Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 32 trang )

Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Người đồng tính và kết hôn đồng giới là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội Việt
Nam. Mặc dù đây không còn là chủ đề mới mẻ, nhưng thái độ của cộng đồng với
người đồng tính và những gì liên quan đến họ rất gay gắt và kỳ thị, khiến người đồng
tính phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một trong những nguyên do của
nhận thức và thái độ xã hội về vấn đề này có thể nằm ở sự thiếu hiểu biết và nhận thức
về người đồng tính, về kết hôn đồng giới. Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều các chương trình truyền thông nhằm nâng cao hiểu
biết và chống sự kỳ thị đối với người đồng tính. Tuy các chương trình truyền thông đó
đã mang lại một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về người đồng tính, mang lại hiệu quả khá
khả quan nhưng nó vẫn chưa thật sự đủ mạnh để giúp cộng động hình thành nhận thức
đúng và có hành vi chuẩn mực đối với người đồng tính.
Với mong muốn tạo lập và xây dựng nên một chương trình truyền thông về vấn
đề người đồng tình nhằm nâng cao hiểu biết, xóa bỏ mọi sự kỳ thị, tạo cái nhìn thiện
cảm hơn của cộng đồng về người đồng tính và chấp nhận hôn nhân đồng giới tại Việt
Nam, em đã chọn hướng đồ án môn học của mình với đề tài “LẬP KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM”.
Nội dung đồ án sẽ được chia làm 2 chương, cụ thể là:
Chương 1: Phân tích bối cảnh và ý tưởng lập kế hoạch truyền thông nâng cao
nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người
đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam
Đồ án môn học được thực hiện dựa trên kiến thực được học tại trường, kiến
thức xã hội và các tài liệu liên quan, do đó sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chính vì
vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và bạn đọc để đồ án
được hoàn thiện hơn. Thông qua đồ án môn học này, em xin được gửi lời cảm ơn đến
quý thầy cô giảng viên khoa Thương mại điện tử, đặc biệt là giảng viên bộ môn Lập kế


hoạch truyền thông đại chúng – cô Lê Thị Hải Vân đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
trong quá trình em thực hiện đồ án môn học.
Xin trân trọng cảm ơn!

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

i


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................iv
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ Ý TƯỞNG LẬP KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI
ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM...................................1
1.1.Tổng quan về Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
– iSEE.......................................................................................1
1.2.Phân tích bối cảnh..............................................................3
1.2.1.Thực trạng về sự kỳ thị người đồng tính và hôn nhân
đồng tính tại Việt Nam..........................................................3
1.2.2.Các hoạt động chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn
đồng tính đã diễn ra tại Việt Nam..........................................4
1.2.3.Lý do lựa chọn đề tài chống kỳ thị người đồng tính và kết
hôn đồng tính tại Việt nam...................................................9
1.2.4.Giới thiệu chung về kế hoạch truyền thông cho đề tài. .10
1.2.5.Mốc thời gian trong kế hoạch truyền thông.................12

1.3.Mô hình SWOT..................................................................13

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC,
CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT
NAM............................................................................................................................ 14
2.1. Mục tiêu truyền thông:.....................................................14
2.2. Đối tượng truyền thông....................................................14
2.3. Chủ đề và Thông điệp truyền thông..................................15
2.3.1. Chủ đề truyền thông.................................................15
2.3.2. Thông điệp truyền thông...........................................15
2.4. Chiến lược và chiến thuật truyền thông............................16
2.5. Thiết lập ngân sách..........................................................23
2.6. Dự trù khủng hoảng và xử lý khủng hoảng........................24
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

ii


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

2.7. Đánh giá..........................................................................25

KẾT LUẬN.................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................28

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

iii



Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Logo của Tổ chức iSEE...............................................................................1
Hình 1.2: Trang chủ website Tổ chức iSEE...............................................................2
Hình 1.3: Các hình ảnh trong ngày kỷ niệm IDAHOT lần thứ 10 tại Việt Nam.....5
Hình 1.4: Các hoạt động trong sự kiện Vietpride 2014 tại Hà Nội...........................7
Hình 1.5: Nhiều bạn trẻ tham gia kí tên ủng hộ trong Ngày hội..............................9
Hình 1.6: Biểu tượng Hoa hồng cầu vồng.................................................................11
Hình 2.1: Trang Facebok chính thức của Tổ chức iSEE.........................................17
Hình 2.2: Mẫu quảng cáo trên báo in và tạp chí.....................................................18
Hình 2.3: Logo và slogan chương trình sự kiện xuyên Việt “Color of Life”..........20
Hình 2.4: Mẫu quảng cáo ngoài trời bằng phướn...................................................21
Hình 2.5: Mẫu banner quảng cáo cho sự kiện “Color of Life”...............................21
Hình 2.6: Mẫu banner quảng cáo cuộc thi “Tôi là tôi”...........................................22

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

iv


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ Ý TƯỞNG LẬP KẾ
HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC,
CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG
GIỚI TẠI VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – iSEE
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) là một tổ chức khoa học và
công nghệ, hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội, nhằm hướng đến
một xã hội văn minh, thịnh vượng, tự do, bình đẳng, nơi mọi người được đối xử công
bằng và những giá trị nhân bản được tôn trọng.

Hình 1.1: Logo của Tổ chức iSEE
Tổ chức iSEE được thành lập vào ngày 17 tháng 7 năm 2007 với vị viện trưởng
đầu tiên là ông Lê Quang Bình. Trụ sở của iSEE được đặt tại phòng 203, tòa nhà Lake
View, D10 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Một số thông tin liên hệ của iSEE:
Điện thoại:

+84 4 6273 7933

Fax:

+84 4 6273 7936

Email:



Website:

www.isee.org.vn

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

1



Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

Hình 1.2: Trang chủ website Tổ chức iSEE
• Giá trị cốt lõi của Tổ chức iSEE
-

iSEE tôn vinh sự đa dạng bởi khác biệt tạo nên một cuộc sống muôn màu thú
vị. Qua công việc của mình, iSEE thúc đẩy việc đề cao những giá trị nhân văn,
không kỳ thị các nhóm thiểu số, trong đó có cộng đồng các dân tộc thiểu số,
những người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam.

-

iSEE đấu tranh vì quyền con người vì ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng,
quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. iSEE kêu gọi mọi người nâng
cao ý thức, biết trân trọng vai trò, giá trị và tiếng nói của từng thành viên trong
xã hội dù họ là ai, là thiểu số hay đa số, là đồng tính hay dị tính.

-

iSEE trân trọng mọi nền văn hóa bởi mỗi nền văn hóa đều có giá trị độc đáo
riêng. iSEE khuyến khích niềm tự hào về giá trị văn hóa và vẻ đẹp độc đáo của
từng nhóm thiểu số ở Việt Nam. iSEE kêu gọi xã hội tôn trọng và không áp đặt
các giá trị văn hóa, vì mỗi nền văn hóa đều là khởi nguồn cho mọi giao lưu, đổi
mới và sáng tạo. Cũng nhờ đó, các nền văn hóa trở nên phong phú hơn.

-


iSEE khuyến khích tự do thể hiện vì nó đem lại sự tự tin, sức sáng tạo và để
những trái tim đến gần nhau hơn. iSEE cổ vũ việc thể hiện chính mình, mở
rộng tấm lòng, hòa nhập với cộng đồng, chia sẻ và đóng góp nhiều hơn cho xã

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

2


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

hội. Việc thể hiện cũng chính là cơ sở giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhau, thúc
đẩy học hỏi, chia sẻ và cùng mưu cầu hạnh phúc.
1.2. Phân tích bối cảnh
1.2.1. Thực trạng về sự kỳ thị người đồng tính và hôn nhân đồng tính tại Việt Nam
Từ xưa đến nay, Việt Nam được biết đến là một đất nước phương Đông luôn coi
trọng truyền thống, phong tục tập quán và nền văn hóa Á Đông. Chính vì vậy mà con
người Việt Nam phần lớn luôn sống một cách khép kín và tuân theo lề lối. Điều đó tạo
nên một sự kỳ thị và phản đối mạnh mẽ khi nhắc đến hai từ “đồng tính” tại Việt Nam,
đa số người Việt Nam vẫn coi đồng tính là một chứng bệnh hoặc là một trào lưu mà
giới trẻ đang đua theo. Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề người đồng tính không còn nằm
ở mức độ mập mờ - có hay không người đồng tính mà thực tế đã chứng minh bằng sự
hiện hữu của họ. Những website của người đồng tính, câu lạc bộ đồng tính,... đang lên
tiếng đấu tranh cho quyền được phép kết hôn của họ. Thậm chí những tổ chức, những
viện nghiên cứu đã được thành lập để đòi lại những quyền lợi chính đáng dành cho họ.
Những người đồng tính có ước mơ, khát khao và có khả năng để xây dựng một gia
đình hạnh phúc theo nhu cầu tình cảm của họ. Đó là ước mơ, là khát khao từ tận trái
tim họ - những con người muốn được sống đúng với cảm xúc của mình. Vì vậy, họ cần
được xã hội thừa nhận để có được quyền mưu cầu hạnh phúc như bao người bình

thường khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự kỳ thị người đồng tính và phản đối kết hôn
đồng giới vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ và kịch liệt.
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và
lưỡng tính, chiếm 3-5% dân số cả nước, trong độ tuổi từ 15 đến 59 và đa phần trong số
họ đang phải chịu đựng sự kỳ thị, định kiến xã hội và kể cả bạo lực. Họ phải chịu
nhiều thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe. Trên thế
giới hiện nay đã có 11 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới và điều này đang ảnh
hưởng không nhỏ đến thái độ và sự nhìn nhận của mọi người đối với người đồng tính.
Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Mặc dù
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người đồng giới, Luật
Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính" từ 1-1-2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

3


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

Tuy vậy, đám cưới đồng tính từng được tổ chức ở Việt Nam. Ngày 7 tháng 4
năm 1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố
Hồ Chí Minh giữa hai người nam. Tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với 100 khách
mời, và bị nhiều người dân phản đối. Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính
nữ làm đám cưới tạiVĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận.
Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua quy định cấm hôn nhân đồng tính vào
tháng 6 năm 1998.
Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái
trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy.

Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc "xác định lại
giới tính" đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được
định hình chính xác. Khác với người đồng tính, những người này là do bị dị tật bẩm
sinh về thể xác, cần phẫu thuật để điều chỉnh lại bộ phận bị dị tật. Tháng 7 năm 2012,
Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có thể công
nhận hôn nhân đồng tính; việc này làm nhiều báo chí nước ngoài cho rằng Việt Nam
có khả năng trở thành nước châu Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính. Ngày 1
tháng 1 năm 2015, một chỉnh sửa mới từ luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực,
trong đó quy định sẽ không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, coi như hủy
bỏ luật cấm năm 2000. Tuy nhiên, theo Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” có ghi "Nhà
nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những
người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật giải quyết
nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống.
1.2.2. Các hoạt động chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng tính đã diễn ra
tại Việt Nam
• Kỷ niệm Ngày Quốc tế Chống kỳ thị người đồng tính, song tính và chuyển
giới (IDAHOT) lần thứ 10
Những người ủng hộ người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam đã
tổ chức một sự kiện đặc biệt để chúc mừng sự tiến bộ của Việt Nam trong việc giảm kỳ
thị phân biệt đối xử. Cùng phối hợp với các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và
Liên minh Quyền giới tính (SRA), một nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

4


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam


đã kêu gọi hành động ủng hộ hơn nữa. Sự kiện này được tổ chức tại Hà Nội vào ngày
17/05/2014, nhân kỷ niệm IDAHOT lần thứ 10.

Hình 1.3: Các hình ảnh trong ngày kỷ niệm IDAHOT lần thứ 10 tại Việt Nam
Mặc dù IDAHOT đã được tổ chức trên toàn cầu từ năm 2004, tuy nhiên tại Việt
Nam lần đầu tiên sự kiện này được diễn ra là vào năm 2011 với sự hỗ trợ của Liên
Hợp Quốc. Kể từ đó, nó đã thu hút được sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách
Việt Nam, lãnh đạo các ban ngành, các phong trào xã hội, cộng đồng và truyền thông
hướng đến những vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử mà những người đồng tính, song
tính và chuyển giới (LGBT) phải trải qua. Năm nay, chủ đề "Tự do thể hiện" đã được
lựa chọn làm thông điệp chính. Trong sự kiện diễn ra tại Hà Nội, các bên liên quan đã
kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải hành động nhiều hơn nữa. Để nhấn mạnh thông điệp
của sự kiện, các diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ đã biểu diễn trên sân khấu một tiết mục
nhằm diễn tả việc kỳ thị và phân biệt đối xử đã ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam như
thế nào.
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

5


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

 Đánh giá hiệu quả truyền thông của sự kiện Kỷ niệm Ngày chống kỳ thị người
đồng tính (IDAHOT) lần thứ 10
Sự kiện Kỷ niệm Ngày chống kỳ thị người đồng tính được xem là một hoạt
động thường xuyên và diễn ra hằng năm ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng các
hoạt động truyền thông thiết thực và nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức lớn ở
trong và ngoài nước, sự kiện đã gây ảnh hưởng và tác động khá mạnh mẽ đến nhận
thức của mọi người về sự kỳ thị người đồng tính và hôn nhân đồng giới.

• Chuỗi sự kiện VietPride 2014
VietPride (Tự hào Việt) là một sự kiện thường niên của cộng đồng người đồng
tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam (gọi tắt là LGBT). Chương trình lần thứ
3 với chủ đề "Hãy cứ sống! Hãy cứ yêu!", được diễn ra trên 17 tỉnh/thành của Việt
Nam. Ở mỗi địa phương, cộng đồng LGBT và người ủng hộ đều có những hoạt động
khá thú vị như hội thảo chuyên đề, triển lãm, chiếu phim, giao lưu chia sẻ, đạp xe, đi
bộ diễu hành, nhảy flashmob và cả những chương trình văn nghệ do chính cộng đồng
góp sức thực hiện. Tại TP.HCM, chương trình được diễn ra trong 4 ngày, từ 18/7 đến
21/7/2014 với các hoạt động xen kẽ như hội thảo chuyên đề, đêm tiệc cộng đồng,
chiếu phim, triển lãm. Nổi bật là sự kiện ngoài trời được mang tên “Hãy cứ sống! Hãy
cứ yêu!”, với phần quy định trang phục màu hồng để tham gia lễ diễu hành khắp trung
tâm thành phố (20/7). Tại Hà Nội, sự kiện đã diễn ra trong 3 ngày (ngày 1 đến 3/8) với
chủ đề “Tay trong tay”. Nhiều các hoạt động sôi nổi chủ đề LGBT như các cuộc hội
thảo, các buổi chiếu phim, văn nghệ.. Đặc biệt, hoạt động diễu hành bằng xe đạp
truyền thống của Viet Pride được tổ chức vào ngày cuối cùng (3/8).

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

6


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

Hình 1.4: Các hoạt động trong sự kiện Vietpride 2014 tại Hà Nội
Chương trình do Trung tâm ICS (tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người
LGBT tại Việt Nam) tổ chức. Sự kiện chính là nơi để cộng đồng LGBT được gần lại
với nhau, có thêm niềm tin, phấn đấu của mình trong cuộc sống. Đây còn dịp mà
những người thân, cha mẹ, người ủng hộ và bất kỳ ai trong xã hội được hiểu thêm về
họ và can đảm thể hiện sự ủng hộ của mình với cộng đồng LGBT.

 Đánh giá về hiệu quả truyền thông của chuỗi sự kiện Vietpride 2014:
Vietpride là sự kiện truyền thống được tổ chức hàng năm của cộng đồng LGBT,
tính đến 2014, Vietpride đã trải qua 3 năm tổ chức và càng ngày càng nhận được sự
ủng hộ của tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, đã phần nào giúp những con
người đồng tính vượt lên số phận và dần hòa nhập được với cuộc sống như bao con
người bình thường khác, họ đã nhận được nhiều hơn những cảm thông và chia sẻ từ
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

7


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

chính người thân, bạn bè và mọi người chứ không phải gánh chịu sự kỳ thị và phân
biệt nặng nề như trước đây. Trước đó, giới truyền thông đã có nhiều bài viết tiêu cực
về cộng đồng LGBT vì họ không có nhiều thông tin. Nhưng những năm gần đây, hình
ảnh người LGBT đã xuất hiện rất tích cực trên nhiều tờ báo và đặc biệt sau khi sự kiện
Vietpride diễn ra. Đã có rất nhiều người đồng tính không dám bày tỏ cảm xúc của
mình, không nhận được sự chia sẻ nào thì giờ đây Vietpride đã giúp họ công khai được
giới tính thật của mình và còn nhận được rất nhiều sự cảm thông và giúp đỡ từ mọi
người. Vietpride dường như đã mở ra một con đường sáng cho những người đang ở
trong bóng tối.
Tuy vậy, Vietpride là một sự kiện chỉ mới diễn ra và tác động đến những đối
tượng sống ở các thành phố lớn tại Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng,…nhưng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ. Nhìn chung tại Việt Nam, những sự kỳ
thị và phản đối người đồng tính vẫn còn rất nhiều và mạnh mẽ, những hoàn cảnh
người đồng tính phải sống trong sự mặc cảm và chịu đựng dư luận xã hội vẫn không
đếm xuể, những cuộc hôn nhân đồng giới vẫn phải chịu sự soi mói và mỉa mai của xã
hội. Thực trạng kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới vẫn còn là một vấn đề nan

giải.
• Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân đồng giới”
Ngày 12/5/ 2014, tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM đã diễn ra Ngày hội
“Vận động 1.000.000 chữ ký ủng hộ hôn nhân đồng giới”. Đây là thông điệp, là lời
gửi gắm của cộng đồng người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới. Ngày hội diễn ra
với nhiều hoạt động: Vận động 1.000.000 chữ ký ủng hộ hôn nhân cùng giới, cung cấp
những kiến thức về LGBT, giao lưu với cộng các cặp đôi, phụ huynh của người LGBT,
chia sẻ quá trình làm Luật, giao lưu với các chuyên viên tâm lý và nhảy Flashmob
"Thức tỉnh đón Cầu vồng".
Tại ngày hội, cộng đồng LGBT, phụ huynh và những người quan tâm được
cung cấp những tài liệu, kiến thức nói về người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới
nhằm giúp mọi người nhìn nhận một cách chính xác và hiểu rõ hơn về những người
đang bị xã hội kỳ thị.

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

8


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

Hình 1.5: Nhiều bạn trẻ tham gia kí tên ủng hộ trong Ngày hội
Ký tên ủng hộ quyền kết hôn của các cặp đồng tính tại Việt Nam được rất nhiều
người quan tâm, nhiều bạn trẻ đã ký tên vào bảng danh sách 1.000.000 người ủng hộ
cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới. Nhiều dải băng, huy hiệu hình bảy sắc Cầu
vồng được nhiều người chọn mua để cột trên đầu, treo ba lô trong quá trình tham gia
ngày hội với mong muốn khẳng định sự đa dạng của cộng đồng, của xã hội. Đồng thời
thức tỉnh chính bản thân những người LGBT phải sống thật với chính mình.
Ngày hội do Trung tâm Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của người Đồng tính, Song

tính và Chuyển giới (ICS) tổ chức nhân ngày Thế giới chống kỳ thị người Đồng tính,
Song tính và Chuyển giới (17/5).
 Đánh giá hiệu quả truyền thông cuả Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân
đồng giới”
Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân đồng giới” đã tạo được một tác động tích
cực đến nhận thức và suy nghĩ của cộng đồng về người đồng tính tại thành phố Hồ Chí
Minh – một thành phố lớn và trọng điểm của Việt Nam. Sự kiện đã tạo được sự thu hút
và quan tâm không ít của mọi người và giới truyền thông. Tuy nhiên, sự kiện vẫn chỉ
diễn ra tại một thành phố, quy mô nhỏ, chưa tác động mạnh mẽ đến xã hội.
1.2.3. Lý do lựa chọn đề tài chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng tính tại
Việt nam
Bất kể bạn là ai, bạn ở đâu và bạn được sinh ra trong hoàn cảnh nào thì mỗi
người chúng ta cũng đều có tất cả những quyền con người như nhau. Đó là quyền
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

9


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

được yêu thương, quyền được sống, quyền được thể hiện, quyền được tôn trọng,…và
hơn hết là quyền được là chính mình, được sống với đúng với cảm xúc của mình. Thế
nhưng, cuộc sống là muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ, không ai sinh ra mà có
quyền tự lựa chọn giới tính cho mình, chính vì vậy đã có những số phận con người
sinh ra là giới tính này nhưng cảm xúc và tâm hồn lại thuộc một giới tính khác, họ bị
hấp dẫn bởi những người cùng giới tính với mình, họ không thuộc giới tính nam hay
nữ mà chúng ta gọi họ là người đồng tính. Chính vì sự khác biệt đó mà họ đã phải chịu
sự kỳ thị và ánh mắt soi mói từ những người bình thường. Tại Việt Nam nói riêng và
trên một số đất nước khác nói chung, vấn đề bảo vệ và chống kỳ thị người đồng tính

vẫn còn rất hạn chế, Pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận giới tính thứ ba và bảo vệ
hôn nhân đồng giới.
Vì vậy, có rất nhiều các đơn vị, viện nghiên cứu đã tổ chức rất nhiều các
chương trình truyền thông với mục đích nhằm nâng cao ý thức, chống kỳ thị người
đồng tính và kết hôn đồng tính tại Việt Nam. Đã có rất nhiều các chương trình thành
công và tác động không nhỏ đến nhận thức của mọi người. Tuy nhiên, nhìn chung các
sự kiện vẫn chưa có một sự đột phá, chưa có sự đặc biệt để tạo ra một cái nhìn mới mẻ,
tạo được nhiều hơn sự quan tâm và thu hút công chúng, chưa truyền được nguồn cảm
hứng và thông điệp của chương trình đến với công chúng để đạt được hiệu quả truyền
thông tốt nhất. Chính vì điều đó, cộng với sự tôn trọng và cảm thông sâu sắc những
con người đồng tính, với mong muốn xây dựng và thực hiện được một hoạt động
truyền thông để nâng cao nhận thức cho mọi người về những người đồng tính, xóa bỏ
mọi sự kỳ thị để hướng đến sự bình đẳng và hạnh phúc trong xã hội, tôi đã lựa chọn và
thực hiện đề tài này.
1.2.4. Giới thiệu chung về kế hoạch truyền thông cho đề tài
 Giới thiệu đề tài “Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị
người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam”
Kế hoạch truyền thông này sẽ thu hút sự tham của toàn bộ người dân tại Việt
Nam chứ không chỉ tại các tỉnh thành phố lớn thông qua các cuộc thi được tổ chức.
Người dân ở nông thôn hay miền núi dù không có điều kiện tham gia các hoạt động
lớn nhưng sẽ biết đến chương trình và có thể tham gia các hoạt động nhỏ. Đó là điều
mà kế hoạch truyền thông mong muốn nhất, là gắn kết được tất cả cộng đồng người
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

10


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam


Việt khắp mọi miền. Bên cạnh đó, các hoạt động chính trong kế hoạch truyền thông
vẫn sẽ tổ chức tại 5 tỉnh thành lớn, đó là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Cần Thơ. Đây là các tỉnh thành trọng điểm trong nước, dễ dàng thu hút công chúng và
giới truyền thông.
Chương trình truyền thông sẽ lấy biểu tượng là hoa hồng cầu vồng, vừa thể hiện
được màu sắc chủ đạo của cộng động LGBT là 7 sắc cầu vồng, hoa hồng cầu vồng còn
mang ý nghĩa của sự hạnh phúc.

Hình 1.6: Biểu tượng Hoa hồng cầu vồng
 Mục tiêu truyền thông:
-

Nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về người đồng tính cho tất cả công
dân Việt Nam

-

Xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối với người đồng tính

-

Người đồng tính có thể công khai giới tính thật của mình, có thể mở lòng
và sống hòa nhập với cộng đồng

-

Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ hôn nhân đồng giới.

 Đối tượng truyền thông
Kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết

hôn đồng giới tại Việt Nam này sẽ hướng đến nhóm công chúng là người dân trên đất
nước Việt Nam, có độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi, phần đông thuộc các tỉnh thành phố lớn
như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Việt Nam, Cần Thơ, Hải Phòng,…Bởi vì đây là nhóm công
chúng chiếm đa số theo thống kê về tỉ lệ người đồng tính tại Việt Nam. Trong đó,

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

11


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

nhóm đối tượng mục tiêu mà hoạt động hướng đến đó là cộng đồng người đồng tính,
người thân bạn bè của họ, các cấp chính quyền và giới truyền thông.
1.2.5. Mốc thời gian trong kế hoạch truyền thông
Mốc thời gian chính diễn ra các hoạt động truyền thông là vào tháng 5, bởi vì:
-

Trong tháng 5 có Ngày Quốc tế chống kỳ thị người đồng tính (17/5), đây
được coi là một ngày kỷ niệm của thế giới, sẽ thu hút được sự quan tâm
và chú ý nhiều hơn của công chúng, đặc biệt là giới truyền thông.

-

Tháng 5 là tháng vào mùa hạ, thời tiết nắng ráo sẽ thuận tiện cho việc tổ
chức các chương trình truyền thông như tổ chức sự kiện hay hoạt động
ngoài trời, thuận tiện cho việc di chuyển và nhờ đó sẽ được đông đảo
công chúng tham gia hơn.


Kế hoạch truyền thông không chỉ diễn ra chủ yếu trong tháng 5 mà còn được
chia ra thành 3 mốc thời gian:
 Giai đoạn trước khi diễn ra các hoạt động truyền thông chính:
Giai đoạn này sẽ được thực hiện bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5. Đây là giai
đoạn thực hiện việc quảng bá cho những hoạt động truyền thông sẽ diễn ra.
 Giai đoạn diễn ra các hoạt động truyền thông chính
Thời gian chính của giai đoạn này là tháng 5, đặc biệt ngày 17/5.
 Giai đoạn sau khi diễn ra các hoạt động truyền thông chính
Đây là giai đoạn sau khi tổ chức các hoạt động truyền thông chính trong kế
hoạch truyền thông, là khoảng thời gian xem xét và đánh giá về hiệu quả mà
chương trình truyền thông mang lại.

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

12


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

1.3. Mô hình SWOT
ĐIỂM MẠNH
- Là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động
lâu, vững vàng và có ảnh hưởng lớn nhất

ĐIỂM YẾU
- Nguồn tài chính vẫn còn hạn chế
- Các hoạt động của iSEE vẫn chưa đạt

đối với vấn đề người đồng tính tại Việt được hiệu quả cao nhất

Nam.
- Nhận được sự ủng hộ và tài trợ từ Liên
hợp quốc tại Việt Nam, UNESCO và một
số các tổ chức phi chính phủ ở trong và
ngoài nước.
- Có đội ngũ thành viên và tình nguyện
viên đông đảo và đầy nhiệt huyết
- Các hoạt động của iSEE luôn tạo được
những tác động tích cực đến công chúng
và nhận được sự ủng hộ đông đảo từ họ.
CƠ HỘI
- Với sự tác động mạnh mẽ từ các

THÁCH THỨC
- Xã hội Việt Nam vẫn còn kỳ thị và

chương trình và hoạt động từ các nước phản đối mạnh mẽ những người đồng tính
khác, cộng với sự hội nhập thế giới, và kết hôn đồng tính. Người Việt Nam
người dân Việt Nam đã và đang hiểu biết vẫn coi trọng những giá trị truyền thống
và có cái nhìn thiện cảm hơn về người và chưa sẵn sàng cho sự thay đổi.
đồng tính.

- Có nhiều tổ chức khác đang hoạt động

- Ngày 19/6/2014, Pháp luật Việt Nam nên iSEE chắc chắn sẽ phải chịu sự cạnh
đã xóa bỏ luật cấm kết hôn đồng giới tuy tranh từ các hoạt động khác từ những tổ
vẫn chưa thừa nhận và bảo vệ vấn đề này.

chức đó.


- Nền khoa học công nghệ phát triển
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch
truyền thông được thực hiện một cách
hiệu quả hơn.

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

13


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
NHẬN THỨC, CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ KẾT
HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM
2.1. Mục tiêu truyền thông:
Với mong muốn đã được nêu rất rõ ở tên đề tài là nâng cao nhận thức, chống sự
kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam, kế hoạch truyền thông đã đặt
ra các mục tiêu truyền thông cụ thể như sau:
- Nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về người đồng tính cho tất cả người dân
Việt Nam có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
- Xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối với người đồng tính tại Việt Nam
- Người đồng tính có thể công khai giới tính thật của mình, có thể mở lòng và
sống hòa nhập với cộng đồng, với tỉ lệ 50% trong số những người đồng tính.
- Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ hôn nhân đồng giới.
2.2. Đối tượng truyền thông
Nhóm công chúng mà kế hoạch truyền thông này hướng đến đó chính là người
dân tại Việt Nam, có độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi. Trong đó được chia ra thành 2 nhóm
đối tượng cụ thể như sau:

• Nhóm đối tượng mục tiêu chính:
- Cộng đồng người đồng tính tại các tỉnh thành phố
- Người thân, bạn bè của cộng đồng người đồng tính
- Giới chính quyền ở các địa phương: bao gồm Ủy Ban nhân dân thành phố,
Ủy Ban nhân dân các quận, huyện, phường
- Giới truyền thông: Các đầu báo của cả nước và tại các địa phương bao gồm
cả báo in và báo mạng, các đài truyền hình địa phương và đài truyền hình quốc
gia.
• Nhóm đối tượng công chúng liên quan:
- Các tổ chức phi chính phủ về xã hội
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

14


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

- Các cơ quan, doanh nghiệp, trường học có những người đồng tính đang học
tập và làm việc.
2.3. Chủ đề và Thông điệp truyền thông
2.3.1. Chủ đề truyền thông
Mỗi một người được sinh ra trong xã hội này là một cá thể hoàn toàn độc lập,
không ai giống ai và vì vậy mới tạo ra một cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Không ai
có quyền được lựa chọn giới tính cho mình khi sinh ra nhưng có quyền lựa chọn cách
mà mình sẽ sống và không ai có thể cấm cản. Thế nhưng, xã hội đã và đang còn rất
nhiều những số phận không được sống theo cách mà mình muốn, không thể sống đúng
với cảm xúc của cá nhân, họ cô đơn, họ mặc cảm, họ phải sống trong đau khổ, họ bị kỳ
thị, họ phải chịu đựng những lời mỉa mai thậm chí xúc phạm đến nhân phẩm, họ gặp
nhiều khó khăn trong công việc và học tập, và họ còn bị bạo hành. Bởi vì chỉ một lý do

– họ là người đồng tính. Chúng ta – những con người bình thường được sống và hành
động theo cảm xúc của mình, vậy thì tại sao những người đồng tính – họ không được
sống như chúng ta.
Để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với những số phận đáng thương đó, xuyên
suốt cả quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông lấy chủ đề là “Vì mỗi cuộc đời chỉ
có một lần được sống”. Câu chủ đề nói lên được rằng cuộc sống rất ngắn ngủi, sống
hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn. Chính vì vậy, mỗi người bình thường hãy xóa
bỏ những kỳ thị, những sự phân biệt và hà khắc, hãy bao dung và tôn trọng những
người đồng tính để họ có thể hòa nhập với cộng đồng, được sống như mình mong
muốn, sống đúng với cảm xúc của họ.
2.3.2. Thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông cũng sẽ là thông điệp xuyên suốt quá trình truyền
thông, đó là “Hãy sống mà không còn sự kỳ thị, hãy xóa bỏ mọi khoảng cách để
cuộc sống luôn tràn đầy hạnh phúc”. Bởi cuộc sống là rất ngắn ngủi, nếu như chúng
ta không biết trân trọng cuộc sống của chính mình và người khác thì cuộc sống trở nên
thật vô nghĩa, bất kể là ai thì mỗi người đều có quyền tôn trọng và được tôn trọng, dù
cho họ có là người đồng tính. Chính vì vậy, đừng kỳ thị và xa lánh những người đồng
tính vì họ khác biệt, mà hãy xem họ là một mảnh ghép của cuộc sống đầy màu sắc này,
hãy xóa bỏ mọi suy nghĩ lệch lạc về những người đồng tính và xóa bỏ mọi khoảng
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

15


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

cách giữa chúng ta và họ để cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Đó chính là
nội dung thông điệp mà kế hoạch truyền thông muốn truyền đạt đến với công chúng.
2.4. Chiến lược và chiến thuật truyền thông

Chiến lược truyền thông sẽ được chia làm 3 giai đoạn, ở từng giai đoạn sẽ mang
một ý nghĩa truyền thông khác nhau, nhưng cùng hướng đến một mục tiêu chung của
kế hoạch truyền thông.
 Giai đoạn 1 – Chiến lược 1: Nâng cao hiểu biết về người đồng tính
Đây là giai đoạn tiếp cận với công chúng mục tiêu để cung cấp thông tin bằng
các hoạt động PR tại 5 tỉnh thành chính của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Bằng các hoạt động là tổ chức những buổi giao
lưu chia sẻ tại các câu lạc bộ người đồng tính và tặng những cuốn cẩm nang những
điều chưa biết về người đồng tính tại 5 tỉnh thành này. Đồng thời, phát động cuộc thi
viết về người đồng tính. Chiến lược này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ
đầu tháng 2 đến đầu tháng 5, chia đều ở mỗi tỉnh thành.
Để truyền thông cho chiến lược này, sử dụng 2 công cụ truyền thông chính đó là
PR và Quảng cáo, cụ thể là:
- PR: viết các tin bài để giới thiệu trước khi các buổi giao lưu chia sẻ diễn ra
tại các tỉnh thành trên báo in Thanh niên, Tuổi trẻ và Tạp chí Tiếp thị Gia đình,
báo mạng là Vnexpress, Vietnamnet. Đồng thời đăng lên lên trang chủ website
chính của iSEE, mạng xã hội Facebook chính thức của tổ chức iSEE và trang
facebook các câu lạc bộ LGBT ở 5 tỉnh thành.
- Quảng cáo: sử dụng phương tiện Quảng cáo ngoài trời, treo băng rôn trong
vòng 15 ngày trước khi diễn ra các sự kiện tại các tuyến đường lớn ở các tỉnh
thành.

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

16


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam


Hình 2.1: Trang Facebok chính thức của Tổ chức iSEE
 Chiến thuật 1: Tổ chức những buổi giao lưu chia sẻ tại các câu lạc bộ người
đồng tính tại 5 tỉnh thành phố.
- Tại TP Hà Nội: sẽ tổ chức 3 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 7/2 – 14/2 –
21/2/2016 tại câu lạc bộ LGBT ở Hà Nội
- Tại Hải Phòng: tổ chức 2 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 28/2 – 6/3/2016
tại câu lạc bộ LGBT ở Hải Phòng
- Tại Đà Nẵng: tổ chức 3 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 13/3 – 20/3 –
27/3/2016 tại câu lạc bộ LGBT ở Đà Nẵng
- Tại TP Hồ Chí Minh: tổ chức 3 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 3/4 –
10/4 – 17/4/2016 tại câu lạc bộ LGBT ở TP Hồ Chí Minh
- Tại TP Cần Thơ: tổ chức 2 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 24/4 –
1/5/2016 tại câu lạc bộ LGBT ở TP Cần Thơ
Phương tiện truyền thông cho chiến thuật:
- PR: Đăng tin bài PR trên Báo in Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, Tạp chí Tiếp thị
Gia đình, báo mạng Vnexpress, Vietnamnet. Đồng thời, đăng tin bài giới thiệu
về các buổi giao lưu trên mạng xã hội Facebook, trên trang chủ của Tổ chức
iSEE.

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

17


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

- Quảng cáo: Quảng cáo ngoài trời, treo băng rôn trên 5 tuyến đường chính
của 5 tỉnh thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần
Thơ trong vòng 15 ngày (trước khi diễn ra các sự kiện 15 ngày ở các tỉnh thành

phố).

Hình 2.2: Mẫu quảng cáo trên báo in và tạp chí
 Chiến thuật 2: Tặng cẩm nang “Những điều chưa biết về người đồng tính”
- Tặng cẩm nang ở những buổi giao lưu chia sẻ được tổ chức ở 5 tỉnh thành
phố (dự trù sẽ phát ở mỗi tỉnh thành phố khoảng 1000 cuốn cẩm nang).
 Giai đoạn 2 – Chiến lược 2: Tạo cơ hội để những người đồng tính có thể bày tỏ
tâm tư và cảm xúc của mình
Sau khi đã tiếp cận và cung cấp thông tin đến đối tượng mục tiêu, giai đoạn này
sẽ phủ sóng thông tin một cách rộng khắp trên cả nước và là giai đoạn chủ lực để
truyền thông. Đây cũng là giai đoạn diễn ra các hoạt động chính của kế hoạch truyền
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

18


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

thông như sự kiện lớn xuyên Việt “Color of Life” và công bố kết quả cuộc thi viết về
người đồng tính. Cuộc thi là nơi để những người đồng tính có thể bày tỏ được cảm xúc
và suy nghĩ của mình, là một cách để thể hiện bản thân. Đây cũng là nơi để những
người bình thường bày tỏ quan điểm, thái độ và cách nghĩ của họ về người đồng tính.
Thông qua cuộc thi những người bình thường sẽ hiểu hơn về người đồng tính và
ngược lại, họ sẽ cảm thông chia sẻ hơn với những con người này.Thời gian thực hiện
chuỗi sự kiện xuyên Việt này sẽ diễn ra trong tháng 5/2016.
Ở chiến lược này vẫn sẽ sử dụng 2 công cụ truyền thông chính đó là PR và
Quảng cáo
- PR: Tận dụng những tin bài của báo chí viết về các buổi giao lưu chia sẻ đã
diễn ra để giới thiệu về các hoạt động tiếp theo của kế hoạch như sự kiện lớn

“Color of Life”.
- Quảng cáo: Sử dụng phương tiện Quảng cáo ngoài trời, Quảng cáo trên
Internet và Quảng cáo trên báo. Đó là sử dụng chung 1 hình mẫu banner, poster
hay băng rôn để đăng lên tất cả các phương tiện này nhằm thu hút sự chú ý
mạnh nhất đến công chúng. Các mẫu quảng cáo sẽ được đăng cùng 1 thời gian
trong vòng 15 ngày trước khi diễn ra sự kiện xuyên Việt.
 Chiến thuật 1: Tổ chức sự kiện xuyên Việt mang chủ đề “Color of Life”
Thời gian thực hiện tổ chức sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 5/2016 ở 5 tỉnh
thành phố, cụ thể là:
- Tại Hà Nội: Sự kiện sẽ tổ chức ngoài trời vào ngày 10/5/2016
- Tại Hải Phòng: tổ chức sự kiện ngoài trời vào ngày 13/5/2016
- Tại Đà Nẵng: tổ chức sự kiện ngoài trời vào ngày 16/5/2016
- Tại TP Hồ Chí Minh: tổ chức sự kiện ngoài trơi vào ngày 19/5/2016
- Tại Cần Thơ: tổ chức sự kiện ngoài trời vào ngày 22/5/2016
Phương tiện truyền thông cho chiến thuật:
- PR: Tận dụng những tin bài của báo chí viết về các sự kiện ở chiến lược 1
để giới thiệu về các sự kiện tiếp theo của chiến lược 2, cụ thể là sự kiện xuyên
Việt “Color of Life”.
SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

19


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

- Quảng cáo:
+ Quảng cáo ngoài trời:

Sử dụng băng rôn, phướn để treo trên 5 tuyến


đường chính của 5 tỉnh thành phố trong vòng 15 ngày (treo băng rôn
trước 15 ngày khi diễn ra sự kiện ở mỗi tỉnh thành phố)
+ Quảng cáo trên Internet: Sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng
banner và poster quảng bá giới thiệu về sự kiện “Color of Life” trong
vòng 1 tháng trước khi sự kiện diễn ra 15 ngày tại các tỉnh thành phố.
+ Quảng cáo trên báo:

Đăng quảng cáo trên báo in Thanh niên và

Tuổi trẻ bằng mẫu poster (đăng trong 1 tuần, trước khi diễn ra sự kiện 15
ngày).

Hình 2.3: Logo và slogan chương trình sự kiện xuyên Việt “Color of Life”

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

20


Lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại
Việt Nam

Hình 2.4: Mẫu quảng cáo ngoài trời bằng phướn

Hình 2.5: Mẫu banner quảng cáo cho sự kiện “Color of Life”

SVTH: Phan Thị Quỳnh Trang_CCQC06A

21



×