Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Đánh giá các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trước và sau luật đất đai 2013 tại phường Vĩnh Hưng – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thu Hà

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giao - TS Phạm Anh
Tuấn , trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội, là người trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm
Khoa Quản lý đất đai, tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên Khoa Sau đại
học, Khoa Quản lý đất đai cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
cán bộ UBND phường Vĩnh Hưng ; cán bộ địa chính phường Vĩnh Hưng
quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và
những thông tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng
nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thu Hà

2



MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các
nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm
trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống
trong lòng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố
định trong không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp
lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở làm cho
mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị
và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây
dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức
xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với
nước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để
giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình,
kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng
đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước

mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ
trên khắp cả nước.
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho
đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích
đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai
1988, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật
4


đất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Đặc biệt, Luật đất đai năm 2003 chính
thức có hiệu lực ngày 01/7/2004 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp
với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định…đi
kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của
quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong
thời kỳ đổi mới.
Luật đất đai năm 2013 ra đời, mở ra nhiều điểm sáng mới cho việc
thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, tạo thuận tiện cho người dân khi
làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Ngoài vấn đề quy định những điểm
mới, luật đất đai 2013 còn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi, đặc biết là vấn để
quản lý đất đai, nhà nước luôn thống nhất quản lý. Điều này được thể hiện rõ
trong điều 4, Luật đất đai 2013 " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này."
Nội dung quản lý đất đai, được quy định rõ tại điều 22, luật đất đai
2013:
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách
nhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có
sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc
sống. Ngành Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Phường Vĩnh Hưng là một trong những phường nội thành thuộc thành

phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định 132/2004/NĐ-CP ngày
01/01/2004 của Chính phủ. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
phường Vĩnh Hưng đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của quận phát triển mạnh.
5


Mô hình sản xuất nông nghiệp đơn thuần đã dần được chuyển dịch theo
hướng nông nghiệp kết hợp khai thác dịch vụ sinh thái.
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
Vĩnh Hưng giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng
đất, cơ cấu đất đai của từng loại đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý Nhà nước về đai đai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự phân công của khoa
Quản lý đất đai - Trường Đại học tài Tài Nguyên Và Môi Trường Hà nội, dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo – TS Phạm Anh Tuấn , tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài : “Đánh giá các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trước và sau luật
đất đai 2013 tại phường Vĩnh Hưng – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản
lý Nhà nước về đất đai.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
Vĩnh Hưng , thành phố Hà Nội theo 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
quy định tại Luật đất đai năm 2013.
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất của phường Vĩnh Hưng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế
các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan
quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.

- Hệ thống cơ sở khoa học về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
- Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện trong những năm gần đây từ đó rút ra những ưu điểm, hạn
6


chế và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2 Yêu cầu
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai. Đặc biệt là 15 nội dung quy định tại điều 22 Luật đất đai.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực
khách quan công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả thi
cao.
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn nghiên cứu từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : đánh giá các nội dung quản lý nhà nước về đất
đai trước và sau luật đất đai năm 2013
- Phạm vi nghiên cứu :


Không gian nghiên cứu :phường Vĩnh Hưng quận Hoàng Mai thành phố Hà




Nội
Thời gian nghiên cứu: từ 15/02/2016- 07/06/2016

7


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nội dung quản lý sử dụng đất đai
1.1.1Cơ sở lý luận chung
- Khái niệm đất
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,
địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện
tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai
bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai
bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm
thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con
người.
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc
phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian.
1.1.2Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới
a) Nước Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản
lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ

8


pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng
giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước.
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào
loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt
động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng
đất, đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi
ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá. Pháp luật và chính sách đất
đai ở Thuỵ Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn
liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân.
Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất
đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi
thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ
thống đăng ký…
Và một số nước khác như Pháp, Astralia, Trung Quốc....
1.2 Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.1Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Luật đất đai 2003
và hệ thống pháp luật về đất đai sau này đã vận dụng cũng như kế thừa những
chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước
đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến,
hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.

9



Luật đất đai năm 2013 ra đời, mở ra nhiều điểm sáng mới cho việc thực
hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, tạo thuận tiện cho người dân khi làm
các thủ tục liên quan đến đất đai. Ngoài vấn đề quy định những điểm mới,
luật đất đai 2013 còn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi, đặc biết là vấn để quản
lý đất đai, nhà nước luôn thống nhất quản lý. Điều này được thể hiện rõ trong
điều 4, Luật đất đai 2013 " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật này."
1.2.2Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
a) Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất dai ở nước ta trong thời
kỳ đầu lập nước
Khi người Việt cổ cùng sống chung trong một công xã nguyên thuỷ thì
đất đai là của chung và đó chính là khởi thuỷ của ruộng đất công, mọi người
cùng làm, cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ.
Từ thời vua Hùng, toàn bộ ruộng đất trong cả nước là của chung và
cũng là của vua Hùng. Khi đất đai bị xâm phạm thì các vua Hùng tổ chức
chống cự để bảo vệ và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của vua. Những
khái niệm sơ khai về sở hữu nhà vua được hình thành. Người dân có câu "Đất
của vua, chùa của làng".
b) Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời
kỳ phong kiến
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao của chế độ
phong kiến về ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam.
Ngay từ khi mới giành được độc lập tự chủ, các Nhà nước phong kiến
Việt Nam đã xác lập quyền sở hữu tối cao về đất đai thuộc nhà vua.

10



c) Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời
kỳ Pháp thuộc
Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đã lo ngay đến vấn đề ruộng
đất. Thực dân Pháp chia đất nước ta thành 3 kỳ. Mỗi kỳ thực dân Pháp thực
hiện một chế độ cai trị khác nhau. Mỗi làng xã có một chưởng bạ phụ trách
điền địa.
-Nam kỳ là chếđộ quản thủđịa bộ;
-Bắc kỳ và Trung kỳ là chế độ quản thủ địa chính.
Pháp cũng đã tiến hành xây dựng 3 loại bản đồ: bản đồ bao đạc, bản đồ
giải thửa và phác hoạ giải thửa. Các loại bản đồ thời kỳ này được lập với
nhiều tỷ lệ khác nhau từ 1/200 đến 1/10.000 (Nguyễn Thúc Bảo, 1985).
d) Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất dai ở miền Nam trong
thời kỳ Mỹ - Nguỵ tạm chiếm (1954 -1975)
Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chia nước ta làm 2 miền
(miền Bắc và miền Nam). Ở miền Nam trong thời kỳ từ 1954-1975 tồn tại hai
chính sách ruộng đất khác nhau. Chính sách ruộng đất của chính quyền cách
mạng và chính sách ruộng đất của Mỹ - Nguỵ
e) Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở
nước ta từ năm 1945 đến nay
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần
được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần
được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản
chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến
Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003,đến nay là luật đất đai 2013. Có thể
11


chia nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai từ năm 1945 đến nay thành

5 giai đoạn như sau:
-

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987: Chưa có Luật đất đai;

-

Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993: Thực hiện theo Luật Đất đai 1987;

-

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003: Thực hiện theo Luật Đất đai 1993;

-

Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013: Thực hiện theo Luật Đất đai 2003.

-

Giai đoạn từ 2013 đến nay : Thực hiện theo Luật Đất đai 2013.



Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước



ta giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ 2003-2013)
Sự cần thiết phải ban hành Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai 1993 (gồm cả Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật

đất đai 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật đất đai 2001) là
một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta. Những kết quảđã đạt được trong quá trình thực hiện Luật Đất
đai 1993 là rất nhiều và đã thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính
trị - xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã
hội, pháp luật về đất đai mà nòng cốt là Luật Đất đai 1993 cũng bộc lộ rõ
những hạn chế.
Để khắc phục những thiếu sót , thực hiện Nghị quyết số 12/2001/QHll
về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá Xi (2002-2007),
Quốc hội đã tiến hành xây dựng Luật đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai
1993. Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá Xi đã
thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai 2003.
Luật Đất đai 2003 gồm 146 điều, chia thành 7 chương như sau:
12





Chương 1 (15 điều): Những quy định chung;
Chương 2 (50 điều): Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước



về đất đai;
Chương 3 (39 điều): Chếđộ sử dụng các loại đất;
Chương 4 (17 điều): Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
Chương 5 (lo điều): Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất;
Chương 6 (14 điều): Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử




lý vi phạm pháp luật về đất đai;
Chương 7 (2 điều): Điều khoản thi hành. Luật Đất đai 2003 đã chi tiết hoá,





chuẩn lại và bổ sung một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai so với Luật
Đất đai 1993. Tại Khoản 2, Điều 6, Luật này quy định 13 nội dung quản lý


nhà nước về đất đai.
Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước
ta giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 2013 (từ 1-7- 2014 đến nay)
Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đai đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới
người sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2013 ra đời, mở ra nhiều điểm sáng mới cho việc thực
hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, tạo thuận tiện cho người dân khi làm
các thủ tục liên quan đến đất đai. Ngoài vấn đề quy định những điểm mới,
luật đất đai 2013 còn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi, đặc biết là vấn để quản
lý đất đai, nhà nước luôn thống nhất quản lý. Điều này được thể hiện rõ trong
điều 4, Luật đất đai 2013 " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật này."
Nội dung quản lý đất đai, được quy định rõ tại điều 22, luật đất đai
2013:


13


Điều 22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.

14


12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Điều luật quy định theo thứ tự từng điều khoản nhất định đều có dụng ý
của nhà làm luật, cùng với tầm quan trọng của từng nội dung quản lý,theo tôi
nội dung quan trọng nhất để nhà nước căn cứ vào đó để quản lý việc sử dụng
đất chính là nội dung được các nhà làm luật đặt ở khoản đầu tiên của điều 22
bộ luật đất đai: "1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó". Chỉ khi nhà nước thực hiện tốt nội
dung quản lý này thì các nội dung khác mới có cơ sở thực hiện và hoàn thành
được như tiêu chí đã đề ra.

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh
quan môi trường;
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn
15


phường Vĩnh Hưng
- Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai;
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất trên địa bàn phường Vĩnh
Hưng.
- Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Tìm hiểu về công tác cấp GCNQSDĐ
- Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả thực hiện công

tác cấp GCN tại phường Vĩnh Hưng
- Các kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết.
- Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo những phương pháp sau đây:
2.2.1Phương pháp kế thừa, chọn lọc
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có
về vấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin sẵn có để xây dựng và phát
triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết của luận văn.
Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan khi nghiên cứu các
vấn đề về tình hình quản lý, sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sở
pháp lý của quản lý Nhà nước về đất đai.
2.2.2Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc Hội, Chính phủ, các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; các văn bản pháp luật do Thành phố Hà
Nội và phường Vĩnh Hưng ban hành về quản lý và sử dụng đất đai.
Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn
phường Vĩnh Hưng.
2.3.3Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
16


Điều tra, thu thập số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa
bàn phường Vĩnh Hưng. Đối chiếu với các số liệu thu thập với thực trạng
quản lý sử dụng đất của các phường.
2.3.4Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu
Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt
kê các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội
dung của luận văn.

2.3.5Phương pháp bản đồ
Căn cứ vào hệ thống bản đồ đã thu thập được; bằng công nghệ số: sử
dụng phần mềm Microstation biên tập, xây dựng Bản đồ hành chính; Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của phường Vĩnh Hưng. Với phương pháp
này, nội dung của luận văn được thể hiện một cách dễ hiểu, khoa học.

17


CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phường Vĩnh Hưng
3.1.1Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý


Vị trí địa lý
Vĩnh Hưng là một phường nằm phía đông bắc quận Hoàng Mai,Hà
Nội,tiếp giáp năm phường thuộc quận Hoàng Mai và một phường thuộc quận
Hai Bà Trưng:
+ Phía Đông – Bắc giáp: phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,
phường Thanh Trì quận Hoàng Mai;
+ Phía Tây – Bắc giáp: phường Mai Động;
+ Phía Đông – Nam giáp: phường Lĩnh Nam;
+ Phía Tây - Nam giáp: phường Yên Sở, phường Hoàng Văn Thụ.

Hình 3.1: Sơ đồ thu nhỏ phường Vĩnh Hưng
Nguồn: UBND Phường Vĩnh Hưng
18





Địa hình, địa chất
Kết quả khảo sát thựa địa tháng 01/2015 cho thấy tổng diện tích đất tự
nhiên của toàn phường là: 177.78ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất dùng vào mục đích nông nghiệp: 29.70ha, chiếm 16.71% so với
tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất ở, đất phi nông nghiệp: 141.52ha, chiếm 79.60%.
- Đất chưa sử dụng: 6.56ha, chiếm 3.69%.



Khí hậu
Khí hậu phường Vĩnh Hưng chung cho thời tiết ở Hà Nội, một Hà
Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.



Chế độ nhiệt
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm.
Một điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của
mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến
tháng 10, trời dịu mát. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau,

thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất
tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, năm rét muộn, có năm nóng kéo dài.



Chế độ bức xạ, số giờ nắng
Nằm trên vĩ tuyến 21°B trong miền nhiệt đới nên hàng năm Hà Nội
nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn, đạt trên 120kcal/cm 2/năm. Bức xạ
19


trung bình các tháng khá cao và đồng đều. Hà Nội có tổng số giờ nắng trung
bình năm lớn, đạt khoảng 2.033 giờ/năm. Trong đó, số giờ nắng đạt cực đại
vào các tháng IV, V khoảng trên 200 giờ/tháng và cực tiểu vào các tháng XII,
I số giờ nắng cũng trên 160 giờ/tháng.


Chế độ gió
Hướng gió ở Hà Nội quan trắc được điển hình là gió Tây khô nóng,
ngoài ra vào các tháng khác, hướng gió thay đổi phức tạp tùy thuộc vào địa hình
khu vực.Tốc độ gió trung bình năm đạt 0,9m/s.



Thủy văn (nước mặt và nước ngầm)
Nguồn nước chính các hộ dân, cơ sở sản xuất kinh doanh của toàn
phường Vĩnh Hưng đang sử dụng hệ thống nước sạch của công ty Công ty nước
sạch Hà Nội tại địa chỉ Số 44, Đường Yên Phụ - Ba Đình - Hà Nội nguồn nước
khá phong phú, đảm bảo quanh năm phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2Điều kiện kinh tế - xã hội năm 2015

a) Về dân cư
Phường Vĩnh Hưng có tổng số 6.312 hộ dân với 32.343 nhân khẩu, số
người trong độ tuổi lao động là 2.326 người chiếm 58,6%.
Phường Vĩnh Hưng được chia làm 3 thôn: Đông thiên, Tân khai, Thôn
thượng trong đó thôn Tân khai là khu dân cư tập trung đông nhất với số dân là
18.560 người (chiếm 57,38% dân số toàn phường). Ngoài ra, lao động trong
phường còn có thu nhập thêm từ các ngành nghề phụ khác như: xây dựng, sản
xuất kinh doanh…
Thu nhập bình quân phường Vĩnh Hưng năm 2015 là: 14,513 triệu
đồng/người.
Tỷ lệ phổ cập giáo dục của địa phương đạt 98%, 100% con em trong độ
tuổi đi học đều được đến trường. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học,
Cao đẳng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
20


b)
-

Về Văn hóa – giáo dục
Vĩnh Hưng là 01 Phường có truyền thống văn hóa lâu đời, hiện nay Phường
còn bảo lưu các giá trị truyền thống. Phường có 05 di tích lịch sử, Đình
Thượng, Đình Đông Thiên, Đình Tân Khai, Chùa Minh Đức và Chùa Phúc
Khánh. Để tưởng nhớ đến công lao của vị tiền bối đã khai tạo lập lên Ấp Vĩnh
Hưng Trang xưa và phường Vĩnh Hưng ngày nay, hàng năm cứ đến ngày 1/2
và ngày 10/8 (âm lịch) nhân dân lại tổ chức lễ hội làng truyền thống. Đình,
chùa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng

-


cao dân trí.
Hiện tại Phường có 03 trường học: Trường Mầm non, Tiểu học và Trung học
cơ sở; Trường Trung học sở cở Vĩnh Hưng đã chuẩn quốc gia. Nhân dân trong
Phường đã có ý thức về chăm lo giáo dục cho con em mình. Hằng năm Hội
khuyến học đã tổ chức tặng quà cho các em có thành tích xuất sắc trong công

c)
d)


tác học tập.
Về an ninh trật tự
Về kinh tế
Khu công nghiệp – xây dựng
Vận động nhân dân duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh cả các
xưởng sản xuất bao bì li lon, sản xuất đồ gỗ, đồ gia dụng, cơ khi, dịch vụ vận tải,
may mặc, kinh doanh có hiểu qu, giải quyết việc làm cho người lao động địa
phường và đóng góp ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất toàn phường.



Khu vực dịch vụ - thương mại
UBND phường đã tiếp tục chỉ đạo và vận động nhân dân tập trung tiếp
tục mở rộng buôn bán, kinh doanh dịch vụ tại các khu vực thuận lợi giao
thông buôn bán. Trên địa bàn phường có các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, các
loại dịch vụ vận tải và nhiều ngành dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh, cho
thuê phòng trọ bình dân đã góp phần tăng thêm nguồn thu của nhân dân trên
địa bàn phường.

e)


Thuận lợi và khó khăn
21


-

Thuận lợi
Vĩnh Hưng là một phường nội thành, dân cư đông đúc với các tuyến
đường đã được trải nhựa, phố Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam cũng là 2 tuyến đướng
huyết mạch của phường thông qua cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy có thể tạo điều
kiện cho các cơ sở kinh doanh lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đẩy mạnh phát
triển ngành hàng hóa dịch vụ trên địa bản phường. Hệ thống thông tin được
cải thiện, người dân có trình độ văn hóa cao với nhiều giáo viên có trình độ
chuyên môn cao giảng dạy từ các trường mầm non đến THPT, thuận lợi cho
việc phổ biến kiến thức pháp luật.
Các hệ thống thông tin trên địa bàn toàn phường như loa đài truyền
thông luôn luôn phổ biến các kiến thức, tri thức, những điều cần biết về pháp
luật, luôn cấp nhật những Thông tư, Nghị định, Quyết định mới nhất để phổ
biến đến người dân
Các cơ sở y tế đã kiểm soát được đảm bảo vệ sinh, không để các nguồn
dịch bùng phát.
Quỹ đất chưa sử dụng của phường còn khá nhiều có thể đáp ứng được
dân số phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó





Những hạn chế

Chưa có quy hoạch rõ ràng, cụ thể nên hiệu quả sử dụng đất còn hạn chế.
Sức cạnh tranh kinh tế chưa có chiến lược thu hút thị trường.
Chưa khai thác được tiềm năng vốn có của địa phương.

22


3.2 Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trước và sau luật đất đai
năm 2013 tại phường Vĩnh Hưng quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
3.2.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó.
Là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong bộ máy nhà nước, UBND phường
là nơi trực tiếp thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Vì vậy
phường đã chấp hành và thực hiện đầy đủ luật pháp, các văn bản thông tư và
các chỉ thị từ trên ban hành suống cho phường như:
- Luật đất đai 2003 sửa đổi bổ sung 2009
- Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014
- Thực hiện quyết định Số: 2779/2015/QĐ-UBND về việc tiếp nhận,
giải quyết thủ tục, thời gian các bước thực hiện thủ tục về việc đăng ký đất
đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư, người việt nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại việt nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ Chỉ thị về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2015;
- Thông tư số 28/2015/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số

23


43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015
của Chính phủ;
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2015 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ thị số 7255/CT-BNN-KH ngày 10/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2015;
- Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18 tháng 11 năm
2015 của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015;
- Chỉ thị số 12/2015/CT-UBND ngày 22/9/2015 của UBND phường
Vĩnh Hưng về việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2015;
- Kế hoạch số 6161/KH-UBND ngày 31/10/2015 của UBND phường
Vĩnh Hưng về kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015
trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Công văn số 3642/TNMT-ĐKĐĐ ngày 21/11/2015 của Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Hà Nội về việc giới thiệu các đơn vị tư vấn đã có
kinh nghiệm giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn thành phố Hà
Nội;

- Quyết định số 4561/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND thành
phố Hà Nội về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Hà Nội

24


- Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 24/10/2015 của UBND thành phố
Hà Nội về việc Thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2015.
Những điểm mới của luật đất đai 2013 so với luật đất đai 2003:
Đây là chương mới, lần đầu tiên Luật Đất đai đã dành một chương
riêng với 16 điều (từ Điều 13 đến Điều 28) để quy định về quyền và trách
nhiệm của Nhà nước đối với đất đai.
• Quy định cụ thể về 08 quyền của Nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất
đai như: quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quyết định
mục đích sử dụng đất, quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất,
quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất, quyết định giá đất, quyết định trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, quyết định chính sách tài chính về
đất đai, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ Điều 13 đến
Điều 20); việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (Điều 21).
• Nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Điều 22): Ngoài 13 nội dung
theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có bổ sung
các nội dung sau đây:
+ Điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;
+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
+ Giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
Việc bổ sung các nội dung trên đây khẳng định công tác quản lý nhà

nước về đất đai cần thiết phải phát triển cả chiều sâu và chiều rộng để đảm
bảo quản lý chặt chẽ và khai thác tốt nhất quỹ đất cho các mục đích phát triển.
• Quy định cụ thể về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử
dụng đất (Điều 26) như bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
25


×