Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài thi Bình giảng thơ của giáo viên (bài thơ Đi Đường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.95 KB, 4 trang )

Giáo viên : Nguyễn Thị Tuyết
1. Giới thiệu:
- Kính thưa Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi;
- Kính thưa quý vò đại biểu;
- Kính thưa quý thầy cô giáo.
Lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt cho tập thể giáo viên trường THCS
Nguyễn Du gởi đến quý vò lời chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
Kính thưa tòan thể hội thi !
Cách đây gần 20 năm, vào một ngày cuối tháng 3 năm 1990 tại Hà Nội,
trong hội thảo khoa học quốc tế mang tên: “ Chủ tòch Hồ Chí Minh – Anh hùng
giải phóng dân tộc Việt Nam – Nhà văn hóa lớn” đã có hàng trăm tham luận
được đọc lên như những tổng kết cuộc phẩu thuật cơ thể tinh thần con người vó
đại nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX nhằm tôn vinh vẻ đẹp tuyệt vời của
Người – Hồ Chí Minh. Trong đó, nổi bật lên là bài tham luận của bà Mu Lơ Hê
Len Mác Vi Vơ – Một cố vấn khoa học, khi kết thúc bài tham luận bà đã nói to
một câu làm cho cả hội trường lặng đi: “ Tôi là một người Mỹ độc lập, vì Hồ Chí
Minh mà tôi sống trên thế giới này, Người cũng là chủ tòch của chúng tôi.”
Quả thật, Bác Hồ của chúng ta là vầng dương rực rỡ tỏa sáng cho cả nhân
lọai chứ đâu chỉ riêng mỗi người con của đất nước Việt Nam. Con người Bác,
tâm hồn Bác, cuộc đời và sự nghiệp của Bác mãi mãi là tấm gương sáng ngời
cho chúng ta tự hào, học tập, noi theo.
Hôm nay, hòa trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm sinh nhật
lần thứ 118 của Người, cùng hưởng ứng cuộc vận động học tập, làm theo tấm
gương đạo đức HCM, chúng ta lại có dòp cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn
những áng văn, lời thơ của Bác và những tác phẩm viết về Bác.
Đến với hội thi bình thơ về thơ văn của Chủ tòch Hồ Chí Minh hôm nay,
trường THCS Nguyễn Du xin được gởi đến một bài bình về bài thơ “Đi đường”
trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
2. Hòan cảnh sáng tác của tập “ Nhật ký trong tù”:
“ Nhật ký trong tù” là một tập thơ nhật ký được Bác viết trong thời gian
bò chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, rồi bò giải đi trên 30 nhà lao của 13


huyện thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc thời gian 14 tháng (từ mùa thu năm
1942 đến mùa thu năm 1943); tập thơ gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán. Tác
phẩm được dòch ra nhiều thứ tiếng và được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới
trở thành một tài sản chung, một tập thơ vô giá, một viên ngọc quý của nền văn
hóa nhân loại.
3. Giá trò nội dung và nghệ thuật:
Trường : THCS Nguyễn Du
Giáo viên : Nguyễn Thị Tuyết
“ Nhật ký trong tù” có sức lay động, hấp dẫn lớn vì những giá trò tư tưởng
lớn lao và giá trò nghệ thuật đặc sắc độc đáo: Ngòai việc phản ánh hiện thực
đen tối về nhà tù của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, tập thơ còn thể
hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của Bác: Đó là lòng yêu nước, thương dân,
niềm khát khao tự do cháy bỏng; đó là tình thương yêu vô hạn của Bác dành cho
mọi con người. Đặc biệt “ Nhật ký trong tù” thể hiện sáng ngời tinh thần kiên
cường bất khuất, bản lónh cách mạng phi thường và cốt cách nghệ sỹ lớn của
người chiến sỹ vó đại Hồ Chí Minh. Tất cả điều đó được hiện lên qua vẻ đẹp
hồn nhiên, trong sáng, giản dò của lớp ngôn từ hình ảnh hàm súc giàu ý nghóa
sâu xa. Tập thơ là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.
4. Giới thiệu bài thơ “Đi đường”:
Một trong những vẻ đẹp ấy được thể hiện qua bài thơ số 29 của tập thơ
được sáng tác khi Bác đang trên đường bò giải đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ
có tên: “Đi đường”.
5. Đọc diễn cảm:
ĐI ĐƯỜNG
(Tẩu lộ)
Trong bản phiên âm Bác viết:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trung san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ có miện gian.

Tác giả Nam Trân đã dòch sang thể thơ lục bát:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
6. Bình:
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”. Bài thơ mở đầu cho một cuộc hành trình. Mà ở
đây, người bộ hành đã dồn hết cảm nhận, cả những lờ nhận xét của mình để tâm
sự với người đọc rằng: “Đi đường mới biết gian lao”. Điều gì chất chứa từ câu
thơ này? Chúng ta biết rằng, trong những ngày bò tù đày, HCM bò áp giải qua
nhiều nhà lao, chuyện đi đường là việc xảy ra hàng ngày, dó là những chặng
đường vất vả , gian nan. Ví như đi đường giữa những ngày lạnh giá:
“ Gió sắc tựa gươm mài đá núi,
Rét như dùi nhọn chích cành cây” ( Hoàng hôn)
Hoặc đi trong mưa gió:
Trường : THCS Nguyễn Du
Giáo viên : Nguyễn Thị Tuyết
“ Giầy rách đường lầy chân lấm láp,
Vẫn cò dấn bước dặm đường xa”
Như vậy, câu thơ mở đầu là một kết luận được rút ra từ sự trải nghiệm: Có
đi đường mới cókinh nghiệm về chuyện đi đường. Nỗi gian lao mà người đã trải
qua, tất cả chúng ta đều biết nhưng không phải ai cũng cảm nhận được một cách
thấm thía, ba chữ “ Tẩu lộ nan” ( đường đi khó) rất mực đơn sơ, giản dò nhưng
mang nặng suy nghò, cảm xúc và gợi ra ý nghóa khái quát sâu xa, vượt ra khỏi
chuyện đi đường đơn thuần.
Hãy nhìn lại hành trình ra đi của Bác ta mới thấy hết được những khó khăn mà
Bác đã vượt qua trong 30 năm bôn ba ở nước ngòai “ Ba mươi năm ấy chân
không mỏi, mà đến bây giờ mới tới nơi”. Bác đã phải làm rất nhiều nghề từ
việc bồi bàn cho đến việc phụ bếp, quét tuyết….Người đã vượt qua tất cả để
sống, để học tập, làm việc và để vững bước trên con đường đã chọn và đang đi.

Đó là là con đường của Cách mạng, của chủ nghóa Mác LêNin. Mà Bác – với
sức mạnh phi thường đang gánh trên vai cả một đất nước, một dân tộc theo từng
bườc nhấc chân.
Nếu câu thơ mở đầu là sự đúc kết sâu sắc thì câu thơ thứ hai cụ thể hóa
những gian lao vất vả của việc đi đường:
“ Trùng san chi ngọai hựu trùng san” (Núi cao rồi lại núi cao trập trùng).
Trước hết đó thật sự là một vẻ đẹp hùng vó, tráng lệ nhất của thiên nhiên mà vò
khách bộ hành đã may mắn được trông thấy. Thế nhưng, cần nhớ ra rằng, Bác
Hồ của chúng ta là một người đi đường, vì vậy cái tráng lệ, cái hùng vó kia là
thước đo của sự kiên trì, bền bỉ của Bác. Nào đâu có con đường nào đúng nghóa
mà lại thiếu gập ghềnh vất vả đâu? Những tầng núi lớp lớp tiếp nối nhau đua
lên, vò khách bộ hành càng gặp thêm khó khăn và nhiều nguy hiểm. Vò khách
bộ hành có thể rã rời hết chân tay, có thể nhụt chí, chùn bước khi đã cạn kiệt
sức lực mà núi thì càng cao thêm gấp bội. Nhưng , vò khách đặc biệt này không
hề muốn quay đầu lại khi đã chọn được con đường đi cho mình, thực hành công
việc leo núi với sự đam mê say đắm, ý chí thôi thức trái tim không mệt mỏi,
bước lên phía trước. Chính vì sự đam mê ngây ngất ấy, khách bộ hành bổng
chốc nhận ra rằng : Khó khăn không những là rào cản của thắng lợi, không
những là vật chắn đướng chúng ta đến với vinh quang mà còn là đôi cánh cộng
thêm cho thắng lợi, cho vinh quang ấy bay cao hơn, bay xa hơn nữa. Câu thơ
được thốt ra nhẹ nhàng, bình thản, tự nhiên mà dạt dào cảm xúc “ Trùng san”
được đòệp đi, điệp lại đưa vào kết cấu câu thơ như trên mặt âm điệu cũng thể
hiện rõ cái tầng tầng, lớp lớp, cái lên xuống, cái cheo leo ấy của con đường đi
khó. Bằng cái nhìn ấy, vẻ đẹp của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh mới
càng rực rỡ. Và, những bước chân cứ dấn tới, không dừng lại, vẫn cần mẫn kiên
trì vững vàng từng bước một vượt qua tất cả. Để rồi cuối cùng:
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Trường : THCS Nguyễn Du
Giáo viên : Nguyễn Thị Tuyết
Vạn lí dư đồ có miện gian.

Người bộ hành đã lên tới đích. Trải qua bao gian lao, khổ ải, giờ đây, vò
khách bộ hành được đứng trên đỉnh cao chót vót của núi non, sở hữu tất cả, làm
chủ tất cả. Thiên nhiên và vũ trụ được thâu tóm trong lòng bàn tay. Hình ảnh
nhân vật cuối bài thơ đẹp quá: Hiên gang giữa vũ trụ bao la để “thu vào tầm
mắt muôn trùng nước non”, tận hưởng niềm vui, hạnh phúc của người chiến
thắng. Song dường như Bác không chỉ miêu tả sự thực, việc thực của đi đường –
những con đường gian khổ Người đã trải qua, đã tới đích và lượm thu được
những niềm vui. Đằng sau những câu chữ đơn sơ, mộc mạc ấy còn chất chứa
những ý tưởng sâu sắc, khái quát một triết lý thiết thực: Đường đi và đường đời
là một. Khi đi đường thì cần quyết tâm vượt núi, trèo đèo để tới đỉnh cao nhất,
tới đích còn đời người phải là những chặng đi nối tiếp không dừng: Hãy gắng
vït qua mọi gian khổ, hãy hiên ngang dũng cảm kiên trì trong học tập, trong
lao động từng chặng, từng ngày chúng ta sẽ trưởng thành, tầm mắt sẽ mở rộng,
trí tuệ tâm hồn sẽ bao la thâu tóm được muôn trùng nước non, làm chủ được mọi
lẽ buồn vui trong cuộc sống. Cái lẽ đời ấy, chính là quy luật đấu tranh Cách
mạng: Bóng tối và ánh sáng, gian khổ và hạnh phúc, hiện tại và tương lai, thực
tế và ước mơ – tất cả đã quện vào nhau như thế đấy trong “Tẩu lộ”.
Giản dò biết bao và triết lý biết bao, cả bài thơ gói gém lại một cái nhìn,
một tư tưởng vô cùng đúng đắn: Rõ ràng con đường ấy mà Người đã đi, chân lý
ấy mà người đã chọn, đã tìm đã được minh chứng bằng chiến thắng rực rỡ oai
hùng của dân tộc Việt Nam trong mùa xuân năm 1975.
Cả DTVN hân hoan chào đón ngày vui chiến thắng, cờ đỏ sao vàng tung
bay phấp phới… chúng ta đã dành được độc lập tự do: Như có BH trong ngày vui
đại thắng, lời Bác nay đã dành chiến thắng huy hoàng, ba mươi năm đấu tranh
dành toàn vẹn non sông, ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành
công. Việt Nam HCM, Việt Nam HCM. Cảm ơn người đã mang đến vinh quang
cho Tổ quốc hôm nay.
Lời kết: Phần dự thi của chúng tôi xin được tạm dừng tại đây, cảm ơn quý
vò đã lắng nghe. Xin được chân thành cảm ơn phong giáo dục huyện nhà đã tổ
chức hội thi đầy ý nghóa và trong đại này. Một lần nữa kinh chúc quý vò sức

khỏe, chúc hội thi thành công rực rỡ.
Trường : THCS Nguyễn Du

×