Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


THÁI SƠN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


THÁI SƠN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã Số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Bùi Quang Bình
PGS.TS. Đào Hữu Hòa

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Đà Nẵng, ngày 2 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Thái Sơn


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
MỤC LỤC ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 4
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN.................................................... 5
5.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận: ......................................... 5
5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu..................... 6
6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG FDI TỚI TĂNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ ......................................................................................... 7
6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 7
6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 10
7. NỘI DUNG ................................................................................................. 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........................................................................ 13
1.1. Cơ sở lý luận về FDI và tăng trưởng kinh tế............................................ 13
1.1.1. Cơ sở lý luận về FDI ...................................................................... 13
1.1.1.1. Khái niệm về FDI ................................................................... 13
1.1.1.2. Đặc điểm của FDI .................................................................. 14


iii

1.1.1.3. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................... 15
1.1.2. Lý luận về tăng trưởng kinh tế ....................................................... 15
1.1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế........................................... 15
1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng kinh tế ....................... 16
1.1.2.3. Các nguồn lực với tăng trưởng kinh tế................................... 17
1.2. Cơ sở lý luận về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ................. 19
1.2.1. Các lý thuyết về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ....... 19
1.2.2. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động từ
vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư ..................................... 21

1.2.3. ...... Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tràn
từ FDI tới tăng trưởng kinh tế ................................................................. 30
1.2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................. 30
1.2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 33
1.2.4. Tổng kết các kênh tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế .... 37
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 42
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở VKTTĐMT ................ 42
2.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 44
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 45
2.4. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu .................................. 45
2.4.1. Phương pháp phân tích định tính .................................................... 46
2.4.2. Phương pháp phân tích định lượng ................................................ 46
2.4.2.1. Phương pháp phân tích thống kê ............................................ 46
2.4.2.2 Mô hình kinh tế lượng ............................................................. 47
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 54
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................. 54
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................ 57


iv

Chương 3: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG............................................................................................... 60
3.1. Tình hình FDI ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................... 60
3.1.1. Tình hình chung về FDI ................................................................. 60
3.1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI ................................... 62
3.1.3. Hoạt động thu hút FDI ở VKTTĐMT ............................................ 64
3.2.1. Xu thế tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT ......................................... 66

3.2.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh
tế ở VKTTĐMT ........................................................................................ 69
3.2.2.1. Huy động và sử dụng vốn ...................................................... 69
3.2.2.2. Huy động và sử dụng lao động............................................... 71
3.2.3.3. Đóng góp của yếu tố công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ...... 73
Chương 4: TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ......................... 77
4.1. Tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua đầu tư ở VKTTĐMT ... 77
4.1.1. Phân tích định tính .......................................................................... 77
4.1.2. Phân tích định lượng....................................................................... 82
4.1.3. Bàn luận kết quả tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
qua kênh đầu tư......................................................................................... 92
4.2. Tác động tràn từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT ............ 93
4.2.1. Tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo ở VKTTĐMT ..................... 93
4.2.1.1. Tình hình nghèo ở VKTTĐMT .............................................. 93
4.2.1.2. Phân tích định tính.................................................................. 96
4.2.1.3. Phân tích định lượng ............................................................ 101
4.2.1.4. Bàn luận kết quả tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo ở
VKTTĐMT ....................................................................................... 111


v

4.2.2. Tác động từ vốn FDI lên môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,
thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT .................................................. 112
4.2.2.1. Tác động tới môi trường kinh doanh .................................... 112
4.2.2.2. Tác động tới cơ sở hạ tầng ................................................... 117
4.2.2.3. Tác động tới thương mại và hội nhập .................................. 119
4.2.2.4. Bàn luận về tác động từ vốn FDI lên môi trường kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT .......... 122

4.2.3. Tác động FDI tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản
xuất ở VKTTĐMT.................................................................................. 123
4.2.3.1.Tác động tới việc làm và kỹ năng lao động .......................... 123
4.2.3.2. Tác động lan tỏa tới hiệu quả ............................................... 129
Chương 5: TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................ 133
5.1. Tổng kết chung ....................................................................................... 133
5.1.1. Về tình hình FDI ở VKTTĐMT ................................................... 133
5.1.2. Về tác động từ vốn FDI qua kênh đầu tư ..................................... 134
5.1.3. Về tác động tràn của FDI ............................................................. 135
5.1.3.1. Tác động tới giảm nghèo ...................................................... 135
5.1.3.2. Tác động tới môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,
thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT ............................................. 136
5.1.3.3. Tác động tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản
xuất ở VKTTĐMT ............................................................................ 137
5.1.4. Về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 138
5.2. Gợi ý chính sách ..................................................................................... 140
5.2.1 Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 140
5.2.2. Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô hình
tăng trưởng kinh tế.................................................................................. 143


vi

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............ 145
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCCNKT

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

CN-XD

Công nghiệp – Xây dựng

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN FDI


Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

DN TN

Doanh nghiệp trong nước

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed Effects models (mô hình tác động cố định)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

GNI

Thu nhập quốc dân (Gross national income)

GNP

Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product)

HĐND

Hội đồng nhân dân


KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KKT

Khu kinh tế



Lao động

NCS

Nghiên cứu sinh

NNL

Nguồn nhân lực

NSLĐ


Năng suất lao động

NSVN

Năng suất Việt Nam

R&D

Nghiên cứu và Phát triển (Research and Development)


viii

REM

Random Effects models ( Mô hình tác động ngẫu nhiên)

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức
(Offical Development Assistance)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)

TTKT

Tăng trưởng kinh tế


TCTK

Tổng cục Thống kê

TFP

Tăng năng suất tổng hợp
(Total Factor Productivity)

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

UNCTAD

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)

VECM

Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

VKTTĐMT

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung


XTĐT

Xúc tiến đầu tư


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến trong mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu .................... 50
Bảng 2.2. Các biến trong mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu .................... 54
Bảng 2.3. Thống kê mẫu phát ra theo địa phương .......................................... 56
Bảng 2.4. Thống kê mẫu theo đơn vị công tác thuộc bộ máy quản lý nhà
nước liên quan tới FDI ................................................................... 57
Bảng 3.1. Tổng vốn FDI thực hiện tại các tỉnh VKTTĐMT .......................... 60
Bảng 3.2. Tỷ trọng FDI vào các tỉnh VKTTĐMT .......................................... 61
Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp FDI tại các tỉnh VKTTĐMT .................... 62
Bảng 3.4. Quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI ở VKTTĐMT
năm 2014 ........................................................................................ 63
Bảng 3.5. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN FDI ................. 63
tại các tỉnh VKTTĐMT ................................................................................... 63
Bảng 3.6. Đánh giá về mức quan tâm thu hút FDI của các địa phương
VKTTĐMT .................................................................................... 65
Bảng 3.7. Cơ cấu GDP của các tỉnh trong GDP ở VKTTĐMT ..................... 69
Bảng 3.8. Số lượng và tỷ trọng trong tổng lao động VKTTĐMT của các
tỉnh.................................................................................................. 71
Bảng 3.9. Năng suất lao động của các tỉnh và VKTTĐMT ............................ 72
Bảng 3.10. Đóng góp của TFP và các yếu tố sản xuất khác vào tăng
trưởng kinh tế VKTTĐMT giai đoạn 2000-2014 .......................... 73
Bảng 4.1. Tỷ trọng GDP của FDI trong sản lượng nền kinh tế ...................... 77

Bảng 4.2. Tỷ trọng GDP của FDI trong sản lượng chung của các tỉnh .......... 78
Bảng 4.3. Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới tăng trưởng .................................. 79
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................... 83
Bảng 4.5. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu ............ 86


x

Bảng 4.6. Các hệ số ước lượng ....................................................................... 90
Bảng 4.7. Tỷ lệ nghèo theo khu vực ở Việt Nam ........................................... 93
Bảng 4.8. Tỷ lệ nghèo các tỉnh VKTTĐMT ................................................... 95
Bảng 4.9. Phân phối thu nhập theo 5 nhóm hộ ở VKTTĐMT ....................... 95
Bảng 4.10. Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới giảm nghèo.......................... 97
Bảng 4.11. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................... 101
Bảng 4.12. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu ........ 105
Bảng 4.13. Các hệ số ước lượng ................................................................... 109
Bảng 4.14. Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới sự cải thiện thể chế ........... 115
Bảng 4.15. Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới sự cải thiện cơ sở hạ tầng ........ 118
Bảng 4.16. Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới thương mại và hội nhập .... 121
Bảng 4.17. Tình hình việc làm do các doanh nghiệp FDI và trong nước
tạo ra. ............................................................................................ 124
Bảng 4.18. Năng suất lao động, thu nhập và cường độ vốn ......................... 126
Bảng 4.19. Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới kỹ năng lao động ..................... 128
Bảng 4.20. TFP và hệ số hiệu quả................................................................. 129


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Các kênh tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ........................ 37

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 45
Hình 2.2. Mô hình kinh tế về tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo ............... 51
Hình 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ở VKTTĐMT ....................... 67
Hình 3.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và giá trị gia tăng các ngành ở
VKTTĐMT .................................................................................... 68
Hình 3.3. Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở VKTTĐMT và Việt Nam ...................... 68
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế ở
VKTTĐMT .................................................................................... 80
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn trong nước và tăng trưởng
kinh tế ở VKTTĐMT ..................................................................... 80
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng lao động và tăng trưởng kinh tế
ở VKTTĐMT ................................................................................. 81
Hình 4.4. Mối quan hệ giữa thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của lao động và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT ....................... 81
Hình 4.5. Phân phối xác suất của gdominve ................................................... 84
Hình 4.6. Phân phối xác suất của gfdi............................................................. 84
Hình 4.7. Phân phối xác suất của gL............................................................... 85
Hình 4.8. Phân phối xác suất của tdcmnv ....................................................... 85
Hình 4.9. Mối quan hệ giữa FDI và tình hình nghèo ở VKTTĐMT .............. 99
Hình 4.10. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình hình nghèo ở
VKTTĐMT .................................................................................... 99
Hình 4.11. Mối quan hệ giữa vốn con người và tình hình nghèo ở
VKTTĐMT .................................................................................... 99


xii

Hình 4.12. Mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và tình hình nghèo ở
VKTTĐMT .................................................................................... 99
Hình 4.13. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và tình hình nghèo

ở VKTTĐMT ............................................................................... 100
Hình 4.14. Phân phối xác suất của lnfdisogdp .............................................. 102
Hình 4.15. Phân phối xác suất của lnttpergdp .............................................. 102
Hình 4.16. Phân phối xác suất của lncmnv ................................................... 103
Hình 4.17. Phân phối xác suất của lntylettds ................................................ 103
Hình 4.18. Phân phối xác suất của lndominve .............................................. 103
Hình 4.19. Xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh của các tỉnh
VKTTĐMT .................................................................................. 113
Hình 4.20. Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI và tỷ lệ XK của FDI so
với GDP và GTXK chung của các tỉnh VKTTĐMT ................... 120


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập, FDI đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng
kinh tế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, nhất
là sau những năm 1960.

Có rất nhiều các nghiên cứu về tác động từ FDI tới tăng trưởng kinh tế
ở nước ngoài và Việt Nam. Các nghiên cứu tựu trung lại có hai hướng tác
động chính là tác động thông qua kênh đầu tư và tác động tràn. Tác động tích
cực của FDI tới tăng trưởng qua kênh đầu tư, các nghiên cứu cho kết quả
khẳng định điều này như Wang (1990), Balasubramanyam (1996), Zhang
(2001), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Hoa và Hemmer (2002), Vu,
Noy và Gangnes (2006), Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian
Saqib Mehmood (2013), Agrawal và đồng sự (2011), Vũ Hoàng Dương
(2015), Nguyễn Minh Tiến (2015). FDI còn tác động tới tăng trưởng thông
qua ảnh hưởng của nó lên đầu tư trong nước. Có hai hướng ảnh hưởng: (i)

Không lấn át hay kích thích đầu tư trong nước và (ii) Lấn át hay hạn chế đầu
tư trong nước. Đó là kết quả các nghiên cứu như: Hayami (2001), Braunstein
và Epstein (2002), Hoa và Hemmer (2002), Blomstrom và Kokko (1996),
Yilmaz Bayar (2014).
FDI còn có tác động tràn hay tác động gián tiếp tới tăng trưởng kinh tế.
Tác động này bao gồm chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất; việc làm
và kỹ năng lao động; giảm nghèo…. Có thể kể ra một số nghiên cứu sau:
Roemer và Gugerty (1997), Chudnovsky và Lopez (1999), Dollar và Kraay
(2000), Hayami (2001), Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002), Nguyễn Thị
Phương Hoa (2002), Trần Trọng Hùng (2002), Karim, Noor Al-Huda Abdul;
Ahmad, Shabbir (2009), Ahmad Walid Afzali (2010), Đào Quang Thu (2013),


2

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng
nghiệp (2006), Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011),
Nguyễn Minh Tuấn (2010) và Nguyễn Hoàng Dương (2011), Nguyễn Minh
Tiến (2015)
Có thể thấy phần lớn các nghiên cứu trong và ngoài nước đều tập trung
giải quyết tác động của FDI tới tăng trưởng nền kinh tế quốc gia hay vùng
lãnh thổ nhiều quốc gia.
Tác động từ FDI tới tăng trưởng kinh tế có thể tích cực, tiêu cực. Tuy
nhiên nghiên cứu với chủ đề này đối với một vùng kinh tế trọng điểm gồm 5
tỉnh và tác động tích cực tới tăng trưởng thế nào thì ngay ở Việt Nam cũng
chưa có. Việc nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ vùng được kỳ vọng mang lại
những đóng góp bằng chứng để góp phần sáng tỏ một số lập luận lý thuyết
hiện hữu về vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế.
Do đó, một nghiên cứu trong phạm vi Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung (VKTTĐMT) sẽ cho phép kiểm chứng các kết quả đã được công bố,

đồng thời chỉ ra những khác biệt có tính chất đặc thù do những đặc trưng của
vùng sẽ là sự đóng góp mới cho nghiên cứu trong Kinh tế.
VKTTĐMT bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi và Bình Định, Tăng trưởng kinh tế của vùng từ 2000 đến nay đạt

được mức khá cao và duy trì suốt những năm này. Trong những năm qua,
Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ở VKTTĐMT. Sản lượng GDP của vùng
đã tăng liên tục, theo giá 1994: năm 2001 là 15,8 ngàn tỷ đồng, năm 2005 là
hơn 24 ngàn tỷ đồng, năm 2010 là 43,6 ngàn tỷ đồng và 2014 là 67,8 ngàn tỷ
đồng. (theo giá 2010: GDP các năm này lần lượt là hơn 46 ngàn tỷ đồng, 73
ngàn tỷ và 199 ngàn tỷ). Sau 14 năm, quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 4 lần.
Trong những năm qua, tăng trưởng knh tế vẫn dựa vào vốn, hiện nay
vốn đầu tư luôn chiếm gần 50% trong tăng trưởng. Trong nguồn đầu tư FDI là


3

nguồn đầu tư quan trọng nhưng nguồn này thường chỉ chiếm 3.8 năm 2001,
9.8% năm 2006, 8.9% năm 2010 và 6.5% năm 2014. Việc đổi mới cách thức
tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu kinh tế vẫn cần rất nhiều nguồn vốn đầu tư
trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nguồn này không lớn nhưng mức độ ảnh
hưởng tích cực của nó tới tăng trưởng kinh tế thế nào vẫn là câu hỏi lớn.
Chính vì vậy, nghiên cứu về chủ đề này một phần trả lời câu hỏi trên, phần
khác làm cơ sở để hàm ý các chính sách nhằm phát huy vai trò của FDI tới
tăng trưởng kinh tế ở vùng.
Đó là những lý do để tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tác động từ vốn FDI
tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho luận án
nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ vấn đề nghiên cứu đã đặt ra cho đề tài các câu hỏi nghiên cứu:

1. Tác động tích cực của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung như thế nào?
2. Các chính sách nào nhằm phát huy vai trò tích vực của FDI tới tăng
trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời
gian đến?
Đề tài thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu nghiên
cứu sau:
- Thứ nhất, khái quát được cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá tác
động của FDI tới tăng trưởng kinh tế;
- Thứ hai, đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐMT;
- Thứ ba, đánh giá được thực trạng tăng trưởng FDI tại VKTTĐMT;
- Thứ tư, đánh giá được các tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
ở VKTTĐMT;


4

- Thứ năm, đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát huy vai
trò của khu vực FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động tích cực
từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐMT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tác động trực tiếp và tác động tràn từ vốn FDI
+ Không gian: VKTTĐMT ở đây bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
+ Thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2000 đến
năm 2014, các hàm ý chính sách có ý nghĩa đến năm 2025.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào đối tượng nghiên cứu và không gian là 5 tỉnh, nên nghiên cứu

sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như:
Nghiên cứu định tính được thực hiện với những đối tượng có liên quan
đến hoạt động thu hút FDI của địa phương ở VKTTĐMT nhằm thu thập
thông tin đánh giá về ảnh hưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (DN FDI) đang hoạt động ở đây tới TTKT. Đối tượng phỏng vấn
gồm lãnh đạo UBND; HĐND; các Sở Kế hoạch – Đầu tư; Sở Công Thương;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội; Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; các Ban quản lý khu công nghiệp
(KCN), khu kinh tế (KKT) và khu công nghệ cao (KCNC) của năm tỉnh,
thành ở VKTTĐMT. Những cán bộ này đang thực hiện công việc có liên
quan đến quản lý và làm việc với các DN FDI. Quy mô tổng thể ước tính
khoảng 85 người.
Nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng
tác động ngẫu nhiên REM và cố định – FEM với số liệu mảng. Trong thực tế,


5

có thể sử dụng phương pháp phổ biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ
nhất cho dạng dữ liệu thu thập của nghiên cứu. Nghĩa là, bỏ qua yếu tố thời
gian mà chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy. Ước lượng thô là ước lượng
bình phương nhỏ nhất trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo không
gian. Do vậy, nghiên cứu sẽ xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các
đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian. Đây cũng là hạn chế
của phương pháp này. Chính vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước
lượng theo mô hình tác động ngẫu nhiên REM và cố định – FEM với số liệu
mảng. Do đặc thù của số liệu thu thập được ở VKTTĐMT vừa theo không
gian, vừa theo thời gian, nên nghiên cứu sử dụng dữ liệu mảng có một số ưu
điểm nhất định như : làm tăng quy mô mẫu, cho phép nghiên cứu các mô hình
hành vi phức tạp.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê với nhiều phương
pháp phân tích khác nhau.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Qua nghiên cứu, luận án đã có đóng góp chủ yếu sau đây:
5.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận:
Thứ nhất, tác động FDI tới tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rất
nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện trên
phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ liên quốc gia, nên kết quả chỉ ra xu
hướng tác động chung, cũng như làm cơ sở để hoạch định chính sách phát
triển kinh tế chung của quốc gia. Kết quả nghiên cứu này trong phạm vi
VKTTĐMT sẽ kiểm chứng được với các kết quả đã được công bố, đồng thời
chỉ ra những khác biệt có tính chất đặc thù. Điều này góp phần làm phong phú
thêm lý thuyết về ảnh hưởng của vốn đầu tư tới tăng trưởng nói chung và FDI
tới tăng trưởng kinh tế nói riêng. Đây là đóng góp mới của luận án;
Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định


6

lượng để phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT.
Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu này ở một vùng cụ thể của một nước đang phát triển như Việt Nam;
Thứ ba, nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra
tác động tích cực đến tăng trưởng từ FDI qua kênh đầu tư. Tuy nhiên, rất ít
nghiên cứu đề cập tới tác động bổ sung của FDI với các yếu tố nguồn lực
khác. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy: FDI có tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế và không lấn át hay có tác động bổ sung tới các yếu tố nguồn
lực khác để tạo ra tăng trưởng như đầu tư trong nước, lao động ở Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung”. Đây là một trong những đóng góp có tính thực
tiễn và lý luận của luận án;

Thứ tư, tác động tràn của FDI tới tăng trưởng kinh tế cũng được đề cập
nhiều nhưng trong trường hợp cụ thể VKTTĐMT với 5 tỉnh, thành phố, đây là
một vùng kinh tế có tiềm năng và lợi thế lớn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy
ở vùng này FDI đã tác động tích cực tới (i) giảm nghèo; (ii) môi trường kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, thương mại và hội nhập (iii) việc làm, kỹ năng lao động
và hiệu quả sản xuất ở VKTTĐMT. Kết quả này cũng là một đóng góp cho lý
luận kinh tế phát triển;
Thứ năm, nghiên cứu này sử dụng cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế,
đặc biệt đã tập trung vào phân tích cấu trúc và cách thức tạo ra tăng trưởng
GDP. Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu tăng trưởng vùng chỉ tập trung
vào biểu hiện của tăng trưởng GDP. Vì thế, luận án có thể là sự đóng góp về lý
luận và thực tiễn phát triển kinh tế.
5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Đề xuất 1: Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó là:
Thứ nhất, cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của FDI đối với tăng
trưởng kinh tế các tỉnh VKTTĐMT;


7

Thứ hai, đổi mới cách tiếp cận trong hoạch định và thực thi chính sách
đầu tư nước ngoài trong những năm tới;
Thứ ba, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của các địa phương,
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là DN
FDI;
Thứ tư, cải thiện, mở rộng kết nối hạ tầng ở vùng theo hướng: (i) Tiếp
tục duy trì và cải thiện hơn những thành công đã có; (ii) Lồng ghép quy hoạch
giao thông và logistics; (iii) Cải thiện chất lượng đường bộ và logistics. (iv)
Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ giao thông đô thị;

Thứ năm, tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn vốn trong nước và tận
dụng sự cộng hưởng với FDI cho tăng trưởng kinh tế;
Thứ sáu, huy động được tối đa nguồn lực lao động, tập trung ưu tiên
phát triển đào tạo nghề cho lao động và đầu tư nhiều hơn cho vốn con người.
Đề xuất 2: Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, coi DN FDI như nhân tố quan trọng nhất trong đổi mới sáng
tạo và chuyển giao công nghệ;
Thứ hai, nâng cao năng lực để doanh nghiệp tiếp thu công nghệ;
Thứ ba, xây dựng cơ chế liên kết phát triển VKTTĐMT để FDI phát
huy vai trò với tăng trưởng kinh tế toàn vùng thay vì phát triển ở một vài địa
phương.
6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG FDI TỚI TĂNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về FDI và TTKT ở các nước đang phát triển đã xuất
hiện ngày càng nhiều cùng với sự gia tăng của FDI trên toàn thế giới. Có rất
nhiều nghiên cứu xem xét về chủ đề này ở các nền kinh tế thông qua ảnh


8

hưởng của nó tới tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), thương
mại, thể chế, giảm nghèo….của nước chủ nhà.
Nghiên cứu của V.N Balasubramanyam và đồng sự (1996) cho thấy vai
trò quan trọng của FDI đối với nền kinh tế của nước chủ nhà. Tuy nhiên, nhân
tố này phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế theo hướng thay thế nhập khẩu
hay khuyến khích xuất khẩu. Nghĩa là, tùy theo cơ cấu kinh tế mà ảnh hưởng
của FDI sẽ khác nhau. Trong đó, cơ cấu kinh tế theo hướng khuyến khích
xuất khẩu sẽ hấp thụ nguồn vốn FDI tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này còn

cho thấy mối quan hệ này phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của mỗi nước (sự
phát triển của địa phương, cơ sở hạ tầng, giáo dục) [67]. William Keng Mun
Lee (1997) nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp và sự phát triển phụ thuộc ở Singapore. Nghiên cứu đã chỉ ra
những thành công của nền công nghiệp nước này thông qua chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp. Nhưng quá trình chuyển dịch của ngành này liên quan mật
thiết với sự gia tăng dòng đầu tư FDI. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến
cho ngành này giảm đi tính độc lập. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài chỉ
chuyển dịch đầu tư bằng những công nghệ thấp và thâm dụng lao động thì chỉ
giúp phát triển nền công nghiệp giai đoạn đầu [75]. Điều này hoàn toàn phù
hợp với nghiên cứu của Blomstrom và cộng sự (2000) chỉ ra các nhà đầu tư
FDI muốn dịch chuyển vốn của mình khỏi nước chủ nhà để tận dụng lợi thế
lao động, môi trường nước ngoài và tái cơ cấu nước chủ nhà. Chính vì thế,
buộc Singapore phải điều chỉnh thay đổi chính sách thu hút FDI theo định
hướng CDCCKT hiện đại hơn [25].
Dollar và Kraay (2000) nghiên cứu về FDI và TTKT đã khẳng định tốc
độ tăng trưởng có xu hướng làm tăng thu nhập của người nghèo tương ứng
với sự phát triển tổng thể. Trong đó, FDI là yếu tố chủ chốt để tạo ra tăng
trưởng, do đó, nó là một thành phần quan trọng để giảm nghèo [33].


9

Zhang (2001) về FDI và TTKT được thực hiện dựa trên thử nghiệm
quan hệ nhân quả giữa các dòng vốn FDI và TTKT với số liệu GDP thực cho
11 nước đang phát triển có thu nhập cao và thu nhập thấp tại khu vực Đông Á
và Mỹ Latinh. Kết quả cho thấy, dòng vốn FDI có tác dụng thúc đẩy tăng
trưởng ở các nước Đông Á [71].
Braunstein và Epstein (2002) nghiên cứu về chủ đề này với dữ liệu
bảng cấp tỉnh ở Trung Quốc từ năm 1986 đến 1999. Kết quả cho thấy, FDI đã

tác động tích cực tới TTKT nhưng tác động này đã lấn át đầu tư trong nước ở
Trung Quốc [26].
Li và Xiaming (2005) nghiên cứu về FDI và TTKT bằng sử dụng dữ
liệu bảng cho 84 quốc gia thời kỳ 1970 – 1999. Kết quả của nghiên cứu,
khẳng định FDI tác động dương (+) đến TTKT thông qua vốn con người và
hiệu quả sử dụng công nghệ [45].
Agrawal và đồng sự (2011) nghiên cứu về FDI và TTKT ở Trung Quốc
và Ấn Độ trong thời kỳ 1993-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng
1% trong FDI sẽ dẫn đến tăng 0,07% trong GDP của Trung Quốc và tăng
0,02% trong GDP của Ấn Độ [20].
Barua, Rashmita (2013) nghiên cứu về FDI và TTKT ở Ấn Độ. Nghiên
cứu cho thấy, FDI thúc đẩy xuất khẩu và kích thích thay đổi cấu trúc kinh tế
qua đó, thúc đẩy TTKT [23].
Nghiên cứu của Torrisi và cộng sự (2009) về vai trò của FDI với các
nền kinh tế Ba Lan trong giai đoạn chuyển đổi. Trong bài báo này, các tác giả
đã xác định vai trò quyết định của FDI với quá trình chuyển đổi của nền kinh
tế tại Ba Lan trong thời kỳ 1989-2006. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình
phân tích đã được sử dụng trong nền kinh tế thị trường phát triển nhưng đưa
thêm vào các biến đặc trưng của nền kinh tế Ba Lan. Nghiên cứu này đã chỉ ra
mối quan hệ giữa sự hấp dẫn của thị trường các quốc gia chuyển đổi với mức


10

hấp dẫn FDI. Đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô thị trường và
tốc độ tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế phù hợp là yếu tố
quan trọng trong sự hấp dẫn FDI. Những phát hiện của nghiên cứu này cũng
cho thấy rằng sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với đồng tiền nước sở tại, góp
phần vào sự hấp dẫn của FDI. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tác động của FDI
tới việc mở rộng thương mại và đầu tư của Ba Lan và chính điều này đã dẫn

tới những thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc của nền kinh tế nước này. Từ đó,
nghiên cứu cũng khẳng định, muốn thu hút FDI và hấp thụ được tác động tích
cực của nó cần thiết tiếp tục cải cách và tự do hoá nền kinh tế [62].
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới về FDI và TTKT ở các nước đang
phát triển đã khẳng định: FDI là nguồn vốn giúp giảm bớt trạng thái khát vốn của
các nền kinh tế ở các nước đang phát triển. FDI không chỉ tác động tới tăng trưởng
kinh tế thông qua đầu tư mà còn tác động tràn hay tác động gián tiếp tới lao động,
việc làm, thương mại, hội nhập, cải thiện công nghệ….
6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về FDI và TTKT cũng là vấn đề được quan tâm khá lớn ở
Việt Nam bởi nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế, cũng có rất nhiều nghiên
cứu đã được thực hiện và có những đóng góp nhất định cho quá trình hoạch
định chính sách của Việt Nam.
Nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002) đã cho thấy tác động của dòng
FDI đến TTKT qua kênh đầu tư. FDI vừa tác động trực tiếp đồng thời không
lấn át đầu tư. Qua hệ số ước lượng của FDI có ý nghĩa thống kê dương (+) khi
thực hiện với phương pháp dữ liệu mảng với 61 tỉnh thành Việt Nam trong
giai đoạn 1990 – 2000[37]. Thêm nữa, FDI tác động gián tiếp thúc đẩy TTKT
thông qua tác động vào vốn con người. Cũng cùng kết luận với nghiên cứu
của Hoa và Hemmer (2002), Tran Trong Hung (2005) sử dụng phương pháp
bình phương bé nhất để xem xét tác động của FDI và TTKT. Nghiên cứu cho


11

thấy, FDI có tác động đến TTKT, thể hiện qua việc tăng mức sống, tiến bộ kỹ
thuật và tăng năng suất lao động [62].
Nguyen Phi Lan (2006) đã thực hiện nghiên cứu về FDI và TTKT ở
Việt Nam. Kết quả cho thấy, FDI có tác động dương (+) và có ý nghĩa thống
kê đến TTKT. Hơn nữa, xuất khẩu, tăng trưởng nguồn lao động, vốn con

người cũng làm thúc đẩy TTKT ở Việt Nam [8].
Vu, Noy và Gangnes (2006) nghiên cứu về FDI và tăng trưởng ở Trung
Quốc và Việt Nam. Kết quả cho thấy, FDI có tác động dương (+) tới TTKT.
Ngoài ra, các tác giả cũng lưu ý rằng, khu vực sản xuất là khu vực có lợi
nhiều nhất nhờ FDI. Riêng ở Việt Nam tác động này nhiều hơn thông qua tác
động dương đến lĩnh vực xăng dầu, các khu vực khác được lợi ít hơn từ FDI
[69].
Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014) đã xem xét vai trò của FDI với CDCCKT
của Việt Nam từ năm 1988 tới năm 2013. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, FDI
tập trung vào khu vực công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu. Nhưng
theo thời gian, FDI dịch chuyển dần sang sản xuất sản phẩm công nghệ cao,
công nghệ thông tin, vật liệu mới, sản phẩm điện tử… Giá trị sản xuất và giá
trị gia tăng của khu vực FDI còn thay đổi tỷ trọng đóng góp vào TTKT Việt
Nam của khu vực này. Việc tập trung đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm,
FDI đã làm cho cơ cấu theo vùng của kinh tế Việt Nam chuyển dịch rõ nét.
Các vùng kinh tế trọng điểm có tỷ trọng ngày càng cao không chỉ ở sản lượng
cuối cùng mà còn ở cả các yếu tố sản xuất hay cơ cấu đầu vào. Không chỉ
khẳng định tác động tích cực của FDI tới CDCCKT, tác giả còn chỉ ra rằng,
thu hút FDI cho CDCCKT Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về
lượng, chuyển giao công nghệ, phân bổ theo vùng và môi trường kinh doanh
[11].


×