Tải bản đầy đủ (.ppt) (5 trang)

Giải pháp tổ chức kiến trúc mặt bằng trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.16 KB, 5 trang )

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC MẶT
BẰNG NHÀ CÔNG CỘNG

BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ KIẾN TRÚC

GIẢNG VIÊN:THS.KTS.DOÃN THỊ THÙY HƯƠNG

VINH ,THÁNG 8 - 2015


I. Nguyên tắc chung:
KTS

N
G
U
Y
Ê
N
T

C

SỨC CHỨA
CÁC PHÒNG CHÍNH

CHỌN KÍCH
THƯỚC PHÒNG

TỔ HỢP MB VÀ
HÌNH KHỐI KT



Phải nghiên cứu dây chuyền chức năng sử dụng của nhà, tính chất, mối quan hệ giữa các bộ phận
để có giải pháp tốt nhất. Muốn thế cần:
+ Chọn giải pháp tổ chức liên hệ phù hợp với sơ đồ công năng và tính chất công trình.
+ Sắp xếp bố trí các bộ phận đó thành từng khu vực rõ ràng mang đặc điểm yêu cầu công năng
riêng, tạo nên những tổ hợp kiến trúc rõ ràng, chặt chẽ trong bố cục và phù hợp khu đất.


N
H
À
C
Ô
N
G
C

N
G

II. Các giải pháp tổ chức liên hệ giữa các bộ phận trên mặt bằng
II.1. Giải pháp không gian phòng lớn:
Tất cả quá trình chức năng của nhà đều bố trí xếp đặt trong một phòng lớn duy nhất. không gian sử
dụng mềm dẻo linh hoạt và tiết kiệm diện tích giao thông Ví dụ : chợ có mái, phòng triển lãm.
II.2. Giải pháp tập trung quanh trung tâm:
Các phòng nhỏ bố trí quanh một phòng lớn và phòng lớn được coi như phòng chính làm nhiệm vụ chủ
yếu, quyết định chức năng công trình.Giải pháp này giúp tận dụng được không gian và sự làm việc của
kết cấu; quan hệ giữa các phòng chặt chẽ, rõ ràng. Song nói chung kết cấu phức tạp, thông hơi thoáng
gió bằng biện pháp nhân tạo.Ví dụ như nhà hát, rạp chiếu bóng, kịch viện, công trình thể thao v.v…
phòng lớn là phòng khán giả, bao quanh là các bộ phận phục – vụ như xưởng, kho, hóa trang cho diễn

viên, phòng bách bộ, hành lang, nghỉ v.v…
II.3. Giải pháp liên hệ kiểu xuyên phòng
Các phòng liên hệ với nhau không cần hành lang mà trực tiếp liên hệ xuyên qua nhau. Các phòng xâu
chuỗi nối tiếp nhau. Diện tích giao thông ít, quan hệ chặt chẽ, không gian dễ trang nghiêm, hình khối đơn
giản nhưng dễ tổ chức sinh hoạt theo trình tự bắt buộc và không gian phong phú. Tổ chức ánh sáng
thông gió tự nhiên dễ dàng Giải pháp này áp dụng cho các nhà triển lãm, bảo tàng, cửa hàng bách hoá,
thư viện… những loại công trình đòi hỏi phải tạo cho người sử dụng một quá trình tuần tự nhất định.

II.4. Giải pháp liên hệ kiểu hành lang
Các phòng bố trí ở một bên hay cả hai bên của hành lang hoặc có khi đoạn này ở một bên hành
lang, đoạn kia ở cả hai bên hành lang.Quan hệ giữa các phòng rõ ràng, sơ đồ kết cấu đơn giản,
giải pháp thông hơi thoáng gió tốt.Tuy nhiên chiếm nhiều diện tích xây dựng, quan hệ công năng
thiếu chặt chẽ, giao thông thường bị kéo dài.Thường áp dụng cho các công trình có cá phòng
diện tích giống nhau, mỗi phòng mang một nhiệm vụ riêng biệt cần cách ly với nhau như công
trình hành chính sự nghiệp, bệnh viện, nhà an dưỡng, trường học.


ở nhà trẻ, trường học, bệnh viện...
II.5. Giải pháp liên hệ phân khu
Mục đích phân khu hay hợp nhóm các bộ phận không gian trong nhà công cộng là để làm nổi bật các thành
phần chính của nhà tạo ra một tổ hợp kiến trúc rõ ràng, chặt chẽ và hợp lý về phương diện sử dụng, kinh tế
và kỹ thuật. Có 4 giải pháp về phân khu:
Phân khu theo từng tòa nhà riêng biệt:
Cách phân khu này là tập trung các loại phòng có chức năng gần nhau hay quan hệ chặt chẽ với nhau
được tập trung theo từng khu vực và mỗi khu vực chiếm một tòa nhà độc lập. Nhiều tòa nhà độc lập lại có
quan hệ tương đối tốt với nhau tạo thành một quần thể.
Ưu điểm: Phân khu rõ ràng, cách ly giữa các khu tốt, thông thoáng tốt, kết cấu đơn giản.
Nhược điểm : chiếm nhiều diện tích xây dựng, tốn thiết bị kỹ thuật. Liên hệ không chặt chẽ, hình khối tản
mạn.
Phạm vi ứng dụng: Vùng địa thế không bằng phẳng, công trình nằm ở giữa các bộ phận cần cách ly.

Phân khu theo từng tòa nhà riêng có hành lang cầu nối liền.
Như cách phân khu trên, song khắc phục việc đi lại ngoài trời bất tiện, khắc phục hình khối tản mạn bằng
hệ thống hành lang cầu (hành lang có mái). Loại này khắc phục được nhiều nhược điểm của cách trên.
Thường áp dụng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới như nước ta và những nơi đất rộng bằng phẳng. Hành lang
cấu tùy theo số nhà của từng khu nhà mà có thể thiết kế hành lang 1 tầng hay 2-3 tầng.
Phân khu theo tầng nhà
Theo cách này mỗi tầng trong một tòa nhà làm nhiệm vụ của một khu mà chức năng hoạt động độc lập
tương đối với các tầng khác. Ví dụ trường phổ thông các cấp 1,2,3 liền cơ quan hành chính, viện thiết kế...
Ưu điểm: Quan hệ giữa các khu chặt chẽ thuận tiện, tiết kiệm đất, đường ống thiết bị. Hình khối đồ sộ, quy
mô lớn.
Nhược điểm :Hệ thống kết cấu dễ không đồng nhất vì không gian giữa các tầng của một khu không tương
đương với nhau. Có thể một số phòng khu này ở vào tầng khác. Thông thoáng tự nhiên bị hạn chế, cách ly
khó khăn
Phạm vi áp dụng: Nơi đất chật hẹp đòi hỏi công trình có bộ mặt quy mô.
Phân khu theo dãy, đoạn, khối nhà:


Trên đây là những phân tích bao quát
và nghiên cứu sơ các vấn đề thuộc về
hiện trạng khu vực đường Trần Hưng
Đạo. Trong một thời gian ngắn chúng
tôi khó có thể đánh giá hết đầy đủ và
chi tiết mọi vấn đề, khía cạnh tổng thể
của phân tích đô thị. Hi vọng trong
những bài tiểu luận sắp tới, chúng tôi
có cơ hội nghiên cứu sâu hơn.




×