Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VẤN đề IRAN HIỆN NAY NHÌN từ góc độ địa CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.66 KB, 15 trang )

VẤN ĐỀ IRAN HIỆN NAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA CHÍNH TRỊ

DẪN NHẬP
Iran – một quốc gia Hồi giáo, có vị trí địa chính trị chiến lược, nằm trong khu vực
Trung Đông, nơi cung cấp dầu mỏ chính yếu của thế giới. Đồng thời, cũng là quốc
gia cầu nối giữa 2 lục địa Á – Âu, từ lâu đã trở thành địa bàn xảy ra các cuộc cạnh
tranh và xung đột địa chính trị của các cường quốc.
Từ năm 2010 đến nay, Iran trở thành điểm nóng trong vấn đề thời sự quốc tế, đó là
nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và các nước đồng minh với Iran. Thậm chí một
số nhà phân tích còn dự đoán đó là nơi bắt đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ
ba. Mà nguyên nhân được Mỹ và các nước đồng mình đưa ra nhằm phát động cuộc
chiến tranh Iran là vấn đề vũ khí hạt nhân của đất nước này.
Tuy nhiên, với việc tìm hiểu chiến lược của Mỹ, cũng như các sự kiện chính trị
đang diễn ra ở Iran cũng như khu vực Trung Đông trong những năm gần đây, cho
thấy, bản chất vấn đề Iran là cuộc cạnh tranh và xung đột địa chính trị giữa các
cường cuốc trên thế giới đối với khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược này.
I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA HỒI GIÁO IRAN
1.

Điều kiện tự nhiên – xã hội

Cộng hòa Hồi giáo Iran (còn gọi Iran) là một quốc gia ở Trung Đông, phía tây
nam của châu Á, giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan về phía
Bắc, Pakistan và Afghanistan về phía Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về phía Tây. Nó
cũng giáp biển Caspia về phía Bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông
của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng Tây Nam Iran.


Iran có diện tích đất liền là 1.648.195km 2 với số dân 27.136.977 người (2010),
gồm Người Ba Tư (51%), người Arập 3%, người Azerbaijan 24%, người Kurd 9%
và một số dân tộc thiểu số khác[1]. Trong đó, dân số theo đạo Hồi chiếm chiếm


98%, mà chủ yếu thuộc dòng Shiite với 95%.
Đất đai chủ yếu gồm các thảo nguyên hoang mạc nội địa và cao nguyên, bao
quanh bởi một vòng đai với những ngọn núi cao từ hai ngàn tới năm ngàn rưỡi
thước. Gần một nửa mặt đất Iran cao hơn mặt biển, bị chia manh xẻ mún thành các
thung lũng vừa hẹp vừa sâu và một ít khu vực có đồng cỏ.
Do điều kiện thổ nhưỡng như thế nên khí hậu các vùng ở Iran rất khác nhau. Mưa
hàng năm có biên độ từ 86cm ở vùng duyên hải biển Caspian tới dưới 17cm ở
miền Nam và vùng nội địa. Miền bắc thời tiết rất thấp trong khi miền nam ấm hơn.
Khắp Iran, mùa hè nóng, trừ những vùng cao. Vùng núi và sa mạc chiếm gần 70%
lãnh thổ gần như không dân cư. Vì ảnh hưởng của địa lý và khí hậu đó nên hầu hết
người Iran sống ở vùng bắc và tây bắc, tập trung đông nhất ở miệt gần biển
Caspian, thủ đô Teheran với dân số hơn 7 triệu người và các tỉnh mạn đông với
mạn tây Azerbaijan.
Song bù cho điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, Iran là đất nước có tiềm năng kinh
tế lớn, đặc biệt là dầu mỏ với trữ lượng khoảng 13 tỷ tấn, đứng thứ hai thế giới.
Về vị trí địa lý, Iran là một pháo đài khổng lồ được bao bọc bởi các tường thành
vững chãi. Ở mặt Bắc là dãy núi Elburz viền theo bờ biển Caspian sang phía Đông
nối với các dãy núi của Afghanistan tạo thành bức tường Bắc – Đông. Bọc theo
hướng Tây Bắc là rặng núi Zagro là phần nối dài của dãy Caucasus bắt đầu từ biên
giới với Thổ Nhĩ Kỳ chạy dọc theo mặt Tây Tây Nam rồi nối liền với rặng Trung
Mahran ở ven vịnh Oman. Các dãy tường thành tự nhiên ấy là địa thế phòng thủ
chống xâm nhập ở bất kỳ mặt nào, kể cả từ phía biển.


2.

Vị trí địa chính trị của Iran

Về vị thế địa – chính trị, Iran tiếp giáp với vịnh Oman, vịnh Persic và biển Caspi là
ba khu vực có ý nghĩa giao thương mang tính huyết mạch, trong đó có eo biển

Hormuz– nơi vận chuyển hơn 1/3 lượng dầu của thế giới., giữ vị trí chiến lược, là
luồng nước hẹp đổ từ vùng vịnh Persic ra Ấn Độ Dương. Iran có 6 hòn đảo chiến
lược (Hormuz, Lark, Queshm, Hengam, Tunb lớn, Tunb nhỏ và Abu Musa) được
đặt ở lối vào Biển Oman tới Vịnh Ba Tư. Chúng có hình dạng giống như một vòng
cung và thực sự là vòng cung phòng thủ của Iran chống lại các khả năng xâm lược
của nước ngoài. Trong đó đặc biệt phải nói tới hòn đảo Hormuz nằm ở eo biển
Hormuz là một nơi có vị trí địa chính trị và địa kinh tế cực kỳ quan trọng. Eo biển
có vị trí địa chính trị chiến lược, có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị
thế giới. Vì:
– Eo biển Hormuz là đường thủy duy nhất để 8 nước trong khu vực Vịnh Ba Tư
truy cập vào các vùng biển quốc tế.
– Trung bình, mỗi mười phút, có một chiếc tàu chở dầu khổng lồ đi qua đường
thủy này
– Gần 90% kim ngạch xuất khẩu dầu của Vịnh Ba Tư và các tàu biển chở dầu chắc
chắn phải đi qua eo biển chiến lược Hormuz
– Hơn 40% nhu cầu dầu mỏ thế giới được cung cấp từ vùng Vịnh Ba Tư
– Các loại vũ khí mà các quốc gia duyên hải trong vùng Vịnh Ba Tư mua từ Hoa
Kỳ và các nước châu Âu chỉ bằng cách đi qua eo biển Hormuz mới đến đích được.
– Viện Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự đoán rằng vào năm 2020, khối lượng
xuất khẩu dầu từ eo biển Hormuz sẽ tăng lên 35 triệu thùng dầu mỗi ngày[2].


Đồng thời, Iran còn được coi cầu nối giữa 2 lục địa Âu – Á, cánh cửa mở vào lục
địa khu vực Trung Á gồm các nước Afghanistan, Armenia, Aderbaizan,
Turmenistan, Pakistan, nơi đang diễn ra “Bàn cờ lớn” trong thế kỷ XXI giữa các
nước lớn là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, từ rất lâu trong lịch sử, Iran
đã trở thành một trong những điểm nóng trong cuộc cạnh tranh và xung đột địa
chính trị của các cường quốc tại khu vực Trung Đông.
II. IRAN TRONG CUỘC CẠNH TRANH VÀ XUNG ĐỘT ĐỊA CHÍNH TRỊ
THẾ GIỚI

1. Chiến lược Trung Đông lớn của Mỹ
“Đề án Trung Đông Lớn” là một trong những nội dung của chiến lược xây dựng
“trật tự thế giới mới” của Mỹ dựa trên cơ sở văn kiện mang tên “Chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ ở Trung Đông: phân tích sau sự kiện 11-9-2001”. Đây là đề
án đã từng được nhiều đời tổng thống Mỹ và giới tinh hoa chính trị ở Washington
ấp ủ xây dựng từ cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, nhằm mục đích trước hết và
quan trọng nhất là bảo đảm duy trì nguồn cung cấp dầu mỏ liên tục, thường xuyên
cho Mỹ từ khu vực này.
Nhưng phải đến sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực tan rã,
Mỹ trở thành một cực duy nhất có sức mạnh toàn diện vượt trội cả về kinh tế,
chính trị và quân sự, năm 1996, một nhóm bảo thủ mới ở Mỹ gồm Henry
Kissinger, Donald Rumsfeld, Dick Cheney, Condoleerizza Rice cùng với nhiều
chính khách và quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ bắt đầu soạn thảo Chiến
lược Trung Đông Mới còn là Chiến lược Trung Đông Lớn (The Greater Middle
East). Các tác giả của Chiến lược Trung Đông Lớn xuất phát từ luận điểm cho
rằng, nền dân chủ Phương Tây là “khuôn vàng thước ngọc”, là “vạn năng”, tạo
điều kiện để hiện đại hoá, phát triển thịnh vượng, tiến tới “công bằng” và “đối
thoại giữa các nền văn minh”.[3]


Đặc điểm của chiến lược Trung Đông Lớn gồm có các nội dung chủ yếu sau:
Một là, các dân tộc Arab không được coi là những dân tộc có tính đặc thù về mặt
địa lý cũng như đặc điểm phân loại.
Hai là, đề án này bao quát một khu vực địa lý rộng lớn và hết sức đa dạng, trong
đó có thế giới Arab và thế giới hồi giáo.
Ba là, hoàn toàn không đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc giải quyết cuộc
xung đột giữa các nước Arab với Israel – một trong những vấn đề then chốt trong
quan hệ giữa các nước của khu vực này.
Bốn là, nhằm tạo cho Mỹ thế độc quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu
vực, còn các nước châu Âu sẽ phải có trách nhiệm đầu tư tiền của cho những cải

cách sẽ diễn ra tại đây.
Năm là, chỉ giải thích những hiện tượng tiêu cực trong thế giới Arab như nghèo
đói, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố v.v là do xuất phát từ các nguyên
nhân nội bộ như thiếu dân chủ và mất công bằng xã hội.
Bằng chiến lược Trung Đông Lớn, Mỹ đặt các nước trong khu vực này trước nguy
cơ từ một cộng đồng chính trị văn minh lớn trên thế giới trở thành tập hợp của
những thực thể phân tán được điều khiển từ các trung tâm quyền lực ở bên ngoài.
Năm 2003, chiến lược Trung Đông Lớn được đích thân Tổng thống Mỹ G.W.Bush
trình bày trong bài phát biểu vào ngày 6/11/2003 tại Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ.
[4] Tháng 5-2003, khi khói lửa của các cuộc ném bom thủ đô Bát-đa của I-rắc chưa
kịp lắng xuống, Tổng thống Mỹ G.W.Bu-sơ đã tuyên bố chính sách “mở rộng dân
chủ” trên toàn bộ khu vực Trung Đông Lớn nhằm xác lập khu vực tự do thương
mại giữa Mỹ và Trung Đông trong những thập kỷ tới. Sau đó, “Đề án Trung Đông
Lớn” được Mỹ chính thức công bố tại Hội nghị G-8 ở Xi-ai-len (Mỹ) vào tháng 62004. Trước khi diễn ra Hội nghị G-8 ở Xi-ai-len, Oa-sinh-tơn cho xuất bản tài liệu


mang tựa đề “Đối tác G-8 và Trung Đông Lớn”. Trong văn kiện này, Mỹ đề ra chủ
trương tư nhân hoá kinh tế các nước trong khu vực bằng việc chuyển giao hoạt
động ngân hàng và tài chính ở khu vực Trung Đông Lớn sang các thể chế quốc tế
như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Tổ chức Thương mại thế giới do
Mỹ kiểm soát. Nhằm mục đích kiểm soát các dòng tài nguyên, vốn và thị trường
trên toàn bộ khu vực Trung Đông Lớn, từ Ma-rôc đến biên giới Trung Quốc.
Thực hiện đề án này, Tổng thống Mỹ – G.W. Bush chủ trương sẵn sàng đơn
phương sử dụng sức mạnh quân sự còn gọi là “sức mạnh cứng” để can thiếp vào
các nước trong khu vực Trung Đông. Để có lý do can thiệp quân sự, Mỹ âm mưu
biến các lực lượng hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố tại các nước Áp-gani-xtan, I-Raq, I-ran, Pa-ki-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ,… thành “kẻ thù số 1” đối với an
ninh nước Mỹ.
Về chiến lược quân sự, chính phủ Mỹ “phát minh” ra công thức chiến tranh “Công
thức 10-30-30”[5], theo đó:
1.


Sau khi Washington đưa ra quyết định chính trị sử dụng sức mạnh quân sự,
các lực lượng vũ trang Mỹ trong vòng 10 ngàycó thể chuyển sang trạng thái sẵn
sàng chiến đấu cao và được điều động tới bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

2.

Trong vòng 30 ngàysau đó, các lực lượng vũ trang Mỹ cần phải đánh bại đối
phương, phá hủy tiềm lực của họ đến mức không thể phục hồi khả năng chống
trả lại Mỹ.

3.

Trong vòng 30 ngàytiếp theo, quân đội Mỹ được tổ chức lại, sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ chiến lược mới và triển khai tới một khu vực khác trên thế giới.

Theo “Công thức 10-30-30”, chỉ cần 2 tháng và 10 ngày để tiến hành một cuộc
chiến tranh, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ có khả năng tiến hành ít nhất 5 cuộc chiến
tranh trong 1 năm.[6]


Song song can thiệp quân sự, Mỹ cũng ra tăng sức mạnh quân sự ở khu Trung
Đông. Tính đến nay, Mỹ đã tập trung ở Trung Đông các căn cứ quân sự chủ yếu
của Mỹ, trong đó có 10 sân bay quân sự lớn nhất và một số căn cứ hải quân dùng
cho lực lượng hải quân tiến công của Mỹ. Hơn 200.000 quân Mỹ đóng quân
thường trực ở Áp-ga-ni-xtan, I-răc và trên bán đảo A-rập.
Thực hiện giai đoạn đầu của đề án Trung Đông lớn, năm 2001 Mỹ tiến hành cuộc
chiến tranh Áp-ga-ni-xtan và năm 2003, tiến hành cuộc chiến tranh I-rắc. Tháng 52003, sau thắng lợi tại I-rắc, Tổng thống Mỹ G.W. Bush tuyên bố Mỹ sẽ xây dựng
“Trung Đông Lớn trong thế kỷ XXI”. Tuy nhiên, tình trạng sa lầy chưa có lối thoát
kéo dài gần 10 năm nay ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan cho thấy chiến lược sử dụng “sức

mạnh cứng” có nguy cơ thất bại. Đồng thời đề án Trung Đông lớn của Mỹ gặp phải
sự phản đối mạnh mẽ của các nước Trung Đông cũng như dư luận thế giới.
Do vậy, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Obama có sự điều chỉnh giải pháp,
chuyển sang kết hợp cả “sức mạnh cứng” với “sức mạnh mềm”. Đồng thời, để
tránh sự phản đối của các nước trong khu vực, ông không dùng khái niệm “Trung
Đông Lớn” mà là “Trung Đông Mới” và mở đầu giai đoạn mới thực hiện “Đề án
Trung Đông Lớn” ở Trung Đông thông qua các cuộc “cải cách dân chủ” theo chủ
trương “phá cũ, xây mới”. Bằng thông qua các tổ chức phi chính phủ và các kênh
ngoại giao, truyền thông, chính phủ Mỹ gián tiếp viện trợ và ủng hộ cho các phong
trào dân chủ ở các nước Trung Đông, thực hiện các cuộc “cách mạng nhung”[7] để
sau đó xây dựng các quốc gia này theo các khuân mẫu của Mỹ.
2.

Cạnh tranh và xung đột chính trị tại Iran hiện nay

Với vị thế địa chính trị chiến lược, từ lâu Iran đã trở thành điểm nóng trong cuộc
cạnh tranh và xung đột giữa các cường quốc lớn trên thế giới. Hiện nay, tại Iran
đang diễn ra cuộc cạnh tranh và xung đột chính trị của các thế lực cường quốc lớn,


trong đó nổi lên nhất là cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và các quốc gia Tây Âu với Nga
và Trung Quốc.
Đối với Nga, I-ran được coi là quốc gia then chốt để phát triển ảnh hưởng ở Trung
Đông và hạn chế ảnh hưởng của các nước khác ở khu vực này. Nga có quan hệ hợp
tác kinh tế và kỹ thuật quân sự đặc biệt với I-ran. Hai bên đã ký kết nhiều hiệp định
quan trọng, góp phần gia tăng đáng kể tiềm lực quân sự của I-ran, trong đó Nga đã
cung cấp cho I-ran các loại vũ khí hiện đại. I-ran đã soạn thảo chương trình hiện
đại hóa quân đội trong vòng 25 năm chủ yếu dựa vào vũ khí của Nga. Đã từ lâu,
Nga tìm cách dàn xếp cuộc tranh chấp hạt nhân với những đề nghị thỏa hiệp như
đề nghị nhận lại những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng về Nga và cùng

với I-ran làm giàu urani trên đất Nga. Trong đó có công trình xây dựng nhà máy
điện nguyên tử trị giá gần 1 tỉ USD ở Bu-se-ra (Busherh) của I-ran.
Còn Trung Quốc, I-ran là nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt chủ chốt phục vụ mục
tiêu phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế vốn đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn
dầu mỏ nhập khẩu. Đồng thời, Trung Quốc coi Iran là đối tác địa – chính trị để hạn
chế ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông. Vì vậy, trong những thập niên gần đây,
Trung Quốc cũng đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với I-ran để phát huy ảnh hưởng
chính trị tại khu vực có ý nghĩa chiến lược này. Ngoài lĩnh vực năng lượng, hiện có
hơn 100 công ty của Trung Quốc đang làm ăn tại I-ran trong các lĩnh vực đóng tàu,
sản xuất thép, xây dựng cảng biển và sân bay. Trung Quốc là nước có thể giúp Iran hiện đại hóa ngành công nghiệp dầu mỏ và phát triển nền kinh tế với kỹ thuật
công nghiệp, vốn, dịch vụ kỹ thuật và công nghệ hạt nhân.
Hiện tại, giữa Nga và Trung Quốc đang hình thành sợi dây liên minh nhằm chống
lại ảnh hưởng của Mỹ ở Iran và khu vực Trung Đông. Nga và Trung Quốc phát
triển Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm hạn chế sự hiện diện của Mỹ tại


khu vực Trung Á. Trong đó, Iran được mời tham gia SCO với tư cách quan sát
viên.
Đối với Mỹ, Iran là một mục tiêu quan trọng trong đề án Trung Đông lớn. Mục tiêu
chủ yếu của Mỹ tại Iran là:[8]
Một là, khống chế nguồn dầu mỏ và khí đốt khổng lồ của I-ran.
Hai là, thông qua Iran để kiểm soát tuyến đường biển quan trọng ở Tây Á đi qua
eo biển Hormuz – huyết mạch của hoạt động vận chuyển dầu mỏ của thế giới.
Ba là, dân chủ hóa Iran theo mô hình của phương Tây vừa nhằm loại bỏ mối đe
dọa hạt nhân, vừa làm suy yếu thế giới Hồi giáo để thực hiện chiến lược dân chủ
hóa toàn bộ khu vực Trung Đông.[9]
Thực hiện âm mưu đó, trước năm 2010, vấn đề hạt nhân của Iran nhiều lần trở
thành vấn đề nóng bỏng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc
tế. Nhiều biện pháp trừng phạt đã được đưa ra, nhằm tăng sức ép đối với Te-hê-ran.
Tới trước năm 2010, Hội đồng Bảo an thông qua bốn nghị quyết trừng phạt Iran:

nghị quyết 1737 (năm 2006), 1747 (2007), 1803 (2008) và 1929 (2010). Những
đồng minh của Mỹ ở châu Âu, cùng các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… đều trừng
phạt các cá nhân và tổ chức của Iran, bằng cách cấm vận, cô lập, không làm ăn
kinh tế với Iran.
Từ năm 2010, sau những nỗ lực bất thành nhằm “chuyển hóa chế độ” ở Iran, Mỹ
và các nước đồng minh một mặt tiếp tục tăng cường sức ép kinh tế, và đe dọa tấn
công quân sự Iran. Đặc biệt, sau cuộc lật đổ chế độ và giết hại ông M.Gaddafi ngày
20-10-2011 tại Lybia – một mô hình thử nghiệm thành công của Mỹ trong việc sử
dụng các cường quốc châu Âu trong NATO nắm giữ vai trò lãnh đạo cuộc can
thiệp quân sự ở khu vực Trung Đông, Mỹ và các nước đồng minh ngày càng gia
tăng sức ép đối với Têhran, biến nơi đây thành điểm nóng địa – chính trị nhất thế


giới hiện nay. Cuối năm 2011, đầu năm 2012, Mỹ và các nước đồng minh giáng
cho Iran một đòn nặng nề về kinh tế với việc loại ngân hàng trung ương Iran ra
khỏi hệ thống giao dịch quốc tế và cấm nhập khẩu dầu thô của Iran. Đồng thời, hậu
thuẫn cho Israel đe dọa tấn công quân sự Iran.
Đối phó âm mưu của Mỹ và các nước đồng minh, tháng 1-2012, Iran tuyên bố
ngưng cung cấp dầu mỏ cho một số quốc gia trong Liên minh châu Âu và đe dọa
đóng cửa eo biển Hormuz. Tình hình trên càng làm cho vấn đề Iran trở nên nóng
bỏng. Đầu năm 2012, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và
sau đó là Anh, Pháp đưa tàu chiến tới eo biển Hormuz. Hành động của Mỹ và
các nước Tây Âu ngay lập tức gặp phải sự phản ứng của Nga. Tháng 12012, Bộ Tổng tham mưu Nga đang hoạch định cuộc tập trận chiến lược quy mô
lớn “Kavkaz-2012” – một cuộc tập trận được coi là nhằm chuẩn bị cho khả năng
tham chiến ở Iran cũng như các cuộc xung đột trong khu vực Caspi và Nam
Kavkaz.
Có thể nói, đến thời điểm này, cuộc cạnh tranh và xung đột địa chính trị ở Iran đã ở
trong giai đoạn đỉnh điểm, mà nhiều nhà phân tích từng đưa ra nhận định về một
cuộc chiến tranh thế giới thứ ba xuất phát từ cuộc xung đột này. Tuy nhiên, năm
2012, thời điểm của mùa bầu cử ở châu Âu và Mỹ, vấn đề xung đột địa chính trị ở

Iran tạm thời được khép lại.


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu chiến lược của Mỹ ở Trung Đông và cuộc xung đột địa chính trị
ở Iran hiện nay, có thể thấy vấn đề hạt nhân của Iran chỉ là cái cơ – cũng nhưng
nhiều lý do khác được chính phủ Mỹ nêu ra, như: chống khủng bố, cải cách dân
chủ, nhân quyền,… để Mỹ can thiệp nội bộ các quốc gia này, nhằm hướng các
quốc gia này theo quỹ đạo của Mỹ và phục vụ các lợi ích của Mỹ.


Tìm hiểu các cuộc xung đột ở một số nước Trung Đông trong những năm gần đây,
cho thấy sự can thiệp và chuyển hóa dân chủ ở các quốc gia của Mỹ đều cùng có
chung một mô thức. Đó là đẩy các mâu thuẫn, khủng hoảng kinh tế – xã hội –
chính trị của các quốc gia đến đỉnh điểm, tạo ra những biến động chính trị-xã hội
để nhanh chóng thay đổi chế độ cầm quyền, tạo cơ hội để thiết lập chính quyền
mới nhằm phát triển ảnh hưởng của họ tại đây trong thời kỳ “hậu cách mạng” trong
khuôn khổ Chiến lược Trung Đông Lớn. Công cụ để Mỹ thực hiện Chiến lược
Trung Đông Lớn lần này là “sức mạnh mềm” (kinh tế, ngoại giao…) như trong
trường hợp Tunisia, Egpyt, Yemen…, hoặc sử dụng kết hợp “sức mạnh mềm” với
“sức mạnh cứng” (sức mạnh quân sự) như trong trường hợp Libya và Syria. [10]
Để đối phó với chiến lược trên của Mỹ, một trong những yếu tố chủ chốt là các
quốc gia phải tránh nguy cơ can thiệp từ bên ngoài, bằng việc ổn định chính trị nội
bộ quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân. Một thực tế dễ nhận thấy trong các cuộc
bạo động chính trị ở các nước Trung Đông là đều xuất phát từ nguyên nhân tình
trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các nước đó như nạn thất nghiệp
gia tăng; sự bất bình đẳng trong xã hội; sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và
người nghèo; chính quyền ở các nước đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm.
Yếu tố thứ hai là tạo thế hòa hoãn trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Đây là yếu
tố mà Mỹ thường sử dụng làm cái cơ để can thiệp quân sự vào các quốc gia khác.

Như đối với Irắq, Iran, Bắc Triều Tiên là vấn đề hạt nhân; Afaganistan là vấn đề
khủng bố,….
Ngoài ra, để tạo thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các cường quốc. Các
cuộc gia nhỏ cần tăng cường và xiết chặt quan hệ hợp tác, đảm bảo giữ vững ổn
định trong khu vực. Việc Mỹ có thể can thiệp sâu vào nội bộ các nước Arap và
Trung Đông cũng có một phần nguyên nhân từ sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa các quốc


gia này. Đồng thời, phải tạo mối quan hệ lợi ích đa chiều trong quan hệ quốc tế,
đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc, nhằm cân bằng ảnh hưởng và vai trò
của các cường quốc tại khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Nguyễn Văn Dân, Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển
quốc gia, Nxb KHXH, HN-2011

2.

/>
3.

Phương Anh, Iran có cơ sở pháp lý để phong tỏa eo biển Hormuz?,

/>4.

Ngô Quyền , Chiến lược Trung Đông Lớn từ Dwight Eisenhower đến Barack

Obama, />4. Lê Minh Quang, Cạnh tranh và xung đột địa – chính trị trong kỷ nguyên mới sau
chiến


tranh

lạnh,

/>4.
4. Lê Thế Mẫu , “Đề án Trung Đông lớn” của Mỹ – Nhìn từ các cuộc bạo động
chính

trị

hiện

nay



một

số

nước

Bắc

Phi



Trung


Đông,

/>4. Mahdi Darius Nazemroaya (Đỗ Quyên dịch), Địa chính trị eo biển Hormuz: Liệu
Hải

quân

Mỹ



thể

bị

Iran

đánh

bại

trên

vịnh

Ba

Tư?,



/>4. Uy lực địa chính trị của châu Á. Quốc Tháidịch từ tạp chí American Interest của
Mỹ số ra tháng 5/2010, />%B1c-d%E1%BB%8Ba-chinh-tr%E1%BB%8B-c%E1%BB%A7a-chau-a/
4. Con bài Iran trong chiến lược kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc,
phamnguyentruong.blogspot.com
4. Nỗi lo nguồn cung bị gián đoạn do căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung
Đông, đặc biệt là về những tranh cãi xung quanh chương trình phát triển hạt nhân
của Iran, đã đẩy giá dầu thô quốc tế tăng mạnh thời gian gần đây,
/>4. Trần Quang (gt), Nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới tại châu Á do dầu mỏ?,
/>4. Vũ Hiền (gt), Tầm quan trọng chiến lược của Iran đối với Nga và Trung Quốc,
/>4. Nguy



đụng

độ

Mỹ



Iran



vùng

Vịnh


,

/>4. Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz nếu bị cấm xuất khẩu dầu, một quan chức cấp
cao Iran ngày 18/12 tuyên bố, />

4. Iran có kế hoạch rải mìn và thả ngư lôi ở eo biển Hormuz,
/>16.

Mỹ giải thích sự hiện diện tàu chiến tại eo biển Hormuz,

/>17.

Mỹ tiếp tục hiện diện ở vùng Vịnh bất chấp đe dọa của Iran ,

/>17.Anh

sẽ

can

thiệp

quân

sự

nếu

Iran


đóng

eo

biển

Hormuz,

/>17.Nguyễn

Trường

,

Hoa

Kỳ



Iran



eo

biên

Hormuz,


/>17.Hữu Nghị, Iran: đụng độ “địa – chính trị”, />[1] />[2] Phương Anh, Iran có cơ sở pháp lý để phong tỏa eo biển Hormuz?,
/>Ngô Quyền , [3] Chiến lược Trung Đông Lớn từ Dwight Eisenhower đến
Barack Obama, />

Ngô Quyền , [4] Chiến lược Trung Đông Lớn từ Dwight Eisenhower đến
Barack Obama, />[5] Lê Minh Quang, Cạnh tranh và xung đột địa – chính trị trong kỷ nguyên mới
sau

chiến

tranh

lạnh,

/>[6] Lê Minh Quang, Cạnh tranh và xung đột địa – chính trị trong kỷ nguyên mới
sau

chiến

tranh

lạnh,

/>[7] Lê Thế Mẫu , “Đề án Trung Đông lớn” của Mỹ – Nhìn từ các cuộc bạo động
chính

trị

hiện


nay



một

số

nước

Bắc

Phi



Trung

Đông,

/>[8] Lê Minh Quang, Cạnh tranh và xung đột địa – chính trị trong kỷ nguyên mới
sau

chiến

tranh

lạnh,

/>[9] Lê Minh Quang, Cạnh tranh và xung đột địa – chính trị trong kỷ nguyên mới

sau

chiến

tranh

lạnh,

/>Ngô Quyền , [10] Chiến lược Trung Đông Lớn từ Dwight Eisenhower đến
Barack Obama, />


×