lê Ngọc Trâm, giảng viên bộ môn Lập Kế Hoạch Truyền Thông Đại
Chúng.
Xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
“BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM”
1.1. Tổng quan về đơn vị tổ chức:
Đơn vị tổ chức chương trình truyền thông lần này là Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt
Nam, tuy nhiên trong quá trình tổ chức cũng cần thêm những đơn vị khác giúp đỡ nhằm
có một chương trình hoàn thiện về mặt nội dung và hình thức.
Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của
các thành viên.

Hình 1.1. Logo Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền,
động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của
nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố
chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân

dân các nước trong khu vực và trên thế giới.


Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã từng tổ chức nhiều
chương trình có nội dung về chủ quyền biển đảo trước đây, nên có nhiều kinh nghiệm
trong việc tổ chức những sự kiện chính trị lớn. Hơn nữa, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố Đà Nẵng luôn được các cơ quan đoàn thể, các cơ quan tổ chức giúp đỡ và
tạo điều kiện để giúp đơn vị tổ chức các hội nghị, chương trình chính trị. Vì vậy, chương
trình lần này sẽ được tổ chức hiệu quả hơn so với các chương trình trước nhờ vào việc
lường trước được những rủi ro, thiếu sót của những chương trình trước.
1.2. Phân tích bối cảnh
1.2.1. Vấn đề truyền thông về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam tại thành phố Đà
Nẵng
Trong những năm gần đây Trung Quốc đã liên tục có những hành động gây cấn và
đe dọa trên biển Đông không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Nam Á. Đặc biệt với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn của Việt Nam nhưng Trung Quốc
lại có những hành động ngang ngược, đánh đuổi tàu thuyền Việt Nam, xây dựng cái gọi
là thành phố Tam Sa và đường lưỡi bò. Gần đây, phía Trung Quốc còn phái dàn khoan
vào lãnh hải Việt Nam để gây cấn và có những hành động ngang ngược. Trước những
diễn biến trên đã làm cho tình hình biển đảo của nước ta có nhiều bất ổn gây hoang mang
dư luận trong nước.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền
biển đảo Việt Nam cho người dân Việt Nam đã được hưởng ứng mạnh mẽ ở trong và
ngoài nước. Không chỉ các cơ quan chuyên trách hay các nhà chuyên môn mới quan tâm
mà ngay cả những người dân bình thường họ cũng quan tâm tới vấn đề này. Bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử
dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển và bền vững.
Những chương trình có nội dung bảo vệ chủ quyền biển đảo trình được Ủy Ban Mặt
Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng tổ chức thường xuyên với nội dung:
“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” luôn

được người dân Việt Nam nói chung và người dân Đà Nẵng nói riêng ủng hộ hết mức.


Trong đó, giới trẻ bao gồm thanh niên tình nguyện, học sinh, sinh viên luôn là những đối
tượng có những hành động cụ thể và tích cực đối với môi trường chung của biển đảo.
Trong năm 2016 cần chú trọng đến những vấn đề truyền thông như:
Làm cho người dân tin tưởng vào Đảng và Nhà Nước, làm cho họ biết rằng
“Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
- Làm cho tất cả mọi người hướng mắt dõi theo những hoạt động chính trị có liên
quan đến chủ quyền biển đảo nước ta, giúp họ luôn tự hào về đất nước Việt Nam, tránh
các hoạt động vũ trang, biểu tình, gây rối trật tự an ninh.
1.2.2. Thực trạng truyền thông về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam tại thành phố
Đà Nẵng
Trước đây đã có rất nhiều chương trình lớn với nội dung về chủ quyền biển đảo gắn
liền với từng sự kiện nóng hổi, để lại nhiều dấn ấn lớn và nổi bật như:
- Chương trình lớn "Hướng về chủ quyền biên giới - biển đảo" được tổ chức ngày
20/2/2013 tại Thành phố Cần Thơ do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thông qua nhằm kỷ niệm
54 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng.
- Hội trại “Tự hào biển đảo Việt Nam” vào tối 3/5/2013 tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi, với sự đại diện của hơn 900 sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên
toàn quốc.
- Hội nghị “Tuyên truyền về Biển đảo Việt Nam” được tổ chức ngày 31/5 tại Sở
Khoa học và Công nghệ với nội dung phổ biến các thông tin về Luật Biên giới quốc gia,
Luật Biển Việt Nam và các điều ước quốc tế về Biển.
- Chương trình trực tiếp “Biển đảo của chúng ta” được tổ chức ngày 07/06/2013 với
nội dung cung cấp cáo nhìn tổng thể, sâu sắc về cuộc sống của những chiến sĩ và người
dân sống trên đảo Trường Sa.
- Chương trình “Biển đảo của chúng ta” được tổ chức gày 07/06/2013 do Ban
Thanh thiếu niên - Đài truyền hìnhViệt Nam sản xuất được phát sóng trực tiếp vào 20h05
trên VTV1, VTV4 và VTV6. Đây là lần đầu tiên Đài Truyền Hình Việt Nam thực hiện

một chương trình cầu truyền hình trực tiếp giữa 2 điểm cầu Hà Nội - Trường Sa để khán
giả truyền hình có thể giao lưu với người dân và chiến sỹ ở nơi đầu sóng ngọn gió.


- Hội nghị “Sơn Trà tuyên truyền luật biển, chủ quyền biển đảo” được tổ chức ngày
05/06/2013 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Sơn Trà phối hợp với Phòng Tài
nguyên và Môi trường quận tổ chức, nội dung của hội nghị là tuyên truyền về luật biển và
chủ quyền biển đảo Việt Nam cho cán bộ làm công tác Mặt trận ở quận và khu dân cư.
- Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa - Chủ quyền của Việt Nam” được tổ chức ngày
09/01/2014 do Sở Ngoại vụ thành phố, UBND huyện Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng phối
hợp tổ chức.
Những chương trình về biển đảo diễn ra trước đây luôn đạt được những thành công
nhất định về việc nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề chủ quyền biển đảo. Cần
phải có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc trong việc
chống lại các thế lực bạo động chống phá. Từ những thành công của những chương trình
trên, ta có thể rút được nhiều kinh nghiệm cho việc tổ chức lần này, giảm thiểu rủi ro có
thể xảy ra, từ đó giúp cho chương trình thành công tốt đẹp. Ta có thể rút ra được vấn đề
thực hiện trong kế hoạch truyền thông đó là: Tất cả mọi người phải ủng hộ, tham gia các
chương trình bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến
luật biển đảo.
1.2.3. Quá trình hình thành và tình hình hiện nay về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam tại ĐN
1.2.3.1. Quá trình hình thành
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của
Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam là ra sức gìn
giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi
công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta
phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ

quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân


dân và chế độ XHCN…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân
tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện
tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo, có nguồn tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí
(với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy
tinh,... hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển
và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có
giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.
Vùng biển nước ta còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, lịch sử cho thấy
rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt
đầu từ hướng biển.
Nhân dân Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất
thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu. Đó là hình ảnh của người dân Việt
Nam với những bộ trang phục bằng hình ảnh lá quốc kỳ, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng đi
trên các đường phố để biểu tình với thái độ cương quyết nhưng trong trật tự, với khuôn
khổ pháp luật để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
1.2.3.2. Tình hình hiện nay
Biển đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không
chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế
mà còn đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến
lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị
quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu
dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Hiện nay mật độ dân cư trên biển, đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội các vùng ven biển, trên biển và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ

chủ quyền, lợi ích quốc gia còn nhiều hạn chế... Do đó, cần phải đầu tư một cách thích
đáng về mọi mặt, bảo đảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ
quyền, lợi ích quốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế, chính trị, ngoại


giao, quân sự, tạo sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Tình hình mới nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
981 trong vùng biển Việt Nam việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước
ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm
xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay đặt ra
phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, xúi giục gây xung đột vũ
trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực. Vì vậy, trước sự biến
đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông thời gian qua, nhiệm vụ
phòng thủ, bảo vệ đất nước nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nặng nề, đặt
trước nhiều khó khăn, thách thức. Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển, đảo Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
hiện nay.
1.2.4. Thời gian
Chiến dịch truyền thông sẽ được bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2016 với các
mốc thời gian quan trọng dưới đây nhằm đem lại hiệu quả về mặt truyền thông:
-

Ngày 15/03: Ngày Biển Đông và hải đảo Việt Nam.

-

Ngày 07/05: Ngày thành lập Quân chủng hải quân.


-

Ngày 08/06: Ngày đại dương thế giới.

-

Ngày 02/09: Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chiến dịch truyền thông tập trung vào những ngày lễ này nhằm nâng cao hiệu quả
truyền thông cho chương trình lần này, đồng thời tăng tính hiệu quả nhờ vào việc hưởng
ứng ngày lễ của công chúng.
1.2.5. Đối tượng công chúng liên quan
1.2.5.1. Công chúng bên trong
Ban lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Cán bộ nhân viên, các nhà chuyên môn chuyên
trách về vấn đề biển đảo.
1.2.5.2. Công chúng bên ngoài


Giới truyền thông, các doanh nghiệp được mời tham gia.
1.2.5.3. Đối tượng đồng thực hiện
Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức cùng với UBND huyện Hoàng Sa, Viện
nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Ban huyên giáo thành phố Đà Nẵng,
Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.2.6. Nhóm công chúng mục tiêu
Việc xác định công chúng mục tiêu vô cùng quan trọng đối với tất cả các chương
trình truyền thông, đặc biệt với một sự kiện truyền thông lớn về vấn đề chủ quyền biển
đảo. Mỗi chương trình truyền thông luôn có nhiều nhóm đối tượng công chúng tác động
đến kế hoạch truyền thông, nó quyết định đến những yếu tố tạo nên sự thành công của
chương trình truyền thông, có nhiều nhóm đối tượng công chúng bao gồm:
1.2.6.1. Công chúng mục tiêu
Nhóm công chúng đầu tiên là học sinh, sinh viên: Một trong những mục tiêu quan

trọng trong kế hoạch truyền thông về chương trình “Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam” lần này là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như phát huy tính tự giác
trong mỗi công dân mà điển hình ở đây là những thế hệ học sinh, sinh viên những thế hệ
tương lai của đất nước. Đây sẽ là nhóm công chúng có sự lan tỏa mạnh nhất trong chiến
dịch truyền thông. Học sinh - sinh viên là những lực lượng luôn tràn đầy năng lực sống
và nhiệt huyết trong những công tác xã hội, đoàn thể. Bên cạnh đó, chính những lực
lượng trẻ này là những người luôn thích nghi tốt và đi tiên phong với tinh thần yêu nước,
bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp đến là Đoàn Thanh Niên: Đây là đối tượng cầu nối của chương trình với các
đối tượng học sinh, sinh viên. Đoàn Thanh Niên giúp kêu gọi và vận động nhóm đối
tượng này tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội vì cộng đồng.
Cuối cùng là các hộ gia đình.
1.2.6.2. Giới chính quyền
Đầu tiên phải kể đến đó là Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, đây là nơi mà tất
cả các hoạt động có liên quan đến giấy tờ phải được thông qua, nơi xin phép và đăng ký


treo các bảng quảng cáo ngoài trời, Ủy Ban luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức hoạt động xã hội, chính trị.
Tiếp đến là Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Hội khoa học
và lịch sử Đà Nẵng: Đây sẽ là nguồn cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề biển
đảo một cách đáng tin cậy cho chương trình truyền thông lần này.
1.2.6.3. Giới truyền thông
Giới báo chí là những người đưa tin cho chương trình của chúng ta, có ảnh hưởng
đến đời sống chính trị, xã hội và nhận thức của công chúng. Vì vậy cần có những biện
pháp nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của họ nhằm giúp chương trình được xuất hiện
trên các mặt báo in vào cả báo điện tử. Để thực hiện điều này cần tổ chức một buổi họp
báo trước chương trình để cung cấp thông tin và có những khoản bồi dưỡng cho việc viết
bài về chương trình truyền thông này.
Đài phát thanh địa phương, truyền hình trung ương là các phương tiện thông tin đại

chúng giúp đưa thông tin đến mọi người một cách rộng rãi và nhanh chóng. Đối với đối
tượng này cũng vậy, cần có những cách thức nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc
phát sóng.
1.3. Các nhà tài trợ, hảo tâm
Là những doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức có mong muốn đóng góp về vật chất,
có thể là tiền mặt hoặc hiện vật với mục đích là muốn góp một phần nhỏ bé nào đó cho sự
thành công của chương trình hoặc muốn quảng bá hình ảnh của tổ chức, cá nhân.
Cần tạo mối quan hệ với nhóm đối tượng này bằng cách gửi thư mời tài trợ cho
chương trình, kèm theo đó là những quyền lợi khi tiến hành tài trợ nhằm có thêm một
khoảng kinh phí phục vụ cho truyền thông.
1.4. Phân tích môi trường
Như chúng ta đã biết, một kế hoạch truyền thông hiệu quả, trước hết phải có một cái
nhìn tổng quan về đối tượng truyền thông, cũng như các yếu tố môi trường bên ngoài,
bên trong tác động đến đối tượng. Và cụ thể ở đây, khi lập kế hoạch truyền thông về “
Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” cũng vậy, phải có một sự phân tích kỹ lưỡng, rõ


ràng về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như các thách thức tác động đến nó, từ
đó sẽ hiểu rõ hơn về chương trình và đưa ra kế hoạch truyền thông hiệu quả.
1.4.1. Điểm mạnh
Đơn vị tổ chức là Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đây là đơn vị chính trị có uy
tín ở nước ta nên tiếng nói có trọng lượng và được sự ủng hộ của dư luận. Hơn nữa, đợn
vị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức những sự kiện chính trị có chủ đề chủ
quyền biển đảo trước đây. Nhờ đó sẽ có nhiều kinh nghiệm để tổ chức cho đợt truyền
thông này tốt hơn.
Quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông, đơn vị luôn có những đơn vị chính trị
ủng hộ và giúp đỡ về nhân lực cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để tạo nên
nội dung cho chương trình cũng như kêu gọi thêm nhiều đối tượng tham gia.
Chương trình cũng như kêu gọi thêm nhiều đối tượng tham gia.
Chương trình có nội dung về chủ quyền biển đảo Việt Nam được tổ chức thường

xuyên hàng năm và được nhiều tỉnh thành trong cả nước tham gia với nhiều hoạt động cụ
thể và ý nghĩa nên dễ dàng thu hút được nhiều đối tượng tham gia.
Các chương trình truyền thông về vấn đề biển đảo luôn được tổ chức với quy mô
lớn trong cả nước và được truyền thông rộng rãi trên nhiều phương tiện.
Chương trình luôn được người dân ủng hộ bởi ý nghĩa nhân văn cả trong xã hội và
chính trị, hơn nữa người dân Việt Nam luôn có lòng yêu nước sâu sắc nên việc truyền
thông về vấn đề chủ quyền biển đảo luôn được người dân hưởng ứng sâu rộng.
1.4.2. Điểm yếu
Những chương trình truyền thông về vấn đề chủ quyền biển đảo được tổ chức trước
đây tuy có quy mô lớn nhưng chưa tác động mạnh vào quần chúng và dễ bị lãng quên nếu
không có các chương trình truyền thông hay các chiến dịch nhắc nhở về sau.
Các hoạt động truyền thông về nội dung chủ quyền biển đảo thường không thống
nhất và được tổ chức một cách riêng lẽ ở các tỉnh, thành phố khiến cho sự liên kết về nội
dung trở nên lỏng lẽo. Vì vậy cần có kế hoạch truyền thông thống nhất giữa các tỉnh và
có sự liên kết và thống nhất về nội dung giữa các chương trình.


Những nhóm công chúng mục tiêu vẫn chưa thực sự hiểu hết được nội dung quan
trọng của chương trình về chủ quyền biển đảo bởi vấn đề chính trị thường rất khô khan và
ít được người dân quan tâm như các vấn đề xã hội và giải trí. Chính vì vậy cần phải có
những chương trình gây được sự chú ý của nhóm công chúng này bằng cách tổ chức
những sự kiện giải trí và ngoài trời có lồng ghép những nội dung liên quan đến vấn đề
biển đảo.
1.4.3. Cơ hội
Công nghệ ngày càng phát triển, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại giúp cho việc
thực hiện các chương trình truyền thông trở nên dễ dàng. Nội dung của những chương
trình truyền thông sẽ được truyền tải một cách rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền
thông đại chúng hiện đại và đa dạng giúp tiếp cận đến đối tượng mục tiêu một cách rộng
rãi và nhanh chóng, cập nhật được những tin tức nóng hổi.
Nước ta là nước có tình hình chính trị an ninh ổn định, không có tình trạng chiến

tranh, khủng bố nên giúp cho các chương trình truyền thông diễn ra thành công, tránh
được rủi ro về sau. Hiện nay, Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị
đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua
cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam, bộ máy chính quyền thông suốt từ trung ương
đến địa phương.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, GDP hằng năm luôn tăng và giữ mức ổn
định gần 4%/năm giúp cho người dân dần quan tâm đến các vấn đề chính trị của đất nước
hơn bởi họ dần nhận thức rằng chính trị cũng là yếu tố giúp cho đời sống của họ phát
triển. Kinh tế phát triển đã làm đời sống con người được cải thiện từ đó nhận thức của
cộng đồng, công chúng về việc ý thức bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, bảo vệ biển đảo tất
cả những vùng biển nằm trên địa bàn của đất nước đã được nâng lên một cách đáng kể.
Số lượng thanh niên tình nguyện đăng ký tham gia các hoạt động vì cộng đồng ngày
càng tăng qua các năm và sẽ tăng lên đáng kể qua các năm nếu các chương trình, hoạt
động mang ý nghĩa tích cực và lành mạnh sẽ thu hút thêm nhiều thành phần côgn chúng
tham gia.


1.4.4. Đe dọa
Nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ vệ sinh môi trường biển vẫn chưa tốt.
Việc bảo vệ môi trường, quy hoạch biển đảo chưa được chú trọng, tình trạng ô nhiễm
nước biển, khai thác san hô tràn lan vẫn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Ngoài ô
nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch, phương
tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm... cũng
góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới. Hậu quả là các bãi biển nổi tiếng của Việt
Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng.
Chủ quyền biển đảo nước ta đang bị nhiều nước tranh chấp, trong đó Trung Quốc là
nước gây hấn mạnh nhất, họ đã có những hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền
trên biển, gây ra nhiều vấn đề về biển Đông.



PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ “BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM” TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Mục tiêu truyền thông
Việc xác định đúng được mục tiêu truyền thông sẽ giúp cho việc truyền thông và
xác định thông điệp truyền thông một cách chính xác, đồng thời nhờ có truyền thông mà
chúng ta có thể đo lường được kết quả sau khi chương trình truyền thông kết thúc.
Đối với chương trình truyền thông “Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Đà
Nẵng cũng vậy, mục tiêu quan trọng nhất chính là truyền thông đến các nhóm công chúng
về sự tồn tại của những chương trình có nội dung về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam. Sau đợt truyền thông sẽ đặt ra mục tiêu có ít nhất 95% công chúng mục tiêu biết về
sự tồn tại của chương trình, làm cho ít nhất có 90% công chúng biết về mục đích tích cực,
tầm quan trọng của chương trình.
Làm cho 100% các tờ báo mạng và báo in có cái nhìn tích cực về chương trình, các
phóng sự trên truyền hình cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình.
Đồng thời qua đợt truyền thông này sẽ nâng cao nhận thức của người dân, tránh
những hành động bạo động, biểu tình, gây mất an ninh trật tự.
Đề cao tinh thần tự cường dân tộc thông qua hình ảnh hiên ngang của người lính hải
quân, tự hào về biển đảo Việt Nam, qua đó tiếp thêm lòng yếu nước, tự hào dân tộc.
Làm cho dân chúng tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
Nước, tránh các hành động chống phá các cơ quan nhà nước.
2.2. Công chúng mục tiêu
Một trong những yếu tố quan trọng của chiến dịch truyền thông là xác định đúng
nhóm công chúng mục tiêu mà chiến dịch đang hướng tới, từ đó mới xác định được nội
dung truyền thông cho từng nhóm đối tượng nhằm đem lại hiệu quả truyền thông.
Công chúng mục tiêu hướng đến trong đợt truyền thông lần này bao gồm nhiều đối
tượng, trong đó kể đến đầu tiên là học sinh các trường trung học cơ sở và trung học phổ
thông, sinh viên toàn thành phố. Đây chính là thế hệ trẻ, họ sẽ có cái nhìn hiện đại và
nghiêm túc về vấn đề chủ quyền biển đảo, họ còn là một phương tiện truyền thông, giúp
cho chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả cao hơn. Thông qua chương trình này sẽ



phát huy vai trò của giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, là đối tượng chính mà
chương trình nên nhắm tới.
Để tiếp cận với nhóm công chúng mục tiêu này, chúng ta cần phải có sự phối hợp
chặt chẽ với Đoàn Thanh Niên, các cơ quan đoàn thể, các đội nhóm trong mỗi trường, bởi
đây chính là cơ quan quản lý trực tiếp nhóm đối tượng chính của đợt truyền thông này.
Giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Qua đó, giúp thanh niên nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đảo, ý thức sâu sắc
về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục thanh niên nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ đúng
sai, không để các thế lực thù địch lấy danh nghĩa bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa để lợi
dụng lôi kéo vào các hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại
mối quan hệ với các nước láng giềng.
Và các hộ gia đình cũng là một trong các đối tượng cần tác động manh, chính vì vậy
qua kế hoạch truyền thông lần này sẽ góp phần nâng cao ý thức của họ về vấn đề vấn đề
biển đảo nói riêng và cùng chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nói chung.
Tiếp đến phải nói tới các doanh nhiệp, các nhà hảo tâm có mong muốn ủng hộ, đóng
góp và giúp đỡ cho nền chính trị nước nha, đặc biệt là hướng đến bảo vệ chủ quyền biển
đảo Việt Nam, họ sẽ là đối tượng mà chúng ta cần quan tâm bởi chính họ là người sẽ giúp
ta có được một phần kinh phí, hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động truyền thông diễn ra
trong suốt quá trình diễn ra đợt truyền thông.
2.3. Thông điệp truyền thông
Việc xác định thông điệp truyền thông phải phụ thuộc vào nhóm công chúng của
chương trình, đặc biệt là nhóm công chúng mục tiêu mà chương trình truyền thông đã xác
địch trước đó và tùy vào mục tiêu của chương trình truyền thông. Thông điệp phải dễ
hiểu, phù hợp với nhận thức của từng nhóm công chúng và kết hợp với hình thức truyền
thông sao cho phù hợp nhằm giúp thông điệp đi đúng hướng và chính xác, tránh gây tình
trạng khó hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa thông điệp.



2.3.1. Nội dung thông điệp
Thông điệp của chương trình lần này phải có sự nhất quán và liên quan đến những
chương trình có cùng chủ đề về biển đảo trước đó. Nội dung quan trọng nhất của đợt
truyền thông là phải thể hiện được lòng tự hào, tự cường dân tộc, phổ biến những kiến
thức cơ bản về luật biển đảo Việt Nam, nâng cao nhận thức người dân, chống bạo động,
biểu tình chống phá gây mất an ninh trật tự, tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà
Nước.

Hình 2.1. Logo chương trình
Thông điệp lần này phải liên quan đến vấn đề nóng hổi hiện nay là tình hình tranh
chấp biển đảo giữa Việt Nam và các nước láng giềng, đặc biệt đối với Trung Quốc. Vì
vậy, câu thông điệp nên đưa ra trong chương trình truyền thông lần này là: “Cùng bảo vệ
chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Câu thông điệp vừa mang tính kêu gọi, vừa mang tính cổ
vũ cho tinh thần yêu nước của con người Việt Nam.


2.4.2. Cấu trúc thông điệp
Câu thông điệp “Cùng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” phải được truyền
thông xuyên suốt trong chương trình, được xuất hiện trên các mẫu truyền thông nhằm
truyền thông về chủ đề của chương trình. Đồng thời câu thông điệp nhằm nhắc nhở đến
người dân tinh thần đoàn kết vì dân tộc, quyết tâm cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển
đảoViệt Nam, không để tình trạng tranh chấp còn diễn ra.
Câu thông điệp với những từ ngữ dễ hiểu nên dễ đi sâu vào lòng người, thể hiện sự
đoàn kết dân tộc, cùng nhau thực hiện một hành động duy nhất là bảo vệ chủ quyền biển
đảo của nước Việt Nam yêu dấu. Câu thông điệp chỉ gồm một vế duy nhất, như muốn
khẳng định lòng yêu nước của cả dân tộc, cùng nhau bảo vệ non sông Việt Nam.
2.3.3. Hình thức thông điệp
Đầu tiên, màu chủ đạo của chương trình là màu trắng và màu xanh mênh mông của

biển, cũng chính là màu của hải quân Việt Nam. Tiếp đến là hình ảnh của người lính hải
quân hiên ngang bất khuất, đang ngày đêm canh giữ biển đảo Việt Nam. Hình ảnh con
thuyền với màu đỏ và ngôi sao vàng như thông báo về tính chủ quyền đân tộc, không một
ai dám xâm phạm. Câu thông điệp được viết rõ rảng, màu xanh đậm, nổi bật trên nền
xanh của biển. Hình ảnh nước Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được
thể hiện bên trái mẫu truyền thông.
Logo của chương trình được thiết kế kiểu vòng tròn màu xanh lam và những sọc
trắng lên xuống kiểu uốn lượn theo dòng nước biển chính là hình ảnh chiếc cổ áo của hải
quân Việt Nam, ở phía trước là hình ảnh của nước Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa màu đỏ bên cạnh ngôi sao vàng, tượng trưng cho hình ảnh quốc kì nước ta.
Đối với băng rôn và phướn: Câu thông điệp được in màu xanh đậm trên nền xanh
nước biển, logo chương trình được đặt trên câu thông điệp, phía trên nữa là logo của đơn
vị tổ chức đặt bên phải, bên cạnh là tên đơn vị tổ chức. Kèm theo đó là hình ảnh người
lính hải quân đang hùng dũng vững cao tay súng bảo vệ biển đảo.
Đối với hình ảnh banner trên internet, nên sử dụng hình thức banner tĩnh, tránh gây
tốn dung lượng truy cập cũng như ảnh hưởng đến tốc độ truy cập trang web. Vị trí đặt
banner phải gây được sự chú ý cho người truy cập, không nên đặt nơi có nhiều mẫu


quảng cáo khác sẽ không làm nỗi bật được. Câu thông điệp trên banner phải được thể
hiện bằng màu đỏ trên nề xanh lam của nước biển. Hình ảnh người lính hải quân đang
hiên ngang canh giữ vùng biển đảo được thể hiện rõ nét phía dưới.
Nhìn chung tất cả các phương tiện áp dụng cho chương trình đều được thiết kế dựa
trên ý tưởng chung lấy từ thông điệp. Với nội dung thông điệp cho hoạt động truyền
thông lần này cần mang tính cộng đồng cao nên ngôn ngữ cần phải diễn đạt sao cho dễ
hiểu, ngắn gọn để tất cả mọi người có thể hiểu được và cùng nhau nâng cao nhận thức
sống vì cộng đồng, vì xã hội.
2.4. Chiến lược truyền thông
Để truyền thông một cách hiệu quả thì bất kỳ một chiến dịch truyền thông nào cũng
cần phải vạch ra cho mình những chiến lược cụ thể để biết được mình cần phải làm

những gì, làm vào lúc nào, kế hoạch của mình đã có những gì và thiếu những gì. Đối với
kế hoạch truyền thông cho chương trình “Cùng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” thì
có những chiến lược như sau:
2.4.1. Thu hút sự quan tâm và nâng cao nhận thức của công chúng
Để thu hút sự quam tâm của công chúng đến với chương trình, chúng ta nên tổ
chức những chương trình có kèm giải thưởng nhằm thu hút sự quan tâm nhiệt tình với
những nhóm công chúng mục tiêu. Bao gồm những sự kiện như: Tổ chức cuộc thi vẽ
tranh “Học sinh với biển đảo quê hương” cho học sinh cấp hai và cấp 3, tổ chức chương
trình “Thanh niên tình nguyện vì biển đảo quê hương” cho sinh viên trong thành phố.
Đồng thời phải có kế hoạch truyền thông trên nhiều phương tiện truyền thông như
truyền hình, báo, ngoài trời và internet nhằm truyền bá nội dung ý nghĩa và mục đích tích
cực của chương trình đến với nhiều nhóm công chúng một cách hiệu quả.
Những hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm và nâng cao nhận thức của công chúng
có thể thực hiện trong đợt truyền thông này:
- Xây dựng chương trình truyền thông trên nhiều phương tiện và hình thức phù hợp
trong thành phố Đà Nẵng và cả nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kiến thức về vấn đề chủ quyền biển đảo trong
nhiều tầng lớp nhân dân thông qua Đoàn thanh niên và giới chính quyền. Tuyên truyền


những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước trong việc giải quyết những tranh
chấp về biển Đông hiện nay, phải luôn luôn tin vào những hành dộng đúng đắn của người
giải quyết.
- Phát các đoạn phim tài liệu về chủ quyền biển đảo trên truyền hình, cung cấp
những tài liệu, số liệu và thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Tuyên truyền, nhân
rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, đảm
bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc, đặc biệt
là ở huyện đảo Trường Sa.
- Tạo ra những sân chơi bổ ích, lạnh mạnh kết hợp với những kiến thức về biển đảo
nhằm tránh tình trạng nhàm chán đối với các nhóm công chúng.

2.4.2. Quan hệ với giới truyền thông
“Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” là một chương trình thể hiện lòng yêu
nước, sự ủng hộ, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam có
quy mô lớn, thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng công chúng. Chính vì vậy, cần phải
có những chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm thu hút, gây được sự chú ý về chương
trình. Quan hệ với giới truyền thông cũng là một trong những chiến lược được thực hiện
trong kế hoạch truyền thông cho chương trình này nhằm thông tin đến nhóm công chúng
mục tiêu những thông tin một cách nhanh nhất nhờ vào công cụ báo chí.
Để làm được điều đó, cần gửi cho họ bộ media kits nhằm giúp họ có đầy đủ thông
tin về chương trình, từ đó tạo cơ hội cho chương trình được xuất hiện trên nhiều tờ báo.
Đồng thời, tạo ra một đường dây nóng nhằm giái đáp những thắc mắc mà giới truyền
thông gặp phải.
2.4.3. Thu hút sự quan tâm và đóng góp của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm về chương
trình
Để cho chương trình có thể thành công thì chi phí dành cho chương trình rất quan
trọng. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được việc thu hút các nhà tài trợ là rất quan trọng.
Để làm được điều này, ta tiến hành gửi giấy mời xin tài trợ đến các doanh nghiệp, các nhà
hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ vừa cung cấp thông tin về chương trình, vừa có được
kinh phí để tổ chức chương trình.


Vậy cần phải gửi giấy mời xin tài trợ cũng như mời họ đến tham dự buổi hội nghị
biển đảo và yêu cầu giúp đỡ cho chương trình cũng như giúp cho nền chính trị Việt Nam
trong việc bảo vệ chủ quyèn biển đảo. Thư ngỏ sẽ được gửi cho các công ty, doanh
nghiệp trên khắp địa bàn Đà Nẵng (Được thể hiện ở phụ lục).
2.4.4. Thu hút sự quan tâm của học sinh, sinh viên
Để làm được điều này cần có sự tham mưu và giúp đỡ của Đoàn Thanh Niên và các
đội nhóm trong các trường trung học, đại học cao đẳng. Khuyến khích họ tham gia vào
các hoạt động xã hội trong đượt truyền thông này tổ chức như chương trình thanh niên
tình nguyện biển đảo quê hương

Trong đợt truyền thông này còn có những sự kiện phù hợp với nhóm đối tượng là
học sinh, sinh viên như cuộc thi vẽ tranh về chủ đề biển đảo Việt Nam với giải thưởng
hấp dẫn, hướng đên nhóm đối tượng là học sinh cấp 2 và cấp 3. Ngoài ra, còn có thêm sự
kiện tình nguyện cho nhóm đối tượng sinh viên vào dịp hè, đây chính là chương trình có
mục đích thiết thực nhân dịp ngày Đại dương thế giới.
2.5. Chiến thuật
Chiến thuật là những mục tiêu được phân nhỏ ra từ chiến lược. Một chiến thuật tốt
là một chiến thuật tạo được sự hài lòng, dẫn dắt từng bước đi vững chắc cho tổ chức,
đoàn thể. Từ đó có thể rút ra được những điểm khuyết còn thiếu sót của mình và hoàn
thiện được những phương hướng hoạt động tốt hơn, giúp tổ chức, đoàn thể truyền tải
thông điệp của mình đến được với đối tượng công chúng mục tiêu, các nhà tài trợ. Bên
cạnh đó, đối với mỗi đối tượng sẽ có những hoạt động, sự kiện riêng biệt nhằm truyền đạt
thông điệp một cách hiệu quả nhất.
Để chương trình truyền thông được thành công thì việc thu hút sự chú ý và từ đó
nâng cao nhận thức của những nhóm công chúng về chương trình “Cùng bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam” là hết sức quan trọng và cần thiết. Sau đây là những chiến
thuật sẽ giúp cho chương trình truyền thông trở nên sâu rộng hơn:
2.5.1. Chương trình truyền thông
Để thực hiện những chương trình quảng cáo hiệu quả, chúng ta cần chọn những
phương tiện quảng cáo có độ phủ sóng cao và tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng công


chúng nhất. Trong đó, phải kể đến các phương tiện như: truyền hình, báo, quảng cáo
ngoài trời, internet. Tùy từng phương tiện mà có những thông điệp khác nhau sao cho phù
hợp.
2.5.1.1. Truyền thông trên truyền hình
Truyền hình là một phương tiện thông tin không thể thiếu đối với mỗi gia đình,
chính vì thế đã đem lại sự phát triển tích cực cho việc truyền thông trên truyền hình đối
với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và hoạt động truyền thông cũng không ngoại lệ. Vì
thế nó đem lại hiệu quả truyền thông cao, có thể truyền tải được thông điệp đến với công

chúng mục tiêu.
Để phục vụ cho truyền thông, ta nên sử dụng các kênh trung ương như VTV3 vì có
phạm vi phủ sóng cao, số lượng người xem nhiều. Sử dụng VTV4 vì đây là kênh truyền
hình ra quốc tế, có thể cung cấp thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài biết về tình
hình chính trị hiện tại của Việt Nam. Sử dụng kênh VTV6 vì đây là kênh dành riêng cho
giới trẻ, do người trẻ thực hiện nên dễ đi vào lòng nhóm công chúng trẻ hơn. Các đài địa
phương ở Đà Nẵng như DRT1, DRT2 giúp cung cấp thông tin cho người dân địa phương,
có được sự ủng hộ của họ sẽ giúp chương trình thành công hơn.
Clip dài 50 giây, nội dung của clip là hình ảnh nước Việt Nam với hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa, hình ảnh người lính hải quân đang cầm chắc tay súng canh giữ
vùng hảo đảo, hình ảnh người dân ở hai quần đảo đang hăng hái làm việc, vui sống.
Thời gian truyền thông trên truyền hình từ tháng 3 đến tháng 5 với tần suất phát
sóng đucợ thể hiện như bảng sau:


Bảng 2.1. Tần suất phát sóng trên truyền hình
Tần suất (Từ tháng 3 đến tháng 5)

Kênh phát sóng Khung giờ

VTV3

VTV4

VTV6

DRT1
DRT2

T2


10h00



13h00
18h00



20h00
12h00



14h00
14h00



17h00
20h00



23h00
18h00




20h00
18h00



20h00

T3

T4

T5

T6

T7

CN

X

X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

X

X
X

X
X

- Trên kênh VTV3: Thời gian phát sóng là từ 10h00 – 13h00 và 18h00 – 20h00 vì
trong thời gian này, người xem kênh này dành thời gian để xem phim, sau đó xem thời sự
và xem chương trình giải trí sau thời sự nên số lượng khán giả xem rất lớn.
- Trên kênh TVT4: Thời gian phát sóng là từ 12h00 – 14h00 vì trong thời gian này,
người Việt Nam ở nước ngoài dành thời gian để xem kênh này có số lượng lớn.
- Trên kênh VTV6: Thời gian phát sóng là từ 14h00 – 17h00 và 18h00 – 20h00 vì
trong thời gian này, người xem kênh này dành thời gian để xem phim, sau đó xem thời sự
và xem chương trình giải trí sau thời sự nên số lượng khán giả xem rất lớn.
- Trên kênh DRT1 và kênh DRT2: Thời gian phát sóng là từ 18h00 – 20h00, trong
thời gian này người dân thường dành thời gian cho ăn uống nên có thời gian xem tivi
nhiều.



Các chương trình truyền thông trên truyền hình được phát rải rác vào các ngày trong
tuần, tập trung vào thứ 7 và chủ nhật, bởi thời gian này là ngày nghĩ của người đi làm,
giúp họ có nhiều thời gian tập trung vào mẫu truyền thông hơn.
2.5.1.2. Truyền thông trên báo
Báo là một công cụ truyền thông với tần suất ra hằng ngày, giúp nội dung truyền
thông xuất hiện nhiều lần, làm cho thông điệp trở nên phổ biển trong suốt quá trình
truyền thông. Việc truyền thông trên báo có ảnh minh họa sẽ đem đến cho bạn đọc một
cái nhìn chân thực hơn về chương trình. Giúp độc giả kiểm tra được tính xác thực của
thông tin và khả năng lưu trữ thông tin giúp cho người đọc có thể lưu trữ những bài báo
dễ dàng chia sẻ cùng những người khác.
Đối với truyền thông trên báo, nên lựa chọn những tờ báo phù hợp, có số lượng
người đọc nhiều và chính thống như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Đây là những tờ báo có
số ra hàng ngày sẽ cung cấp kịp thời thông tin mà chương trình muốn gửi đến người dân,
giúp truyền thông rộng rãi. Ta tiến hành đặt mẫu truyền thông có kích thước và hình ảnh
phù hợp với từng loại báo. Ngoài ra có thể cung cấp những bài viết có nội dung về chủ
quyền biển đảo trên các báo để độc giả có thể cập nhật được thông tin vè tình hình biển
đảo một cách nhanh chóng.
Trên báo Thanh Niên ta tiến hành đặt mẫu truyền thông trên mục dành cho doanh
nhân trẻ thành đạt, kích thước 2x5cm, phía cuối bài viết, thời gian đăng mẫu truyền thông
là thứ 2 của tháng từ tháng 3 đến tháng 9, mỗi tuần 1 lần. Hình ảnh mẫu truyền thông
được thể hiện như hình sau:


Hình 2.2. Truyền thông trên báo Thanh Niên
Trên báo Tuổi Trẻ ta tiến hành đặt mẫu truyền thông trên trang nhất, kích thước
4x4cm, phía dưới bên phải trang, thời gian đăng mẫu truyền thông là thứ 6 của tháng từ
tháng 3 đến tháng 9, mỗi tuần 1 lần. Hình ảnh mẫu truyền thông được thể hiện như hình
sau:



Hình 2.3. Truyền thông trên báo Tuổi Trẻ
Tần suất truyền thông trên báo ở đợt truyền thông này được thể hiện cụ thể ở bảng
sau:
Bảng 2.3. Tần suất truyền thông trên báo
Tên báo

Hoạt động

Thời gian

Tần suất
(Từ tháng 2 đến tháng 9)
Mỗi tuần 1 lần

Đăng mẫu truyền thông
Thứ 2
Thanh niên Đăng bài về tình hình
Cả tuần
Hàng ngày
biển đảo
Đăng mẫu truyền thông
Thứ 6
Mỗi tuần 1 lần
Đăng bài về tình hình
Tuổi trẻ
Cả tuần
Hàng ngày
biển đảo

Với tần suất như trên sẽ giúp nội dung của chương trình truyền thông luôn được
hiện diện trong tâm trí người đọc, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình biển Đông,


×