Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌCKHOA
TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LỜI CAM ĐOAN

KHOA MÔI TRƯỜNG

Tôi xin cam đoan bài đồ án tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi, thực hiện trên cơ
sở khảo sát thực tế ở khu vực Quận Bắc Từ Liêm, dưới sự hướng dẫn của ThS.Phạm
Thị Hồng Phương. Các
số
liệu vềTHỊ
kết quả
củaPHƯỢNG
đồ án tốt nghiệp là trung thực, khách
TRẦN
THỊ
MỸ
TRẦN
MỸ
PHƯỢNG
quan và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tham khảo tài liệu đồ án.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Sinh viên


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ
ĐỀThịXUẤT
GIẢI
Trần
Mỹ Phượng
PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
CỦA NGƯỜI
DÂN TRẠNG
TẠI QUẬN
TỪ LIÊM,
ĐÁNH
GIÁ THỰC
VÀ BẮC
ĐỀ XUẤT
GIẢI
THÀNHĐẾN
PHỐHÀNH
HÀ NỘI
PHÁP
HƯỚNG
VI TIÊU DÙNG
XANH
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành
Mã ngành


: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
: 52850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hướng đến hành vi tiêu
dùng xanh của người dân tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” được thực
hiện và hoàn thành tại trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu, ngoài nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất
nhiều nguồn động viên từ người thân, nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo từ thầy cô
và bạn bè để giúp em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy các cô trong khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã trang bị cho em đầy đủ những
kiến thức quý giá và cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường. Suốt quá trình
học tập, vốn kiến thức mà thầy cô trong Khoa đã truyền đạt cho em không chỉ là
nền tảng mà còn là hành trang quý giá để em bước vào cuộc sống mới một cách tự
tin và vững vàng.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.Phạm Thị Hồng Phương - Giảng
viên khoa Môi trường, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới UBND Quận Bắc Từ Liêm và người dân tại 5
phường là phường Phú Diễn, phường Phúc Diễn, phường Minh Khai, phường Xuân
Đỉnh và phường Cổ Nhuế 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do kiến thức

chuyên môn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, nên đồ án không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy, cô và các bạn để
đồ án được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin trân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Phượng


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Giải thích

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


3

EU

4

GGGI

Tăng trưởng xanh toàn cầu

5

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

6



7

TDBV

8

TDX

Tiêu dùng xanh


9

THCS

Trung học cơ sở

10

THPT

Trung học phổ thông

11

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

12

TTg

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14


USD

Đồng đô- la Mỹ

Liên minh Châu Âu

Quyết định
Tiêu dùng bền vững

Thủ tướng

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày
càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng tăng cao. Tiêu dùng xanh
hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế giới và cũng là một trong những
giải pháp đem lại sự cân bằng cho xã hội, môi trường thông qua những hành vi có
trách nhiệm của mỗi cá nhân. Khi người dân càng quan tâm đến môi trường, họ coi
trọng hơn đến việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ thập niên
1960 tiêu dùng xanh đã trở thành chủ đề nghiên cứu và mối quan tâm của xã hội ở

các nước phát triển.
Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài xu hướng của thế giới, hành
vi tiêu dùng xanh đang rất được mọi người quan tâm. Hơn nữa, đất nước ta đang
tiến vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế đạt mức
tăng trưởng tương đối cao. Cùng với những thách thức về bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững vào ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai
đoạn 2014- 2020 nhằm bảo vệ môi trường cũng như để nâng cao đời sống cho
người dân thông qua việc tăng sức cạnh tranh của nền kinh, trong đó có 2 nhiệm vụ
liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng.
Thành phố Hà Nội đang hướng đến xây dựng thành một thành phố sinh thái
theo hướng bền vững. Việc lựa chọn sản phẩm là thói quen tiêu dùng hàng ngày của
mỗi cá nhân đóng góp vào sự phát triển bền vững của thành phố. Những hành động
mua sắm, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm sẽ góp phần vào việc bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giảm được một lượng rác sinh hoạt đáng kể và giảm áp lực lên
nguồn cung cấp điện, nước của thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm là một quận thuộc thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ
nam của sông Hồng. Quận hiện đang là khu vực phát triển với nhiều trường đại học,
nhiều khu vui chơi giải trí và các cơ sở đào tạo lớn tập trung. Tại đây tập trung
nhiều dân cư của các khu vực ngoại tỉnh với nhiều tầng lớp và nhiều nền văn hóa
khác nhau. Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hướng
đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội” được đề xuất với mong muốn đem lại cái nhìn tổng quan về nhận thức và hành
vi tiêu dùng bền vững của người dân Quận Bắc Từ liêm cũng như đề xuất giải pháp
nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện tiêu dùng bền vững.
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

4

MSV:DH00301256



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá được thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ

-

Liêm, thành phố Hà Nội.
Đề xuất được giải pháp hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại địa bàn
nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu

-

Nghiên cứu các cơ sở pháp lý liên quan đến tiêu dùng xanh
Đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng (Cụ thể trên 4 lĩnh vực: nhận thức môi

-

trường, năng lượng, nước và chất thải rắn sinh hoạt) của người dân tại quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
Đề xuất giải pháp cụ thể hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.


SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

5

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm chung
(i) Khái niệm tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh đang là xu thế của toàn thế giới chính vì vậy, Chính phủ các
nước đang rất quan tâm đến vấn đề này.
Theo viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), “Tăng trưởng xanh là mô hình
phát triển mang tính cách mạng để duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn đảm
bảo tính bền vững về khí hậu và môi trường. Tiếp cận này tập trung vào việc giải
quyết những gốc rễ của các thách thức trong việc xanh hóa nền kinh tế, đồng thời
cũng đảm bảo tạo ra kênh giúp phân bổ nguồn lực cho người nghèo” [3].
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), “Tăng trưởng xanh là
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản
tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cần thiết cho cuộc
sống chủng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong
việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra
các cơ hội kinh tế mới” [7].
Tại Việt Nam khái niệm tăng trưởng xanh được hiểu: “Là sự tăng trưởng dựa
trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm lợi dụng lợi

thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc
nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện
đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng
phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy
quá trình phát triển kinh tế bền vững” [7].
(iii) Khái niệm sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường)
Theo quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng
trưởng xanh thì “Sản phẩm xanh là sản phẩm không độc hại, sử dụng năng lượng,
nước hiệu quả và vô hại đối với môi trường” [9].
Một sản phẩm được xem là xanh nếu đáp ứng được một trong 4 tiêu chí [16]:
-

Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.
Sản phẩm đưa ra những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khoẻ thay cho
các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống.

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

6

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

-

Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử


-

dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì).
Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ.
(ii) Khái niệm tiêu dùng xanh
Theo quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng
trưởng xanh của Việt Nam ngày 25/9/2012 thì “Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng
hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng
cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng
thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại
tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [9].
Từ khái niệm về tiêu dùng xanh, ta có thể hiểu “Hành vi tiêu dùng xanh là các
hành động tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, nhóm với
mục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn cho sức
khỏe cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của họ”.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh
Hành vi tiêu dùng xanh đang là xu hướng mới được rất nhiều các quốc gia trên
Thế Giới ủng hộ và hướng đến trong thời gian gần đây. Hành vi tiêu dùng xanh giúp
sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, nước, tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho bản
thân và gia đình. Đồng thời TDX cũng giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên, hạn chế sự
nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu. Việc xử lý chất thải rắn đúng
cách vừa góp phần giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường vừa có thể bảo vệ an
toàn về sức khỏe của chính bản thân và gia đình cũng như góp phần bảo vệ môi
trường cho thế hệ mai sau.
Không những thế, hành vi tiêu dùng xanh còn giúp cho quá trình phát triển các
sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn. Kích thích hình thành thị trường mới
đối với vật liệu tái chế và gia tăng việc làm. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường. Tiết kiệm chi phí mua sắm và sử dụng. Tuân thủ các quy định pháp luật về
môi trường do mua các sản phẩm/dịch vụ xanh sẽ giảm nguy cơ thải các hóa chất

độc hại vào đất, không khí và nước.
Tóm lại, hành vi tiêu dùng xanh có thể mang lại lợi ích vô cùng to lớn như:
Đề xướng người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm xanh không bị ô nhiễm hoặc có lợi
đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Chú trọng xử lý chất thải trong quá trình
tiêu dùng. Hướng dẫn người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng, bảo vệ thiên
nhiên, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. Mở rộng hơn, điều đó sẽ thúc đẩy ngành
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

7

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

sản xuất thân thiện môi trường, kích thích sự phát triển và thương mại hóa các công
nghệ, sản phẩm và dịch vụ có mức tiêu thụ carbon thấp, sử dụng năng lượng và tài
nguyên hiệu quả, phát triển kinh tế bền vững hơn.
1.1.3. Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh trên Thế Giới
Phát triển TDX đang trở thành một trong những ưu tiên của nhiều nước trên
thế giới, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Để có thể ứng phó với
khủng hoảng kinh tế cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi
trường. Nhiều nước rất chú trọng vấn đề phát triển xanh trong các gói kích thích
kinh tế và trong chiến lược phát triển dài hạn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và một số nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh. Đầu tư cho phát
triển xanh hiện chiếm 14% tổng giá trị các gói kích thích kinh tế toàn cầu (khoảng 3
nghìn tỷ USD) [9].
Hoa Kỳ: Theo thống kê của cơ quan Cone Communications năm 2013, ở Hoa

Kỳ có 71% người tiêu dùng quan tâm tới môi trường khi họ mua sắm, trong đó 7%
quan tâm đến môi trường trong mỗi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến
môi trường và 44% quan tâm đến môi trường [1].
Hàn Quốc: Tại Lễ kỷ niệm 60 năm quốc khánh, Tổng thống Li- Miung-Bắc
đưa ra tầm nhìn mới “carbon thấp, tăng trưởng xanh”, coi đây là nền tảng cho phát
triển của Hàn Quốc với mục tiêu chuyển từ mô hình phát triển phụ thuộc năng
lượng hóa thạch, tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình phát triển dựa vào năng
lượng tái tạo, tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững môi trường. Tháng 1/2009,
Hàn Quốc thông qua kế hoạch phát triển xanh (Green New Deal) gồm 36 dự án trị
giá 37,8 tỷ USD, tạo 1 triệu việc làm trong 4 năm 2009-2012 nhằm đổi mới công
nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng sống ở Hàn Quốc [7].
Nhật Bản: Tháng 2/1996, Mạng lưới tiêu dùng xanh (Green Purchasing
Network) được thành lập bởi Bộ Môi trường. Theo một cuộc khảo sát năm 2003,
52% trong số 722 nhà cung cấp xác nhận doanh số bán hàng sản phẩm xanh đã gia
tăng trong những năm qua, quy mô thị trường trong nước của các sản phẩm xanh
ước tính lên tới 50 nghìn tỷ yên, sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm xanh
cũng tăng lên đáng kể [1].
Trung Quốc: Đã thúc đẩy các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong các ngành
công nghiệp khai thác mỏ và xây dựng, trợ giá cho các sản phẩm chiếu sáng tiết
kiệm năng lượng và các loại xe. Tính đến cuối năm 2010, Chính phủ đã chi hơn 16
tỷ nhân dân tệ để thúc đẩy hơn 340 triệu máy điều hòa không khí tiết kiệm năng
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

8

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

lượng, 1 triệu xe tiết kiệm năng lượng và 360 triệu bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
Kết quả là hàng năm, Trung Quốc tiết kiệm được 22,5 tỷ kwh điện, 300.000 tấn dầu
và giảm thiểu 14 triệu tấn khí thải CO2 [1].
Bảng 1.1: Tóm lược các chính sách và chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh ở
một số quốc gia trên thế giới
ST
T

Chính sách/Chương trình thúc đẩy
tiêu dùng xanh ở các quốc gia

1

Gắn nhãn sinh thái/gắn nhãn xanh

2

Mua sắm xanh ở khu vực công

4
5
6
7
8

Khuyến khích sử dụng các công
nghệ tiết kiệm năng lượng
Đóng gói sản phẩm

Cấm sử dụng túi nilon
Tái chế bao bì
Xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh
Luật khuyến khích tiêu dùng xanh

9

Nâng cao nhận thức cộng đồng

10

Xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh

3

Quốc gia áp dụng
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
các nước Liên minh châu Âu
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và
các nước Liên minh châu Âu
Trung Quốc, Hoa Kỳ
Trung Quốc
Trung Quốc
Nhật Bản
Nhật Bản
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Các nước Liên minh châu Âu
(Nguồn: Hoàng Thị Bảo Thoa, 2016)


1.1.4. Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh tại Việt Nam
Với nhận thức, tăng trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy và phục hồi
kinh tế toàn cầu, mà còn là mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững.
Việt Nam đã xác định rõ không có con đường nào khác ngoài lựa chọn thúc đẩy
tăng trưởng xanh. Điều này cũng đã được nhấn mạnh trong những văn kiện quan
trọng của đất nước và đang được hiện thực hoá khi chính phủ chính thức giao cho
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chiến lược phát triển xanh quốc gia. Mới đây Việt
Nam đã đăng cai “Diễn đàn ASEM về tăng trưởng xanh: Cùng hành động hướng tới
nền kinh tế xanh” diễn ra vào đầu tháng 10 năm 2011 tại Hà Nội. ASEM đã trở
thành một trong những diễn đàn liên khu vực đi đầu thúc đẩy tăng trưởng xanh, đặc
biệt là trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, sử
dụng hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo. Với mục tiêu giảm khí thải cacbon,
Việt Nam cũng đã công bố Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

9

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

kịch bản nước biển dâng vào ngày 7 tháng 3 năm 2012. Học tập kinh nghiệm xây
dựng chiến lược tăng trưởng xanh từ các quốc gia trên Thế giới, Việt Nam đang tìm
kiếm cách tiếp cận phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế, trình độ phát
triển cùng các vấn đề xã hội và môi trường của đất nước mình [1].
 Cơ sở pháp lý
Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng

xanh. Trong đó, xác định tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu
cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở
Việt Nam, phù hợp với quan điểm và định hướng phát triển của Đại hội XI Đảng
Cộng sản Việt Nam và cụ thể hóa tại Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu,
chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế
phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã
hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu” [9].
Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng trưởng
xanh giai đoạn 2014-2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai thành lập Ban
điều phối liên ngành về Tăng trưởng xanh trực thuộc Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi
khí hậu do Phó Thủ tướng đứng đầu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó
ban thường trực. Triển khai xây dựng hướng dẫn đầu tư tăng trưởng xanh để lồng
ghép nội dung tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã
hội [10].
Quyết định 76/QĐ-TTg ngày 11/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 [8] với mục tiêu từng bước thay đổi mô hình sản xuất
và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên năng
lượng; tăng cường sử dụng các loại vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện
môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì bền vững hệ sinh
thái.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề
cập tới vấn đề chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững với nội dung
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng


10

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

“Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển
kinh tế- xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện môi trường; Thực hiện
sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất
sạch, tiêu dùng sạch”
Quyết định về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái, số 253/QĐBTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành ngày 05/03/2009 với nội dung
triển khai chương trình theo quyết định gồm: Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng
nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi
trường; Triển khai áp dụng thử nghiệm việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với một
số loại hình sản phẩm, dịch vụ; Áp dụng rộng rãi việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam”
đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; Hỗ trợ phát triển thị
trường, tạo cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn
xanh Việt Nam”; Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu
dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;
Tham gia, hội nhập mạng lưới Nhãn sinh thái quốc tế; Đào tạo, nâng cao năng lực
cán bộ trong các tổ chức cấp nhãn sinh thái [11].
Luật số 50/2010/QH12 về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với
nguyên tắc: Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách
an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường; Được thực hiện thường xuyên, thống
nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng; Là
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và toàn xã hội.

 Một số nghiên cứu điển hình
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Quỳnh (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới hành vi tiêu dùng sản phẩm túi thân thiện với môi trường của siêu thị
BIG C Huế”. Nghiên cứu đã phân tích 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu
dùng sản phẩm túi thân thiện với môi trường của siêu thị BIG C Huế là: nhận thức,
thái độ, các nhân tố marketing và các yếu tố nhân khẩu học [2].
Nghiên cứu của Phạm Bảo Trân, “Đánh giá thực trạng Tiêu dùng bền vững
của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn tốt nghiệp của học
viên cao học, đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã tiến hành khảo
sát ở 300 sinh viên đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh về các vấn đề kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi về Tiêu dùng bền
vững với kết quả đạt được như sau: sinh viên TP.HCM đã có một lượng kiến thức
nhất định về TDBV, sinh viên cũng hiểu rõ sự cần thiết và những lợi ích mà TDBV
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

11

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

mang lại cho cuộc sống của họ cũng như toàn xã hội; Sinh viên có thái độ quan tâm
và quan điểm đúng đắn về vấn đề TDBV, nhưng trong các hành vi sinh hoạt hàng
ngày vẫn chưa được thực hiện hiệu quả như tiết kiệm năng lượng, sử dụng sản
phẩm xanh [4].
Nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ (2014), “Hành vi tiêu dùng xanh
của người Hà Nội”. Nghiên cứu đã phân tích dựa trên nhận thức, thái độ và hành

động tiêu dùng xanh của người dân Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù
người dân Hà Nội đã nhận thức được ý nghĩa tầm quan trong của hành vi tiêu dùng
xanh đối với cá nhân, gia đình và xã hội, tuy nhiên mức độ thực hiện hành vi này
còn hạn chế [5].
Ngoài ra còn có nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2015), “Tiếp cận tăng
trưởng xanh cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long” [3]. Tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu tình huống dựa trên 4 tiêu chí là nhận thức, hành vi sử dụng năng
lượng, nước và sử lý chất thải rắn sinh hoạt. Kết quả cho thấy, đa số người dân tại
đây chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về các vấn đề môi trường mà họ, cũng
như cộng đồng đang phải đối diện. Vẫn còn một bộ phận khá lớn người dân sử dụng
nguồn năng lượng không an toàn cho môi trường như than, củi cũng như việc gặp
khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng nước sạch phục vụ cho cuộc sống hàng
ngày. Ý thức tiết kiệm nước của người dân mặc dù có đôi nét tích cực nhưng vẫn
chưa thực sự toàn diện, gây lãng phí nước sinh hoạt. Về vấn đề chất thải rắn sinh
hoạt thì tại đây chưa có dịch vụ thu gom rác tập chung. Một lượng lớn tài nguyên đã
bị lãng phí vì người dân bỏ qua việc tái chế, tái sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu cũng
đã đưa ra các định hướng chính sách hướng đến tăng trưởng xanh cho người dân tại
đồng bằng Sông Cửu Long.
1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng hướng tới tăng trưởng xanh
Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng hướng tới tăng trưởng xanh đã được
thực hiện ở các nước OECD từ năm 2008 và trải qua hai cuộc điều tra vào năm
2008, năm 2011. Tập trung vào lĩnh vực: năng lượng, chất thải sinh hoạt, giao
thông, tiêu dùng thực phẩm, sử dụng nước sinh hoạt.
Bảng 1.2. Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của người dân
Hành vi tiêu dùng
Năng lượng

Chỉ tiêu đo lường
- Các nguồn năng lượng sử dụng
- Chi trả cho lượng điện tiêu thụ

- Sử dụng năng lượng tái tạo

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

12

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

-

Nước

Chất thải rắn sinh
hoạt

-

-

Sử dụng thiết bị đo điện thông minh
Sở hữu các thiết bị trong gia đình
Hành vi tiết kiệm điện
Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của
chính phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình tiết kiệm
năng lượng

Chi trả cho lượng nước sinh hoạt sử dụng
Hành vi tiết kiệm nước
Tiêu chí tiết kiệm nước trong các quyết định mua sắm
thiết bị gia đình
Hài lòng về chất lượng nước đang sử dụng
Cảm nhận mức độ quam trọng của các giải pháp của
chính phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình tiết kiện
nước
Lượng rác thải/ngày
Thu gom rác thải sinh hoạt
Phân loại rác thải sinh hoạt
Xử lý rác thải có thể tái chế
Động cơ thúc đẩy hành vi tái chế rác sinh hoạt
Hành vi xử lý một số loại rác đặc thù như đồ điện tử,
thuốc
Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của
chính phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình giảm phát
thải rác sinh hoạt
Nguồn: Tổng hợp dựa theo OECD (2012a)

1.2. Tổng quan về quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
 Vị trí địa lý:
Quận Bắc Từ Liêm là một quận mới thành lập của thành phố Hà Nội nằm dọc
phía bờ nam của sông Hồng. Diện tích đất tự nhiên là 43,35 km².
-

Phía Đông giáp quận Tây Hồ
Phía Đông Nam giáp quận Cầu Giấy
Phía Tây giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức

Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh.

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

13

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

Hình 1.1. Vị trí địa lý Quận Bắc Từ Liêm
 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Quận Bắc Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa
hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông chảy qua. Địa hình nghiêng
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 6,0m - 6,5m. Khu vực có địa
hình cao nhất tập chung ở phía Bắc dọc theo bờ sông Hồng cao từ 8m - 11m. Khu
vực có đại hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của quận.
 Khí hậu, thủy văn
Quận Bắc Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh
hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có hai mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng , lượng mưa trung bình năm vào khoảng
1.600mm- 1.800mm. Độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82% [15].
Trên địa bàn có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu ảnh hưởng của chế
độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ, sông Pheo, đây là ba tuyến nước chủ yếu của
quận. Ngoài ra Quận còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng

vào mùa khô [14].

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

14

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
(i) Điều kiện kinh tế
Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong những
năm qua kinh tế của quận Bắc Từ Liêm đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được
những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư cơ sở hạ tầng được nâng cao,
hệ thống giao thông, thủy lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hóa… đã
được củng cố và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng
được cải thiện.
Tình hình kinh tế trên địa bàn quận nhìn chung giữ ổn định và hoàn thành kế
hoạch đề ra. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2016 tiếp tục duy trì mức tăng
trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị sản xuất chung của các ngành
năm 2016 (theo giá so sánh) ước là 17.099 tỷ đồng, đạt 99,73% kế hoạch năm và
tăng 13% so với cùng kỳ. Cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 73,6%,
thương mại dịch vụ chiếm 22%, nông nghiệp chiếm 4,4% [14].
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 12.931 tỷ đồng, tăng 14% so
với cùng kỳ, đạt 99,7% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước
đạt 7.094 tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất hoạt động xây dựng

ước đạt 4.249 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 3.050 tỷ đồng, tăng 19,2% so với
cùng kỳ, đạt 101,2% kế hoạch năm.
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 739 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ.
Ngành nông nghiệp dần chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa với các loại cây
trồng có giá trị cao như trồng hoa ở Tây Tựu, bưởi Diễn ở Phú Diễn, hồng xiêm ở
Xuân Đỉnh… đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân hơn là trồng lúa và cây
hoa màu. Một số làng nghề phát triển từ trước đến nay như làng nghề may (Cổ
Nhuế); làng nghề làm mứt, bánh kẹo (Xuân Đỉnh, Xuân Tảo) đã đóng góp một phần
không nhỏ vào ngân sách của quận.
(ii) Điều kiện văn hóa - xã hội
 Dân số
Quận Bắc Từ Liêm bao gồm 13 phường có tổng dân số là 325.837 người với
tổng diện tích diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), bình quân diện tích tự nhiên là
7.516,4 người/km² [15], dân cư trong khu vực phân bố không đều cụ thể như sau:

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

15

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

Bảng 1.3. Bảng tổng hợp dân số năm 2016
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Phường
Thượng Cát
Liên Mạc
Đông Ngạc
Đức Thắng
Thụy Phương
Tây Tựu
Xuân Đỉnh
Xuân Tảo
Minh Khai
Cổ Nhuế 1
Cổ Nhuế 2
Phú Diễn
Phúc Diễn
Tổng

Dân số (người)

10.062
13.726
21.992
20.169
13.812
25.164
33.788
13.231
35.109
34.597
47.085
29.370
27.735
325.837

(Nguồn: UBND Quận Bắc Từ Liêm, năm 2016)
Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,70% (2016), thuộc cơ cấu dân số trẻ, trong đó trên
25.000 trẻ em dưới 6 tuổi, mỗi năm quận có khoảng 3.500 trẻ em ra đời. Số dân
trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 3.832,4 (nghìn người) năm 2016, tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo chiếm 38,4% còn khá khiêm tốn chưa đáp ứng được với
tình hình phát triển kinh tế hiện nay nên một bộ phận dân cư vẫn chưa có việc làm.
 Công tác giáo dục- đào tạo
Tiếp tục triển khai thực hiện Luật và chiến lược phát triển giáo dục nghị quyết
Hội Nghị Trung ương 8 (khóa XI) về giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới phương
pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là phổ cập giáo dục tiểu học, THCS.
Tổng số trường mần non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận là 49 trường, cán bộ
giáo viên 100% đạt chuẩn. Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy
và học. Tổng kết năm học 2015-1016, quận đã hoàn thành chương trình phổ cập
giáo dục tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ xét tốt nghiệp THCS đạt 100%. Tỷ lệ thi nghề
THCS đạt 99,94%. Quận có 31/38 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt 81%

(vượt 26% so với chỉ tiêu chuẩn thành phố và tăng 01 trường so với năm 2014).
Năm 2017, dự kiến số trường chuẩn quốc gia tăng thêm 02 trường, đưa tổng số
trường công lập đạt chuẩn quốc gia của quận tăng lên 33/38 trường, đạt tỷ lệ 84,2%
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

16

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

so với trường công lập, đạt 200% kế hoạch. Tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi hoàn
thành phổ cập THPT và tương đương đạt 99,6%, đạt 100% kế hoạch [13].
 Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. Triển khai thực hiện tốt các công
tác vệ sinh môi trường, công tác giám sát dịch, không để sảy ra dịch bệnh lớn.
100% các phường xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện duy trì tiêu trí quốc gia
về y tế năm 2016. Duy trì tỷ lệ phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đạt 76,9%
(10/13 phường).
1.3. Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng của hộ gia đình hướng đến tăng
trưởng xanh đúc kết cho Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Dựa theo các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng của người dân hướng đến
tăng trưởng xanh trong các nghiên cứu của OECD (OECD, 2012a), nghiên cứu xây
dựng các chỉ tiêu định lượng và định tính để đo lường thực trạng và bước tiến
hướng đến tăng trưởng xanh trong tiêu dùng hàng ngày của người dân tại khu vực
tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Cụ thể tại 5 phường: phường Phú Diễn,

phường Phúc Diễn, phường Xuân Đỉnh, phường Cổ Nhuế 1, phường Minh Khai).
Các chỉ tiêu xây dựng phù hợp với đặc điểm thực tế của Quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội về các vấn đề mà người dân đang đối mặt về sử dụng năng lượng, nước
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng của hộ gia đình hướng đến
tăng trưởng xanh đúc kết cho Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
ST
T

Hàng vi tiêu dùng

1

Nhận thức về môi
trường

2

Năng lượng

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

Chỉ tiêu đo lường
- Mức độ đồng ý với những quan điểm về môi
trường và cách thức bảo vệ môi trường
- Mức độ hiểu biết của người dân đối với hành vi
tiêu dùng xanh
- Nguồn năng lượng sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày, bao gồm cả năng lượng tái tạo
- Lý do sử dụng năng lượng tái tạo

- Hành vi, ý thức tiết kiệm của người dân trong
sinh hoạt hằng ngày
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp
trong việc khuến khích người dân sử dụng tiết
kiệm năng lượng
17

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3

Nước

4

Chất thải rắn sinh
hoạt

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

- Nguồn nước dùng trong sinh hoạt
- Hành vi tiết kiệm nước trong sinh hoạt
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp
trong việc khuến khích người dân sử dụng tiết
kiệm nước
- Tham gia phân loại rác trong gia đình
- Lý do “có” hoặc “không” phân loại rác trong gia

đình
- Mức độ thường xuyên của hành vi tái sử dụng
các sản phầm, vận dụng có thể tái chế
(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa theo OECD, 2012a)

Các hành chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng của người dân hướng đến tăng
trưởng xanh đúc kết cho quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội bao gồm một nhóm
chỉ tiêu về nhận thức chung về môi trường và ba nhóm chỉ tiêu về năng lượng,
nước, chất thải rắn sinh hoạt.

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

18

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng của người dân tại khu vực quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội bao gồm 4 lĩnh vực: Nhận thức môi trường, năng
lượng, nước và chất thải rắn sinh hoạt.
- Thời gian nghiên cứu: Từ Tháng 3/2016 đến Tháng 5/2016
- Phạm vi nghiên cứu: 5 phường (phường Cổ Nhuế 1, phường Minh Khai,
phường Phú Diễn, phường Phúc Diễn và phường Xuân Đỉnh). Lý do chọn 5
phường: do kiến thức và thời gian không cho phép, thêm vào đó đây cũng là những

phường có khu dân cư đang phát triển tập trung nhiều trường đại học, khu giải trí,
lượng dân cư đông đúc và nhiều dân từ các tỉnh khác nhau tới với nhiều lối sống và
văn hóa từ các vùng miền khác nhau.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu:
Ta có công thức tính quy mô mẫu phỏng vấn:
(1)
Với: n = số mẫu
N= Tổng số dân trong khu vực nghiên cứu
e = Sai số cận biên = 0.1
Thay vào công thức (1) ta có:

Để tiện cho việc khảo sát, chọn cỡ mẫu là 100 ta tiến hành thu mẫu với độ tin
cậy 90% thì số lượng người được phỏng vấn trong mỗi phường được xác định bởi
sử dụng mẫu phân lớp ngẫu nhiên theo công thức:
(2)
Trong đó: = Quy mô quá trình lựa chọn mẫu trong từng giai đoạn
n = Quy mô mẫu
N = Tổng số nhân khẩu
= Số lượng quy mô mẫu của từng phường
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

19

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

Chúng ta có thể xem xét tổng số hộ được phóng vấn được xác định tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lượng người dân được lựa chọn ngẫu nhiên
Tên phường

Dân số

Tỷ lệ của tổng
dân số (%)

Số lượng dân được
phỏng vấn

Cổ Nhuế 1

34.597

21,5

22

Minh Khai

35.109

21,9

22


Phú Diễn

29.370

18,2

18

Phúc Diễn

27.735

17,3

17

Xuân Đỉnh

33.788

21,1

21

Tổng

160.599

100


100

Như vậy, Số lượng người dân được phỏng vấn tại phường Cổ Nhuế 1 là 22
phiếu, phường Minh Khai là 22 phiếu, phường Phú Diễn là 18 Phiếu, phường Phúc
Diễn là 17 phiếu và phường Xuân Đỉnh là 21 phiếu.
Ngoài ra, cũng tiến hành lập phiếu xin ý kiến của chuyên gia về môi trường
với số phiếu là: 16 phiếu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp: là quá trình sử dụng các thông tin, số
liệu, dữ liệu đã được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu
của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, như:
-

Thông tin từ các báo cáo khoa học liên quan đến tiêu dùng bền vững.
Thông tin từ các chương trình tuyên truyền về tiêu dùng bền vững trên báo, đài, trên

-

mạng intrenet.
Thông tin các chương trình quốc gia, các hội thảo về tiêu dùng bền vững trên báo,

-

intrenet.
Các đặc điểm kinh tế xã hội tại địa bàn điển cứu.
Niên giám thống kê thành phố Hà Nội.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
(i) Phỏng vấn điều tra thử (Mẫu phiếu chi tiết được ghi trong phụ lục11)

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng


20

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

Tiến hành phỏng vấn điều tra thử 5 phiếu đối với người dân tại quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
Mục đích: Kiểm tra nội dung trong phiếu hỏi có phù hợp đối tượng phỏng vấn
hay không. Từ đó điều chỉnh lại nội dung phỏng vấn để có mẫu phiếu chuẩn và phù
hợp với đối tượng nghiên cứu.
(ii) Tiến hành phỏng vấn điều tra thực
Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu cho 2 đối tượng.
- Mẫu phiếu cho người dân (Mẫu phiếu chi tiết được ghi trong phụ lục 9)
Số lượng: 100 phiếu
Đối tượng hỏi là người dân tại 5 phường: Phường Cổ Nhuế 1 (22 phiếu),
phường Minh Khai (22 phiếu), phường Phú Diễn (18 phiếu), phường Phúc Diễn (17
phiếu) và phường Xuân Đỉnh (21 phiếu).
Cấu trúc phiếu khảo sát gồm 2 phần:
Phần A: Phần thông tin cá nhân.
Phần B: Nội dung khảo sát bao gồm 4 tiêu chí đánh giá hành vi tiêu dùng của
người dân hướng đến hành vi tiêu dùng xanh là nhận thức về môi trường, sử dụng
năng lượng, sử dụng nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Mẫu phiếu cho chuyên gia (Mẫu phiếu chi tiết được ghi trong phụ lục 10)
Số lượng: 16 phiếu.
Cấu trúc phiếu khảo sát gồm 2 phần:

Phần A: Phần thông tin cá nhân.
Phần B: Nội dung hỏi nhằm mục đích đóng góp ý kiến cho đề tài cũng như
đưa ra các giải pháp/Chính sách khuyến khích người dân hướng đến hành vi tiêu
dùng xanh, tiêu dùng bền vững.
(iii) Phỏng vấn bán cấu trúc
Tiến hàng phỏng vấn dựa trên danh mục các câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước
về thực trạng và giải pháp về hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, khi tiến hành
phỏng vấn thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tùy thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của
đối tượng được phỏng vấn để nắm bắt thêm các thông tin liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
(i) Nhập số liệu
Tổng hợp tất cả các thông tin của người dân đã được phỏng vấn trong quá
trình khảo sát bằng cách sử dụng phần mềm excel để nhập số liệu. Từ những dữ liệu
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

21

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

thu được, nghiên cứu sàng lọc, phân tích dựa trên cơ sở lý luận, tổng hợp để giải
quyết vấn đề.
(i) Phân tích và xử lý số liệu được tiến hành bằng phần mềm SPSS.
Mô tả thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, mức thu nhập.

Tìm mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình
quân đối với hành vi tiêu dùng của người dân bằng test thống kê (Test ᵪ 2 chi bình
phương).
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng.
Mô hình hồi quy: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng. Nghiên
cứu giả định mức độ nhận biết của người dân về hành vi tiêu dùng là biến phụ thuộc
và được giải thích bởi các biến độc lập như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu
nhập, và sự hiểu biết của cộng đồng. Mối quan hệ phức tạp này được biểu diễn dưới
dạng hàm số sau:
= f (Tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập)
Phương trình hồi quy sẽ có dạng:
=C+ + + +
Trong đó:
: Độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn
(1 = Từ 0- dưới 18 tuổi; 2 = Từ 18- dưới 35 tuổi; 3 = Từ 35- dưới 55 tuổi;
4 = Từ 55 tuổi trở lên)
: Giới tính của đối tượng được phỏng vấn (1 = Nam; 2 = Nữ)
: Trình độ học vấn
(1 = Phổ thông; 2 = Trung cấp/cao đẳng; 3 = Đại học; 4 = Sau đại học)
: Thu nhập hàng tháng của đối tượng phỏng vấn
(1 = Dưới 4 triệu; 2 = Từ 4 - dưới 8 triệu; 3 = Từ 8 - dưới 15 triệu;
4 = Trên 15 triệu)
C : Hệ số chặn của mô hình hồi quy
, , , : Các hệ số tương ứng của các biến
SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

22

MSV:DH00301256



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

(iii) Phương pháp cho điểm
Căn cứ vào bảng hỏi thực tế điều tra được, đề tài sử dụng phương pháp cho
điểm theo tác giả Liker. Cho điểm theo mức độ tăng dần đối với từng hành động
tiêu dùng được thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Cho điểm theo mức độ hoạt động tiêu dùng xanh
Nội dung
Điểm

Không bao
giờ
1

Thỉnh thoảng
3

Thường
xuyên
4

Không biết/ không
có thiết bị này
2

Căn cứ vào bảng hỏi thực tế điều tra được gồm 10 hoạt động cho mỗi phần sử

dụng tiết kiệm năng lượng và tái chế, tái sử dụng sản phẩm đã qua sử dụng. Vì vậy
ta có điểm cao nhất là 40 điểm và thấp nhất là 10 điểm. Chia điểm theo 4 mức như
bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mức độ tiết kiệm của người dân đối với tiêu dùng xanh
Mức
Điểm

kém
10- 17

Trung bình
18-25

Khá
26-33

Tốt
34-40

2.2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
 Các bước thực hiện phương pháp
Bước 1: Thiết lập phiếu điều tra và thiết kế một kịch bản phù hợp với điều
kiện thực tế và đảm bảo người được hỏi hiểu rõ kịch bản được hỏi.
Bước 2: Sau khi hoàn thành phiếu điều tra, tiến hành điều tra phỏng vấn trực
tiếp lấy ý kiến của người dân trên địa bàn 5 phường (phường Cổ Nhuế 1, phường
Minh Khai, phường Phú Diễn, phường Phúc Diễn và phường Xuân Đỉnh). Trong
quá trình đi điều tra đã khảo sát 100 người dân tương đương với 100 phiếu điều tra.
Bước 3: Xử lý số liệu
Tổng hợp những thông tin thu được và xử lý số liệu. Những phiếu điều tra
không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu thập hợp lệ sẽ được tổng hợp trên cơ

sở đó xây dựng các biến liên quan để phân tích.
Bước 4: Phân tích câu trả lời từ kết quả phiếu điều tra.
Bước 5: Xác định được các yếu tố có ảnh hưởng tới hành vi TDX từ đó biết
được thực trạng HVTD của người dân tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

23

MSV:DH00301256


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội,
thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân với mục đích:
-

Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
Tận dụng các điểm mạnh để vượt qua bất trắc
Tận dụng các cơ hội để hạn chế điểm yếu
Tối thiểu hóa những điểm yếu để thoát khỏi các nguy cơ
Bảng 2.4: Ma trận SWOT
Strengths – Các điểm mạnh

Đây là những yếu tố điểm mạnh về
hành vi tiêu dùng xanh của người dân

tại Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội. Những yếu tố này là thuộc tính
bên trong và hữu dụng của hành vi tiêu
dùng xanh.

Opportunities – Các cơ hội

Weaknesses – Các điểm yếu
Đây là những điểm còn chưa hoàn
thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém về
hành vi tiêu dùng xanh của người dân
tại Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội. Đây cũng là thuộc tính bên trong
và có tính gây hại của hành vi TDX

SWOT

Threats –Các thách thức

Đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ
Đây là những tác động tiêu cực từ
đem lại lợi thế cho hành vi TDX của bên ngoài mà hành vi tiêu dùng xanh có
người dân tại Quận Bắc Từ Liêm, thành thể phải đối mặt.
phố Hà Nội. Đây là các yếu tố bên
ngoài và hữu ích cho hành vi TDX.
2.2.7. Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo
Số liệu sau khi được sử lý và phân tích sẽ được tổng hợp lại và sử dụng tất cả
những thông tin đã thu thập được liên quan đến bài nghiên cứu, sử dụng phần mềm
Microsoft Word để viết báo cáo.


GIAI ĐOẠN 1: THU THẬP TÀI LIỆU
- Thông tin từ các báo cáo khoa học liên quan đến TDBV.
- Thông tin từ các chương trình tuyên truyền về tiêu dùng bền vững
trên báo, intrenet.
- Thông tin các chương trình quốc gia về tiêu dùng bền vững trên
báo, internet.
ĐOẠN
- Các GIAI
đặc điểm
kinh2:tếĐIỀU
xã hộiTRA,
tại địaKHẢO
bàn điểnSÁT
cứu.THỰC TẾ
Niêndựng
giámphiếu
thốnghỏi
kê cho
thành
phốtượng
Hà Nội
- Xây
2 đối
người dân và chuyên gia
GIAI ĐOẠN 3: TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Tiến hành điều tra thử
Xử
dụng
phần
mềm

để nhập
thông tin
Hoàn
thiện
phiếu
hỏiexcel
cho phù
hợp số liệu, tổng hợpMSV:DH00301256
SVTH: Trần- Thị
Mỹ
Phượng
24
phiếukhảo
điềusát,
tra,điều
phỏng
- trong
Tiến hành
travấn
người dân thuộc khu vực nghiên cứu
- Phân
tích số
được
tiến
hành
phần
mềm
SPSS
Tiến hành
xinliệu

ý kiến
chuyên
gia bằng
GIAI
ĐOẠN
4: VIẾT
BÁO
CÁO
ĐỒ
ÁN
Hình
2.1:
Tiến
trình
thực
hiện
đồ
Nếu thông tin chưa đủ
Nếu
thông
tinán
đủ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Phương

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Khảo sát với cỡ mẫu đã tính toán tại phần phương pháp. Tến hành điều tra 100
phiếu (bảng 2.1). Kết quả sau phỏng vấn thu được 97 phiếu hợp lệ và 3 phiếu không
hợp lệ. Trong đó, phiếu hợp lệ là phiếu trả lời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
Phiếu không hợp lệ là phiếu người dân trả lời không thuộc địa bàn nghiên cứu,
phiếu chỉ trả lời một phương án duy nhất, phiếu để trắng câu trả lời, phiếu không trả
lời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, viết thêm các ý kiến không có tính chất xây
dựng, điền nhiều hơn các lựa chọn theo quy định. Kết quả sau khi được phân tích
xử lý và tổng hợp được những đặc điểm sau.
 Giới tính
Trong quá trình khảo sát trực tiếp, tỷ lệ giới tính của người được phỏng vấn tại
khu vực nghiên cứu là khác nhau, có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ được thể
hiện cụ thể trong hình 3.1.
Hình 3.1: Tỷ lệ phần trăm giới tính của người dân được phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn sau khi tổng hợp số liệu từ người dân tại quận Bắc Từ
liêm, thành phố Hà Nội cho ta thấy. Tỷ lệ nữ giới (66,0%) chiếm phần trăm cao hơn
so với nam giới (34,0%). Có sự chênh lệch trên cũng là điều dễ hiểu vì phụ nữ luôn
là người chăm lo cuộc sống sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, luôn tìm
hiểu, quan tâm và nắm rõ được tình hình các khoản chi tiêu về điện, nước, nội trợ
trong nhà. Người phụ nữ cũng là người thường xuyên thực hiên các hành vi tiêu
dùng hơn là nam giới, do vậy giới nữ luôn là đối tượng được tìm đến phỏng vấn
nhiều hơn nam giới. Điều này cũng phù hợp với tính chất và nội dung nghiên cứu
của đề tài.

SVTH: Trần Thị Mỹ Phượng

25

MSV:DH00301256



×