Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.58 KB, 9 trang )

Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Thi hành án dân sự là một nghề vất vả, nhiều rủi ro và cũng không kém phần
nguy hiểm. Trong thời gian qua, cả nước có rất nhiều trường hợp cán bộ thi hành án
bị khiếu nại phải bồi thường, hoặc có trường hợp người phải thi hành án chống đối
quyết liệt trong quá trình cưỡng chế dẫn đến thương tích cho cả người dân và cán
bộ thi hành án. Bên cạnh đó, việc một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của
người dân, quay phim để xuyên tạc sự thật về các buổi cưỡng chế thi hành án rồi
tung lên mạng internet gây mất an ninh trật tự và kích động người dân, tạo ấn tượng
xấu về cán bộ thi hành án làm ảnh hưởng đến công tác thi hành án, đây là một vấn
đề nhức nhối hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vấn đề này là do công
tác tuyên truyền pháp luật, công tác vận động thuyết phục của cán bộ thi hành án
còn chưa tốt.
Trong thi hành án dân sự (THADS), công tác tuyên truyền, vận động, thuyết
phục đương sự tự nguyện thi hành án (THA) tuy chỉ là bước đầu tiên trong quy
trình gồm nhiều khâu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu khâu này được triển khai đạt
hiệu quả cao, sẽ tác động tích cực đến toàn bộ quy trình. Công tác vận động,
hòa giải thành công không chỉ mang lại lợi ích cho người được thi
hành án mà người phải thi hành án cũng thoát khỏi những chi phí
phát sinh, bởi nếu phải dùng đến biện pháp cưỡng chế thì người bị
thi hành án phải chịu toàn bộ các chi phí cho việc thực hiện cưỡng
chế. Không những vậy, việc các đương sự tự nguyện hoà giải hoặc
thi hành án còn giúp cơ quan thi hành án hoàn thành công việc
thuận lợi, nhanh chóng, tránh khỏi những gánh nặng về thời gian,
công sức, kinh phí. Vì mỗi khi thực hiện cưỡng chế, phải trải qua
nhiều thủ tục hoặc huy động nhiều lực lượng chức năng, phương
tiện phục vụ cho công tác cưỡng chế thi hành án. Điều quan trọng là


khi đương sự tự nguyện THA cũng có nghĩa là đã loại trừ được khả năng xảy ra
Trang 1


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

chống đối, gây ảnh hưởng không tốt đến ANTT tại địa phương, cũng như các khiếu
kiện phức tạp sau này.
Trên thực tế hiện nay, Chi cục THADS huyện DK tuy có số
lượng việc lớn hàng năm nhưng nhờ có sự chỉ đạo của lãnh đạo
đơn vị, cũng như sự hổ trợ của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát
trong công tác thuyết phục, vận động người dân thi hành án nên
kết quả thi hành cuối năm của cơ quan tương đối cao mà không
để xảy ra các trường hợp khiếu nại kéo dài hoặc chống đối trong
quá trình giải quyết thi hành án, đảm bảo an ninh trật tự tại địa
phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác vận động thuyết
phục trong việc giải quyết thi hành án, tôi xin phép trình bày một
số vấn đề về kỹ năng vận động, thuyết phục đương sự mà bản
thân đã được học hỏi và đút rút kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên
do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn hep nên không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi để
bài viết được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích của đề tài:
Thuyết phục đã trở thành thủ tục không thể thiếu trong thực
tiễn

công

tác


thi

hành án hiện nay, tuy nhiên, công tác vận động, thuyết phục
THADS không phải là việc dễ dàng, để hình thành kỹ năng vận
động thuyết phục và áp dụng một cách có hiệu quả vào công tác
thi hành án thì đòi hỏi người cán bộ thi hành án phải có sự kiên trì,
khôn khéo và kinh nghiệm trong lĩnh vực thi hành án. Trong bối
cảnh hiện nay, lực lượng cán bộ thi hành án đa số là cán bộ trẻ,
năng động nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm, nên còn hạn chế
trong công tác vận động, dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài,
chống đối quyết liệt,.. như đã nói ở trên.

Trang 2


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

Do đó, mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích một số quy định mang
tính cơ bản của pháp luật hiện nay về vận động, thuyết phục trong thi hành án dân
sự, tổng hợp một số kinh nghiệm thực tiễn, nhằm đưa ra một số giải pháp hữu ích
trong công tác vận động thuyết phục để từ đó giúp nâng cao hiệu quả công tác thi
hành án dân sự ở địa phương nói riêng, thi hành án dân sự cả nước nói chung.
3. Tổng quan thông tin về những vấn đề nghiên cứu:
Bài viết này được thực hiện trong quá trình công tác tại đơn vị Chi cục
THADS huyện DK, tỉnh KH. Với khoảng thời gian tương đối ngắn từ tháng
01/2016 đến nay, tôi đã được lãnh đạo đơn vị, các Chấp hành viên hổ trợ về mặt
chuyên môn cũng như về mặt thời gian để hoàn thành bài viết này.
4. Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Trong bài viết này, bản thân tôi sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

của công tác vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự ở địa bàn huyện DK, từ đó góp
phần nâng cao kết quả thi hành án của tỉnh KH.

Trang 3


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Ngày 04/3/2016 Ban thường vụ Tỉnh ủy KH đã ban hành văn bản số 236-CV/TU
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự trên địa
bàn tỉnh KH, một trong những nội dung quan trọng của văn bản đó là: “Trong quá trình
tổ chức thực hiện thi hành án cần coi trọng biện pháp vận động, giáo dục, thuyết
phục đương sự tự nguyện thi hành án”. Do đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động, thuyết phục là một nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan thi hành án phải thực
hiện.
Để làm tốt công tác vận động, thuyết phục thì cán bộ thi hành án cần nắm vững
một số quy định của pháp luật thi hành án như sau:
- Điều 6 quy định về thỏa thuận trong thi hành án.
- Điều 7, 7a, 7b quy định về quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án,
người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ lien quan.
- Điều 9 quy định về việc tự nguyện và cưỡng chế thi hành án.
- Điều 45 quy định về thời gian tự nguyện thi hành án.
- Ngoài ra còn phải nắm một số các quy định về cưỡng chế thi hành án để có thể
giải thích cho đương sự rõ hơn về các hậu quả của việc cưỡng chế, nhằm hướng cho
đương sự thực hiện việc tự nguyện thi hành án.
2. Một số kỹ năng vận động, thuyết phục:

Trang 4



Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

- Công tác vận động, thuyết phục trong THADS không phải là việc dễ dàng.
Nhiều trường hợp chây ỳ, lẩn tránh nghĩa vụ phải thi hành, hoặc bỏ đi địa phương
khác đã gây không ít khó khăn cho công tác THA ở địa phương... Do đó, cán bộ
THA phải tận tậm, nhiệt tình, am hiểu pháp luật, và ngoài Chấp hành viên của chi
cục THA, cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng, gồm CA, viện kiểm sát,
chính quyền địa phương, đối với các trường hợp phức tạp, căng thẳng, dự trù khả
năng xảy ra chống đối gây mất trật tự tại địa bàn thì cơ quan thi hành án còn phải
mời thêm các cơ quan báo chí tham gia để viết bài. Không chỉ thực hiện vận động,
thuyết phục đối với đương sự, các lực lượng còn phải vận động những người thân
và bà con hàng xóm của đương sự để tạo ra nhiều tác động đến đối tượng. Có như
vậy, khi buộc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, quần chúng, nhân dân cũng đồng
tình, ủng hộ nên sẽ ít gây ra các sự việc phức tạp kéo dài.
- Để công tác THA đạt hiệu quả cao, Chi cục THADS huyện DK cũng tiến
hành nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc đi sâu, đi sát cơ sở, nắm bắt suy nghĩ,
nguyện vọng của người phải THA, từ đó kiên trì thuyết phục THA. Trong quá trình
tác nghiệp, chấp hành viên cũng luôn vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp
thuyết phục tự nguyện, thỏa thuận THA.
- Từ thực tiễn công tác có thể thấy để đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền,
vận động đương sự thi hành án, cán bộ thi hành án ngoài việc am hiểu pháp luật,
cần phải kiên trì, khôn khéo để giải thích thấu tình, đạt lý cho các đương sự thì các
chấp hành viên khi nhận bản án phải nghiên cứu kỹ, thậm chí phải tìm hiểu rất rõ
về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội và các vấn đề gây bức xúc
của các đương sự để tạo sự đồng cảm, từ đó tìm ra cách vận động, thuyết phục hiệu
quả nhất. Với từng đối tượng là trí thức, công nhân hay nông dân lại có cách tuyên
truyền, vận động khác nhau. Tất cả sẽ được đúc kết dần theo kinh nghiệm công tác
của những cán bộ thi hành án.

- Một vấn đề cần lưu ý là không phải khi đã ra quyết định cưỡng chế là cán
bộ thi hành án ngừng vận động, thuyết phục đương sự, mà công tác này được thực
hiện xuyên suốt trong quá trình giải quyết việc thi hành án, kể cả khi chấp hành
viên đã ra quyết định cưỡng chế. Nhiều trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế
nhưng đương sự lại có thái độ hợp tác, tự nguyện chấp hành.

Trang 5


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

- Để có một thay đổi từ không hợp tác sang thái độ tự nguyện của đương sự
là cả một quá trình kiên trì khéo léo của các cán bộ thi hành án. Trong quá trình
thuyết phục, cán bộ thi hành án phải đưa ra được các hậu quả xấu của việc không tự
nguyện thi hành, đồng thời cho đương sự thấy được những mặt lợi khi tự nguyện
thi hành, từ đó hướng đương sự lựa chọn giải pháp có lợi nhất.
- Bên cạnh đó, theo tôi một biện pháp cần thiết phải thực hiện là việc bố trí
các máy quay phim, ghi âm trong các buổi vận động thuyết phục đương sự thi hành
án. Đây là một biện pháp mà hầu như các cơ quan thi hành án trên cả nước chưa
thực hiện được, mặc dù có thể nói đây là việc làm không kém phần quan trọng,
nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển về công nghệ thông tin. Sở dĩ nói
rằng đây là biện pháp quan trọng vì những lí do sau:
+ Việc lưu trữ hình ảnh buổi làm việc sẽ giúp Chấp hành viên có thể nhìn nhận
lại quá trình giải quyết thi hành án, phát hiện ra các điểm hạn chế nhằm rút kinh
nghiệm. Trong trường hợp phải tổ chức cưỡng chế, việc lưu trữ này cũng sẽ giúp
Chấp hành viên trình bày thái độ của người phải thi hành án một cách rõ ràng và
thực tế trong buổi họp bàn cưỡng chế, từ đó có thể đề ra các phương án, kế hoạch
cưỡng chế phù hợp.
+ Việc lưu trữ còn làm cơ sở vững chắc để giải quyết các khiếu nại, thắc mắc
về sau.

+ Tăng tính thực thế, rõ ràng hơn so với làm việc bằng biên bản.
3. Hiệu quả của đề tài:
Trong những năm gần đây, bằng việc áp dụng một cách có hiệu quả công tác
tuyên truyền, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện, thỏa thuận thi hành án,
chi cục THADS huyện DK mặc dù thực hiện việc cưỡng chế ít hơn các năm trước
nhưng lại đạt kết quả cao hơn cả về tiền lẫn giá trị, cụ thể:
- Về việc, đến hết tháng 9/2015, số cũ chuyển sang là 633 việc; từ 01/10/2015
đến 30/9/2016, thụ lý mới 1.154 việc, tăng 192 việc (20%) so với cùng kỳ. Như
vậy, tổng số thụ lý là 1.787 việc, tăng 151 việc (9%) so với cùng kỳ. Kết quả xác
minh, phân loại thì có: 1.412 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 79%), tăng
346 việc (32%) so với cùng kỳ và 329 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ
Trang 6


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

lệ 21%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 1.083 việc, đạt tỷ lệ 77% (so
với chỉ tiêu được Quốc hội giao, đã vượt 5%). So với cùng kỳ năm 2015, tăng 198
việc (22%).
- Về tiền, đến hết tháng 9/2015, số cũ chuyển sang là 41.049.788.000 đồng; từ
01/10/2015 đến 30/9/2016, thụ lý mới 32.251.606.000 đồng, tăng 2.189.052.000
đồng (7%) so với cùng kỳ. Như vậy, tổng số tiền thụ lý là 73.301.395.000 đồng, tăng
2.575.752.000 đồng (4%) so với cùng kỳ. Kết quả xác minh, phân loại:
52.160.672.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 72%), tăng 15.590.684.000
đồng (43%) so với cùng kỳ và 19.800.000.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết
(chiếm tỷ lệ 28%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 32.216.648.000 đồng,
đạt tỷ lệ 62% (so với chỉ tiêu Quốc hội giao, cao hơn 30%). So với cùng kỳ năm
2015, tăng 13.334.214.000 đồng (71%).
- Về kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án, từ ngày 01/10/2015 đến hết ngày
30/9/2016, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng

chế thi hành án đối với 19 trường hợp, giảm 05 trường hợp so với cùng kỳ năm
2015, do có 02 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án, nên thực tế số việc phải
tổ chức cưỡng chế là 17 trường hợp, giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ, trong đó
có 07 cuộc cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành, giảm 11 trường hợp so với
cùng kỳ.
Bên cạnh đó, Chi cục THADS huyện DK không để xảy ra các trường hợp
khiếu nại, tố cáo, gây mất an ninh trật tự xã hội tại địa phương.
4. Những bài học kinh nghiệm:
Để nâng cao hiệu quả của công tác vận động, thuyết phục trong thi hành án,
thì cán bộ thi hành án phải chú ý những vấn đề sau:
- Nắm vững các quy định của pháp luật chuyên ngành và một số quy định
của pháp luật về dân sự, đất đai, hôn nhân, kinh tế…
- Nghiên cứu kỹ bản án khi nhận hồ sơ thi hành án.
- Vừa thể hiện sự mềm dẻo vừa thể hiện sự cứng rắn của cơ quan nhà nước.

Trang 7


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

`

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thi hành án là lĩnh vực khó khăn, động chạm trực tiếp đến
quyền
lợi của các bên nên tuỳ vụ việc cán bộ thi hành án phải lựa chọn
phương

pháp


vận

động, thuyết phục khác nhau. Để thành công, bên cạnh trách
nhiệm,

còn



sự

cảm

thông, chia sẻ và yêu ngành.
Trong tố tụng dân sự hoà giải là nguyên tắc bắt buộc, thể hiện sự tôn trọng
quyền tự thoả thuận giữa các được sự, còn trong thi hành án (THA) dân sự, không
có quy định hoà giải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên trên thực tế, công tác vận động,
thuyết phục lại được các cơ quan thi hành án rất coi trọng, đặc biệt trong các vụ án
có tính chất phức tạp.
2. Kiến nghị:
- Ngành thi hành án không những là ngành khó khăn mà còn là ngành có
nhiều rủi ro. Không phải trường hợp nào cũng có thể vận động, thuyết phục đương
sự thi hành án, nhiều trường hợp đương sự cố chấp, quá khích không nghe lời giải
thích, tấn công cán bộ thi hành án trong các buổi làm việc,.. gây ảnh hưởng đến sức
khỏe và tâm lý của cán bộ khi công tác. Do đó, cần trang bị cho cán bộ thi hành án
các phương tiện, công cụ tự vệ cần thiết trong suốt quá trình công tác.
- Như đã phân tích ở trên, để công tác vận động thuyết phục đạt hiệu quả cao
thì sự hổ trợ của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương… là
điều không thể thiếu. Vì vậy, cần phải có chế độ bồi dưỡng hợp lý cho các thành

phần tham gia buổi làm việc để vận động đương sự, đề xuất: 100.000đ/người/buổi.

Trang 8


Kỹ năng vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

- Bên cạnh đó, đề nghị Cục Thi hành án thường xuyên tổ chức cho các cán bộ
trẻ mới vào ngành các buổi học về kỹ năng vận động, thuyết phục đương sự.
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm đã được học hỏi và những ý kiến của bản
thân về vấn đề thuyết phục, vận động trong thi hành án dân sự. Do nhận thức cũng
như lý luận còn hạn chế nên có một số vấn đề phân tích còn chưa sâu, rất mong
nhận được ý kiến phản hồi, trao đổi.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người viết đề tài

Trang 9



×