Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Cải cách hành chính trong Thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.98 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành

: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính

Mã số


: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ LÂM THI

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Bản thân Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nay
là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác trong cùng lĩnh
vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận
văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thi hành án dân sự..........................................7
1.2. Cải cách hành chính trong thi hành án dân sự ...................................................17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong thi hành án dân sự .........29
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................38
2.1. Đặc điểm tình hình thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..........38

2.2. Nội dung cải cách hành chính trong thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng thời gian qua ..............................................................................................41
2.3. Đánh giá chung ..................................................................................................59
CHƢƠNG 3. NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................70
3.1. Nhu cầu đòi hỏi việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thi hành án
dân sự ........................................................................................................................70
3.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải cách hành chính trong thi hành án dân sự .73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCHC

: Cải cách hành chính

CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức
CHV

: Chấp hành viên

CMND

: Chứng minh nhân dân

CNTT

: Công nghệ thông tin


THA

: Thi hành án

THADS

: Thi hành án dân sự

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TTHC

: Thủ tục hành chính

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Kết quả nhận đơn yêu cầu thi hành án qua hòm thư điện tử


49

bảng
2.1.

của cục THADS Đà Nẵng

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Kết quả giải quyết TTHC trong lĩnh vực THADS từ năm

40

biểu đồ
2.1.

2011-2016
2.2.

Công tác đơn giản hóa TTHC của Cục THADS giai đoạn

44

2013 – 2016

2.3.

Thống kê mức độ triển khai chất lượng dịch vụ hành chính

47

công
2.4.

Công tác tổ chức - cán bộ hình thành và phát triển qua các
giai đoạn từ 1993-2016

54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hành chính
trong lĩnh vực THADS nói riêng đang là tâm điểm trong các nỗ lực của Đảng và
Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh” và là điều kiện căn bản để góp phần đạt được các
mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Từ khi Pháp lệnh THADS năm 1993 được ban hành cho đến nay, hệ thống
cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi hành án, các cơ quan THADS từ trung
ương đến địa phương đã nhanh chóng được hình thành. Trong những năm qua, công
tác thi hành án dân sự đã đi vào nề nếp và từng bước được cải cách đã tạo bước
chuyển biến quan trọng trong tổ chức và hoạt động. Kết quả đạt được đã khẳng định
sự đổi mới đúng hướng của công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, thi hành án trước đây cũng như hiện nay là vấn đề hết sức phức tạp. Vì
vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính trong THADS
vẫn còn những hạn chế nhất định: thủ tục hành chính còn rườm rà, chất
lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; trong cải cách hành chính chưa có
bước đột phá, một số lĩnh vực người dân, tổ chức chưa hài lòng; giải quyết công
việc ở bộ phận một cửa còn chậm thời gian; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng công tác, kiến thức hành chính còn hạn chế; chưa chủ động và tích cực
trong công việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thái độ chưa đúng mực, thậm chí
có biểu hiện sách nhi u, gây phiền hà, tiêu cực, việc kiểm tra, phát hiện, xử lý chưa
kịp thời; kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách có nơi chưa được quan tâm
đúng mức, hiệu quả còn hạn chế…
Sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay đã và đang đặt ra những
nhiệm vụ mới nặng nề đối với công tác thi hành án dân sự nói riêng và công tác thi

1


hành án nói chung. Do vậy, việc tiếp tục CCHC trong công tác THADS là yêu cầu
cấp thiết.
Nghị quyết hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã
chỉ rõ: “Sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành án theo hướng tập trung
nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ tư pháp. Xây dựng đội
ngũ cán bộ làm công tác thi hành án để bảo đảm tốt công tác xét xử.”
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã
khẳng định “Xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước
thống nhất về công tác thi hành án”. Tiếp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2015 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định
“Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính

phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án”. Cụ thể hoá các Nghị quyết trên,
Chính phủ, Bộ Tư Pháp đã ban hành thông tư số: 09/2015/TT-BTP ngày 26 tháng 6
năm 2015 quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động
thuộc Tổng cục THADS và các cơ quan THADS; Thông tư số: 02/2017/TT-BTP
ngày 23 tháng 3 năm 2017 Hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên
chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức THADS; Quyết định số: 61/2014/QĐTTg ngày 30 tháng 10 năm 2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng Cục THADS trực thuộc Bộ tư pháp; Quyết định số 536/QĐTCTHADS ngày 11/5/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS về việc triển
khai hỗ trợ trực tuyến THADS; Quyết định số 537/QĐ-TCTHADS ngày 11/5/2017
của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS về việc ban hành Quy trình và triển khai
thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan THADS.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tiếp tục CCHC trong THADS có ý nghĩa cấp
thiết trong bối cách cải cách hành chính của nước ta hiện nay. Thực ti n đòi hỏi
phải làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận những quy định về cải cách hành chính trong
THADS. Đồng thời, thực ti n cũng đặt ra yêu cầu tổng kết, đánh giá các thành tựu
cũng như những bất cập của cải cách hành chính trong THADS trong thời gian qua.

2


Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp khắc phục những bất cập, thiếu sót và tiếp tục nâng
cao hiệu quả cải cách trong THADS.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Cải cách hành chính trong Thi
hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1986
đến nay, đã có khá nhiều công trình ở mặt này hay mặt khác nghiên cứu về nền
hành chính nhà nước. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành
án", mã số 96-98- 027/ĐT, Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp , 1996;

- Đề tài cấp Nhà nước "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt
động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới", Bộ Tư pháp, 2000;
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Kim Chiếm "Quản lý nhà
nước về thi hành án dân sự", Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 1997;
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguy n Công Long về "Các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện",
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000;
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về "Xã hội hóa thi
hành án dân sự ở Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002;
- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguy n Quang Thái về "Đổi mới tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội,
2003;
- Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về “Đổi mới thủ tục
THADS ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004;
- Luận văn Tiến sỹ luật học của tác giả Nguy n Thanh Thủy về “Hoàn thiện
THADS ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, 2008;
- Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Đậu Thị Thủy “Quản lý nhà nước về
THADS qua thực tế ở Thanh Hóa”, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2008;

3


- Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Nguy n Thế Ánh về “Thực hiện pháp
luật về THADS qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên”, Học viện khoa học Xã hội, 2011;
- Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Hoàng Thế Anh “Giám sát THADS
ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005;
Những công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu những khía cạnh, phạm vi
khác nhau của THADS như nghiên cứu về tổ chức và hoạt động THADS, nghiên
cứu về vấn đề thực hiện pháp luật, nghiên cứu về cơ chế giám sát trong THADS, về

hoạt động quản lý nhà nước về THADS hoặc cũng nghiên cứu về cải cách hành
chính nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi một vấn đề cụ thể nào đó như “thủ tục hành
chính”. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về
CCHC trong THADS. Vì vậy, đây chính là vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ mà luận
văn này mong muốn góp phần giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng cải cách
hành chính nhà nước trong THADS, luận văn đưa ra một số phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhà nước trong THADS trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về cải cách hành chính nhà nước trong
THADS.
- Đánh giá thực trạng cải cách hành chính trong THADS trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tác giả kiến nghị một số
giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh CCHC trong THADS đáp ứng yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề cải cách hành chính trong THADS từ
thực ti n thành phố Đà Nẵng.

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×