Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu chiết, tinh sạch thu chế phẩm saponin triterpen từ rau má và khảo sát một số hoạt tính sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU CHIẾT, TINH SẠCH THU CHẾ PHẨM
SAPONIN TRITERPEN TỪ RAU MÁ VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU CHIẾT, TINH SẠCH THU CHẾ PHẨM
SAPONIN TRITERPEN TỪ RAU MÁ VÀ KHẢO SÁT
MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Chuyên ngành : Công nghệ sinh học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GS.TS. ĐẶNG THỊ THU


HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….….…..v
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………….…....vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………. . vii
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………......viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ…………………………………………….……...x
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………….…..1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAU MÁ:.................................................................... 3
1.1.1. Tên gọi và phân loại............................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................... 4
1.1.3. Phương pháp thu hoạch........................................................................................ 6
1.1.4. Thành phần hóa học của rau má........................................................................... 6
1.1.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .................................................. 9
1.1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. ..................................................................... 9
1.2. HỢP CHẤT SAPONIN TRITERPEN................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm và cấu tạo của Saponin ..................................................................... 10
1.2.2. Tính chất hóa lý:................................................................................................. 11
1.2.3 Hoạt tính sinh học ............................................................................................... 12
1.2.4. Phân loại Saponin............................................................................................... 13
1.3. SAPONIN STEROID............................................................................................ 13
1.4. SAPONIN TRITERPEN...................................................................................... 15
1.4.1. Cấu tạo và phân loại........................................................................................... 15
1.4.1.1. Saponin triterpenoid pentacyclic. ................................................................... 16
1.4.1.2. Saponin triterpenoid tetracyclic...................................................................... 18

1.4.3. Tính chất lý hóa của Saponin triterpen. ............................................................. 20

i


1.4.4. Cấu tạo của các hợp chất Triterpen có trong rau má: ........................................ 21
1.4.5. Hoạt tính sinh học của các hợp chất saponin triterpen....................................... 22
1.4.5.1 Khả năng sản sinh collagen:............................................................................ 22
1.4.5.2 Khả năng kháng khuẩn, nấm và kháng virut: .................................................. 23
1.4.5.3 Chống ung thư: ................................................................................................ 23
1.4.5.4 Một số công dụng khác: ................................................................................... 24
1.4.6. Ứng dụng Saponin triterpen:.............................................................................. 25
1.4.6.1. Ứng dụng trong y tế ........................................................................................ 25
1.4.6.2 Ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm:..................................................... 27
CHƯƠNG II: .........................................................................................................................30
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .........................................................30
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU........................................................................................... 30
2.1.1. Rau má: .............................................................................................................. 30
2.1.2. Hóa chất: ............................................................................................................ 30
2.1.3. Dụng cụ, thiết bị:................................................................................................ 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 30
2.2.1 Phương pháp chiết tách saponin triterpene........................................................ 30
2.2.1.1 Tách chiết Saponin triterpene thô bằng dung môi ethanol.............................. 30
2.2.1.2 Phương pháp chiết saponin triterpene thô bằng nước cất ............................. 31
2.2.2. Phương pháp tinh sạch saponin triterpen: .......................................................... 31
2.2.2.1 Tinh sạch Saponin triterpen bằng n-Butanol và chlorofom: ........................... 31
2.2.2.2. Phương pháp kết tủa saponin triterpen bằng ete............................................ 32
2.3. PHƯƠNG PHÁP LOẠI BỎ CHẤT MÀU ........................................................... 32
2.3.1 Phương pháp tảy màu bằng than hoạt tính.......................................................... 32
2.3.2 Phương pháp tảy màu bằng silica gel.................................................................. 32

2.4. Phương pháp định tính và định lượng Saponin triterpen ...................................... 33
2.4.1. Phương pháp định tính Saponin triterpen .......................................................... 33
2.4.1.1 Phương pháp định tính Saponin triterpen bằng phản ứng tạo bọt.................. 33
ii


2.4.1.2 Phản ứng Liebermann – Burchard: ................................................................. 33
2.4.1.3 Phương pháp sắc ký bản mỏng:....................................................................... 33
2.4.2 Phương pháp định lượng Saponin triterpen ........................................................ 34
2.4.2.1. Định lượng Saponin triterpen bằng phương pháp cân khối lượng không đổi 34
2.4.2.2. Định lượng Saponin triterpen bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC)34
2.5 Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa của Saponin
triterpen. ....................................................................................................................... 34
2.5.1 Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn: .................................................. 34
2.5.2 Xác định khả năng chống oxy hóa theo phương pháp DPPH:............................ 35
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................36
3.1. Nghiên cứu, lựa chọn nguyên liệu ........................................................................ 36
3.1.1.Nghiên cứu hàm lượng Saponin triterpen trên 02 loại rau má............................ 36
3.1.2.Nghiên cứu hàm lượng Saponin triterpen trong rau má ở các địa phương khác
nhau. ............................................................................................................................. 37
3.1.3. Nghiên cứu hàm lượng Saponin triterpen trong rau má theo thời vụ:. .............. 38
3.1.4 Nghiên cứu hàm lượng Saponin triterpen trên các bộ phận của cây rau má: ..... 38
3.1.4 Nghiên cứu thành phần hóa học trong rau má Tây Phi:...................................... 39
3.2. Khảo sát hệ dung môi chiết tách các hợp chất Saponin triterpene ....................... 40
3.2.1.Nghiên cứu chiết tách Saponin triterpen bằng Ethanol ...................................... 40
3.2.2. Nghiên cứu chiết tách Saponin triterpen bằng nước. ......................................... 41
3.2.3. Kết quả định tính Saponin triterpen bằng phương pháp tạo bọt. ....................... 42
3.3. Nghiên cứu lựa chọn dung môi tinh sạch Saponin triterpene trong rau má.......... 43
3.3.1. Tinh sạch saponin triterpen bằng hệ dung môi n- Butanol và chloroform ........ 43
3.3.1.1 Kết quả tinh sạch Saponin triterpen bằng hệ dung môi n-Butanol và

Chlorofom .................................................................................................................... 43
3.3.2. Tinh sạch Saponin triterpen bằng phương pháp kết tinh: .................................. 45
3.3.4 Nghiên cứu phương pháp tảy màu cho sản phẩm Saponin triterpene................. 48
3.3.4.1.Nghiên cứu chất tảy màu là than hoạt tính ...................................................... 48
iii


3.3.4.2. Nghiên cứu chất tẩy màu bằng silicagel......................................................... 50
3.3.4.3. Nghiên cứu phương án tảy màu kết hợp than hoạt tính và silicagel. ............. 51
3.4. Xác định thành phần Saponin triterpen bằng phương pháp HPLC....................... 52
3.5. Nghiên cứu sản xuất Saponin triterpene dạng bột. ............................................... 54
3.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dịch tạo bột.............................................. 54
3.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, lưu lượng dòng khí sấy và áp suất khí nén................ 56
3.5.2.1. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ không khí sấy:........................................... 56
3.5.2.2. Xác định ảnh hưởng của lưu lượng dòng nhập liệu ....................................... 57
3.5.3.3. Xác định ảnh hưởng của áp suất khí nén........................................................ 58
3.6. Kết quả xác định hoạt tính sinh học của cao rau má chứa Saponin triterpen ....... 61
3.6. Kết quả xác định hoạt tính sinh học của cao rau má chứa Saponin triterpen ....... 62
3.6.1 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của Saponin triterpen: ..................................... 62
3.6.2 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của Saponin triterpen: .................................. 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................67

iv


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Đặng Thị Thu –

Giảng viên Bộ môn Công nghệ vi sinh, Ths. Nguyễn Chí Dũng – Trung tâm Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội người đã có nhiều công sức tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô đang công tác và làm việc tại Viện Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, tập thể cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các đồng nghiệp tại Trung tâm Công nghệ sinh
học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên và giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn về mọi sự giúp đỡ!
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2012
Học viên

Phạm Thị Thu Hiền

v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà bản thân tôi đã trực tiếp thực
hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2012
Học viên


Phạm Thị Thu Hiền

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Str

Saponin triterpen

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

IC50

Half maximal inhibitory concentration

HPLC

High performance liquid chromatography

B.subtilis

Bacillus subtilis

S.aureus

Staphylococcus aureus


E.coli

Escherichia coli

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tên gọi của rau má ........................................................................................ 3
Bảng 1.2: Thành phần các Saponin triterpen trong rau má Tây Phi .............................. 7
Bảng 1.3: Thành phần hóa học các hợp chất có trong rau má Việt Nam ...................... 7
Bảng 1.4: Thành phần các hợp chất hưu cơ có trong rau má Ấn Độ............................. 8
Bảng 1.5: Công thức cầu tạo của các hợp chất Saponin triterpen trong rau má. ......... 21
Bảng 1.6: Một số công trình nghiên cứu khả năng chữa bệnh của rau má của các
quốc gia trên thế giới.................................................................................................... 25
Bảng 1.7: Thành phần cao rau má trong các loại thuốc đông y................................... 27
chữa bệnh ..................................................................................................................... 27
Bảng 3.1: Các thành phần chính của rau má Tây Phi ................................................. 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ than hoạt tính đến khả năng tẩy màu ................... 48
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ dịch đến quá trình tảy màu................................... 49
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ dịch đến quá trình tảy màu................................... 49
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ silicagel đến quá trình tảy màu và dịch. .............. 50
Bảng 3.6: Kết quả tảy màu sử dụng than hoạt tính và silicagel................................... 51
Bảng 3.7: Thành phần các Saponin triterpen trong cao rau má ................................... 53
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chất độn đến chất lượng cảm quan sản phẩm sấy phun..... 55
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đầu vào đến hiệu suất thu hồi và giá trị

cảm quan của sản phẩm................................................................................................ 56
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của áp suất khí nén đến hiệu suất thu hồi và chất lượng sản
phẩm ............................................................................................................................. 59

viii


Bảng 3.12. Thông kê thông số kỹ thuật cho quá trình sấy phun saponin triterpen...... 60
Bảng 3.13: Khả năng kháng vi khuẩn của Saponin triterpen....................................... 62
Bảng 3.14: Kết quả xác định khả năng ức chế gốc tự do............................................ 64

ix


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Thân và rễ cây rau má ......................................................................................5
Hình 1.2: Hoa cây rau má ................................................................................................6
Hình 1.3: Cấu tạo chung của Saponin............................................................................11
Hình 1.4: Khung Olean ..................................................................................................16
Hình 1.5: Khung Ursan ..................................................................................................17
Hình 1.6: Khung Lupan..................................................................................................18
Hình 1.7: Khung Hopan .................................................................................................18
Hình 1.8: Khung Dammaran ..........................................................................................19
Hình 1.9: Khung Lanostan .............................................................................................20
Hình 1.10: Khung Cucurbitan ........................................................................................20
Hình 1.11: Một số sản phẩm từ rau má:.........................................................................28
Hình 1.12: Một số sản phẩm thực phẩm sản xuất từ rau má..........................................29
Hình 3.1: Hàm lượng Saponin triterpen trong một số loại rau má ................................36
Hình 3.2: Hàm lượng Saponin triterpen trong rau má Tây Phi ở các địa phương .........37
Hình 3.3: Hàm lượng Saponin trong rau má theo thời vụ..............................................38

Hình 3.4: Hàm lượng Saponin triterpen trong các bộ phận của cây rau má ..................39
Hình 3.5: Hàm lượng Saponin triterpen chiết bằng ethanol và nước ............................41
Hình 3.6: Hàm lượng Saponin triterpen toàn phần ........................................................42
Hình 3.7: Kết quả định tính Saponin triterpen bằng phương pháp tạo bọt ...................43
Hình 3.8: Hàm lượng Saponin triterpen trong cao n-butanol ........................................44

x


Hình 3.9: Hàm lượng Saponin triterpen sau khi tinh sạch bằng chlorofom ..................45
Hình 3.10: Kết quả tinh sạch Saponin triterpen bằng phương pháp hệ dung môi và
phương pháp kết tinh......................................................................................................46
Hình 3.11: Sắc ký đồ của Saponin triterpen toàn phần..................................................47
Hình 3.12 : Mẫu được tẩy màu bằng hỗn hợp silicagel và than hoạt tính ....................51
Hình 3.13: Kết quả phân tích HPLC cho mẫu nghiên cứu ...........................................53
Hình 3.14: Kết quả phân tích HPLC – mẫu chuẩn.........................................................53
Hình 3.15 : Quy trình công nghệ trên quy mô phòng thí nghiệm..................................61
Hình 3.16: Kết quả kiểm tra tính kháng khuẩn của sản phẩm Saponin triterpen ..........63
Hình 3.17: Hoạt tính chống oxy hóa của Saponin triterpen..........................................65

xi


MỞ ĐẦU
Rau má thuộc họ hoa tán (Apiaceae), có tên khoa học là centella asiatica, có
nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới Srilanca, Indonesia, Iran, Ấn Độ và một phần vùng
Đông Nam Á. Rau má chứa khá nhiều chất có hoạt tính sinh học như Saponin
(asiaticosid, axit asiatic, madicassosid, axit madecassic), các phytosterol, tinh dầu
(vallerin, camphor, cineol), các khoáng chất (Ca, Fe, Mg, P, Zn…), các loại vitamin
(B1, B2, B3, C và K), amino axit (glutamic, serin, threonin, alanin, lysin, histidin),

tanin và alkaloid.
Rau má trong lịch sử đã được sử dụng như một loài thảo dược quý, từ nhiều thế
kỷ trước rau má đã được sử dụng làm thuốc ở các nước như Ấn độ, Trung Quốc, Việt
Nam… Rau má còn được người Trung Quốc cổ xưa coi là một phương thuốc diệu kỳ
“trường sinh bất lão”. Ở các nước Đông Nam Á rau má được sử dụng như là một
phương thuốc cải thiện thanh quản, cải thiện hệ trao đổi chất và chữa các bệnh về
đường hô hấp như, hen, suyễn, lao phổi; đuờng tiết niệu, làm lành vết thương, vết bỏng
nhanh chóng, bệnh nhiễm khuẩn vết thương, ung nhọt…. Lợi ích đó có được là nhờ
hợp chất triterpene saponin trong rau má (trong đó có 03 thành phần chính là
asiaticoside, axit madecassic và axit asiatic chiếm khoảng 1- 4%.
Trên cơ sở những nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước cho thấy hợp chất
triterpen trong rau má rất được quan tâm, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản… Các hợp chất của triterpene được ứng dụng trong các sản phẩm y, dược,
thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp. Các nước này không chỉ nghiên cứu chiết xuất ra
các hợp chất triterpen hỗn hợp trong rau má mà còn đi sâu nghiên cứu các thành phần
trong hợp chất triterpene như asiatic, madecassic và asiaticoside để ứng dụng trong các
lĩnh vực khác. Ở Việt Nam việc nghiên cứu vấn đề này đang được bắt đầu. Xuất phát từ
mối quan tâm này chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết, tinh sạch thu chế
phẩm Saponin triterpen từ rau má và khảo sát một số hoạt tính sinh học”.
Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số nội dụng sau:

1


-

Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu rau má chứa Saponin triterpen.

-


Nghiên cứu các hệ dung môi tách chiết hợp chất Saponin triterpen

-

Nghiên cứu phương pháp tinh sạch Saponin triterpen.

-

Khảo sát một số hoạt tính sinh học Saponin triterpen.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAU MÁ:
1.1.1. Tên gọi và phân loại
Rau má là một loài cây một năm thân thảo trong họ Hoa tán. Rau má hay còn
được gọi là Tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo. Trên thế giới có khoảng 33 loài rau má,
nhưng ở Việt Nam chỉ có một loài là Centella asiatica.
Tên khoa học: Centella asiatica
Tên

khoa

Hydrocotyle

học

asiatica


đồng
L,

nghĩa:

Trisanthus

cochinchinensis Lour
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Apiales
Họ: Apiaceae
Chi: Centella
Loài: C.asiatica
Có nhiều cách để phân loại rau má. Có thể phân loại theo vùng, theo đặc điểm
thực vật, theo nguồn gốc.
Tên gọi và các tên đồng nghĩa của rau má ở các quốc gia thể hiện trong bảng
1.1 dưới day: [24]
STT

Bảng 1.1: Tên gọi của rau má
Ngôn ngữ
Tên gọi

1

Trung Quốc

Luei Gong Gen, Tungchian


2

Anh

Indian pennywort

3

Pháp

Hydrocotyle asiatique

3


4

Đức

Asiatischer Wassernabel

5

Indonesia

Kaki kuda, Pegagan, Antanan,
Gagan – gagan…

6


Ý

Idrocotile

7

Nhật

Isubo-kusa

8

Mauritius

Bavilacqua

9

Tây Ban Nha

Blasteostimulina

- Phân loại theo vùng: có 2 loại
+ Rau má vùng đồi: Lá nhỏ, thân nhỏ cứng bò sát mặt đất.
+ Rau má vùng đồng bằng: Lá to, thân to.
- Phân loại theo đặc điểm thực vật: có 03 loại
+ Rau má cọng tím: Thân tím, phiến là hình răng cưa.
+ Rau má mèo: Cây thấp, lá nhỏ bò sát mặt đất.
+ Rau má mỡ: Thân to, lá to xanh mướt và cây cao.

- Phân loại theo nguồn gốc: có 02 loại
+ Rau má ta: Có nguồn gốc ở Việt Nam từ rất lâu đời: lá nhỏ, thân bò sát mặt
đất.
+ Rau má tây phi: Có nguồn gốc từ Tây Phi, do nước ta mới nhập về: lá to xanh
mướt, cuống lá dài, thân to mượt, mịn và trơn, thường nhiều thân ít lá. [2]
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Rau má là loài cây rất quen thuộc ở Việt Nam, mọc tự nhiên khắp nơi, từ vùng
hải đảo, ven biển đến vùng núi, ở độ cao dưới 1800m. Loài cây này ưa ẩm, hơi chịu
bóng, thường mọc thành đám ở vườn, bờ đê nương rẫy, bờ ruộng, ven rừng. Vào mùa
mưa ẩm, rau má sinh trưởng rất mạnh, nhanh và khỏe. Cây ra hoa quả nhiều vào cuối
mùa hè đầu mùa thu, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Do có khả năng đẻ nhánh khỏe,
cây thường tạo thành từng đám dày đặc.

4


a. Thân
Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại
thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh
đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình
thận, màu xanh với cuống dài và phần
đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhắn với các
gân lá dưới dạng chân vịt. Lá có cuống
dài mọc từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi
tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có
gân dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc
ra từ cuống dài khoảng 5 – 20cm.

Hình 1.1: Thân và rễ cây rau má
b. Hoa

Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
Mỗi hoa được bao phủ một phần trong hai lá bắc mầu xanh. Các hoa lưỡng tính này
khá nhỏ (nhỏ hơn 3mm), với thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình
mắt lưới dày đặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả
với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm.

5


Hình 1.2: Hoa cây rau má

c.Rễ
Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được
che phủ bằng các lông tơ ở rễ. [2]
1.1.3. Phương pháp thu hoạch
Rau má sau khi trồng được 30 – 35 ngày thu hoạch lứa đầu tiên nhưng năng suất
chưa cao vì cây chưa bò dày. Năng suất cao từ lần thu hoạch thứ 2, thứ 3.
Có hai cách thu hoạch rau má:
Cách thứ nhất: Dùng dao hay liềm sắc cắt ngang cuống lá để lại phần thân (vì
thân bò sẽ phân cành và ra lá mới sau khi các mắt đốt có rễ). Thu hoạch rau má theo
cách này chỉ dùng rau má với mục đích làm nước giải khát.
Cách thứ hai: Thu hoạch hết cả rễ, thân, lá rau má còn gọi là thu hoạch kiểu
cuốn chiếu - nghĩa là thu hoạch đến đâu hết đến đó; vì rau má thường mọc lan theo
những bụi rất lớn, có thể lan rộng và đan xen giữa bụi này và bụi kia. Thu hoạch theo
cách này thường để dùng làm thuốc, cây càng già càng tốt. [11]
1.1.4. Thành phần hóa học của rau má
Về thành phần hóa học, rau má chứa khá nhiều hợp chấp có hoạt tính sinh học
như các saponin triterpen, các phytosterol, tinh dầu (vallerrin, camphor, cineol), các
khoáng chất (Ca, Fe, Mg, Mn, P, Zn…), các loại Vitamin (B1, B2, B3, C và K), amino


6


axit cần thiết (glutamic, serin, threonin, alanin, lysin, histidin), tanin và alkaloid có tên
là hydrocotylin. [3]
Theo kết quả nghiên cứu của Jacinda T.James và cộng sự năm 2008 thành phần
các Saponin triterpen trong rau má Tây Phi như sau: [23]
Bảng 1.2: Thành phần các Saponin triterpen trong rau má Tây Phi
Mẫu
Asiatic acid
Madecassic
Asiaticoside
Madecassoside
acid
Dịch

huyền 0,16± 0,032

0,28 ± 0,036

1,38 ± 0,02

1,67 ± 0,012

phù tế bào


0,19±0,016

0,24 ± 0,013


2,46 ± 0,092

2,35 ± 0,089

Lá rau má

1,89 ± 0,08

1,97 ± 0,007

5,23 ± 0,025

4,76 ± 1,342

Theo nghiên cứu của Brinkhaus năm 2000 các saponin triterpen trong rau má
thường chiếm tỷ lệ từ 1% đến 8% tùy nơi trồng và mùa thu hái, trong đó bao gồm các
chất như: Asiaticoside, centelloside, madecassoside, brahmo-side, brahminoside,
thankuniside, sceffoleoside, centellose, and asiatic, brahmic, centellic and madecasic
acids. Tuy nhiên chiếm tỉ lệ lớn nhất vẫn là 04 loại asiatic acid, madecassic acid,
asiaticoside và madecassoside.
Ngoài ra trong rau má còn có các thành phần hóa học sau: Kết quả nghiên cứu
của GS.TS Hà Huy Khôi trên rau má Việt Nam: [3]
Bảng 1.3: Thành phần hóa học các hợp chất có trong rau má Việt Nam
Thành phần
Rau má rừng
Rau má mỡ
Năng lượng

Thành phần chính


Kcal

2,5

20

Nước (g)

91,1

88,2

Protein (g)

3,1

3,2

Glucid (g)

3,1

1,8

Cellulose (g)

1,5

4,5


7


Muối khoáng

Vitamin

Tro (g)

1,2

2,3

Calcium (mg)

172

229

Phospho (mg)

24

20

Sắt (mg)

0,2


3,1

β – Caroten (mcg)

260

1300

VTM C (mg)

20

37

VTM B1 (mg)

0,13

0,15

VTM B2 (mg)

0,26

0,14

Kết quả nghiên cứu từ Dự án Phát triển cây thuốc của Ấn Độ, rau má có các
thành phần cơ bản sau: [22]

STT


Bảng 1.4: Thành phần các hợp chất hưu cơ có trong rau má Ấn Độ
Thành phần
Đơn vị
Hàm lượng (/100gam)

1

Nước

g

84,5 (86,9)

2

Năng lượng

Kcal

37,0

3

Protein

g

2,1


4

Chất béo

g

0,5

5

Cacbonhydrat

g

6,0

6

Calcium

mg

224,0

7

Phospho

mg


32

8

Sắt

mg

1,32

9

Kẽm

mg

3,95

10

Đồng

mg

0,55

11

Caroten


mcg

87,1

8


1.1.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Centella asiatica được sử dụng đầu tiên vào năm 1700 sau công nguyên
(Madaus, 1938). Có thể nó đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ thời tiền sử
(Kartnig, 1988) và được dùng như phương thuốc cho thời kỳ sinh nở với tên gọi là
“manduk – parni” (Madaus, 1938). Khoảng 500 năm sau công nguyên, Centella
asiatica đã được ghi lại bằng mật hiệu trong y học Sanskrit của người Ấn Độ. Rau má
cũng có tên trong phương thuốc chữa bệnh của người Java, quốc đảo Indonesia,
Madagascar và Trung Quốc (Kan, 1986).
Năm 1887, rau má được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hủi (Wolfram, 1965).
Năm 1940, Bontemp đã chiết tách và tinh sạch được asiaticosid có trong rau má,
chứng minh được dược lý quan trọng và khả năng chữa bệnh của rau má là từ chất này;
tiếp theo là hàng loạt các nghiên cứu vào năm 1945 (Kartning, 1986) và nhóm nghiên
cứu Polonsky đã lần lượt tìm ra được cấu trúc phân tử của các hợp chất triterpenoids
trong rau má vào năm 1953-1959 (steingger and Hansel, 1992).
Ngày nay, các hợp chất triterpen được chiết từ rau má đã xuất hiện nhiều trong
các dược phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước châu Âu
thường đưa vào dưới dạng kết hợp cùng nhiều hợp chất khác, thường các hợp chất
triterpen chiếm tỉ lệ từ 2-4 %; nhưng ở các nước Đông Á con người sử dụng ở dạng
tươi hoặc được sấy khô rồi chiết thành dạng cao hoặc chế thành kem bôi.
1.1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính chất, công dụng của rau má đối với
sức khoẻ của con người. Ở Việt Nam từ thập kỷ 70, trường Đại học Dược đã nghiên

cứu chiết suất hỗn hợp triterpen từ rau má và bào chế một số sản phẩm có chứa cao rau
má để làm thuốc chống viêm, chống loét; Giáo sư y học nổi tiếng Việt Nam Tôn Thất
Tùng đã sử dụng chế phẩm này để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh lao.
Năm 1982 GS. Đặng Hồng Vân (Đại học Dược Hà Nội) đã có những nghiên cứu
về hàm lượng saponin triterpen có trong rau má giữa miền Bắc và miền Nam.
9


Năm 1990, nghiên cứu của dược sỹ Trần Việt Hưng về rau má và căn bệnh ung
thư.
Năm 2007, đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt
về công dụng của rau má “Nghiên cứu giải độc lá ngón bằng rau má”.
Năm 2008, đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Đỗ Thị Thanh Huyền và cộng sự thuộc
Viện Công nghiệp thực phẩm là “nghiên cứu công nghệ sản xuất một số thực phẩm
chức năng và chế phẩm saponin từ cây rau má phục vụ cho công nghiệp dược phẩm”.
Năm 2010, nghiên cứu của Thạc sỹ Nguyễn Chí Dũng và cộng sự thuộc Trung
tâm CNSH & CNTP Hà Nội về nghiên cứu quy trình tách chiết và sản xuất viên nang
chức năng từ hợp chất Saponin trong rau má.
Ngoài ra những ứng dụng của rau má chỉ được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt
nam chủ yếu dưới dạng cao rau má (dược Hậu Giang).
Thực tế trên cho thấy ở Việt Nam hiện nay mới bắt đầu có những nghiên cứu đi
sâu vào việc tách chiết các hợp chất triterpen từ rau má, hợp chất có lợi cho việc cải
thiện sức khoẻ cũng như ngăn ngừa bệnh lây nhiễm cho bệnh nhân trong thời gian hồi
sức. Cũng qua tìm hiểu trên thị trường công nghệ và sản phẩm của Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc, Mỹ, các nước Đông Âu, cho thấy với điều kiện của Việt Nam hiện nay,
chúng ta chỉ có thể nghiên cứu tách chiết các hợp chất triterpen từ rau má dưới dạng
hỗn hợp các hợp chất triterpen. Những điều tra về thị trường công nghệ và sản phẩm
cho thấy với những nghiên cứu về rau má và hợp chất triterpen trong rau má công
nghệ tuy đơn giản nhưng khi đi sâu vào việc tinh chế, làm sạch tạo ra được một sản
phẩm được thị trường chấp nhận là một vấn đề không đơn giản, cần có sự nghiên cứu

chi tiết và sâu sắc hơn.
1.2. HỢP CHẤT SAPONIN TRITERPEN
1.2.1. Khái niệm và cấu tạo của SaponinH
Khái niệm: Saponin là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực
vật và có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. Theo tiếng Latinh “sapo” có nghĩa

10


là xà phòng và thực tế thường gặp là từ “saponification” có nghĩa là sự xà phòng hóa
trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Cấu tạo: Saponin được cấu tạo từ sapogenin và phần đường. Phần đường có thể
gồm một hay một số phân tử monose (thường là D-Glucoza, D-Galactoza, L-Arabioza,
L-Rammoza) thông qua liên kết glucosid. [ 7, 8]

Hình 1.3: Cấu tạo chung của Saponin
1.2.2. Tính chất hóa lý:
Trong tự nhiên saponin từ các nguồn thực vật khác nhau, có sự đa dạng về tính
chất lý học, hóa học và đặc điểm sinh học, nhưng đa số chúng đều có những đặc điểm
cơ bản sau:
Khi tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo
nhiều bọt, gây tiêu huyết, ly giải hồng huyết cầu do làm tăng độ thấm qua màng
plasma, do vậy chúng có độc tính cao khi tiêm vào mạch máu. Nhưng một số Saponin
không độc hại có trong một số thực phẩm giá trị như đậu nành, đậu xanh, rau chân vịt,
kiểu mạch…
11


Đa số các hoạt chất saponin có liên quan đến vị đắng, dễ gây kích ứng niêm
mạc. Tan trong nước, trong ethanol, methanol loãng, rất ít tan trong aceton, hexan.

Các saponin đều là chất hoạt quang, điểm nóng chảy của các saponin thường rất
cao (khoảng 2000C).
Tính tan là nhân tố quan trọng đối với hoạt tính sinh học và quá trình tách chiết
của saponin. Tính tan phụ thuộc vào cấu trúc của monose của saponin và tỷ lệ thành
phần, nồng độ của bidesmosit saponin. Dạng monodesmosid bản thân ít tan trong nước
(dạng tinh chế) và có thể được tách chiết dễ hơn do tác động lên tính tan của các hoạt
chất đi kèm. Ngoài ra, tính tan của saponin cũng bị ảnh hưởng bởi đặc tính của dung
môi chiết tách, nhiệt độ, pH, nước. Ví dụ: với nồng độ ethanol từ 30%-100%, tính tan
của soyasaponin Bb đạt giá trị cực đại (tại ethanol 60%).
Các Saponin triterpenoid khi tác dụng với antimoin triclorua trong dung dịch
chloroform phát huỳnh quang màu xanh dưới tia UV.
Trong quá trình chế biến, cấu trúc phức tạp của saponin có thể có sự biến đổi
hóa học, nó thậm chí còn có thể biến đổi một số đặc tính. Do dưới tác dụng của nhiệt
độ kiên kết glycosid bị đứt tạo thành các aglycone và glycone, các mạch đường oligo
hay đường đơn tùy thuộc vào phương pháp thủy phân hay điều kiện thủy phân.
Dưới tác dụng của enzim có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do axit loãng,
Saponin bị thủy phân tạo thành genin (sapogenin) và phần đường gồm một hoặc nhiều
phân tử đường…Phần genin có thể có cấu trúc cholan như sapogenin steroid hoặc
sapogenin triterpenoid dạng β-amirin (acid olenoic), dạng α-amirin (acid asiatic), dạng
lupol (acid buletinie) hoặc triterpen bốn vòng.
Saponin có loại axit, kiềm hoặc trung tính. Trong đó, triterpen saponin thường
trung tính hoặc axit. Steroid saponin nhóm spirostan furostan thuộc loại trung tính, còn
nhóm glicoancaloid thuộc loại kiềm. [ 9]
1.2.3 Hoạt tính sinh học
Ban đầu người ta sử dụng dịch chiết thô từ các cây có saponin để đánh giá hoạt
tính sinh học, với sự phát triển của công nghệ tách chiết, tinh chế, người ta ngày càng
12



×