Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng ( điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự; giáo dục cải tạo phạm nhân) rút ra kết luận cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.2 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN
TỐ TỤNG ( ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ, XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ; GIÁO
DỤC CẢI TẠO PHẠM NHÂN). RÚT RA KẾT LUẬN CẦN THIẾT

MỞ ĐẦU
Tâm lý học nói chung và tâm lý học tư pháp nói riêng luôn có tầm quan tr ọng l ớn
trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong các giai đoạn tố tụng khác nhau thì vai trò của
các hoạt động tâm lý lại càng thể hiện rõ ràng, nó phụ thuộc vào nhiệm vụ mà giai đo ạn
đó phải thực hiện. Có rất nhiều hoạt động tâm lý khác nhau trong các giai đo ạn tố t ụng
như: hoạt động nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp… Việc nghiên cứu vai trò của hoạt
động giáo dục giúp ta có thể hiểu toàn diện và sâu sắc h ơn về v ấn đề lý lu ận và th ực ti ễn.
Vì vậy, em xin chọn đề tài số 03: “Phân tích vai trò của hoạt động giáo
dục trong các giai đoạn tố tụng ( điều tra vụ án hình sự, xét xử
vụ án hình sự; giáo dục cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần
thiết” để làm bài tập học kỳ của mình.

NỘI DUNG


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG HOẠT
ĐỘNG TƯ PHÁP
1.

Khái niệm hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục được coi là một chức năng tâm lý cơ bản của hoạt động tư pháp,
theo đó Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục
đích đến tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen
cũng như những phẩm chất tâm lý mà người giáo dục mong muốn.

2.


Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Thứ nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời tăng cường ý thức
pháp luật của mọi công dân. Thông qua hoạt đông của các cơ quan bảo về pháp luật trong
các quá trình tố tụng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
Thứ hai, phòng ngừa hành vi tội và hành vi vi phạm pháp lu ật. Th ực t ế cho th ấy
nhiều người thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật nên cần phải giáo dục ý thức pháp luật
cho mọi người vừa có tác dụng răng đe vừa có tác dụng phòng ngừa tội phạm.
Thứ ba, giáo dục, cải tạo và cảm hóa người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ yếu,
quan trọng nhất của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Giáo dục phải hướng
đến loại bỏ những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở người phạm tội làm nảy sinh và phát triển
các phẩm chất tâm lý tích cực để đưa họ trở về với xã hội.

3.

Đặc điêm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Trước hết, hoạt động giáo dục là một quá trình tác động không mang tính tự phát
mà là quá trình tác động có chủ định, có mục đích rõ ràng. Quá trình giáo d ục trong ho ạt
động tư pháp là một quá trình tác động có hệ thống, có ngh ĩa là ch ức n ăng giáo d ục được


tiến hành một các đồng bộ và có sự kế tục. Kết quả của hoạt động giáo dục ở giai đoạn
trước sẽ là tiền đề, là cơ sở để tiến hành hoạt động giáo dục ở giai đoạn tiếp theo.
Thứ ba, hoạt động giáo dục không những hướng tới các công dân mà còn h ướng
tới một đối tượng đặc biệt, đó là người phạm tội.
Thứ ba, hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp được tiến hành trong những
điều kiện đặc biệt. Trong giai đoạn điều tra, hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua
hoạt động điều tra như xét hỏi, đối chất… Trong giai đoạn xét xử, hoạt động giáo dục
được tiến hành thông qua hoạt động xét xử công khai, trực tiếp tại phiên tòa … Trong
giai đoạn cải tạo, hoạt động giáo dục được tiến hành trong điều kiện của trại cải t ạo,
thông qua các chế độ giam giữ, sinh hoạt, học tập và lao động đặc biệt dành cho phạm

nhân.
Thứ tư, giáo dục trong hoạt động tư pháp mang tính cưỡng chế cao. Người phạm
tội là người không phù hợp với xã hội. Để họ có thể hòa nhập với cộng đồng và được xã
hội công nhận thì buộc phải giáo dục và cải tạo lại nhân cách của người phạm tội.

II.

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ
TỤNG
1.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự.
Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động giáo dục chủ y ếu được
thực hiêṇ thông qua các điều tra viên. Trong giai đoạn này, điêù tra viên cũng đã b ắt đâù
thực hiêṇ chức năng giáo dục của mình mặc dù đây không phải là ho ạt đông
̣ chính, ch ủ
yêu
́ của giai đoạn này. Hoạt đông
̣ giáo dục này được thể hiêṇ cụ thể như sau:


Trong khi tiêń hành điêù tra, môĩ môṭ cử chỉ, hành vi của điêù tra viên câǹ được
cân nhắc và mang tính giáo dục nhât́ định. Có như vâỵ cuôc̣ hỏi cung mới có kêt́ qu ả tích
cực. Điêù tra viêc có thể cung câṕ các tin tức bổ sung cho người làm ch ứng, ng ười bị h ại,
hoặc gợi ý, đông
̣ viên họ để đánh giá, giải thích đúng nôị dung sự kiên,
̣ cũng như các hiêṇ
tượng xoay quanh sự kiên.
̣ Do đó trong giai đoạn điêù tra câǹ phải xây dựng cơ sở cho

hoạt đông
̣ giáo dục sau này. Sự hình thành cơ sở giáo dục cho các giai đo ạn ho ạt động t ư
pháp khác có thể biểu hiện bằng sự thu nhập thông tin cần thiết để tổ chức quá trình giáo
dục tiếp theo của Tòa án và các tổ chức khác được giao nhiệm vụ giáo dục ng ười ph ạm
tội. Điều tra viên cũng cần thu nhập những thông tin của bị can, để các cơ quan ti ếp theo
sẽ tiếp tục giáo dục họ: đó là những thông tin về nhân phẩm, phẩm ch ất, thói quen, môi
trường sinh sống… và hình thành ý thức pháp luật cho bị can. Thông qua tác phong làm
việc nghiêm túc, khoa học của điều tra viên để bị can nêu gương điều tra viên trong việc
tuân thủ pháp luật. Qua đó, tiến hành giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân và thực
hiện việc phòng ngừa tội phạm.
Hoạt động giáo dục của điều tra viên nhằm loại bỏ những tổn thương ở tinh thần
của người bị hại và người làm chứng. Bởi vì hành vi của bị can có thể gây ra cho những
người này những trạng thái tâm lý tiêu cực. Bằng những hành động mang tính giáo d ục
và nhân văn, điều tra viên có thể giúp họ trấn an lại tinh thần, bĩnh tĩnh nhớ lại nh ững
tình tiết quên của vụ án hay khai thật sự việc, loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực, nuôi dưỡng
những ý nghĩ tích cực…
Chức năng giáo dục của điều tra viên thể hiện rõ nét trong hoạt động đấu tranh
với bị can buộc họ phải báo đúng sự thật, tử bỏ con đường phạm tội, khắc phục những


hậu quả đã gây ra… ở đây sự đấu tranh của điều tra viên có tác động, ảnh hưởng rất lớn
đến bị can. Sự tác động này theo hướng làm khơi dậy trong bị can c ảm xúc về tội l ỗi c ủa
mình. Sự đối xử công bằng, lịch sự và nhân đạo của điều tra viên sẽ kích thích sự suy
nghĩ của bị can về tội lỗi của mình, sẽ làm cho họ phân tích đúng đắn v ề nh ững sai l ầm
mà mình đã mắc phải, vạch ra những phẩm chất tiêu cực mà mình mắc phải, đồng thời
suy nghĩ đúng về hình phạt mà tòa án sẽ áp dụng đối với họ. Tuy nhiên, trong quá trình
phân tích hành vi phạm tội của bị can, điều tra viên c ần chú ý và th ận tr ọng khi k ết án v ề
tích chất phạm tội của bị can, nhân thân và động cơ phạm tội của họ.
Giáo dục thông qua việc đấu tranh với bị can được thể hiện cụ thể ở điều tra viên
có thể công khai tranh luận về các tình tiết của vụ án. Thông thường là bị can tự đấu tranh

với bản thân họ, vì vậy, điều quan trọng là điều quan trọng là điều tra viên c ần n ắm b ắt
được các trạng thái này để những phẩm chất tốt đẹp trong con người bị can chiến thắng.
Hoạt động kích thích và khơi dậy lòng tự trọng và nguyện vọng giáo dục của b ị
can là một quá trình phức tạp và lâu dài, xong có thể thực hiện được. Trong quá trình cảm
hóa, sự giáo dục có hai bước phát triển: thứ nhất, đó là quá trình cung c ấp tri th ức, kinh
nghiệm, thói quen; thứ hai là quá trình tự giáo dục một cách tích c ực, sáng t ạo, s ử d ụng
các tri thức, kinh nghiệm và thói quen mới. Nếu như không có quá trình c ải t ạo thì không
đạt được mục đích của giáo dục. Dưới sự tác động tích cực của điều tra viên trong b ị can
dần trỗi dậy ý thức tự giáo dục. Biểu hiện rõ nét nhất là s ự thành kh ẩn nhìn nh ận t ội l ỗi
và nghiêm khắc tự phê phán hành vi của bản thân. Biểu hiện tích cực nhất lòng mong
muốn tự giáo dục là bị can trực tiếp trình bày với điều tra viên hoặc với t ập th ể c ủa h ọ
nguyện vọng được phấn đấu, rèn luyện trở thành một con người tốt. Khi điều tra viên


khơi dậy được tính tích cực của bị can thì hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra s ẽ
nhanh chóng đạt hiệu quả và khi đó sẽ nuôi dưỡng trong bị tinh thần chấp nhận các tác
động giáo dục của tòa án và cơ quan cải tạo phạm nhân sau này.
Như vậy, từ sự khẳng định trên có thể khẳng định rằng hoạt động giáo dục có vai
trò quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. tuy nhiên nó
không phải đóng vai trò chủ đạo, sở dĩ như vậy là xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn
điều tra là thu thập những tài liệu, thông tin nhằm xác định sự th ật v ụ án nên ho ạt động
nhận thức mới là hoạt động chủ đạo của giai đoạn này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận
được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trong giai đoạn này.
2.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự
Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo dục
bị can và mọi công dân. Tòa án giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, rèn
luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành vi vi

phạm pháp luật nào cũng sẽ bị tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý th ức
tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tòa án cần giáo dục
cho mọi gười có mặt tại phòng xử án ý thức tôn trọng đối với hoạt động xét xử.
Tác động giáo dục của Tòa án là một hình thức hoạt động thông qua chính phiên
tòa xét xử: qua việc nghiên cứu công khai, trực tiếp, đầy đủ, khách quan, cụ thể các tình
tiết của vụ án tại phiên tòa. Hiệu quả tác động giáo dục của Tòa án thể hiện ở tính chất cụ
thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác động vào nhận thức của những người tham dự phiên tòa
về các chứng cứ cho dù mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc động tích cực hoặc tiêu cực.


Phiên tòa không chỉ có tích nhất giáo dục đối với những người tham gia tố tụng ,
tiến hành tố tụng mà còn đối với mọi công dân. Hoạt động giáo dục của Tòa án th ực
hiệntrong phiên tòa và ngoài phiên tòa cụ thể: Ngoài phiên tòa thể hiện ở việc thẩm phán
trò chuyện với các bị cáo, với nhân thân của họ, với người đại diện của cơ quan, tổ chức
và đồng thời được thực hiện trong lời phát biểu công khai về kế ho ạch s ắp t ới; Trong
phiên tòa được thể hiện bởi cá nhân thẩm phán, bởi hội đồng xét xử và những người tham
gia xét xử như kiểm sát viên, luật sư… từ đó, giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm đối
với những lãnh đạo tập thể đã có những thiếu sót, tạo điều kiện cho tội phạm, cụ thể:
+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án không chỉ lập kế ho ạch nh ận th ức trong giai
đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoạch thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có th ể m ời thêm
người làm chúng, đại diện toàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện sống và điều kiện giáo
dục của bị cáo… để thực hiện mục đích nói trên.
Trong giai đoạn xét xử, đặc điểm của những phương pháp tác động giáo dục là cùng một
lúc phải tác động đến cả bị cáo và tất cả những người có mặt t ại phiên tòa. Th ẩm phán,
kiểm sát viên, luật sư phải luôn ý thức được rằng mọi hoạt động của họ phải đảm bảo cả
chức năng giáo dục. Họ phải tác động bị cáo để bị cáo nhận ra và mong mu ốn s ửa ch ữa
lỗi của mình. Họ cần phải tác động đến tất c ả những người có mặt tại phiên tòa, hình
thành trong họ ý thức pháp luật, chỉ ra cho họ những biện pháp đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm, củng cố tâm lý cần thiết cho họ.
Tác động giáo dục của Tòa án thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bả án của Tòa

tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là phải phù hợp “ đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật” . Tuy nhiên bản án cũng c ần phân tích m ức độ nguy


hiểm cho hành vi tội phạm, càng dễ hiểu càng tốt, bản án càng được truyền bá rộng rãi
càng tốt để mọi công dân đều có thể biết qua đó giáo dục ý thức pháp luật của họ.
Tác động của Tòa án còn được tiếp tục sau khi Tòa án đã tuyên án. N ếu sau khi
kết án người bị kết án được hưởng án reo hoặc bị cải tạo không giam giữ thì Toà án c ần
kết hợp chặt chẽ biện pháp đó với biện pháp giáo dục tại địa phương cư trú, làm việc giúp
họ tổ chức quá trình giáo dục và kiểm tra quá trình cải tạo của họ. Còn trong trường hợp
bị kết án tù, hoạt động giáo dục phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong giai đo ạn thi
hành án vì đối tượng giáo dục đã thu hẹp. Vì vậy các phương pháp tác động giáo d ục
cũng thay đổi. Tác động giáo dục đối với bị cáo và với mọi công dân có mặt tại phiên tòa.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn xét xử hoạt động giáo dục cũng đóng vai trò
rất quan trọng, cần thiết tuy nhiên nó không đóng vai trò chủ đạo. Khong là ch ủ đạo vì
chức năng chính của giai đoạn này là việc tổ chức, điều khiển việc xét xử người phạm tội
phải bảo đảm pháp chế nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm h ại nên ch ức n ăng
giáo dục không thể trở thành hoạt động chủ yếu, trung tâm.
3.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn giáo dục, cải
tạo phạm nhân
Xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn này và giáo dục, cải tạo và cảm hóa người
phạm tội; cũng như giáo dục mọi công dân có ý thức tuân thủ pháp luật. Do đó trong
giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân hoạt động giáo dục giữ vai trò
chính, chủ đạo và có vị trí trung tâm. Trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm
nhân, hoạt động giáo dục cá nhân phạm nhân được thể hiện rõ ràng. Đây là chức năng
giáo dục đặc biệt này được thể hiện qua những nét đặc trưng cơ bản dưới đây của hoạt
động giáo dục.



Thứ nhất, ở giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân phương pháp giáo dục đặc thù
được vạch ra rõ ràng. Đây chính là quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân có nh ững thói
quen và những phẩm chất tích cực nhất định. Muốn giáo dục cho họ có nh ững ph ẩm ch ất
tích cực thì phải loại bỏ ở họ những phẩm chất tiêu cực.
Thứ hai, điều kiện giáo dục đặc biệt, có sự kiểm tra xã hội nghiêm khắc, ngặt
nghèo, đó là phạm nhân phải sống cách ly khỏi xã hội và phải chấp hành chế độ của trại.
Quá trình giáo dục phải luôn luôn kết hợp với thuyết phục và cưỡng chế tuy nhiên y ếu t ố
cưỡng chế giữ vai trò quan trọng hơn cả.
Trong điều kiện giáo dục đặc biệt ở trại thì yếu tố cưỡng chế giữ vai trò quan
trọng hơn cả. Chế độ của trại tạo điều kiện làm thay đổi những nhu cầu, thói quen xấu và
phẩm chất nhân cách tiêu cực của phạm nhân… Xuất hiện mối quan h ệ b ất bình đẳng
một cách rõ nét giữa ban giám thị trại và phạm nhân.Quan hệ bất đẳng này do pháp lu ật
quy định và được duy trì như thế trong quá trình cải tạo phạm nhân lâu dài. Pháp luật quy
định Ban giám thị trại giam được quyền kiểm tra, giám sát các phạm nhân trong cuộc
sống, lao động, dạy nghề và giao tiếp; đối với các phạm nhân bị hạn chế thì hoạt động
giáo dục được thể hiện thông qua sự tác động của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc
cơ quan, tổ chức nơi trước đây phạm nhân cư trú hoặc làm việc.
Thứ ba, cải tạo trong trại được tiến hành trong nhóm các phạm nhân, trong nhóm
luôn luôn tồn tại những phẩm chất tâm lý tiêu cực nhất định vì họ là người có tội lỗi. Do
đó, khi tiến hành hoạt động giáo dục, cải tạo ban giám thị trại phải luôn cân nhắc nh ững
mâu thuẩn trong giao tiếp giữa các phạm nhân. Điều đó đòi hỏi ban giám thị tr ại ph ải
chuẩn bị và sử dụng các phương pháp tác động đặc thù với mục đích giáo dục, c ải tạo và


các phương pháp phải được sử dụng thường xuyên, đúng hoàn cảnh với các nhóm phạm
nhân. Ở đây tác động giáo dục phải được tiến hành song song đồng thời đến nhóm phạm
nhân và cá nhân phạm nhân trong nhóm đó.
Cùng với hoạt động giáo dục, cán bộ quản giáo phải luôn luôn xây d ựng và so
sánh, đối chiếu với mô hình tư duy về cấu trúc nhân cách cá nhân phạm nhân nh ư tr ước

đây họ là người như thế nào, hiện nay ra sao và tương lai cần trở thành người như thế nào
dưới ảnh hưởng của giáo dục trong quá trình cải tạo.
III.

MỘT SỐ KẾT LUẬN CẦN THIẾT
Từ việc phân tích và tìm hiểu vai trò của hoạt động giáo d ục trong các giai đo ạn
của tố tụng hình sự bản thân em rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất: Sự cần thiết của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Như chúng ta đã biết, chủ thể và đối tượng tác động của các hoạt động tư pháp là
con người. Mục đích cuối cùng là đều nhằm tạo ra những con người có phẩm chất tâm lý
tốt, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục chính là biên pháp mà chúng ta buộc
phải hướng đến để sử dụng sao cho có hiệu quả.
Trong các giai đoạn tố tụng luôn cần có sự tham gia và hộ trợ của hoạt động giáo
dục, không một giai đoạn nào có thể thiếu nó và các chủ thể phải cân nhắc chú ý để sao
cho hoạt động giáo dục phát huy cao nhất hiệu quả của nó. Mặc dù là hoạt động cuối
cùng trong hoạt động tư pháp nhưng hoạt động này lại chính là yếu tố quyết định, cuối
cùng là thước đo hiệu quả chức năng giáo dục của các chủ thể tiến hành tố tụng. Sản
phẩm của nó là giúp cho tất cả những người liên quan và toàn xã hội có ý thức đúng đắn
về một vấn đề nào đó, phát triển nhân cách theo xu hướng chuẩn mực của xã hội.


·

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự: là hoạt động của các điều tra
viên thu nhập các nguồn tin, tài liệu cho vụ án.Tuy nhiên, nếu chỉ dừng
lại ở hoạt động nhận thức ( hoạt động chủ đạo) thì hoạt động điều tra
chưa thể hoàn thiện. Sự hiệu quả trong điều tra chỉ có khi điều tra viên
tiến hành các hoạt động trên hướng đến việc giáo dục bị can, khiến họ
đấu tranh với chính mình và thành khẩn khai báo và nhận tội; hướng
đến việc giáo dục các chủ thể khác tham gia tố tụng khiến họ có tâm lý

tốt, niềm tin vào sự công bằng, đúng đắn của pháp luật nên mỗi hoạt
động của điều tra viên trong cử chỉ, lời nói… đều phải hướng đến chức
năng giáo dục. Tuy không phải là chính nhưng hoạt động giáo dục đóng
vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra.

·

Trong giai đoạn xét xử: là giai đoạn xét xử để Tòa án cho ra bản án “
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Và do đó, để khiến bị cáo tâm
phục khẩu phục, nhận ra những sai lầm trong hành vi lệch lạc của mình
và chấp nhận thay đổi chính mình thì những người tiến hành tố tụng
cũng cần đặt hoạt động giáo dục là một chức năng sau cùng và không
thể thiếu. Tuy không giữ vai trò chủ đạo như hoạt động thết kế nhưng
hoạt động giáo dục vẫn đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết
trong giai đoạn này. Xét xử chỉ mang lại hiệu quả khi giáo dục được bị
can, bị cáo và giáo dục được công dân. Hoạt động xét xử mà không có
giáo dục thì quá cứng nhắc, không thấy được mục đích nhân đạo của
nhà nước ta hướng đến..


·

Trong giai đoạn cải tạo và giáo dục phạm nhân: mục đích cuối cùng
của giai đoạn này là giáo dục họ trở thành những con người tốt, nhanh
chóng hòa nhập với cộng đồng. Do đó giáo dục ở giai đoạn này đóng
vai trò chủ đạo, trung tâm. Những phương án cải tạo vừa mang tính
cưỡng chế, vừa mang tính giáo dục cao sẽ cảm hóa được phạm nhân
trở thành những con người tốt cho xã hội.
Thứ hai : hoạt động giáo dục luôn là mục đích cao nhất, là ph ương ti ện để ti ến hành
thực hiện các hoạt động tư pháp có hiệu quả

Đúng như vậy, hoạt động nhận thức và hoạt động thiết kế nếu chỉ dừng lại ở đó thì
hoạt động cải tạo, giáo dục sau cùng sẽ không đạt được hiệu quả cao. Muốn vậy, nh ất
thiết bất kể một giai đoạn tố tụng nào cũng cần phải hướng đến chức năng giáo d ục b ởi
giáo dục là cần thiết, lâu dài. Vì vậy, hoạt động giáo dục luôn được tiến hành bên c ạnh
các hoạt động khác.
Thứ ba: hoạt động giáo dục và các hoạt động tư pháp khác luôn có mối quan hệ bi ện
chứng với nhau.
Các hoạt động tư pháp diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng; mỗi giai đoạn l ại có một
hoạt động giữ vị trí trung tâm giữ vai trò khác nhau nhưng về mặt tổng thể thì chúng đều
có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau và hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm
cho hoạt động tư pháp diễn ra thống nhất, khách quan và đúng pháp luật. Đồng thời mang
tính giáo dục chung đối với cộng đồng.


KẾT THÚC
Như vậy, hoạt động tâm lý học tư pháp đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn
của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Các nhà làm luật
theo đó ngoài có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng cần phải hiểu thêm về các y ếu tố tâm
lý, để từ đó vận dụng vào quá trình điều tra, xét xử và cải t ạo phạm nhân để gi ải quy ết vụ
việc một cách nhanh chóng, đúng đắn, hợp lòng người và cải tạo phạm nhân nhanh chóng
trở thành một công dân có ích cho xã hội, nhanh chóng hòa nh ập c ộng đồng. Đồng th ời
việc ứng dụng các hoạt động tâm lý một cách linh hoạt sẽ tạo được lòng tin và giáo dục
người dân một cách nhanh chóng hơn cả.



×