Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA QUẬN TÂY HỒ VÀ QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN CÔNG LONG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY
QUA QUẬN TÂY HỒ VÀ QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Hà Nội, 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN CÔNG LONG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY
QUA QUẬN TÂY HỒ VÀ QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Ngành

: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Mã ngành : 52 51 04 06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HỒ PHƯƠNG HIỀN



HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các số liệu quan trắc chất lượng nước sông Hồng chảy qua thành
phố Hà Nội......................................................................................................11


DANH MỤC HÌNH ẢNH

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo, với phương châm học đi đôi với
hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức cần thiết,
chuyên môn vững vàng. Đồ án tốt nghiệp có vai trò quan trọng đối với sinh viên nói
chung và sinh viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói riêng. Đây là
khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh củng cố lại, đưa kiến thức vào thực tiễn, xây
dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp.
Trước thực tế đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo
khoa Môi trường, Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước
sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 6
tháng đầu năm 2016”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị
làm việc tại Phòng thí nghiệm - Trung tâm Quan trắc Môi trường – Tổng cục Môi
trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với TS. Hồ Phương Hiền – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ThS. Bùi Thị Thư –

Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành báo cáo này.
Do thời gian ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh
nghiệm nên đồ án tốt nghiệp không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được
góp ý và chỉnh sửa của hội đồng để đồ án tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Công Long


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất, nước tham gia
thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản
ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước.
Bên cạnh đó nước còn là phần không thể thiếu đối với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
Lưu vực sông Hồng là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt
Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000 km 2 và diện
tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 87.840 km 2
chiếm 51,3% diện tích lưu vực. Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt
Nam có diện tích ước tính khoảng 17.000 km 2 .Chiều daì sông Hồng trong lãnh thổ
Việt Nam khoảng 328 km.
Hà Nội là thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và cũng là một trong 9 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Hồng.
Nền kinh tế của thành phố luôn đứng top đầu của cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP
liên tục ở mức cao, cơ cấu kinh tế luôn đầy đủ các lĩnh vực. Tuy nhiên, cùng với sự

phát triển kinh tế - xã hội luôn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm, suy thoái môi trường,
cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.
Sông Hồng là con sông chính của thành phố Hà Nội, bắt đầu chảy vào Hà Nội
ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng
Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba
chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam.
Trước đây, sông Hồng là tuyến giao thông thủy quan trọng, chất lượng nước
sông rất tốt, có thể khai thác được rất nhiều loại tôm cá. Các vùng đất ngập nước,
bán ngập thuộc lưu vực sông Hồng có giá trị rất lớn với những hệ sinh thái quý giá.
Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, nhiều loại chất thải thải xuống sông; đặc biệt tình
trạng xâm lấn sông làm nhà ở lên tới hàng chục ha và tình trạng khai thác cát dưới
lòng sông với số lượng lớn đã làm chất lượng nước sông Hồng suy giảm dần. Đặc
biệt là đoạn sông chảy qua 2 quận Tây Hồ và Ba Đình.
Nhận thấy vai trò quan trọng của sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế bền
vững của thành phố Hà Nội và đặc biệt là khu vực ven sông thuộc 2 quận Tây Hồ
7


và Ba Đình, cũng như để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật
nhằm cải thiện chất lượng nước sông Hồng, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá chất
lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ và quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2016”. Đề tài này là rất cần thiết và mang tính thực
tiễn, nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo
nhu cầu sử dụng nước của người dân trong khu vực với mục đích khác nhau.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được chất lượng nước sông Hồng trên địa bàn quận Tây Hồ và quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2016.
Luận giải được nguyên nhân ô nhiễm nước sông Hồng trên địa bàn quận Tây
Hồ và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2016.
3. Nội dung nghiên cứu

Thu thập tài liệu (số liệu quan trắc nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố
Hà Nội 2015)
Quan trắc hiện trường, tiến hành 1 đợt lấy mẫu (lấy 8 vị trí) và phân tích 1 số
chỉ tiêu của nước sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ và quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016.
Các chỉ tiêu đo nhanh trong nước: pH, DO, độ đục, nhiệt độ.
Các chỉ tiêu phân tích: BOD 5, COD, TSS, N-NH4+, P-PO43-, NO3-, Cl-, tổng
sắt, đồng (Cu2+), tổng coliform.
Đánh giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy từ quận Tây Hồ đến quận Ba
Đình thành phố Hà Nội thông qua chỉ số WQI , so sánh kết quả nghiên cứu với kết
quả quan trắc các năm trước.
Luận giải nguyên nhân ô nhiễm tại từng vị trí lấy mẫu đoạn chảy từ quân Tây
Hồ đến quận Ba Đình thành phố Hà Nội

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan về lưu vực sông Hồng chảy qua quận Tây Hồ và quận Ba Đình
Lưu vực sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ 20o23’56’’ đến
23o22’78’’ vĩ độ Bắc và từ 10o10’12’’ đến 107o10’65’’ kinh độ Tây chảy qua địa bàn
các tỉnh/thành phố bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng.
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy

qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng
169.000km2 và diện tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào
khoảng 87.840km2. Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam có diện
tích ước tính khoảng 17.000km2. Chiều daì sông Hồng trong lãnh thổ
Việt Nam khoảng 328km. Phần lưu vực nằm ở Trung quốc là: 81.200 km 2 chiếm
48% diện tích toàn lưu vực. Phần lưu vực nằm ở Lào là: 1.100 km 2 chiếm 0,7% diện
tích toàn lưu vực. Phần lưu vực nằm ở Việt Nam là: 87.840 km2 chiếm 51,3% diện
tích lưu vực.
Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội từ xã Cổ Đô nằm phía Bắc của huyện Ba
Vì. Sông Hồng tiếp tục chảy theo hướng đông và đông nam sâu vào khu vực trung
tâm Thành phố. Đến quận Tây Hồ sông được chia thành 2 nhánh, nhánh phụ thành
sông Đuống và nhánh chính vẫn là sông Hồng tiếp tục chảy xuống phía nam Thành
phố theo hình lượn sóng và chảy ra khỏi Hà Nội tại xã Quang Lăng thuộc huyện
Phú Xuyên.
Đặc biệt đoạn sông chảy qua quận Tây Hồ và Ba Đình có vị trí trung tâm và
có sự biến đổi nhiều vì đây là khu vực sông Hồng tách ra hai nhánh khiến cho chất
lượng nước và dòng chảy có sự thay đổi rõ rệt.
Lưu vực sông Hồng trên địa bàn Hà Nội có vị trí địa lý từ 20 070’ đến 21030’
vĩ độ Bắc và từ 105035’ đến 105098’ kinh độ Đông. Trong đó đoạn chảy qua quận

9


Tây Hồ và Ba đình có vị trí từ 21004’ đến 21010’ vĩ độ Bắc và 105079’ đến 105086’
kinh độ Đông.
Quận Tây Hồ và quận Ba Đình ngày nay là một trong 9 quận nội thành của
Thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Phía đông
giáp quận Long Biên; phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm; phía nam giáp quận Ba
Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận có 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên

Phụ và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng. Và được xác
định là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà
Nội.
Quận Ba Đình có diện tích 9,29 km2 với hơn 240000 dân, được chia thành 14
phường là: Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Kim
Mã, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Liễu Giai,
Vĩnh Phúc. Đặc biệt, trên địa bàn Ba Đình tập trung hầu hết các cơ quan của Trung
ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội các cơ quan ngoại giao, quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống đông nam,
địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao trên
500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m. Độ cao bình quân lưu
vực khoảng 1090m.
Địa hình lưu vực sông chảy qua địa bàn Hà Nội thuộc vùng đồng bằng nên có
độ cao thấp nên nếu không có hệ thống đê bảo vệ sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thủy
triều. Các khu vực ven sông trên địa bàn Hà Nội đều có đê bảo vệ kiên cố từ rất lâu
đời và liên tục được trùng tu bảo vệ. Do tác dụng bồi lắng của phù sa sông hồng nên
các bãi đất ngoài đê thường cao hơn mặt đất trong đê khoảng từ 3 đến 5 mét.
1.1.3. Đặc điểm địa chất
Trong mối quan hệ nhân quả, các đặc điểm và quá trình địa chất, trực tiếp
hoặc gián tiếp đều có tác động đến quá trình phát triển của lòng sông. Hầu hết khu
vực sông nghiên cứu mới hình thành khoảng hơn 1000 năm trước cho tới nay. Đây
là khu vực có quá trình phát triển địa chất lâu dài và mạnh mẽ thể hiện qua những

10


mối tương tác tích cực giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh, khí hậu và phi khí
hậu, giữa lục địa và biển.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát ở khu vực ta thấy địa tầng đoạn sông chủ yếu

gồm hai loại sau đây:
Trầm tích lòng sông gồm các tầng cát thô có màu vàng nhạt, lớp thực vật
chưa phân hoá hết, phía trên có lớp phù sa nông, đường kính trung bình hạt lòng
sông khoảng 92mm.
Tầng bồi tích đồng bằng, tầng này hiện nay chủ yếu là bờ của dòng sông gồm
chủ yếu là các tầng đất sét cát dày từ 0,8m đến 1m, giữa các tầng đất sét cát có xen
kẽ các lớp của con người đi lại trồng cây nên kết cấu của đất chặt chẽ hơn.
1.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Hồng chảy qua quận Tây Hồ và Ba Đình
a) Ảnh hưởng của việc nuôi thủy sản trên sông
Hà Nội có vị trí địa lý là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi trong phát triển lĩnh
vực thủy sản. Với diện tích nuôi trồng thủy sản là 30.840 ha (bao gồm ao, hồ nhỏ là
6.706 ha; hồ chứa nước mặt lớn 4.327 ha; ruộng trũng 19.807 ha) chủ yếu nằm dọc
hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và đã hình thành các vùng nuôi
trồng thủy sản trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng vật nôi. Trên địa bàn thành
phố có nhiều sông chảy qua, đặc biệt là sông Hồng. Vì vậy rất có lợi thế trong việc
phát triển nuôi trồng khai thác thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề thành phố sẽ phải đối
mặt là suy giảm chất lượng nước và sự thu hẹp, biến đổi dòng chảy do hoạt động
đắp chặn luồng chảy để làm khu nuôi cá.
Riêng khu vực 2 quận Tây Hồ và Ba Đình vì thuộc khu vực trung tâm nên
việc nuôi trồng thủy sản không có quy mô lớn mà chỉ theo quy mô nhỏ như quây bè
hoặc lưới để thả cá. Vì mật độ không nhiều nên việc nuôi trồng thủy sản ít gây ra
suy giảm chất lượng nước sông Hồng.
b) Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp
Các quận, huyện nằm ven sông Hồng trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn phát
triển chủ yếu về nông nghiệp. Việc thâm canh và xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng từ việc trồng lúa sang trồng hoa màu sẽ giúp đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhưng cũng phải đối mặt với ô nhiễm đất và nước ngày càng nghiêm trọng hơn.
Diện tích canh tác hoa màu đang có xu hướng mở rộng ở các bãi đất giữa sông và
11



bờ sông, các loại rau có giá trị kinh tế cao được nhân rộng nhằm đáp ứng nhu cầu
của đô thị và khu tập trung đông dân cư trên địa bàn thành phố.
Các loại phân bón, thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng
trưởng được sử dụng với lượng và tần suất lớn là nguyên nhân chính làm cho đất và
nguồn nước ở quanh khu vực bị nhiễm độc.
Khu vực quận Tây Hồ nổi tiếng với vườn đào Nhật Tân có quy mô rất lớn.
Tại đây việc trồng và chăm sóc đào rất được chú trọng, đồng nghĩa với việc sử dụng
các hóa chất bảo vệ thực vật, các chất kích tích tăng trưởng được sử dụng thường
xuyên với số lượng lớn. Ngoài ra còn có vườn hoa Yên Phụ và một khu vực trồng
màu của phường Phúc Xá, quận Ba Đình. Các khu vực này cũng phải thường xuyên
sử dụng chất hóa học nhằm giúp các sản phẩm hoa màu không bị phá hoại và tăng
trưởng tốt.
Hoạt động tưới tiêu, thoát nước, ngập úng sẽ góp phần gia tăng sự phát tán
chất ô nhiễm vào môi trường nước sông Hồng, gây suy giảm nghiêm trọng chất
lượng nước sông của khu vực.
c) Ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp
Quanh khu vực quận Tây Hồ và Ba Đình có các xưởng dệt nhuộm, xưởng hàn
xì, xí nghiệp khai thác cát… Hoạt động dệt nhuộm và hàn xì có quy mô nhỏ và rải
rác nên sự ảnh hưởng của nó là không lớn. Tuy nhiên hoạt động khai thác cát ở lòng
sông lại diễn ra ở quy mô lớn. Hoạt động này đã được nhà nước quan tâm và quán
triệt về việc giới hạn khai thác nhằm không gây ảnh hưởng tới môi trường nhưng vì
lợi nhuận vẫn có nhiều công ty, cơ sở hoạt động vượt công suất hoặc khai thác trái
phép. Việc khai thác quá nhiều sẽ dẫn đến việc sụt lún, biến dạng lòng sông khiến
môi trường sống của nhiều loại sinh vật bị thay đổi, các chất thải từ hoạt động của
máy móc và các cảng thu mua cát xả thải trực tiếp xuống sông khiến môi trường
nước nhanh chóng ô nhiễm.
d) Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt
Hà Nội là một trong những thành phố lớn và tập trung đông dân cư nhất cả
nước. Vì vậy lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường hàng ngày cũng rất lớn

và gây ra quá tải. Khả năng tự làm sạch của môi trường không đủ đáp ứng với

12


lượng xả thải của con người khiến môi trường ô nhiễm rất nhanh. Việc này đòi hỏi
cần sự can thiệp tích cực và kéo dài từ phía con người.
Quận Ba Đình và quận Tây Hồ nằm trong khu trung tâm thành phố nên mật
độ dân số rất cao. Tuy đã được chú trọng về môi trường như xây dựng các đường
ống nước thải và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhưng với dân số ngày càng
đông thì các công trình xử lý như hiện nay vẫn là chưa đủ. Các khu chợ tập trung
cùng với nhiều nhà hàng, khách sạn ở quanh khu vực vẫn xả trực tiếp nước thải
xuống lòng sông gây ô nhiễm nghiêm trọng.
1.2.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.1. Tổng quan về quận Tây Hồ
a. Điều kiện tự nhiên
Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội. Phía đông
giáp quận Long Biên; phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm; phía nam giáp quận Ba
Đình, phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Quận gồm 8 phường là: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy
Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ.
Diện tích: Tây Hồ là quận lớn thứ 4 về diện tích đất tự nhiên sau quận Hà
Đông, Long Biên và Hoàng Mai). Quận có khoảng 2.401 ha trong số hơn 17.878 ha
(chiếm 13,4%) diện tích đất khu vực nội thành Hà Nội.
Dân cư: Dân số năm 2009 là 130639 người (Biểu tổng hợp - Tổng cục thống
kê Việt Nam, 2009, trang 6).
b. Điều kiện kinh tế xã hội

Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận
Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. có điều kiện đặc biệt
thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công
nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà
Nội nói chung.

13


Quận Tây Hồ có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ
Tây rộng khoảng 526 ha được coi là "lá phổi của Thành phố". Từ xa xưa, Hồ Tây đã
giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thông thuận lợi.
Trên địa bàn quận Tây Hồ có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Làng hoa
Nghi Tàm, làng đào Nhật Tân, làng đào Phú Thượng, Hồ Tây, phủ Tây Hồ, đền
Quán Thánh, chùa Trấn Quốc…
1.2.2. Tổng quan về quận Ba Đình
c. Điều kiện tự nhiên
Địa giới hành chính quận Ba Đình như sau: bắc giáp quận Tây Hồ, nam giáp
quận Đống Đa, đông giáp sông Hồng, đông nam giáp quận Hoàn Kiếm, tây giáp
quận Cầu Giấy.
Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và là một
trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng
của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Quận gồm 14 phường là: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim
Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán
Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
Diện Tích: 9248 km2.
Dân cư: Dân số năm 2009 là 228352 người (Biểu tổng hợp - Tổng cục thống
kê Việt Nam, 2009, trang 6).
d. Điều kiện kinh tế xã hội

Là một quận trung tâm của thành phố nên quận có điều kiện đặc biệt thuận lợi
thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc
đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói
chung.
Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị
quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều

14


tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của
Nhà nước, quốc tế và khu vực.
Nhắc đến Ba Đình lịch sử là nghĩ ngay đến một vùng đất địa linh nhân kiệt
với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa
Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh,
rượu sen Thụy Khuê. . .
1.3.

Cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Nước mặt: là nước tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các
thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy,
đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan
trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Ô nhiễm nước: là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng
các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí

độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
1.3.2. Một số chỉ tiêu cơ bán đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá được chất lượng nước ta thường phải dựa vào các chỉ tiêu cơ
bản và nhất định. Thông thường chúng ta hay sử dụng các chỉ tiêu sau:
pH: là chỉ tiêu quan trọng để kiểm tra chất lượng nước. Dựa vào pH ta có thể
xem xét được phương pháp xử lý, điều chỉnh lượng hóa chất thích hợp trong quá
trình xử lý. Sự thay đổi pH trong nước có thể dẫn đến sự thay đổi các thành phần
trong nước.
pH xác định bằng máy đo pH.

15


- Độ đục: do các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy thực vật thủy sinh gây nên.

Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang
hợp dưới nước.
Độ đục xác định bằng máy đo nhanh.
- Độ màu: là do các hợp chất của keo sắt, nước thải khu công nghiệp hay do sự phát

triển mạnh mẻ của rong tảo trong nguồn thiên nhiên tạo nên.
- Chất rắn lơ lửng (TSS): có thể bao gồm bùn, xác động thực vật mục nát, chất thải

công nghiệp, rác thải. Nồng độ cao có thể gây tắc nghẽn dòng chảy, gây tắc thiết bị
lọc, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
TSS xác định bằng phương pháp trọng lượng.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO): lượng oxy hào tan vào nước trong điều

kiện nhiệt độ, áp suất xác định. Oxy hòa tan trong nước thường tham gia các phán

ứng trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản, tái sản xuất
các vi sinh vật dưới nước.
DO xác định bằng phương pháp đo nhanh.
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): lượng oxy mà vi sinh vật cần để tiêu thụ trong quá

trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong 1l nước.
BOD xác định bằng phương pháp cấy, pha loãng đo độ chênh DO.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ

trong 1l nước.
COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ.
- Kim loại nặng (Cu, Fe, Zn…): đo nước thải của các khu công nghiệp, nước thải đô

thị.
Xác định bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử.
16


- Hợp chất photpho (PO43-): nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho các vi sinh vật dưới nước.

Xác định bằng phương pháp trắc quang.
- Hợp chất sunfat: ion SO42- xác định bằng phương pháp trắc quang.
- Hợp chất Nitơ: quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo ra ammoniac, nitrit,

nitrat. Do đó các hợp chất này thường xem là những chất chỉ thị độ nhiễm bẩn của
nước.
Xác định bằng phương pháp trắc quang.
- Clorua: Trong nước mặt thông thường clorua tồn tại ở dạng muối của natri (NaCl),

muối của kali (KCl) và muối của canxi (CaCl 2). Ở nồng độ cho phép hợp chất

clorua không gây độc hại, với hàm lượng thâp hơn 0,3 mg/l nước dễ bị nhiễm
khuẩn, với hàm lượng cao hơn 0,5 mg/l có thể gây ngộ độc. Nước có nhiều clorua
thì có tính xâm thực.
Xác định bằng phương pháp chuẩn độ.
- Coliform: vi khuẩn sinh sống và phát triển trong thải của động vật. Chúng đặc trưng

cho mức độ ô nhiễm nước.
Xác định bằng phương pháp đếm số lượng.
- Dầu mỡ: hàm lượng dầu mỡ trong nước có thể là do chất béo, axit hữu cơ, dầu…

chúng gây khó khăn trong quá trình vẫn chuyển của nước, ngăn cản oxy hòa trong
nước do tạo lớp màng phân cách với môi trường không khí.
- Ngoài ra còn nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước

nói chung và nước mặt nói riêng.

17


1.4.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan chất lượng nước sông Hồng
Độ
đục

NNO3-

N-NO2-

P

PO43-

pH

DO

o

C

-

mg/l NTU mg/l

mg/l

mg/l

mgN/l mgN/l mgN/l

mgP/l

6/2015

29,8

8

6,3


39

<6

<2

15

<0.10

0,38

< 0,005

< 0,05

Đường
8/2015
Lâm

28,9

7,5

5,9

68

7


< 2,0

42,1

<0,10

0,97

0,01

< 0,05

10/2015 26,98

7,87

6,26

25,6

<6

<2

28

<0,10

0,7


< 0,005

< 0,05

6/2015

30,7

8,1

6,2

35

<6

<2

25

<0,10

0,65

< 0,005

< 0,05

8/2015


30,1

7,6

5,9

93

24

4

69,5

<0,10

0,92

0,014

< 0,05

10/2015 27,12

7,57

6,11

39,8


11

2

32

0,11

0,89

0,005

< 0,05

6/2015

29,9

7,9

6,1

21

8

2

53


0,11

0,6

0,009

< 0,05

8/2015

30

7,5

6

90

26

6

53,4

0,15

1,04

0,018


< 0,05

10/2015 27,3

7,62

6,18

29,7

12

4

43

0,14

0,83

0,005

< 0,05

6/2015

29,8

8


6,2

24

8

3

<15

0,11

0,69

0,012

< 0,05

8/2015

30,2

7,4

6,3

87

27


4

95

<0,10

1,04

0,016

< 0,05

7,51

6,18

29,5

12

4

33

<0,10

0,87

0,006


< 0,05

Tên
điểm

Làng
Chèm

Phúc

Cầu
Thanh
Trì

Thời
gian

10/2015 27,41

COD BOD5 TSS

N
-NH4+

Nhiệt độ

Báo cáo đánh giá chất lượng nước sông Hồng chảy quan thành phố Hà Nội
đợt 1, đợt 2 và đợt 3 năm 2015 của Trung tâm quan trắc Môi trường – Tổng cục Môi
trường
Báo cáo đã chọn cột A2 của QCVN 08:2015/BTNMT để đánh giá chất lượng

nước. Lý do ở đây là vì sông Hồng là một con sông lớn chảy qua thành phố Hà Nội,
sông có lưu lượng dòng chảy lớn, mức độ ô nhiễm không cao, khả năng tự làm sạch
tốt có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp để xử lý thành nước sinh hoạt. Hơn
nữa trong những năm gần đây đã và đang có dự án xử lý nước sông Hồng nhằm
mục đích cấp nước sinh hoạt cho người dân nên khi đánh giá chất lượng nước phải
áp dụng cột A2 của QCVN 08:2015/BTNMT.
Bảng 1.1: Các số liệu quan trắc chất lượng nước sông Hồng chảy qua thành phố
Hà Nội
18


Dựa vào bảng kết quả quan trắc và phân tích nước sông Hồng đoạn chảy qua
thành phố Hà Nội năm 2015 ta thấy:
- Nhiệt độ dao động từ 26,980C đến 30,70C.
- pH dao động từ 7,4 đến 8,1.
- DO dao động từ 5,9 mg/l đên 6.3 mg/l giá trị cao nhất tại vị trí cầu Thanh trì chương
trình quan trắc đợt 2 tháng 8 năm 2015.
- Độ đục dao động từ 21mg/l đến 93 mg/l giá trị cao nhất tại vị trí Làng Chèm thời gian
lấy mẫu tháng 8 năm 2015.
- Giá trị COD tại vị trí cầu Thanh Trì có giá trị lớn nhất 93 mg/l thời gian lấy mẫu tháng 8
năm 2015.
- Giá trị BOD5 có giá trị lớn nhất là 6 mg/l tại vị trí Làng Phúc Xá thời gian lấy mẫu tháng
8 năm 2015.
- Hàm lượng TSS dao động từ 15 mg/l đến 95 mg/l giá trị lớn nhất tại vị trí cầu Thanh Trì
thời gian lấy mẫu tháng 8 năm 2015.
- Hàm lượng NH4+ có giá trị lớn nhất là 0,15 mg/l tại vị trí Làng Phúc Xá thời gian lấy
mẫu tháng 8 năm 2015.
- Hàm lượng NO3- dao động từ 0,38 mg/l đến 1,04 mg/l có giá trị lớn nhất tại vị trí cầu
Thanh Trì thời gian lấy mẫu tháng 8 năm 2015.
- Hàm lượng NO2- có giá trị lớn nhất là 0,018 mg/l tại vị trí Làng Phúc Xá thời gian lấy

mẫu tháng 8 năm 2015.
- Hàm lượng PO43- tại các vị trí đều nhỏ hơn 0,05 mg/l.
- Hàm lượng sắt dao động từ 0,92 mg/l đến 2,73 mg/l có giá trị lớn nhất tại vị trí Làng
Phúc Xá thời gian lấy mẫu tháng 8 năm 2015.
- Hàm lượng Cu tại các vị trí nhỏ hơn 0,1 mg/l.

19


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ và quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ và quận Ba Đình
thành phố Hà Nội.
Về mặt thời gian: 6 tháng đầu năm 2016 từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
2.2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian lấy mẫu: Sáng ngày 30 tháng 3 năm 2016.
- Địa điểm phân tích: Trung tâm Quan trắc Môi trường – Tổng cục Môi trường.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
- Thu thập và chọn lọc các tài liệu có liên quan đến phạm vi khu vực nghiên cứu, các tài
liệu về phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước.
- Thu thập và xử lý các kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng năm 2015.
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu, số liệu tính toán để thảo luận các giải pháp đề xuất.
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm
a. Phương pháp lấy mẫu nước sông Hồng
- Quy trình lấy mẫu tuân thủ hoàn toàn theo TCVN 6663-6:2008 hướng dẫn lấy mẫu
nước mặt ở sông suối.

- Vị trí lấy mẫu: Xác định cụ thể qua phương tiện thông tin (mô tả không gian, ảnh, tọa
độ…) được thể hiện qua Hình 2.1 và Bảng 2.1.

20


Hình 2.1. Sơ đồ vị trị lấy mẫu
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu
Kí hiệu

Kinh đô

mẫu

Vĩ độ

MN1

21009’07”
105080’59”

MN2

21008’92”
0

105 81’81”
MN3

21008’47”

0

105 82’73”
MN4

21007’89”
105083’68”

MN5

21007’22”
105084’47”

MN6

21006’55”
105085’01”

21

Đặc điểm nơi quan trắc

Vị trí

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động giao
thông thủy.

119, An Dương
Vương, phố
Thượng Thụy, Phú

Thượng, Tây Hồ

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động giao
thông trên cầu, hoạt động giao thông thủy

Chân cầu Nhật Tân,
Phú Thượng, Tây
Hồ

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động giao
thủy, hoạt động nông nghiệp trồng đào

Làng đào Nhật Tân,
Tây Hồ

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động du
lịch, hoạt động công nghiệp khai thác cát.

Bãi đá sông Hồng,
Nhật Tân, Tây Hồ

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động sản
xuất nông nghiệp, hoạt động giao thông
thủy.

Tứ Liên, Tây Hồ

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động sản
xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp
khai thác cát.


Tứ Liên, Tây Hồ


MN7

21005’39”
0

105 85’42”
MN8

21004’38”
0

105 85’84”

Hoạt động nông nghiệp trồng màu, hoạt
động kinh doanh chợ tập trung, hoạt động
sinh hoạt dân cư với mật độ lớn.

Tân Ấp, Phúc Xá,
Ba Đình

Hoạt động sinh hoạt dân cư, hoạt động kinh
doanh chợ, hoạt động giao thông trên cầu.

Chân cầu Long
Biên, Phúc Xá, Ba
Đình


(Trong đó vị trí MN1 là vị trí nền)
Quy trình lấy mẫu:
- Tráng rửa thiết bị dụng cụ lấy mẫu:
Tráng rửa thiết bị dụng cụ lấy mẫu bằng mẫu nước sông 3 lần tại vị trí lấy mẫu,
tráng rửa thiết bị lấy mẫu 3 lần. Trong quá trình tráng rửa thiết bị, đổ bỏ nước tráng rửa
phía hạ lưu nơi lấy mẫu hoặc theo cách thức khác nhau nhưng sao cho nước tráng rửa
đó không làm nhiễm bẩn nước sông nơi vị trị mình lấy mẫu.
- Tiến hành quá trình lấy mẫu:
Mỗi vị trí lấy mẫu, lấy 2 chai 1500 ml và 2 chai 500 ml đã chuẩn bị.
Dùng sào, buộc miệng chai vào đầu sào. Nhúng ngập bình trong nước tại vị trí
lấy mẫu được xác định, miệng bình hướng về phía thượng nguồn dòng chảy của nước.
Độ sâu lấy mẫu tính từ mặt nước khoảng 30-50 cm. Lấy mẫu đầy miệng chai, để đẩy
hết không khí trong chai ra ngoài. Lấy mẫu xong, đậy nắp lại thật kỹ, quay lên bờ và
dán nhãn.
- Ghi chú:
Các mẫu phải ghi nhãn ngay tại thời điểm thu mẫu, trước khi đến nơi lấy mẫu
tiếp theo, tránh nhầm lẫn mẫu.
Các thông số đo hiện trường phải đo trực tiếp tại vị trí lấy mẫu, cùng thời điểm
với quá trình lấy mẫu để đảm bảo sự đồng nhất mẫu.
b. Phương pháp bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu nước
- Bảo quản mẫu: Mẫu được bảo quản và xử lí theo TCVN 6663–3:2008 Hướng dẫn bảo
-

quản và xử lý mẫu.
Toàn bộ thuốc thử (hóa chất bảo quán) phải đạt độ tinh khiết, được dãn nhán, dùng cho
loại mẫu nào để tránh sự nhầm lẫn.
Phương pháp bảo quản
Phương pháp bảo quản mẫu nước sông Hồng được thực hiện theo bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phương pháp bảo quản mẫu

Bảo quản lạnh
0

(2-5 C)
22

Bảo quản axit hóa

Bảo quản axit hóa

Bảo quản lạnh

(H2SO4, pH ≤ 2)

(HNO3, pH ≤ 2)

(2-50C)


V = 1500 ml

V = 500 ml

V = 500 ml

2 ml (H2SO4, pH ≤
2)

0,5 ml (HNO3, pH
≤ 2)


Không được tráng
bằng mẫu phân tích

Kim loại nặng

Coliform

V = 1500 ml

TSS

COD

BOD5
Cl

-

NH4+

-

-

NO3
PO43Vận chuyển mẫu: Các bình đựng mẫu cần được bảo vệ và đậy nắp kín để chúng không

bị hỏng hoặc mất mát một phần khi vận chuyển.
c. Phương pháp phân tích mẫu nước

- Phương pháp đo nhanh:
Bảng 2.3. Phương pháp đo nhanh

-

STT

Thông số

1

Nhiệt độ

2

DO

3

Độ đục (NTU)

4

pH

Phương pháp
Đo nhanh tại hiện
trường

Thiết bị


Thiết bị đo nước đa chỉ tiêu
Horiba U-52

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiêm.
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT

Thông số

Phương pháp

Thiết bị

1

Xác định nhu cầu oxy hóa
BOD5

TCVN 60011:2008

Tủ ấm BOD ET 636-6, Đức.

2

Xác định nhu cầu oxy hóa TCVN 6491:1999
học COD

Máy phá mẫu COD ET108


3

Chất rắn lơ lửng (TSS)

TCVN 6625:2000

Máy hút ẩm model 902; Tủ sấy;
Cân phân tích AUW 220.

4

Xác định Amoni (NH4+)

TC Ngành Bộ Y
tế

Máy quang phổ UV-VIS UVD
3200

5

Xác định Photphat (PO43-) TCVN 6202:2008

6

Xác định Nitrat (NO3-)

TCVN 6180:1996

Máy quang phổ UV-VIS UVD

3200

7

Xác định Clorua (Cl-)

TCVN 6194:1996

Chuẩn độ

23


8

Xác định Sắt

9

Xác định đồng (Cu2+)

10

Xác định tổng Coliform

SMEWW
3111B:2012

Máy quang phổ hấp thụ nguyên
tử AAS AA240

Máy quang phổ hấp thụ nguyên
tử AAS AA240

2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu
a. Phương pháp bản đồ:
Sử dụng phần mềm MapInfo phục vụ thiết lập bản đồ phân vùng khu vực ô
nhiễm, từ đó phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm và những tác động tiềm tàng của
nguồn gây ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu.
b. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả:
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán WQI và thể hiện biểu đồ kết quả phân
tích các chỉ tiêu của nước mặt sông Hồng. Việc đánh giá kết quả được tiến hành theo
hai phương thức:
-

Phương pháp đánh giá đơn lẻ: so sánh các thông số quan trắc với QCVN 08MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

-

Phương pháp đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu được quan trắc tiến hành tính
toán chỉ số chất lượng nước tổng hợp (WQI). Quy trình tính toán tuân theo hướng dẫn
của Bộ Tài nguyên môi trường theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011.

WQI pH  1 5
1 2

WQI =
WQI
×
WQI
×

WQI
∑ a 2∑
b
c
100  5 a =1
b =1


1/ 3

Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD 5, COD, N-NH4,
P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với
mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
24


Bảng 2.5. Đánh giá chất lượng nước
Giá trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

Màu

91 – 100


Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Xanh nước biển

76 – 90

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp

Xanh lá cây

51 – 75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác

Vàng

26 – 50

Sử dụng cho giao thông thủy và các mục
đích tương đương khác

Da cam

Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý
trong tương lai
2.4. Quy trình phân tích trong phòng thí nghiệm
0 – 25


Đỏ

2.4.1. Xác định BOD5 (TCVN 6001-1:2008)
a. Nguyên tắc:
Mẫu nước được xử lý sơ bộ và pha loãng với lượng khác nhau của nước pha
Chuẩn
bìnhvật
định
mứckhí,
500 có
ml hoặc không chứa chất ức
loãng giàu oxy hòa tan và chứa các
vi bị
sinh
hiếu

chế sự nitrat hóa.
Ủ mẫu ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày ở chỗ tối, trong bình đầy và nút kín. Xác
định ống
hàmđong
lượng
oxymlhòa
tan
và sau
ủ.định mức đến vạch bằng nước pha loãng cấy vi sinh vật
Dùng
lấy 250
mẫu
chotrước

vào bình
địnhkhi
mức,
b. Hóa chất
+ Tạo mầm vi sinh vật: Lấy 1 viên polyseed (chất mồi) hòa tan vào 500 ml nước
cất, khuấy đều
trong
sauvào
đóbình
để lắng
trong
Đổ đầy
tràn1h
nước
ủ, cắm
điện 30
cựcphút.
máy đo DO vào để đo. Được giá trị DO1
+ Nước pha loãng: Lấy 1ml dung dịch nước cấy tạo mầm vi sinh vào 1l nước
cất ở 200C, bão hòa DO bằng cách dùng máy sục khí để sục sạch trong vòng 2h.
c. Quy trình tiến hành:

Đậy kín bằng nút nhãm sao cho bình ủ mẫu không có bọt khí bên trong

Đổ đầy nước cất vào miệng thừa của bình ủ

Đặt vào tủ ủ trong 5 ngày ở 200C

25


Sau 5 ngày lấy mẫu ra đổ phần nước thừa ở miệng bình ủ đi, sau đó mở nắp, cắm đầu đo điện cực vào đo DO của mẫu. Được giá


×