Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.41 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực, các thông tin sử
dụng trong đồ án để tham khảo đều có nguồn gốc tường minh, rõ ràng và công trình
nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Khương Yến Nhi

i


LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, Đồ án tốt nghiệp Đại học với đề tài: “NGHIÊN
CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN
NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA CƯ DÂN VEN
BIỂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA” đã được hoàn thành.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn TS. Lê Ngọc Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho
em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Khoa học Biển và
Hải đảo - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt những
kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của phòng Tài nguyên nước Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình làm việc thực tế tại địa phương, giúp em hoàn thành đồ án này.
Tuy nhiên đồ án có khối lượng tính toán lớn nên còn một số tồn tại, thiếu
sót. Em rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng
như những ý kiến đóng góp của bạn bè.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành


luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Khương Yến Nhi

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
FAO
GTGT
GTSX
TBNN
UBND
USDA

USGS
VAC
WB

Nghĩa tiếng Việt
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất
Trung bình nhỏ nhất
Ủy ban nhân dân
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ
Mô hình sản xuất nông nghiệp vườn - ao - chuồng
Ngân hàng Thế giới

NSNN

Ngân sách Nhà nước

v


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu diễn ra với hai biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ và
mực nước biển dâng tác động nghiêm trọng đến các lĩnh vực môi trường, kinh tế và
xã hội. Sự nóng lên của bầu khí quyển làm nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên dẫn
đến băng tan trên diện rộng. Trong số các quốc gia đang phát triển, Việt Nam là
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của Ngân hàng
Thế giới (WB) năm 2007 kết luận rằng Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ hai trên

thế giới chịu rủi ro của mực nước biển dâng 1 m vào năm 2100. Theo kịch bản biến
đổi khí hậu năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng
1m sẽ có khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên
10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5%
diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố
Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp. Xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sinh kế của hàng triệu người dân đang sống phụ thuộc vào nông nghiệp và thuỷ
sản.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là
nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất
của miền Trung và thứ ba của cả nước. Với chiều dài bờ biển 102km, điểm đồng
bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m, thường xuyên chịu tác động mạnh của
hiện tượng xâm nhập sâu của nước biển vào đất liền, có năm diễn ra gay gắt. Quá
trình này xảy ra thông qua các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng.
Năm 2010, xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển đã gia tăng mạnh mẽ, một
số tuyến sông có độ mặn xâm nhập đạt mức cao nhất lịch sử, có những nơi nước
mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền đến hơn 30km.
Huyện Nga Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, là nơi tiếp giáp giữa
đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung với hơn 80%
diện tích của huyện là đồng bằng. Huyện có bờ biển dài 20km và hàng năm Nga
Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m do phù sa bồi đắp. Những năm gần đây, Nga Sơn là

1


một trong những huyện xảy ra tình trạng xâm nhập mặn luôn kéo dài, nhất là khi
thời tiết nắng hạn đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực, ngành nghề truyền thống
như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước ngọt cho dân sinh chịu
nhiều tác động trực tiếp, gây khó khăn cho phát triển sản xuất và kinh tế xã hội.
Trên cơ sở thực tế đó, đây là lý do đưa em tới đề tài này: “NGHIÊN CỨU ĐỀ

XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN
NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA CƯ DÂN VEN
BIỂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp của
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất những giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp huyện
Nga Sơn hiện tại và trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp, giảm thiểu mặn, ngăn mặn bảo đảm phục vụ sản
xuất nông nghiệp cho huyện Nga Sơn
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng xâm nhập mặn tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Tác động của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Phạm vi nội dung : Nguồn tài nguyên nước bị ảnh hưởng, các hộ dân,
nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập
 Phạm vi không gian: Những xã ven sông, ven biển của huyện Nga Sơn
chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn bao gồm 9 xã: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy,
Nga Bạch, Nga Thạch, Nga Lĩnh, Nga Thái, Nga Phú, Nga Điền với tổng diện tích

2


tự nhiên khoảng 6.197,97 ha, trong đó có khoảng 3.000 ha đất bị nhiễm mặn.

 Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 4 năm
2017.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Biến đổi khí hậu
Khái niệm chung:
Theo Wikipedia, Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu
gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng
kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và
được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức
khỏe và phúc lợi của con người.
2.1.1.1. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Có hai nguyên nhân chính tác động đến biến đổi khí hậu là do các yếu tố tự
nhiên và do các yếu tố nhân tạo. Tuy nhiên các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
do tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể
từ quá khứ đến hiện tại. Vì vậy, tác động lớn nhất là do chính con người.
a. Nguyên nhân do tự nhiên
•Điểm đen mặt trời
Sự xuất hiện các điểm đen làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi
nhiệt độ bề mặt trái đất.
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu

xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể, từ khi tạo thành Mặt
trời đến nay gần 4,5 tỷ năm, cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Với
khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời có ảnh
hưởng đến biến đổi khí hậu nhưng không đáng kể.
•Núi lửa phun trào

4


Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ
lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển. Các
hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại
bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm
giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Có một yếu tố khác cũng có thể tác động đến núi lửa, đó là sự va chạm của
các thiên thạch từ vũ trụ vào Trái đất gây nên các vụ nổ, phun trào núi lửa… Tuy
nhiên, chúng rất hiếm khi xảy ra. Bầu khí quyển là một lá chắn ngăn cản các thiên
thạch nhỏ bay vào Trái đất. Còn các thiên thạch lớn khi va vào Trái đất mà không
thể bị cản lại, theo các nhà khoa học, chỉ có thể xảy ra trong hàng chục triệu năm
nữa.
•Đại dương
Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải lưu
di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Chính sự chuyển động này đã
làm biến đổi khí hậu ở những nơi nó đi qua. Hình thành nên những vùng khí hậu
điển hình như ngày nay. Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như
El Nino hay La Nina gây ra sự thay đổi khí hậu nhưng không lâu dài.
•Sự trôi dạt của các lục địa
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục
địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Điều này
có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần

hoàn khí quyển-đại dương. Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại
dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và
hình thành nên khí hậu toàn cầu.
b. Nguyên nhân do con người
Khí hậu Trái đất chịu ảnh hưởng rất lớn của cân bằng nhiệt khí quyển. Khi
yếu tố này bị ảnh hưởng sẽ tác động rất lớn gây biến đổi khí hậu. Cân bằng nhiệt
xảy ra nhờ các khí nhà kính như CO 2, CH4, NOx… hấp thụ bức xạ hồng ngoại do
mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ
trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài

5


khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban
đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Nếu không có các chất khí nhà
kính tự nhiên, Trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33 oC, tức là nhiệt
độ trung bình Trái đất sẽ khoảng 18 oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt Trái đất ấm hơn so
với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính” .
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí
oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như Ar, CO 2, CH4, NOx, Ne, He,
H2, O3,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là
khí CO2, CH4, NOx, và CFCs (một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công
nghệ làm lạnh phát triển), là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên
trái đất.
Trong quá trình phát triển, con người càng ngày càng sử dụng nhiều năng
lượng. Đặc biệt là năng lượng hóa thạch (than, dầu khí, khí đốt, băng cháy…) làm
gia tăng các khí nhà kính vào khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính làm mất cân bằng
nhiệt. Khí tác động chủ yếu là CO2. Trước thời kỳ nền công nghiệp phát triển, nồng
độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá

300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng
hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO 2) trong những
năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO 2) mỗi năm trong thời kỳ
từ 2000 – 2005.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí CH 4, N2O cũng tăng lần lượt từ
715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và
319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là
khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là
chất phá hủy tầng ozon bình lưu. Tầng ozon của khí quyển có tác dụng hấp thụ các
bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới Trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên
trái đất.
2.1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực
nước biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người gây phát
thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.

6


Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các
yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm đáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong 50 năm
qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung
bình năm ở Việt Nam tăng lên
khoảng từ 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt
độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt
độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng
khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở
các vùng khí hậu phía Nam.


Hình 2.1: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung năm
trong 50 năm qua (Nguồn: IMHEN/2010)

- Lượng mưa: Lượng mưa
mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5
đến hơn 10% trên đa phần diện tích
phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5
đến 20% ở các vùng khí hậu phía
Nam. Xu thế diễn biến của lượng
mưa năm tương tự như lượng mưa
mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu
phía Nam và giảm ở các vùng khí
hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung
Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa

Hình 2.2. Mức thay đổi lượng mưa năm
(%) trong 50 năm qua (Nguồn:

mưa và lượng mưa năm tăng mạnh

IMHEN/2010)

nhất so với các vùng khác ở nước
ta, nhiều nơi đến 20% trong 50
năm qua

- Xoáy thuận nhiệt đới: Số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu
vực Biển Đông có xu hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ
vào đất liền Việt Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng.


7


Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu
hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng các cơn bão rất mạnh có xu
hướng gia tăng; mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây.
Mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.
- Mực nước biển: số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển
Việt Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống
nhau. Hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể
hiện rõ xu hướng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển
Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm.
2.1.2. Xâm nhập mặn
2.1.2.1. Khái niệm xâm nhập mặn
Nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm. Theo Tổ chức Khí tượng Thế
giới, chỉ có 2,5% tổng lượng nước trên trái đất là nước ngọt, phần còn lại là nước
mặn. Nguồn nước ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất và một phần nước mặt nằm rải
rác ở nhiều khu vực trên thế giới. Nước ngầm được sử dụng rộng rãi để bổ sung cho
nguồn nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ngầm ở những
vùng ven biển chính là xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước
ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của
khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới
lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người
gây ra.
Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰
xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt
nguồn nước ngọt. Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền
địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến

đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để
đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy
cơ xâm nhập mặn.
2.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn
8


Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn
định. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch
chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác.
Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc
nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước
ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn
nếu giảm bổ sung nước ngầm. Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa
và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ
bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình
xâm nhập mặn.
•Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua
thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có
thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ
làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập
mặn vào tầng ngậm nước ven biển. Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi
khí hậu ở địa phương hoặc khu vực, các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven
biển trở nên rất quan trọng.
•Ảnh hưởng của quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất
Các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm
thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó,
sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm.
Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển

vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông
đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm
cho nước sông bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng
bằng.
•Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng
tiến sâu vào đất liền.
9


- Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn
sâu vào.
- Địa hình: Địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.
- Các yếu tố khí tượng: Gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa
ít, ... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa.
- Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô
tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Trên thế giới
Nhân loại bước sang thế kỷ 21 với nhiều vấn đề nan giải, trong đó biến đổi
khí hậu với sự tác động toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực được coi là một
thách thức lớn của thế giới. Các số liệu quan trắc cho thấy trong 100 năm qua
(1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,74 0C, mực nước biển trung bình
toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961- 1993 và tăng
nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993-2003.
Xâm nhập mặn làm giảm diện tích tưới của thế giới khoảng 1-2% mỗi năm,
có khoảng 43 quốc gia (chủ yếu là từ các vùng khô hạn và bán khô hạn), đang phải
sử dụng nước mặn ở các mức độ khác nhau để tưới thông qua các hệ thống thuỷ lợi.
Xâm nhập mặn được đánh giá là nguyên nhân lớn thứ hai của đất sản xuất bị mất và
có thể đe dọa lên đến 10% sản lượng ngũ cốc toàn cầu.

Trên toàn thế giới, FAO ước tính 34 triệu ha (khoảng 11%) diện tích tưới tiêu
bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở các mức độ khác nhau. Trong đó Pakistan, Trung
Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ có gần 22 triệu ha chiếm hơn 64% diện tích canh tác bị
ảnh hưởng mặn. Tại Australia khoảng 16% diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi
xâm nhập mặn và khoảng 67% diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập
mặn khi nước biển dâng. Ở vùng Trung Đông, FAO ước tính có khoảng 8% của
diện tích đất bị suy thoái bởi xâm nhập mặn và khoảng 29% diện tích tưới có vấn đề
về độ mặn. Ở châu Mỹ, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 40% diện tích đất trồng trên
bờ biển phía bắc Peru. Ở châu Âu, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 25% diện tích đất
tưới tiêu ở Địa Trung Hải. Khu vực Nam Á, vùng đồng bằng sông Indus của

10


Pakistan có khoảng 2 triệu ha bị ảnh hưởng của mặn.
Trong báo cáo tình trạng môi trường biển của Chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc (UNEP 2006), hiện nay có gần 40% dân số thế giới sống tại các vùng
ven biển và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do các tầng nước ngầm
ven đại dương ngày càng bị mặn xâm nhập, nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều
nên nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm, đồng thời gia tăng các chi phí để khử mặn.
Ở Nam Phi, nếu nhiệt độ tăng thêm dưới 4 0C, lượng mưa hàng năm dự kiến giảm
đến 30% và khu vực Tây Phi lượng nước ngầm từ sẽ suy giảm từ 50-70% .
Bảng 2.1. Tác động của mực nước biển dâng cao đến các khu vực
Đối tượng
bị ảnh
hưởng
Diện tích
(km2 )

Diện tích đô

thị (km2 )

Diện tích đất
nông nghiệp
(km2 )

Diện tích đất
ngập nước
(km2 )

Khu vực
Mỹ Latin, Caribe
Trung Đông, Bắc Phi
Châu Phi cận Sahara
Đông Á
Nam Á
Tổng
Mỹ Latin, Caribe
Trung Đông, Bắc Phi
Châu Phi cận Sahara
Đông Á
Nam Á
Tổng
Mỹ Latin, Caribe
Trung Đông, Bắc Phi
Châu Phi cận Sahara
Đông Á
Nam Á
Tổng
Mỹ Latin, Caribe

Trung Đông, Bắc Phi
Châu Phi cận Sahara
Đông Á
Nam Á
Tổng

Tổng
18.806.598
10.050.556
16.137.438
14.140.767
4.197.171
63.332.530
505.477
190.030
109.372
388.054
241.779
1.434.712
4.889.156
354.294
4.236.159
5.472.581
3.023.617
17.975.807
1.651.735
342.185
805.030
1.366.069
579.130

4.744.149

1m
Bị ảnh
hưởng
64.632
24.654
18.641
74.020
12.362
194.309
3.080
3.679
430
6.648
809
14.646
16.104
4.086
1.646
45.393
3.442
70.671
22.314
11.361
8.902
36.463
9.184
88.224


%
0,34
0,25
0,12
0,52
0,29
0,31
0,61
1,94
0,39
1,71
0,33
1,02
0,33
1,15
0,04
0,83
0,11
0,39
1,35
3,32
1,11
2,67
1,59
1,86

2m
Bị ảnh
hưởng
101.736

33.864
28.083
119.370
21.983
305.036
5.212
5.037
742
11.127
1.379
23.497
29.514
6.031
3.404
78.347
6.951
124.247
38.782
14.758
13.551
56.579
16.685
140.355

%
0,54
0,34
0,17
0,84
0,52

0,48
1,03
2,65
0,68
2,87
0,57
1,64
0,60
1,70
0,08
1,43
0,23
0,69
2,35
4,31
1,68
4,14
2,88
2,96

3m
Bị ảnh
hưởng
149.183
43.727
42.645
178.177
35.696
449.428
8.090

6.529
1.268
17.596
2.311
35.794
47.003
8.007
6.595
121.728
13.501
196.834
60.876
18.224
20.625
79.984
25.988
205.697

%
0,79
0,44
0,26
1,26
0,85
0,71
1,60
3,44
1,16
4,53
0,96

2,49
0,96
2,26
0,16
2,22
0,45
1,09
3,69
5,33
2,56
5,86
4,49
4,34

Nguồn: WB (2007)
Xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến Đông Nam Á, khu vực có nhiều nơi thấp
trũng, có đến 54% dân số sống ven bờ biển trong vòng bán kính 30km, dễ bị tổn
thương trước các hiện tượng nước biển dâng và sự gia tăng cường độ của bão nhiệt
đới. Vùng đồng bằng của ba con sông lớn là sông Mêkông, sông Irrawaddy và sông
11


Chao Phraya đều có những khu vực quan trọng nằm thấp hơn mực nước biển 2m, sẽ
là nơi chịu nhiều thiệt hại do ngập úng và xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng
được dự báo là cao hơn so với toàn cầu 10-15% (WB, 2013). Tại khu vực sông
Mahaka, Inđônêxia Ngân hàng thế giới (WB) dự báo khi nước biển dâng thêm 1m
vào năm 2100, diện tích đất bị xâm mặn có thể sẽ tăng 7-12% và tại đồng bằng sông
Mêkông, nước biển dâng thêm 30 cm có thể xảy đến sớm vào năm 2040 sẽ tăng
thêm 30% diện tích (1,3 triệu ha) bị ảnh hưởng so với hiện tại, gây tổn thất khoảng
12% sản lượng mùa vụ. Hiện nay diện tích đất bị ảnh hưởng bởi mặn của Đông

Nam Á chiếm gần 20% diện tích đất bị ảnh hưởng trên toàn thế giới.
2.2.1.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Diện tích tưới của thế giới giảm khoảng 1-2% mỗi năm do xâm nhập mặn,
nhiều nhất là ở các vùng khô hạn và bán khô hạn, đồng thời được đánh giá là
nguyên nhân lớn thứ hai của đất sản xuất bị mất và có thể đe dọa lên đến 10% sản
lượng ngũ cốc toàn cầu. FAO ước tính trên toàn thế giới có khoảng 34 triệu ha, tức
11% diện tích tưới tiêu bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở các mức độ khác nhau.
Trong đó Pakistan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ có gần 22 triệu ha bị ảnh hưởng.
Nam Á là khu vực có diện tích đất lớn nhất bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chiếm
đến 30% đất bị mặn trên thế giới, chủ yếu tập trung tại Ấn Độ, Pakistan,
Bangladet... Vùng Bắc Mỹ diện tích bị nhiễm mặn chiếm gần 16% diện tích bị ảnh
hưởng trên thế giới, tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Canada và Mehico. Một số nước
bán khô hạn, có 10-50% diện tích tưới tiêu bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau và
năng suất bình quân giảm từ 10-25% ở nhiều loại cây trồng. Ở Nam Mỹ có gần 1
triệu ha diện tích tưới bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó có đến 40% diện
tích đất trồng trên bờ biển phía bắc Peru bị nhiễm mặn. Tại Australia khoảng 16%
diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Vùng Trung Đông, FAO
ước tính có khoảng 8% của diện tích đất bị suy thoái bởi xâm nhập mặn và khoảng
29% diện tích tưới có vấn đề về độ mặn. Còn ở Nam Á, vùng đồng bằng sông Indus
của Pakistan có khoảng 2 triệu ha bị ảnh hưởng của mặn
Các vùng và quốc gia có nguy cơ cao về an ninh lương thực do nước biển
dâng bao gồm Nam Á và Đông Nam Á, Tây Phi (Vịnh guinea, Senegal) đông Phi 6

12


(Mozambique), phía nam Địa Trung Hải (Ai Cập) và các quốc đảo vùng Caribbean,
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Các nước bị ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí
hậu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực như ở Bangladet, Myanmar,
Ai Cập, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Đối với các nước chịu tác động lớn của biến

đổi khí hậu như Bangladet, xâm nhập mặn làm giảm sản lượng nông nghiệp do
thiếu nguồn nước ngọt và thoái hóa đất. Trong số 2,85 triệu ha diện tích vùng ven
biển của Bangladet, có tới 1,2 triệu ha đất canh tác bị nhiễm mặn ở các mức độ khác
nhau.
Bảng 2.2. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do hệ thống thuỷ lợi
Tỷ lệ (%)
So với
Diện tích
So với tổng
bị ảnh
diện tích
tự nhiên
hưởng
diện tích ảnh
tự nhiên
(triệu ha)
hưởng
(triệu ha)
Diện tích

STT

Khu vực, quốc gia

I.Khu vực
514.23
1.624.44
625.52
2.178.05
400.34

1.784.00
2.210.86
852.00
760.83
II.Quốc gia

10.30
6.7
6.12
5.34
3.21
0.95
0.68
0.68
0.20

2.00
0.41
0.98
0.25
0.80
0.05
0.03
0.08
0.03

30.13
19.6
17.91
15.62

9.39
2.78
1.99
1.99
0.59

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nam Á
Đông Á
Tây Á
Bắc Mỹ
Trung Á
Nam Mỹ
Châu Phi
Bắc Phi
Australia và New Zealand

1
2
3
4

5
6
7
8
9

Pakistan

88.03

7.00

7.95

20.48

Trung Quốc

957.73

6.70

0.70

19.60

Hoa Kỳ

951.21


4.90

0.52

14.34

Ấn Độ

328.9

3.3

1.00

9.65

Uzbenkistan

44.48

2.14

4.81

6.26

Iran

164.38


2.10

1.28

6.14

Irap

43.77

1.75

4.00

5.12

Thổ Nhĩ Kỳ

78.02

1.52

1.95

4.45

10916.6

4.77


0.04

13.96

Các nước khác

13


Tỷ lệ (%)
So với
Diện tích
So với tổng
bị ảnh
diện tích
tự nhiên
hưởng
diện tích ảnh
tự nhiên
(triệu ha)
hưởng
(triệu ha)
Diện tích

STT

Tổng

Khu vực, quốc gia


13573.1
34.18
100
Nguồn: FAO, Agriculture and water quality interactions: a global overview

2.2.1.2. Nuôi trồng thuỷ sản
Biến đổi khí hậu nói chung và hiện tượng xâm nhập mặn nói riêng làm thay
đổi nhiệt độ và độ mặn khiến môi trường sống của các loài nuôi trồng thay đổi, làm
giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài hải sản, là nguyên nhân lớn
ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Thay đổi mực nước biển làm gia tăng độ cao sóng ven bờ ảnh hưởng tới kết
cấu hạ tầng nuôi trồng, gia tăng chi phí để củng cố bờ bao và hệ thống thuỷ lợi, giao
thông nội đồng phục vụ cho nuôi trồng.
Nước mặn xâm nhập ảnh hưởng tới nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt và ngay cả thuỷ sản vùng nước lợ cũng bị giảm năng suất khi mặn xâm nhập
làm tăng nồng độ muối. Các nhà khoa học ước tính mức thiệt hại ngành thủy sản do
biến đổi khí hậu ở Trung Quốc là 1,5 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD vào năm
2030; Peru thiệt hại 1,25 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD năm 2030; Thái Lan thiệt
hại 700 triệu USD năm 2010 và 8,5 tỷ USD năm 2030; Indonesia thiệt hại 650 triệu
USD năm 2010 và 7,75 tỷ USD năm 2030.
2.2.1.3. Cấp nước dân sinh
Mặn bị đẩy sâu vào lục địa các sông gây nên tình trạng khan hiếm và thay
đổi chất lượng nước sinh hoạt nước mặt và nước ngầm. Mặn làm tăng chi phí để
ngăn mặn xâm nhập và khử mặn trong quá trình xử lý và cung cấp nước dân sinh,
làm giá nước sinh hoạt lên cao. Có thể tóm lược những ảnh hưởng của hiện tượng
xâm nhập mặn nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung đến tài nguyên nước ở các
khu vực trên thế giới như sau:
Khu vực
Châu Phi


Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cấp nước dân sinh
Vào năm 2020, khoảng từ 75-250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn
14


về nước do biến đổi khí hậu.
Châu Á
Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở
Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực
sông lớn sẽ giảm
Ôxtrâylia và
Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở
New Zealand
miền Nam và Đông Ôxtrâylia, tại miền Bắc và một số vùng đông
New Zealand.
Châu Âu
Ở Nam Âu - vùng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu,
các điều kiện như nhiệt độ cao, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn và
nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện.
Châu Mỹ Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của
La tinh
các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ
nhu câu sinh hoạt của con người.
Bắc Mỹ
Sự nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng
lũ lụt mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc
cạnh tranh vì tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt
hơn.
Các đảo nhỏ
Vào giữa thế kỷ này, biến đổi khí hậu sẽ làm suy giảm tài nguyên

nước ở nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Thái Bình
Dương không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít.
Nguồn: FAO, Agriculture and water quality interactions: a global overview
2.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km với 28/64 tỉnh thành phố có
biển, là một trong những nước dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu. Do đường bờ
biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt đới, lượng mưa lớn và hay thay đổi
nên các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí
hậu gây ra. Hiện tượng hạn hán, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn sẽ xuất
hiện thường xuyên hơn. Dải ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng - sông Thái
Bình và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, có
mật độ dân cư cao và tập trung, địa hình bằng phẳng và thấp. Trong những năm gần
đây tại đồng bằng sông Cửu Long nước mặn xâm nhập sớm và lâu hơn, lấn sâu vào
nội đồng theo hệ thống sông kênh rạch với những diễn biến phức tạp.
Mực nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của các vùng ven biển Việt Nam và đã trở thành một

15


trong những vấn đề nan giải tại nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng có diện tích đất nhiễm mặn lớn. Nước
mặn xâm lấn vào sâu, các vùng nước ngọt giảm dẫn đến tình trạng thiếu nước cho
sản xuất nông nghiệp trong vụ đông xuân, thiếu nước cho sinh hoạt và nuôi trồng
thủy sản. Do đó, tình hình xâm nhập mặn ở các sông cũng diễn biến phức tạp theo
thời gian, chưa tuân theo một quy luật nhất định. Độ mặn và mức độ xâm nhập mặn
vào các sông phụ thuộc phần lớn vào thuỷ triều, độ mặn nước biển, chế độ thuỷ lực
dòng chảy trong sông, quá trình khai thác nước ngầm nước mặt và địa hình lòng
dẫn.
2.2.2.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long: là hạ lưu của sông Mê Kông (Mê Kông là một
trong ba châu thổ dễ bị tổn thương nhất trên thế giới). Do mùa mưa năm 2015 đến
muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực
nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so
với cùng kỳ hàng năm gần 2 tháng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể,
tình trạng xâm nhập mặn hiện nay như sau:
- Khu vực sông Vàm Cỏ: Độ mặn lớn nhất đạt 8,1-20,3 g/l, cao hơn TBNN
từ 5,9 - 6,2 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l (mức bắt đầu ảnh
hưởng đến cây lúa) lớn nhất 90 - 93 km, sâu hơn TBNN 10 - 15 km.
- Khu vực các cửa sông thuộc sông Tiền: Độ mặn lớn nhất đạt 14,6 - 31,2 g/l,
cao hơn TBNN từ 3,2 - 12,4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l lớn
nhất 4.5-6.5 km, sâu hơn TBNN 20 - 25 km.
- Khu vực các cửa sông thuộc sông Hậu: Độ mặn lớn nhất đạt 16,5 - 20,5 g/l,
cao hơn TBNN từ 5,9 - 9,3 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l lớn
nhất 55 - 60 km, sâu hơn TBNN 15 - 20 km.
- Khu vực ven biển Tây (trên sông Cái Lớn): Độ mặn lớn nhất đạt 11,0 - 23,8
g/l, cao hơn TBNN từ 5,1 - 8,4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l
lớn nhất 60 - 65 km, sâu hơn TBNN 5 - 10 km.
Trong thời gian tới, mặn tiếp tục xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, khả năng kéo dài đến đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 5/2016). Cụ thể,

16


như sau:
- Các vùng cách biển đến 45 km: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần
như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho
sản xuất và nước sinh hoạt.
- Các vùng cách biển từ 45 - 65 km: Có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm
nhập. Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016. Trong

thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu. Tuy nhiên, vào thời
kỳ triều kém và chân triều có khả năng xuất hiện nước ngọt.
- Các vùng cách biển xa hơn 70 - 75 km: Tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l,
nhưng cũng cần lưu ý trong các đợt triều cường và vẫn là vùng xâm nhập của nước
mặn nồng độ dưới 4g/l, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, từ cuối năm 2015 đến nay, nhiều diện tích
cây trồng đã bị ảnh hưởng. Ở vụ mùa và thu đông năm 2015, có khoảng 90.000 ha
lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha (Kiên
giang 34.000 ha, Sóc Trăng 6.300 ha, bạc Liêu 5.800 ha,..). Vụ đông xuân 2015 2016, có 104.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (chiếm 11% diện tích
gieo trồng 8 tỉnh ven biển đang bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn). Dự kiến,
trong thời gian tới, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 340.000 ha (chiếm 35,5% diện
tích 8 tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

17


Hình 2.3. Bản đồ xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Viện khoa học thủy lợi miền Nam (2016)
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nhất
của hạn hán, xâm nhập mặn và còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới, thời
điểm xâm nhập lên cao nhất là khoảng giữa tháng 3/2016.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: là nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất
trong cả nước, mùa khô năm 2013 dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Bình
Thuận và Tây Nguyên dự báo sẽ tiếp tục giảm và luôn ở mức hụt so với trung bình
nhiều năm 11 cùng thời kỳ khoảng 10-30%. Khu vực Nam Trung Bộ hiện có
17.277ha cây trồng bị thiếu nước và xâm nhập mặn trong đó lúa 15.627ha, cà phê
300 ha, cây trồng khác khoảng 1.350ha. Khu vực Tây Nguyên hiện có 51.403ha cây
trồng bị thiếu nước và hạn hán trong đó lúa 14.624ha, cà phê 34.396ha, cây trồng
khác 2.291ha


18


Vùng lưu vực sông Hồng: Trong những năm gần đây, mực nước sông Hồng
liên tục xuống thấp và theo dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục hạ thấp so với với
trung bình nhiều năm. Hàng năm vùng ven biển đồng bằng sông Hồng có khoảng
10 đến 20% diện tích đất nông nghiệp vụ xuân bị hạn hoặc khó khăn về nguồn nước
tưới. Kết quả quan trắc, đánh giá số liệu đo độ mặn cho thấy vào mùa kiệt nước
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
có độ mặn vượt quá nồng độ cho phép, sông Hồng, sông Đáy, sông Văn Úc, nhiều
phân lưu của sông Thái Bình, nước mặn đã xâm lấn sâu hơn 30 km.
Bảng 2.3. Diện tích lúa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở đồng bằng
sông Hồng
Toàn tỉnh
TT

Tên tỉnh

Dân số
(người)

1
2
3
4
5

Tổng
Quảng Ninh
Hải Phòng

Thái Bình
Nam Định
Ninh Bình

1.232.753
619.240
152.340
157.003
165.140
139.030

Diện tích
tự nhiên
(ha)
7.568.600
1.163.700
1.878.500
1.786.000
1.833.500
906.900

Diện

Các xã ảnh hưởng mặn
Diện
Diện

Tỷ lệ
diện


tích

Dân số

tích tự

tích

tích lúa

trồng

(người)

nhiên

trồng

bị mặn

1.887.002
315.361
609.444
370.886
414.662
176.650

(ha)
338.466
183.609

57.832
38.604
40.622`
17.800

lúa (ha)
75.187
9.281
20.111
18.184
18.670
8.941

(%)
26,90%
34,89%
44,91%
22,07%
23,26%
19,66%

lúa (ha)
279.508
26.600
44.782
82.400
80.250
45.476

Nguồn: Viện khoa học thủy lợi Việt Nam (2015)

2.2.2.2. Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng đầu trong danh
sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp,
tức là mức báo động đỏ. Đối với các vùng ven biển đây được xem là ngành nghề
chính tạo ra phần lớn thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình nhưng đây
cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu các hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, bão, lũ lụt
ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ
sản ở các vùng ven biển Việt Nam. Chất lượng nguồn nước thay đổi nhanh ảnh
hưởng tới tốc độ sinh trưởng của một số đối tượng nuôi cộng với nguồn nước ô
nhiễm và thiên tai bất thường đã gây thiệt hại cho một số địa phương có diện tích
nuôi trồng thuỷ sản lớn như Quảng Ninh - Hải Phòng, Khánh Hoà, Cà Mau - Kiên
19


Giang.
Hiện tượng mưa trái mùa với tần suất ngày càng dày và mạnh hơn làm độ
mặn nước trong ao nuôi giảm đột ngột, còn khi bị mặn xâm nhập độ mặn sẽ tăng
vượt qua mức cho phép. Khi độ mặn ngoài khoảng thích hợp sẽ tác động xấu đến
quá trình sinh trưởng của vật nuôi, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và thậm chí có thể
bị chết.
Một yếu tố nữa của là tác động không nhỏ đến cơ sở hạ tầng như làm bờ bao
bị xói lở, ngập làm vật nuôi thất thoát ra ngoài, sản lượng thu hoạch giảm, thậm chí
mất hoàn toàn khi thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Hiện nay tình hình xâm nhập mặn đang gây
ảnh hưởng trực tiếp đối với nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với việc nuôi tôm nước
lợ. Độ mặn hiện nay dao động từ 15 - 30‰. Riêng các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau,
Bạc Liêu, Kiên Giang độ mặn cao hơn 30‰. Xâm nhập đi sâu vào 70 km và có
những vùng nước ngọt đã bị xâm nhập mặn lên đến 5 - 8‰.
Hiện nay, một số tỉnh như: Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau và Bạc

Liêu do nắng nóng, mực nước đầm nuôi thấp, môi trường không ổn định, kết hợp
với độ mặn cao làm cho tôm giảm sức đề kháng, dễ sốc và chết ở vùng nuôi quảng
canh cải tiến, diện tích thiệt hại ước tính 2.000 ha. Tại Bến Tre, diện tích nuôi hàu bị
thiệt hại lên đến trên 350 ha, ảnh hưởng đến trên 500 hộ nuôi, mức thiệt hại trên 25
tỉ đồng. Dự báo vẫn còn tiếp tục thiệt hại trong những ngày tới. Tính đến hết tháng
02/2016, diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 368.000
ha. Hầu hết các địa phương có diện tích thả giống ít hơn so với cùng kỳ năm 2015
và chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch. Một số tỉnh người dân chưa dám thả nuôi vì nắng
nóng, độ mặn cao, chưa phù hợp với con tôm. Họ còn chần chừ đợi mưa. Trên
11.000 ha diện tích lúa tôm tại Mỹ Xuyên vẫn chưa thả nuôi; Bạc Liêu vẫn còn trên
10.000 tại vùng mặn chưa thả nuôi … Trước thực trạng này, dẫn đến nguy cơ sẽ thiếu

nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Hồng: Vùng ven biển Bắc Bộ có 289 xã thuộc 36 huyện
thuộc 5 tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó có 106 xã ven biển, 124 xã ven
sông bị ảnh hưởng mặn với nồng độ lớn hơn 4‰ và 59 xã ven sông bị ảnh hưởng
20


×