VIỆN HÀN LÂM
HÀ XÃ
NỘIHỘI
- 2017
KHOA HỌC
VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------
NGUYỄN VĂN VIÊN
THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ
GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÍ HỌC CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ: 62 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN QUỐC THÀNH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NGUYỄN VĂN VIÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VÀ
THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ GIAO THÔNG
CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG ..................................................... 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng .............................................................. 9
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của Thanh niên xung phong .................................................. 20
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG .. 31
2.1. Khái quát chung về thích ứng ............................................................................ 31
2.2. Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong .................... 36
2.3. Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung
phong .................................................................................................................. 46
2.4. Tiêu chí và mức độ đánh giá .............................................................................. 54
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của Thanh niên xung phong ..................................................................... 59
Chƣơng 3 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 66
3.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................... 66
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 75
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT
ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN
XUNG PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 87
4.1. Đánh giá chung thực trạng thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 87
4.2. Các biểu hiện cụ thể về thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của Thanh niên xung phong ..................................................................... 93
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông của Thanh niên xung phong ................................................................... 111
4.4. Kết quả thực nghiệm tác động.......................................................................... 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 133
1. Kết luận ............................................................................................................... 133
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 135
2.1. Với lãnh đạo Lực lƣợng Thanh niên xung phong ............................................ 135
2.2. Với Lực lƣợng thanh niên xung phong ............................................................ 136
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................. 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 138
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 146
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin chung về khách thể nghiên cứu.......................................................... 71
Bảng 4. 1. Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP ............. 87
Bảng 4. 2. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong thích ứng..................................................... 90
Bảng 4. 3. Sự khác biệt giữa nhân viên và Cán bộ quản lí trong thích ứng......................... 90
Bảng 4. 4. So sánh TNXP Tp Hồ Chí Minh với TNXP các tỉnh, thành khác...................... 91
Bảng 4. 5. So sánh theo thâm niên làm việc của TNXP ...................................................... 93
Bảng 4. 6. Thay đổi nhận thức về vai trò giữ gìn trật tự giao thông .................................... 93
Bảng 4. 7. Thay đổi nhận thức về nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông ............................... 94
Bảng 4. 8. Thay đổi nhận thức về cách điều khiển giao thông ............................................ 95
Bảng 4. 9. Thay đổi nhận thức về các kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông ............................ 96
Bảng 4. 10. Thay đổi hiểu biết về Luật giao thông đƣờng bộ ............................................. 97
Bảng 4. 11. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của TNXP .......................................... 100
Bảng 4. 12. Thái độ đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu luật giao thông đƣờng bộ ............ 101
Bảng 4. 13. Thái độ đối với công tác tuần tra giao thông .................................................. 102
Bảng 4. 14. Thái độ trong việc giải quyết ùn tắc giao thông ............................................. 102
Bảng 4. 15. Thái độ đối với học tập, hình thành kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông .......... 103
Bảng 4. 16. Biểu hiện thích ứng về mặt thái độ của TNXP ............................................... 104
Bảng 4. 17. Thay đổi hành vi đối với việc điều khiển giao thông ..................................... 106
Bảng 4. 18. Thay đổi hành vi đối với việc tuần tra giao thông .......................................... 107
Bảng 4. 19. Thay đổi hành vi ứng xử đối với ngƣời tham gia giao thông ......................... 107
Bảng 4. 20. Thay đổi hành vi trong việc phối hợp với đồng nghiệp, Cảnh sát giao thông 108
Bảng 4. 21. Biểu hiện thích ứng về mặt hành động của TNXP ......................................... 109
Bảng 4. 22. Kinh nghiệm công tác của TNXP ................................................................... 112
Bảng 4. 23. Hứng thú của Thanh niên xung phong ........................................................... 113
Bảng 4. 24. Ý thức tự rèn luyện của Thanh niên xung phong ........................................... 115
Bảng 4. 25. Cơ sở hạ tầng giao thông và môi trƣờng ........................................................ 118
Bảng 4. 26. Ngƣời tham gia giao thông ............................................................................. 119
Bảng 4. 27. Sự phối hợp với đồng nghiệp và sự hỗ trợ của Cảnh sát giao thông .............. 121
Bảng 4. 28. Chế độ chính sách đối với TNXP ................................................................... 121
Bảng 4. 29. Công tác quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông .................................... 122
Bảng 4. 30. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hƣởng ........................................................... 124
Bảng 4. 31. Thay đổi về mặt thái độ ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm ..................... 127
Bảng 4. 32. Thay đổi về mặt hành vi ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm .................... 129
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1. Tƣơng quan giữa các mặt của thích ứng ........................................................ 88
CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
Cán bộ quản lí
ĐTB
Điểm trung bình
ĐLC
Độ lệch chuẩn
HC
Hậu kiểm
STT
Số thứ tự
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TK
Tiền kiểm
TNXP
Thanh niên xung phong
Tp HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Muốn hoạt động đạt đƣợc mục đích, có hiệu quả cao, con ngƣời phải
thích ứng với hoạt động. Nghĩa là con ngƣời phải lĩnh hội đƣợc các yêu cầu
của hoạt động, biến đổi bản thân để đáp ứng đƣợc với các yêu cầu của hoạt
động, làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, thích ứng với hoạt
động vừa là yêu cầu đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả, vừa là sản phẩm của
quá trình hoạt động.
Để đạt đƣợc những thành quả trong hoạt động, con ngƣời phải luôn
hƣớng tới sự thích ứng với hoạt động mình tham gia. Sự thích ứng với hoạt
động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động của
cá nhân. Việc thích ứng với hoạt động không chỉ đơn thuần là làm cho con
ngƣời phù hợp với công việc, phù hợp với môi trƣờng hoạt động mà còn góp
phần hoàn thiện nhân cách con ngƣời. Mỗi hoạt động đều có những tính chất
và nội dung khác nhau, hƣớng tới sự thích ứng với hoạt động, con ngƣời phải
hình thành và rèn luyện những thuộc tính tâm lí cá nhân đảm bảo sự phù hợp
với những yêu cầu và đòi hỏi của một hoạt động nhất định. Nhƣ vậy, trong
quá trình thích ứng, con ngƣời thu đƣợc những tri thức mới, hình thành những
kĩ năng, kĩ xảo mới; những phẩm chất và năng lực quan trọng, đảm bảo cho
con ngƣời thành công trong hoạt động .
Từ đó có thể thấy: thích ứng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động
của con ngƣời, giúp con ngƣời hoạt động có hiệu quả. Thích ứng tạo ra sự
thay đổi, giúp con ngƣời chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động
mình tham gia. Nghiên cứu và áp dụng các tri thức về thích ứng của con
ngƣời với hoạt động là rất cần thiết. Giao thông đƣợc ví nhƣ mạch máu trong
cơ thể con ngƣời, giữ gìn trật tự giao thông đang trở thành vấn đề quan trọng
của đời sống xã hội. TNXP là lực lƣợng thanh niên xung kích tham gia giữ
1
gìn trật tự giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho ngƣời tham gia giao
thông. Tuy nhiên, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông ở các thành phố lớn
gặp nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông chƣa phù hợp, mật độ ngƣời và
phƣơng tiện giao thông cao, ý thức chấp hành luật giao thông đƣờng bộ của
ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông, hành khách và ngƣời tham gia giao
thông chƣa nghiêm túc. Ngoài tai nạn giao thông đƣờng bộ gây tổn hại về
ngƣời và tài sản thì vấn nạn “ùn tắc giao thông” làm lãng phí rất lớn thời gian,
chúng ta không thể đến nơi làm việc đúng giờ, sự tiêu tốn nhiên liệu, khấu
hao phƣơng tiện giao thông và nhất là thời gian làm việc quý giá của cả xã hội
do ùn tắc giao thông gây ra là khó có thể đo lƣờng hết đƣợc. Có thể nói, cả
guồng máy xã hội và cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hƣởng tiêu cực mỗi ngày,
liên tục từ năm này qua năm khác bởi các vấn nạn ùn tắc giao thông đang có
chiều hƣớng ngày càng gia tăng. “Ùn tắc giao thông” vào giờ cao điểm đã trở
thành một hiện tƣợng tâm lí – xã hội trên đƣờng phố, nơi mà lực lƣợng tham
gia giữ gìn trật tự giao thông phải đối mặt với những khó khăn, thách thức
nhƣ là tình trạng “lộn xộn” của đƣờng phố, trật tự giao thông hỗn loạn do
ngƣời tham gia giao thông thƣờng xuyên vi phạm quy tắt chung khi lƣu thông
trên đƣờng, ứng xử - giao tiếp trong giao thông chƣa phù hợp… bên cạnh đó
âm thanh từ phƣơng tiện giao thông, khói, bụi, sự ô nhiễm từ môi trƣờng giao
thông cũng ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe, tâm lí lực lƣợng tham gia giữ gìn
trật tự giao thông. Việc nghiên cứu thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông của TNXP sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng nghề nghiệp của
TNXP, đồng thời góp phần giải quyết từng bƣớc vấn nạn ùn tắc giao thông
hiện nay tại các thành phố lớn.
Môi trƣờng giao thông bao hàm hàng loạt yếu tố, quá trình và điều kiện
từ hạ tầng giao thông với ý nghĩa xã hội và những chuẩn mực hành vi của
ngƣời tham gia giao thông cho đến các mối quan hệ xúc cảm giữa các thành
phần tham gia giao thông. Các mối quan hệ xã hội trong hoạt động giữ gìn
2
trật tự giao thông, bằng sự đa dạng, phong phú và tính chất của chúng, là một
yếu tố điều chỉnh chủ yếu trong quá trình thích ứng với hoạt động giữ gìn trật
tự giao thông. Các mối quan hệ xã hội mà trong đó con ngƣời sống và làm
việc có thể kích thích, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân nhƣng cũng có thể
kìm hãm nó. Sự phát triển của cá nhân bị quy định bởi sự phát triển của tất cả
các cá nhân khác mà những cá nhân đó có quan hệ trực tiếp. Tham gia giữ gìn
trật tự giao thông đặt cá nhân vào một hệ thống các mối quan hệ phức tạp,
nhất là về phƣơng diện giao tiếp xã hội. Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
vừa đòi hỏi giáo dục những kĩ năng nghề nghiệp, vừa đòi hỏi khả năng thích
ứng, sự trƣởng thành xã hội cho cá nhân. Thích ứng với lao động ngày nay
không những không làm giảm vai trò của con ngƣời trong lĩnh vực hoạt động
lao động, mà nó còn là yêu cầu và điều kiện tạo ra những đặc điểm mới trong
nhân cách con ngƣời.
Về thực tiễn, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thích ứng nghề
nghiệp trong cuộc sống, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu. Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu tập trung trong quá trình đào tạo nghề, các nghiên cứu
thích ứng trong hoạt động nghề nghiệp còn ít, chƣa có nghiên cứu thích ứng
trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung
phong Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về thích ứng và thực trạng thích ứng với hoạt động
giữ gìn trật tự giao thông của TNXP thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự
giao thông của TNXP.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Làm rõ tình hình nghiên cứu về thích ứng với hoạt động giữ gìn trật
tự giao thông của Lực lƣợng Thanh niên xung phong trong và ngoài nƣớc.
2.2.2. Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của thanh niên xung phong (làm rõ các khái niệm thích ứng,
thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, các biểu hiện và
các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
của TNXP).
2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng, các
yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của
TNXP Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ
thích ứng đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP thành phố
Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
của TNXP thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thích ứng có rất nhiều nội dung: Bản chất của thích ứng,
đặc điểm thích ứng, quá trình thích ứng, biểu hiện và mức độ thích ứng …
Nhƣng trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lí
luận về thích ứng, làm rõ thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng của TNXP
với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông về mặt tâm lí – xã hội, sự khác biệt
thực trạng đó theo giới tính, vị trí công tác, thời gian làm việc, nơi cƣ trú.
Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP gồm: Điều tiết, phân
luồng giao thông; Bảo vệ hiện trƣờng tai nạn giao thông; Bảo vệ các thiết bị,
hạ tầng giao thông trên các tuyến đƣờng; Hoạt động tuần tra, giữ gìn an ninh
4
trật tự trên các tuyến đƣờng và chƣơng trình lễ hội trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh… Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng
của TNXP đối với hoạt động điều tiết, phân luồng giao thông trên các tuyến
đƣờng, hoạt động phối hợp trong giữ gìn trật tự giao thông trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Phạm vi về địa điểm nghiên cứu
Các đội viên TNXP tham gia giữ gìn trật tự giao thông trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Khách thể khảo sát là 450 Đội viên TNXP. Khách thể thực nghiện là 50
Đội viên TNXP. Ngoài ra còn phỏng vấn 10 Đội viên TNXP, 5 cán bộ quản lí
trong Lực lƣợng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh, 6 Cảnh sát giao thông và 20
ngƣời tham gia giao thông.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan điểm tiếp cận hoạt động. Điều này
có nghĩa là sự thích ứng của TNXP đƣợc hình thành và củng cố qua hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông hàng ngày của họ.
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan điểm hệ thống. Điều này có nghĩa
sự thích ứng của TNXP đƣợc xem xét một cách toàn diện, đƣợc tìm hiểu trên
cơ sở tƣơng tác biện chứng giữa các yếu tố chủ quan và khách quan.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
a.
Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
b.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
c.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
d.
Phƣơng pháp chuyên gia
e.
Phƣơng pháp thực nghiệm
f.
Phƣơng pháp thống kê toán học.
5
5.
Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lí luận
Nghiên cứu sự thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông là vấn đề nghiên cứu mới. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài góp
phần bổ sung một số vấn đề lí luận của thích ứng, hệ thống hoá các khái niệm
cơ bản thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP: Thích
ứng, giữ gìn trật tự giao thông, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, thích ứng
với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, TNXP và thích ứng với hoạt động
giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu sự thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao
thông đã chỉ ra đƣợc các mặt biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP ở mức độ cao, tuy nhiên biểu hiện cụ thể
trong từng mặt có sự khác biệt ý nghĩa:
Về mặt nhận thức, TNXP có sự thay đổi nhận thức ở mức cao bao gồm:
thay đổi nhận thức về vai trò giữ gìn trật tự giao thông, thay đổi nhận thức về
nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông và thay đổi nhận thức về các kĩ năng giữ
gìn trật tự giao thông; Nhận thức về cách điều khiển giao thông tại các giao lộ
và hiểu biết về Luật giao thông đƣờng bộ thay đổi ở mức trung bình.
Về mặt thái độ, TNXP có sự thay đổi thái độ ở mức cao bao gồm: thay
đổi thái độ trong việc giải quyết ùn tắc giao thông; thay đổi thái độ đối với
việc tìm hiểu, nghiên cứu Luật Giao thông đƣờng bộ; thay đổi thái độ đối với
học tập, hình thành kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông. Thái độ đối với công
tác tuần tra giao thông thay đổi ở mức độ trung bình.
Về mặt hành vi, TNXP có sự thay đổi hành vi ở mức cao bao gồm: thay
đổi hành động ứng xử đối với ngƣời tham gia giao thông; thay đổi hành động
trong việc phối hợp với đồng nghiệp, cảnh sát giao thông; thay đổi hành động
đối với việc điều khiển giao thông. Hành động đối với việc tuần tra giao
thông thay đổi ở mức trung bình.
6
Kết quả nghiên cứu thực trạng cũng xác định các yếu tố khách quan,
chủ quan ảnh hƣởng nhiều và tƣơng đối đồng đều lên các mặt thích ứng với
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Yếu tố khách quan ảnh hƣởng
nhiều nhất là ngƣời tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông và môi
trƣờng, yếu tố chủ quan ảnh hƣởng nhiều nhất là kinh nghiệm công tác của
bản thân, ý thức tự rèn luyện bản thân. Sự phối hợp của đồng nghiệp và sự hỗ
trợ của Cảnh sát giao thông ít ảnh hƣởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP.
- Đề xuất và tổ chức thực nghiệm để nâng cao mức độ thích ứng với
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP: Cung cấp tri thức để nâng cao
hiểu biết về thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, về
kĩ năng giao tiếp - ứng xử, kĩ năng tuyên truyền giáo dục ngƣời tham gia giao
thông.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao thích ứng với hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, đồng thời nâng cao hiệu quả quản
lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Đây là tài liệu tham khảo bổ
ích cho những ngƣời quản lí TNXP của thành phố. Kết quả nghiên cứu của đề
tài cũng là tài liệu tham khảo tốt trong các lớp huấn luyện TNXP của thành
phố.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lí luận
Để tạo ra năng suất lao động cao chúng ta phải chú ý nhiều mặt từ việc
tổ chức lao động khoa học, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng bầu không
khí lao động tập thể, động viên khen thƣởng trong lao động... tất cả các mặt
đó của lao động đều cần đến các tri thức tâm lí. Thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của TNXP có ý nghĩa quan trọng trong lao động, giúp
con ngƣời chủ động, tích cực lĩnh hội hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
7
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có ý
nghĩa thực tiễn xã hội, tạo ra điều kiện cho sự ứng dụng của tri thức tâm lí vào
cuộc sống, phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp giữ gìn trật tự giao thông và
phục vụ cuộc sống xã hội. Sự tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi giữ gìn trật tự giao thông của TNXP thực sự đi vào cuộc sống,
phục vụ thực tiễn tham gia giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Danh mục các công trình
đã công bố; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1:
Tổng quan tình hình nghiên cứu về thích ứng và thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong; Chƣơng 2: Cơ sở lí luận
nghiên cứu thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên
xung phong; Chƣơng 3: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng 4: Kết
quả nghiên cứu thực tiễn về thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
của Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VÀ
THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ GIAO THÔNG
CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG
Cho đến nay, vấn đề thích ứng tâm lí đã đƣợc các nhà nghiên cứu xem
xét dƣới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác
nhau. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cập
một cách hệ thống toàn bộ các công trình nghiên cứu về sự thích ứng. Trong
phần tổng quan, chúng tôi trình bày những quan điểm của các nhà tâm lí học về
thích ứng và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo hai hƣớng:
Các công trình nghiên cứu thích ứng trong quá trình đào tạo nghề; các đề tài
nghiên cứu thích ứng hoạt động nghề nghiệp. Thích ứng với hoạt động giữ gìn
trật tự giao thông của TNXP đƣợc xem là thích ứng hoạt động nghề nghiệp.
1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng
Trong tâm lí học có nhiều nghiên cứu với những quan điểm khác nhau
về thích ứng xuất phát từ những trƣờng phái tâm lí học khác nhau.
1.1.1. Các nghiên cứu của tâm lí học chức năng về thích ứng
Spencer H. khởi xƣớng bàn về vấn đề thích ứng trong tâm lí học. Ông
cho rằng, cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong với
bên ngoài [87, tr.132]. Chịu ảnh hƣởng của học thuyết tiến hoá của Darwin,
H.Spencer cho rằng chọn lọc tự nhiên là quy luật cơ bản của thích ứng tâm lí,
thể hiện ở việc cá thể biến đổi hành vi loài một cách hợp lí trƣớc những yêu
cầu của môi trƣờng xung quanh. Các hiện tƣợng tâm lí, ý thức là hình thức
của sự thích ứng đƣợc biểu hiện bằng hệ thống hành vi. Nhƣ vậy, theo
Spencer H. thích ứng là chức năng của tâm lí, ý thức ngƣời. Luận điểm của
Spencer H. có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu tâm lí, đặc biệt trong nghiên cứu
thích ứng. Tuy nhiên, hạn chế của Spencer H. là xem thích ứng tâm lí có cùng
bản chất với thích nghi sinh học, tuân theo quy luật của thích nghi sinh học.
9
William James (1842-1910), ngƣời đặt nền móng cho tâm lí học chức
năng, đã kế tục và phát triển lí thuyết thích ứng của H.Spencer. Theo W.
James, ý thức có tính chức năng, mục đích của ý thức là giúp cá nhân thích
ứng với môi trƣờng [19, tr.21-29].
Các nhà tâm lí học chức năng quan tâm cá nhân sử dụng chức năng
tâm lí để thích ứng với những biến đổi của môi trƣờng sống nhƣ thế nào?
Nguyên tắc căn bản trong nghiên cứu tâm lí của các nhà tâm lí học chức năng
là xem xét chức năng thích ứng của tâm lí và con đƣờng để cá nhân thích ứng
trƣớc sự thay đổi của môi trƣờng. Theo W.James, tâm lí học phải nghiên cứu
xem các hiện tƣợng tâm lí tồn tại để phục vụ cái gì? Cá nhân sử dụng các
chức năng tâm lí để thích ứng với các biến đổi của môi trƣờng nhƣ thế nào?
Từ đó, con ngƣời tìm ra những con đƣờng để thích ứng có hiệu quả với môi
trƣờng sống [93]. Có thể nói, tâm lí học chức năng là trƣờng phái đầu tiên
trong tâm lí học đề cập vấn đề thích ứng.
Tuy còn những hạn chế nhất định nhƣ nhìn nhận sự thích ứng của con
ngƣời dƣới góc độ sinh vật, chƣa thấy hết đƣợc vai trò của các yếu tố xã hội,
song tâm lí học chức năng đã có công lớn trong việc đưa thuyết tiến hoá vào
tâm lí học, đưa vấn đề thích ứng trở thành một trong những vấn đề trung tâm
của tâm lí học và những tư tưởng cơ bản của tâm lí học chức năng về vấn đề
thích ứng đã được nhiều trường phái tâm lí học kế thừa, trong đó có tâm lí
học hoạt động.
1.1.2. Các nghiên cứu của phân tâm học về thích ứng
Sigmund Freud (1856 - 1939) ngƣời sáng lập trƣờng phái Phân tâm
học. Xuất phát từ cách nhìn sinh vật đối với nhân cách, Freud cho rằng, nhân
cách của con ngƣời là một cấu trúc tổng thể gồm ba thành tố: “cái nó” (id),
“cái tôi” (ego) và “cái siêu tôi” (superego). “Cái nó” là động lực của con
ngƣời, là nơi khu trú của các bản năng nhƣ đói, khát, tình dục..., trong đó
10
quan trọng nhất là tình dục và huỷ diệt. “Cái nó” tồn tại tách biệt với môi
trƣờng bên ngoài, hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn, luôn đòi hỏi thoả mãn
một cách mù quáng. “Cái tôi” là một tổ chức chặt chẽ của các quá trình tinh
thần, của ý thức, hoạt động theo nguyên tắc thực tế, dựa vào điều kiện thực tế
để thoả mãn đòi hỏi của “cái nó”. “Cái tôi” làm cho hành vi thoả mãn những
dục vọng của “cái nó” trở nên phù hợp với thực tế. “Cái tôi” có khả năng trì
hoãn, không thoả mãn ngay những đòi hỏi của “cái nó” cho đến khi tìm đƣợc
một đối tƣợng thích hợp thoả mãn đƣợc những đòi hỏi đó mà không gây nguy
hại cho con ngƣời. “Cái siêu tôi” là phần xã hội của con ngƣời, bao gồm
những giá trị, chuẩn mực đã đƣợc nội tâm hoá, chủ yếu bằng con đƣờng vô
thức và đƣợc xem nhƣ là phần đạo đức, lƣơng tâm của con ngƣời. “Cái siêu
tôi” hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, phê phán, có xu hƣớng áp chế
hoàn toàn những dục vọng xuất phát từ cái nó. “Cái siêu tôi” có thể chống lại
cả “cái nó” và “cái tôi”, bắt con ngƣời phải tuân theo các chuẩn mực xã hội.
Ba thành tố: “cái nó”, “cái tôi” và “cái siêu tôi” sẽ vận hành theo cơ chế: “cái
nó” xuất hiện những nhu cầu cơ bản, những đòi hỏi thoả mãn, “cái tôi” sẽ
kiềm chế những thúc đẩy này cho đến khi có giải pháp thực tế, còn “cái siêu
tôi” thì sẽ xem xét xem liệu những giải pháp này có chấp nhận đƣợc về mặt
đạo đức - xã hội hay không. Để tồn tại, con ngƣời phải đạt đƣợc sự cân bằng,
sự hài hoà, thống nhất giữa “cái nó” và “cái siêu tôi” - đó chính là sự thích
ứng. Sự thích ứng chính là sự thoả mãn hợp lí trong những điều kiện xã hội
nhất định của các bản năng tính dục. Sự phát triển “cái tôi” nhân cách là kết
quả của sự thích ứng qua các giai đoạn khác nhau của đời sống cá nhân.
Để có đƣợc sự cân bằng giữa “cái nó” và “cái siêu tôi” không đơn
giản, vì thế con ngƣời cần đến những cơ chế mà Freud gọi là cơ chế phòng
vệ. Có hàng loạt cơ chế phòng vệ trong đó chủ yếu là: dồn nén; phủ nhận;
phóng chiếu; hợp lí hoá; giải toả; di chuyển; huyễn tƣởng; thăng hoa. Các
cơ chế phòng vệ cũng chính là các cơ chế thích ứng, cơ chế đảm bảo cho sự
11
cân bằng của đời sống tinh thần. Xuất phát từ cách nhìn sinh vật đối với
nhân cách, S.Freund đã không thấy đƣợc bản chất xã hội - lịch sử của sự
thích ứng ở con ngƣời.
Các đại diện tiêu biểu khác là Carl Jung (1875 - 1961), Fromm E.
(1900 - 1980), Erikson E. (1902 - 1994) xây dựng thuyết Phân tâm học hiện
đại, họ cho rằng “cái tôi” có vai trò quan trọng trong sự thích ứng cá nhân, là
chủ thể của hành vi chứ không chỉ là phƣơng thức thoả mãn “cái nó”.
Mặc dù bị phê phán nhiều, đặc biệt là quan điểm về vai trò của bản
năng tình dục và xâm kích trong đời sống con ngƣời, các nhà Phân tâm học
vẫn đƣợc ghi nhận vì nhiều đóng góp trong việc giải thích bản chất, cơ chế
của sự thích ứng tâm lí và cho rằng con ngƣời không phải là ngoại lệ sinh học,
sự trƣởng thành và phát triển của đứa trẻ là quá trình thích nghi sinh học và
thích ứng tâm lí, đặc biệt phát hiện vai trò của vô thức, bản năng, xung đột
tâm lí trong quá trình thích ứng, hậu quả của việc kém thích ứng và các cách
giải toả những hậu quả này.
1.1.3. Các nghiên cứu của tâm lí học hành vi về thích ứng
John Broadus Watson (1878 - 1958) - ngƣời sáng lập tâm lí học hành
vi, kế thừa quan điểm của nhà tâm lí học động vật Thorndike E. (1874 1949), Watson J. mô tả hành vi theo công thức S - R (kích thích - phản ứng).
Watson J. cho rằng sự thích ứng của ngƣời và động vật giống nhau, để tồn
tại, con ngƣời và động vật đều phải học đƣợc một hệ thống hành vi, ứng xử
phù hợp với kích thích, phù hợp với môi trƣờng. Mỗi hành vi cụ thể có cơ sở
là các kinh nghiệm, hành vi cũ và có động lực là sự thích ứng. Đó là quá
trình cá nhân học đƣợc những hành vi mới cho phép nó giải quyết những
yêu cầu, những đòi hỏi của cuộc sống. Không học đƣợc hoặc học đƣợc
nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của môi trƣờng, tức là thích ứng kém.
12
Lí thuyết hành vi của Watson J. đã coi con ngƣời là một cơ thể sống
với một hệ thống hành vi, phản ứng đáp lại kích thích của bên ngoài nhằm
thích ứng với môi trƣờng, con ngƣời “không phải là một chủ thể chủ động
hoạt động trong môi trƣờng xã hội, tác động và làm biến đổi môi trƣờng đó,
mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối lập với áp lực của môi trƣờng” [44].
Về sau Edward Chace Tolman (1886-1959), Clark Leonard Hull (18841952), Burrhus Frederic Skinner (1904-1990)… đã có rất nhiều cố gắng trong
giải thích các hiện tƣợng thích ứng ở ngƣời nhƣng vẫn không khắc phục đƣợc
hạn chế coi hành vi thích ứng hoàn toàn bị quyết định bởi những kích thích,
tác động của môi trƣờng.
Trƣờng phái hành vi với việc chỉ ra mức độ thích ứng đầu tiên của con
người là phản ứng trực tiếp đối với các kích thích của môi trường, đồng thời
phát hiện bản chất của thích ứng chính là học tập - học tập là cơ chế cơ bản
để sinh vật thích ứng với môi trường, điều này đã đóng góp vào việc nghiên
cứu vấn đề học tập, cơ chế hình thành hành vi thích ứng. Hạn chế của trƣờng
phái hành vi là xem thích ứng trong học tập ở ngƣời và động vật là cùng bản
chất (chỉ khác về mức độ).
1.1.4. Các nghiên cứu của tâm lí học nhân văn về thích ứng
Trƣờng phái tâm lí học nhân văn ra đời vào đầu thập niên 1960, ngƣời
sáng lập là Abraham Maslow (1908 - 1970) và Carl Rogers (1902 - 1987).
Nếu nhƣ tâm lí học hành vi đồng nhất tâm lí ngƣời với tâm lí động vật,
phân tâm học nhấn mạnh yếu tố vô thức, thì tâm lí học nhân văn lại nghiên
cứu những con ngƣời bình thƣờng và động lực của họ, bao gồm cả sự phát
triển nhân vị và phát triển xã hội. Maslow A. coi thích ứng là sự thể hiện đƣợc
những cái vốn có của cá nhân trong những điều kiện sống nhất định. Theo
ông, tiền đề tạo ra sự thích ứng là một hệ thống nhu cầu của nhân cách, đƣợc
sắp xếp theo thứ bậc, mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện - một nhu cầu bẩm
sinh nhƣng có tính chất nhân văn, chỉ xuất hiện khi các nhu cầu bậc thấp đƣợc
13
thoả mãn [98]. Maslow A. cho rằng nhu cầu tự thể hiện, mong muốn phát
triển hết mức những khả năng vốn có của bản thân và năng lực lựa chọn một
cách có ý thức những mục tiêu hành động của nhân cách là yếu tố quyết định
sự thích ứng của con ngƣời.
Tâm lí học nhân văn coi thích ứng chính là quá trình con ngƣời nỗ lực,
cố gắng thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, trong đó mức độ cao là nhu
cầu gia nhập vào các nhóm xã hội, hiện thực hoá đầy đủ tiềm năng của mình.
Quá trình này, ngoài nỗ lực của bản thân, còn phụ thuộc vào một yếu tố đặc
biệt quan trọng, đó là môi trƣờng xã hội.
Trong vấn đề thích ứng, tâm lí học nhân văn chỉ ra một cách tiếp cận
mới, một cách nhìn mới: thích ứng không tách rời quá trình con người vươn
tới những mục tiêu của cuộc đời. Và như vậy ở đây, chắc chắn mức độ thành
công của một người là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ thích ứng
của người đó. Tuy nhiên tâm lí học nhân văn vẫn chƣa giải quyết đƣợc vấn đề
bản chất xã hội của thích ứng tâm lí ngƣời cũng nhƣ cơ chế hình thành thích
ứng tâm lí.
1.1.5. Các nghiên cứu của tâm lí học nhận thức về thích ứng
Jean Piaget (1896 - 1989) là một trong những nhà tâm lí học hàng đầu
thế kỷ XX, đại diện tiêu biểu của tâm lí học nhận thức. Ông chuyên nghiên
cứu về sự phát triển nhân cách trẻ em dƣới góc độ thích nghi. Piagiet J.
nghiên cứu nhận thức của con ngƣời trong mối quan hệ với môi trƣờng, gắn
liền lí thuyết nhận thức của mình với khái niệm thích ứng. Theo Piagiet, “sự
phát triển tâm lí là quá trình cải tổ, chuyển hoá các cấu trúc của các quá trình
nhận thức vốn có của trẻ em đƣa đến sự thích nghi, thích ứng” [31]. Cũng
theo ông, cơ cấu nhận thức của mỗi ngƣời là một hệ thống sơ đồ (scheme),
tức phản xạ, nhờ đó cá nhân tƣơng tác với môi trƣờng.
Với Piagiet J., quá trình thích ứng tinh thần cũng tƣơng tự nhƣ thích ứng
sinh học, cho nên ông dùng những thuật ngữ sinh học để mô tả cơ chế thích
14
ứng tinh thần nhƣng với nghĩa rộng, đó là đồng hoá (assimilation) và điều ứng
(accommodation).
- Đồng hoá là quá trình cơ thể tiếp nhận chất dinh dƣỡng từ môi trƣờng
bên ngoài và biến thành chất dinh dƣỡng của cơ thể. Đồng hoá trí tuệ - nhận
thức là quá trình não tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và biến
chúng thành cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng với môi
trƣờng. Theo Piagiet J., trong khi tƣơng tác với môi trƣờng, cá nhân có đƣợc
kinh nghiệm. Nếu kinh nghiệm này phù hợp với cơ cấu nhận thức hiện có của
cá nhân, nó sẽ đƣợc tiếp thu - đó là đồng hoá. Piagiet J. cho rằng sự đồng hoá
giúp cho chủ thể trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích và bản thân cấu
trúc nhận thức thì "thay đổi và phong phú thêm theo những sự đồng hoá mới"
[51, tr.11]. Nghĩa là con ngƣời sẽ thích ứng tốt hơn nhờ sự đồng hoá. [90]
- Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể với những đòi hỏi đa
dạng của môi trƣờng, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thể vào
cái đã có, qua đó biến đổi sơ đồ đã có, tạo ra sơ đồ mới. Nếu kinh nghiệm đó
không phù hợp với cơ cấu nhận thức của cá nhân, sự mất cân bằng diễn ra và
cơ cấu nhận thức sẽ đƣợc thay đổi để nó có thể tiếp nhận kinh nghiệm - đó là
điều ứng. Chính điều ứng làm cho cơ cấu nhận thức của cá nhân phát triển
thêm nhiều cơ cấu mới, giúp cá nhân tƣơng tác phù hợp và hiệu quả với môi
trƣờng, duy trì sự cân bằng với môi trƣờng.
- Cân bằng là sự bù trừ lẫn nhau giữa hai quá trình đồng hoá và điều
ứng. Để tạo lập đƣợc sự thích nghi và phát triển của cơ thể thì cần phải thiết
lập đƣợc sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng với nhiều mức độ khác nhau
là cân bằng sinh học và cân bằng tâm lí.
Tóm lại, thích ứng là quá trình kép gồm đồng hoá và điều ứng, trong đó
cơ cấu nhận thức của cá nhân đƣợc biến đổi cả về chất và phát triển phong
phú hơn để cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm vốn ban đầu không phù hợp
15
với cơ cấu nhận thức. Quá trình này, về bản chất, tƣơng tự nhƣ quá trình trao
đổi chất giữa cơ thể và môi trƣờng trong sinh học nhƣng ở trình độ cao hơn.
Lí thuyết nhận thức của Piaget J. đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề cơ
bản của tâm lí học, đặc biệt là sự phát triển về trí khôn của trẻ em, tuy nhiên
nhìn nhận sự phát triển tâm lí ngƣời dƣới góc độ thích nghi sinh học, ông chú
ý về mặt hình thức của sự thích ứng mà chƣa quan tâm đúng mức tới bản
chất, nội dung xã hội - lịch sử của sự thích ứng tâm lí ngƣời.
1.1.6. Các nghiên cứu của tâm lí học hoạt động về thích ứng
Tâm lí học hoạt động (tâm lí học mác-xít, tâm lí học duy vật biện
chứng) ra đời đầu thế kỷ XX, lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận. Đại diện của Tâm lí
học hoạt động là các nhà tâm lí học Xô viết Vƣgôtxki L.X. (1896 - 1934);
Leônchev A.N. (1903 - 1979), Rubinstein (1889 - 1960), Luria A.R. (1902 1997), Ganperin P.Ia (1902 - 1988)...
Theo các nhà tâm lí học hoạt động, vấn đề thích ứng mà các trƣờng
phái tâm lí nghiên cứu đã không thể hiện đúng bản chất quan hệ giữa con
ngƣời với môi trƣờng - coi con ngƣời chỉ là một thực thể sinh học với bản
năng quyết định (S.Freud), con ngƣời nhƣ “cái máy phản ứng” (chủ nghĩa
hành vi), hay con ngƣời nhƣ “cái tôi” thầm kín sinh vật (Piaget J.)... Theo các
nhà tâm lí học hoạt động, con ngƣời vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể
xã hội nên ngoài việc xem xét con ngƣời trong sự thích nghi với môi trƣờng
sống nhƣ là một sinh vật, phải xem xét con ngƣời trong mối quan hệ với môi
trƣờng xã hội.
Vƣgôtski L.X., một trong những nhà tâm lí học sáng lập ra trƣờng phái
tâm lí học hoạt động, đã đƣa ra tƣ tƣởng mới về bản chất sự thích nghi ở con
ngƣời. Theo ông: “Con ngƣời có một hình thức thích nghi mới và đây là cơ
chế cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trƣờng, dạng thức hành vi này nảy
sinh trên cơ sở các tiền đề sinh vật nhất định, nhƣng đã vƣợt ra ngoài phạm
16
trù sinh vật, tạo nên một hệ thống hành vi có chất lƣợng khác và theo một tổ
chức mới” [16, tr.130]. Vƣgôtski gọi dạng thức hành vi chuyên biệt ngƣời này
là “hành vi cấp cao”. Hệ thống hành vi cấp cao này khác biệt về chất lƣợng so
với hành vi sinh vật. Con ngƣời không thụ động trƣớc các kích thích mà làm
chủ các hành vi của mình nhờ việc tự tạo ra các kích thích tác động lên bản
thân mình. Qua việc phát hiện ra cơ chế hình thành và điều khiển hành vi ở cá
nhân, ông đã chỉ rõ sự khác biệt cơ bản giữa thích ứng tâm lí ở ngƣời và thích
nghi sinh học ở động vật.
Kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Vƣgôtski, Lêonchiev A.N. đã phân
tích sự khác biệt cơ bản về chất giữa thích nghi sinh vật với thích ứng ở con
ngƣời. Theo ông, quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc
tính của loài, năng lực của cơ thể và hành vi của cơ thể; còn quá trình lĩnh hội
(tiếp thu) ở ngƣời là quá trình cá thể tái tạo lại đƣợc những năng lực và chức
năng ngƣời đã hình thành trong quá trình lịch sử. Cũng theo Lêonchiev A.N.,
hành vi của động vật và hành vi ở ngƣời khác nhau về cơ chế hình thành,
hành vi ở động vật đƣợc hình thành bởi kinh nghiệm loài và cá thể. Trong đó,
sự hình thành kinh nghiệm cá thể là đem hành vi loài thích nghi với những
yếu tố biến động của môi trƣờng bên ngoài; còn ở ngƣời, hành vi đƣợc hình
thành bằng cơ chế lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử. Với việc vạch
ra sự khác biệt về chất giữa thích nghi sinh vật và thích ứng tâm lí - xã hội của
con ngƣời, Lêonchiev A.N. đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu hiện tƣợng
này về phƣơng diện lí luận lẫn thực tiễn.
Tâm lí học hoạt động nghiên cứu tâm lí ngƣời trong sự thống nhất tâm
lí, ý thức, nhân cách và hoạt động, theo cách tiếp cận hoạt động, đã giải quyết
vấn đề thích ứng tâm lí về mặt lí luận một cách khoa học và toàn diện.
Theo tâm lí học hoạt động, cuộc sống là dòng các hoạt động. Hoạt động
là phƣơng thức hình thành, tồn tại và phát triển của tâm lí ngƣời. Hoạt động
của con ngƣời là sự tác động qua lại giữa con ngƣời và thế giới, nhằm biến
17
đổi thế giới và biến đổi bản thân. Thông qua hoạt động với đối tƣợng, chủ thể
lĩnh hội nội dung và phƣơng thức hoạt động ẩn tàng trong đó, biến thành cái
riêng của mình, hình thành tâm lí, ý thức, nhân cách. Hai quá trình: nhập tâm
và xuất tâm chính là quá trình thích ứng của con ngƣời với môi trƣờng, bởi
nhờ hai quá trình này mà sự trao đổi giữa con ngƣời và thế giới bên ngoài
diễn ra: cái tâm lí bên trong đƣợc chuyển ra thế giới bên ngoài và ngƣợc lại
cái từ thế giới bên ngoài đƣợc chuyển vào bên trong. Nghĩa là hoạt động sẽ
đƣa đến sự "hài hoà", sự "cân bằng", sự "tƣơng thích" giữa con ngƣời và môi
trƣờng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ tham gia vào hoạt động thì
con ngƣời sẽ thích ứng với môi trƣờng, và mọi ngƣời cùng tham gia vào một
hoạt động thì sẽ thích ứng với môi trƣờng ở mức độ nhƣ nhau. Ở đây các nhà
tâm lí học hoạt động nhấn mạnh rằng môi trƣờng chỉ tác động vào con ngƣời
ở chừng mực mà con ngƣời tác động vào môi trƣờng. Nói cách khác, một yếu
tố rất quan trọng đối với kết quả của sự tƣơng tác giữa con ngƣời và môi
trƣờng, tức của quá trình thích ứng, đó là tính tích cực của chủ thể, mức độ
thích ứng phụ thuộc vào hoạt động và hiệu quả của nó, chủ thể càng tích cực
trong hoạt động thì cƣờng độ sự trao đổi giữa con ngƣời và môi trƣờng càng
lớn và vì thế càng thích ứng với môi trƣờng. Để thích ứng đƣợc con ngƣời
phải hoà nhập đƣợc vào hoạt động, chiếm lĩnh nó với tƣ cách là một chủ thể
tích cực. Mặt khác, phải nắm đƣợc nội dung và cách thức hoạt động đƣợc
định hình trong công cụ cùng với những điều kiện của nó. Thích ứng là quá
trình cá nhân bằng hoạt động của chính mình với tƣ cách là chủ thể nắm lấy
các công cụ, phƣơng tiện đã đƣợc xã hội tạo ra, hình thành, phát triển thêm
năng lực ngƣời mới để có đƣợc những ứng xử đáp đƣợc đòi hỏi của cuộc sống
và hoạt động trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định của nó. Sự thích
ứng và hoạt động có mối quan hệ hai mặt:
18
+ Con ngƣời phải thích ứng với bản thân hoạt động. Hoạt động chỉ có
kết quả khi cá nhân thích ứng đƣợc với nó.
+ Hoạt động là phƣơng thức, đồng thời là biểu hiện khách quan của sự
thích ứng tâm lí của cá nhân.
Quá trình thích ứng bằng hoạt động của cá nhân đƣợc thực hiện trong
điều kiện giao tiếp xã hội. Bởi vậy có thể khẳng định giao tiếp là điều kiện
của sự thích ứng con ngƣời. Bên cạnh đó, ta thấy cá nhân để tồn tại và phát
triển trong xã hội phải chiếm lĩnh những giá trị, chuẩn mực xã hội thông qua
giao tiếp. Nhƣ vậy, con ngƣời phải thích ứng với giao tiếp xã hội, có nhƣ vậy
con ngƣời mới cân bằng đƣợc các quan hệ xã hội, thực hiện chúng một cách
có kết quả.
Tóm lại, với tâm lí học hoạt động, thích ứng đƣợc thực hiện bằng cơ
chế hoạt động và giao tiếp. Thích ứng là quá trình tác động qua lại giữa con
ngƣời và môi trƣờng, trong đó con ngƣời lĩnh hội kinh nghiệm, hình thành
những phẩm chất tâm lí, những phƣơng thức hành vi mới đảm bảo cho sự tác
động trở lại phù hợp, hiệu quả của con ngƣời đối với môi trƣờng. Quá trình
thích ứng diễn ra trong hoạt động, giao tiếp, biểu hiện trong hoạt động, giao
tiếp và vì vậy cũng đƣợc đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động và giao tiếp.
Từ những luận điểm cơ bản trên của tâm lí học hoạt động về bản chất
của thích ứng tâm lí ngƣời, một số nhà tâm lí học đã đi sâu và tiếp tục giải
quyết các vấn đề thích ứng cả về mặt lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận phải
kể đến các công trình nghiên cứu của Ermolaeva E.A. - với các chỉ số đặc trƣng
cho sự thích ứng nghề; Andreeva D.A. - phân biệt thích ứng tâm lí ngƣời với
thích nghi sinh học; Serbacov A.I. - nhấn mạnh sự làm quen với điều kiện và đặc
điểm của hoạt động cũng là quá trình thích ứng; Golomstoor E.A. - biểu hiện
thích ứng nghề là con ngƣời lĩnh hội và thực hiện lao động có kết quả, tình cảm
thoả mãn với công việc của mình…
19
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt động giữ
gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng trong quá trình đào tạo nghề
Năm 1963, Andreeva DA. tiếp cận vấn đề thích ứng theo quan niệm
nhân cách, coi thích ứng là một vấn đề của nhân cách: “Có thể xem thích ứng
là một quá trình xây dựng chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân
cách”. Theo bà, thích ứng tâm lí khác biệt về chất so với thích nghi sinh học,
là một quá trình thích nghi đặt biệt của con người với tư cách là chủ thể tích
cực thâm nhập vào những điều kiện sống mới. Khái niệm thích ứng học tập vì
vậy được dùng với ý nghĩa là quá trình tự học của sinh viên” [93].
Năm 1968, Arkoff A. trong tác phẩm “Adjustmant and mental health”
(Thích ứng và sức khoẻ tinh thần) [80] công bố công trình nghiên cứu của
mình về sự thích ứng tâm lí, bao gồm cả sự thích ứng học tập của học sinh và
sinh viên. Theo Arkoff A., sự thích ứng nói chung của con người gồm các chỉ
số sau: Hạnh phúc, sự hài hòa, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội
nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, sự độc lập với môi trường.
Năm 1970, các nhà tâm lí học trƣờng Đại học Tomsk đã tiến hành
nghiên cứu thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên, nhằm tìm ra các biện
pháp tác động phù hợp giúp họ nhanh chóng thích ứng với quá trình học tập
và đạt kết quả học tập cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng học tập của
sinh viên còn nhiều mặt yếu. Các tác giả đã tiến hành giảng dạy các chuyên
đề cho sinh viên về cách nghe và ghi bài giảng trên lớp, cách sử dụng giáo
trình và tài liệu tham khảo, cách chuẩn bị một đề cƣơng thảo luận… Việc tổ
chức dạy học cho sinh viên theo các chuyên đề kết hợp giảng bài, thảo luận
tập thể và tham gia rèn luyện kĩ năng thực hành có hƣớng dẫn của giáo viên
đã đem lại kết quả tốt, trong thời gian ngắn sinh viên đã thay đổi phƣơng pháp
học và đạt kết quả học tập cao hơn.
20