Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố rừng vầu đắng tai huyện na rì tỉnh bắc kạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.76 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

LÂM VĂN SLÁY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CÂY VẦU ĐẮNG
(Indosasa angustata Mc. Clure)TẠI HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Tài Nguyên rừng

Lớp

: K44 – QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

LÂM VĂN SLÁY
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CÂY VẦU ĐẮNG
(Indosasa angustata Mc. Clure)TẠI HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Tài Nguyên rừng

Lớp

: K44 – QLTNR

Khoa


: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực,
chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

(Ký, họ và tên)

(Ký, họ và tên)

Trần Công Quân

Lâm Văn Sláy


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)


ii

Lời cảm ơn
Trên quan điểm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đó là
phương trâm đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại Học Nông
Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
khi ra trường, giúp cho sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết, tiếp xúc với thực tế, nắm
bắt được phương thức tổ chức và tiến hành ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thông qua đó giúp sinh viên nâng cao thêm năng lực, tác phong làm việc, khả năng
giải quyết vấn đề, xử lí tình huống.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố rừng Vầ u đắ ng tai huyện Na Rì tỉnh
Bắc Kạn”.
Trong thời gian thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo khoa Lâm Nghiệp, cán bộ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt là sự chỉ đạo
giúp đỡ trực tiếp của TS.Trần Công Quân đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian , kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận của tôi không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Lâm Văn Sláy



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Đường kính và chiề u cao theo cấ p tuổi thân khí sinh cây vầu đắng .................... 24
Bảng 4.2. Bề dày vách thân khí sinh của cây Vầ u đắ ng ...................................................... 25
Bảng 4.3. Đặc điểm cành chét cây Vầu đắng tại khu vực nghiên cứu. ................................ 28
Bảng 4.4. Đặc điểm sinh trưởng của lá cây Vầ u đắ ng ......................................................... 30
Bảng 4.5. Đặc điểm hình thái của mo Vầ u đắ ng ................................................................ 31
Bảng 4.6. Sinh trưởng của cây Vầ u đắ ng tại Bắc Kạn theo vùng sinh thái ......................... 35


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Thân khí sinh của cây Vầ u đắ ng ở khu vực nghiên cứu ...................................... 23
Hình 4.2. Cắ t Vầ u đắ ng để đo đô ̣ dày vách thân khí sinh .................................................... 26
Hình 4.3. Sự phân cành của cây Vầ u đắ ng ta ̣i khu vực nghiên cứu..................................... 27
Hình 4.4. Hình thái lá, đô ̣ dài và rô ̣ng của lá Vầ u đắ ng ....................................................... 29
Hình 4.5. Chiề u dài và chiề u rô ̣ng của mo cây Vầ u đắ ng .................................................... 31
Hình 4.6. Hình thái thân ngầm của Vầu đắng ...................................................................... 33


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

OTC


: Ô tiêu chuẩn

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CT

: Cấp tuổi

TB

: Trung bình

HSĐAH

: Hệ số đƣờng ảnh hƣởng


vi

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 3
1.3. Ý nghiã của đề tài ........................................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 4

2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................................... 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................ 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................................... 7
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 8
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 8
2.3.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................................. 9
2.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................. 11
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................. 15
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ................................................................................................. 15
3.3.2. Thời gian nghiên cứu. ................................................................................................ 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ............................................................... 16
3.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ....................................................................... 16
3.4.2. Phương pháp kế thừa số liê ̣u, tài liệu ......................................................................... 17
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái học cây Vầ u đắ ng tại

khu vực nghiên

cứu ....................................................................................................................................... 17
3.4.4. Phân chia lập địa và xác định mức độ thích hợp của Vầ u đắ ng trên các lập địa đã
phân chia .............................................................................................................................. 19


vii
3.4.5. Phương pháp điề u tra xác đinh

̣ đă ̣c điể m cấ u trúc của rừng Vầ u đắ ng ...................... 20
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN .................................................. 23
4.1. Đặc điểm sinh thái về loài cây Vầu đắng tại huyện Na Rì ........................................... 23
4.1.1. Hình thái thân khí sinh ............................................................................................... 23
4.1.2. Bề dày vách thân khí sinh .......................................................................................... 25
4.1.3. Cấp kính cành chét ..................................................................................................... 27
4.1.4. Hình thái lá................................................................................................................. 28
4.1.5. Hình thái mo .............................................................................................................. 30
4.1.6. Hình thái thân ngầm ................................................................................................... 32
4.1.7. Hình thái rễ ................................................................................................................ 34
4.1.8. Đặc điểm hoa, quả cây Vầ u đắ ng............................................................................... 34
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cây Vầ u đắ ng tại huyện Na Rì , tỉnh Bắc Kạn......... 34
4.2.1. Về khí hậu .................................................................................................................. 35
4.2.2. Về ánh sáng ................................................................................................................ 36
4.3. Diện tích và phân bố rừng Vầ u đắ ng ở khu vực nghiện cứu ........................................ 37
4.3. 1. Phân bố cây Vầ u đắ ng huyện Na Rì theo địa hình ................................................... 37
4.3.2. Bố cục phân bố không gian ở tiểu sinh cảnh ................................................................ 38
4.5. Đề xuấ t mô ̣t số biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t khi lựa cho ̣n phát triển cây Vầu đắng ................... 38
4.5.1. Lựa cho ̣n vùng sinh thái phát triể n cây Vầ u đắ ng ..................................................... 38
4.5.2 Các giải pháp áp dung kinh doanh rừng Vầ u đắ ng ..................................................... 39
Phầ n 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 40
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 40
5.2. Kiế n nghị....................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Loài Vầ u đắ ng có tên khoa học là (Indosasa angustata Mc. Clure), thuộc họ
Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầ u đắ ng
Indosasa, còn có các tên gọi khác như : Vầ u lá nhỏ , cây mọc tự nhiên, là loại tre
không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây.tập trung nhất ở các tỉnh ở các tỉnh như
Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ,Thái Nguyên,
cũng có thể phát triển ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La.
Rừng Vầ u đắ ng là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi rừng gỗ nguyên
sinh bị phá hoại. Vầ u đắ ng là loài tre không gai, thân ngầm dạng roi lan rộng
trong đất, thân khí sinh cao từ 17 – 20cm,đường kính từ 10 – 12cm to nhất đến
25cm, than non màu lục nhạt phủ long mềm, thưa, màu trắng sau rụng đi, thân
già màu lục xám vòng thân hơi nổi lên nhất là những long giữa thân trở lên, vòng
mo không lông, cây phân cành muộn phần không có cành thường tròn đều, vòng
đốt không rõ, phần than có cành thường có vết lõm dọc lóng đốt phình to gờ nổi
cao, cành thường 3, đôi khi 2 hay 1, Bọ me sớm rụng, hình thang dài và hẹp, lúc
non màu lông hồng, sau khi khô màu nau nhạt, cây phát triển rất tốt dưới tán
thưa của rừng cây gỗ nhất là ở các khe hẻm , thung lũng. Vầ u đắ ng là loài điển
hình cho nhóm mọc tản, có kích thước thân lớn của nước ta. Kích thước cây
trung bình: Thân cao 17m, đường kính 10cm, lóng dài 35cm, vách thân dầy 1
cm, thân tươi nặng 20kg.
Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm nằm dưới mặt đất 20 –
30cm. Đôi khi than ngầm trồi lên trên mặt đất, mùa sinh trưởng vào tháng 12 đến
tháng 5 mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau nhũ
khỏi mặt đất từ thắng 2 đến tháng 5 (đầu mùa mưa). Thường chỉ 50% sống và
phát triển thành cây trưởng thành, số còn lại bị chết ở độ cao dưới 1m. Vì vậy có
thể khai thác 50% số măng nhũ khỏi mặt đất số măng trong rừng Vầ u đắ ng mà
không ảnh hưởng tới rừng. Cây 1–2 tuổi là cây non; cây 3-4 tuổi là cây trung



2

bình; từ 5 tưởi trở lên là cây già. Tuổi thọ của mỗi cây không quá 10 năm. Tuổi
khai thác tốt trên 3 năm. Nếu bị tác động mạnh rừng Vầu đắng có khả năng phục
hồi nhanh về số lượng cây/ha nhưng đường kính cây phục hồi rất chậm, mùa
măng từ tháng 2 đến tháng 5. Đây là loài cây đa tác dụng, thân khí sinh có kích
thước lớn dung làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu giấy, đũa, ván ghép,
chiếu hạt và than hoạt tính có chất lượng phục vụ suất khẩu. Măng cây Vầ u đắ ng
có chất lượng cao, hương vị ngon, được người tiêu dung ưa chuộng, cây cho
năng suất cao.
Là loài cây mọc tự nhiên, mọc nhanh, phổ biến và có đặc tính mọc thành
quần thể lớn trên diện rộng nên có vai trò quan trọng trong đòi sống của nhân
dân, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy và tạo nguồn thu nhập cho
người dân tại địa phương. Vì vậy cần được quy hoạch thành vùng ổn định cũng
như quản lý rừng Vầ u đắ ng bằng biện pháp kỹ thuật tốt để duy trì ổn định và lâu
dài. Hiện nay các nghiên cứu về cây Vầ u đắ ng còn quá ít. Cần một số đề tài
nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh học và kỹ thuật gieo trồng, chế biến để
nâng cao hiệu suất sử dụng về giá trị kinh tế của loài Vầ u đắ ng .
Na Rì là huyện ở phía Đông của tỉnh Bắc Kạn có 80% diê ̣n tić h là đồ i núi .
Với tổ ng diê ̣n tích rừng tự nhiên là 56.805,83 ha chủ yế u là rừng thứ sinh phân bố ở
hầ u hế t các xã , thị trấn của huyện Na Rì . Trong đó rừng Vầ u đắ ng có 756,03 ha chủ
yếu tập trung tại các xã Vũ Loan, Cư Lễ, Kim Lư. Hiện nay rừng Vầ u đắ ng của
huyện Na Rì cũng chỉ được thừa nhận về giá trị kinh tế, phòng hộ... về cấu trúc và
giá trị môi trường chưa có nghiên cứu đánh giá về cấu trúc và khả năng hấp thụ CO2
để làm cơ sở cho phát triển và việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như xác
định giá trị đích thực của rừng Vầ u đắ ng đem lại để có các giải pháp quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng Vầ u đắ ng trong thời gian tới, tại huyện Na Rì Bắc Kạn.
Cả tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Na Rì nói riêng, mỗi năm diện tích
rừng Vầ u đắ ng ngày càng bị thu hẹp do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phá
rừng làm rẫy, trồng cây công nghiệp, năm 2000 diện tích Vầ u đắ ng




756,03nhưng đến năm 2014 chỉ còn 463,08 Nguyên nhân chủ yếu là do người


3

làm nghề rừng chưa sống được với rừng, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Việc
mất đi những diện tích rừng Vầ u đắ ng không chỉ gây ra phương hại về mặt kinh
tế, chức năng phòng hộ môi trường, bảo tồn nguồn gen mà thông qua việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và
phân bố rừng Vầ u đắ ng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” được đặt ra là thật sự cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được đặc điểm sinh thái và phân bố rừng Vầ u đắ ng làm cơ sở khoa
học cho đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng Vầ u
đắ ng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý nghiã của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Mở ra hướng nghiên cứu và đặc tính sinh thái của loài tre trúc nói chung. Từ
đó đưa ra nhưng cơ sở khoa học trong kinh doanh rừng Vầ u đắ ng theo hướng bền
vững tại huyện Na Rì Bắc Kạn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu kham khảo cho các cấp, các
nghành trong việc chi trả dịch vu môi trường rừng, cho chủ rừng trong thực tiễn sản
xuất rừng Vầ u đắ ng tại địa phương nói riêng và cho tất cả các địa phương rừng có
vầu nói chung.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Vầ u đắ ng là loài tre trúc bản địa có thân ngầm mọc tản phân bố tự nhiên ở
nhiều tỉnh phía bắc nước ta đây là loài cây đa tác dụng, thân cây có thể làm nhiên
liêu giấy, ván ghép tranh, đũa, chế biến than hoạt tính, làm nhà, làm hàng rào...
Măng Vầu là loài thực phẩm có chất lượng cao được nhân dân ưa chuộng, rừng Vầ u
đắ ng có tầng tán lá dầy xanh quanh năm, hệ thân ngầm phát triển do phát huy tốt tác
dụng của rừng phòng hộ.
Cho đến nay huyện Na Rì nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và nhân tố ảnh
hưởng tới sinh thái như đất đai, khí hậu địa hình con người tới phân bố sinh trưởng
của Vầ u đắ ng chưa được tiến hành một cách hệ thống. Nghiên cứu cơ bản đưa ra
những giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với đặc tính sinh vật học và sinh trưởng
của loài cũng như phù hợp với trình độ quản lý của người dân địa phương còn là
khoảng trống cần bổ sung.
Đối với loài Vầ u đắ ng huyện Na Rì chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập một cách sâu sắc ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, phát
triển, phân bố loài Vầ u đắ ng.
Theo nguồn tin của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cấu trúc rừng là quy luật sắp sếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc là một trong những nội
dung quan trọng về quần thể thực vật khái niệm này không chỉ bao gồm những nhân
tố cấu trúc và hình thái mà cả những nhân tố cấu trúc về sinh thái. Giữa cấu trúc
rừng và sinh thái rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ quy luật cấu trúc
quần thể nào cũng đều có nội dung sinh thái học bên trong của nó cấu trúc sinh thái

bao gồm các nhân tố; tổ thành thực vật, dạng sống, tầng phiến.


5

Cấu trúc hình thái được phân biết thành cấu trúc trên mặt phẳng đứng (hiện
tượng thành tầng) và cấu trúc trên mặt phẳng ngang (mật độ và mạng hình phân bố
cây trong quần thể) mô hình cấu trúc sinh thái của quần thể được thể hiện hiện bằng
môn hình không gian ba chiều.
Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) Vầ u đắ ng có tên khoa học là
Indosasa sinica C.D. Chu & C.S. Chao thuộc họ Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ
Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầ u đắ ng Indosasa.[1]
Theo Vũ Dũng và Lê Viết Lâm (2004)tình hình và phương hướng nghiên
cứu sản xuất, chế biến tre trúc Việt Nam. Hội thảo tre trúc tại trung tâm nghiên cứu
lâm sản tại Viện khoa học lâm nghiệp (2004) [2]
Vũ Dũng sau khi thu nhập mẫu mô tả, đối chiếu với tài liệu và trao đổi với
chuyên gia Trung Quốc đã đề nghị thống nhất và sửa lại tên là Indosasa angustata
McClure (2001).
Vầ u đắ ng là loài Tre mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, đường kính 1 - 3
cm. Thân khí sinh cao 17 - 20m, đường kính 10 - 12cm; cây to nhất có thể tới 20
cm; thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm, thưa, màu trắng, sau rụng đi; thân già
màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân 30 - 50cm, dài nhất đến 80cm, vòng thân hơi
nổi lên, nhất là những lóng giữa thân trở lên; vòng mo không có lông. Cây phân
cành muộn, phần không có cành thường tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân
tre có cành, thường có vết lõm dọc lóng, đốt phình to, gờ nổi cao. Cành thường 3,
đôi khi 2 hay 1. Bẹ mo sớm rụng, hình thang dài và hẹp, lúc non màu lục hồng sau
khi khô màu nâu nhạt, lưng có nhiều sọc dọc, giữa các sọc có lông cứng màu nâu,
mép có lông mi rõ; tai mo không phát triển, thay vào đó là 4 - 6 lông mi dài 7 15cm, đứng thẳng; lưỡi mo nhỏ, cao 2 - 5 mm, đầu có lông mảnh; phiến mo hình
lưỡi mác, màu đỏ tím nhạt, ở giữa màu lục, dài 7 - 15cm, lật ra ngòai, đáy phiến mo
hẹp so với đỉnh bẹ mo. Lá 3 - 6 trên cành nhỏ; hình mác dạng dải, dài 11 - 28cm,

rộng 1 - 5 cm, gân cấp hai 3 - 7 đôi; bẹ lá không lông, mép đôi khi có lông mảnh, tai
lá thường không phát triển. Cụm hoa mọc trên cành không lá, mỗi đốt mang 1 hoặc


6

nhiều bông nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 8 - 12 hoa. Hoa có 3 mày cực nhỏ trong suốt,
6 nhị, đầu nhụy xẻ 3 hình lông chim. Quả dĩnh, hình trứng trái xoan, màu nâu.
Theo Ngô Quang Đê (1994) [3]Vầ u đắ ng có độ chịu bóng lớn, độ tán che trung
bình của rừng vầu ổn định tới 0,8-0,9, nơi rừng thưa nhiều ánh sáng, sinh trưởng của
Vầ u đắ ng hạn chế. Tác giả cũng đã đưa ra một số thông tin khác như vùng có Vầ u
đắ ng, phân bố nhiệt độ bình quân từ 22-23,5°C, lượng mưa 1600-1700mm/năm trở lên,
độ ẩm không khí trung bình 85-95%, độ cao phân bố 50m-120m so với mặt nước biển,
vầu mọc trên các loại đất có đá mẹ là phiến thạch, phiến philit, phiến mica, thành phần
cơ giới trung bình nhưng đất ẩm.
Theo Trần Xuân Thiệp (1994) [10]Vầ u đắ ng ưa đất hình thành từ các loại đá
phiến, phong hóa tương đối kém; thành phần cơ giới là các loại đất thịt có đá lẫn;
tầng đất thường sâu 50 - 80cm, có màu vàng, pH (Kcl) từ 3,2 - 4,6; C/N 8,3 - 9,9;
mùn tổng số (%) 0,7 - 4,4; đạm tổng số 0,08 -0,32 (theo Ngô Quang Đê, 2003).[4]
Vầ u đắ ng có thể mọc hỗn giao hoặc thuần loài, những loài cây gỗ lớn thường
mọc hỗn giao với Vầ u đắ ng thường thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Laureceae),
Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
Trần Ngọc Hải (2012)[5] Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài Vầu đắng làm cơ sở
cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng và kinh doanh rừng Vầu đắng.
Thân khí sinh của Vầ u đắ ng thường được sử dụng trong xây dựng, bên cạnh đó
còn được sử dụng để làm nguyên liệu giấy, sản xuất đũa, tăm suất khẩu,…
Măng Vầ u đắ ng được sử dụng làm thực phẩm. Thu hoạch khi măng mới nhú
lên khỏi mặt đất là có chất lượng tốt nhất.
Theo Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân(2004) thử nghiêm tính toán
giá trị bằng tiền của rừng và cơ chế phát triển sạch của rừng Vầu đắng.[7]

Loài Vầ u đắ ng có phân bố ở nhiều tỉnh thuộc Tây Bắc và Đông Bắc đây là
loài cây đa tác dụng gắn với đời sống của nhiều người dân vùng cao, nhưng hiện
nay chưa có nghiên cứu sâu nào về đắc tính sinh vật học, sinh thái học, đặc điểm
phân bố cấu trúc điểm sinh trưởng và phát triển của loài từ đó làm cơ sở trong việc
kinh doanh rừng Vầ u đắ ng.


7

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Tre thế giới phân bố ở 3 khu vực lớn: Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và
Châu Mỹ. Các tre thuộc chi bambusa và dendrocalamus phân bố ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương. Trên thế giới có 36,77 triệu ha rừng tre (FAO 2005).[12]
Có nhiều nghiên cứu về phân bố và sinh thái của Vầ u đắ ng. Các nghiên cứu
tập trung tới nhân tố khí hậu, vĩ độ, địa hình, đất đai và xác định được vùng phân bố
của tre trúc trên thế giới, với trung tâm phân bố tập trung vào dải nhiệt đới và á
nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật
Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc Mỹ. Tuy
nhiên không thấy đề cập có sự phân bố của chi vầu (indosasa) ở Việt Nam.
Đặc trưng sinh thái của một số loài vầu mọc tản đã được một số tác giả đề
cập như ưa ẩm, thích hợp nơi trồng đất dày, nhiều mùn hay một số loài khác chi
phân bố ở vùng núi cao ưa khí hậu ẩm mát quanh năm.
Đặc điểm sinh thái của loài tre trúc đá (Drepanostachyum luodianense) đã
được nghiên cứu ở mức độ các tiểu sinh cảnh: mặt đất, mặt đá, rãnh đá, kẽ đá, hốc
đá, mức độ quần thể, quần xã nơi có loài này phân bố.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở mỗi kiểu tiểu sinh cảnh khác nhau đã có
những đặc trưng sinh thái khác nhau và ảnh hưởng tới kết cấu hình thái và sinh
trưởng của loài.
Kết quả nghiên cứu về quần thể loài của tác giả đã đưa ra một số đặc trưng
thích ứng như: Ở rừng Trúc núi đá tự nhiên khi tỉ số ra măng nhiều thì số măng bị

thoái hóa và chết sẽ cao dẫn tới tỉ lệ mọc thành cây thấp. Tác giá đã giải thích
nguyên nhân của sự thoái hóa trên chính là do không gian dinh dưỡng không đủ.
Trong rừng tự nhiên, tuổi quẩn thể có kết cấu tăng trưởng tăng lên nhưng theo xu
thế ổn định.
Công trình nghiên cứu về tre trúc của Munro (1868) được coi là một trong
những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc ( dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) trong công tác
đã khái quát được một cách tổng quan về họ phụ tre trúc trên thế giới. Khi nghiên
cứu về các loại tre trúc Gamble (1986) đã phân tích tương đối chi tiết về phân bố,


8

hình thái một số đặc điểm sinh thái của 150 loài tre trúc.
Liu Jiming cũng đã nghiên cứu những đặc trưng sinh thái của quần xã như:
thành phần loài cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi, kết cấu tầng thứ, -chỉ số đa
dạng sinh học và nhận định môi trường từng khu vực có ảnh hưởng rõ rệt đến quần
xã.
Odum E. P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P năm 1935. Khái niệm về hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng liên quan trên
quan điểm sinh thái học.[14]
Baur G. (1976) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và
về cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó tác giả đã đi sâu
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho
rừng mưa tự nhiên.[11]
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý.
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện
tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm

21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng
210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách
thị xã Bắc Kạn 72 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc
lộ 3. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở
hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù
đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.


9

+ Địa hình
Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung
lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là
500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã
Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện
có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc.
Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành
đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào
mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung
lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày
vùng nhiệt đới.
+ Thủy văn
Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang
và sông Na Rì.
Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác

nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung
vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc
khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
2.3.2. Các nguồn tài nguyên
2.3.2.1. Tài nguyên đất
Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và
một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm
có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa
thành.
Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật
nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá
nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan
trọng trong sử dụng đất.


10

2.3.2.2. Tài nguyên nước
Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên
nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú.
Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song
qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước
ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào.
2.3.2.3. Tài nguyên rừng
Hiện nay, huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự
nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng
hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng
được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.
Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên
thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những

năm qua, do rừng bị khai thác không theo quy hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu
trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy kiệt mạnh, diện tích rừng
nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng
lên. Kể từ khi có chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường giao đất, giao rừng
cho nông dân nên diện tích rừng của huyện đã được phục hồi theo hướng tích cực,
độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay độ che phủ rừng của huyện đã
đạt 66%.
Huyện Na Rì có trữ lượng tương đối cao 5.095.327 m3 gỗ. Trong đó rừng tự
nhiên 4.722.506 m3, rừng trồng 372.821,0 m3.
Lượng tre nứa (chủ yếu là vầu) có tổng trữ lượng toàn huyện Na Rì khá cao
34.913 nghìn cây. Nhiều nhất là các xã Vũ Loan: 5.180 nghìn cây, xã Kim Lư với
5.988 nghìn cây và xã Cư Lễ với 5.016 nghìn cây. chủ yếu thuộc các hộ gia đình
quản lý (22.249 nghìn cây), ủy ban nhân dân các xã (11.026 nghìn cây), còn lại là
Ban quản lý rừng đặc dụng, doanh nghiệp nhà nước và 8 cộng đồng thôn bản (1.637
nghìn cây).phần lớn các loại này thường mọc xen với cây gỗ hoặc mọc tập trung
thành từng đám lớn.


11

Nhìn chung, Na Rì là huyện có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa
dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do
nạn phá rừng cùng với công tác quản lý chưa được chặt chẽ đã làm cho nguồn tài
nguyên phong phú này có nguy cơ bị cạn kiệt.
2.3.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng
điểm, tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả
về chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại trên địa bàn đã có một số mỏ đang được khai
thác, trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khai thác hợp lý, khoa học và bảo

vệ môi trường sinh thái.
2.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.3.1. Giá trị kinh tế khoa học bảo tồn
Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua,
nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành
tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi,
trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa phúc lợi; đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân được nâng cao.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi khá đều theo hướng tích cực ở
cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hướng, phù hợp với xu
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và của cả nước và phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp tăng khá
nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất của huyện , cùng với đó
cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện, đặc biệt là giao thông, giáo dục, y tế, bưu
chính viễn thông ,... đã giúp huyện Na Rì phát triể n trở thành m

ột huyện hiện đại

trong tương lai không xa.
Tuy nhiên sự tăng trưởng của khu vực kinh tế công nghiệp vẫn còn chậm và
chưa ổn định. Các nhóm ngành kinh tế cần phải được sắp xếp lại để dịch vụ nông
nghiệp phát triển nhằm phát huy thế mạnh theo định hướng phát triển bền vững và


12

bảo vệ môi trường sinh thái.
Đây là loại tre mọc nhanh, thân to phổ biến và có đặc tính mọc thành quần
thể lớn nên có vai trò quan trọng trong nguyên liệu cho các nhà máy kinh tế địa
phương. Ước tính khoảng 2,6 – 2,8 tấn vầu được 1 tấn bột giấy, giá bắn 400

USD/tấn bột giấy, nên 1 năm 1 ha Vầu tự nhiên ổn định có thể thu 200 tấn/ha, nếu
đem chế biến bột giấy có thể thu khoảng 20.000 USD, tương đương với 300 triêu
đồng Việt Nam (tính lý thuyết). Vì vậy cần được quy hoạch thành vùng ổn định,
cũng cần quản lý rừng Vầ u đắ ng bằng các kỹ thuật tốt để duy trì ổn định và lâu dài.
Hiện nay nghiên cứu về cây Vầ u đắ ng còn quá ít, cần một số đề tài nghiên cứu về
đặc tính sinh thái, sinh học và kỹ thuật gieo trồng, chế biến để nâng cao hiệu suất sử
dụng và giá trị kinh tế của loài tre rất độc đáo này.
Khai thác, chế biến và bảo quản: Nếu sử dụng cây để làm xây dựng nên khai
thác cây ở tuổi 3, dùng làm nguyên liệu giấy cần cây trên 2 tuổi. Kỹ thuật khai thác
chặt 1/3 số cây hiện có, chu kỳ chặt 4 năm, cũng có thể chặt 1/2 cây số cây trong
rừng vầu cho lần chặt đầu tiên. Rừng vầu ổn định trong tự nhiên mật độ 6000 cây/ha
tỉ lệ già trên 4 tuổi là 60 – 70% tổng số của cây rừng.
Theo Triêu Văn Hùng (2002), thân khí sinh Vầ u đắ ng 1-2 tuổi là thân non, 34 tuổi là vừa và trên 5 tuổi là tuổi già; 7 – 8 tuổi là quá già dễ bị mục và gẫy. Người
ta thường khai thác lúc cây 4 đến 5 tuổi chu kỳ khai thác 2 -4 năm.
Khai thác chặt cây từ 4 tuổi trở lên, giữ lại mật độ ổn định 6000 cây/ha trong
đó cây tuổi 1 và 2 có khả năng sinh măng mạnh.
Thời vụ khai thác; vào đầu mùa khô. Sau khi khai thác xếp cây nơi khô ráo,
có đòn kê cao, cách mặt đất ít 20 – 30 cm để phơi nắng cho chóng khô.
Hiện nay rừng vầu chưa được quản lý tốt đầu mùa, dân vào rừng lấy quá
nhiều măng nên ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Kỹ thuật khai thác vầu còn
tùy tiện. Sau khi khai thác, rừng không được chăm sóc tu bổ đúng kỹ thuật nên hầu
hết rừng bị thoái hóa.
Trong năm 2015 giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 55%
giá trị sản xuất của toàn huyện.


13

2.3.3.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm
Hiện nay toàn huyện Na Rì có 37.351 người. Mật độ dân số bình quân của

huyện là 37 người/km2, phân bố không đồng đều. Trên địa bàn huyện gồm có các
dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông..., tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,85%.
Năm 2015 số người trong độ tuổi lao động là 23.777 người, chiếm 61,14%
tổng dân số toàn huyện, trong đó lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp có
18.075 người, chiếm tỷ lệ lớn 48,60%; lao động trong các ngành công nghiệp dịch
vụ còn thấp như: lao động khai thác mỏ có 35 người, lao động công nghiệp chế biến
có 291 người, xây dựng có 239 người....
Nhìn chung số lao động tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên
địa bàn huyện chưa thật sự hợp lý. Nguồn lao động dồi dào song số lao động qua
đào tạo chưa cao.
Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện đã có
những thay đổi đáng kể. Theo kết quả rà soát xác định hộ nghèo của huyện thì năm
2013 toàn huyện còn 3537 hộ nghèo, chiếm 41,90% tổng số hộ.
2.3.3.3. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Na Rì có một hệ thống giao thông đối ngoại gắn liền với các trục đường quan
trọng của khu vực vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các trục này nối các tỉnh biên giới
phía Bắc nước ta với Đồng Bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Quốc lộ 3B chạy qua huyện Na Rì và đi Lạng Sơn là tuyến đường quan trọng liên
kết các Quốc lộ 1, 2 và 3 thành một hệ thống. Tỉnh lộ 279 từ phía Bắc tỉnh Tuyên
Quang qua các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Đây là tuyến đường có điều kiện
thuận lợi, liên kết kinh tế Na Rì với các địa bàn phát triển khác, giúp khai thác tốt
những thế mạnh của huyện, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi rừng, du
lịch và các cơ hội phát triển bên ngoài.
Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi của huyện được tỉnh và huyện chú
trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đã xây dựng được những công trình thủy lợi
phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân, xây dựng hồ chứa, đập dâng, kiên cố
hóa kênh mương, sửa chữa những đập bị hư hỏng, đầu tư công trình thủy lợi vừa và


14


nhỏ vùng đồng bào định canh, định cư, phục vụ tưới, tiêu và chống xói mòn cho
hàng trăm ha ruộng.
Công tác giáo dục ngày càng được quan tâm và chú trọng, chất lượng giáo
dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục được đầu
tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Qua các chương trình, dự án cùng
với sự đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thống trường học đã được hoàn thiện
từng bước.


15

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Vầ u đắ ng có tên khoa học là (Indosasa angustata Mc. Clure), thuộc lớp
một lá mầm (Monotyledoneae), bộ Cỏ (Poales), họ Cỏ (Poaceae), họ phụ tre trúc
(Bambusoideae).
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu : Chỉ nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân
bố rừng Vầ u đắ ng thuầ n loài ở khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu ta ̣i các xã có diê ̣n tić h rừng Vầ u đắ ng thuầ n loài nhiề u nhấ t (xã
Kim Lư, Vũ Loan và xã Cư Lễ) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.
Đề tài tiế n hành nghiên cứu

tại 03 xã Kim Lư , Vũ Loan và xã Cư Lễ của


huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3.3.2. Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 5 năm 2016
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái: hình thái thân, lá, mo, tái sinh thân ngầm về
loài cây Vầ u đắ ng tại khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cây Vầ u đắ ng tại huyện Na Rì tỉnh Bắc
Kạn.
- Diện tích và phân bố rừng Vầ u đắ ng ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng Vầ u
đắ ng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.


16

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
Vầ u đắ ng là loài tre trúc mọc tản, khác với các loài cây thân gỗ trong lâm
phần Vầ u đắ ng cùng lúc tồn tại nhiều tuổi khác nhau từ tuổi non cho tới tuổi già. Do
thời gian tồn tại cũng như cấu tạo cơ lý của cây Vầu ở các tuổi khác nhau là có sự
khác biệt. Tuy nhiên, việc xác định từng tuổi cho cây Vầ u đắ ng là khá khó khăn vì
Vầ u đắ ng không hình thành vòng năm như các loài cây thân gỗ cũng không thể sử
dụng lịch sử rừng trồng để xác định tuổi cho các cá thể trong lâm phần. Vì vậy, đề
tài đã phân cấp cấp tuổi Vầu đắng 2 năm 1 cấ p tuổi và chia làm 3 cấp tuổi: cấp tuổi
1: 1-2 tuổi; cấp tuổi 2: 3 - 4 tuổi; Cấp tuổi 3: trên 4 tuổi. Việc xác định cấp tuổi cho
Vầ u đắ ng được kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm của người dân.
Do lâm phần rừng Vầ u đắ ng tồn tại nhiều cấp tuổi khác nhau và các cây
thuộc các cấp tuổi tồn tại đan xen trong lâm phần và số lươ ̣ng cây ở từng cấp tuổi là
khác nhau. Do vậy, để tăng đô ̣ chính xác khi xác đ ịnh sinh khối của rừng Vầ u đắ ng,
đề tài sẽ căn cứ vào quy luật phân bố số cây theo cấp tuổi để xác định sinh khối

trong lâm phầ n .
Đặc điểm sinh thái của rừng có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chỉ tiêu
sinh trưởng của rừng. Vì vậy, có thể thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng như: D 1.3,
Hvn, mâ ̣t đô ̣ rừng ,... để xác định mức độ sinh trưởng và phân bố của rừng Vầ u
đắ ng tại 3 xã Kim Lư, Cư Lễ và Vũ Loan, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Cách tiếp cận liên ngành. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, nên nghiên
cứu được tiến hành trên cơ sở về kiến thức bản địa của người dân cũng như điều
kiện thực tế tại vùng nghiên cứu, kết hợp với sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu và
cán bộ kỹ thuật địa phương để tổng hợp, lựa chọn các mô hình trồng Vầ u đắ ng điển
hình, phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Chính vì vậy, cách tiếp cận phát triển kỹ thuật
có sự tham gia sẽ được áp dụng xuyên suốt quá trình thực hiện của đề tài.
Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của người dân trong quá trình tổng
hợp, lựa chọn và đánh giá các mô hình điển hình là yếu tố xuyên suốt trong quá
trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình thực hiện các


×