LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Đào Duy Huân và PGS.TS.Nguyễn Ái Đoàn. Các số liệu sử dụng phân tích trong
luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan .
TM.TẬP THỂ HƯỚNG DẪN
Tác giả luận án
PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn
NCS.Vũ Văn Đông
i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình tập trung nghiên cứu, đến nay luận án tiến sĩ với chủ đề “Phát triển du lịch
bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” đã hoàn thành.
Điều đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đào Duy Huân,
PGS.TS.Nguyễn Ái Đoàn những người thầy đã hướng dẫn tận tình chu đáo và có những góp ý
thật quý báu để tôi hoàn chỉnh luận án tiến sĩ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo
sau đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và quí thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập,
đóng góp cho tôi những ý kiến sâu sắc để từ đó, tôi hình thành nên những trang luận án chứa
đầy tâm huyết của mình.
Tôi vô cùng cảm ơn PGS.TS. Phạm Trung Lương, Viện phó viện phát triển du lịch Việt
Nam; PGS.TS.Đinh Phi Hổ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; cùng các bạn bè, đồng
nghiệp tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu; bạn bè tại các cơ quan khác
thuộc các tỉnh thành trong nước đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu trong
quá trình nghiên cứu cũng như góp ý cho tôi nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung
được đề cập trong luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn tới gia đình tôi, những người đã luôn động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có nhiều thời gian tập trung cho học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Nhà trường và tập thể giảng viên khoa
kinh tế, Phòng KH&CGCN Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện về thời
gian và sự động viên khích lệ để tôi yên tâm học tập.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa vấn đề liên quan đến các hoạt động phát triển
du lịch bền vững nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ, trong khi năng lực nghiên cứu của cá nhân
còn hạn chế, “lực bất tòng tâm” cho nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn bè, đồng nghiệp nhằm
giúp cho luận án của tôi hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2014
Tác giả luận án
NCS.Vũ Văn Đông
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................. x
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan .................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 5
7. Những kết quả đạt được về ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án. ..... 5
8. Kết cấu luận án................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ................................................... 8
DU LỊCH BỀN VỮNG........................................................................................................ 8
1.1. Tổng quan về phát triển bền vững ..................................................................................... 8
1.2. Phát triển du lịch bền vững ............................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................................... 10
1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch bền vững ................................................................... 13
1.2.3. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững. ......................... 14
1.2.4. Các lý thuyết liên quan tới phát triển du lịch bền vững .......................................... 16
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững .................................................................... 21
1.3.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý......................................... 21
1.3.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm chất thải ra môi trường....... 21
1.3.3. Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng ......................................... 21
1.3.4. Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ...... 22
1.3.5. Đảm bảo lợi ích với cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch ..... 22
1.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch ... 23
1.3.7. Thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương về phát triển du lịch ....... 23
1.3.8. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường ..................... 24
1.3.9. Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch......... 24
iii
1.3.10. Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu ............................... 24
1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững ............................................................................. 25
1.4.1. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững.................................................... 25
1.4.2. Phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch .................................................................... 25
1.4.3. Nâng cao số lượng, chất lượng các nguồn lực cho ngành du lịch......................... 25
1.4.4. Nâng cao năng lực và tạo lập sự liên kết với các chủ thể tham gia ........................ 26
1.4.5. Nâng cao chất lượng môi trường cho phát triển du lịch.............................................. 26
1.4.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững.................................................... 26
1.5. Nhận dạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững ............................... 32
1.5.1. Nguồn tài nguyên du lịch .......................................................................................... 32
1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng............................................................... 32
1.5.3. Chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch .............................................................. 33
1.5.4. Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch.............................................................. 33
1.5.5. Đường lối chính sách phát triển du lịch .................................................................... 33
1.5.6. Tham gia của cộng đồng ............................................................................................ 33
1.5.7. Về môi trường..........................................................................................................33
1.5.8. Về sản phẩm du lịch.................................................................................................34
1.5.9. Về kinh tế.................................................................................................................34
1.6. Đánh giá tính bền vững của du lịch ................................................................................. 34
1.6.1. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào sức chứa .......................... 34
1.6.2. Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu ................ 35
1.7. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển du lịch bền vững ........................... 38
1.7.1. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ..................................................... 38
1.7.2. Một số bài học cảnh báo phát triển du lịch không bền vững .................................. 40
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 42
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 43
PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 43
2.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................................... 43
2.2. Khung phân tích ................................................................................................................. 43
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp điều tra dữ liệu ..................................................................................... 44
2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 44
2.3.3. Phương pháp đánh giá tính bền vững dựa trên đánh giá của các bên tham gia ............ 45
2.3.3.1. Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu ............. 45
2.3.3.2. Đánh giá mức độ bền vững các nhân tố dựa vào thang đo Interval Scale ......... 47
2.3.3.3. Đánh giá tính bền vững dựa trên đánh giá của khách du lịch ............................. 48
2.3.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững du lịch dựa vào các nhóm chỉ tiêu....................48
2.3.5. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ...................................................................... 499
iv
2.3.4.1. Các bước điều tra khảo sát....................................................................................48
2.3.4.2. Mã hóa dữ liệu ......................................................................................................... 51
2.3.4.3. Mẫu nghiên cứu định lượng.................................................................................... 56
2.3.4.4. Cách thức thu thập dữ liệu ...................................................................................... 56
2.4 Mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA .............................................................. 56
2.4.1 Thu thập số liệu, tài liệu .............................................................................................. 56
2.4.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 57
2.4.3 Mô hình nghiên cứu luận án ....................................................................................... 57
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 60
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..................................................................... 60
DU LỊCH BỀN VỮNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU................................................................. 60
3.1. Tổng quan về Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................................... 60
3.1.1. Giới thiệu về Bà Rịa – Vũng Tàu .............................................................................. 60
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................... 60
3.2. Tài nguyên phát triển du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu................................................... 62
3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................................................................... 62
3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................................... 64
3.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ............................................................... 65
3.3. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ................................... 66
3.3.1. Định hướng chiến lược phát triển du lịch ................................................................. 67
3.3.2. Chính sách phát triển du lịch ..................................................................................... 68
3.3.3. Đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch ........................................................... 68
3.4. Thực trạng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................................... 69
3.4.1. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch .............................................................. 69
3.4.2. Khách du lịch .............................................................................................................. 70
3.4.3. Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành ....................................................................... 76
3.4.4. Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch ........................................................................... 77
3.4.5. Nguồn nhân lực du lịch ................................................................................................ 79
3.4.6. Quản lý nhà nước về du lịch ...................................................................................... 81
3.4.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch................................................................... 82
3.4.8. Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương................................. 82
3.5. Đánh giá hoạt động của du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu .............................................. 83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 88
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 89
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
BÀ RỊA – VŨNG TÀU ...................................................................................................... 89
v
4.1. Kết quả phân tích số liệu điều tra ................................................................................... 89
4.1.1. Định lượng các nhân tố ảnh hưởng............................................................................88
4.12. Đánh giá độ tin cậy của thang đo................................................................................97
4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................................98
4.1.4. Giả thuyết các nhân tố khám phá ............................................................................101
4.2. Hồi qui..............................................................................................................................104
4.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui.......................................................104
4.2.2. Kiểm định giả thuyết không có mối tương quan......................................................106
4.2.3. Kiểm định giả thuyết phương sai số không đổi.......................................................107
4.3. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................................108
4.4. Đánh giá cụ thể những mặt làm được trên quan điểm bền vững ........................... 109
4.5. Những tồn tại và nguyên nhân. ..................................................................................... 110
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 112
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................... 114
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ........................................... 114
DU LỊCH BỀN VỮNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................. 114
5.1. Những xu thế chung phát triển du lịch .......................................................................... 114
5.2. Những định hướng phát triển phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu ....... 119
5.3. Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu ......... 123
5.3.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế ............................ 123
5.3.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường ........ 127
5.3.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững từ góc độ văn hóa xã hội ............... 127
5.3.4. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu ...... 129
5.3.5. Nhóm giải pháp khác về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu..............131
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................................. 136
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................................. 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 142
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 149
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
ACAP
ASEAN
:
:
Khu Bảo tồn Annapurna
Hiệp hội các quốc gia đông nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)
Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
ADB
BVDL
CP
DV
DLBV
DVDL
GDP
EFA
GNP
HQ
HCM
IUCN
IRRI
JICA
17.
MICE
:
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
NCPTDL
PTDLBV
QLNN
RIO
USD
SPSS
UNIDO
:
:
:
:
:
:
:
25.
26.
27.
UNWTO
UNCED
UNCTAD
:
:
:
28.
WIPO
:
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property
Organization)
29.
WTTC
:
Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Bền vững du lịch
Chính phủ
Dịch vụ
Du lịch bền vững
Dịch vụ du lịch
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)
Hồi qui
Hồ Chí Minh
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
Nông nghiệp thế giới (International Rice Research Institute)
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation
Agency)
M-Meeting (hội nghị), I-Incentives (khuyến mãi, khen thưởng),
C-Conferences/Conventions (hội thảo, hội họp), EExhibitions/Events (triển lãm, sự kiện)
Nghiên cứu phát triển du lịch
Phát triển du lịch bền vững
Quản lý nhà nước
Hội nghị môi trường toàn cầu
Đồng đô la Mỹ /United States dollar
Phần mềm ứng dụng(Statistical Package for Social Sciences)
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc(United Nations
Industrial Development Organization)
Tổ chức Du lịch Thế giới
Ủy ban Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (United
Nations Conference on Trade and Development)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững ................... 14
Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững ....................................................... 15
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. ........................................................... 35
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch .................................................................. 36
Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh ......................................... 37
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. ............................................................ 45
Bảng 2.2: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh ......................................... 46
Bảng 3.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá ................. 61
Bảng 3.2 : GDP phân theo ngành kinh tế của tỉnh................................................................ 61
Bảng 3.3 : Cơ cấu GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................. 61
Bảng 3.4: Số lượt khách và ngày khách QT đến Bà Rịa-Vũng Tàu ...................................... 71
Bảng 3.5: Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với toàn quốc ................... 71
Hình 3.1: Thị trường khách du lịch quốc tế giai đoạn 2001 – 2010 .................................... 71
Bảng 3.6: Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với................................... 72
Bảng 3.7: Tỉ lệ khách QT đến Bà Rịa-Vũng Tàu so với TP. HCM ....................................... 72
Bảng 3.8: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu ................. 73
Bảng 3.9: Thị trường khách du lịch nội địa của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 .............. 74
Bảng 3.10: Số lượt khách và ngày khách nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu............................ 74
Bảng 3.11: Tỉ lệ khách nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với toàn quốc ............................. 74
Bảng 3.12: So sánh khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với ............................ 74
Bảng 3.13: Doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................ 75
Bảng 4.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ kinh tế.............................................. 90
Bảng 4.2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ xã hội............................................... 90
Bảng 4.3: Mức độ ảnh hưởng của hệ môi trường ................................................................. 91
Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài nguyên tự nhiên ........................................ 91
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá về tài nguyên nhân văn............................................................. 92
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá về các sản phẩm du lịch ........................................................... 93
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá về nguồn nhân lực .................................................................... 93
viii
Bảng 4.9: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở vật chất ................................................. 95
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá về các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật ...................................... 95
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá về các yếu tố quản lý nhà nước ............................................... 96
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá về các tiêu chí hoạt động phát triển du lịch bền vững.............. 97
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá chung của các hoạt động phát triển du lịch bền vững .............. 97
Bảng 4.14: Thống kê các biến quan sát sau khi kiểm định ................................................... 98
Bảng 4.15: Hệ số KMO và kết quả kiểm định Bartlett ......................................................... 99
Bảng 4.17: Bảng ma trận tự xoay (Rotated Component Matrixa) ....................................... 101
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp các nhân tố khám phá .............................................................. 102
Bảng 4.19: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy....................................... 106
Bảng 4.20: Bảng phân tích ANOVA ................................................................................. 106
Bảng 4.21:Hệ số tương quan giữa các biến độc lập............................................................ 107
Bảng 4.23: Bảng kết quả kiểm định Prearman ................................................................... 108
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững .................................................................................. 9
Lưu đồ 2.1: Các bước xác định nhân tố khám phá EFA ảnh hưởng chủ yếu......................... 44
Hình 2.1: Các bước điều tra khảo sát thực địa...........................................................................49
Hình 3.4 : Thị trường khách du lịch quốc tế của Việt Nam ................................................. 77
Lưu đồ 4.1: Các bước xác định nhân tố khám phá EFA ảnh hưởng chủ yếu..........................106
x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người sinh ra ai cũng muốn cuộc sống của mình và của cả cộng đồng được đầy đủ,
ấm no, hạnh phúc, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Để đạt được mục tiêu ấy,
con người đã tìm mọi cách để phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải khai thác, sử
dụng ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Quá trình khai
thác, sử dụng đó đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và làm tăng lượng phế thải, tác động
xấu tới môi trường, đưa đến hậu quả môi trường sinh thái ngày càng bị huỷ hoại và ô nhiễm.
Đứng trước vấn đề đó đòi hỏi phải tìm ra một con đường phát triển kinh tế hợp lý và hài hòa,
sao cho các vấn đề về kinh tế, văn hóa, dân số, xã hội, tài nguyên, môi trường phải được xem
xét một cách tổng thể để cùng phát triển, để không cản trở đến sự phát triển của nhau ở hiện tại
cũng như trong tương lai. Con đường đó chính là sự phát triển bền vững (PTBV).
Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững các ngành kinh tế nói riêng, trong
đó có du lịch đang là yêu cầu và là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia, mọi địa phương bởi
nó đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả và lâu dài. Bà Rịa – Vũng Tàu là lãnh thổ hội tụ
nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng phong phú, đa dạng về
tài nguyên du lịch biển trong đó có những tài nguyên du lịch đặc sắc như bãi biển Long Hải,
VQG Côn Đảo với di tích lịch sử cách mạng nhà tù Côn Đảo, khu BTTN Bình Châu – Phước
Bửu với nguồn khoáng nóng Bình Châu ... Với những tài nguyên du lịch đặc sắc như trên, đã
từ lâu hình ảnh điểm đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đã khá đậm nét trong du khách trong và
ngoài nước.
Với vị trí địa lý liền kề với TP.HCM – thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực
phía Nam; là cửa ngõ đường biển của vùng Đông Nam Bộ và khu vực phía Nam, Bà Rịa –
Vũng Tàu có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.
Với đặc điểm trên Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định là một trong những điểm đến du
lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ
nói riêng.
Mặc dù có nhiều lợi thế phát triển, tuy nhiên sự tăng trưởng của ngành du lịch Bà Rịa –
Vũng Tàu còn thiếu bền vững thể hiện qua các chỉ số thống kê ngành về khách, về tổng thu
nhập từ du lịch, về lao động trong ngành du lịch,v.v. Tính thiếu bền vững sẽ ảnh hưởng đến
mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần tạo nhiều cơ
hội việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng; bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cũng
như sẽ ảnh hưởng đến vị trí của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam.
1
Trong bối cảnh trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Phát triển du lịch bền
vững Bà Rịa – Vũng Tàu” là rất kịp thời, mang tính thời sự và cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu PTBV ngành du lịch đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm từ lâu.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề này không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là các công trình
hợp tác của nhiều nước, nhiều cơ sở nghiên cứu quốc tế. Các tài liệu cho thấy về mặt lý luận,
PTBV du lịch đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, việc giám sát sự phát triển đã được cụ thể
hoá qua hệ thống chỉ tiêu PTBV du lịch. Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững là nội
dung nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức ngay từ khi nó mới xuất
hiện những năm 1960, trong đó có các công trình làm nền tảng về mặt lý thuyết và thực tiễn
như: “Chỉ tiêu cho phát triển bền vững: lý thuyết, phương pháp và áp dụng” [33], “Du lịch
bền vững ở thế giới thứ 3” [41], “Tiếp cận với phát triển du lịch bền vững tại các điểm du
lịch” [42], “Phát triển Macao thành điểm du lịch bền vững: công nghiệp khách sạn” [43],
“Hiểu về phát triển du lịch bền vững”[44], “Du lịch bền vững: cái nhìn toàn cảnh” [45],
“Chỉ tiêu của phát triển bền vững đối với điểm du lịch”, [46], “Các chỉ thị của phát triển du
lịch bền vững đối với các điểm du lịch”, [47]. Các nghiên cứu trên đây đều tập trung vào việc
hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đánh giá tác động của phát triển du
lịch đối với môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và các các giải pháp nhằm phát
triển du lịch bền vững.
Ở Việt Nam: phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với
phát triển kinh tế xã nội nói chung và du lịch nói riêng, điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về
du lịch và phát triển du lịch bền vững cả về học thuật, thực tiễn và chính sách. Có các công
trình nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững làm nền tảng cho các nghiên
cứu ở Việt Nam như: “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” [27],
“Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Dự thảo: " C hương trình hành động của Chính phủ
thực hiện chiến lược phát triển bền vững” [26], "Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam" [6], “Du lịch bền vững” [4]. Các công trình nghiên cứu này đã
cung cấp cơ sở lý luận nền tảng, quan trọng cho việc phát triển du lịch và du lịch bền vững
nói riêng.Bên cạnh đó là các chính sách, khung pháp lý cho phát triển du lịch và phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam như: “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”[31], Luật du lịch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Đã tạo ra khung chính sách, căn cứ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển du lịch.
Đối với hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, có các công trình nghiên
cứu trong việc đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách như: “Phát triển du lịch bền vững
2
Bình Thuận” [22], “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” [18], “Một số giải
pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” [20].
Đối với hoạt hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, đến nay có một số công trình nghiên cứu như: “Một số giải pháp nhằm góp
phần phát triển Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015” [21], “ Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm năm 2020” [32]; Các đề tài này bước đầu
đã đi vào nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh B à R ị a – V ũ n g
T à u v à những đề tài mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, nghiên cứu chưa sâu vấn đề đặt
ra đối với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn đối với việc
nghiên cứu phát triển du lịch bền vững thì chưa có đề tài nào làm về vấn đề này. Đây là cơ
sở cấp t hiết đối với việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả.
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn một địa phương là Bà Rịa – Vũng Tàu để
nghiên cứu phát triển du lịch trên quan điểm PTDLBV, và thực tế cho đến nay chưa có một
luận án tiến sĩ nào về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu được thực hiện trên cơ
sở khoa học của kinh tế học, cũng như chưa có đề tài nào về nhận diện cũng như phân tích
nhân tố khám phá EFA các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của du lịch cấp địa
phương của các tỉnh thành trong cả nước.
Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay, quá trình nghiên cứu tác giả chưa tiếp cận được
công trình nghiên cứu nào trong và ngoài nước sử dụng phương pháp định lượng để phân tích
phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác đã xuất hiện rất nhiều. Ví dụ
Luận án tiến sĩ “Phát triển ngành cà phê Việt Nam” của nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Dưỡng
(2011) - Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ “Thực trạng và giải
pháp phát triển hoạt động xúc tiến CGCN ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vân
Anh (2012) – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã định
lượng các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau đó thiết lập hàm đa biến, xác định các nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu (nhân tố khám phá) làm cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp. Các nhân tố ảnh
hưởng được đề cập trong các luận án dựa trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước
đó, hoặc được xây dựng trên nền tảng lý thuyết nhất định.
Nhận thấy phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là một thế mạnh trong việc
nghiên cứu đề ra các giải pháp trong các lĩnh vực các ngành quản lý kinh tế ứng dụng và xã
hội hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng thấy rằng hoàn toàn có thể phân tích mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững trên cơ sở các kiến thức về kinh tế học và lý
thuyết về dịch vụ, từ đó sử dụng phương pháp định tính và định lượng làm cơ sở khoa học để
đề ra giải pháp phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn sử dụng phương pháp
định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu của đề tài không những hoàn thành mục tiêu
3
nghiên cứu là đề xuất những định hướn và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa –
Vũng Tàu mà còn góp phần cung cấp bộ công cụ nghiên cứu cho các công trình nghiên cứu
liên quan.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng và nhận dạng những nguyên nhân thúc đẩy và cản trở PTDLBV Bà
Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp
PTDLBV Bà Rịa – Vũng Tàu từ kết quả nghiên cứu phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững và kinh nghiệm phát triển du
lịch bền vững;
- Đánh giá thực trạng về phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Xây dựng 12 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu trên
cơ sở định tính và định lượng;
- Đề xuất những định hướng và giải pháp về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng
Tàu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động PTDLBV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du
lịch bền vững nhằm đề xuất những định hướng và giải pháp PTDLBV Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Về không gian: Trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Về thời gian: + Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê từ năm 2009 – 2013
+ Dữ liệu sơ cấp: Số liệu tiến hành điều tra khảo sát năm 2012
5. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Như thế nào là phát triển du lịch bền vững?
(2) Hiện trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đã bền vững chưa?
(3) Đâu là các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu?
(4) Đâu là các giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu?
4
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu thống kê của các báo cáo ngành du lịch, các nghiên cứu
khác có liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: Là dữ liệu tiến hành cuộc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp.
6.2. Khung nghiên cứu
Nguồn: của NCS
7. Những kết quả đạt được về ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và điểm
mới của luận án.
Việc nghiên cứu đã hoàn thành một số kết quả có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và
đạt được những điểm mới như sau:
7.1. Ý nghĩa về khoa học
Thứ nhất, hệ thống hóa PTBV, đặc biệt là PTDLBV và đề xuất khái niệm phát triển du
lịch bền vững.
Thứ hai, hệ thống hóa các nhân tố (12 nhân tố) ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du
lịch bền vững làm cơ sở phân tích, đánh giá về mặt định tính, định lượng. Các nhân tố ảnh
hưởng bao gồm: (1) Nhân tố thuộc hệ kinh tế; (2) Nhân tố thuộc hệ xã hội; (3) Nhân tố thuộc
hệ môi trường; (4) Nhân tố thuộc hệ tài nguyên tự nhiên; (5) Nhân tố thuộc hệ tài nguyên
nhân văn (6) Nhân tố thuộc hệ sản phẩm dịch vụ; (7) Nhân tố liên quan đến nguồn nhân
5
lực;(8) Nhân tố thuộc hệ chất lượng dịch vụ; (9) Nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng; (10)
Nhân tố liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật; (11) Nhân tố liên quan đến quản lý nhà nước về
du lịch; (12) Nhân tố thuộc hệ tiêu chí phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba, trên nền tảng kết quả định lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng, sử dụng chương
trình máy tính SPSS để phân tích các nhân tố khám phá, thiết lập phương trình hồi quy cho các
nhân tố khám phá, tiến hành kiểm định để đánh giá mức độ phù hợp của phương trình hồi quy
đã xác định được 4 nhân tố khám phá có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển du lịch bền vững
là: (1) “Nhóm nhân tố về môi trường”; (2)“ Nhóm nhân tố về xã hội ”;(3) “ Nhóm nhân tố về
kinh tế ”; (4) “Nhóm nhân tố về chất lượng sản phẩm du lịch”.
7.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Một là, giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển du lịch bền vững trong thời gian qua ở
Bà Rịa - Vũng Tàu;
Hai là, nhận dạng các nhân tố trong mô hình EFA liên quan trực tiếp phát triển du lịch bền
vững ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Ba là, tiến hành điều tra khảo sát xây dựng bảng hệ thống 12 nhân tố ảnh hưởng phát
triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu
Bốn là, sử dụng mô hình nghiên cứu đã xây dựng chỉ rõ các nguyên nhân thúc đẩy và cản
trở phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu
Năm là, từ việc phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm quốc tế, luận án đã
đưa 5 nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu đó là: (1) “Nhóm
nhân tố về kinh tế”; (2)“ Nhóm nhân tố về xã hội ”; (3)“ Nhóm nhân tố về môi trường”; (4)“
Nhóm nhân tố về chất lượng sản phẩm du lịch” và (5) Nhóm giải pháp khác PTDLBV Bà Rịa
– Vũng Tàu.
7.3. Điểm mới của luận án
Tư tưởng khoa học cốt lõi của luận án: để phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng
Tàu, cần phải chú trọng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên
nhằm bảo đảm lợi ích cho khách du lịch, cho doanh nghiệp du lịch, cho cộng đồng địa phương
và cho ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Quá trình tập trung đi sâu phân tích hoạt động phát
triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, luận án đã đạt được một số điểm mới sau:
Một là, tổng hợp các khái niệm phát triển bền vững và đặc biệt là phát triển du lịch bền
vững được đề cập từ các công trình nghiên cứu của quốc tế và trong nước phù hợp với bản
chất của thuật ngữ “phát triển du lịch bền vững” mở ra những hướng tiếp cận mới cho hoạt
động phát triển du lịch bền vững. Khái niệm phát triển du lịch bền vững được luận án đề xuất
là: “ Phát triển du lịch bền vững là tập hợp các hoạt động khai thác tài nguyên, tôn tạo, bảo tồn
và thể chế nhằm thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch bền vững, bao gồm thể chế và
hoạt động liên quan đến phát triển du lịch bền vững và một số hình thức hoạt động khác”.
6
Hai là, hệ thống hóa được 12 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền
vững để phân tích, đánh giá mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.
Ba là, từ việc phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm quốc tế, luận án đã
đưa 5 nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu đó là: (1) “Nhóm nhân
tố về kinh tế”; (2)“ Nhóm nhân tố về xã hội ”; (3)“ Nhóm nhân tố về môi trường”; (4)“ Nhóm
nhân tố về chất lượng sản phẩm du lịch” và (5) Nhóm giải pháp khác PTDLBV Bà Rịa – Vũng
Tàu.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững
Trên cơ sở dẫn dắt từ các khái niệm cơ bản liên quan như phát triển bền vững, phát triển
du lịch bền vững, xác định rõ các nguyên tắc và chỉ tiêu quốc tế về phát triển du lịch bền vững
và những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững;
Chương 2: Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Trình bày các nội dung về cách tiếp cận, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, qui
trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cách đánh giá phát triển du lịch bền vững.
Chương 3: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu
Giới thiệu tổng quan về Bà Rịa – Vũng Tàu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền
vững trên cơ sở các dữ liệu thống kê du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững
Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng ban đầu, xây dựng các nhân tố khám phá qua mô hình
toán hồi quy bội, cùng những kiểm định, để xác định nhân tố khám phá ảnh hưởng chủ yếu
đến hoạt động phát triển DLBV làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển
du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 5: Những định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp và kinh nghiệm trong nước
và quốc tế về phát triển du lịch bền vững. Luận án đã đề xuất những định hướng và giải pháp
phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững, gồm
2 phần chính: phần 1- trình bày những lý thuyết cơ bản có liên quan đến phát triển bền vững
và du lịch bền vững, bao gồm các lý thuyết về phát triển bền vững và du lịch bền vững, lý
thuyết hệ thống du lịch, lý thuyết lãnh thổ du lịch, chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của
khách du lịch; phần 2- trình bày các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững có liên quan đến
luận án.
1.1. Tổng quan về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm
sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa1. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều
quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn
hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Hiện nay, vẫn còn nhiều
tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm "Phát triển bền vững". Theo quan điểm
của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra năm 1980 thì: "Phát triển bền vững
phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các
điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và
dài hạn đan xen nhau". Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ
chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác được các
nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm
của mỗi một chúng ta: "Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm
phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự
sống trên Trái đất". Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát
triển (UNCED) đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, "Phát triển bền
vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu
của các thế hệ mai sau". Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó
có thể được thực hiện mãi mãi.
Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về phát triển
bền vững được các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, "Phát triển bền vững được hình thành
1
Theo [ 1 ]
8
trong s ho nhp, an xen v tho hip ca 3 h thng tng tỏc l h kinh t , h xó hi v
h mụi trng"
Công bằng giữa các thế hệ
Mục tiêu trợ giúp việc làm
Tăng trưởng Kinh tế
hiệu quả
ổn định
Xã hội
Đánh giá tác động môi trường
Tiền lệ hoá hoạt động môi trường
Phát triển
bền vững
Công bằng gữa các thế hệ
Sự tham gia của cộng động
Môi trường
Đa dạng sinh học và thích nghi,
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và ngăn chặn ô nhiễm
Hỡnh 1.1: Mụ hỡnh phỏt trin bn vng2
Theo quan im ny, phỏt trin bn vng l s tng tỏc qua li v ph thuc ln nhau
ca ba h thng núi trờn. Nh th, phỏt trin bn vng khụng cho phộp con ngi vỡ s u tiờn
phỏt trin ca h ny m gõy ra s suy thoỏi, tn phỏ i vi h khỏc. Thụng ip õy tht
n gin: Phỏt trin bn vng khụng ch nhm mc ớch tng trng kinh t. Hin nay, phỏt
trin phi da trờn tớnh bn vng c v mụi trng-sinh thỏi, vn hoỏ-xó hi v kinh t. Phỏt
trin bn vng mang tớnh ba chiu, ging chic king 3 chõn. Nu mt chõn b góy, c h
thng s b sp di hn. Cn phi nhn thc c rng, ba chiu ny ph thuc nhau v rt
nhiu mt, cú th h tr ln nhau hoc cnh tranh vi nhau. Núi n phỏt trin bn vng cú
ngha l to c s cõn bng gia ba chiu (ba tr ct). C th l:
- S bn vng v kinh t: To nờn s thnh vng cho cng ng dõn c v t hiu
qu cho mi hot ng kinh t. iu ct lừi l sc sng v s phỏt trin ca doanh nghip v
cỏc hot ng ca doanh nghip phi c duy trỡ mt cỏch lõu di.
- S bn vng xó hi: Tụn trng nhõn quyn v s bỡnh ng cho tt c mi ngi. ũi
hi phõn chia li ớch cụng bng, chỳ trng cụng tỏc xoỏ úi gim nghốo. Tha nhn v tụn
trng cỏc nn vn hoỏ khỏc nhau, trỏnh mi hỡnh thc búc lt.
- S bn vng v mụi trng: Bo v, qun lý cỏc ngun ti nguyờn hn ch n mc
ti thiu s ụ nhim mụi trng, bo tn s a dng sinh hc v cỏc ti sn thiờn nhiờn khỏc.
2
Theo [ 8] trang 95
9
1.2. Phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm
Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trên
thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi trường.
Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn
hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc
đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu không
có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du
lịch nhưng không được làm tổn hại đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường. Hay nói một cách khác, du lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch.
Ngoài sự phát triển thân thiện với môi trường, khái niệm bền vững còn bao hàm cách
tiếp cận du lịch thừa nhận vai trò của cộng đồng địa phương, phương thức đối xử với lao động
và mong muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế của du lịch cho cộng đồng địa phương. Nói cách khác,
du lịch bền vững không chỉ có bảo vệ môi trường, mà còn quan tâm tới khả năng duy trì kinh
tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững.
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch bền vững.
Du lịch bền vững được định nghĩa theo một số cách. Machado, 2003 [36] đã định nghĩa du
lịch bền vững là: "Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du
lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của
du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa
phương". Định nghĩa này tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du
lịch) chứ chưa đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch. Theo Hội
đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu
cầu cho các thế hệ du lịch tương lai" Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về
phát triển bền vững của UNCED. Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ đề cập
đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói đến nhu cầu của cộng
đồng dân cư địa phương, đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học... Còn theo Hens L.,1998
[34], thì "Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để
chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản
sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống". Định
nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tài nguyên du lịch để cho du lịch được phát
triển bền vững.
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm
1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: "Du lịch bền vững là việc
phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân
bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát
triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh
tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa
10
dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con
người" [6]. Định nghĩa này hơi dài nhưng hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các
yếu tố liên quan đến du lịch bền vững. Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân
cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá. Trong Luận án này, khái
niệm phát triển du lịch bền vững được hiểu theo nội hàm định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế
giới (UNWTO), năm 1992. Mục tiêu của Du lịch bền vững theo Inskeep, 1995 [35] là:
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường;
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển;
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa;
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách;
- Duy trì chất lượng môi trường.
Như vậy, với những quan điểm trên đây thì có thể coi phát triển du lịch bền vững là
một nhánh của phát triển bền vững nói chung đã được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát
triển và Môi trường xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du
lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững
theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các
hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây
dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững
chung của toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải phát triển các sản
phẩm du lịch có chất lượng cao, có khả năng thu hút và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao
của khách du lịch, song không gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng
thời phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên và môi trường. Về vấn đề này,
trong Chương trình Nghị sự 21 về công nghiệp du lịch và lữ hành hướng tới sự phát triển môi
trường bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Thế giới đã xác định “Các sản
phẩm du lịch bền vững là các sản phẩm được xây dựng phù hợp với môi trường, cộng đồng và
các nền văn hóa, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích chắc chắn chứ không phải là hiểm họa cho phát
triển du lịch” [6].
Một trong những trọng tâm quan trọng hàng đầu của phát triển du lịch bền vững hiện
nay là hướng tới sự cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế - xã hội và mục tiêu bảo tồn tài
nguyên, môi trường và văn hóa cộng đồng trong khi phải tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch. Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian
khi có sự thay đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát
triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận đảm bảo cho phát triển du lịch
bền vững phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trường với một quy hoạch thống nhất.
Ở Việt Nam, khái niệm phát triển du lịch bền vững còn tương đối mới. Nhưng thông
qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở các nước trên thế
giới, thì phát triển du lịch ở nước ta đang hướng tới có trách nhiệm đối với tài nguyên và môi
trường. Vì thế đã xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới ở Việt Nam: du lịch sinh thái, du lịch
thiên nhiên, du lịch xanh…
11
Trong các loại hình du lịch mới được phát triển ở Việt Nam vừa kể trên, du lịch sinh
thái được coi như một hướng tiếp cận quan trọng với phát triển du lịch bền vững. Do vậy,
tháng 9/1999 Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế
giới và Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo về Xây dựng
chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tại Hội thảo này, lần đầu tiên ở Việt Nam
đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái. Theo đó “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với việc giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [6].
Kết quả này được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình thúc đẩy
sự phát triển của du lịch sinh thái nói riêng và du lịch bền vững nói chung ở Việt Nam.
Mặc dù, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác liên quan
ở Việt Nam còn có những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch
bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số các ý kiến đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững
là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn
các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm
bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn
vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [6].
Trên quan điểm thống nhất với các diễn giải khái niệm “Phát triển du lịch bền vững”
của Luật du lịch Việt Nam (2005). Đồng thời, với tư duy theo hướng tiếp cận theo mục tiêu
của thuật ngữ “PTBV” khái niệm “ PTDLBV”, được tác giả đề xuất như sau: “ Phát triển du
lịch bền vững là phát triển những hoạt động du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, tạo
công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của các thành phần
tham gia du lịch... trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên; đồng thời có ý thức đến việc đầu
tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo
môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác
sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Theo quan điểm phát triển bền vững thì các hoạt động du lịch được coi là có tính bền
vững sẽ được phát triển sao cho các bản chất, quy mô, và phương thức phù hợp và bền vững
theo thời gian; phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường; có hỗ trợ cho công tác bảo tồn
các giá trị tự nhiên và văn hóa, cho cuộc sống của cộng đồng. Như vậy phát triển du lịch bền
vững cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
Một. Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh
nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
Hai. Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát
triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch; bao gồm phần
tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.
Ba. Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương
do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và
các mặt khác.
Bốn. Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ
12
hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng
đáng được hưởng.
Năm. Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao
thỏa mãn đầy đủ yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, thu nhập
cũng như các mặt khác.
Sáu. Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa
phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham
khảo tư vấn của các bên liên quan.
Bảy. An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân
địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ
trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi
hình thức.
Tám. Đa dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn
hoá dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các
điểm du lịch.
Chín. Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở
nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.
Mười. Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống,
sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.
Mười một. Hiệu quả của các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài
nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở,
phương tiện và dịch vụ du lịch.
Mười hai. Môi trường trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải
từ du khách và các hãng du lịch.
Quá trình phát triển du lịch mà đảm bảo giải quyết được các vấn đề nêu trên sẽ được
đánh giá là bền vững. Tuy nhiên sự phát triển đó chỉ mang tính tương đối bởi vì trong xã hội
luôn luôn có sự thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này có thể sẽ là nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, một nền kinh tế
nào có thể đạt được sự bền vững tuyệt đối. Mọi hoạt động, mọi biện pháp của con người chỉ
nhằm mục đích đảm bảo khả năng khai thác lâu dài các nguồn tài nguyên tự nhiên.
1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội,
thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch
phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du
lịch quốc tế cao: Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD... Du lịch là một trong những nguồn thu
ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như: Thailand, Philippin, Hongkong... Việc phát triển du lịch
còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như : giao thông, xây dựng, bưu điện,
hàng không, nông nghiệp, ngân hàng... Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du
khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước. Từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan
hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.
13
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu
truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững ngày càng
trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay:
Phát triển du lịch bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường
và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương.
Phát triển du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và
phúc lợi cho xã hội. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên
sẽ bị cạn kiệt.
Phát triển du lịch bền vững là giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái
môi trường trong hiện tại và tương lai.
Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên
nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người.
Phát triển du lịch bền vững là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước
trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước.
1.2.3. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững.
Có những loại hình du lịch được coi là bền vững hơn các loại hình khác. Trong khi đó, du
lịch tình dục hoặc du lịch 3-S (Sun, Sea and Sand: Nắng, Biển và Cát) ở hầu hết các nước cho
thấy không bền vững. Tuy nhiên, phần lớn các loại hình du lịch đều có thể phát triển với quy
mô rất lớn, do đó trở nên không bền vững (ví dụ, số lượng người đi du lịch săn bắn, câu cá quá
đông ở một khu du lịch). Phần lớn, các mô hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn thông
qua những thay đổi định lượng hoặc định tính.
Bảng 1.1: Phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững
Không tương thích
* Du lịch bờ biển có thị trường lớn
Tương thích cao
* Du lịch sinh thái
* Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực với môi * Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử thu hút
trường tự nhiên
khách ham tìm hiểu của 1 khu vực
* Du lịch tình dục
* Điểm du lịch đô thị có sử dụng những khu
vực trống
* Du lịch săn bắn và câu cá ở nơi quản lý yếu
* Du lịch nông thôn quy mô nhỏ
* Du lịch ở những nơi có môi trường nhạy * Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách thực
cảm như rừng nhiệt đới, nam cực, bắc cực...
hiện công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ của mình
Nguồn: A. Machado, 20033
Để củng cố khái niệm Du lịch bền vững, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của
3
Theo [36]
14
du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững.
Các tác giả như Krippendorf, 1982; Lane 1990; Hunter và Green, 1994; Godfrey, 1996;
Swarbrooke, 1999 sau khi nghiên cứu tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi
trường và xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là
không bền vững trong phát triển du lịch.
Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Du lịch kém bền vững hơn
Du lịch bền vững hơn
Phát triển nhanh
Phát triển hài hòa
Phát triển không kiểm soát
Phát triển có kiểm soát
Quy mô không phù hợp
Quy mô phù hợp
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn
Phương pháp tiếp cận theo số lượng
Phương pháp tiếp cận theo chất lượng
Tìm kiếm sự tối đa
Tìm kiếm sự cân bằng
Kiểm soát từ xa
Địa phương kiểm soát
Chiến lược phát triển:
Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện
Quy hoạch trước, triển khai sau
Kế hoạch theo dự án
Kế hoạch theo quan điểm
Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực
Phương pháp tiếp cận chính luận
Tập trung vào các trọng điểm
Quan tâm tới cả vùng
Áp lực và lới ích tập trung
Phân tán áp lực và lợi ích
Thời vụ và mùa cao điểm
Quanh năm và cần bằng
Các nhà thầu bên ngoài
Các nhà thầu địa phương
Nhân công bên ngoài
Nhân công địa phương
Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch
Kiến trúc bản địa
Xúc tiến Marketing tràn lan
Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối
tượng.
Nguồn lực: sự dụng tài nguyên nước, năng Nguồn lực: sử dụng vừa phải tài nguyên
lượng lãng phí
nước, năng lượng
Không tái sinh
Tăng cường tài sinh
Không chú ý tới lãng phí sản xuất
Giảm thiểu lãng phí
Thực phẩm nhập khẩu
Thực phẩm sản xuất tại địa phương
15