Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Một số bệnh thường gặp ở bò tại trại công ty cổ phần nam việt xã hồng tiến thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.62 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGÔ XUÂN PHƢƠNG

Tên đề tài:
“MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở BÕ TẠI TRẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT - XÃ HỒNG TIẾN
THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi thú y
2012 - 2017

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------


NGÔ XUÂN PHƢƠNG

Tên đề tài:
“MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở BÕ TẠI TRẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT - XÃ HỒNG TIẾN
THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2012 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Trang

Thái Nguyên, năm 2016



i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Nam Việt tôi
luôn được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể đã giúp tôi hiểu được kiến thức
chuyên môn và công việc của một cán bộ kỹ thuật, từ đó giúp tôi vững tin trong
công việc sau này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã dìu dắt
tôi trong quá trình học tập tại trường và đợt thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn ThS. Nguyễn Thu Trang đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt khóa thực tập
tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô chú quản lý, cán bộ kỹ
thuật tại trại chăn nuôi, đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành
theo dõi, thu thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, cùng tất cả bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Ngô Xuân Phƣơng


năm 2016


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Khẩu phần thức ăn dinh dưỡng cho bò, bê ..................................... 31
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn bò, bê nuôi
tại trại năm 2016 .............................................................................................. 33
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung .................................................. 34
trên đàn bò theo lứa đẻ .................................................................................... 34
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò nuôi ........................... 35
tại trại qua các tháng ....................................................................................... 35
Bảng 4.6. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo lứa tuổi ................... 35
Bảng 4.7. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo tháng theo dõi ............ 36
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ký sinh trùng (ve) ở bê nuôi tại trại ................... 37
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung cho bò .................................... 38
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bê mắc bệnh hội chứng tiêu chảy ....................... 39


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

ĐHNNI:


Đại học nông Nghiệp I

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LMLM:

Lở mồm long móng

NXB:

Nhà xuất bản

TP:

Thành phố

TT:

Thể trọng

TW:

Trung ương

FAO:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc



iv

MỤC LỤC
Phần 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................... 1
Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 2
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................... 2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 2
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập ................. 2
2.2. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
2.2.1. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên
cơ thể bò. ........................................................................................................ 4
2.2.2. Đặc điểm sinh lý của bò thịt ................................................................ 5
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 24
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 24
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 26
Phần 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......................................................... 28
3.1. Đối tượng .............................................................................................. 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 28
3.3. Nội dung tiến hành................................................................................ 28
3.3.1. Tình hình mắc bệnh của đàn bò tại trại ............................................. 28
3.3.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị bệnh ......................................... 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................ 28
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ......................................... 28
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 29



v

Phần 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 30
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 30
4.1.1. Công tác chăn nuôi tại trại ................................................................. 30
4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh ................................................................ 32
4.1.3. Công tác khác .................................................................................... 32
4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại trại bò công ty cổ phần Nam Việt
- xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên ..................................... 33
4.2.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại trại năm 2016 .................... 33
Qua bảng 4.3. Tình hình bò bê mắc bệnh năm 2016 gồm 3 bệnh như sau: ...... 34
4.2.2. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò nuôi tại trại................... 34
4.2.3. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo lứa tuổi ...................... 35
4.2.4. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo tháng theo dõi ............... 36
4.2.5. Tình hình mắc bệnh ký sinh trùng (ve) ở bê nuôi tại trại ..................... 37
4.2.6. Kết quả điều trị bệnh cho bò .............................................................. 38
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 40
5.1. Kết luận ................................................................................................. 40
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 42
I. Tài liệu tiếng việt ...................................................................................... 42
II. Tài Liệu tiếng nước ngoài ..................................................................... 44
III. Tài liệu web ........................................................................................... 44


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam ngày càng khẳng định được
vị trí quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói
chung. Chăn nuôi bò không chỉ cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho nhu
cầu trong nước mà còn góp phần thu ngoại tệ đáng kể thông qua xuất khẩu
các sản phẩm chăn nuôi.
Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về sử dụng thực
phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó ngành chăn nuôi nói
chung và ngành chăn bò nói riêng phải tạo ra số lượng thịt nhiều và chất
lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều
vấn đề đặt ra trong ngành nuôi chăn bò.Với hình thức chăn nuôi công nghiệp
tập trung hiện nay thì bệnh dịch xuất hiện ngày một nhiều, gây ra những thiệt
hại không nhỏ. Một số bệnh bò hay mắc như: lở mồm long móng, bệnh ký
sinh trùng, chướng hơi dạ cỏ, viêm tử cung, viêm vú, ngộ độc thức ăn... đã
gây thiệt hại kinh tế lớn, mầm bệnh tồn tại lâu trong cơ thể bò cũng như ngoài
môi trường làm cho công tác phòng bệnh gặp khó khăn, khi bị nhiễm bệnh chi
phí điều trị lớn, thời gian điều trị lâu dài.
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Một số
bệnh thường gặp ở bò tại trại Công ty cổ phần Nam Việt - xã Hồng Tiến - thị
xã Phổ Yên - tỉnhThái Nguyên và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình mắc bệnh trên đàn bò hướng thịt nuôi tại Trại bò
công ty cổ phần Nam Việt - xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái
Nguyên để đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.
- Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị, chọn được loại thuốc có hiệu
lực cao và an toàn đối với bò.



2

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Tiến là xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm tại
cực bắc khu vực phía đông của huyện và có tuyến đường quốc lộ, đường cao
tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua ranh giới phía tây. Ngoài ra, Hồng Tiến
có tuyến đường liên huyện Phú Bình và Phổ Yên cùng tuyến đường nối thị xã
Sông Công và quốc lộ 3 tới xã Điềm Thụy của huyện Phú Bình chạy qua,
tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên cũng đi qua địa bàn xã Hồng Tiến.
Hồng Tiến có hình dạng địa lí đặc biệt và có hình chữ V tính theo
chiều kim đồng hồ từ phía bắc, xã lần lượt giáp với xã Lương Sơn thuộc thành
phố Thái Nguyên; ba xã Thượng Đình, Điềm Thụy và Nga My(Phú Bình); xã
Đồng Tiến, thị trấn Bãi Bông, thị trấn Ba Hàng, xã Đồng Tiến , xã Đắc Sơn (Phổ
Yên); ba phường Phố Cò,Cải ĐanvàBách Quang (TP Sông Công).
Xã Hồng Tiến có diện tích 18,4 km², dân số là 11.314 người, mật độ
cư trú đạt 615 người/km². Hồng Tiến được chia thành 15 xóm là Mãn Chiêm,
Ngoài, Giếng, Hắng, Yên Mễ, Hanh, Chùa, Hiệp Đồng, Đông Sinh, Ấm,
Diện, Thành Lập, Cống Thượng, Liên Minh, Liên Sơn. Hồng Tiến nằm trong
dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy, trong đó có trên 93,4ha thuộc xã Hồng
Tiến.Ngoài ra trên địa bàn xã Hồng Tiến còn có quy hoạch công nghiệp nhỏ
Vân Thượng tổng diện tích toàn khu có 69 ha, nằm cách trung tâm huyện lị
1,5 km về phía đông.
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Cơ sở vật chất
Để phục vụ tốt cho việc chăn nuôi tại trại Công ty đã đầu tư các máy
móc, thiết bị, dụng cụ sau:



3

+ Xe chở cỏ cho bò: 01 chiếc.
+ Máy cắt cỏ bằng tay: 01 cái.
+ Máy băm cỏ cho bò: 01 cái.
+ Máy bơm nước: 02 cái.
+ Gióng ăn trong chuồng: 128 gióng.
+ Tủ chứa thuốc: 01 cái.
+ Dụng cụ thú y: xilanh, panh, dao mổ, kìm bấm số tai…
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng
Chăn nuôi là nhiệm vụ chủ yếu, đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển của trại. Vì vậy, quy mô chăn nuôi càng được mở rộng, mức đầu tư
về trang trại kỹ thuật ngày càng cao.
* Hệ thống chuồng nuôi.
- Chuồng được xây dựng kiên cố theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm
bảo thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông và được xây dựng theo kiểu
nuôi 2 dãy: dãy nuôi bò và dãy nuôi bê.
+ Dãy nuôi bò gồm 2 khu: khu nuôi bò chờ phối và bò chửa.
- Chuồng được xây trên khu đất khá cao, dễ thoát, được tách biệt khu
nhà kho và nhà ở. Xung quanh chuồng nuôi có hàng rào bao bọc và có cổng
ra vào riêng.
Dãy nuôi bò được chia làm 2 chuồng:
+ Chuồng nuôi bò chờ phối và bò chửa có diện tích 80m.
+ Chuồng nuôi bò gầy và bò loại thải có diện tích 20m.
- Dãy nuôi bê được tách riêng ra là 2 chuồng:
+ Chuồng nuôi bê dưới 6 tháng tuổi có diện tích 25m.
+ Chuồng nuôi bê trên 6 tháng tuổi có diện tích 75m.
- Khu sân chơi dành cho bò được xây dựng sau chuồng có cây xanh che

mát, có tổng diện tích: 56m


4

- Để phục vụ cho việc sinh đẻ của bò tại trại Công ty đã xây dựng 2
chuồng tách riêng có tổng diện tích 16m.
- Hệ thống nước sinh hoạt: 01 bể chứa nước (20m3).
- Hệ thống nước phục vụ cho chăn nuôi bò: 01 bể chứa nước (30m3).
- Hệ thống nước uống cho bò: 6 bể chưa nước (2m3/bể).
- Bể lưu trữ phân và nước thải: 01 bể.
* Hệ thống nhà ở dành cho công nhân, nhà kho chứa cám hỗn hợp và nhà
chứa cỏ ủ.
- Nhà ở dành công nhân (được cách xa khu chuồng trại): 01 nhà.
- Nhà kho chứa cám hỗn hợp: 01 nhà.
- Nhà chứa cỏ ủ (cung cấp thức ăn cho bò vào mùa lạnh): 01 nhà.
* Khu trồng cỏ
- Diện tích trồng cỏ: 5ha.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên
cơ thể bò.
- Đối tượng nghiên cứu tại trại: bò Lai sind.
- Ngoại hình: Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát
triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn. U vai nổi rõ. Âm hộ có nhiều
nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển. Đuôi dài, chót
đuôi thường không có xương. Màu lông thường là vàng hoặc sẫm.
+ Thể vóc: Khối lượng sơ sinh 17 - 19kg, trưởng thành 250 - 350kg đối
với con cái, 400 - 450kg đối với con đực. Có thể phối giống lần đầu lúc 18 - 24
tháng tuổi, khoảng cách lúa đẻ khoảng 15 tháng.
Năng suất sữa khoảng 1200-1400kg/240 - 270 ngày, mỡ sữa: 55,5 tỷ lệ

thịt xẻ 48 - 49% (bò thiến). Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng
thịt thành bò lai hướng thịt. Bò này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo trung bình
560N-600N, tối đa: cái 1300N - 2500N, đực 2000N - 3000N.


5

2.2.2. Đặc điểm sinh lý của bò thịt
2.2.2.1. Đặc điểm sinh lý của bò đực
- Cơ quan sinh dục con đực bao gồm: dịch hoàn, phụ dịch hoàn
(epididymus),ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật.
+ Dịch hoàn: Bò có 2 dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn. Dịch hoàn
sản xuất ra tinh trùngvà hormone sinh dục đực. Bao dịch hoàn có thể nâng
lên và hạ xuống để giữ cho dịch hoàn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể
3oC - 4oC, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất tinh trùng và duy trì sức sống
của tinh trùng.
+ Phụ dịch hoàn: Là nơi cất trữ tinh trùng trong thời gian đợi
phóng tinh.
+Trong phụ dịchhoàn, tinh trùng lớn lên về kích thước và hoàn
thiện chức năng.
+ Ống dẫn tinh:Có nhiệm vụ hứng lấy tinh trùng và dẫn tinh trùng
đổ về ống niệu.
+ Dương vật:Chứa ống dẫn niệu, trên đường đi của ống niệu có 2
tuyến: tuyến tiền liệt (prostate) và tuyến Caopơ (củ hành). Các tuyến này tiết
ra dịch lỏng hỗn hợp với tinh trùng thành tinh dịch trước khi xuất.
+ Tinh dịch - tinh trùng: Tinh dịch gồm tinh trùng được tạo ra từdịch
hoàn




nhữngchấttiếttừcáctuyếnsinhdụcphụ.Sốlượngtinhdịchtiếtraởbòđựctrongmột
lần dao động từ 2ml - 12ml. Số lượng tinh trùng từ 500 triệu đến 2 tỷ trong
1ml tinh dịch. Tinh trùng có khả năng vận động. Có thể nhìn thấy sự vận
động

này

trên

kính

hiển

vi.

Khiconđựcthànhthụcvềsinhdục,dịchhoànsảnxuấtratinhtrùng.Bêđựcnuôidưỡn
g tốtthì9thángtuổicóthểđãthànhthụcvềsinhdục,vìvậycầnphảitáchbêđựcrakhỏi
đànbòcáitrướclứatuổinàyđểtránhtìnhtrạngbêđựcphốigiốngsớm.
* Đặc điểm sinh lý của bò cái


6

- Cơ quan sinh dục của bò cái gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử
cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
+ Âm hộ: là phần ngoài cùng, là cửa vào âm đạo. Tiếp theo âm hộ là
âm vật (nối âm hộ với âm đạo).
+ Âm đạo:là nơi chứa dương vật của con đực khi tiến hành giao phối
tự nhiên, là đường đi của dẫn tinh quản khi truyền tinh nhân tạo, cũng là nơi
thai ra khi đẻ và thoát nước tiểu.

Âmđạodàikhoảng25 - 30cm,thànhmỏngvàđànhồi.
Khiđộngdục,
âmđạođượcbôitrơnbằngnhữngchấttiếttừđườngsinhdục.
+ Cổ tử cung: là một tổ chức cơ cứng, khi sờ nắn có cảm giác giống
sụn. Cổ tử cung dài khoảng 5 - 7cm chia làm 3 - 4 nấc, là cửa ngăn cách âm
đạo và tử cung. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở nhỏ khi bò lên giống và mở
lớn khi bò sinh bê.
+ Tử cung:là nơi tiếp giáp giữa cổ tử cung với hai sừng tử cung.
Thân tử cung mềm nhũn, dài khoảng 1,5 - 4cm, khi sờ khám qua trực
tràng ta có cảm giác như nó dài chừng 10 - 15cm nhưng thực
rabêntrongđãđượcphânthànhhaiváchcủasừng tửcung.
Có hai sừng hình trụ, nhỏ dần và nối vào ống dẫn trứng. Sừng tử
cung là nơi chứa thai. Giữa hai sừng tử cung có rãnh giữa tử cung, người
ta có thể căn cứ vào rãnh giữa tử cung để chẩn đoán gia súc có thai và
bệnh lý ở tử cung.
+
Ốngdẫntrứng:Gồmhaiốngnhỏ,ngoằnngoèo,mộtđầuđượcnốivớisừngtử
cungcònđầukiacódạngnhưcáiphễu(loakèn)baoquanhbuồngtrứngđểhứnglấy
trứngkhitrứngrụng.Ốngdẫntrứnglànơidiễnraquátrìnhthụtinh.


7

+
Buồngtrứng:Cóhaibuồngtrứnghìnhtráixoan,khốilượngmỗibuồngkhoảng 14
- 19g.
-

Buồngtrứngsảnsinhratếbàotrứngvàhaihormone(kích


thíchtố)sinhdục estrogen và progesterone.
- Cáchormone này được sản sinh dưới ảnh hưởng của
nhữnghormone khác tiết ra từ tuyến yên, chúng tham gia điều tiết hoạt
động sinh dục của con cái.
+ Tế bào trứng:Tế bào trứng được tạo ra ở buồng trứng.
- Trứng trưởng thành nằm trong nang trứng.
- Màng nang trứng tiết vào trong xoang một lượng dịch nhầy đẩy tế
bào trứng về một bên.
- Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng
gọi là trứng chín, quá trình trứng chín và rụng được điều tiết bởi hormone
trong cơ thể.
+ Có thể phối giống lần đầu lúc 18 - 24 tháng tuổi.
+ Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng.
+ Có thể làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt, có sức
chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu
nóng ẩm.
2.2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên bò
* Tụ huyết trùng:
+ Triệu chứng của bò mắc bệnh tụ huyết trùng
- Thể quá cấp tính: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [12] thể này
thường ít gặp. Trâu, bò thường phát bệnh rất nhanh, con vật đột nhiên lên cơn
sốt cao (41 - 420C) và trở nên hung giữ, điên loạn, đập đầu vào tường và có
thể chết trong 24 giờ. Một số bê nghé từ 3 - 18 tháng tuổi có biểu hiện triệu
chứng thần kinh như giãy giụa, ngã vật xuống rồi chết. Có khi con vật đang
ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống và lịm đi.


8

- Thể cấp tính: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., (2008) [12], thể này xảy ra

phổ biến ở trâu, bò; thời gian nung bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không
nhai lại, mệt lả, bứt dứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C. Các niêm mạc mắt, mũi
đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy ra liên tục. Các hạch lâm ba
đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi
ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là bệnh “trâu hai lưỡi”. Hạch lâm ba
trước vai, trước đùi sưng, thủy thũng làm cho con vật đi lại khó khăn.
Ngoài triệu chứng chung, trâu, bò còn có những triệu chứng cục bộ do
vi khuẩn xâm nhập vào một bộ phận của cơ thể:
+ Con vật thể hiện hội chứng hô hấp: ho, thở mạnh và khó khăn do
viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
+ Một số trâu, bò bị thể bệnh đường ruột: lúc đầu phân táo sau đó đi ỉa
chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng chướng to, viêm phúc
mạc và có tương dịch trong xoang bụng.
Lúc sắp chết, con vật kiệt sức, nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có
nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển từ 3-5 ngày.
Tỷ lệ chết 90 - 100%. Nếu bệnh chuyển sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ
chết trong thời gian 24-36 giờ.
- Thể mãn tính: Con vật mắc bệnh ở thể cấp tính nếu không chết, bệnh
sẽ chuyển thành mãn tính, con vật biểu hiện viêm ruột mãn tính: lúc ỉa chảy,
lúc táo bón, viêm khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và
viêm phổi mãn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần. Con vật có thể khỏi bệnh,
các triệu chứng nhẹ dần, nhưng thường gầy rạc và chết do kiệt sức (Phạm Sỹ
Lăng và cs., 2008) [11].
+ Bệnh tích
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [9], bệnh tụ huyết trùng
trâu, bò có những biểu hiện bệnh tích như sau:


9


- Tụ huyết và xuất huyết ở các niêm mạc mắt, miệng, mũi. Tổ chức
dưới da có tụ huyết màu đỏ sẫm và lấm tấm xuất huyết từng mảng.
- Thịt màu tím hồng, thấm nhiều nước.
- Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thủy thũng và xuất huyết, rõ nhất là
hạch lâm ba sau hầu, vai và trước đùi.
- Tim sưng to, trong bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng
đều có tương dịch.
- Nếu con vật bị bệnh thể đường ruột thì thấy: chùm hạch ruột sưng to có
xuất huyết, niêm mạc ruột tụ huyết, xuất huyết nặng và niêm mạc ruột bị tróc ra.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [20], bệnh tích chủ yếu thường thấy là:
- Các hạch lâm ba bị tụ huyết, xuất huyết;
- Phổi sưng tụ máu, phế quản có bọt, xuất huyết cơ tim, ruột sưng, xuất
huyết, túi mật sưng.
+ Chẩn đoán bệnh
- Có hai phương pháp chẩn đoán bệnh.
+ Chẩn đoán lâm sang, dựa vào các triệu chứng đặc biệt của bệnh, sốt
cao, biểu hiện thần kinh, tụ huyết và xuất huyện mạnh ở tất cả các niêm mạc
và dưới da.
+ Chẩn đoán vi khuẩn bằng kiểm tra các tiêu bản máu và tổ chức trên
kính hiển vi hoặc nuôi cấy vi khuẩn trong các môi trường nhân tạo (môi
trường nước thịt, môi trường thạch đĩa).
+ Phòng bệnh
Từ năm 1880 đã có nhiều công trình nghiên cứu chế tạo vaccin
phòng bệnh tụ huyết trùng và được đưa vào sử dụng như vaccin vô hoạt
bacterin không có bổ trợ, vaccin vô hoạt có bổ trợ keo phèn, vaccin sống
giảm độc, vaccin bổ trợ dầu. Vaccin được sử dụng rộng rãi là vaccin bổ trợ
keo phèn, được tiêm hai lần trong năm, tạo được hiệu lực phòng hộ cao, độ
dài miễn dịch kéo dài đang được sử dụng nhiều nước như Mã Lai, Indonexia, Ai
Cập, I rắc và Srilanka,(FAO, 1991) [23].



10

Biện pháp tối ưu nhất được các nhà nghiên cứu nhắc đến trong phòng
chống bệnh tụ huyết trùng là sử dụng vaccin tiêm phòng. Bùi Quý Huy
(1998) [6] cho rằng, việc tiêm phòng bệnh cho gia súc bằng vaccin là một
nhu cầu cần thiết và là biện pháp phòng bệnh tích cực nhất. Phạm Huy
Thụy (2000) [22] cho biết, khi kết quả tiêm phòng đạt trên 90% thì bệnh
được ổn định.
Ở Việt Nam, hiện đang có các loại vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng
cho trâu, bò như vaccin tụ huyết trùng trâu, bò nhũ hóa với liều tiêm
2ml/con, độ dài miễn dịch 12 tháng (Phan Thanh Phượng, 2000) [18].
Vaccin tụ huyết trùng nhũ dầu chủng P52 do Công ty thuốc thú y TW
nghiên cứu sản xuất với liều tiêm 2ml/con, độ dài miễn dịch 12 tháng
(Phạm Quang Thái và cs., 2007) [21]. Vaccin tụ huyết trùng trâu, bò chủng
Iran với liều dùng 1-2ml/con, độ dài miễn dịch 6 tháng.
Theo De Alwis (1999) [24], để phòng bệnh tốt hơn, ngoài việc tiêm
phòng bằng vaccin, cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống chuyên môn, quản lý thông báo dịch tốt. Điều
này sẽ làm cho thông tin về những ổ dịch xảy ra được nhận biết nhanh nhất,
từ đó có biện pháp phòng, chống nhanh, hiệu quả, tránh được lây lan bệnh.
- Thúc đẩy nhận thức của người chăn nuôi về bệnh, hướng dẫn họ
cách phát hiện bệnh và biện pháp phòng, chống. Hướng dẫn chăm sóc, nuôi
dưỡng, sử dụng trâu, bò hợp lý; tránh gây ra các stress.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát, kiểm dịch. Ngăn chặn việc
sát nhập, vận chuyển gia súc từ vùng có dịch vào hoặc đi qua các địa
phương để tránh lây lan.
+ Điều trị
Thông thường điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò bằng kháng sinh
và hóa dược. Tuy nhiên, một số tác giả còn sử dụng kháng huyết thanh để

điều trị. Chế tạo kháng huyết thanh tụ huyết trùng đa giá trên ngựa dùng
điều trị bệnh tụ huyết trùng nhưng tác dụng thường ngắn. Điều trị bệnh tụ


11

huyết trùng chủ yếu bằng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ và kèm theo
thuốc trợ sức, trợ lực, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Kết quả điều trị phụ thuộc
vào sự phát hiện bệnh sớm hay muộn, loại kháng sinh điều trị. Sự lựa chọn
kháng sinh để điều trị cần xét đến các yếu tố như hoạt phổ kháng khuẩn,
tác hại của thuốc lên cơ thể động vật, sự tồn dư kháng sinh trong cơ thể.
CaoVăn Hồng (2002) [5] đã sử dụng các loại thuốc Ampicillin,Neomycin
Chlotetracyclin, Gentamycin, Streptomycin + Penicillin thì thấy rằng kết quả
điều trị ở trâu, bò dao động từ 86%-96%, thuốc Chlotetracyclin cho kết quả
điều trị cao nhất 96%, Gentamycin cho kết quả điều trị thấp nhất 86%.
Nguyễn Thị Hà (2010) [4] đã sử dụng Ampicillin, Kanamycin 10% điều trị
bệnh tụ huyết trùng trâu, bò. Kết quả dùng thuốc Ampicillin tỷ lệ khỏi
95,24%; Kanamycin 10% tỷ lệ khỏi đạt 88,89%.
* Bệnh lở mồm long móng
+ Nguyên nhân
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây
lan rất nhanh, rất mạnh, rất rộng của các loài móng guốc chẻ đôi như trâu,
bò, lợn, dê, cừu và loài linh dương.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [20], virus LMLM có tính hướng
thượng bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, chủ
yếu là ở những tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó
nhân lên trước tiên ở trong lớp thượng bì của nơi xâm nhập, ví dụ: lớp
thượng bì của ống tiêu hóa nếu xâm nhập theo đường tiêu hóa, lớp thượng bì
của da nếu virus xâm nhập qua vết thương ở da…
Bò mắc bệnh do hít phải không khí hoặc ăn uống phải thức ăn, nước

uống có chứa mầm bệnh. Sau khi vào cơ thể, ngay lập tức virus vào máu và
phát triển mạnh ở biểu bì miệng, chân và đầu vú.
+ Bệnh tích


12

Niêm mạc miệng, lợi, chân răng, lưỡi, họng, khí quản, thực quản và dạ
dày có các vếtloét.
Niêm mạc ruột non và ruột già có điểm xuất huyết, bên ngoài thành
ruột có mụn nước.
Màng bao tim xuất huyết từng đám và từng điểm, vùng tổn thương
nhỏ, từng ổ xám, kích thước không đều, nó làm cơ tim có sọc vằn (gọi là tim
vằn hổ). Xét nghiệm vi thể cơ tim bị thoái hoá và hoại tử cùng với sự xâm
nhập lan tràn lympho bào và đôi khi cả bạch cầu trung tính. Tổn thương ở cơ
tim không phải là một đặc trưng sâu sắc của nhiễm virus LMLM, nhưng nó là
nguyên nhân dẫn đến tử vong của gia súcnon.
Ở cơ vân, biến đổi giống như ở cơ tim. Những vùng bị hoại tử có ranh
giới rõ khi nhìn về đại thể là những ổ màu xám có kích thước khác nhau. Về
mặt vi thể có các bó cơ bị hoại tử đi đôi với sự xâm nhập bạch cầu.
+ Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM có thể thực hiện khi bệnh xảy ra tại
khu vực nào được xác định là có dịch LMLM (Nguyễn Tiến Dũng, 2000) [3].
Hoặc căn cứ các đặc điểm dịch tễ như: Bệnh đại lưu hành, tốc độ lây lan
nhanh, tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ chết thấp, động vật móng guốc chẵn đều mắc bệnh.
Triệu chứng con vật sốt cao, chảy nước bọt nhiều, có biểu hiện què,
có các mụn nước ở niêm mạc miệng, lợi, chân răng, lưỡi, kẽ móng, gờ móng,
ở vú. Những gia súc mới khỏi bệnh thì trên niêm mạc miệng, lợi, chân răng,
lưỡi, kẽ móng... có các vết sẹo. Đối với lợn da trắng, có thể xuất hiện các vệt
nên trên móng chân màu trắng, thông thường lợn mắc bệnh dễ bị tụt móng

chân hơn bò. Tuy nhiên việc chẩn đoán lâm sàng thường bị nhầm với các
bệnh khác như: viêm miệng mụn nước, bệnh mụn nước lợn, bệnh dịch tả trâu
bò, hội chứng tiêu chảy do virus của bò. Khi trâu bò mắc bệnh, việc chẩn


13

đoán thông qua triệu chứng lâm sàng tương đối chính xác, nhưng ở lợn thì
cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh mụn nước (Kitching, 2000) [33].
+ Phòng bệnh
- Vì mầm bệnh là virus nên thực tế không thể điều trị được và cho đến
nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh tự khỏi nếu các tổn thương không
bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó cách điều trị tốt nhất là rửa bằng
các chất sát trùng nhẹ hoặc sử dụng dấm, khế, chanh và bảo vệ vết thương để
ngăn cản bội nhiễm.
- Phòng bệnh bằng vaccin
Trong những năm gần đây, nhiều nước đã đạt được những kết quả
bước đầu trong việc khống chế bệnh LMLM nhờ thực hiện tiêm phòng vaccin
cho đại bộ phận cá thể trong quầnthể.
Theo Tô Long Thành, (2000)[20], đối với bệnh LMLM người ta chỉ
sử dụng vaccin vô hoạt. Vaccin LMLM là các chế phẩm bắt nguồn từ nước
cấy tổ chức mô hay nuôi cấy tế bào được gây nhiễm virus, sau khi làm sạch,
vô hoạt các chế phẩm này được bổ sung một chất bổ trợ thích hợp. Nhiều
vaccin LMLM là vaccin đa giá để có thể kích thích đáp ứng miễn dịch chống
lại nhiều type virus mà con vật có thể nhiễm phải trong một môi trường cụ thể
nào đó. Do virus LMLM ngoài thực địa biến dị liên tục nên virus dùng chế
vaccin cũng phải thay đổi theo.
+ Vaccin Vô hoạt
Dùng chủng virus thích hợp để gây nhiễm cho tế bào dòng, ví dụ tế
bào BHK, hoặc tế bào biểu mô của lưỡi bò khoẻ. Khi hiệu giá virus đạt tối đa

thì thu hoạch nước nổi rồi ly tâm và lọc vô khuẩn. Sau đó virus được vô hoạt
bằng ethylenimin với nồng độ 0,05% trong 24 - 48 giờ ở 20 - 37ºC, hấp phụ
lên gel hydroxyt nhôm và cho saponin thêm vào làm chất bổ trợ, hoặc sử
dụng dầu khoáng làm chất bổtrợ.


14

Vaccin LMLM chế từ tế bào nuôi, vô hoạt bằng binary ethylenimin
tạo nhũ với chất bổ trợ dầu là vaccin hữu hiệu nhất để gây miễn dịch cho gia
súc chống lại bệnh LMLM.
+ Vaccin nhượcđộc
Việc thích ứng virus LMLM trên chuột chưa cai sữa lên phôi gà con
một ngày tuổi hoặc tiếp đời nhiều lần trên tế bào nuôi đã cho ra đời vaccin
sống nhược độc. Vaccin này có ưu điểm có thể tạo đáp ứng miễn dịch dài hơn
so với vaccin vô hoạt, nhưng có nhược điểm là tác dụng không mong muốn
có thể xảy ra ở gia súc non, khả năng quay lại cường độc của virus nhược độc.
Chỉ có Venezuela dùng vaccin nhược độc phòng bệnh LMLM trênbò.
+ Vaccin sản xuất theo công nghệgen
Nguyên lý của sản xuất vaccin theo công nghệ gen là tách axit nucleic
của virus LMLM, xác định vị trí gen mà ta quan tâm, cắt và gắn đoạn gen đó
vào một vectơ để sản xuất, tiến hành sản xuất vaccin trên các hệ thống tế bào
phù hợp.
Virus LMLM cấu tạo bởi một sợi ARN có khoảng 8000 nucleotit, nhân
được bao bọc bởi 4 protein capxit có tên là VP1, VP2, VP3, VP4. Protein VP1
đã được xác định có tính sinh miễn dịch và khi tách khỏi các protein kia để
chế vaccin thì có thể phòng hộ cho bò và lợn chống lại bệnh LMLM. Phương
pháp sản xuất protein VP1 nhân tạo thông qua việc gắn gen VP1 vào một vi
sinh vật khác nhằm sản xuất kháng nguyên virus LMLM tinh khiết. Khả năng
sản xuất vaccin LMLM theo công nghệ gen có ý nghĩa rất to lớn, nhưng thực

tế chưa sản xuất thương mại do giá thành quácao.
* Hội chứng tiêu chảy ở bê ghé
+ Nguyên nhân.
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu
hóa.Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi trâu bò; tùy theo


15

yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được
gọi bằng các tên khác nhau.
Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa,
chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa…
Hội chứng tiêu chảy thường gặp ở gia súc, đặc biệt là gia súc non,
gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Sự tổn thất ở bê nghé sơ sinh chiếm
tỷ lệ rất cao, mà chủ yếu là do bệnh tiêu chảy (Lê Minh Chí, 1995[5]).
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu
hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy
nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan tới rất nhiều các yếu
tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện ở trâu bò mọi lứa tuổi
nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này không những
làm giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát các bệnh khác
và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, phân biệt thật rạch
ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, người ta thống nhất
rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất
hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, từ đó đề ra phác đồ
phòng, trị bệnh có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội chứng tiêu chảy ở gia
súc xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Môi trường ngoại cảnh thay đổi

Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ
và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn
tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Nước ta nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa
rõ rệt. Thời tiết khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ
và ẩm độ. Vụ Xuân - Hè, nhiệt độ dần tăng cao, các đợt mưa đầu mùa làm độ


16

ẩm không khí cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật
có hại sinh trưởng, phát triển và gây bệnh đối với vật nuôi, các bệnh
truyền nhiễm có điều kiện thuận lợi phát triển làm dịch bệnh lây lan, gây chết
nhiều gia súc, trong đó có một loại bệnh phổ biến thường gặp ở gia súc non là
bệnh về đường tiêu hoá.
Trong các yếu tố của khí hậu thì nhiệt độ lạnh và ẩm độ của gia súc bị
nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào,
làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh. Khẩu phần ăn cho vật nuôi
không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như
mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu
hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Hồ Văn Nam và cs., 1997) [13].
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức
ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật
thì các vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh.
Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây hội chứng tiêu chảy
không mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ
thống điều hoà trao đổi nhiệt của cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, các
mầm bệnh có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh.
+ Do thức ăn, nước uống
Khi đề cập tới vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nước uống

trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với
khẩu phần thức ăn không cân đối, chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng
và phát triển, kèm theo thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một
trong những nguyên nhân quan trọng đối với gia súc bị mắc hội chứng tiêu
chảy. Hồ Văn Nam và cs., (1997) [14]cho biết, nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi
không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm
các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy. Có
tác giả cho rằng, thức ăn thiếu các chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ


17

thể, đồng thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề
kháng của cơ thể gia súc, tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hoá phát
triển và gây bệnh.
+ Do vi sinh vật
Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc. Chúng vừa là
nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy.
* Tiêu chảy do virus
Virus là những vi sinh vật cực kỳ nhỏ, ký sinh bắt buộc và chỉ phát
triển trên tế bào sống của thực vật, động vật và vi khuẩn.
Các virus gây bệnh đường tiêu hóa thường gây các triệu chứng nôn
mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nước, phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi
hôi thối.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., 2002,[10]Pestivirut thuộc họ Togaviridae khi
xâm nhập vào cơ thể trâu bò sẽ gây ra các triệu chứng chảy nước dãi, nước
mũi, ỉa chảy liên tục, phân có máu, sợi huyết và màng niêm mạc ruột, gầy sút
nhanh, ngừng nhai lại.
+ Do vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh có khả năng xâm nhập vào tổ chức để sinh sôi, nảy

nở và gây bệnh tích ở đó, ngoài ra còn có khả năng bài tiết huyết độc tố
khuếch tán khắp trong cơ thể (ngoại độc tố) hoặc bài tiết ra sau khi chết (nội
độc tố) bằng cách tự dung giải.
Tô Minh Châu (2000) [2] đã tiến hành giám định vi khuẩn E. coli của
tổng số 90 mẫu lấy từ 6 trại chăn nuôi lợn quốc doanh khu vực thành phố Hồ
Chí Minh. Kết quả cho thấy serotyp K88 chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này phù
hợp với nhận định cho rằng phần lớn lợn cai sữa bị tiêu chảy là do các chủng
E.coli có K88 gây nên, chiếm tỷ lệ 58,3%.


18

Thành phần vi khuẩn trong phân bê, nghé tiêu chảy thấy tập trung có 4
loài: E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella,trong đó chủ yếu là E.coli và
Salmonella có tỷ lệ nhiễm cao (72,48%; 51,32%) (Nguyễn Ngã và cs., 2000) [16]
+ Do nấm mốc
Nấm mốc là vi sinh vật có cấu tạo gần giống với giới thực vật, sống ký
sinh hay hoại sinh trên nhiều chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ.
Người ta tìm thấy nấm mốc ở khắp mọi nơi, từ phân, đất, cây cối mục nát,
quần áo, giày dép, ngay cả trên cơ thể sống của động vật.
Nguyễn Hữu Nam (1999) [12] cho biết: sự có mặt của nấm mốc sẽ
phá hủy các thành phần các chất dinh dưỡng, gây giảm chất lượng thức ăn và
dễ gây ra chứng ngộ độc. Những biểu hiện thường gặp như: ngứa ngáy, lở
loét, biến loạn thần kinh và những rối loạn về tiêu hóa.
+ Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang
sống, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Bệnh
ký sinh trùng đường tiêu hóa gây ra cho trâu bò không thành ổ dịch nguy
hiểm, không làm chết nhiều nhưng chúng gây ra các hậu quả nghiêm trọng:
làm giảm sinh trưởng và phát triển, cơ thể gầy yếu nên dễ kế phát các bệnh

truyền nhiễm khác, làm số lượng và chất lượng thịt giảm…
Nguyễn Thị Kim Lan và cs.(1999) [7], nếu số lượng giun đũa ký
sinh ít thì bê nghé chỉ được gọi là con vật mang giun đũa, không có triệu
chứng lâm sàng biểu hiện. Vì vậy, để xác định rõ hơn vai trò gây tiêu chảy
của

giun

đũa

Neoascaris

vitulorum,chúngtôiđãxácđịnhcườngđộnhiễmgiunđũaởbênghé.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) [8] cho biết: Các loài ký sinh trùng
gây tiêu chảy cho trâu bò thường gặp là: Nematode, Strongyloides, Ascaris
suum, Fasciola herpatica.


×