TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CƯU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
VỚI XÂM NHẬP MẶN VỀ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHỆP TẠI
ĐỊA BÀN CÁC VÙNG CỬA SÔNG HUYỆN HẬU LỘC
TỈNH THANH HOÁ
Sinh viên thực hiện: PHẠM MINH NGỌC
Chuyên ngành đào tạo: Khí tượng thủy văn biển
Lớp: DH3KB1
Niên khóa: 2013-2017
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ THÙY LINH
HÀ NỘI – 201
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CƯU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
VỚI XÂM NHẬP MẶN VỀ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHỆP TẠI
ĐỊA BÀN CÁC VÙNG CỬA SÔNG HUYỆN HẬU LỘC
TỈNH THANH HOÁ
Sinh viên thực hiện: PHẠM MINH NGỌC
Chuyên ngành đào tạo: Khí tượng thủy văn biển
Lớp: DH3KB1
Niên khóa: 2013-2017
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ THÙY LINH
HÀ NỘI, 2017
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, sô liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Người thực hiện luận văn
Phạm Minh Ngọc
3
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, đồ án tốt nghiệp với đề tài:” Nghiên cứu đề xuất
giải pháp thích ứng với xâm nhập mặn về cung cấp nước sinh hoạt ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp tại địa bàn các vùng cửa sông huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa” đã
được hoàn thành.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn
đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Thùy Linh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo Khoa khoa học biển và hải
đảo-Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà nội đã truyền đạt các kiến thức
chuyên môn trong quá trình học tập.
Tuy nhiên đề tài có khối lượng tính toán lớn nên còn một số tồn tại, thiếu sót.
Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Người thực hiện luận văn
Phạm Minh Ngọc
4
MỤC LỤC
5
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu diễn ra với hai biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ và
mực nước biển dâng tác động nghiệm trọng đến các lĩnh vực môi trường, kinh tế xã
hội. Sự nóng lên của bầu khí quyển làm nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên dẫn
đến băng tan trên diện rộng. Trong số các quốc gia đang phát triển. Việt Nam là
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Ngiên cứu của Ngân hàng
thế giới (WB) năm 2007 kết luận rằng Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ 2 trên
thế giới chịu rủi ro của mực nước biển dâng 1m vào năm 2010. Theo kịch bản biến
đổi khí hậu năm 2012 của Bộ Tài nguyên và môi trường nếu mực nước biển dâng
1m sẽ có khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long;trên
10% diện tích,9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5%
diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố
Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp xu thế này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sinh kế của hàng triệu người dân đang sống phụ thuộc vào nộng nghiệp và thủy sản.
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả
diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị
hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện.
Trong thời kỳ triều lên, xáo trộn và nước mặn rút đi, trong thời kỳ triều
xuống tạo thành sự mặn hoá đều đặn trong không gian, theo thời gian dưới tác động
của hai yếu tố cơ bản: lưu lượng nước ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiện
qua biên độ và cường suất. Diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn ở đồng bằng của
sông nước ta nói chung và ở sông Mã, sông Yên thuộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng
đang là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu vì diễn biến này gắn liền với nhu cầu sử
dụng nước cho các mục tiêu kinh tế - xã hội ở đồng bằng duyên hải. Đặc biệt, xâm
nhập mặn ở đồng bằng sông Mã, sông Yên những năm gần đây trở nên gay gắt hơn
do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khác nhau và ngày càng ảnh hưởng đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của các huyện thuộc khu vực đồng bằng…, đặc biệt
là 5 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
6
Sự phát triển bền vững của tỉnh đã và đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu, đặc
biệt là thay đổi quá trình xâm nhập mặn trong mùa khô, dẫn đến thay đổi về nguồn
nước ảnh hưởng đến dân sinh, sản xuất nông nghiệp (thời vụ, diện tích, năng suất và
sản lượng), thủy sản và các hoạt động khác.
Từ những ảnh hưởng đó, thời gian gần đây, đã có khá nhiều nghiên cứu về
xâm nhập mặn ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hậu Lộc nói riêng, trong đó
chủ yếu tập trung vào việc theo dõi và đánh giá các thay đổi diễn biến xâm nhập
mặn; tính toán để dự báo tương lai nhằm phục vụ quy hoạch, thiết kế hệ thống và
điều hành sản xuất. Các hoạt động này đã có những đóng góp quan trọng cho phát
triển thủy lợi ở đồng bằng, ngăn và kiểm soát mặn, trữ ngọt phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội.
Hậu lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa
25km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung; phía Nam và
phía Tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðông nên khá thuận lợi cho
phát triển kinh tế biển , là nơi có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế. Huyện
là một trong các tỉnh điển hình bị diễn biến xâm nhập mặn ảnh hưởng nguồn nước
phục vụ sản xuất và sinh hoạt của cư dân ven biển, dẫn đến ảnh hưởng phát triển
kinh tế xã hội huyện.
Những phân tích trên cho thấy việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh một cách
bền vững đòi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ hơn về các kịch bản có thể xảy
ra, nhất là sự thay đổi về mực nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với những thay đổi đó. Em đã chọn
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là huyện điển hình để nghiên cứu. Đây là lý do đưa
em tới đề tài này: “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI
XÂM NHẬP MẶN VỀ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHỆP TẠI ĐỊA BÀN CÁC VÙNG CỬA SÔNG HUYỆN
HẬU LỘC TỈNH THANH HOÁ”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn về cung cấp nước sinh hoạt ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
7
- Đề xuất những giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn về
cung cấp nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn về cung cấp nước sinh hoạt ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Hậu Lộc hiện tại và trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp, giảm thiểu mặn, ngăn mặn bảo đảm phục vị sản xuất
nông nghiệp cho huyện Hậu Lộc.
1.3 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Hiện trạng xâm nhập mặn ở huyện Hậu Lộc, xác định được vùng chịu ảnh
hưởng của xâm nhập mặn.
- Xác định được ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp
- Các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn
8
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Biến đổi khí hậu
Khái niệm chung:
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo.
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng
kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và
được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức
khỏe và phúc lợi của con người.
2.1.1.1. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Có hai nguyên nhân chính tác động đến biến đổi khí hậu là do các yếu tố tự
nhiên và do các yếu tố nhân tạo. Tuy nhiên các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
do tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể
từ quá khứ đến hiện tại. Vì vậy, tác động lớn nhất là do chính con người.
a.
·
Nguyên nhân do tự nhiên
Điểm đen mặt trời
Sự xuất hiện các điểm đen làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi
nhiệt độ bề mặt trái đất.
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu
xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể, từ khi tạo thành Mặt
trời đến nay gần 4,5 tỷ năm, cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Với
khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời có ảnh
hưởng đến biến đổi khí hậu nhưng không đáng kể.
·
9
Núi lửa phun trào
Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ
lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển. Các
hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại
bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm
giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Có một yếu tố khác cũng có thể tác động đến núi lửa, đó là sự va chạm của
các thiên thạch từ vũ trụ vào Trái đất gây nên các vụ nổ, phun trào núi lửa… Tuy
nhiên, chúng rất hiếm khi xảy ra. Bầu khí quyển là một lá chắn ngăn cản các thiên
thạch nhỏ bay vào Trái đất. Còn các thiên thạch lớn khi va vào Trái đất mà không
thể bị cản lại, theo các nhà khoa học, chỉ có thể xảy ra trong hàng chục triệu năm
nữa.
Đại dương
Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải lưu
di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Chính sự chuyển động này đã
làm biến đổi khí hậu ở những nơi nó đi qua. Hình thành nên những vùng khí hậu
điển hình như ngày nay. Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như
El Nino hay La Nina gây ra sự thay đổi khí hậu nhưng không lâu dài.
·
Sự trôi dạt của các lục địa
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục
địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có
thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần
hoàn khí quyển-đại dương. Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại
dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và
hình thành nên khí hậu toàn cầu.
b.
Nguyên nhân do con người
Khí hậu Trái đất chịu ảnh hưởng rất lớn của cân bằng nhiệt khí quyển. Khi
yếu tố này bị ảnh hưởng sẽ tác động rất lớn gây biến đổi khí hậu. Cân bằng nhiệt
xảy ra nhờ các khí nhà kính như CO 2, CH4, NOx… hấp thụ bức xạ hồng ngoại do
mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ
trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài
10
khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban
đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Nếu không có các chất khí nhà
kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33 oC, tức là nhiệt
độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18 oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so
với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính” .
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí
oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như Ar, CO 2, CH4, NOx, Ne, He,
H2, O3,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là
khí CO2, CH4, NOx, và CFCs (một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công
nghệ làm lạnh phát triển), là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên
trái đất.
Trong quá trình phát triển, con người càng ngày càng sử dụng nhiều năng
lượng. Đặc biệt là năng lượng hóa thạch (than, dầu khí, khí đốt, băng cháy…) làm
gia tăng các khí nhà kính vào khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính làm mất cân bằng
nhiệt. Khí tác động chủ yếu là CO2. Trước thời kỳ nền công nghiệp phát triển, nồng
độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá
300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng
hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO 2) trong những
năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO 2) mỗi năm trong thời kỳ
từ 2000 – 2005.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí CH 4, N2O cũng tăng lần lượt từ
715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và
319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là
khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là
chất phá hủy tầng ozon bình lưu. Tầng ozon của khí quyển có tác dụng hấp thụ các
bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái
đất.
2.1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực
nước biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người gây phát
thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.
11
Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các
yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm đáng lưu ý sau:
-
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua
(1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở
Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5oC đến
0,7oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn
nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng
khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các
vùng khí hậu phía Nam.
Hình 2.1: Mức tăng nhiệt độ (oC)
trung năm trong 50 năm qua (Nguồn:
IMHEN/2010)
-
Lượng mưa: Lượng mưa
mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn
10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước
ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng
khí hậu phía Nam. Xu thế diễn biến của
lượng mưa năm tương tự như lượng mưa
mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía
Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía
Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng
mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa
năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác
ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50
năm qua
-
Hình 2.2. Mức thay đổi lượng mưa
năm (%) trong 50 năm qua (Nguồn:
IMHEN/2010)
Xoáy thuận nhiệt đới: Số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên
khu vực Biển Đông có xu hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ
bộ vào đất liền Việt Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng.
Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu
hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng các cơn bão rất mạnh có xu
12
hướng gia tăng; mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây.
Mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.
-
Mực nước biển: số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven
biển Việt Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống
nhau. Hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể
hiện rõ xu hướng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển
Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm.
2.1.2 Xâm nhập mặn
2.1.2.1 Khái niệm xâm nhập mặn
Nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm. Theo Tổ chức Khí tượng Thế
giới, chỉ có 2,5% tổng lượng nước trên trái đất là nước ngọt, phần còn lại là nước
mặn. Nguồn nước ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất và một phần nước mặt nằm rải
rác ở nhiều khu vực trên thế giới. Nước ngầm được sử dụng rộng rãi để bổ sung cho
nguồn nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ngầm ở những
vùng ven biển chính là xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước
ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của
khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới
lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người
gây ra.
Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰
xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt
nguồn nước ngọt. Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền
địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến
đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để
đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy
cơ xâm nhập mặn.
2.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn
Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn
định. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch
13
chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác.
Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc
nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước
ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn
nếu giảm bổ sung nước ngầm. Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa
và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ
bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình
xâm nhập mặn.
-
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua
thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có
thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ
làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập
mặn vào tầng ngậm nước ven biển. Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi
khí hậu ở địa phương hoặc khu vực, các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven
biển trở nên rất quan trọng.
-
Ảnh hưởng của quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất
Các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm
thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó,
sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm.
Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển
vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông
đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm
cho nước sông bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng
bằng.
-
Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố:
- Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng
tiến sâu vào đất liền.
- Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn
sâu vào.
14
- Địa hình: Địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.
- Các yếu tố khí tượng: Gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa
ít, ... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa.
- Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô
tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Trên thế giới
Nhân loại bước sang thế kỉ 21 với nhiều vấn đề nan giải, trong đó biến
đổi khí hậu với sự tác động toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực được coi là
thách thức lớn của thế giới. Các số liệu quan trắc cho thấy trong 100 năm qua
(1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0.74 0C, mực nước biển trung bình
toàn cầu đã tăng với tỉ lệ trung bình 1.8mm/năm trong thời kì 1961-2003 và tăng
nhanh hơn với ti lệ 3.1mm/năm trong thời kì 1993-2003.
Xâm nhập mặn làm giảm diện tích tưới của thế giới khoảng 1-2% mỗi
năm, có khoảng 43 quốc gia ( chủ yếu là từ các vùng khô hạn và bán khô hạn), đang
phải sử dụng nước mặn ở các mức độ khác nhau để tưới thông qua các hệ thống
thủy lợi. Xâm nhập mặn được đánh giá là nguyên nhân lớn thứ hai của đất sản xuất
bị mất và có thể đe dọa lên đến 10% sản lượng ngũ cố toàn cầu.
Trên toàn thế giới, FAO ước tính 34 triệu ha (khoảng 11%) diện tích
tưới tiêu bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở các mức độ khác nhau. Trong đó
Pakistan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ có gần 22triệu ha chiếm hơn 64% diện
tích canh tác bị ảnh hưởng mặn. Tại Australia khoảng 16% diện tích nông nghiệp bị
ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn khoảng 67% diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi
xâm nhập mặn khi nước biển dâng. Ở vùng Trung Đồn, FAO ước tính có khoảng
8% cỉa diện tích đất bị suy thoái bởi xâm nhập mặn và khoảng 29% diện tích tưới
có vấn đề về độ mặn. Ở châu Mỹ, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 40% diện tích đất
trồng trên bờ biển phía Bắc Peru. Ở Châu Âu, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 25%
diện tích tưới tiêu ở Địa Trung Hải. Khu vực Nam Á, vùng đồng bằng sông Indus
của Pakistan có khoảng 2 triệu ha bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
15
Trong báo cáo các tình trạng môi trường biển của chương trình môi
trường Liên Hợp Quốc (UNEP 2006), hiện nay có gần 40% dân số thế giới sống tại
các vùng ven biển và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do các tầng
nước ngầm ven đại dương ngày càng bị xâm nhập, nhu cầu sử dụng nước ngày càng
nhiều nên nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm, đồng thời gia tăng các chi phí để
khử mặn. Ở Nam Phi, nếu nhiệt độ tăng thêm dưới 4 0C, lượng mưa hàng năm dự
kiến giảm đến 30% và khu vực Tây Phi lượng nước ngầm từ sẽ suy giảm từ 5070%.
2.2.1.1 Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Diện tích tưới của thế giới giảm khoảng 1-2% mỗi năm do xâm
nhập mặn, nhiều nhất là các vùng khô hạn và bán khô hạn, đồng thời được đánh giá
là lượng ngũ cốc toàn cầu. FAO ước tính trên toàn thế giới có khoảng 34triệu ha,
tức 11% diện tích tưới tiêu bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở mức độ khác nhau.
Trong đó Pakistan, Trung Quốc,Hòa Kỳ và Ấn Độ có gần 22triệu ha bị ảnh hưởng.
Nam Á là khu vực có diện tích đất lớn nhất bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chiếm
đến 30% đất bị mặn trên thế giới, tập trung tại Ấn Độ, Pakistan, đến 30% đất bị mặn
trên thế giới, chủ yếu tập trung tại Ấn Độ,Pakistan,Bangladet.. Vùng Bắc Mỹ diện
tích bị nhiễm mặn chiếm gần 16% diện tích bị ảnh hưởng trên thế giới, tập trung ở
các nước Hoa Kỳ, Canada và Mehico. Một số nước bán khô hạn, có 10-25% ở
nhiều loại cây trồng. Ở Nam Mỹ có gần 1triệu ha diện tích tưới bị ảnh hưởng của
xâm nhập mặn,trong đó có đến 40% diện tích đất trồng trên bờ biển phía bắc Peru
bị nhiễm mặn. Tại Australia khoảng 16% diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi
xâm nhập mặn. Vùng Trung Đông, FAO ước tính có khoảng 8% của diện tích đất bị
suy thoái bởi xâm nhập mặn và khoảng 29% diện tích tưới có vấn đề về độ mặn.
Còn ở Nam Á, vùng đồng bằng sông Indus của Pakistan có khoảng 2 triệu ha bị ảnh
hưởng của mặn.
Các vùng và quốc gia có quy cơ cao về an ninh lương thực do nước
biển dâng bao gồm Nam Á và Đông Nam Á, Tây Phi ( Vịnh guinea, Senegal) đônng
Phi ( Mozambique), phía nam Địa Trung Hải ( Ai Cập) và các quốc đảo vùng
Caribbean, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Đối với các nước chịu tác động lớn của
biến đổi khí hậu như Bangladet, xâm nhập mặn làm giảm sản lượng nông nghiệp do
16
thiếu nguồn nước ngọt và thoái hóa đất. Trong sô 2,85 triệu ha diện tích vùng ven
biển của Bangladet, có tới 1,2triệu ha đất canh tác bị nhiễm mặn ở các mức độ khác
nhau.
Bảng 2.1. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do hệ thống thủy lợi
STT
Khu vực, quốc gia Diện tích
tự nhiên
(triệu ha)
Diện tích
bị
ảnh
hưởng
(triệu ha)
Tỷ lệ (%)
So với diện So với tổng
tích tự nhiên diện tích
ảnh hưởng
I.Khu vực
1
Nam Á
514.23
10.30
2.00
30.13
2
Đông Á
1.624.44
6.7
0.41
19.6
3
Tây Á
625.52
6.12
0.98
17.91
4
Bắc Mỹ
2.178.05
5.34
0.25
15.62
5
Trung Á
400.34
3.21
0.80
9.39
6
Nam Mỹ
1.784.00
0.95
0.05
2.78
7
Châu Phi
2.210.86
0.68
0.03
1.99
8
Bắc Phi
852.00
0.68
0.08
1.99
9
Australia
760.83
0.20
0.03
0.59
1
Pakistan
88.03
7.00
7.95
20.48
2
Trung Quốc
957.73
6.70
0.70
19.60
3
Hoa Kỳ
951.21
4.90
0.52
14.34
II.Quốc gia
17
4
Ấn Độ
328.9
3.3
1.00
9.65
5
Uzbenkistan
44.48
2.14
4.81
6.26
6
Iran
164.38
2.10
1.28
6.14
7
Irap
43.77
1.75
4.00
5.12
8
Thổ Nhĩ Kỳ
78.02
1.52
1.95
4.45
9
Các nước khác
10916.6
4.77
0.04
13.96
13573.1
34.18
Tổng
100
Nguồn: FAO, Agriculture and water quality interactions: a global
overview
2.2.1.2 Cấp nước dân sinh
Mặn bị đẩy sâu vào lục địa các sông gây nên tình trạng khan hiếm
và thay đổi chất lượng nước sinh hoạt nước mặt và nước ngầm. Mặn làm tăng chi
phí để ngăn mặn xam nhập và khử mặn trong quá trình xử lý và cung cấp nước dân
sinh, làm giá nước sinh hoạt lên cao. Có thể tóm lược những ảnh hưởng của hiện
tượng xâm nhập mặn nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung đến tài nguyên nước ở
các khu vực trên thế giới như sau:
Khu vực
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cấp nước dân sinh
Châu Phi
Vào năm 2020, khoảng từ 75-250 triệu người sẽ phải chịu áp
lực lớn về nước do biến đổi khí hậu.
18
Châu Á
Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được
ở Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các
lưu vực sông lớn sẽ giảm.
Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng
Ôxtrâylia và
New Zealand
hơn ở miền Nam và Đông Ôxtrâylia, tại miền Bắc và một số
vùng đông New Zealand.
Ở Nam Âu- vùng dễ bị tổn thương bởi tính bất thường của
khí hậu, các điều kiện như nhiệt độ cao, hạn hán sẽ nghiêm
Châu Âu
trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước.
tiềm năng thủy điện.
Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến
mất của các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử
dụng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
Châu Mỹ-La
tinh
Sự nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết
phủ, tăng lũ lụt mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè
khiến cho cuộc cạnh tranh vì tài nguyên nước phân bổ không
đều diễn ra khốc liệt hơn.
Bắc Mỹ
Vào giữa thế kỷ này, biến đổi khí hậu sẽ làm suy giảm tài
nguyên nước ở nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và
Thái Bình Dương không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu
19
trong thời kì mưa ít.
Các đảo nhỏ
Nguồn: FAO, Agriculture and water quality interactions: a global overview
2.2.2 Tại Việt Nam
Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260km với 28/64 tỉnh thành
phố có biển, là một trong những nước dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu. Do
đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt đới, lượng mưa lớn và hay
thay đổi nên các vùng ven biển Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi
khí hậu gây ra. Hiện tượng hạn hán, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn sẽ
xuất hiện thường xuyên hơn. Dải ven biển thuộc vìng đồng bằng sông Hồng- sông
Thái Bình và đồng bằng sông Cửu Long nước mặn xâm nhập sớm và lâu hơn, lấn
sâu vào nội đồng theo hệ thống sông kênh rạch với những diễn biến phức tạp.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng có
diện tích đất nhiễm mặn lớn. Nước mặn xâm lấn vào sâu, các vùng nước ngọt giảm
dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp trong vụ đông xuân, thiếu
nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Do đó, tình hình xâm nhập mặn ở các
sông cũng diễn biến phức tạp theo thời gian, chưa tuân theo quy luật nhất định. Độ
mặn và mức độ xâm nhập mặn vào các sông phụ thuộc phần lớn vào thủy triều, độ
mặn nước biển, chế độ thủy lực dòng chảy trong sông quá trình khai thác nước
ngầm nước mặt và địa hình lòng dẫn.
2.2.2.1 Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long: là hạ lưu sông Mê Kông ( Mê Kông
là một trong ba châu thổ dễ bị tổn thương nhất trên thế giới). Do mùa mưa 2015 đến
muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực
nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so
với cùng kỳ hàng năm gần 2 tháng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể,
tình trạng xâm nhập mặn hiện nay như sau:
20
-Khu vực sông Vàm Cỏ: Độ mặn lớn nhất dạt 8,120,3g/l, cao hơn
TBNN từ 5,9-6,2 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l ( mức bắt đầu
ảnh hưởng đến cây lúa) lớn nhất 90-93km, sâu hơn TBNN 10-15km.
-Khu vực các cửa sông thuộc sông Tiền: Độ mặn lớn nhất đạt 14.631.2g/l, cao hơn TBNN từ 3.2-12.4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn
4g/l lớn nhất 4.565km, sâu hơn TBNN 20-25km.
-Khu vực các cửa sông thuộc sông Hậu: Độ mặn lớn nhất đạt 16.520.5 g/l, cao hơn TBNN từ 5,9-9.3 g/l ; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn
4g/l lớn nhất 55-60km, sâu hơn TBNN 15-20km.
-Khu vực ven biển Tây ( trên sông Cái Lớn): Độ mặn lớn nhất đạt
11.0-23.8 g/l, cao hơn TBNN từ 5.1-8.4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền độ mặn
4g/l lớn nhất 60-65 km, sâu hơn TBNN 5-10km.
2.2.2.3 Ảnh hưởng đến cấp nước dân sinh
Nước sử dụng trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 2% so với tổng
nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế. Do quá trình khai thác thiếu quy
hoạch và nguồn nước bổ sung từ mưa giảm vào mùa khô nên nước dưới đất của Việt
Nam đã và đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng làm suy giảm chất
lượng nước và nguồn cung cấp. Ở các vùng biển từ Bắc đến Nam, hiện tượng xâm
nhập mặn khá phổ biến, nhiều nơi độ mặn của nước dưới đất không còn đáp ứng
yêu cầu sử dụng cho ăn uống, đẩy giá nước sinh hoạt lên cao do phải xử lý, làm
cuộc sống người dân vốn đã vất vả lại càng khó khăn hơn.
Khu vực ở ven biển miền Trung: Các huyện đảo phần lớn các giếng
nước đều nhiễm mặn, các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng mặn xâm lấn sâu vào
trong đất liền. Nước sông bị nhiễm mặn với mặn vượt ngưỡng nhiều lần khiến chất
lượng,số lượng nước cung cấp không đủ nhu cầu sử dụng nên người dân đều bị
thiếu nướcsinh hoạt vào mùa hè.
Đối với vùng ven biển ở miền Bắc: Mặn xâm lấn khi nước biển dâng
cao không lớn so với miền Trung và miền Nam, song dòng chảy trên các sông ngày
càng cạn kiệt, lượng nước dưới đất khai thác vượt khả năng cung cấp làm cho mặn
xâm nhập vào phá hỏng tầng chứa nước ngọt, quá trình này đặc biệt quan trọng với
các dạng địa tầng đá vôi bởi sự xâm thực nước mặn sẽ trở nên rộng và sâu hơn.
21
Nhìn chung các xã phường ven biển Bắc Bộ đều bị thiếu nước sinh hoạt trong mùa
khô, nhiều khu vực càng khoan sâu nước càng mặn. Các tầng nước ngầm nông
thường bị nhiễm mặn nên đối với các xã bị nhiễm mặn nặng và không có công trình
cấp nước tập trung, trong mùa khô nước mưa dự trữ là nguồn nước quan trọng cho
sinh hoạt.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Do ảnh hưởng của biển đổi
khí hậu, mực nước biển dâng, khiến nước mặn xâm nhập sâu, cộng thêm sự ô nhiễm
nguồn nước, khiến người dân chuyển dần sang sử dụng nước ngầm ở nhiều địa
phương.Nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã
và đang khai thác một cách tràn lan, chưa theo quy hoạch hoặc không có quy hoạch,
không có sự quản lý hợp lý, dẫn đến sự suy giảm mực nước ngầm. Do ảnh hưởng
bởi xâm nhập mặn, nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số trạm cấp nước đô thị và
công nghiệp với công suất lớn được xây dựng cũng sử dụng nguồn nước ngầm thay
vì sử dụng nước mặt dẫn tới nước ngầm bị khai thác quá mức, mực nước ngầm
thêm suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm mặn tầng nước ngầm. Các địa phương có mực
nước ngầm suy giảm mạnh đặc biệt phải kể đến như ở Cà Mau, Long An và các
huyện ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Các địa phương có nguồn nước mặt
bị nhiễm mặn lớn hơn 1-4 ‰ quanh năm hoặc vào một số tháng mùa khô trong năm
gồm có các địa phương thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh,Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang. Các địa phương có nguồn
nước ngầm khan hiếm, bị nhiễm mặn hoặc chỉ khai thác được từ 1-2 tầng chứa
nước, bao gồm các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang và một số
vùng thuộc cáctỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc
Liêu... (Đoàn ThuHà và cs., 2013).
2.2.3 Tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.131,9 km 2 , trong đó đất nông
nghiệp 861,911 ha; đất phi nông nghiệp 162,291 ha; đất chưa sử dụng 88,990 ha.
Với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp và cây ăn quả.
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61%
diệntích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và
22
Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc
lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và
đồng bằng Sông Hồng.
Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn
tỉnh với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển
là các cửa sông với 6 cửa lạch là nơi chuyển tải dòng chảy từ các sông, suối đổ ra
biển,đồng thời cũng là nơi tiếp nhận dòng triều - mặn từ biển vào đất liền. Vùng đất
cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu
nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)...; có những vùng
đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công
nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đều nằm ở các huyện thuộc hạ lưu
của lưu vực sông Mã, trong đó các huyện đồng bằng ven biển như: Hậu Lộc ,Nga
Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống (chiếm gần 50%
diệntích đồng bằng và đồng bằng ven biển).
Trong thời gian gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt
động kinh tế ngày càng tăng của con người, xu thế hạn hán mà biểu thị rõ nhất là hạ
thấp mực nước các dòng sông ở Thanh Hóa đang diễn ra với gay gắt, tập trung chủ
yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 hằng năm. Một số nghiên cứu cho thấy, trên sông
Mã, tại trạm Lý Nhân ở hạ lưu, mực nước thấp nhất giảm theo thời gian khá rõ.
Hiện tượng mực nước giảm nhanh cũng xảy ra tương tự ở các cửa sông Lèn, Lạch
Trường, Yên,… Mực nước các cửa sông giảm đã tạo điều kiện cho mặn xâm nhập
ngày càng sâu hơn vào đất liền. Đặc biệt vào mùa kiệt đầu năm 2010, diễn biến xâm
nhập mặn rất phức tạp, kèm theo đợt nóng nắng và khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
HUYỆN HẬU LỘC, THANH HÒA.
3.1.1.1 Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
23
Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố
Thanh Hoá 25 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung; phía
nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðông nên khá thuận
lợi cho phát triển kinh tế biển. Ðiều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3
vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Hệ thống giao
thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và
Quốc lộ 10 chạy qua. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu
Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ
công nghiệp và dịch vụ.
- Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 141,5 km²
Hậu Lộc có tiềm năng về thuỷ sản, tuy nhiên trong những năm qua
đã chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH điển hình năm 2005, cơn bão số 7 đổ bộ vào
huyện Hậu Lộc đúng vào lúc thủy triều lên cao đã làm vỡ đê, gây ngập úng nhiều ha
hoa màu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là các xã ven
biển như Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc
Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc..., đến vùng đồi núi thuộc các xã
Triệu Lộc, Tiến Lộc,Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc... và ven biển là các
xã Ngư Lộc, HảiLộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
b. Khí hậu
24
Theo tài liệu của Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn
Thanh Hóa, Hậu Lộc nằm trong vùng khí hậu ven biển ( tiểu vùngIb) của tỉnh
Thanh Hoá có tổng nhiệt độ trong năm là 8600 o C, biên độ 12 - 13 o C, biên độ
ngày 5,5 - 6 o C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 29 - 29,5 o C, nhiệt độ cao
tuyệt đối chưa quá 42 o C. Có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ
trung bình nhỏ hơn 20 o C. Có 5 tháng ( từ tháng 5 đếntháng 9) nhiệt độ trung bình
lớn hơn 25 o C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1900 mm. Vụ mùa chiếm 87 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ đầu tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập
trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Lượng mưa phân bổ ở các tháng không đều. Tháng 8
và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, mỗi tháng xấp xỉ 460 mm, tháng 1 có lượng mưa
ít nhất khoảng 18 - 22 mm.Có lúc mưa tập trung thường xảy ra úng lụt cục bộ, thiệt
hại
cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Độ ẩm không khí: Trung bình năm 85 - 86%, các tháng có độ ẩm
không khí cao nhất là tháng 2, 3 và tháng 4 xấp xỉ 90%.
Hậu Lộc chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Đông
Bắc vào mùa Đông và gió Đông Nam vào mùa hè. Tốc độ gió mạnh, trung bình từ
1,8 - 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40,1m/s. Trong
gió mùa Đông Bắc là 25m/s.
Ngoài hai hướng gió chính trên về mùa hè thỉnh thoảng còn xuất hiện
các đợt gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng lớn đến một số xã vùng ven đồi và vùng
đồng bằng. Bão thường xuyên xuất hiện các tháng 8, 9, 10 kèm theo mưa lớn.
Tổng giờ nắng trung bình 1736 giờ/năm. Số ngày nắng trong năm
khoảng 275 ngày.
Sương muối - Sương giá: Xuất hiện trên địa bàn toàn huyện, nhưng chủ
yếu ở các xã như Triệu Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc. Hậu Lộc chịu ảnh hưởng trực tiếp
của bão, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân trong huyện.
c. Thủy văn
Theo tài liệu của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc miền Trung,
Việt Nam (trên địa bàn Thanh Hoá), Hậu Lộc thuộc vùng thuỷ triều phía Bắc, chế
độ nhật triều không thuần nhất. Hàng tháng vẫn có những ngày bán nhật triều. Thời
25