Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT PHÁP ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 168 trang )

Header Page 1 of 162.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……o0o……

NGUYỄN QUỲNH TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT PHÁP
ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT CỦA
HỒ BIỂU CHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh 2001

Footer Page 1 of 162.


Header Page 2 of 162.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……o0o….

NGUYỄN QUỲNH TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT PHÁP
ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT CỦA
HỒ BIỂU CHÁNH
Chuyên nhành : Văn học phương tây


Mã số: 5.04.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn

PSG. Lương Duy Trung

Thành phố Hồ Chí Minh 2001

Footer Page 2 of 162.


Header Page 3 of 162.

HỒ BIỂU CHÁNH
(1885 - 1958)
Ảnh chụp trong khoảng 1956 – 1958
Footer Page 3 of 162.


Header Page 4 of 162.

LỜI CẢM TẠ TRI ÂN
Tôi chân thành cảm tạ tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của ban giấm hiệu trường Đại
Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng khoa học công nghệ sau đại học, các
quí thầy cô thuộc khoa ngữ văn và cùng tất cả các bạn đồng học đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu luận ấn.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc cố giáo sư HOÀNG
NHÂN và phó giáo sư LƯƠNG DUY TRUNG, những người thầy đã tận t ụ y hướng
dẫn cho tôi trong quá trình nghiên cứu - học tập và hoàn thành luận án.

Tôi cũng xin cám ơn những công trình nghiên cứu, những nhận định và những ý
kiến phê bình đánh giá của những người đi trước đã giúp tôi có thêm tư liệu góp
phần làm nên luận án.
Cuối cùng tôi xin cám ơn những người thân yêu trong gia đình tôi đã giúp đỡ, động
viên khích lệ tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân.
Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2001
Nguyễn Quỳnh Trang

Footer Page 4 of 162.


Header Page 5 of 162.

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ TRI ÂN .............................................................................. 4
MỤC LỤC .................................................................................................. 5
PHẦN DẪN NHẬP..................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................ 7
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 10
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................. 11
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của đề tài........................ 14
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 16
6. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 16

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHÀ
VĂN HỒ BIỂU CHÁNH ......................................................................... 18
1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Nam bộ đầu thế kỷ XX ................... 18
1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX ............................................................. 28

1.3. Giới thiệu nhà văn Hồ Biểu Chánh .............................................................. 35

CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN SÁNG TẠO VỀ MẶT NỘI DUNG ... 47
2.1. Từ tác phẩm “Sans Famille” của Hector Malot đến “Cay đắng mùi đời”
của Hồ Biểu Chánh................................................................................................ 47
2.1.1. Về cốt truyện .......................................................................................................47
2.1.2. Về mặt chủ đề: ...................................................................................................49

2.2. Từ tác phẩm “En Famille” của Hector Malot đến “Chút phận linh đinh”
của Hồ Biểu Chánh................................................................................................ 63
2.2.1 Cốt truyện: ...........................................................................................................63
2.2.2. Về mặt chủ đề......................................................................................................65

2.3. Từ tác phẩm “Le Comte de Monte Cristo” đến tác phẩm “Chúa tàu Kim
Qui” ......................................................................................................................... 74
2.3.1. Cốt truyện: ..........................................................................................................74
2.3.2. Chủ đề tư tưởng:.................................................................................................77

2.4. Từ tác phẩm “Les Misérables” của Victor Hugo đến tác phẩm “ Ngọn cỏ
gió đùa”................................................................................................................... 86
Footer Page 5 of 162.


Header Page 6 of 162.

2.4.1. Cốt truyện: ..........................................................................................................86
2.4.2. Tư tưỏrngchủ đề: ................................................................................................92

CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP NHẬN SÁNG TẠO VỀ MẶT NGHỆ THUẬT
.................................................................................................................. 112

3.1. Từ tác phẩm “Sans Famille” đến tác phẩm “Cay đắng mùi đời” .......... 112
3.2. Từ tác phẩm “En Famille” đến tác phẩm “Chút phận linh đinh” .......... 120
3.3. Từ tác phẩm “Le Comte de Monte Cristo” đến tác phẩm “Chúa tàu Kim
Qui” ....................................................................................................................... 127
3.4. Từ tác phẩm “Les Misérables” đến tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa” .......... 133

KẾT LUẬN ............................................................................................. 150
PHỤ LỤC .............................................................................................. 155
PHẦN THƯ MỤC .................................................................................. 166

Footer Page 6 of 162.


Header Page 7 of 162.

PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã trở thành một hiện
tượng có tính chất toàn cầu. Sự giao lưu về văn hóa, mà đặc biệt là văn
học, ngày càng trở nên phổ biến, góp phần vào việc làm cho các dân tộc
hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, tiến bộ, phồn vinh của mỗi dân tộc và của
toàn thế giới.
Bất cứ sự phát triển của một nền văn học dân tộc nào cũng gắn liền
với sự phát triển của lịch sử dân tộc đó. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã
trải qua nhiều thăng trầm với nhiều biến động lớn. Ngay từ khi dân tộc
ta bắt đầu dựng nước thì cũng là lúc dân tộc bắt đầu giữ nước. Suốt 1000
năm dân tộc ta đã sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, rồi
sau đó gần một trăm năm sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, văn học Việt Nam không thể không
chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa, văn học của kẻ thống trị.

Giáo sư Lê Trí Viễn có nhận định về vấn đề dao lưu văn hóa, văn
học như sau : "Dân tộc Việt Nam nằm giữa hai khối văn hóa lớn thê' giới là
Ấn Độ và Trung Hoa, lại ở vào một vị trí ngã ba của Đông Nam Á nên
Trong lịch sử lâu đời của mình có tiếp thu ảnh hưởng từ phương Bắc xuống,
từ phương Tây sang, Từ phương Nam lên và trong thời cận đại, hiện đại lại có
thêm từ biển Đông vào với ảnh hưởng của Châu Âu, Châu Mỹ" [53, 22].
Văn học phương Tây đã in dấu ấn lên nền văn học Việt Nam từ khá
lâu và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam.
Đặc biệt, ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam không thua
kém gì ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc với văn học cổ Việt
Nam. Ảnh hưởng của văn học Pháp đầu thế kỷ XX mạnh đến mức đã đổi
mới cả thi ca, văn xuôi và ngữ pháp tiếng Việt.
Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định: "Sự gặp gỡ phương Tây
là cuộc biến Thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ" ( Thi
Footer Page 7 of 162.


Header Page 8 of 162.

nhân Việt Nam trang 9, NXBVH ). Và quả thật như thế, sự xâm nhập của
văn hóa Pháp, văn học Pháp đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn học
nước ta. Từ khi tiếp xúc với văn minh, học thuật Pháp, tư tưởns trí thức
Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Các học thuyết mới, các tư tưởng mới
tràn vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực văn chương. Các thể văn cũ
dần dần mất đi, các thể văn mới như: tiểu thuyết, kịch, phê bình, Văn
Học ra đời và ngày càng phát triển. Chữ quốc ngữ ra đời đã thúc đẩy nền
văn học Việt Nam phát triển. Báo chí ra đời đã góp phần tạo điều kiện
cho các tác phẩm văn học mới xuất hiện trước công chúng độc giả Việt
Nam. Tuy nhiên, trong buổi giao thời còn "'vàng, thau lẫn lộn", các học
giả còn lắm kẻ chỉ biết háo hức chạy theo cái mới, bắt chước của người

mà chưa cân nhắc lựa chọn cho tinh, để giữ lấy cái bản ngã đặc sắc riêng
của mình. Nhưng chỉ trong một thời dan ngắn, các tác giả tiến bộ đã biết
tìm lấy trong nền văn hóa của Pháp những cái hay, cái lạ để bổ sung
những cho còn yếu kém của mình. Họ biết mượn phương pháp nghiên
cứu sáng tác khoa học phương Tây mà nghiên cứu các vấn đề có liên
quan đến văn học nước mình. Nhìn chung việc học và hiểu biết văn
chương Pháp của thế hệ trí thức Việt Nam trong gần nửa đầu thế kỷ XX
đã góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới hiện đại hóa văn chương
Việt Nam. Nó đánh dấu sự chuyển biến quyết định của văn học Việt Nam
từ thời kỳ trung đại sang thời kỳ hiện đại.
Cùng với dịch thuật, phóng tác là một trong những bước đi ban đầu
của các nhà văn Việt Nam trong việc làm quen với các thể loại mới. Tiểu
thuyết nước ngoài đã thật sự kích thích quá trình sáng tạo của các nhà
tiểu thuyết Việt Nam. Các nhà văn Việt Nam có thể tiếp nhận sáng tạo từ
nhiều cấp độ, nhiều hình thức sáng tạo khác nhau như: phương pháp
sáng tác, trào lưu tư tưởng, đề tài, mô típ, cốt truyện, hình thức nghệ
thuật, thể loại... Đây cũng là thời kỳ nở rộ hết sức phong phú đa dạng cả
về khuynh hướng, trường phái và thể loại sáng tác trong văn học Việt
Nam. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nhà văn Pháp đến từng nhà
Footer Page 8 of 162.


Header Page 9 of 162.

văn Việt Nam có sự đậm nhạt khác nhau tùy theo quan điểm và tài năng
sáng tác của mỗi người.
Trong số những nhà văn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây
lúc bấy giờ, không thể không nhắc đến Hồ Biểu Chánh. Trong buổi đầu
phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, hiện tượng phóng tác có
vai trò nhất định trong việc giúp các nhà văn Việt Nam tiếp thu kinh

nghiệm từ nước ngoài để tập dượt sáng tác một thể loại văn học mới.
Cũng trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XX, đã có một số nhà văn tiến
hành công việc sáng tác văn chương bằng cách phóng tác từ những tác
phẩm văn học Pháp. Nhưng không phải ai cũng thành công vì một số tác
phẩm chỉ đơn thuần là sự phỏng dịch nên không để lại ấn tượng sâu sắc.
Trong số các tác giả phóng tác thì chỉ có Hồ Biển Chánh là tác giả thành
công hơn cả. Hồ Biểu Chánh là người duy nhất đã biến các tác phẩm của
người khác thành các sáng tác riêng của mình chứ không phải đơn thuần
chỉ là những sản phẩm phỏng dịch. Khung cảnh trong tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh là hoàn toàn của Việt Nam, nhân vật hoàn toàn Việt Nam,
mang tính cách tâm lý và thể hiện đạo lý của người Việt Nam vừa rất
Việt Nam vừa rất Nam bộ. Hồ Biểu Chánh đã tạo cho mình một phong
cách sáng tác riêng biệt, độc đáo, không hề có sự sao chép máy móc từ
tác phẩm nước ngoài mà là một sự sáng tạo dựa trên những; truyền thống
của nền văn học dân tộc. Chính vì vậy mà các sáng tác của Hồ Biểu
Chánh đã được bạn đọc bình dân ở Nam bộ trong nửa đầu thế kỷ XX đón
nhận rất nồng nhiệt.
Ngày nay, vai trò và vị trí của nhà văn Hồ Biểu Chánh đã được đánh
giá lại. Ông đã có một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc. Một
số tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình ở
trường phổ thông. Không những thế, tác phẩm của ông còn được dựng
thành phim và được đông đảo công chúng nhiệt tình đón nhận. Với luận
văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào
việc nghiên cứu ảnh hưởng của Văn Học Pháp đến một số tác phẩm của
Footer Page 9 of 162.


Header Page 10 of 162.

Hồ Biểu Chánh, để thấy được tài năng sáng tạo độc đáo của ông trên

bước đường thể nghiệm sáng tác thể loại tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Từ lâu các nhà nghiên cứu văn học nước ta đã có ý thức so sánh khi
đề cập đến ảnh hưởng của văn học nước ngoài đối với nền văn học nước
nhà. Ông cha ta từ xưa đã có những công trình nghiên cứu so sánh giữa
văn học ta với văn học Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XX, khi lĩnh vực
nghiên cứu văn học và sáng tác văn chương bắt đầu nở rộ thì ý thức về
so sánh văn học đã bắt đầu thể hiện một cách rõ nét. Vào thời kỳ này, ý
thức so sánh văn học đã chuyển hướng từ việc so sánh văn học Việt Hoa sang so sánh văn học Pháp -Việt, giữa phương Đông với phương
Tây. Các nhà nghiên cứu văn học so sánh muốn đi tìm những cái giống
và khác nhau giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp và văn học Trung
Quốc nhằm tìm hiểu các hiện tượng ảnh hưởng và vay mượn trong quá
trình hình thành và phát triển của nền văn học nước nhà. Từ đó họ cố vũ
sức sáns tạo độc đáo của các nhà văn Việt Nam trong việc tiếp thu di sản
văn hóa thế giới, góp phần khẳng định vị trí của nền văn học dân tộc
trong mối quan hệ với các nền văn học khác trên thế giới.
Trong những năm gần đây, không khí nghiên cứu văn học so sánh đã
thực sự sôi động trở lại và có những bước tiến nhất định. Các nhà nghiên
cứu văn học đã chú trọng tiếp cận nghiên cứu nhiều hiện tượng văn học
có ý nghĩa. Tuy vậy, vẫn còn có một số hiện tượng văn học chưa được
quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng, trong đó có việc nghiên cứu
ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam mà cụ thể là ảnh
hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Với đề tài "Ánh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với một số tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh" , sau khi đã khảo sát qua một số tác phẩm chúng tôi
nhận thấy rằng các sáng tác của Hồ Biểu Chánh không phải là sự sao
chép máy móc từ những tác phẩm văn học Pháp mà đó là sự tiếp nhận về
mặt nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở sáng tạo một cách tài tình. Đọc
Footer Page 10 of 162.



Header Page 11 of 162.

các các phẩm của ông ta thấy được một phong cách sáng tác riêng biệt,
độc đáo, vừa có tính hiện đại nhưng lại không xa lạ với văn học truyền
thống của dân tộc.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu vai trò, vị trí của nhà văn Hồ
Biểu Chánh trên văn đàn Việt Nam đã được khá nhiều người tìm hiểu,
đánh giá (chủ yếu ở bình diện thi pháp). Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của tiểu thuyết
Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh một cách cụ thể, toàn diện,
có hệ thống. Mặc dù vậv rải rác ở các bài viết trong các sách báo, tạp chí
của nhiều nhà nghiên cứu ít nhiều có nhắc đến như:
“Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ” TCVH 8/1994 của John C.
Schaffer và Thế Uyên.
“Victor HuGo ở Việt Nam” của Viện văn học – Hà Nội 1985.
“Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại – vài nhận xét
tổng quan” TCVH 2/1997 của Nguyễn Văn Dân.
“Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1990 – 1930”, NXB Đại học
và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1988 của Trần Đình Hượu, Lê Chí
Dũng.
“Con đường đến với tiểu thuyết hiện đại của hai nhà văn tiên phong
Nam Bộ” TCVH 3/2000 của Võ Văn Nhơn.
“Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ” TCVH 10/2000
của Trần Hữu Tá.
Các bài viết trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề phóng tác của Hồ
Biểu Chánh nhưng chỉ là những ý kiến đánh giá, nhận xét chung về hiện
tượng phóng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh chứ chưa đi sâu vào việc
nghiên cứu.


Footer Page 11 of 162.


Header Page 12 of 162.

Chúng tôi chỉ xin nêu một số công trình nghiên cứu (luận văn và
sách văn học) có đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu so sánh
hiện tượng phóng tác trong sáng tác tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh:
- Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Ngọc Lan năm 1991 tại Đại
Học Sư Phạm Hà Nội, với đề tài "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh trước 1932": Trong chương 4, mục 5 trang 80 phần "vấn đề mô
phỏng nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh", tác giả hệ thống
các nhân vật phóng tác tiêu biểu và các nhân vật tương ứng trong ba tác
phẩm :"Chúa tàu Kim Qui" phóng tác theo Le Comte de Monte Cristo
của Alexandre Dumas (cha); "Ngọn cỏ gió đùa" phóng tác từ Les
Misérables của Victor Hugo; "Cay đắng mùi đời" phóng tác từ Sans
famille của Hector Malot với số lượng khoảng 6 trang. Tác giả đưa ra
một vài nhận xét khi so sánh một vài nhân vật tương ứng. Bên cạnh đó
tác giả cũng nhận định chặng đường phóng tác của Hồ Biểu Chánh là
" một chặng đường thể nghiệm, chuẩn bị cho sự sáng tác độc lập của Hổ Biểu
Chánh Trong những Tiểu thuyết về sau". Tuy nhiên đây chỉ là những nhận
định chung về sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
-Luận án phó tiến sĩ của Tôn Thất Dụng năm 1993 tại Đại Học Sư
Phạm Hà Nội, với đề tài "Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết
văn xuôi tiếng Việt ở Nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1932": ở
chương 2 phần B2 trang 67,68,69 "Tinh hình dịch thuật, xuất bản tiểu
thuyết phương Tây và ảnh hưởng của chúng", tác giả nêu trường hợp
phóng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh trên bước đường làm quen với thể
loại mới. Tác giả đã thống kê 8 tác phẩm được Hồ Biểu Chánh phóng tác

từ văn học Pháp và nhận định như sau: " Điều đáng ghi nhận là thông qua
những tác phẩm này, nhà văn đã đặt ra những vấn đề vốn rất gần gũi với đời
sống người dân Nam Bô. Nói cách khác Hồ Biểu Chánh đã dựa vào tiểu thuyết
phương Tây để dựng lại khung cảnh sống của người Nam Bộ với những nét
đặc sắc riêng".

Footer Page 12 of 162.


Header Page 13 of 162.

-Luận văn thạc sĩ của Trần Xuân Phong năm 1997 tại Đại
Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài "Những đóng góp của Hồ
Biểu Chánh trong lĩnh vực tiểu thuyết giai đoạn 1912 - 1931": Trong chương 3
phần "Nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh", tác giả giới thiệu và so
sánh sơ bộ về nội dung của tác phẩm "Chúa tàu kim Qui" với tác phẩm "
Le Comte de Monte Cristo" của Alexandre Dumas (cha).
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài, các luận văn này
không đi sâu vào phân tích, so sánh ảnh hưởng của tiểu thuyếp Pháp
trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh mà chỉ dừng lại ở một vài nhận xét và
ví dụ tương ứng.
-"Chân dung Hồ Biểu Chánh" của Nguyễn Khuê, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh năm 1998 (Tái bản - đã xuất bản lần đầu vào năm 1974): Tác
giả chủ yếu trình bày về thân thế và sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu
Chánh. Đây là công trình đầu tiên biên khảo khá đầy đủ về thân thế và
sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh, ở phần đánh giá và nhận xét
một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh, tác giả đã đề cập đến vấn
đề phóng tác của nhà văn, đã giới thiệu và so sánh sơ lược vài điểm khác
nhau về nhân vật và nội dung cốt truyện của ba các phẩm được phóng tác
“Chúa Tàu kim Qui" với " Le Comte de Monte Cristo" của Dumas, Cay

đắng mùi đời" với “Sans Famille" của Hector Malot , "Ngọn cỏ gió đùa"
với "Les Misérables" của Victor Hugo. Nhận xét về các tác phẩm phóng
tác của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khuê cho rằng Hồ Biểu Chánh đã khéo
léo “việt hóa" các nhân vật và sự việc vay mượn nên các truyện hoàn toàn
có "màu sắc Việt Nam", đặc biêt là có rất nhiều chi tiết ở truyện Pháp
được tác giả thay đổi cho thích hợp với nếp sinh hoạt của "xã hội Việt
Nam" và diễn tả đúng "tâm lý người Việt Nam”
-"Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại" của
giáo sư Hoàng Nhân , NXB Mũi Cà Mau 1998: Trong cuốn sách này có
phần phụ lục bài viết của tác giả Nguyễn Văn Trung về "Ảnh hưởng của
một số tiểu thuyết gia Pháp với tác giả Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn
Footer Page 13 of 162.


Header Page 14 of 162.

Trung đã trình bày và đối chiếu ba tác phẩm “Chúa tàu Kim Qui'' với "
Le Comte de Monte Cristo" của Dumas, "Ngọn cỏ gió đùa" với " Les
Misérables" của Victor Hugo , "Cay đắng mùi đời" với "Sans famille"
của Hector Malot. Tuy có so sánh tương đối rất rõ về chủ đề, tư tưởng
của các tác phẩm, nhưng tác giả không đi sâu vào phân tích nội dung cụ
thể để làm nổi bật sức sáng tạo độc đáo của Hồ Biểu Chánh (phần nghiên
cứu này khoảng 38 trang).
Trên đây là một vài ghi nhận bước đầu của chúng tôi về tình hình
nghiện cứu ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh của những người đi trước. Chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên
cứu ảnh hưởng của một số tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh thật sự không nhiều. Nếu có, các tác giả chỉ đề cập đến hoặc
chỉ dừng lại ở một vài tác phẩm để so sánh nhận định chứ chưa đi sâu
vào nghiên cứu kỹ.

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước và
theo yêu cầu của đề tài, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu lại một
cách có hệ thống , cụ thể hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật
trong các tiểu thuyết phóng tác của Hồ Biểu Chánh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của đề tài
Trong "Đời của tôi về văn nghệ”, Hồ Biểu Chánh có viết: "Tôi biên
dưới đây mấy bộ tiểu thuyết tôi đã viết ra bởi cảm tác phẩm nào của Pháp"
(Trích lại của Nguyễn Khuê trong cuốn “Chân dung Hồ Biểu Chánh",
Lửa Thiêng 1974).

Footer Page 14 of 162.


Header Page 15 of 162.

Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh đã viết truyện thơ "Vậy mới phải" (1913) và
truyện "Nặng gánh can trường" (1930) có nội dung phỏng theo cuốn Le
Cid của Corneille.
Căn cứ vào mục đích, ý nghĩa của đề tài và nhất là sau khi xác định
rõ đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài, chúng tôi xin được giới hạn
đề tài như sau:
Tuy Hồ Biểu Chánh có phóng tác từ văn học Pháp khoảng 12 tác
phẩm nhưng đề tài chỉ xoay quanh việc nghiên cứu bốn tác phẩm tiêu
biểu cho các tác phẩm phóng tác của nhà văn. Nội dung chính của đề tài
là nghiên cứu, đối chiếu, so sánh từ nội dung, hình thức nghệ thuật đến
tư tưởng của bốn tác phẩm là: "Chúa tàu Kim Qui" phóng tác theo "Le
Comte de Monte Cristo" của Alexandre Dumas (cha). "Ngọn cỏ gió đùa"
phóng tác từ "Les Misérables" của Victor Hugo, "Cay đắng mùi đời"
phóng tác từ "Sans famille" và "Chút phận linh đinh" phóng tác từ "En
famille" của Hector Malot.

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước và
cũng theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách cụ thể,
hệ thống hơn. Chúng tôi mong muốn rằng đề tài này sẽ đóng góp thêm
cho các nhà nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh, cũng như những ai quan tâm
đến nhà văn, những ý kiến nhìn nhận về giá trị của những tác phẩm mà
Hồ Biểu Chánh đã phóng tác từ văn học Pháp, cũng như thấy được tài
Footer Page 15 of 162.


Header Page 16 of 162.

năng phóng tác của ông trong bước đầu tập dợt sáng tác thể loại tiểu
thuyết ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
5. Phương pháp nghiên cứu
về phương pháp nghiên cứu của luận văn này, chúns tôi áp dụns
một số phương pháp chủ yếu, cơ bản sau:
5.1.Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu văn bản để tìm ra những
điểm giống nhau và khác nhau về nội dung, đề tài, tư tưởng, phong cách
và kĩ thuật xâv dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật để xác định sự ảnh
hưởng cũns như những nét riêng độc đáo đầy sáns tạo của nhà văn Hồ
Biểu Chánh.
5.2.Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp để làm
nổi bật nội dung chính của luận án. Thông qua đó, chúng tôi làm sáng tỏ
phong cách, quan điểm, tư tưởng của nhà văn trong việc vận dụng sáng
tạo từ những các phẩm văn học nước ngoài.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp hỗ trợ khác
như: phương pháp nghiên cứu văn học sử, phương pháp cẩu trúc hệ
thống văn bản. Các phương pháp này sẽ vận dụng phối hợp với nhau

trong đề tài.
6. Kết cấu của luận án
Luận án này được trinh bày với các phần chính sau đây: (mục lục)
Phần : Dẫn nhập
Phần : Nội dung chính của đề tài
Chương 1 : Tiểu thuyết Nam bộ đầu thế kỷ XX và nhà văn Hồ Biểu
Chánh.
Footer Page 16 of 162.


Header Page 17 of 162.

Chương 2 : Sự tiếp nhận sáng tạo về mặt nội dung.
Chương 3 : Sự tiếp nhận sánc tạo về mặt nghệ thuật.
Phần : Kết luận
Phần: Phụ lục
Phần : Thư mục

Footer Page 17 of 162.


Header Page 18 of 162.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHÀ
VĂN HỒ BIỂU CHÁNH
1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Nam bộ đầu thế kỷ XX
Những biến động về xã hội, văn hóa ở miền Nam từ khi thực dân
Pháp xâm lược.

Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm xong nước ta, thực dân Pháp từng
bước biến nước ta từ chế độ phong kiến thành chế độ thực dân nửa
phong kiến. Sự thay đổi về chế độ xã hội kéo theo sự thay đổi về cơ cấu
giai cấp, ý thức hệ văn hóa. Đặc biệt là từ khi thực dân Pháp bình định
xong Nam kỳ và bắt tay vào việc xây dựng chế độ thuộc địa thì xã hội
Nam kỳ lúc bấy giờ đã có nhũng biến đổi sâu sắc : đô thị ngày càng mở
rộng, các thị trấn mọc lên khắp nơi, nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới
xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản thành thị, công nhân...Trong xã hội
cũng xuất hiện nhiều nhu cầu mới, nhiều nghề mới. Thành thị ngày càng
thu hút nhiều người dân chạy loạn, thợ thủ công, nông dân ... ra thành
thị để kiếm sống. Dân số thành thị ngày càng đông, xã hội đô thị ngày
càng phức tạp. Xã hội Việt Nam biến đổi một cách sâu sắc, con người
Nam bộ cũng chịu sự chi phối của những mối quan hệ mới. Sức mạnh đồ
đồng tiền đã làm nhân tâm con người điên đảo, nhân phẩm con người bị
dày xéo, bị chà đạp, giá trị đạo đức con người cũng bị thay đổi.
Xâm chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp muốn xóa bỏ ngay ảnh hưởng
của văn hóa Trung Quốc trong đời sống người Việt, kéo họ về với văn
hóa Pháp. Chữ Hán mất dần ưu thế trong đời sống người trí thức. Thi
Hương được xóa bỏ sớm nhất ở Nam kỳ. Những nhà trí thức nho học đau
buồn trước sự suy tàn của đạo học. Để thuận lợi trong việc cai trị, Pháp
đã dần dần thay thế tầng lớp thân sĩ, nho sĩ, thuộc bộ máy quan lại triều
đinh bằng cách mở các trường hậu bổ, trường Pháp - Việt ... để đào tạo
những người Tây học phục vụ trong bộ máy nhà nước. Thực dân Pháp
Footer Page 18 of 162.


Header Page 19 of 162.

còn gởi các sinh viên ưu tú ra nước ngoài học, nhất là học tại Pháp.
Trong xã hội Nam kỳ, những người biết tiếng Pháp có cơ hội làm giàu

bằng nhiều nghề (kết quả học tập cho phép họ có một chức vụ trong hệ
thống chánh quyền của xã hội thượng lưu, đạt được một nghề tự do hoặc
làm công chức trong cơ quan hành chánh hay quân đội). Đội ngũ trí thức
biết tiếng Pháp ngày càng đông khi hệ thống trường học được mở rộng
vào đầu thế kỷ XX và có thể nói lối sống Pháp, tư tưởng Pháp đã ảnh
hưởng nhiều đến những người trí thức Tây học này.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do những biến động về đời sống
kinh tế xã hội mà cừ dân ở các đô thị ngày càng thấy sự tiện lợi của đồ
dùng sinh hoạt do thực dân Pháp mang đến, đồng thời họ cũng thấy sự
hấp dẫn của sinh hoạt văn hóa theo kiểu phương Tây. Cái mới, cái đẹp,
cái tiện lợi theo quan niệm cũ đã bị rạn nứt. Bây giờ cái mới cái đẹp, cái
tiện lợi đã được nhìn nhận theo hướng khác. Sức hấp dẫn ấy đã lôi kéo
không những dân thành thị mà cả dân ở vùng nông thôn vào sự thay đổi
sinh hoạt theo lối mới. Đồng thời với sự thay đổi trong cuộc sống bình
thường là sự thay đổi cả về đời sống tinh thần, tâm lý, thị hiếu và cả
cách suy nghĩ. Cuộc sống sôi động chen chúc phức tạp ở thành thị đòi
hỏi con người phải thích nghi. Cái mới dần dần chinh phục được cả
những người khó tính nệ cổ nhất. Họ cũng tự sửa đổi mình cho thích hợp
với cuộc sống mới.
Tình hình văn học đầu thế kỷ XX
Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cung đình không còn là trung
tâm của cả nước. Các trường dạy chữ nho xưa kia tấp nập khắp cả nước
nay không còn nữa. Đồng lương Tây hậu hĩ đã lôi cuốn thanh niên đến
cửa các trườns Pháp Việt. Ở thành thị càng ngày càng hình thành đông
đảo bộ phận những cư dân mới, có cuộc sống hoàn toàn khác trước, với
những nhu cầu văn học cũng khác trước. Những người công chức sau 8
giờ làm việc ở công sở về nhà họ cần được giải trí bằng cách đọc sách,
Footer Page 19 of 162.



Header Page 20 of 162.

báo, truyện ... Những nhà kinh doanh cần biết tin tức, cần tiêu khiển ...
Những người buôn bán nhỏ, những anh phu xe, những cô sen ... trong lúc
rỗi rãi cũng thích xem truyện giải trí. Nhu cầu thưởng thức văn học nghệ
thuật ở thành thị ngày càng tăng, người ta ngày càng đòi hỏi truyện phải
có nhiều tình tiết cụ thể, hấp dẫn, li kỳ, gây xúc động hơn. Người dân
thành thị trong cuộc sống đua chen, cạnh tranh không còn thỏa mãn với
những lời dáo huấn về đạo lý cương thường của nho gia phong kiến với
những tấm sương cao cả của những vị thánh. Chính vì vậy mà lớp
công chúng mới không thỏa mãn được những thị hiếu văn chương cũ
nữa. Họ đòi hỏi phải có một nền văn học thị dân. Vì thế, "Bên cạnh những
nhà nho vẫn tiếp tục làm thơ phú, người nông dân vẫn liếp tục ca hát dân gian
...nền văn học cũ vẫn tồn tại khắp đất nước thì một lớp nhà văn kiểu mới một
nền văn học có tính chất khác trước xuất hiện tạo nên một cảnh tương giao
giữa hai nền văn học" [21, 22]. Trên văn đàn lúc bấy giờ xuất hiện những
người làm báo, viết văn bước đầu làm quen với văn học bằng con đường
dịch thuật, phóng tác từ văn học Trung Quốc, văn học Pháp sang chữ
quốc ngữ. Các tác phẩm được đăng dần trên báo chí hay in thành sách
mỏng là món ăn tinh thần đầu tiên của lớp công chúng thị dân mới mẻ
này.
Giao thông và giao lưu văn hóa phát triển, thành thị và nông thôn có
điều kiện liên lạc thường xuyên hơn, nhất là sự ra đời của báo chí, nhà
xuất bản, nhà hát ... đã góp phần truyền bá các tác phẩm văn học nhanh
chóng và rộng khắp hơn.. Văn học mới và văn học cũ đều được đăng lên
báo chí, đều được đem ra công bố cho mọi người. Văn học trở thành một
thứ hàng hóa cạnh tranh đi tìm sự chú ý đến nhu cầu và thị hiếu của công
chúng bạn đọc. Trong tình hình đó, văn học của các nhà nho thu hẹp dần
và tự nó cũng thay đổi tính chất cho phù hợp với nhu cầu thời đại. Mặt
khác, công chúng thành thị lại có tiền bỏ ra nuôi sống báo chí và người

cầm bút nên họ cũngtrở thành lực lượng bị chi phối sự phát triển của văn
học. Bên cạnh đó, ở nhà trường, học sinh từ việc học tiếng Pháp cho đến
Footer Page 20 of 162.


Header Page 21 of 162.

học văn học Pháp, "những giờ phân tích giảng day văn học trong nhà
trường có tác dụng cải tạo giáo dục quan điểm thẩm mỹ làm cho người đọc
hiểu, thích một thứ văn học rất khác với văn học truyền thống"[21, 27].
Để đáp ứng thị hiếu, văn học đã thay đổi. Quan niệm văn học,
phương pháp sáng tác, tư tưởng thẩm mỹ của người sáng tác cũng phải
khác trước. Một nền văn học mới đã ra đời, lấy đề tài là cuộc sống bình
thường trong đời sống xã hội (thể hiện đời sống nội tâm của cá nhân, của
cái tôi), trong đó con người làm nhân vật trung tâm (các nhà viết tiểu
thuyết xem công chúng mới ở thành thị và một bộ phận công chúng ở
nông thôn làm đối tượng miêu tả). Văn học cũng dần dần phức tạp, đa
dạng nhiều màu sắc như cuộc sống thực.
Hiện thực của đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của
một nền văn học nhất định mà nó còn là yếu tố nảy sinh chính nền văn
học ấy. Đời sống xã hội thay đổi, con người cũng mang trạng thái tâm lý
mới, vì thế mà văn học nghệ thuật phải đáp ứng nhu cầu thị hiếu mới.
Văn hóa thành thị ra đời, người trí thức tân học thay chế cho nhà nho
làm chủ văn đàn. "Nền văn học mới đem một số quan niệm mới phản ánh
hiện thực đời sống xã hội thay thế cho quan niệm văn học cũ lấy Tâm - Chí Đạo làm cơ sở, dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm, dùng ngôn
ngữ của bản thân đời sống thay thế ngôn ngữ trang nhã, đầy những điển tích
của xã hội cũ .Mô tả cuộc sống bình thường, hàng ngày và những con người
của cuộc sống hiện thực trần tục." [21, 310].
Tóm lại, văn học mới ra đời chủ yếu phản ánh cuộc sống thành thị tư sản hóa.
Công chúng thành thị được hình thành ngày càng đông đảo không chỉ là đối tượng

phục vụ mà còn là nhân tố làm nảv sinh nền văn học mới. Dần dần, nhu cầu văn hóa
đã dẫn đến những hoạt động kinh doanh văn hóa. Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm
báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề
kiếm sống tuy là rất chật vật. Trước kia, độc giả đi tìm văn phẩm, còn bây giờ văn
phẩm phải chạy theo thị hiếu người tiêu dùng. Sự ra đời của nền văn học mới đã góp
Footer Page 21 of 162.


Header Page 22 of 162.

phần thúc đẩy văn học Việt Nam thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của phương Đông,
bước vào quỹ đạo chung của văn học thế giới. Như vậy ."Thực dân Pháp du nhập
văn hóa Pháp để đẩy lùi, chiếm chỗ thay thế văn hóa cổ truyền của ta. Ta một
mặt phản kháng lại sự xâm nhập nô dịch đó để bảo vệ nền văn hóa dân tộc,
mặt khác ta cũng bắt chước chọn lọc tiếp thu cái mới và chịu ảnh hưởng của
cái thống trị. Dần dần nền văn hóa ta phát triển theo một nền văn hóa mới một
cách không cưỡng lại được". [21, 22].
Điều kiện thúc đẩy nền văn học mới ra đời:
-Chữ quốc ngữ và sự phổ biến chữ quốc ngữ : Chữ quốc ngữ được sáng
chế từ nửa đầu thế kỷ XVII, do các giáo sĩ phương Tây và Việt Nam dựa
vào cách phát âm của người Việt rồi ghi lại theo mẫu tự La tinh. Trong
suốt mấy thế kỷ, sự phát triển của chữ quốc ngữ gắn liền với sự nghiệp
truyền siáo của các giáo sĩ Thiên Chúa giáo. Suốt thời kỳ đầu, chữ quốc
ngữ gặp phải sự chống đối khá quyết liệt của tầng lớp trí thức đương
thời và đại đa số nhân dân. Họ không đón nhận Thiên Chúa giáo và xem
chữ quốc ngữ như một thứ chữ nô dịch, không phải là chữ của dân tộc.
Chính vì thế, chữ quốc ngữ bị bó hẹp chỉ sử dụng trong những giáo dân
theo Thiên Chúa giáo.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chữ quốc ngữ trở thành công
cụ nô dịch và đồng hóa nhân dân ta. Miền Nam là nơi được chú ý nhiều

nhất trong quá trình truyền bá chữ quốc ngữ. Lúc đầu, chữ quốc ngữ
được dùng trong lĩnh vực hành chính, trong trường học, trong lĩnh vực
báo chí. Thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích
việc học chữ quốc ngữ trong nhân dân bằng cách giảm thuế, ban thưởng,
ưu tiên tuyển dụng nhân viên biết chữ quốc ngữ. Thực dân Pháp cho mở
trường dạy chữ quốc ngữ từ những năm 1880. Ở trường học, Pháp thực
hiện chương trình giáo dục Pháp -Việt, trong đó tiếng Pháp là ngôn ngữ
chính, còn chữ quốc ngữ được giảng dạy kèm theo như là một ngôn ngữ
phụ.
Footer Page 22 of 162.


Header Page 23 of 162.

Đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhờ sự tiếp xúc sách vở, báo chí
nước ngoài và nhờ sự kích thích động viên của các phong trào học chữ
quốc ngữ khắp cả nước, người dân ngày càng thấy rõ sự thuận tiện của
chữ quốc ngữ. Tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên không ngừng học
tập trau dồi cách diễn đạt, cải tiến từng bước và hoàn thiện câu văn xuôi
tiếng Việt. Trong đó báo chí là môi trường trau dồi và rèn luyện ngòi
bút. Chữ quốc ngữ nhanh chóng phát triển đáp ứng yêu cầu của bộ phận
công chúng mới, công chúng thị dân. Từ những chính sách của chính
quyền thực dân hay những hoạt động của các nhà nho yêu nước, tuy xuất
phát từ những mục đích động cơ hoàn toàn khác nhau nhưng đều dẫn đến
kết quả là chữ quốc ngữ trở thành lợi khí văn tự chung của cộng đồng
Việt Nam.
Trải qua kinh nghiệm tìm tòi và học hỏi, người Việt Nam đã làm
giàu thêm kho từ vựng tiếng Việt. Bên cạnh việc sáng tạo thêm từ mới,
ta còn tiếp nhận thêm các từ của Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp, rồi Việt
hóa dần làm cho ngữ pháp tiếng Việt ngày càng mạch lạc hơn, sáng sủa

hơn, phong phú hơn. Đẩy lùi câu văn biền ngẫu. Có thể nói, đó là nhờ sự
đóng góp rất lớn của đội ngũ nhà báo, nhà văn thời bấy giờ.
Sự ra đời của báo chí và nhà xuất bản :
Trên bình diện văn học điều đáng chú ý là hệ thống báo chí và sự
ra đời của nhà xuất bản. Trong quá trình phát triển, báo chí ngày càng
gắn chặt hơn với văn học, thúc đẩy văn học phát triển. Lúc ban đầu báo
chí ra đời chủ yếu giúp người đọc làm quen với chữ quốc ngữ. Sau đó,
báo chí trở thành món ăn tinh thần của độc giả trong lĩnh vực cung cấp
tin tức, giải trí ... Báo chí kích thích không khí sáng tác văn chương và
thưởng thức văn học mới. Báo chí bắt đầu dịch và đăng các tác phẩm văn
học nước ngoài mà chủ vếu là văn học - Pháp và Trung Hoa, hoặc dịch
lại những tác phẩm văn học bằns chữ Hán, chữ Nôm của ta ra chữ quốc
ngữ. Việc in lại các tác phẩm văn học cổ và văn học dân gian được sưu
Footer Page 23 of 162.


Header Page 24 of 162.

tầm và tuyển chọn đã tạo nên một không khí sáng tác văn chương trong
nhân dân. về sau, hoạt động của báo chí ngày càng sôi nổi, rộng khắp,
thông tin được truyền đi khá nhanh. Báo chí trở thành nơi rèn luyện tay
nghề viết văn và công bố tác phẩm. Dần dần, thông qua báo chí, câu văn
xuôi tiếng Việt không ngừng phát triển. Ngôn ngữ đời sống hàng ngày
được sử dụng ngày càng nhiều, làm cho câu văn trở nên linh hoạt, dễ
hiểu, phản ánh đúng đắn tính chất đối tượng được miêu tả. Báo chí ra
đời góp phần làm cho độc giả khắc phục quan điểm, thị hiếu cũ, làm
quen và xây dựng những quan điểm thị hiếu mới.
Sự ra đời của báo chí gắn liền với sự xuất hiện của nghề in. Thực
dân Pháp sử dụng nhiều phương tiện kỷ thuật hiện đại nên kỹ thuật in
đẹp và nhanh chóng hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho báo

chí, sách vở và tác phẩm văn học ra mắt bạn đọc với số lượng ngày càng
cao, giúp cho việc học chữ quốc ngừ cũng như việc truyền bá các tác
phẩm văn học được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ở giai đoạn đầu của thế kỷ XX, hai nhân tố yêu nước và duy tân
cùng tác động vào quá trình phát triển văn học. Để thích ứng với nhu cầu
mới, văn học cũng biến động theo sự tác động của cuộc sống. Văn học
trở thành công cụ phục vụ cho cuộc sống. Sự ganh đua tranh chấp giữa
các dòng văn học cũ và mới đã dẫn đến sự ra đời của nhiều sự kiện văn
học có ý nghĩa. Nền văn học mới ra đời với nhiều thể loại như truyện
ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch ... Các tác phẩm văn học dần dần vượt qua
giai đoạn mô phỏng ấu trĩ thuở ban đầu và đã có một số thành tựu đầu
tiên đáng ghi nhận. Văn học mới chiếm được cảm tình của đông đảo
công chúng. Nghề in phát triển, nhà xuất bản ra đời tạo điều kiện cho
các tác phẩm được in trên báo, in thành sách.
Sự ảnh hưởng của nền Pháp học
-Văn học Pháp trong nhà trường:

Footer Page 24 of 162.


Header Page 25 of 162.

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX thì
đến nửa đầu thế kỷ XX, nước Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp.
Là một nước thuộc địa nên việc tiếp xúc ảnh hưởng văn hóa Pháp ở nước
ta là điều tất yếu xảy ra. Đặc biệt, cùng với chính sách đồng hóa của
thực dân Pháp, việc học ngôn ngữ Pháp, văn học Pháp là mục tiêu hàng
đầu trong hệ thống giáo dục của Pháp tại Việt Nam. Ngay những năm
cuối của thế kỷ XIX, Pháp đã mở rộng chươns trình cổ động và cấp học
bổng cho một số thanh niên đang du học tại Pháp, nhằm đào tạo một lớp

trí thức theo văn hóa Pháp. Vào đầu thế kỷ XX, hệ thống giáo dục của
Pháp ở nhà trường Việt Nam được áp dụng ở các cấp học từ tiểu học đến
đại học.
Chương trình giáo dục ở các trường Pháp - Việt rất quan tâm đến
vấn đề trau dồi nghiên cứu, sáng tác văn chương. Các thế hệ học sinh,
sinh viên được làm quen với văn chương cổ điển và những tác giả, tác
phẩm nổi tiếng của nền văn học Pháp trong khoảng 10 thế kỷ mà chủ yếu
là các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX. Việc coi trọng giảng dạy văn học
trong nhà trường Pháp ngoài mục đích nhằm giáo dục tư tưởng, thị hiếu,
quan điểm, đặc biệt là các phương pháp sáng tác thơ văn cho thanh thiếu
niên Việt Nam, nó còn góp phần truyền bá văn hóa Pháp. Không bao lâu,
một đội ngũ đông đảo học sinh, sinh viên từ các trường Pháp - Việt đã
trở thành lớp nhà văn mới. Họ vốn đã được làm quen với hình thức và
thể loại mới nên họ nắm bắt được kỹ thuật viết văn mới. Do đó khi trở
thành nhà văn, họ vận dụng những điều đã được học vào công việc sáng
tác văn chương.
Việc học văn học Pháp trong nhà trường đã có tác dụng khơi gợi và
bồi dưỡng tình yêu văn chương trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh
viên. Những giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm văn chương Pháp
đã làm rung động những tâm hồn trong sáng nhạy cảm của thế hệ học
sinh, sinh viên Việt Nam. Vì thế, tuy nhà trường Pháp thời bấy giờ
không dành ưu tiên cho việc học tiếng Việt nhưng các thế hệ học sinh,
Footer Page 25 of 162.


×