Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LY VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM HƯƠNG, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.23 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

SINH VIÊN: PHẠM THỊ HÀ TRANG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LY VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM HƯƠNG, HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

HÀ NỘI – 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

SINH VIÊN: PHẠM THỊ HÀ TRANG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LY VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM HƯƠNG, HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH
Giáo viên hướng dẫn : ThS.Trần Minh Tiến
Sinh viền thực tập

: Phạm Thị Hà Trang

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã ngành



: C80103

MSV

: 1456130366

Hà Nội - 2017
2


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Trần Minh Tiến. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2017
Tác giả
PHẠM THỊ HÀ TRANG

3


Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội. Được sự tận tình dạy bảo của các thầy cô trong trường
nói chung và các thầy cô trong khoa Quản Lý Đất Đai nói riêngđã trang bị

cho em những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như trong cuộc sốn, tạo
cho em hành trang vững chắc cho công tác sau này.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn
bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản
Lý Đất Đai – Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với
tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, còn có sự quan tâm giúp trớ trực tiếp của thầy giáo
hướng dẫn- ThS. Trần Minh Tiến, Và các thầy, cô trong khoa Quản Lý Đất
Đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh UBND xã Nam Hương cùng
các cán bộ địa chính của xã Nam Hương- Thạch Hà- Hà Tĩnh và các phòng
ban khác đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập
tốt nghiệp này theo đúng nội dung và kế hoạch được giao.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội., đặc biệt là các
thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai của trường đã tạo điều kiện cho em để em có
thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Và em cũng xin chân thành cám
ơn thầy ThS. Trần Minh Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn
thành tốt khóa thực tập.

4


Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo
thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do
trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt

hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, cô giáo, các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh
UBND xã Nam Hương – Thạch Hà- Hà Tĩnh, Kính chúc các thầy, cô và toàn
thể các cô chú tại UBND Xã Nam Hương luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, và đạt
được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con
người, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng… và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Việc sử
dụng đất đai có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại về việc phát triển kinh tếxã hội, sự ổn định của chính trị của một Quốc gia đối với trước mắt và lâu dài.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước, biết bao nhiêu các thế hệ cha ông đi trước đã phải đánh đổi biết bao

công sức và xương máu để giữ lấy từng tấc đất của quê hương, của Tổ Quốc.
Vì vậy, thế hệ con cháu chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm ra sức bảo vệ,
giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá ấy. Chúng ta phải biết cách quản lý đất đai
thật chặt chẽ, phù hợp; sử dụng đất đai thật hợp lý, đúng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất và phải sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả, bảo vệ môi trường và đảm bảo sử dụng đất bền vững.
Ở Việt Nam ”Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Vì vậy Nhà nước đại diện cho nhân dân
thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt
toàn bộ đất đai trên lãnh thổ. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, và đồng thời ban hành các quy định cụ
thể để quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đảm
bảo việc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, và có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập
kinh tế Quốc tế, Đất nước ngày một chuyển mình và phát triển, dân số tăng
8


nhanh, quá trình đô thị hoá đã làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng, kèm
theo đó là sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công
nghiệp và dịch vụ.Tất cả các vấn đề đó đã gây nên sức ép cho đất đai và làm
nảy sinh các vấn đề mâu thuẫn trong việc quản lý và sử dụng đất. Các vấn đề,
mâu thuẫn đó đang có chiều hướng ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, làm
ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta
mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới.Vì vậy, đứng
trước tình hình đó yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý đât đai là phải có cách
quản lý, phương hướng sử dụng đất thật phù hợp nhằm bảo vệ quyền sở hữu
đất đai của người đại diện cho Nhân dân, đảm bảo việc sử dụng đất thật hiệu
quả và bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai, trong suốt thời gian qua

Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm điều chỉnh
về những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu qủa vì lợi ích của nhà nước,
người sử dụng và của toàn xã hội như: Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai
năm 1993, Luật đất đai năm 2003,luật đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm
2009, và gần đây nhất là Luật đất đai năm 2013 được Quốc Hội khóa XIII
thông qua ngày 29/11/2013. Luật Đất Đai 2013 có những điểm mới đã khắc
phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi
hành Luật Đất Đai của những năm trước đó. Đây là đạo luật quan trọng, có
tác động sâu rộng đến chính trị, nền kinh tế- xã hội của nước ta, thu hút sự
quan tâm rộng rãi của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc thể chế hoá
đường lối của Đảng, tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn, để
điều chỉnh có hiệu quả quan hệ về quản lý và sử dụng đất, thúc đất quan hệ
này phát triển theo hướng tích cực.

9


Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta được quy định rõ tại
điều 22 của Luật Đất đai năm 2013 với 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai của ngành Địa chính nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để
Nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự nhất trí của trường Đại Học
Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội, được sự phân công trực tiếp của khoa
Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ths. Trần Minh
Tiến, em đi tiến hành, tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình quản
lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Nam Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh ”.
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu

2.1. Mục đích:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản
lý và sử dụng đất.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Nam
Hương trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đánh giá việc thực hiện theo 15 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của xã Nam Hương
trong thời gian qua. Qua đó thấy được những vấn đề còn tồn tại trong công tác
quản lý và sử dụng đất của xã.Tìm hiểu, đánh giá những thuận lợi và khó
khăn tác động đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp giúp chính quyền địa phương quản lý chặt
chẽ, nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai của Nhà nước, tăng cường công tác
quản lý và sử dụng đất của xã Nam Hương- Thạch Hà- Hà Tĩnh.
2.2. Yêu cầu:
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, đặc biệt là 15 nội dung được quy định tại điều 22 Luật đất đai
2013.
10


- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất ,tình hình sử
dụng đất trên địa bàn Thị trấn.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình
quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đ ề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên
địa bàn xã.

11


Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu
1.1. Đối tượng:
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Nam Hương, huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi vê thơì gian: 2010-2020
1.2. Phạm vi:
Nghiên cứu công tác quan lý Nhà nước về đất đai đang được thực hiện
tại xã Nam Hương theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2013.
Nghiên cứu tình hình sử dụng đất tại xã Nam Hương.
1.3. Nội dung:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Nam HươngThạch Hà- Hà Tĩnh.
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Nam Hương- Thạch
Hà- Hà Tĩnh.
- Những mặt tích cực và tồn tại trong quản lý và sử dụng đất của Thị
trấn Xuân An- Nghi Xuân- Hà Tĩnh trong những năm qua.
- Đề xuất một số biện pháp đề xuất giúp cho chính quyền và cơ quan
chuyên môn tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất ở xã Nam HươngThạch Hà- Hà Tĩnh.

12


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Nam Hương.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Nam Hương là xã thuộc vùng núi của huyện Thạch Hà, cách trung tâm
huyện 15km về phía tây, cách thành phố Hà Tĩnh 12 km về phía tây, là một vị trí
quan trọng cho việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và an ninh quốc phòng của
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng như khu vực Miền Trung.

+ Ranh giới xã tiếp giáp:
- Phía Đông Bắc giáp xã Thạch Hương
- Phía Đông Nam giáp xã Thạch Điền
- Phía Tây Bắc giáp xã Thạch Xuân
- Phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê
Toàn xã hiện có 529 hộ với 2112 nhân khẩu được phân thành 06 thôn.
Chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp và ngành nghề dịch vụ khác.
b, Địa hình, địa mạo:
Xã Nam Hương là một thị trấn trung du miền núi nên nhìn chung địa
hình không bằng phẳng, sông núi nhiều, và đất ở là chủ yếu. Gần 2/3 diện tích
0

0

tự nhiên của xã là núi và đồi. Độ dốc (0 -20 ). Độ cao trung bình so với mặt
nước biển là từ 3-5 m. Ao hồ, sông suối trên địa bàn thị trấn khá nhiều, diện
tích lớn nên khả năng tiếp nhận cũng như khả năng cung cấp nước đầy đủ.
c, Khí hậu, thời tiết:
Xã Nam Hương chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Hàng năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là
hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa; mùa Hạ nắng nóng, mưa nhiều và
13


chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt nhiều; mùa Đông lạnh giá ít mưa. Theo
chế độ mưa có thể chia khí hậu của thị trấn theo hai mùa chính:
Mùa nóng (mùa mưa): từ tháng 4 đến tháng 10, trong thời gian này
lượng mưa đạt tới 1400 mm, chiếm 90% lượng mưa của cả năm và có tới 138
0


ngày có nhiệt độ trên 30 C.
Mùa lạnh (mùa khô): từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
0

bình trong mùa thấp, có ngày xuống dưới15 C.
Nhiệt độ:
0

Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 24,3 C
0

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 30 C
0

Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 20,5 C
0

Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 (phổ biến từ 10-15 C)
0

Các tháng có nhiệt độ trung bình < 20 C ( phổ biến từ tháng 11 đến
0

tháng 3 năm sau), các tháng có nhiệt độ trung bình > 25 C phổ biến từ tháng
5 đến tháng 9.
0

Các tháng có nhiệt độ trung bình < 20 C với thời gian biến động từ
110-120 ngày, do vậy có thể bố trí được một vụ cây trồng có nguồn gốc ôn
đới như: các giống rau vụ đông, các giống cây trồng có nguồn goosc á nhiệt

0

đới. Các tháng có nhiệt độ trung bình >25 C phổ biến từ tháng 5 đến tháng
9,những tháng này có thể bố trí nhưng cây có nguồn gốc nhiệt đới,ưa ẩm như
lúa nước,ngô.
Tổng số giờ nắng trung bình cả năm: 1730 giờ.
Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều dọc theo các tháng trong
năm. Chủ yếu tập trung vào mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 10 và chiếm đến
80% lượng mưa của cả năm.
14


Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1
Lượng mưa trung bình năm là 1518 mm.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 81%, tháng có độ ẩm tương đối
cao nhất 86% (tháng 4). Tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất 76% (tháng 12)
Chế độ gió:
Hướng gió chủ đạo mùa hè là Tây Nam (Nam) và gió Đông Nam.
Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 (nóng và ẩm) gây ra mưa
nhiều trong những tháng này. Tốc độ gió trung bình 34 m/s. Mang theo không
khí khô nóng gây hại cho cây trồng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân
dân.
Hướng gió chủ đạo mùa Đông là gió Đông Bắc và gió Đông. Gios
Đông Bắc thổi từ tháng11 đến tháng 3 năm sau (lạnh và khô).
Ngoài ra hàng năm xã còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 - 3 cơn bão
với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp cũng
như sinh hoạt của nhân dân.
2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên
a, Tài nguyên đất
Tổng diện tích toàn xã năm 2010 là 2140.69 ha, theo kết quả kiểm kê

đất đai xã Nam Hương tính đến 01/01/2015 tổng diện tích là 2105.15 ha giảm
35.54 ha do đo đạc bản đồ địa chính. Trong đó:
- Đất nông nghiệp của xã là 1811.18 ha chiếm 86.04% tổng diện tích
đất tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp là 265,30 ha chiếm 12.60% tổng diện tích đất tự
nhiên;
- Đất chưa sử dụng là 28.67 ha chiếm 1.36% tổng diện tích đất tự
nhiên.
b, Tài nguyên nước
15


Tài nguyên nước của xã khá phong phú và đa dạng, chủ yếu được cung
cấp từ các nguồn đó là nguồn nước mưa và nguồn nước ngầm, ngoài ra trên
địa bàn còn có hệ thống kênh mương, sông suối phục vụ cho sản xuất và chăn
nuôi.
Nguồn nước mặt: nhìn chung khá dồi dào và ổn định; với đoạn sông
Lam chảy qua Trị trấn dài gần 7 km không chỉ cung cấp nước ngọt cho đời
sống sản xuất nông nghiệp của người Nam Hương mà còn là kho của cải về
nguồn lợi thủy sản. Về mùa mưa, nước từ núi Hồng Lĩnh chảy xuống đã tạo
nên hơn 10 khe, suối lớn nhỏ trên địa bàn xã, cung cấp nguồn nước cho người
dân. Trong số hơn 10 con khe suối lớn nhỏ chảy ra Sông Lam có các khe có
độ dài và là thắng cảnh từ xa xưa của xã.
Nguồn nước ngầm: Hiện tại nước sinh hoạt của nhân dân, nước phục
vụ làm việc tại các cơ quan trên lãnh thổ thị trấn chủ yếu dùng nước ngầm đã
qua xử lý.
Nguồn nước ngầm nhìn chung có trữ lượng rất dồi dào và trữ lượng
tương đối tốt.
c, Tài nguyên nhân văn:
Xã Nam Hương có một nền văn hóa tương đối lâu đời với nhiều truyền

thống và phong tục tập quán. Đây là điều kiện mà các cấp chính quyền cần
quan tâm để duy trì và giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc vốn có
của địa phương góp phần cùng sự phát triển chung của toàn Thị trấn.
Nhân dân Thị trấn Xuân An có nền văn hóa truyền thống đậm đà bản
sắc dân tộc, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong nhân dân, nêu
cao tinh thần đoàn kết yêu thương cộng đồng.
2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Dân số, lao động việc làm và thu nhập
* Dân số - lao động
16


Tính đến năm 2010 dân số của toàn xã Nam Hương là 1873 người, với
529 hộ với 2112 nhân khẩu được phân thành 6 thôn. Mật độ dân số là 104
người/km2.
Số người đến độ tuổi lao động tăng lên, nhu cầu việc làm tăng, đây là
một trong những vấn đề gây áp lực cho đất đai, Nhìn chung nguồn lao động
của xã tương đối dồi dào, là điều kiện trong phát triển kinh tế- xã hội xã Nam
Hương. Tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn
thấp. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động
nhất là khoa học công nghệ mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong
điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
* Việc làm- thu nhập
Theo đó, về lĩnh vực kinh tế, diện tích vụ xuân 190 ha, năng suất
3.6tấn/ha, sản lượng 684 tấn, hè thu: diện tích 180 ha, năng suất 4.2 tấn/ ha,
sản lượng 756 tấn, tổng cộng diện tích gieo trồng cả năm 370 ha, sản lượng
1440 tấn đạt 84,4% kế hoạch, giảm so với năm 2014 là 65 tấn, lương thực
bình quân đầu người 716kg/người/năm. Diện tích lạc 45 ha, năng suất 17
tạ/ha; sản lượng 76,5 tấn. Tổng đàn trâu bò 878 con, tăng 16 con so với năm
2014; đàn lợn: 2034 con, tăng 200 con so với năm 2014; công tác tiêm phòng

cho đàn gia súc đạt trên 55%.
Năm vừa qua, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và nội lực của địa
phương đã xây dựng và hoàn thành một số công trình như Hội trường UBND
xã, Trạm bơm, bếp ăn trường mầm non, cầu ngầm ông Khánh thôn Việt Yên,
cải tạo hệ thống đường điện, đường 21, đường vào Tân Sơn, đường Phú Tân
Xuân.
Bên cạnh đó, thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông
thôn mới”, Nam Hương đã hoàn thiện được 8/19 tiêu chí trong đó năm 2015
17


hoàn thành 3 tiêu chí gồm quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nhà ở dân cư,
văn hóa. Năm 2015, phát huy nội lực trong nhân dân, xã đã huy động sự đóng
góp của người dân bằng tiền và ngày công lao động, làm mới 2,5km đường
giao thông nông thôn, trị giá công trình 589 triệu đồng, trong đó nhân dân
đóng góp 411 triệu đồng.
Xây dựng hoàn thành 5 vườn mẫu, xây dựng được 7 mô hình kinh tế
mới, trong đó 1 mô hình chăn nuôi bò quy mô 17 con, 1 mô hình chăn nuôi
lợn, mỗi lứa 200 con, 1 mô hình nuôi cá lồng ,1 mô hình nuôi gà quy mô 600
đến 800 con/lứa ,1 mô hình lúa TH3-3, 2 mô hình lúa Thiên ưu 8, đang xây
dựng khu dân cư mẫu tại thôn Lâm Hưng và tuyến đường mẫu tại thôn Yên
Thượng. Hỗ trợ các thôn xây dựng các hạng mục như hàng rào, cổng, khuôn
viên cây xanh, mái che, điện tại nhà văn hóa; hỗ trợ kinh phí cắt cây, đào gốc,
cọc bê tông, cát, xi măng để làm hàng rào và chỉnh trang khu dân cư, hỗ trợ
xây dựng 15 nhà ở cho các hộ theo tiêu chí NTM, vận động các hộ hiến đất,
tài sản trên đất tu sửa chỉnh trang vườn hộ… Thành lập mới 1 HTX và chuyển
đổi 1 HTX, huy động lực lượng cán bộ, công chức tham gia ngày về cơ sở
xây dựng NTM như cắm mốc, làm đường bê tông, làm khuôn viên nhà văn
hóa thôn, xây dựng khu dân cư mẫu, tuyến đường mẫu; vay vốn hỗ trợ lãi suất
cho 46 hộ vay với số tiền 2.765 triệu đồng…

b. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng:
*Giao thông:
Trong giai đoạn tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã tốt hơn cần
phải quan tâm hơn đến việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp hoàn thiện các tuyến
đường trong toàn xã.
*Thủy lợi

18


Cần đầu tư nâng cấp cũng như tu bổ bảo dưỡng các công trình trọng
điểm, từng bước đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng, đồng thời xây dựng
mới những tuyến mương phục vụ cho các cánh đồng màu.
*Giáo dục- đào tạo
Trong những năm qua, hệ thống trường học ở xã đã được chú trọng đầu
tư, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao xã hội hóa giáo dục tại
địa phương.
Công tác giáo dục luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền,
các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong xã. Cơ sở vật chất hàng năm đều
được bổ sung, sửa chữa trường lớp, đóng bàn ghế, mua sắm thiết bị cho năm
học mới, thực hiện thầy dạy tốt trò học tốt, chất lượng giáo dục ngày càng
được nâng lên, tỷ lệ học sinh hàng năm đỗ tốt nghiệp khá.
Các trường trên địa bàn từ Mầm non đến THPT đã phát huy truyền
thống nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu của Huyện và Tỉnh về chất lượng giáo
dục: Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm PTTH đạt từ 95 – 97%; THCS đạt 96 – 98%;
học sinh Tiểu học lên lớp đạt 100%. Công tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục
được quan tâm; công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện tốt; phong trào
xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh: đến nay có đến 4/5 trường
đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành tốt phổ cập THCS.
*Y tế

Hiện nay hệ thống cơ sở y tế của Thị trấn có 01 trạm y tế để phục vụ
cho nhân dân khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn
cao, luôn quán triệt phương châm “ Lương y như từ mẫu” nên hàng năm công
tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ, quan tâm chăm
sóc sức khỏe định kỳ cho các đối tượng chính sách và người cao tuổi tốt hơn.
Nhiều năm qua trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra, các chương trình y

19


tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, chống mù lòa, chống lao, chống bướu
cổ, thanh toán bệnh phong và phòng chống HIV đạt kết quả tốt.
Công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình đã được chú trọng
hơn, vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp
tránh thai.
c. Văn hóa
Năm 2015 có 91,6% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 38.7 %
gia đình đạt danh hiệu thể thao. Hoạt động văn hóa văn nghệ đã trở thành
phong trào được UBND xã quan tâm, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích
cực. Chất lượng giáo dục trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Công tác
khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng
được quan tâm cải thiện. Tổ chức rộng rãi các chiến dịch tuyền thông về dân
số – kế hoạch hóa gia đình, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế
hoạch hóa gia đình, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Phong trào “đền ơn
đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” đối với người có công, người cao tuổi,
hộ gia đình chính sách, hộ nghèo được cấp ủy chính quyền quan tâm.
d. Thể dục thể thao
Để phục vụ cho nhu cầu rèn luyện thể chất của người dân, trên địa bàn
xã Nam Hương hiện nay đã có một số công trình thể thao gồm: sân vận động,
trung tâm thể dục thể thao của thị trấn. Hiện nay diện tích các công trình thể

dục thể thao trên địa bàn Thị trấn khá nhỏ lẻ và phân tán, và cơ sở vật chất
thiết bị chưa đầy đủ. Thời gian tới cần đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu sửa các
trung tâm văn hóa thể thao, sân vận động tại xã... để phục vụ cho đời sống xã
hội của người dân.
Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao cũng diễn ra một cách sôi nổi,
rộng khắp với nhiều nội dung phong phú như; giải bóng chuyền đầu Xuân,
giải đua thuyền truyền thống; các câu lạc bộ cờ tướng, thể dục dưỡng sinh, cờ
20


thẻ hoạt động tốt, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Nhiều năm liền Thị trấn
đều có đội tham gia thi đấu tại các giải Huyện, Tỉnh và đều đạt giải cá nhân và
tập thể.
g. Thông tin liên lạc
Xã có một điểm bưu điện văn hóa được xây dựng theo quy định chung
của ngành đủ để đảm bảo cho nhu cầu của người dân trong Thị trấn về trao
đổi thông tin liên lạc, văn hóa.
Công tác thông tin tuyên truyền đã có nhiều cố gắng, nâng cấp công
suất trang thiết bị đài truyền thanh thường xuyên được củng cố, tu sửa nên đã
kịp thời tuyên truyền những chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính
trị của địa phương tới cán bộ và nhân dân
h. Hệ thống cung cấp điện
Lưới điện trong toàn xã đã được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Trong những năm qua, việc điện khí hóa nông thôn rất được chú trọng,
nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quản lý an
toàn lưới điện được chú ý, đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông
thôn. Đến nay, 100% số hộ dùng điện cho sinh hoạt và sản xuất; các tổ dân
phố đã có điện thắp sáng ở các tuyến đường và ngõ chính.

i. Thực trạng phát triển kinh tế
Nền kinh tế xã Nam Hương cũng như các xã khác khác trong vùng đã
và đang phát triển theo chiều hướng: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Nam
Hương đã từng bước vượt qua và đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, đời
sống nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
21


* Trồng trọt
Trong những năm qua với sụ nỗ lực của các cấp các ngành và của nhân
dân đã khắc phục những khó khăn về hạn hán, tích cực chống hạn, chăm sóc
cho mạ, cấy hết diện tích, kịp thời vụ, đảm bảo cơ cấu. Tính đến năm 2014
tổng diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 631,86 ha chiếm 55,77 % tổng
diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp là 459,44 ha chiếm 40,55 % diện tích đất tự
nhiên
Đất lâm nghiệp là 139,11 ha chiếm 12,88 % diện tích đất tự nhiên
Đất nuôi trồng thủy sản là 33,32 ha chiếm 2,94 % diện tích đất tự nhiên
Tổng sản lượng quy ra thóc năm 2009 đạt 1658 tấn, tuy có giảm 2,5%
so với Nghị quyết Đại hội, nhưng là do từ năm 2005 đến nay diện tích đất
nông nghiệp giảm 140 ha vì chuyển đổi mục đích sự dụng đất.
* Chăn nuôi
Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt là một xu thế tất yếu trong sản xuất
nông nghiệp. Trong những năm qua ngành chăn nuôi có những bước phát
triển đáng kể: đến năm 2010 tổng số trâu bò lai Sind đã đạt tới 1.434 con,
trong đó 25,5% là bò lai Sind; tổng đàn lợn có 2.570 con, đàn gia cầm luôn
được duy trì ở các hộ gia đình, nhiều hộ nuôi với số lượng lớn các loại gia súc
gia cầm khác đều phát triển khá, tổng đàn hàng năm tăng, góp phần nâng cao

thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
* sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng mặc dù còn hạn chế song đã
phát huy được khả năng khai thác những nghề địa phương và lao động, giải
quyết việc làm, nâng cao nguồn thu, góp phần quan trọng cho công tác xóa
đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn, thúc đẩy làm giàu cho quê hương.
* Thương mại, dịch vụ
Đây là lĩnh vực kinh tế có xu hướng phát triển khá nhanh. Ngoài nghề
nông là chính, xã Nam Hương ngày nay kinh tế ngày càng đa dạng trong đó
22


ngành dịch vụ buôn bán công nghệ phẩm và các loại hàng hóa vật tư phục vụ
dời sống khá phát triển. Các xưởng sản xuất sửa chữa cơ khí, các cơ quan, xí
nghiệp nhà nước và tư nhân có trên 80 đơn vị, doanh nghiệp đang làm biến
đổi đời sống kinh tế xã hội của xã. Khu công nghiệp đã được quy hoạch, đang
từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, có nhiều triển vọng đưa Nam Hương sớm
trở thành một xã có công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển.
Trong những năm qua các doanh nghiệp, các hộ gia đình đã năng động,
nhạy bén năm bắt kịp thời cơ chế thị trường đã làm cho kinh tế xã Nam
Hương ngày càng khởi sắc, đa dạng, tạo việc làm cho nhiều lao động, các hộ
đã từng bước khá và giàu lên nhờ kinh doanh dịch vụ, tăng nguồn ngân sách
cho địa phương và nhà nước.
k. Bảo vệ môi trường
Môi trường, cảnh quan của xã bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Đồng thời vấn đề rác thải
sinh hoạt và rác thải của các hoạt động tiểu thủ công nghiệp chưa được quan
tâm xử lý đứng mức, chính vì vậy trong thừi gian tới cần có những biện pháp
xử lý triệt để nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.

2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường
2.1.4.1 Thuận lợi:
- Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh tạo điều
kiện thuận lợi để thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất
chính có điều kiện khí hậu thuận lợi để làm đa dạng cây trồng, góp phần phát
triển kinh tế.
- Tính chất của Đất phù hợp với các cây công nghiệp ngắn ngày như
kê,lạc vừng,…cho hiệu quả kinh tế cao.
- Có vị trí thuận lợi, gần trung tâm kinh tế lớn của cả nước, vì vậy giao
thương giữa xã Nam Hương với Thành phố lớn như Vinh cùng các tỉnh thành
trong cả nước có nhiều thuận lợi.
23


- Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, ham học
hỏi, đội ngũ các bộ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, vận dụng sáng tạo
đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và có sự quan tâm của các cấp Ủy
Đảng mà cơ sở hạ tầng của xã có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn trong
toàn xã thay đổi rõ rệt, tạo ra cho xã thế và lực phát triển trong giai đoạn tiếp
theo.
- Nền kinh tế của Xã Nam Hương đang có tốc độ tăng trưởng đạt mức
cao và ổn định, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá cao và đúng hướng.
Tình hình xã hội tương đối ổn định, các hạng mục công trình văn hóa – xã hội
đã được chú trọng và đầu tư, chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, các dịch
vụ xã hội đã dần phát triển,… Đây là một tín hiệu tốt cho tình hình phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn trong thời gian tới. Đồng thời cũng là cơ hội cho
những quy hoạch, kế hoạch của Đảng bộ và chính quyền xã đề ra có tính khả
thi và thực tiễn hoàn thành, thực hiện tốt các công tác công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao. Cùng với sự tăng
trưởng kinh tế khá , nguồn lao động dồi dào thì đây sẽ là nguồn lực cho phát
triển kinh tế- xã hội của Thị trấn trong giai đoạn tới.
- Công tác văn hóa, y tế giáo dục,… dần được đầu tư về cơ sở vật chất,
trang thiết bị,con người đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu
cầu của người dân và sự phát triển của xã.
- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng cho phát triển lâm nghiệp, đất đai
đa dạng thich hợp cho nhiều loại cây trông sinh trưởng và phát triển.
- Các chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai tốt và mang lại
hiệu quả cao do xã được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, UBND
tỉnh, huyện và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong xã.
24


2.1.4.2. Khó Khăn:
- Ảnh hưởng Gió Tây Nam với tính chất khô, nóng và gió mùa Đông
bắc với tính chất lạnh khô thổi với cường độ mạnh do địa hình đón gió của xã
0

nên làm cho khí hậu càng trở nên khắc nghiệt, mùa hè có lúc lên 39- 40 C,
0

mùa đông có năm nhiệt độ xuống dưới 10 C gây nhiều trở ngại cho sản xuất
và đời sống của nhân dân trong vùng.
- Khí hậu mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ,nên thường
xuyên có bão lũ, lũ quét làm ảnh hưởng tới chất lượng nông sản của người
dân, đôi khi còn làm thiệt hại đến kinh tế địa phương làm giảm chất lượng
cuộc sống. Vào mùa nắng nền nhiệt độ tăng cao, mùa lạnh liên tục có những
đợt không khí tràn về rét đậm, rét hại gây không ít khó khăn trong đời sống

nhân dân.
- Môi trường đang bị ô nhiễm do việc sử dụng phân bón hóa học,thuốc
trừ sâu không đúng quy định, nước thải và rác sinh hoạt không được sử lý
theo đúng quy trình.
- Công trình thủy lợi của xã hiệu quả hoạt động chưa được tốt nên chưa
chủ động được việc tưới tiêu, tháo úng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phải
phụ thuộc vào thời tiết. nên một số vùng đất bị người dân bỏ hoang vào mùa
nóng.
- Chất lượng đất của xã không màu mỡ nên việc sản xuất nông nghiệp
đem lại hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp còn hạn chế, khí hậu khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chưa cao, tỷ lệ lao động qua
đào tạo thấp, hạn chế cho việc đưa công nghệ mới vào sản xuất.
2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất của xã Nam Hương
- Thực hiện chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác
quản lý đất đai, UBND xã đã chỉ đạo chặt chẽ các ban ngành của địa phương
thực hiện tốt các văn bản của Nhà nước về đất đai.
25


×