Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý thiết bị y tế tại các bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý
thiết bị y tế tại các bệnh viện” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, không sao
chép từ bất cứ tài liệu nào.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thái Hà, các Thầy, Cô
giáo trong Bộ môn Công nghệ điện tử và Kỹ thuật y sinh – Viện Điện tử viễn thông,
các Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy tôi trong thời gian học và nghiên cứu đề
tài đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn. Xin cảm ơn Vụ TTB&CTYT, Cục CNTT Bộ Y tế, công ty cổ
phần phần mêm HT Jsc,các đồng nghiệp trong ngành trang thiết bị y tế và gia đình,
bạn bè đã luôn khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và công
tác vừa qua.

Tác giả

Trịnh Đức Nam

SVTH: Trịnh Đức Nam

i

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ...................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài:................................................................. 2
NỘI DUNG ................................................................................................................... 4
Chương I. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế. ............ 4
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế trên thế giới .............................................. 4
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế tại Viêt Nam ............................................. 6
3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực khám, chữa bệnh ................................ 20
Chương II. Nghiên cứu yêu cầu về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện. ....... 29
2.1. Vai trò của trang thiết bị y tế trong bệnh viện. ..................................................... 29
2.2 Sự phát triển trang thiết bị y tế trong giai đoạn hiện nay: ...................................... 29
2.3 Các yêu cầu về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện .................................... 32
2.3.1 Yêu cầu phân loại trang thiết bị y tế để quản lý .................................................. 33
2.3.2 Yêu cầu chuẩn hóa tên gọi trang thiết bị y tế. ..................................................... 35
2.3.3 Yêu cầu quản lý về bàn giao, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị y tế ............. 36
2.3.4. Yêu cầu quản lý các thông tin chung về thiết bị phục vụ công tác lập kế hoạch40
Chương III Xây dựng phần mềm quản lý trang thiêt bị y tế tại các bệnh viện ... 49
3.1 Lựa chọn công cụ xây dựng phần mềm. ................................................................ 49
3.2 Yêu cầu về nghiêp vụ và tính năng của phần mềm ................................................ 50
SVTH: Trịnh Đức Nam

ii

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


3.3 Yêu cầu về quản trị hệ thống.................................................................................. 51
3.4 Các yêu cầu phi chức năng..................................................................................... 51
3.5 Giải pháp kỹ thuật – Xây dựng hệ thống ............................................................... 54
3.6 Thiết kế chức năng phần mềm ............................................................................... 60

THIẾT KẾ GIAO DIỆN PHẦN MỀM. ................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 90
Những vấn đề đã được giải quyết trong luận văn ........................................................ 90
Hướng phát triển .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 91

SVTH: Trịnh Đức Nam

iii

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

TTBYT

Trang thiết bị y tế

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

SVTH: Trịnh Đức Nam

iv


GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Khả năng tiết kiệm chi phí theo mức độ điện tử hóa dữ liệu ......................... 5
Bảng 1.2 Đánh giá khả năng tiết kiệm chi phí khám và chữa bệnh tại nước Mỹ khi
các cơ sở y tế triển khai ứng dụng quy trình điện tử hóa thông tin y tế. ........................ 5
Bảng 1.3. Số lượng bệnh viện theo tuyến và loại bệnh viện ........................................ 20
Bảng 1.4: Thực trạng hạ tầng CNTT tại 200 bệnh viện ............................................... 21
Bảng 1.5: Thực trạng về tổ chức và nhân lực CNTT ................................................... 22
Bảng 1.6: Thực trạng về tổ chức và nhân lực CNTT ................................................... 22
Bảng 1.7: Ngân sách trung bình chi cho CNTT giai đoạn 2006 - 2009 ..................... 23
Bảng 1.8. Thực trạng ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện .................................... 24
Bảng 2.1: Chi y tế qua các năm (tính bằng % của GDP) ............................................. 31

SVTH: Trịnh Đức Nam

v

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Sơ đồ mô hình kiến trúc ................................................................................ 54
Hình 3.2 Giao diện đăng nhập hệ thống....................................................................... 75
Hình 3.3 Giao diện nhập thiết bị vào kho .................................................................... 75
Hình 3.4 Giao diện thông tin phiếu nhập và thiết bị .................................................... 76
Hình 3.6 Giao diện duyệt nhập thiết bị vào kho .......................................................... 77
Hình 3.7 Thêm thông tin phiếu dự trù lĩnh và thiết bị ................................................. 77

Hình 3.8 Sửa thông tin phiếu dự trù lĩnh và thiết bị .................................................... 78
Hình 3.9 Duyệt phiếu dự trù lĩnh ................................................................................. 79

SVTH: Trịnh Đức Nam

vi

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua hệ thống y
tế trong cả nước đã được đầu tư, nâng cấp trong đó thiết bị y tế chiếm tỷ trọng lớn
cả về số lượng, giá trị và được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như Ngân
sách nhà nước, các dự án ODA, các dự án viện trợ,….Việc quản lý, bảo dưỡng, sửa
chữa các trang thiết bị y tế đang là một vấn đề đặt ra đối với ngành y tế. Trong
nhiều năm qua, Bộ Y tế đã quan tâm đến vấn đề này nhưng do còn nhiều hạn chế về
nguồn kinh phí, nhân lực nên vẫn chưa triển khai được đầy đủ.
Tại đa số các bệnh viện trên cả nước hiện nay, công tác quản lý thông tin về
trang thiết bị tại các phòng Vật tư thiết bị y tế (VTTBYT) tại các bệnh viện chỉ đơn
thuần quản lý và lưu trữ các thông tin về trang thiết bị trên sổ sách. Nội dung thông
tin quản lý tương đối nghèo nàn và không khoa học. Cách quản lý này chỉ giúp nắm
bắt được số lượng thiết bị hiện có, không có sự liên hệ giữa thực trạng trang thiết bị
hiện đang sử dụng và các thông tin đang được quản lý. Với những đơn vị có số
lượng lớn trang thiết bị đang được sử dụng, việc đưa ra những đánh giá nhận xét
liên quan đến tình trạng thiết bị hiện có một cách toàn diện là rất khó khăn. Cách
quản lý này rõ ràng ngày càng không đáp ứng được so với nhu cầu, đặc biệt là các
trang thiết bị trong Bệnh viện ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
việc duy trì sự hoạt động ổn định của Bệnh viện, ảnh hưởng lớn đến chất lượng

khám chữa bệnh.
Hiện nay ở các đơn vị y tế tại các nước phát triển, việc quản lý thông tin trang
thiết bị ngoài những thông tin mang tính pháp lý về các thủ tục mua sắm còn có
nhiều nội dung thông tin liên quan đến quá trình vận hành và sử dụng thiết bị như:
Xem lại lịch sử thông tin thiết bị, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng và sửa chữa
thiết bị trong thực tế, tình trạng sử dụng, thời gian sử dụng, hiệu suất sử dụng của
thiết bị...Từ những thông tin đó người quản lý có thể có những đánh giá, phân tích,

SVTH: Trịnh Đức Nam

1

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


lựa chọn giải pháp liên quan đến công việc trong thực tế nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả sử dụng thiết bị.
Để có được nguồn thông tin liên quan đến các tiêu chí trên đòi hỏi phải có một
công cụ hỗ trợ để quản lý và theo dõi, các phần mềm chuyên dụng về quản lý thiết
bị sẽ đáp được một cách đầy đủ các yêu cầu nêu trên và do vậy, việc triển khai và
ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị trong các Bệnh viện của
chúng ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiêt.
Bản thân là một cán bộ làm việc trong ngành quản lý về trang thiết bị y tế, tôi
luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để thiết bị hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất
lượng, người làm công tác quản lý trang thiết bị y tế tại các bệnh viện nắm vững
được tình hình hiện có, lập kế hoạch chi tiết, chính xác, đảm bảo có đủ trang thiết bị
chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân vì vậy dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thái Hà
tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý thiết bị y tế tại các
bệnh viện” với hy vọng quản lý tốt hơn hệ thống các trang thiết bị y tế hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

-

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu về nhu cầu quản lý trang

thiết bị y tế trong các bệnh viện. Xây dựng quy trình để điện tử hóa các thông tin về
trang thiết bị trong một bệnh viện giúp cho công tác lập báo cáo, lập kế hoạch, theo
dõi tình hình trang thiết bị y tế và quản lý sửa chữa, bảo dưỡng, chất lượng trang
thiết bị y tế. Xây dựng danh mục tên cơ bản của các trang thiết bị y tế để thống nhất
sử dụng trong bệnh viện. Xây dựng phần mềm quản lý trang thiết bị y tế để sử dụng
cho các phòng vật tư thiết bị y tế.
-

Đối tượng: Phòng vật tư bệnh viện E, Việt Đức, Hữu Nghị.

-

Phạm vi nghiên cứu: Yêu cầu về quản lý trang thiết bị y tế tại các bệnh viện.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài:
Quy trình quản lý thông tin y tế theo phương pháp truyền thống bằng sổ sách
đã và đang thể hiện nhiều bất cập như: tỷ lệ lỗi cao, khó đọc, lưu trữ cồng kềnh, khó
khăn trong vấn đề tìm kiếm, thống kê và chia sẻ thông tin. Trong khi đó, cùng với
đà phát triển và những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực như công nghệ điện tử,

SVTH: Trịnh Đức Nam

2

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà



công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ xử lý tín hiệu y sinh, thiết bị điện tử
y tế v.v.., khối lượng dữ liệu được phát sinh và sử dụng trong ngành y tế ngày một
nhiều. Điều này càng làm cho những bất cập trong phương pháp quản lý bằng sổ
sách thể hiện rõ nét hơn.
Xử lý thông tin y tế theo hướng điện tử hóa, số hóa thông tin và dữ liệu trong
môi trường y tế theo mô hình bệnh viện điện tử, bệnh án điện tử đang là xu thế phát
triển trên thế giới. Với xu hướng điện tử hóa thông tin y tế này, những bất cập phát
sinh trong quy trình quản lý theo phương pháp truyền thống sẽ được khắc phục.
Đồng thời những thế mạnh trong lĩnh vực điện tử, thông tin và truyền thông sẽ được
thể hiện như tăng tốc độ xử lý dữ liệu, tăng khả năng chia sẻ thông tin, dễ dàng lưu
trữ thông tin về lịch sử thiết bị, giảm chi phí hoạt động cho bệnh viện, giảm thời
gian và chi phí cho việc báo cáo cơ quan cấp trên.
Tại Việt Nam, hầu hết các cơ sở y tế vẫn thực hiện quy trình xử lý thông tin y
tế theo sổ sách. Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển
quy trình điện tử hóa thông tin trong ngành y tế từ năm 2006, tuy nhiên tính tới thời
điểm 2011, mới chỉ có một số cơ sở y tế bước đầu triển khai ứng dụng các quy trình
điện tử hóa thông tin y tế bằng việc sử dụng các phần mềm đơn lẻ, rời rạc và thường
không theo một chuẩn y tế cụ thể nào. Các nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ
thông tin trong y tế tại Việt Nam cũng chưa nhiều, hầu hết mới chỉ tập trung vào
việc nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý thông tin bệnh viện riêng lẻ tập
trung cho quản lý thông tin bệnh nhân, thông tin dược, nhân lực, tài chính theo
những phần mềm do bệnh viện tự đặt hàng riêng lẻ nên không thống nhất và khó
chuẩn hóa chung cho cả hệ thống. Đặc biệt là lĩnh vực trang thiết bị y tế, các phần
mềm chỉ theo dõi về số lượng, chứ chưa có một quy định cụ thể nào để thóng nhất
chung.

SVTH: Trịnh Đức Nam

3


GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


NỘI DUNG
Chương I. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế.
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế trên thế giới
Xử lý thông tin y tế theo hướng điện tử hóa, số hóa thông tin và dữ liệu trong
môi trường y tế theo mô hình bệnh viện điện tử, bệnh án điện tử đang là xu thế phát
triển trên thế giới. Với xu hướng điện tử hóa thông tin y tế này, những bất cập phát
sinh trong quy trình quản lý theo phương pháp truyền thống sẽ được khắc phục.
Đồng thời những thế mạnh trong lĩnh vực điện tử, thông tin và truyền thông sẽ được
thể hiện như tăng tốc độ xử lý dữ liệu, tăng khả năng chia sẻ thông tin trong các ứng
dụng y tế từ xa, dễ dàng lưu trữ thông tin về lịch sử bệnh án, giảm chi phí hoạt động
cho bệnh viện, giảm thời gian và chi phí cho bệnh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, tính trên nước Mỹ, nếu tất cả các bệnh viện triển khai thực hiện quy trình điện
tử hóa thông tin y tế, bình quân mỗi năm nước Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng
41,8 tỷ USD. Với tổng số bệnh viện hiện có trên cả nước Mỹ là 15.209 bệnh viện,
trung bình mỗi bệnh viện sẽ tiết kiệm khoảng 2,75 triệu USD/năm. Bảng 1 dưới đây
minh họa chi tiết những lợi ích khi triển khai ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử
tại Mỹ. Trên bảng 2 thể hiện các kết quả về tiết kiệm chi phí cho các bệnh viện tại
Mỹ khi ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử so với mô hình bệnh viện quản lý bằng
sổ sách.
Đối tượng

Sổ bệnh án

Đơn thuốc

Mức độ điện tử hóa dữ

liệu

Lợi ích

Ít

Vừa

Cao

Tiết kiệm in ấn







Tiết kiệm sao chép







Ngăn ngừa dùng thuốc không hiệu
quả






Gợi ý thuốc thay thế tương đương





Xét nghiệm

Hướng dẫn làm xét nghiệm tối ưu



Hình ảnh

Hướng dẫn chụp hình ảnh tối ưu



SVTH: Trịnh Đức Nam

4

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


Hóa đơn


Giảm chi phí in hóa đơn



Giảm lỗi hóa đơn



Tiết kiệm chi
phí

Ít

Trung
bình

Cao

Bảng 1.1 Khả năng tiết kiệm chi phí theo mức độ điện tử hóa dữ liệu trong bệnh
viện tại Mỹ.

Đối tượng

Bệnh nhân ngoại trú
Sao chép
Sổ bệnh án
Xét nghiệm
Thuốc điều trị
Hình ảnh
Tổng cộng tiết

kiệm
Bệnh nhân nội trú
Y tá chăm sóc
Xét nghiệm
Thuốc điều trị
Thời gian điều trị
Hồ sơ bệnh án
Tổng cộng tiết
kiệm
Tổng cộng

Tiết kiệm hàng năm (Tỷ
USD)
(Tính trong giai đoạn 15
năm)
Năm thứ Năm thứ Năm
5
10
thứ 15

Tổng tiết
kiệm sau 15
năm
(Tỷ USD)

Tiết kiệm
trung bình
hàng năm
(Tỷ USD)


0.4
0.4
0.5
3.0
0.8
5.2

1.2
1.1
1.5
8.6
2.4
14.8

1.7
1.5
2.0
11.0
3.3
20.4

13.4
11.9
15.9
92.3
25.6
159.0

0.9
0.8

1.1
6.2
1.7
10.6

3.4
0.8
1.0
10.1
0.7
16.1

10.0
2.2
2.8
27.6
1.9
44.5

13.7
2.6
3.5
34.7
2.4
57.1

106.4
23.4
29.3
289.6

19.9
468.5

7.1
1.6
2.0
19.3
1.3
31.2

21.3

59.2

77.4

627.5

41.8

Bảng 1.2 Đánh giá khả năng tiết kiệm chi phí khám và chữa bệnh tại nước Mỹ khi
các cơ sở y tế triển khai ứng dụng quy trình điện tử hóa thông tin y tế.

SVTH: Trịnh Đức Nam

5

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà



Tính đến năm 2005 tại Mỹ đã có 5% số lượng các bệnh viện ứng dụng mô
hình bệnh viện điện tử; 23,9% số lượng các bác sỹ trên cả nước sử dụng bệnh án
điện tử của bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh. Tại các nước phát triển khác
như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ba Nha, Thụy Điển, Phần Lan và Hà Lan, việc triển
khai các hệ thống bệnh viện điện tử đã là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính Phủ và
ngành y tế trong những qua. Tại Anh đã có chương trình Quốc gia 10 năm thực hiện
chính sách điện tử hóa bệnh viện bắt đầu từ năm 2002. Tính đến năm 2006, đã có
98% số lượng bác sỹ tại Hà Lan sử dụng dữ liệu bệnh án điện tử. Tại Hàn Quốc,
tính đến năm 2006 đã có 11 bệnh viện có quy mô từ 300 đến 700 giường bệnh sử
dụng bệnh án điện tử cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú, 3 bệnh viện 500 giường
chỉ áp dụng cho bệnh nhân nội trú và 2 bệnh viện 700 giường chỉ áp dụng cho bệnh
nhân ngoại trú.
Tại các nước đang phát triển, việc ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử chưa
được rõ nét và đầy đủ như tại các nước phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai quy
trình điện tử hóa để quản lý một số dữ liệu bệnh án cơ bản của bệnh nhân cũng đã
được thực hiện. Hầu hết các nước tại Châu Phi đã ứng dụng hệ thống phần mềm mã
nguồn mở OpenMRS để quản lý dữ liệu bệnh án cho các bệnh nhân HIV/AIDS. Tại
Peru, hệ thống PIH-EMR đã được triển khai ứng dụng từ năm 2001 để quản lý dữ
liệu bệnh án điện tử cho khoảng 4.300 bệnh nhân lao. Tại Haiti, năm 1999 đã ứng
dụng hệ thống phần mềm HIV-EMR để quản lý dữ liệu bệnh án cho khoảng 4.000
bệnh nhân mỗi năm. Tại Brazil, hệ thống điện tử hóa dữ liệu bệnh án SICLOM đã
và đang được triển khai để quản lý cho khoảng 100.000 bệnh nhân mỗi năm.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế tại Viêt Nam
2.1. Những chính sách đã ban hành về ứng dụng CNTT
Từ những năm của thập kỷ 70, Đảng và chính phủ Việt nam đã rất quan tâm
đến phát triển công nghệ thông tin, coi đó là động lực quan trọng của sự phát triển
kinh tế- xã hội, một loạt chính sách về tăng cường ứng dụng phát triển công nghệ
thông tin đã được ban hành như: nghị quyết số 26/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
30 tháng 3 năm 1991 “ Tập trung phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi
SVTH: Trịnh Đức Nam


6

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


nhọn như điển tử, tin học...”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa 7 “ Ưu
tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin phục vụ
yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nên kinh tế quốc dân; Nghị Quyết đại hội đại
biểu Đảng toàn Quốc lần thứ VIII “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các
lĩnh vực...”; Chỉ thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT; Luật Công Nghệ thông tin đã được Quốc hội khóa 11 thông
qua ngày 29/6/2006. Đây là những văn bản quan trọng nhất làm tiền đề để ban hành
một loạt các chính sách nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên các
lĩnh vực. Thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt
nam cũng đã ban hành những chính sách liên quan đến CNTT như Nghị định số
49/CP năm 1993 về phát triển CNTT ở Việt nam trong những năm 90; Nghị Định
số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển viễn thông Internet; Nghị
định 64 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng trong cơ quan nhà nước; Quyết
định số của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó xây dựng Hệ thống thông tin
y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia...
Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều
hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát
triển CNTT như:

Quyết định ban hành phần mềm quản lý y tế cơ sở số


1833/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2002; Quyết định ban hành phần mềm
thống kê bệnh viện ( Medisoft).Quyết định số: 5573 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 12
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện; Chỉ thị
số 02/CT-BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Y tế
...Quán triệt chính sách của Đảng, nhà nước và của Ngành, nhiều địa phương đã ban
hành chính sách riêng nhằm tăng cường ứng dụng CNTT. Tại Bắc giang’ Sở Y tế đã
ban hành một số chính sách như Quyết định quy định bảo vệ an toàn máy tính và
mạng máy tính; Quyết định sử dụng phần mềm quản lý văn bản nội bộ; Kế hoạch

SVTH: Trịnh Đức Nam

7

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


ứng dụng CNTT giai đoạn 2000-2010 và 2011-2015; Quyết định thành lập Ban
hành chỉ đạo phát triển CNTT; Quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động của
Ban biên tập trang thông tin điện tử Website Sở Y tế; ban hành quy định quản lý, sử
dụng vận hành phần mềm Netoffice để quản lý văn bản đi và đến; Văn bản quy định
về tổ chức nhân sự CNTT và nguồn kinh phí phát triển CNTT v.v...Hay tại Cần Thơ
,Sở y tế còn ban hành Quyết định số 2312/QĐ-SYT ngày 30/10/2009 về quy chế sử
dụng hộp thư điện tử trong hoạt động của Ngành Y tế v.v…
Những chính sách về CNTT đã ban hành của Đảng, Nhà nước và của ngành
là hàng lang pháp lý và là cơ sở để các ban, ngành, các đơn vị đầu tư nguồn lực
nhằm đẩy mạnh ứng dụng và trát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu
quả thông tin và trí thức trong tất cả các ngành, trong đó có ngành y tế. Tuy nhiên
Chính sách về ứng dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành chưa thật sự hoàn
thiện và tạo tiền đề cho việc ứng dụng và phát triển CNTT. Chính sách phát triển
CNTT trong lĩnh vực y tế chưa quy định cụ thể về chuẩn thông tin y tế, chuẩn quy

trình hoạt động y tế có ứng dụng CNTT; Chưa xây dựng và ban hành mã số cơ sở y
tế, mã số ( ID) cá nhân thuận tiện cho việc kết nối dữ liệu, tránh chồng chéo. Chưa
thể hóa chính sách về đãi ngộ và khuyến khích cán bộ chuyên CNTT làm trong lĩnh
vực y tế. Chính sách được ban hành nhưng thiếu điều kiện để triển khai do thiếu
nguồn lực đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngân sách đầu tư hàng năm rất thấp
nên việc dành kinh phí 1% theo tinh thần chỉ thị 02 của Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tư
cho CNTT là khó khăn.
2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin y tế
Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng phục vụ công tác
thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu
thống kê y tế. Là phương tiện tập trung luồng thông tin, hình thành Hệ thống thông
tin y tế thống nhất, thông suốt và hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT trong Hệ thống
không chỉ nâng cao chất lượng số liệu mà còn tăng cường quản lý, điều hành của
các cơ sở y tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng dịch vụ y tế.

SVTH: Trịnh Đức Nam

8

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


Chính vì vậy trong những năm qua, ngành y tế đã đầu tư nhằm phát triển và ứng dụng
CNTT trong Hệ thống thông tin quản lý và đã đạt được những thành tích đáng kể.
Cơ sở hạ tầng
Tại trung ương: 100 % cán bộ đang làm công tác thông tin Thống kê của
Phòng Thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, cán bộ làm công tác thông tin thống
kê của các vụ, Cục, viện, Các chương trình y tế quốc gia và các bệnh viện Trung
ương đều được trang bị máy vi tính. Bộ Y tế đã xây dựng được cổng thông tin điện
tử, các thủ tục hành chính đều đã được đưa lên mạng. Thực hiện ứng dụng chính

phủ điện tử, Hệ thống e-Office đã được Bộ Y tế đưa vào sử dụng từ năm 2005. Tất
cả các Vụ, Cục, văn phòng Bộ, Tổng cục đã kết nối mạng nội bộ và kết nối internet
tốc độ cao. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đã có 100% đơn vị có mạng LAN và kết
nối internet tốc độ cao, bình quân mỗi mạng có trên 110 máy tính; 58% có hệ thống
e-mail riêng và 43% có hệ thống bảo mật, 53% có hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Tại các tỉnh: Trung bình mỗi văn phòng Sở có 35 máy tính các nhân;
79.54% Sở có máy chủ, 95,45% Văn phòng Sở có mạng LAN và 100% Sở y tế đã
kết nối được Internet tốc độ cao, 61% Sở Y tế có hệ thống e-mail riêng, 26% có hệ
thống bảo mật và 77.27% có hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Các bệnh viện địa phương: 52,9% bệnh viện tuyến tỉnh có LAN và 81% kết
nối được Internet tốc độ cao, 37,2% bệnh viện tuyến huyện có mạng LAN và 65%
kết nối internet.
Đường truyền: Một số ít cơ sở y tế (chiếm 2%) có đường truyền riêng, trên
70% đơn vị sử dụng đường truyền ADSL.
Tại cơ sở đào tạo: 100% các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược có mạng
LAN, kết nối Internet và Website.
Tổ chức và nhân lực CNTT
Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin Y tế. Bộ trưởng

SVTH: Trịnh Đức Nam

9

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


Bộ Y tế đã phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin (CNTT)
trong các đơn vị sự nghiệp y tế giai đoạn 2010 - 2015 nhằm nâng cao hiệu quả ứng
dụng CNTT của ngành, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong quản lý điều

hành hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Theo đề án, đến hết năm 2010,
100% các đơn vị sự nghiệp hạng I của ngành y tế thành lập phòng CNTT và 95%
các đơn vị sự nghiệp còn lại có tổ CNTT hoặc cán bộ chuyên trách về CNTT. Đảm
bảo đến cuối năm 2012, nguồn nhân lực CNTT trong cơ cấu cán bộ viên chức của
các đơn vị sự nghiệp ngành y tế đạt từ 0,8 - 1%, trong đó 50% có trình độ đại học
chuyên ngành CNTT trở lên và đến năm 2015, tỷ lệ này là 1 - 2%, trong đó 70% có
trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên...Thực hiện đề án kiện toàn tổ chức
CNTT của Bộ Y tế, các địa phương, các đơn vị y tế trong ngành đã quan tâm đến
việc củng cố tổ chức và tăng cường số lượng/chất lượng nhân lực CNTT.
Tại Bộ y tế: theo báo cáo hiện nay tại văn phòng Bộ có phòng CNTT với số
cán bộ là 6 đại học và 1 cao đảng, Phòng Thống kê tin học vụ Kế hoạch tài chính
có 4 đại học CNTT chiếm 50% nhân lực của cả phòng, các vụ cục trong cơ quan Bộ
cũng đã có ít nhất 1 kỹ sư CNTT; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: bộ phận chuyên
trách về CNTT chiếm 88,7%, trong đó số cán bộ chuyên trách về CNTT là 3,68 cán
bộ/đơn vị. Tỷ lệ cán bộ sử dụng máy tính trong công việc 74,4 %.
Tại các Sở Y tế: 100 % sở cớ cán bộ CNTT đại học và cao đẳng trong đó bộ
phận chuyên trách về CNTT chiếm khoảng 60%, 100% bệnh viện đa khoa tỉnh,
trung ương có tổ CNTT với số lượng trung bình từ 2-3 cán bộ đại học và trung học.
Tỷ lệ cán bộ CNTT của bệnh viện huyện thì vẫn cón thấp khoảng 20%
Hệ thống máy vi tính dùng trong các cơ sở y tế không đồng bộ, hệ thống
mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ của cán bộ ở nhiều đơn vị y tế
cũng còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai các phần mềm quản lý đơn vị hay bệnh
viện gặp nhiều khó khăn.

SVTH: Trịnh Đức Nam

10

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà



2.3. Cập nhật và thu thập thông tin
Hầu hết các cơ sở y tế các tuyến cập nhật những thông tin ban đầu về cung
cấp dịch vụ chăm sóc và bảo vê sức khỏe người dân vào hệ thống sổ sách biểu mẫu
đã được Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành, trừ một số ít đơn vị sử
dụng phần mềm quản lý thì được nhập trực tiếp vào các form điện tử. Số liệu tổng
hợp báo cáo tuyến trên hoặc tính toán một số chỉ tiêu chủ yếu khai thác từ các hồ sơ
bệnh án và hệ thống biểu mẫu ghi chép ban đầu. Do cập nhật thông tin bằng
phương pháp thủ công vào hàng loạt biểu mẫu bằng giấy của các cơ sở y tế đã khó
khăn cho cán bộ làm công tác thống kê trong việc thu thập, tổng hợp báo cáo và tìm
kiếm thông tin. Chính vì vậy một số chỉ tiêu tuy đã ban hành từ nhiều năm nay
nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được như: bệnh tật và tử vong theo tuổi/giới;
nhân lực y tế theo trình độ chuyên môn kết hợp với giới; dân tộc; khám chữa bệnh
theo đối tượng và theo chi phí …
2.4. Xử lý thông tin
Mặc dù cơ sở hạ tầng về CNTT của trong ngành y tế được quan tâm song
việc xử lý thông tin vẫn còn lạc hậu. Hầu hết các trạm y tế xã/phường xử lý số liệu
bằng tay, máy tính năng lượng mặt trời. Số ít trạm có máy tính thì xử lý bằng phần
mềm excel. Trong mấy năm gần đây, ngành Y tế đã triển khai khám chữa bệnh cho
bệnh nhân có BHYT xuống tận tuyến xã. Hàng tháng, trạm Y tế xã, phải tính toán
chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo từng loại dịch vụ như: thuốc; công
khám, vật tư tiêu hao … nên việc xử lý số liệu theo phương pháp thủ công như hiện
nay khá vất vả, tốn nhiều thời gian dành cho công tác chuyên môn của cán bộ trạm
và chất lượng số liệu bị hạn chế.
Các cơ sở y tế từ tuyến quận/huyện trở lên xử lý số liệu bằng phần mềm
excel. Một số đơn vị sử dụng một số phần mềm chuyên ngành để xử lý số liệu như:
phần mềm kế toán; phần mềm thống kê bệnh viện (Medisoft) xử lý tình hình bệnh
tật và tử vong của các bệnh nhân ra viện; phần mềm xử lý báo cáo thống kê tổng
hợp tuyến huyện và tỉnh; phần mềm BHYT. Chỉ có ít bệnh viện được đầu tư từ ngân
SVTH: Trịnh Đức Nam


11

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


sách nhà nước hoặc các dự án triển khai phần mềm quản lý bệnh viện, nhưng cũng
chỉ quản lý được một số hoạt động của bệnh viện như quản lý bệnh nhân, viện phí,
BHYT. Hầu hết các phần mềm quản lý bệnh viện vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều
lỗi, chưa quản lý được tất cả các hoạt động của bệnh viện nên vẫn phải sử dụng
phần mềm excel để xử lý số liệu và tổng hợp báo cáo là chính. Trước thực trạng,
phòng Thống kê tin học, vụ Kế hoạch tài chính, Cục quản lý KCB, các vụ cục khác
và các chương trình y tế quốc gia đang nghiên cứu xây dựng phần mềm phục vụ
quản lý, xử lý số liệu cho các cơ sở y tế các tuyến, cụ thể:
- Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế
Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế xã do Phòng thống kê xây dựng
dưới sự hỗ trợ của Gavi. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows
XP SP2, và không giao tiếp với hệ thống khác. Phần mềm ứng dụng thiết kế đơn
giản dễ sử dụng phù hợp với trình độ cán bộ y tế tuyến Xã.
Phần mềm quản lý thông tin của trạm y tế, chạy độc lập trên máy tính cá
nhân, tại các cơ sở y tế tuyến xã. Bao gồm hai bộ phận chính: quản lý các thông tin
tiêm chủng mở rộng và quản lý các thông tin thống kê y tế tuyến xã.
+ Quản lý tiêm chủng: Những trẻ trong diện tiêm chủng đều được cập nhật
vào phần mềm thay cho việc ghi chép vào sổ như trước đây, nên việc tìm kiếm trẻ
trong mỗi lần cung cấp dịch vụ tiêm/uống rất nhanh, thuận tiện cho việc cập nhật
thông tin. Phần mềm có thể kết xuất số trẻ cần tiêm/ uống trong tháng tới phục vụ
tuyên truyền vận động trẻ tiêm phòng đầy đủ, xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ
tiêm chủng, dự trù vắcxin, đánh giá kết quả hoạt động của chương trình trong việc
phòng chống các bệnh nguy hiểm của trẻ. Phần mềm tiêm chủng có thể in ra được
các báo cáo theo yêu cầu của chương trình tiêm chủng và Hệ thống thông tin Y tế.

+ Quản lý các hoạt động khác của trạm, như: khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe BMTE/KHHGĐ…Phần mềm quản lý trạm y tế, trong tương lai có thể chuyển
số liệu lên tuyến huyện bằng file hoặc tích hợp trực tuyến với hệ thống cơ sở dữ liệu
qua mạng Internet. Thông tin từ phần mềm, không những để làm báo cáo thống kê y
SVTH: Trịnh Đức Nam

12

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


tế xã định kỳ theo qui định còn lưu trữ dữ liệu qua các năm. Tuy nhiên chương trình
Phần mềm Quản lý thông tin tại Trạm y tế chưa xây dựng kết xuất dữ liệu đầu ra
theo định dạng các file dữ liệu khác nhau nên người sử dụng chưa khai thác số liệu
nhiều chiều từ bộ CSDL từ chương trinh. Việc sử dụng phần mềm này chưa được
triển khai rộng rãi mà chỉ thực hiện ở các trạm y tế xã có Dự án Gavi tài trợ, do số
trạm có máy vi tính hiện nay rất ít (chỉ khoảng 20% trạm y tế có máy tính).
- Phần mềm xử lý và tổng hợp báo cáo thống kê
Theo kết quả điều tra đến nay đã có 14% Sở y tế và 12.5% trung tâm Y tế
Quận huyện báo cáo đang sử dụng phần mềm báo cáo thống kê. Phần mềm xử lý
báo cáo thống kê, do phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế xây
dựng. Phần mềm này được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện và Sở y tế. Đối với
Trung tâm Y tế Huyện, số liệu báo cáo của các trạm y tế xã, các cơ sở y tế tuyến
huyện được cập nhật vào phần mềm này để xử lý số liệu báo cáo Sở Y tế theo biểu
mẫu đã quy định của Bộ Y tế. Đối với Sở y tế, phần mềm được sử dụng để xử lý số
liệu của các trung tâm y tế huyện trong tỉnh và các cơ sở y tế tuyến tỉnh gửi Bộ Y tế
và các cơ quan của tỉnh. Phần mềm thực hiện trên máy cá nhân cài đặt dễ dàng,
chuyển giao ứng dụng đơn giản, là công cụ hữu ích cho cán bộ thống kê các tuyến
trong việc làm báo cáo tổng hợp số liệu thống kê y tế theo đinh kỳ. Giúp cho cán bộ
thống kê giảm được gánh nặng ghi chép và tổng hợp số liệu báo cáo thống kê hàng

tháng, quý và hàng năm. Ngoài ra chương trình còn có một số tiện ích giúp cho cán
bộ thống kê có thể khai thác nguồn dữ liệu đã được lưu qua các kỳ báo cáo. Phần
mềm Báo cáo Thống Kê Y Tế tuyến tỉnh và tuyến huyện được viết trên Access
2003, chương trình nền này nằm trong bộ Microsoft Office cũng là chương trình
thân thuộc với người sử dụng các Phần mềm trong lĩnh vực quản lý. Về dung lượng
của chương trình ứng dụng này rất gọn nhẹ khoảng <10000 KB. Có thể nén file
chương trình gửi bằng đường truyền mạng Internet dễ dàng. Tuy nhiên phần mềm
có một số nhược điểm: Phần mềm Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê y tế được
thiết kế thu thập và xử lý số liệu từ các báo cáo quản lý nên phần mềm này chưa đáp
ứng được nhu cầu thu thập thông tin từng người bệnh đến các CSYT tại tuyến y tế.
SVTH: Trịnh Đức Nam

13

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


Phần mềm tổng hợp báo chưa được đưa vào sử dụng một cách chính thống trong hệ
thống quản lý mà mới dừng ở mức tự phát thay thế phương pháp xử lý thủ công.
Mặt khác năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế mới ban hành hệ thống biểu mẫu mới nên
phần mềm này đòi hỏi phải chỉnh sửa và nâng cấp.
- Phần mềm Quản trị dữ liệu HealthInfo:
Phần mềm HealInfo được thiết kế và xây dựng trên nền phần mềm VietInfo
5.0, đây là một phần mềm rất mạnh trong việc lưu trữ, phổ biến đặc biệt là trình bày
số liệu thống kê. Cơ sở dữ liệu rất thân thiện với người sử dụng, người dùng tin có
thể khai thác số liệu rất dễ dàng, độ linh hoạt cao, có thể thêm vào đó là các thông
tin của từng chỉ tiêu để người dùng tin sử dụng số liệu một cách hiệu quả và đúng
nhất. Ngoài ra có thể trình bày số liệu theo nhiều cách như bản đồ, biểu đồ, bảng.
Các chỉ tiêu được quản lý theo các tiêu chí khác nhau như: theo mục tiêu chỉ tiêu,
nguồn số liệu… Đặc biệt có thể lưu trữ được số liệu của nhiều nguồn khác nhau và

lưu trữ theo chuỗi thời gian. Bộ số liệu được xây dựng với tên gọi Health Info sẽ
cung cấp thông tin về toàn bộ số liệu được xuất bản hàng năm và qua các năm của
Niên giám thống kê Y tế. Kèm theo bộ số liệu còn có các thông tin siêu dữ liệu liên
quan như: khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính, các lưu ý, khuyến nghị khi sử
dụng nguồn số liệu…cho từng chỉ tiêu. Về nhược điểm là phần mềm cung cấp miễn
phí, nhưng yêu cầu về cấu hình máy tính tương đối cao, phần mềm này tương đối
nặng do đó có những hạn chế nhất định đối với người dùng tin. Việc khai thác dữ
liệu qua mạng Internet cũng chưa thật sự dễ dàng vì dung lượng của bộ dữ liệu quá
lớn, có quá nhiều thông tin liên quan tích hợp trong bộ dữ liệu như: thông tin siêu
dữ liệu cho từng chỉ số, ngôn ngữ, bản đồ và các trang trí chỉnh sửa riêng cho bộ dữ
liệu. Phần mềm này mới triển khai thí điểm tại phòng Thống kê, vụ kế hoạch tài
chính, chưa được triển khai rộng rãi cho các vụ, cục, các chương trình y tế quốc gia
và xuống các tỉnh/thành phố.
- Phần mềm quản lý và xử lý số liệu của khối bệnh viện

SVTH: Trịnh Đức Nam

14

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


Phần mềm Medisoft 2003 được Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Quyết định ban hành
năm 2004, do vụ Điều trị nay là Cục quản lý KCB, Bộ Y tế xây dựng. Hiện nay có
khoảng 20% bệnh viện huyện và 50% bệnh viện tỉnh trên cả nước sử dụng phần
mềm này. Phần mềm Medisoft thực chất là phần mềm thống kê dùng để cập nhật và
tổng hợp số liệu mắc/chết theo danh mục bệnh tật ICDX của những bệnh nhân
phòng khám và những bệnh nhân ra viện. Sử dụng phần mềm Medisoft đã giảm bớt
công việc cập nhật, xử lý cho cán bộ làm công tác thống kê và cung cấp được thông
tin quan trọng phục vụ đánh giá mô hình và xu hướng bệnh tật, tình hình KCB của

bệnh viện. Song phần mềm này không thể hỗ trợ nhiều cho quản lý và giám sát hoạt
động bệnh viện, vì vậy một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương đã tự xây dựng
phần mềm quản lý riêng. Phần mềm quản lý bệnh viện khá phức tạp và tốn kém nên
hầu hết phấn mềm quản lý hiện nay đang sử dụng chưa hoàn chỉnh và chưa quản lý
tất cả các hoạt động của bệnh viện. Do vậy, hiện tượng sử dụng song song nhiều
phần mềm trong một cơ sở KCB vẫn còn tồn tại. Để giảm bớt sự chồng chéo về cập
nhật và xử lý số liệu, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về tiêu chí phần mềm bệnh
viện, trong đó yêu cầu những phần mềm quản lý mà đơn vị tự xây dựng phải kết nối
được với phần mềm Medisoft xuất hoặc in được báo cáo và kết xuất dữ liệu theo
chuẩn báo cáo thống kê bệnh viện Medisoft 2003 (Chi tiết về sử dụng phần mềm
quản lý bệnh viện xem ứng dụng CNTT trong lĩnh vực điều trị).
- Phần mềm kế toán
Phần mềm Kế toán do Bộ Tài chính cung cấp để các cơ sở y tế xử lý số liệu
về thu/ chi của đơn vị, tổng hợp quyết toán gửi cơ quan tài chính và quản lý tài
chính của đơn vị. Hiện nay có 14% cơ sở y tế tuyến tỉnh và 12.5% cơ sở y tế tuyến
quận huyện đang sử dụng phần mềm Kế toán. Tuy không phải là phần mềm của Hệ
thống thông tin y tế, những phần mềm tài chính đã cung cấp số liệu khá chi tiết cho
Hệ thống thông tin thống kê y tế tổng hợp về thu/ chi ngân sách của toàn ngành và
lập tài khoản Quốc gia về Y tế. Phần mềm kế toán hiện đang được sử dụng rộng rãi
trong các cơ sở y tế từ huyện trở lên.

SVTH: Trịnh Đức Nam

15

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


- Phần mềm BHYT
Phần mềm BHYT do BHXH xây dựng. Phần mềm BHYT được cài đạt tại

bệnh viện nơi có đăng ký khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT. Phần mềm này hỗ
trợ quản lý toàn bộ chi phí KCB cho từng bệnh nhân có thẻ BHYT. Kết xuất báo
cáo theo yêu cầu của BHXH và của Ngành Y tế. Sử dụng phần mềm BHYT sẽ cung
cấp được nhiều thông tin chi tiết phục vụ phân tích, đánh giá tình hình chi phí KCB
theo từng đối tượng BHYT, từng loại dịch vụ y tế trên cơ sở đó xây dựng mức thu
BHYT và định mức chi phí KCB được hợp lý.
- Phần mềm TNTT
Phần mềm TNTT do Cục Y tế Dự phòng xây dựng để quản lý các trường
hợp bị tai nạn tại cộng đồng và những bệnh nhân vào điều trị tại cơ sở y tế.
- Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm
Phần mềm do Cục Y tế Dự phòng xây dựng. Phần mềm giám sát là phần
mềm xử lý báo cáo các bệnh truyền nhiễm gây dịch cho trung tâm y tế Dự phòng
Huyện, trung tâm y tế Dự phòng Tỉnh và các viện Vệ sinh Dịch tễ khu vực. Phần
mềm giám sát bệnh truyền nhiễm mới được xây dựng và đang bắt đầu triển khai tập
huấn cho tuyến tỉnh. Hy vọng phần mềm này sau khi triển khai sẽ cung cấp đầy đủ,
kip thời thông tin phục vụ giám sát và báo cáo tuyến trên.
Ngoài ra còn một số chương trình y tế quốc gia như: Phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống Lao, Phong, Sốt rét, Tâm thần… cũng đã xây dựng được
phần mềm theo dõi cung cấp thuốc cho từng người bệnh, phục vụ quản lý của các
chương trình. Phần mềm của các chương trình đã kết xuất được báo cáo theo yêu
cầu của Hệ thống thông tin Y tế.
Mặc dù một số phần mềm kể trên không hoàn toàn do Hệ thống thông tin
quản lý xây dựng, song việc sử dụng những phần mềm quản lý, xử lý số liệu của
các chương trình, các cơ sở y tế, các vụ, cục, các chương trình y tế đóng một vai trò
quan trọng trong Hệ thống thông tin Y tế, là nguồn số liệu đầu vào phong phú của

SVTH: Trịnh Đức Nam

16


GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


hệ thống thông tin thống kê y tế. Sử dụng phần mềm quản lý của các cơ sở y tế còn
giảm bớt áp lực về xử lý và tổng hợp số liệu, số liệu được cung cấp nhanh, chi tiết
và chính xác phục vụ phân tích đánh giá, hoạch định chính sách. Tuy nhiên, số đơn
vị ứng dụng phần mềm còn rất khiêm tốn phần do nhiều phần mềm vẫn còn nhiều
lỗi, cần phải được hoàn thiện, phần do kinh phí đầu tư triển khai phần mềm khá tốn
kém như phần mềm quản lý bệnh viện. Chính vì vậy hiện nay hầu hết các cơ sở y tế
tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh, thậm chi tuyến trung ương vẫn sử dụng
phần mềm Excel để sử lý số liệu. Hầu hết các trạm y tế xã xử lý số liệu bằng
phương pháp thủ công.
2.5. Chuyển tải thông tin
Việc chuyển tải thông tin trong ngành Y tế chủ yếu là tuyến dưới báo cáo
tuyến trên, chưa có hệ thống thông tin phản hồi để phục vụ cho tuyến dưới so sánh,
phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Tại tuyến xã, hầu hết trạm y tế xã
gửi báo cáo bằng giấy, do số trạm y tế có máy vi tính và số máy tính được kết nối
internet rất ít. Đối với các vụ dịch, các bệnh lạ hoặc ngộ độc thực phẩm… tại tuyến
xã, báo cáo nhanh bằng điện thoại. Sau mỗi tuần, tháng tổng hợp báo cáo cho
Trung tâm y tế Dự phòng huyện. Từ tuyến huyện trở lên, chủ yếu bằng giấy để đảm
bảo tính pháp lý của Dữ liệu. Đối với các cơ sở đã kết nối Internet thì ngoài việc
chuyển bằng giấy, còn chuyển bằng File qua họp thư điện tử Email nhằm đảm bảo
tính kịp thời và thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu. Theo báo cáo của Điều tra ehealth đã có 79% Sở y tế và 70% Trung tâm Y tế quận/huyện gửi báo cáo cả bằng
thư điện tử. Tuy nhiên báo cáo về số liệu thống kê còn khá khiêm tốn và không đầy
đủ các bảng biểu theo yêu cầu của Bộ Y tế, năm 2009 số Sở Y tế gửi báo cáo số liệu
thống kê y tế qua hộp thư điện tử chỉ có 6 đơn vị chiêm 9.3%.
Phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch- Tài chính đã xây dựng một trang Web
Thống kê Y tế năm 2008. Nội dung trang web Thống kê: Giới thiệu hoạt động của
hệ thống thông tin Thống kê; chức năng nhiệm vụ của các tuyến, các cơ sở y tế
trong việc thu thập, xử lý và báo cáo; Các văn bản liên quan đến việc xây dựng và


SVTH: Trịnh Đức Nam

17

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


phát triển lĩnh vực Thông tin Thống kê chung trong đó có Thông tin thống kê y tế;
Danh mục và chẩn hóa chỉ tiêu thống kê Y tế, Công cụ thu thập thông tin thống kê
và các sản phẩm thống kê Y tế. Tuy nhiên do công nghệ lạc hậu, không có thuê bao
riêng, phải đạt tại máy chủ của Văn phòng Bộ (hệ thống máy chủ này hoạt động
không tốt) nên không phát huy được nhiều chức năng nên chưa đưa sản phẩm
thống kê lên trang web thuận tiện cho người sử dụng. Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế
tuyến tỉnh, thậm chí các cơ sở y tế tư nhân đã xây dựng được trang web. Theo số
liệu điều tra: 100% trường đại học, cao đẳng Y Dược; 16% Sở y tế và 27% đơn vị
trực thuộc Bộ Y tế và nhiều bệnh viện công và tư nhân đã xây dựng được trang
web riêng. Việc phát triển trang web của các đơn vị y tế nhằm phục vụ cho việc
quảng bá thương hiệu và khai thác, chuyển tải thông tin phục vụ công tác chuyên
môn. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hệ thống thông tin xây dựng form điện tử trên
trang web để cập nhật, chuyển tải những thông tin quan trọng trực tuyến (online)
như bệnh dịch lây, tử vong trẻ em, tử vong mẹ, ngộ độc thực phẩm, bạo lực gia
đình…
2.6. Lưu trữ và cơ sở dữ liệu
- Lưu trữ số liệu
Theo báo cáo của điều tra e-health, số liệu của hầu hết các cơ sở y tế, kể cả
tuyến trung ương và Sở y tế lưu trữ khá tản mạn, chủ yếu trên máy tính cá nhân và
bằng sổ sách, biểu mẫu báo cáo, đĩa CD. Một số ít bệnh viện sử dụng phần mềm
quản lý thì lưu trữ dữ liệu cả trên server. Việc lưu trữ số liệu như hiện nay đã khó
khăn cho việc quản lý và khai thác phục vụ phân tích đánh giá và chuyển số liệu

thành thông tin. Việc lưu trữ số liệu như vậy không những không thuận tiện cho
người sử dụng mà còn không đảm bảo an toàn dữ liệu.
- Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin y tế còn nghèo nàn và không tập trung.
Phòng thống kê Y tế vụ kế hoạch tuy đã cố gắng xây dựng kho dữ liệu của toàn
ngành, song chỉ là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp tính toán từ những báo cáo của các
SVTH: Trịnh Đức Nam

18

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


Sở Y tế, các vụ, cục, viện, các chương trình y tế quốc gia… Tương tư như vậy, Sở y
tế và trung tâm y tế huyện, kho dữ liệu cũng chỉ là số liệu tổng hợp từ các báo cáo
của các đơn vị trong tỉnh và báo cáo trong huyện. Nguyên nhân của vấn đề này là
do việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý và điều hành của lĩnh
vực y tế còn hạn chế, mặc dù cơ sở hạng tầng đã được trang bị tương đối tốt song
vẫn còn thiếu và cấu hình máy tính chưa đáp ứng được nhu cầu cơ sở dữ liệu và
phần mềm quản lý. Hệ thống phần mềm tuy đã được xây dựng những vẫn chưa
hoàn chỉnh và chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi. Quy trình thu thập, chuyển tải
thông tin, lưu trữ, phân tích và công bố số liệu chưa hoàn toàn ứng dụng CNTT;
chưa có cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế trong ngành y tế
và giữa ngành y tế với các ban ngành liên quan qua mạng, chưa xây dựng được mã
số xác định các cơ sở y tế, tạo điều kiện cho việc kết hợp các cơ sở dữ liệu từ các
nguồn khác nhau. Thiếu các thông tin chi tiết để có thể phân tổ thống kê theo yêu
cầu danh mục chỉ tiêu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Trước thực trạng cơ sở
dữ liệu hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị số 02/CT-BYT, trong đó yêu cầu các
cơ sở y tế đẩy mạnh xây dựng kho dữ liệu y tế của đơn vị làm tiền đề kết nối với cơ
sở dữ liệu của Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý,

nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách.
2.7. Sản phẩm thống tin thống kê và phổ biến số liệu
Hệ thống thông tin thống kê tổng hợp và các tiểu hệ thống đã có nhiều sản
phẩm thông tin sử dụng cho phân tích, đánh giá xây dựng kế hoạch hoạt động và
hoạch định chính sách chung của ngành và trong từng lĩnh vực, chương trình. Các
thông tin, số liệu thống kê y tế đã phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, đánh giá
kết quả, hiệu quả các hoạt động y tế, nhất là các chương trình y tế Quốc gia. Số liệu
thống kê y tế phản ánh tình trạng và diễn biến sức khỏe bệnh tật nhân dân và các
hoạt động của ngành y tế ở tất cả các tuyến. Hàng năm Hệ thống thông tin thống kê
y tế đã xuất bản Niên giám thống kê Y tế và các ấn phẩm thống kê khác, với việc
sử dụng thông tin từ báo cáo thống kê của 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, số liệu của

SVTH: Trịnh Đức Nam

19

GVHD: TS Nguyễn Thái Hà


×