Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Phú Quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.28 KB, 46 trang )

MỤC LỤC


2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


3

MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền
kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển
đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là điều kiện
thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có biện
pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong
sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi
công, nghiệm thu...), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên
công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với các
ngành kinh doanh khác.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật
Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì
các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất
kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn
trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung
cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự
báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát
triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp


quản lý hữu hiệu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là
nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường,
muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tài chính. Các chỉ tiêu
phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi


4

đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh
doanh cao nhất.
Trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ
phần xây dựng và du lịch Phú Quý” Em muốn đề cập tới một số vấn đề mang tính
lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công
ty cổ phần xây dựng và du lịch Phú Quý.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN
XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH PHÚ QUÝ
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH PHÚ
QUÝ.
Do thiếu kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về đề tài còn mang nặng tính lý
thuyết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Qua đây Em xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Phú Quý

đã tạo điều kiện thuận lợi cho Em trong thời gian thực tập tại Công ty. Em xin chân
thành cảm ơn thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ.


5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và quy trình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số
liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro,
tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh
nghiệp một cách chính xác. Để phân tích tình hình tài chính của một Công ty, người
ta thường dựa vào các số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh để phân tích. Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của một Công ty,
người ta còn dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt
động, tỷ số đòn bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với Công ty cổ phần người ta còn dùng
thêm tỷ số giá thị trường để đánh giá.
+Mục đích
Phân tích tình hình tài chính một Công ty nhằm mục đích đánh giá, dự tính các
rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai nhằm
phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp.
+ Ý nghĩa vai trò
Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà kết quả phân tích tài chính có ý nghĩa vai trò
khác nhau.
Chẳng hạn như đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính cung
cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó làm
cơ sở cho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.
Còn đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm nhiều đến lợi tức cổ phần của họ
nhận được hàng năm và giá thị trường của cổ phiếu. Qua phân tích tài chính, họ sẽ

biết khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, các trái chủ, họ
quan tâm đến khả năng trả nợ vay. Qua phân tích tài chính, họ muốn biết khả năng
thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.


6

Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả
năng thanh toán của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối
với các khoản nợ đến hạn trả.
Đối với các khoản vay dài hạn, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm
đến khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này.
Còn đối với các cơ quan Nhà nước như: cơ quan thuế, tài chính, chủ quản thì
qua phân tích tình hình tài chính cho thấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà Công ty phải nộp;
các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn .
1.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân
tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số
liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài
chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng
như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc
thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho
người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái
quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để
nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định
tài trợ phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư,

các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan
chính phủ và người lao động ...Mỗi một nhóm người này có nhu cầu thông tin khác
nhau.
+ Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị
lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh
nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa.


7

+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng
đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan
tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh
với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng
vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp
doanh nghiệp bị rủi ro.
+ Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp họ phải
quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ
cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời
gian sắp tới.
+ Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức
sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình
hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích
tài chính hoạch định chính sách những người lao động ... cũng quan tâm tới thông
tin tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình
hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh

giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh giá từng
khoản mục so với quy mô chung.
+ Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu
làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng
một dòng của báo cáo. So sánh.
+ Phương pháp so sánh:


8

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh
giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy,
để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so
sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.
+ Điều kiện so sánh.
-Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau:
-Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính toán.
-Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
-Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
+ Tiêu chuẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc)
+ Các phương pháp so sánh thường sử dụng


So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ




biến của các chỉ tiêu kinh tế
So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các chỉ

tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
• So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêu hoặc
nhóm chỉ tiêu.
-

Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích:
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể chỉ dựa
vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành của chỉ
tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ tiêu phân tích được
tiến hành theo các hướng sau.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với
sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính
xác kết quả.

-

Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả sản
xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc
sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ theo nội dung


9

kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn
khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
-


Chi tiết theo địa điểm:
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân tích theo
các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó.

1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

a. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ thống các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, bao gồm :
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
TSLĐ và ĐTNH
H Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo
bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn ( TSLĐ và ĐTNH ). Hệ số này phụ thuộc vào
tính chất của ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực nào có TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản thì chỉ tiêu này sẽ lớn và ngược lại. Để đánh giá cần dựa vào hệ số
trung bình của ngành.
Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện thời thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ của
doanh nghiệp yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài
chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.
Nếu hệ số này cao thể hiện doanh nghiệp có năng lực tốt để thanh toán các
khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao cũng chưa chắc đã tốt vì có thể
doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng các
khoản phải thu lớn…Vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm về tình hình tài
chính của doanh nghiệp.



10

Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Hệ Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Trong cách tính hệ số khả năng thanh toán nhanh hàng tồn kho bị trừ ra khỏi
tài sản ngắn hạn do trong tài sản lưu động thì hàng tồn kho có khả năng thanh khoản
kém nhất. Do vậy, hệ số này phản ánh khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp trong kỳ mà không cần dựa vào việc bán các loại vật tư, hàng hóa.
Hệ số càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao thì phải xem xét lại, nếu như do có
các khoản phải thu quá lớn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Xem xét hệ số này cần phải
đặt trong sự so sánh với hệ số trung bình của ngành để có cái nhìn khách quan hơn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp quá thấp, chứng tỏ
doanh nghiệp đang thiếu tiền; ngược lại nếu quá cao, thể hiện doanh nghiệp để quá
nhiều tiền nhàn rỗi, bị ứ đọng vốn, vòng quay tiền chậm, giảm hiệu quả sử dụng
vốn.
b. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Cơ cấu vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn muốn xây dựng được cơ cấu
nguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, cơ cấu tài sản hợp lý, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá trình kinh doanh, các điều kiện, hoàn cảnh luôn
thay đổi, do đó cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi. Do đó việc
nghiên cứu các hệ số về cơ cấu tài chính và tỷ suất đầu tư sẽ cung cấp cho nhà quản
trị cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác nắm bắt được tình hình tổng quát
về sự phát triển của doanh nghiệp.


11

Nợ phải trả
Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Hoặc Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ phản ánh trong một đồng hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu
đồng vốn vay; thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong tổ chức nguồn vốn,
cho biết mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số vốn chủ sở hữu :
Hệ số vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Hệ mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh
nghiệp.
Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc về
tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn chủ cao thể hiện doanh nghiệp tự chủ về tài

chính cao, lượng vốn tự có cao, ít bị ràng buộc, chịu sức ép của các khoản vay. Nếu
tỷ lệ nợ cao thì doanh nghiệp có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao, số vốn tự bỏ
ra ít mà chủ yếu sử dụng vốn từ bên ngoài.
Tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư vào TSDH =

TSDH

x100 %
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản dài hạn; cho
thấy tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu
dài của doanh nghiệp. Nếu số cuối năm lớn hơn số đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp
đã quan tâm đầu tư đổi mới tài sản cố định, tăng năng lực sản xuất.
TSNH
Tỷ suất đầu tư vào TSNH =

Tổng Tài Sản

x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn.


12

c. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đo lường
năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Số vòng quay hàng tồn kho :

Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển
trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm
ngành kinh doanh.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho :
Số ngày trong kỳ
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

Số vòng quay HTK

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân hàng tồn kho quay được một vòng.
Số ngày càng nhỏ thì vòng quay hàng tồn kho càng nhanh, càng tốt cho doanh
nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu :
Doanh thu bán hàng(có thuế)
Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của
doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp
Kỳ thu tiền trung bình :
Số ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình =


Vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải
thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và
ngược lại. Nếu kỳ thu tiền trung bình càng dài thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn


13

lớn. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp cùng ngành thì dễ
dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định :
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

VCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
cố định càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó giúp doanh nghiệp
cân nhắc trước khi đầu tư vào tài sản cố định mới, xem xét mức khấu hao của tài
sản cố định cũ đã hợp lý hay chưa.
Vòng quay tài sản :
Tổng tài sản
Vòng quay tài sản =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh số tài sản của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao

nhiêu vòng. Vòng quay toàn bộ vốn cung cấp thông tin tổng quát nhất về hiệu suất
sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm kinh
doanh, chiến lược và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
d. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Các hệ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
ROS

=

Doanh thu thuần

x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.


14

Chỉ tiêu này càng cao thì thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy
nhiên khi đánh giá cần xem xét thêm chỉ số của ngành và tình hình cụ thể để có kết
luận chính xác.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
Tỉ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty
Lợi nhuận sau thuế
ROA


=

x 100%

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất này cao chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng tài sản tốt có
hiệu quả cao và ngược lại tỷ suất này thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kém
hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
LNST
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

LN sau thuế
ROE

=

Doanh thu thuần

VCSH

Doanh thu thuần
X

VKD bq

x 100%


VKD bq
x

VCSH

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.
Trong một đồng Vốn kinh doanh bình quân có bao nhiêu đồng hình thành từ
nợ vay. Sử dụng bình quân một đồng Vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.


15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH PHÚ QUÝ
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây dựng và du lịch Phú Quý
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty CP Xây Dựng Và Du Lịch Phú Quý
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH PHÚ QUÝ
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Bèn_xã Tuy Lai_H.Mỹ Đức_TP.Hà Nội
Tên Giám Đốc: Mai văn Văn
Điện thoại: (043) 3846319
Fax

: 0510.3851492

Mã số DN: 0500465268.
Tài khoản: 56210000000024, tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nông thôn
Mỹ Đức
Công ty Cổ phần Xây Dựng và Du lịch Phú Quý có bề dày trong quá trình

hình hoạt động và phát triển... Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của xí nghiệp là
xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, trang trí nội thất công trình.
Năm 2003, thực hiện nghị định 338/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 2003 của
Hội đồng bộ trưởng về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước.
. Thực hiện số 72/QĐ-TT, ngày 29 tháng 4 năm 2004 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể xắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
UBND Tỉnh ra Quyết định số 18/QĐUB ngày 25 tháng 1 năm 2005 về việc chuyển
đổi công ty Xây Dựng và Du Lịch Phú Quý hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần, với tên gọi: Công ty cổ phần Xây Dựng và Du Lịch Phú Quý
Ngày 28 tháng 3 năm 2006, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư P.Hà
Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1030070 với vốn điều lệ
12.000.000.000 đồng và được đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế mã
số 0500465268 vào ngày 25 tháng 11 năm 2007.


16

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng:
Có chức năng tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng
công ty trong các lĩnh vực:
- Công tác Tài chính – Kế toán, của công ty.
- Công tác tạo nguồn, sử dụng, thu hồi vốn và xử lý các nguồn vốn của công ty.
- Công tác kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng công ty
theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng công ty.
- Công tác hạch toán kế toán, quản lý chi phí của công ty.
- Công tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Công tác thanh tra tài chính các đơn vị thành viên công ty.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
1. Hướng dẫn công tác kế toán cho các đơn vị thành viên; tổ chức bộ máy kế

toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
2.Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng kế toán và nội
dung công việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán; đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị đối với các quyết định tài chính của Tổng giám đốc công ty;
3. Lập kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, cân đối vốn toàn công ty và đề xuất các giải pháp huy động vốn, điều tiết
vốn giữa các đơn vị nội bộ phù hợp với nhu cầu và thực trạng tài chính của các đơn
vị thành viên công ty; cân đối các khoản thu chi phục vụ yêu cầu quản lý của công
ty sao cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước; cân đối vốn cho việc
đầu tư chiều sâu và mở rộng của công ty, vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh của
công ty;
4. Mở bảo lãnh ngân hàng đối với các gói thầu, với các dự án, công ty tham
gia đấu thầu và bảo lãnh hợp đồng đối với các công trình công ty trúng thầu.
5. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, khoản chi tài chính, các nghĩa vụ thu,
nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản; phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;


17

6. Định kỳ tổ chức và tham gia kiểm kê toàn bộ vật tư, tài sản, tiền vốn theo
quy định hiện hành của Nhà nước và theo yêu cầu thực tế của công ty. Phối hợp với
các phòng ban chức năng liên quan tham gia kiểm kê sản phẩm, khối lượng dở
dang. Báo cáo Tổng giám đốc và đề xuất xử lý kết quả kiểm kê;
7. Lập đầy đủ và đúng kỳ hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của
đơn vị theo chế độ quy định, bao gồm:
- Báo cáo kế toán của công ty;
- Báo cáo kế toán hợp nhất của công ty;
- Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;

8. Căn cứ số liệu kế toán tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh:
sử dụng tài sản, vòng quay vốn,hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn,
nợ phải trả, nợ phải thu, khả năng thu hồi vốn, các nguy cơ rủi ro trong đầu tư ...
tồn tại và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp sửa chữa, khắc phục trong sản xuất
kinh doanh của công ty.
9. Cùng với Ban kiểm soát kiểm tra các kiến nghị về tài chính, các báo cáo kế
toán thống kê, báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới gửi lên. Phối hợp với các
phòng ban có liên quan của công ty tổ chức thẩm định dự toán các dự án;
10. Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước;
11. Phổ biến chuẩn mực và chế độ kế toán; tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế
toán trong toàn công ty;
12. Quản lý vốn đầu tư ra ngoài công ty bao gồm: góp vốn liên doanh, liên kết; đầu
tư tài chính vào công ty con; các đầu tư tài chính khác;
13. Thực hiện công tác thanh tra giám sát tài chính toàn công ty, trực tiếp kiểm tra ,
giám sát các hoạt động tài chính tính trung thực, chính xác của số liệu, thông tin trên báo
cáo tài chính định kỳ và hàng năm của công ty.
14. Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật và yêu cầu
quản lý của công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính, bao gồm:
+ Thông tin kế toán tài chính;


18

+ Thông tin kế toán quản trị;
+ Thông tin khác theo yêu cầu của lãnh đạo công ty phù hợp với quy định của pháp
luật và chế độ kế toán hiện hành;
15. Bí mật về số liệu Kế toán - Tài chính và bí mật kinh doanh của công ty.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo công ty giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ: 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc

Phó giám đốc

P.Kế hoạch

P.Kỹ thuật

P.Tài vụ

P.Tổ chức hành chính

Các đội sản xuất thi công công trình

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền quyết định mọi vấn đề
của công ty. Quản trị theo đúng pháp luật của nhà nước, có điều lệ của công ty và
nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc hoặc bất cứ cán bộ nào nhằm phục vụ lợi ích
chung cho công ty.


19


Kiến nghị hoặc bổ sung sửa đổi điều lệ.
+Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
của công ty.
+Giám đốc: Do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm có trách nhiệm điều hành
quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
+Phó giám đốc: là người hổ trợ giúp giám đốc điều hành công việc, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về công việc mà giám đốc phân công.
+Phòng kế hoạch: Lập phương án kế hoạch sản xuất đề án mở rộng dự án đấu
thầu, xây dựng kế hoạch của công ty.
+Phòng kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đề xuất tham mưu
cho giám đốc các phương án kỹ thuật trong sản xuất.
+Phòng kế toán: Phản ánh ghi chép tính toán hạch toán quá trình sản xuất kinh
doanh và tình hình sử dụng tiền vốn nguyên liệu, vật tư….
+Các đội sản xuất: trực tiếp thi công các công trình theo thiết kế và sự chỉ đạo
đã được duyệt.
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Xây Dưng và Du Lịch
Phú Quý
2.2.1 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty


20

Bảng 2.1. Phân tích chung kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014, 2015, 2015
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên
kết,liên doanh
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
16.Chi phí thuế TNDN

2013
2014
2015
648,782,69
3 800,426,235 1,229,506,401
18,503,566
5,376,136
6,386,535
630,279,12 795,050,09
7
9 1,223,119,866
492,267,21 546,191,42
5
5

796,974,644
248,858,67
138,011,912
4
426,145,222
117,299,525 115,221,028
116,480,633
55,442,358 55,440,349
35,545,549
38,866,173 28,574,099
18,134,636
89,147,522 90,573,040
140,310,215
45,118,701 51,464,013
60,633,941
166,602,30
65,602,856
1
306,136,150
1,559,067
4,418,183
1,482,392
1,512,349
6,200,380
570,309
46,718
-1,782,197
912,083
108,861
65,758,434

17,880,796

-605,621
162,214,48
3
40,867,816

(Đơn vị: nghìn đồng)
Δ2014/2013
Δ2015/2014
Số tiền
%
Số tiền
%
151,643,54
429,080,16
1
23.37
6
53.61
-13,127,430
-70.95
1,010,399
18.79
164,770,97
428,069,76
2
26.14
7
53.84

250,783,21
53,924,209
10.95
9
45.91
177,286,54
110,846,762
80.32
8
71.24
-2,078,497
-1.77
1,259,605
1.09
-2,009
0 -19,894,800
-35.89
-10,292,074
-26.48 -10,439,463
-36.53
1,425,518
1.6 49,737,175
54.91
6,345,311
14.06
9,169,928
17.82
100,999,44
6
153.96 139,533,849

83.75
2,859,116
183.39
-2,935,791
-66.45
4,688,031
309.98
-5,630,071
-90.8
-1,828,915 -3914.79
2,694,280 -151.18

-

-714,482

307,048,232
64,714,934

96,456,048
22,987,020

-656.33

-

-100

146.68 144,833,749
128.56 23,847,118


89.29
58.35


21

17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18. Lội ích của cổ đông thiểu số

812,601
-1,974,608

19. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

49,039,646
2

245,795
1,834,922
121,265,95
0
6

5,739,107

-566,806
3,809,529


-69.75
-192.93

3,904,186

-100
212.77

236,594,191
11

72,226,305
3

14728
148.55

3,904,186
6

95.1
101.51

(Nguồn: Bản báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Phú Quý giai đoạn 2013-2015)


22

Trong năm công ty chủ yếu cung cấp xây lắp các công trình dân dụng và công
nghiệp , hoạt động kinh doanh bất động sản và các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ

khác.Qua bảng số liệu ta thấy được kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2013-2015:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng qua các năm.
Năm2014 tăng 23.37% so với năm 2013 tương ứng mức tăng 151,643,541,460
VNĐ. Năm 2015 tăng 53.61% so với năm 2014 tương ứng với mức tăng
429,080,166,457 VNĐ. Doanh thu tăng trưởng hàng năm cho thấy công ty vẫn giữ
vững được tình hình sản xuất, tăng dần sản lượng qua từng năm.
Doanh thu tăng và các thành phần khác cấu thành doanh thu cũng tăng, nhưng
doanh thu từ hợp đồng xây lắp vẫn chiếm phần lớn (trên 60%) tiếp theo là doanh
thu từ bất động sản, thấp nhất là các loại doanh thu khác từ mua bán linh kiện điện
tử, viễn thông.
Các khoản giảm trừ doanh thu: các khoản giảm trừ doanh thu giảm theo các
năm và giảm dần tỷ trọng từ 3% năm 2013 còn 1% năm 2015, lý do là môi trường
cạnh tranh tăng công ty phải thực hiện nhiều biện pháp giảm giá cho khách hàng.
Về chi phí: công ty có các khoản mục chi phí là giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
Giá vốn hàng bán tăng qua từng năm. Năm 2014 tăng 10.95% so với năm
2013 tương ứng mức tăng 53,924,209,236 VNĐ. Năm 2015 tăng 45.91% tương ứng
mức tăng 250,783,219,321 VNĐ, nhưng tỷ trọng giá vốn hàng bán / doanh thu giảm
đấy là một dấu hiệu tốt do công ty đã đẩy mạnh được tình hình tiêu thụ hàng hóa, số
lượng hàng hóa bán ra thị trường tăng qua các năm.
- Chi phí bán hàng tăng một cách đáng kể qua từng năm. Năm 2014 tăng
1.6% so với năm 2013 tương ứng mức tăng 1,425,517,927 VNĐ. Năm 2015 tăng
54.91 % so với năm 2014 tương ứng mức tăng 49,737,175,479 VNĐ. Chi phí bán
hàng tăng là do công ty đã mở rộng việc tiêu thụ hàng hóa, tăng chi phí môi giới,
hoa hồng môi giới cho việc bán sản phẩm, tích cực tiêu thụ sản phẩm.


23


- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên qua từng năm. Năm 2014 tăng
14.06% so với năm 2013 tương ứng mức 6,345,311,208 VNĐ. Năm 2015 tăng lên
17.82 % tương ứng với mức tăng 9,169,928,458 VNĐ. Nhưng tỷ trong chi phí quản
lý doanh nghiệp/ doanh thu giảm điếu này là hợp lý do cho thấy công ty mở rộng
bộ máy quản lý công ty, đặc biệt là nhân viên văn phòng và quản lý công trường
đây cũng là một nhân tố thể hiện tài lãnh đạo của ban quản lý..
Nhận xét: Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng và du lịch Phú Quý giai đoạn 2013-2015, thấy được rằng trong gia
đoạn 3 năm này công ty vẫn giữ vững và phát huy được hoạt động kinh doanh của
mình ở một mức độ tương đối tốt. Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu tăng, chi phí
tăng, nhưng tốc độc tăng của doanh thu luôn lớn hơn chi phí, làm cho lợi nhuận của
công ty tăng qua các năm. Chứng tỏ Công ty đã đạt được hiệu quả trong việc phát
triển tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này.
2.2.2 Phân tích khái quát sự biến động của Tài sản và Nguồn vốn của Công ty
Phân tích sự biến động về Tài sản của Doanh nghiệp:


24

Bảng 2.2. Sự biến động của Tài sản các năm 2013, 2014, 2015
TÀI SẢN
A - Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
4. Tài sản ngắn hạn khác

2013
1,602,154,14
8
201,162,665
41,500,889
159,661,776
166,133,451
170,146,360
-4,012,910
905,334,335
872,036,378
40,749,306
6,279,528
-13,730,877
318,250,722
356,803,455
-38,552,733

11,272,975
969,513
454,845
2,383,682
7,464,934

Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chênh lệch 2014-2013
Chênh lệch 2015-2014

2014
2015
1,541,055,12
3 1,692,477,049 -61,099,025
432,688,602
172,543,254 231,525,937
22,696,949
48,269,621 -18,803,940
409,991,653
124,273,632 250,329,877
18,601,175
581,570,694 -147,532,276
22,171,640
584,011,640 -147,974,720
-3,570,465
-2,440,946
442,445
723,063,272
593,082,788 -182,271,063
693,420,632

557,743,112 -178,615,746
43,118,006
41,579,243
2,368,700
1,713,867
1,260,320
-4,565,661
-15,189,232
-7,499,887
-1,458,355
350,635,591
328,592,644
32,384,869
413,280,318
399,158,714
56,476,863
-62,644,727
-70,566,071 -24,091,994
16,066,481
16,687,669
4,793,506
777,175
3,361,197
-192,338
7,836,098
4,450,336
7,381,253
4,567,681
2,885,528


4,443,789
4,432,348

2,183,999
-4,579,406

-4%
115%
-45%
157%
-89%
-87%
-11%
-20%
-20%
6%
-73%
11%
10%
16%
62%
43%
-20%
1623%

151,421,927
-260,145,349
25,572,672
-285,718,021
562,969,519

561,840,000
1,129,519
-129,980,484
-135,677,520
-1,538,762
-453,547
7,689,345
-22,042,947
-14,121,604
-7,921,344
621,188
2,584,021
-3,385,762

9%
-151%
53%
-230%
97%
96%
-46%
-22%
-24%
-4%
-36%
-103%
-7%
-4%
11%
4%

77%
-76%

92%
-61%

-123,892
1,546,820

-3%
35%


25

B – Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữa hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên
kết

3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
(*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200)
NGUỒN VỐN
C. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn

113,891,629

127,524,402

170,567,798

80,435,527
52,551,284
275,643,632
-223,092,348
26,443,810
29,778,035
-3,334,226
1,440,433

104,353,582
71,588,116

280,461,374
-208,873,258
27,249,321
31,522,535
-4,273,215
5,516,146

155,420,275
70,083,379
300,763,475
-230,680,096
80,056,992
85,488,292
-5,431,300
5,279,904

30,931,040

21,467,113

13,163,369

10,931,040
20,000,000

21,467,113

2,525,062
779,496
1,188,991

556,576
1,716,045,77
7

1,703,706
117,934
943,196
642,576
1,668,579,52
5

934,024,630
862,725,698
437,972,965

835,040,834
760,401,977
481,145,218

13,632,773
0
23,918,055
19,036,832
4,817,742
14,219,090
805,511
1,744,500
-938,989
4,075,713
0

-9,463,927
0

12%
30%
36%
2%
-6%
3%
6%
28%
283%
-31%
-

43,043,396
51,066,693
-1,504,737
20,302,101
-21,806,838
52,807,672
53,965,757
-1,158,086
-236,242
-8,303,744
-

25%
33%
-2%

7%
9%
66%
63%
21%
-4%
-63%
-

13,163,369

-10,931,040
1,467,113

-100%
7%

-8,303,744

-63%

1,984,154
293,342
943,196
747,616

0
-821,356
-661,562
-245,795

86,000

-33%
-85%
-21%
15%

280,448
175,408
105,040

14%
60%
14%

-3% 194,465,323
-11%
44,503,481
-12%
36,673,286
10% -170,979,307

10%
5%
5%
-55%

1,863,044,848

-47,466,252

0
879,544,315 -98,983,796
797,075,263 -102,323,721
310,165,911
43,172,253


×