Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG TẠI Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.23 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

2


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
BOD5
BTNMT
COD
DO
MPN/100mL
NM1, NM2…

Nhu cầu oxi hóa sinh học sau 5 ngày
Bộ Tài nguyên Môi trường
Nhu cầu oxi hóa hóa học
Hàm lượng oxi hòa tan
Số coliform trong 100mL mẫu
Vị trí các điểm lấy mẫu, điểm số 1, điểm số 2…
tương ứng
QCVN
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước
08-MT:2015/BTNMT (Cột B1) mặt. Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi


hoặc các mục đích giao thông thủy và các mục
đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1: Giới thiệu về trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trụ sở: Số 36A – Phạm Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 84-4-37556176
Fax: 84-4-3755848
Email:
Webside:

Hình 1.1: Trụ sở Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường Hà Nội
4


1.1.1: Lịch sử hình thành
Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên và Môi trường Hà nội được thành
lập theo Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 14/10/2005 của UBND Thành phố Hà
nội và được thành lập lại theo quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 18/9/2008 của
UBND Thành phố Hà Nội.
Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội theo quyết đinh số 2619/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của UBND Thành phố Hà
Nội.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường Hà Nội.
1.1.2: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
1.1.2.1: cơ cấu tổ chức

Phòng Giám Đốc

Phòng Phó Giám Đốc

Phòng Phó Giám Đốc

Phòng Phó Giám Đốc

Quản
hiện
dự án
Phòng Tổ chức hành chính kế
Phòng
hoạch
Thông
tổng tin
hợpvà Hợp Phòng
tác quốc
tế lý và thực
Phòng
Quan
trắc và phân tích môi trườn

 Ban lãnh đạo trung tâm bao gồm:
Giám đốc: Nguyễn Văn Lý
Phó giám đốc: Trần Bích Vân

Phó giám đốc: Nguyễn Đăng Khôi
5


Phó giám đốc: Đỗ Đức Thu
1.1.2.2: Nhiệm vụ

 Tổ chức quản lý, vận hành, xây dựng hoàn thiện các mạng lưới quan trắc, phân tích tài
nguyên môi trường; đo lường, đánh giá thông số tài nguyên, môi trường; thu thập
thông tin về chất lượng, trữ lượng tài nguyên, môi trường để phục vụ công tác quản lý
nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội;
 Tiến hành các hoạt động quan trắc, phân tích tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ sở
dữ liệu về số liệu quan trắc để phục vụ quản lý Nhà nước. Cung cấp thông tin về tài
nguyên, môi trường. Thực hiện các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực kỹ thuật, quan
trắc và phân tích tài nguyên, môi trường cho các đối tượng khác theo quy định hiện
hành của Nhà nước và của Thành phố;
 Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học, kỹ thuật, các đề tài khoa
học về quan trắc, phân tích, xử lý để bảo vệ, phát triển môi trường và các nguồn tài
nguyên;
 Tiếp nhận và triển khai các chương trình đầu tư, viện trợ của nước ngoài về quan trắc,
phân tích tài nguyên, môi trường theo chỉ đạo của Thành phố và giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội;
 Tư vấn lập dự án, thiết kế và xây dựng các hệ thống quan trắc, phân tích, giám sát, xử
lý về tài nguyên và môi trường; thẩm định kỹ thuật, chuyển giao công nghệ điều tra
khảo sát, thăm dò, đánh giá, khai thác, sử dụng, đánh giá tác động môi trường, để bảo
vệ và phát triển môi trường và các nguồn tài nguyên;
 Tổ chức thông tin tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về quan trắc, phân
tích, quản lý tài nguyên và môi trường cho cán bộ, công chức của trung tâm và các tổ
chức kinh tế - xã hội khác có nhu cầu.
1.1.3: Chức năng nhiệm vụ từ bộ phận

1.1.3.1: Phòng Tổ chức hành chính kế hoạch tổng hợp
- Quản lý nhân sự của Trung tâm, giải quyết các chế độ chính sách lao động, tiền
lương
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và nội quy, quy chế hoạt động của Trung tâm
- Kiểm tra giám sát và lập báo cáo việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Trung
tâm
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng
- Quản lý các công văn, giấy tờ liên quan đến hoạt động của Trung tâm
- Thực hiện công tác tài chính kế toán

6


1.1.3.2: Phòng Thông tin và hợp tác quốc tế
- Thu thập và lưu trữ các tài liệu, thông tin khoa học kỹ thuật, tiến bộ công nghệ
trong nước và trên thế giới về quan trắc, phân tích và xử lý tài nguyên, môi trường
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các chương
trình, dự án về quan trắc và phân tích tài nguyên, môi trường
- Tư vấn xây dựng các chương trình quan trắc và phân tích tài nguyên, môi
trường
- Lập các báo cáo đánh giá hiện trạng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo
cáo việc xả nước thải vào nguồn nước và các báo cáo của các chương trình, dự án khác
của Trung tâm
- Thực hiện công tác lưu trữ và bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động
quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường của Trung tâm
1.1.3.3: Phòng Quản lý và thực hiện dự án
- Tổ chức thực hiện các dự án được UBND Thành phố và Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà nội phê duyệt
- Triển khai các chương trình đầu tư và hỗ trợ của nước ngoài về quan trắc và
phân tích tài nguyên, môi trường

- Chuyển giao công nghệ về quan trắc và phân tích tài nguyên, môi trường
- Tư vấn lập dự án, thiết kế và xây dựng các hệ thống quan trắc và phân tích,
giám sát về tài nguyên, môi trường
1.1.3.4: Phòng Quan trắc và phân tích môi trường
* Bộ phận quan trắc tài nguyên môi trường
Quan trắc nước ngầm
- Quản lý, bảo vệ 67 quan trắc nước của Thành phố (60 trạm quan trắc nước
ngầm dưới đất với 105 giếng khoan và 7 trạm quan trắc nước mặt)
- Thực hiện quan trắc các yếu tố động thái như mực nước, nhiệt độ nước ngầm
- Tiến hành lấy mẫu định kỳ để xác định các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm
nguồn nước ngầm
- Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước (nước thải, nước mặt, nước
ngầm, nước sinh hoạt), không khí và đất tại các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp,
khu đô thị, sông, hồ, bệnh viện… trên địa bàn Hà nội và các địa phương khác.
- Tham gia thiết kế và lập kế hoạch cho các chương trình quan trắc
7


- Vận hành, bảo dưỡng, thu thập và xử lý các thông số vi khí hậu và nồng độ các
chất khí từ hai trạm quan trắc không khí tự động cố định
* Bộ phận Phân tích Tài nguyên Môi trường
Tiến hành phân tích các mẫu nước, đất, không khí và các loại rau, thực phẩm để
xác định và đo kiểm:
- các chỉ tiêu về kim loại nặng như asen, thuỷ ngân, sắt, mangan, đồng, kẽm,…
sử dụng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
- các chỉ tiêu về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, các hợp chất hữu cơ, POP,
VOC,… sủ dụng máy sắc ký ghép nối khối phổ (GC/MS)
- số lượng một số loài vi sinh vật có hại như E.coli, coliform tổng, coliform phân,
Samonella,…bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh vật
- các chỉ tiêu về pH, TDS, TSS, COD, độ ẩm, độ tro, benzen, toluen… sử dụng

máy đo pH, cân phân tích, máy đo quang DR4000, máy sắc ký ghép nối khối phổ
(GC/MS)
- các chỉ tiêu về CO, NO2, NH4+, NO3-, phôt pho tổng, phenol tổng…sử dụng
máy đo quang UV-VIS hai chùm tia, máy đo quang DR4000, các loại điện cực màn
1.1.4: Một số hình ảnh hoạt động của trung tâm

Đo khí hậu

Quan trắc ống khói

8


Quan trắc nước thải

Quan trắc nước thải

Đội ngũ nhân viên quan trắc đi làm nhiệm vụ
1.2: Các chương trình, dự án môi trường

 Chương trình quan trắc chất lượng các sông, hồ thoát nước trên địa bàn thành phố Hà
Nôi( nội, ngoại thành)
 Chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận thành phố
Hà Nội
 Chương trình quan trắc ô nhiễm không khí và độ ồn giao thông
 Chương trình quan trắc ô nhiễm bụi phục vụ QĐ 02/2005/QĐ-UB của UBND TP Hà
Nội
 Thực hiện chương trình lấy mẫu không khí bằng phương pháp thụ động
 Chương trình quan trắc môi trường đánh giá hiệu quả dự án xây dựng ô chôn lấp rác
thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải

Xuân Sơn
 Chương trình quan trắc chất lượng không khí tại các khu vực dân cư tập trung trên địa
bàn thành phố Hà Nội
 Chương trình quan trắc chất lượng môi trường tại các khu thương mại và dịch vụ trên
địa bàn thành phố Hà Nội

9


 Chương trình điều tra và QTCL nước thải bệnh viện và các TTYT trên địa bàn thành
phố Hà Nội
 Chương trình quan trắc và phân tích môi trường các khu công nghiệp
 Chương trình quan trắc kiểm soát ô nhiễm các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng
nghề
 Chương trình quan trắc và phân tích chất lượng môi trường tại cac vùng có sử dụng
nhiều thuốc bảo vệ thực vật
 Chương trình quan trắc chất lượng môi trường các khu vực chôn lấp bãi rác và xử lý
chất thải nguy hại
 Chương trình quan trắc chất lượng một số nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hà Nội

10


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1: Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
2.1.1: Đối tượng thực hiện

 Nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì
2.1.2: Phạm vi thực hiện


 Về không gian: Sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì
 Về thời gian: Từ ngày 26/12/2016 đến ngày 5/3/2017
2.2: Mục tiêu và nội dung chuyên đề
2.2.1: Mục tiêu chuyên đề

 Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận
huyện Ba Vì nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của sông
 Sớm phát hiện các thay đổi bất thường của chất lượng môi trường nước nhằm cảnh
báo sớm các hiện trạng ô nhiễm môi trường
 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước sông
2.2.2: Nội dung chuyên đề

 Tìm hiểu, khảo sát lưu vực sông Hồng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ba Vì
 Đánh giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì, so sánh
với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước sông
2.3: Phương pháp thực hiện chuyên đề

 Phương pháp tổng hợp tài liệu: các báo cáo quan trắc và phân tích môi trường có liên
quan tại Trung tâm Quan trắc, các tài liệu từ sách, báo, tạp chí có liên quan, các văn
bản pháp luật,….
 Phương pháp tổng hợp, phân tích báo cáo
 Học hỏi, thảo luận, tham khảo ý kiến của các anh, chị làm việc tại trung tâm kết hợp
với lý thuyết đã học và sự chỉ dẫn của thầy cô

2.4: Kết quả chuyên đề
Chuyên đề:
11



ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG
ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN HUYỆN BA VÌ
Phần mở đầu
Nước là thành phần thiết yếu của môi trường và sự sống, nó quyết định sự tồn tại
và phát triển bền vững của mọi hoạt động sống và sản xuất của con người. Nước là
nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận nên đòi hỏi phải được khai thác và
sử dụng hợp lý. Những năm trở lại đây, sự phát triển của các đô thị mới cùng với sự
gia tăng ngày một nhiều hơn ở các khu công nghiệp, nhà máy đã làm cho phần lớn các
sông trên lãnh thổ Việt Nam bị ô nhiễm nặng. Sông Hồng là con sông có lưu vực lớn
nhất miền Bắc Việt Nam. Đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội có chiều dài
khoảng 163km, là ví dụ điển hình của sông ngòi Đông Nam Á chịu tác động mạnh mẽ
của con người.
Bà Vì là huyện đầu tiên của thủ đô Hà nội tiếp nhận nguồn nước của sông Hồng.
Sông Hồng bắt đầu tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì sau khi hợp lưu từ sông Đà và sông
Thao. Hoạt động sản xuất ven sông Hồng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân tại khu vực này chưa cao, dẫn đến tình trạng chất lượng
nước sông Hồng đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe cũng như hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của người dân. Xuất phát từ thực tế trêm, chuyên đề “ Đánh
giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì” được thực
hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt trên sông Hồng đoạn chảy qua địa phận
huyện Ba Vì, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm.
2.4.1: Tổng quan chung về huyện Ba Vì
2.4.1.1: Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội với
tổng diện tích 424km2.
Vị trí tiếp giáp:







Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây
Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình
Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội
tháng 8/2008. Hiện Ba Vì có 31 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Ba Vì, Ba Trại,
Cam Thượng, Cổ Đô, Cẩm Lĩnh, Châu Sơn, Chu Minh, Đông Quang, Tiên Phong, Thái
12


Hòa, Yên Bài, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Quang, Minh Châu, Phú Châu, Phú
Cường, Phú Đông, Phú Sơn, Thụy An, Thuần Mỹ, Phú Phương, Phong Vân, Sơn Đà,
Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tòng Bạt, Tây Đằng, Vạn Thắng, Vân Hòa, Vật Lại.

b) Địa hình
Địa hình của huyện Ba Vì thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia
thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất
vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai
toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện

c) Khí hậu
Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23
độ C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 độ C. Tổng lượng mưa

là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm).
Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn
nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với
nhiệt độ xấp xỉ 20 độ C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8 độ C; Lượng mưa các
tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

d) Thủy văn
Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quang gần như được
bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra, trong khu vực còn
có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước
lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh

e) Tài nguyên sinh vật
Diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9 ha, trong đó, rừng sản xuất 4.400,4 ha,
rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung
chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng
các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó, có nhiều loại cây đặc trưng của
rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay, các nhà thực vật học Việt
Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812
loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm
như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách

13


đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú
44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn
quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.
2.4.1.2: Điều kiện kinh tế xã hội


a) Dân số:
Huyện Ba Vì có dân số hơn 265 nghìn người, gồm các dân tộc: kinh, mường, dao

b) Hoạt động kinh tế xã hội:
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp: cây lúa được trồng ở các vùng bãi
ven sông
Về kinh tế xã hội: Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp: cây lúa được
trồng ở các vùng bãi ven sông. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng
thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 16%.
- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng,
tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè
sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm.
- Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so
với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại)
và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.
- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng
kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì.
Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.
2.4.2: Tổng quan về sông Hồng
Lưu vực sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ 20 o23’56’’ đến
23o22’78’’ vĩ độ Bắc và từ 10o10’12’’ đến 107o10’65’’ kinh độ Tây. Sông Hồng chảy
qua địa bàn các tỉnh, thành phố bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng.
Dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1,776m. Hướng chảy chính của sông là hướng tây
bắc – đông nam, đến địa phận Việt Nam sông Hồng chạy theo biên giới Việt Trung
khoảng 80km. Khu vực tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng trên lãnh thổ Vệt Nam là xã A

Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai

14


nước. Đến Thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam và qua
phía đông Thủ đô Hà Nội. Sông Hồng đổ ra biển ở cửa Ba Lạt, đây là ranh giới giữa
tỉnh Thái Bình và Nam Định.
Lưu vực Sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có các nhiễu động thời tiết khác như áp thấp nhiệt đới,
giông bão... Lượng mưa bình quân hàng năm dao động trong khoảng 1500 – 2000 mm.
Có những tâm mưa lớn như Hoàng Liên Sơn với lượng mưa năm tới 3552 mm, Sapa:
2833 mm, Yên Bái: 2106 mm. Do lượng mưa lớn nên lượng dòng chảy của Sông
Hồng cũng khá lớn. Lượng nước trung bình nhiều năm của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình khoảng 137 m3, trong đó lượng dòng chảy sản sinh trên lãnh thổ Việt
Nam là 93 tỷ m3, chiếm 68% tổng lượng dòng chảy của toàn khu vực. Trong vài chục
năm gần đây, tình hình khí hậu thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của
sự thay đổi toàn cầu. Vùng hạ du ven biển chịu ảnh hưởng của tác động nước biển
dâng, những biến động của khí hậu thời tiết cùng với các tác động của con người thông
qua các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang góp phần làm thay đổi phần nào diện
mạo tự nhiên cũng như chất lượng nước của lưu vực sông Hồng.
Ðoạn sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội dài khoảng 150 km kéo
dài từ huyện Ba Vì tới huyện Phú Xuyên. Theo suốt chiều dài đoạn sông này, sông
Hồng chảy qua các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, và Hưng Yên.
Sông Hồng bắt đầu tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì sau khi hợp lưu từ sông Đà và
sông Thao. Sau khi chảy thêm khoảng 16 km nữa sông Hồng nhận nước từ sông Lô tại
ngã ba Việt Trì. Từ Việt Trì cho tới Phú Xuyên, sông Hồng không còn nhận nước từ
một phụ lưu nào nữa mà chỉ phân nước cho các chi lưu của nó. Hiện nay, sông Hồng
chỉ có thể cấp nước cho sông Đáy qua cống Cẩm Đình (xã Cẩm Đình, huyện Phúc
Thọ) nhưng trong một thời gian rất ngắn trong năm. Tiếp đến, sông Hồng cấp nước

cho sông Nhuệ qua cống Liên Mạc (xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm), và phân nước cho
sông Đuống tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, cho sông Bắc Hưng Hải qua
cống Xuân Quan (xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Đặc điểm quan trọng của sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội là có
một hệ thống đê to và dài chạy suốt dọc hai bên bờ sông. Do vậy, sông Hồng chỉ có thể
nhận nước từ các phụ lưu lớn như sông Lô, sông Đà, nước từ vùng bờ bãi ven sông
ngoài đê, và qua các trạm bơm tiêu. Trong khi đó, nguồn nước sông Hồng được phân
cho sông Đáy, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Bắc Hưng Hải và cung cấp cho hệ thống
thủy lợi nông nghiệp qua các trạm bơm thủy nông. Sông Hồng trong địa phận huyện
Ba Vì chảy qua khu vực có đất nông nghiệp với dân cư nông thôn và đất bãi bổi. Hoạt

15


động chính 2 bên bờ sông là hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa
phương.

Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống dòng chảy sông Hồng trong
địa phận Hà Nội trên nền bản đồ địa hình.
2.4.3: Vị trí lấy mẫu và các thông số quan trắc
2.4.3.1: Vị trí lấy mẫu
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua địa phận
huyện Ba Vì, mẫu được thu thập tại 4 vị trí được miêu tả cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng mô tả vị trí lấy mẫu

T
T


hiệu


Tên
trạm

Tọa độ
Vĩ độ

Kinh độ

Miêu tả vị trí lấy mẫu

1

NM
21.23474
Trung Hà
1


105.35055


Điểm giữa cầu Trung Hà, 2 km
thượng lưu điểm hợp lưu sông Hồng
và sông Đà, 90 m thượng lưu trạm
bơm Trung Hà

2

NM

2

Cổ Đô

21.27742


105.35673


Điểm giữa sông đối diện đình làng
Cổ Đô, 3 km hạ lưu điểm hợp lưu
sông Hồng và sông Đà

3

NM
3

Phú
Cường

21.29019


105.41529


Điểm giữa sông, 3 km thượng lưu
điểm hợp lưu sông Hồng và sông



105.44279


Điểm giữa sông, 1 km hạ lưu điểm
hợp lưu sông Hồng và sông Lô, đối
diện trạm bơm Đại Định bên kia
sông

4

NM
4

Châu
Sơn

21.26059


16


(Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội,2016)

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu
2.4.3.2: Các thông số quan trắc
Bảng 2.2: Các thông số quan trắc
STT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Thông số quan trắc

Đơn vị
-

pH

mg/L

DO

o


C

Nhiệt độ nước

Ghi chú

Thông số đo tại hiện
trường/ phòng thí
nghiệm

NTU

Độ đục

mg/L

COD

mg/L

BOD5

mg/L

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/L

Amoni (NH4+)


mg/L

Nitrat (NO3-)

Sắt
(Fe)
Chất hoạt động bề mặt
Tổng dầu, mỡ

mg/L
mg/L
mg/L

Coliform tổng số
Asen
(As)

MPN/100mL

mg/L
mg/L

Phenol

17

Thông số phân tích
trong phòng thí
nghiệm



2.4.4: Đánh giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Hồng
T
T

Thông số phân tích

1

pH

2

Kết Quả

Đơn vị

QCVN
08-MT:2015/BTNMT/B1

Phương pháp phân tích

NM1

NM2

NM3

NM4


-

6,9

6,9

7,0

7,1

5,5-9

Máy đo đa chỉ tiêu

DO

mg/l

5,4

5,4

5,4

5,4

≥4

Máy đo đa chỉ tiêu


3

Độ đục

NTU

41

42

39

46

-

Máy đo đa chỉ tiêu

4

Nhiệt độ nước

C

30,5

30,5

30


30

-

Máy đo đa chỉ tiêu

5

COD

mg/l

6

8

6

5

30

SMEWW 5220-C:2012

6

BOD5

mg/l


3

5

3

<1

15

TCVN 6001-1:2008

7

Tổng chất rắn lơ lửng
(TSS)

mg/l

36

37

35

40

50


TCVN 6625:2000

8

Amoni (NH4+ - N)

mg/l

0,23

0,26

0,24

0,21

0,9

SMEWW4500-NH3,F:2012

9

Nitrat (NO3- - N)

mg/l

0,9

0,9


0,9

0,9

10

TCVN 6494-1:2011

10

Sắt (Fe)

mg/l

1,12

0,87

0,96

1,45

1,5

TCVN 6177:1996

11

Chất hoạt động bề mặt


mg/l

0,06

0,06

0,07

0,06

0,4

TCVN 6622-1 :2009

12

Tổng dầu mỡ

mg/l

0,3

0,3

0,3

0,3

1


TCVN 5070:1995

13

Coliform tổng số

MPN/100ml

9x102 1,5x103 9x102 2,3x102

7500

TCVN 6187-2:2009

14

Asen (As)

mg/l

0,004

0,003

0,004

0,003

0.05


SMEWW 3113B-As:2012

15

Phenol

mg/l

0,009

0,009

0,009

0,009

0,01

EPA – 8270C:2003

o

18


( Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội,2016)

19



 Độ pH: Chỉ thị để đánh giá độ chua của nước
Nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì có pH tại các vị trí quan

trắc dao động từ 6,9 đến 7,1, tất cả đều nằm trong ngưỡng cho phép ( từ 5,5 đến 9)
theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT( Cột B1)

 Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn độ pH của nước

 Nhiệt độ nước:
Nhiệt độ nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì tại các điểm

quan trắc dao động từ 30 oC đến 30,5oC, phù hợp với điều kiện thời tiết tại thời điểm
quan trắc

 Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ của nước

 Độ đục:
Độ đục dao động từ 39 đến 46 NTU, nhìn chung không có sự biến động mạnh.


 Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn độ đục của nước

 Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Hàm lượng này là dấu hiệu chỉ thị mức độ ô nhiễm do
chất hữu cơ.
Hàm lượng DO tại cả 4 vị trí quan trắc đều là 5,4 mg/l và đều đạt quy chuẩn

giới hạn cho phép.


 Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng DO của nước




 Chất rắn lơ lửng TSS:
Sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng

được bao bọc bởi một hệ thống đê điều lâu đời bảo vệ nên nước sông Hồng có hàm
lượng TSS khá lớn, ngoài ra hàm lượng TSS còn có liên quan đến nguồn nước thải.

20


Hàm lượng TSS tại các vị trí quan trắc dao động từ 35 mg/l đến 40 mg/l, tất cả

các vị trí đều đạt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1).


 Hình 2.7: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TSS của nước

 Các chất hữu cơ: Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5, nhu cầu oxy hóa học COD là 2 thông
số chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm dõ chất hữu cơ.

• Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5: Hàm lượng BOD5 tại các vị trí quan trắc tương đối thấp
dao động từ 3mg/l đến 5 mg/l, riêng đối với nhóm mẫu 4, hàm lượng BOD5 còn đạt
giá trị 0. Tất cả các vị trí quan trắc đều đạt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT ( Côt
B1).

 Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 của nước

• Nhu cầu oxy hóa học COD: Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc dao động từ 5

mg/l đến 8 mg/l, đều đạt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT ( Côt B1).


 Hình 2.9: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD của nước

 Các chất dinh dưỡng: amoni NH4+, nitrat NO3- là các thông số chỉ thị để đánh giá mức
độ ô nhiễm do các chất dinh dưỡng ( các chất gây phú dưỡng hóa).
• Hàm lượng amoni NH4+: Hàm lượng amoni tại cả 4 vị trí quan trắc đều đạt 0.9 mg/l và
nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT ( Côt B1).

 Hình 2.10: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Amoni của nước

• Hàm lượng nitrat NO3-: Hàm lượng Nitrat tại các vị trí quan trắc đều đạt ở mức rất
thấp 0.9 mg/l và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT ( Côt
B1).

 Hình 2.11: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Nitrat của nước

 Vi khuẩn coliform:

21


Mật độ coliform tại các vị trí quan trắc dao động từ 230 đến 1500 MNP/100ml,

tương đối thấp so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1).


 Hình 2.12: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Coliform tổng số


 Tổng dầu mỡ:
Hàm lượng tổng dầu mỡ tại cả 4 vị trí quan trắc đều đạt 0.3 mg/l và đều đạt

theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1).


 Hình 2.13: Biểu đồ biểu diễn Tổng dầu mỡ của nước

 Các chất hoạt động bề mặt:
Hàm lượng các chất hoạt động bề mặt tại vị trí quan trắc dao động từ 0.06 đến

0.07 mg/l, tương đối thấp so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1).


 Hình 2.14: Biểu đồ biểu diễn nồng độ các chất hoạt động bề mặt

 Các chất ô nhiễm loại nặng: Kim loại nặng, phenol
• Hàm lượng sắt
Hàm lượng Sắt tại các vị trí quan trắc dao động từ 0.87 đến 1.45 mg/l đều đạt

theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1).


 Hình 2.15: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Sắt trong nước

• Hàm lượng Asen
Hàm lượng Asen dao động từ 0,03 đến 0,04 mg/l, tất cả đều đạt theo QCVN

08-MT:2015/BTNMT (Cột B1)


 Hình 2.16: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Asen
22


• Hàm lượng phenol
Hàm lượng phenol tại cả 4 vị trí quan trắc đều đạt 0,009 mg/l và đạt theo

QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1)


 Hình 2.17: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng phenol

 Nhận xét chung: Nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua địa phận huyện Ba Vì nhìn
chung chưa bị ô nhiễm, các thông số quan trắc đều đạt theo QCVN 08MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, một số thông số gần đạt đến mức cho phép được quy
định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT như hàm lượng Sắt tại vị trí nhóm mẫu 1,4;
hàm lượng phenol tại cả 4 vị trí. Vì vậy, cần có những biện pháp kịp thời góp phần
giảm hàm lượng các chất độc hại, bảo vệ môi trường nước sông.
 2.4.5: Một số nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nước mặt
 Nguyên nhân: Các nguyên nhân có thể kể đến gây nên tình trạng ô nhiễm nước

sông Hồng là:



Sông Hồng được bắt nguồn từ Trung Quốc, điều nãy đã dẫn đến sự phối hợp

trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên nước giữa các quốc gia trong lưu vực chưa được
chặt chẽ, thống nhất, gây những khó khan trong kiểm soát tình trạng sử dụng nước
cũng như ô nhiễm nguồn nước sông Hồng từ đầu nguồn;


Sự phối hợp giữa các ngành vẫn còn có xảy ra những bất cập gây khó khăn cho
công tác quản lý, ví dụ như ngành điện muốn có sản lượng điện cao thì ngoài việc tích
nhiều nước và xả qua tuabin yêu cầu lớn và đều nhưng nông nghiệp lại cần điều tiết để
bảo đảm đủ nước lúc kiệt nhất và giữ lại nước khi phải tiêu úng, chống lũ...

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ
môi trường còn thấp; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng
được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể
phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra
môi trường.

Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm, đầu tư thoả đáng cho
các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn nên khi nước bề mặt chảy qua
rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi chảy
vào sông;

Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ và
khuếch tán vào nước sông;

23




Do nguồn thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải vào cống thải

chung của thành phố sau đó đổ vào sông;

Do nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, kinh doanh chưa được xử lý
triệt để tại nguồn.


Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế,
dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng
đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
 Tác hại của ô nhiễm nguồn nước mặt
 Tác hại của chất hữu cơ:
Lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy

hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan phân hủy các chất hữu cơ.
Nồng độ oxy hòa tan thấp có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các sinh
vật trong nước, ngoài ra còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nước.



Tác hại của chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn lơ lửng hạn chế ánh sáng chiếu tới các tầng nước phía dưới,

gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… do đó cũng là tác nhân
gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh. Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục
của nguồn nước, gây tắc cống, gây tác hại về mặt cảm quan.



Tác hại của các chất dinh dưỡng (N, P):
Sự dư thừa các chấtdinh dưỡng có thể dẫn đến sự phát triển bùng nổ của các

loài tảo, sau đó sự phân hủy các tảo lại hấp thụ nhiều oxy. Thiếu oxy, nhiều thành
phần trong nước lên men và thối. Ngoài ra, các loài tảo nổi lên mặt nước tạo thành
lớp màng khiến cho bên dưới thiếu ánh sáng làm cho sự quang hợp của các thực vật
tầng dưới bị ngưng trệ.




Tác hại của kim loại nặng:
Kim loại nặng là nguyên tố độc hại đối với cây trồng, có khả năng ảnh

hưởng tới chất lượng nước. Các kim loại nặng khi thải ra môi trường sẽ tích tụ
thông qua chuỗi thức ăn, ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người.



Tác hại của dầu mỡ:
Dầu từ nhiên liệu và dầu mỡ từ tẩy rửa kim loại, sinh hoạt, khi thải vào

nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu gây cạn kiệt oxy của nước,
một phần nhỏ hòa tan trong nước hoặc tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương. Ô
nhiễm dầu dẫn đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước bị giảm do giết chết các
sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Ngoài ra dầu
24


trong nước có tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh và ảnh hưởng tới mục đích
cấp nước sinh hoạt, sản xuất…
 2.4.6: Đề xuất giải pháp

 Do chất lượng nước sông Hồng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm,tuy nhiên mức độ ô nhiễm
tại mỗi đoạn khác nhau do đó cần xây dựng chương trình điều tra các nguồn thải tại
lưu vực sông này nhằm đánh giá chính xác nguyên nhân ô nhiễm để tìm cách khắc
phục.


 Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nước, các hoạt động kiểm soát ô
nhiễm môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế tuân thủ pháp luật về bảo vệ
môi trường nước. Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của
công tác thanh tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên
nước.
 Triển khai thành lập các Ủy ban bảo vệ môi trường cho lưu vực sông Hồng. Các Ủy
ban này cần được xem xét, phân công đủ thẩm quyền và trách nhiệm để thực hiện chức
năng điều phối, chỉ đạo các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường lưu vực sông Hồng
một cách có hiệu quả.
 Do sông Hồng rất lớn, mục đích sử dụng của mỗi đoạn sông khác nhau, chất lượng
nước sông ở mỗi đoạn cũng có sự khác biệt lớn do đó cần điều tra phân loại nguồn
nước mặt lưu vực sông Hồng theo mục đích sử dụng

 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng về các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh
thái thủy sinh. Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ
biến Luật Tài nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa
phương về các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về pháp luật quy định
đối với tài nguyên nước cho người dân địa phương.
 Những biến động tự nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển
đang tạo ra những thay đổi lớn về tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng cả về chất
và lượng. Nhận thức được những thay đổi hiện tại cũng như dự đoán thay đổi trong
tương lai là hết sức cần thiết để phối hợp giữa các ngành, các cấp trong sử dụng tổng
hợp và bảo vệ tài nguyên nước của lưu vực sông Hồng một cách hợp lý và bền vững.
 2.5: Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập
 Thực tập chính là khoảng thời gian quý báu mà em được học nghề từ thực tế
và hiểu được rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường Đại học.
25



×