Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Công tác thi đua khen thưởng xã bản qua huyện bát xát tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.54 KB, 49 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Công tác thi đua khen thưởng xã Bản Qua huyện Bát Xát
tỉnh Lào Cai

Họ và tên sinh viên
Lớp
Thời gian thực tập
Địa điểm thực tập
Giảng viên hướng dẫn

: Đặng Thị Trang
: Quản lý nhà nước 3
Niên khóa: 13
: 28/3/2016 - 22/5/2016
:Ủy ban nhân dân xã Bản Qua huyện Bát Xát
tỉnh Lào Cai
: Thạc sĩ Doãn Minh Thắng
Nguyễn Hồng Vân

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

MỤC LỤC
1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1


2
3
4
5
6
7
8
9
10

CỤM VIẾT TẮT
AHLĐ
HĐND
HĐTĐKT
KH
KHHGĐ
MTTQ
NTM
TĐKT
UBND
XHCN

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
Anh hùng lao động
Hội đồng nhân dân
Hội đồng thi đua khen thưởng
Kế hoạch
Kế hoạch hóa gia đình
Mặt trận tổ quốc
Nông thôn mới

Thi đua khen thưởng
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
2


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian gần bốn năm học tập trên giảng đường Học viện Hành chính
Quốc gia, học viện đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập trong thời gian hai
tháng tại Ủy ban nhân dân xã Bản Qua huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
Trong quá trình thực tập em đã có cơ hội tiếp xúc và thực hành trực tiếp các
kiến thức đã học vào hoạt động thực tế tại Ủy ban nhân dân xã Bản Qua(cụ thể là ở
bộ phận “một cửa” – bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân xã Bản
Qua).
Kết thúc thời gian thực tập,em đã học hỏi và rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm, nhiều kỹ năng bổ ích, được tổng kết lại trong bản báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Bản Qua, chủ tịch UBND Lý Văn
Bình, cán bộ hướng dẫn Lê Thị Kiều Hoa cùng các cán bộ, công chức làm việc tại
Ủy ban nhân dân xã Bản Qua đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập,
cũng như đã cung cấp tư liệu cần thiết giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc
gia– những người đã cung cấp cho em nền tảng kiến thức lý luận vô cùng bổ ích
trong bốn năm qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
giảng viên - Thạc sĩ Doãn Minh Thắng và giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn Tiến Dũng
- Nguyễn Hồng Vân đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập, cũng
như trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập này.

3



Lào Cai, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực tập
Đặng Thị Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác
Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Thông qua thi
đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và
những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, húc
đẩy phong trào phát triển đi lên.
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên
truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực
hoạt động thực tiễn của cán bộ,công chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên
giao. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực
để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết
chặt chẽ để thi đua mãi”. Trong thời gian qua, hầu hết các cơ quan, đơn vị cả nước
đã duy trì nghiêm túc, phát huy được vai trò của công tác thi đua, khen thưởng vào
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng xây dựng tổ chức đảng
trong sạch vững mạnh cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số cơ quan, đơn vị cơ sở, công tác thi
đua, khen thưởng duy trì còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, chưa tạo
được động lực và sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức.
Xã Bản Qua là một xã biên giới thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai có nhiều yếu
tố thuận lợi cũng như khó khăn để phát triển kinh tế lẫn các hoạt động xã hội. Ủy
4


ban luôn luôn cố gắng thúc đẩy phong trào thi đua khen thưởng để hoạt động kinh
tế xã hội được ngày một phát triển, thế nhưng cũng không thể tránh khỏi những

khó khăn vướng mắc cũng như những mặt còn yếu kém. Vì vậy: đề tài: “Công tác
thi đua khen thưởng xã Bản Qua huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai” nhằm làm rõ hơn
nữa những mặt đã đạt được cũng như những mặt cần khắc phục của Ủy ban nhân
dân xã Bản Qua.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài: “công tác thi đua khen thưởng xã Bản Qua
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai” lấy vấn đề thi đua khen thưởng tại xã Bản Qua huyện
Bát Xát làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong
phạm vi hoạt động của Ủy ban nhan dân xã Bản Qua huyện Bát Xát.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích các cơ sở dữ liệu.
Phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu báo cáo và tài liệu
liên quan.
Bố cục báo cáo: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BẢN QUA
HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
TẠI XÃ BẢN QUA HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI XÃ BẢN QUA HUYỆN BÁT XÁT
TỈNH LÀO CAI
5


Trong quá trình làm báo cáo, do điều kiện thời gian và khả năng của bản
thân còn hạn chế, nguồn tài liệu tham khảo không nhiều,vậy nên báo cáo của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy (cô) giáo. Trong quá trình thực hiện báo cáo này, ngoài sự tìm tòi, nghiên cứu
của bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên – thạc sỹ
Doãn Minh Thắng và giảng viên – Nguyễn Hồng Vân. Em xin chân thành cảm ơn.

1.1.Mục đích thực tập
Thực hiện Quyết định số 1918/QĐ-HVHCQG ngày 30/12/2005 của giám
đốc Học Viện hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên
Đại học hành chính hệ chính quy.
Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia.
Mục đích chung
Tìm hiểu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà


nước.
Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số vị trí công việc của
cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp
vụ quản lý hành chính.
Bổ sung và nâng cao kiến thức đã đã học tại Học viện Hành chính Quốc gia.
 Mục đích thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Bản Qua huyện Bát Xát
tỉnh Lào Cai:
Tìm hiểu việc thi hành pháp luật tại cơ quan.
Quan sát thái độ thực thi công vụ của cán bộ công chức.
Tìm hiểu sâu sát hơn về tình hình thực tế tại địa phương về các mặt kinh tế xã hội.
6


Tìm hiểu về các phong trào, hoạt động thi đua theo chủ trương đường lối của
Đảng, của các cấp chính quyền cao hơn định hướng cũng như giao phó.
1.2.Nội dung thực tập
Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan
thực tập.
Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước nơi
thực tập.

Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính
liên quan đến cơ quan nơi thực tập.
Thực hành các kỹ năng hành chính liên quan.
1.3.Thời gian và địa điểm thực tập
Địa điểm thực tập: Bộ phận “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Bản Qua
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
Thời gian thực tập: thời gian thực tập tại bộ phận bắt đầu từ 28/03/2016 đến
hết ngày 20/05/2016.
1.4.Báo cáo quá trình thực tập
Thời gian
Tuần 1
(Từ ngày
28/3/2016 đến
3/4/2016)

Nội dung thực tập
-Làm lễ ra quân thực tập và nghe phổ biến
quy chế thực tập.
-Gặp gỡ đoàn thực tập và nghe giảng viên
hướng dẫn thông qua kế hoạch thực tập.
-Liên hệ với Văn phòng Ủy ban nhân dân
huyện Bát Xát và Ủy ban nhân dân xã Bản
Qua huyện Bát Xát, Lào Cai.
-Tiến hành thực tập tại bộ phận “một cửa”.
-Tìm hiểu nội quy, quy chế làm việc tại bộ
phận “một cửa” của xã.
-Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc
do cán bộ hướng dẫn thực tập giao.
- Chọn đề tài viết báo cáo.


Cán bộ hướng
dẫn
Lê Thị Kiều
Hoa

7


Tuần 2
(Từ ngày
4/4/2016 đến
10/4/2016)

-Hoàn thành các công việc do cán bộ
hướng dẫn thực tập giao tại bộ phận “một
cửa”.
-Lập đề cương báo cáo thực tập.

Lê Thị Kiều
Hoa

Tuần 3
(Từ ngày
11/4/2016 đến
17/4/2016)

-Hoàn thành các công việc do cán bộ
hướng dẫn thực tập giao tại bộ phận “một
cửa”.
-Liên hệ với phó chủ tịch, cán bộ hướng

dẫn và các cán bộ, công chức khác để thu thập
số liệu viết báo cáo thực tập.
-Trình giảng viên hướng dẫn xem trước
báo cáo thực tập sơ lược.
-Hoàn thành các công việc do cán bộ
hướng dẫn thực tập giao tại bộ phận “một
cửa”.
-Chỉnh sửa báo cáo theo hướng dẫn của
Giảng viên hướng dẫn.
- Hoàn thành báo cáo sơ lược.

Lê Thị Kiều
Hoa

-Hoàn thành các công việc do cán bộ hướng

-Lê Thị Kiều
Hoa

Tuần 4
(từ ngày
18/4/2016 đến
24/4/2016)

Tuần 5,6,7,8
(từ ngày
25/4/2016 đến
20/5/2016)

dẫn thực tập giao tại bộ phận “một cửa”.


Lê Thị Kiều
Hoa

-Nộp báo cáo.

1.5.Những công việc đã làm trong quá trình thực tập tại bộ phận “một
cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Bản Qua
Trong quá trình thực tập tại bộ phận “một cửa” của xã Bản Qua, em đã được
thực hiện một số công việc cụ thể liên quan, bao gồm:
-Hướng dẫn công dân khi đến bộ phận một cửa.
-Hướng dẫn công dân có nhu cầu cấp lại bản chính hoặc cải chính giấy khai
sinh làm các thủ tục và giấy tờ cần thiết.
8


-Vào sổ công văn đến, đi.
-Hỗ trợ cán bộ hướng dẫn đóng dấu giấy tờ có liên quan.
-Thực hiện photo công chứng các loại giấy tờ cho công dân khi đến có nhu
cầu.
-Hỗ trợ cán bộ hướng dẫn thực hiện các công việc có liên quan đến việc bầu
cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021.

PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BẢN QUA
HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI
1.1.Lịch sử hình thành
Sau khi đánh chiếm Lào Cai (tháng 3 năm 1886), đế quốc Pháp cai quản địa
hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7 tháng 1 năm 1899, đạo quan binh IV
được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào

Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai
thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày
12 tháng 7 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh
IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh
Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Ngày
12 tháng 7 năm 1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai.

9


Ngày 30/12/1946, Bát Xát được giải phóng lần thứ nhất, chính quyền mới
được thành lập ở huyện và một số xã Nhạc Sơn, Mường Hum, Trịnh Tường.
Đầu năm 1947, Huyện bộ Việt Minh Bát Xát được thành lập do đồng chí
Nguyễn Trúc làm bí thư, nhiều cán bộ tăng cường về cơ sở vận động tranh thủ một
số tầng lớp trên tham gia chính quyền mới.
Từ đây xã Bản Qua được thành lập, trực thuộc huyện Bát Xát.
1.1.1.Vi trí địa lý:
Bản Qua là xã biên giới của huyện Bát Xát, có vị trí bao bọc thị trấn Bát Xát
(là trung tâm huyện lỵ).Trung tâm xã cách trung tâm huyện 3 km về hướng tây bắc.
Là xã có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 11 km. Tổng diện tích đất tự
nhiên là 5.367 ha.


Địa hình:

Địa hình xã Bản Qua chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp gồm 12 thôn nằm
dọc theo trục đường tỉnh lộ 156 và ven Sông Hồng, địa hình đồi núi thấp có độ cao
trung bình từ 100m - 250m chiếm khoảng 25% diện tích toàn xã. Vùng cao gồm 6
thôn nằm trên sườn núi dốc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam có độ cao trung bình
600m-1.000m chiếm khoảng 75% diện tích toàn xã.



Khí hậu – Thủy văn:

Bản Qua nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung
của khí hậu toàn vùng. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 19-300C.Vùng cao
thường xảy ra rét đậm, rét hại và sương muối. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.400 mm – 1.600 mm và phân bố không đều trong năm. Độ ẩm trung bình là 83%.
Về mùa mưa thường có lốc xoáy và mưa lớn cục bộ gây lũ lụt và sạt lở đất gây
10


nguy hiểm đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân, mùa khô thường có rét đậm, rét
hại gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.


Thổ nhưỡng:

Chủ yếu có 2 nhóm đất chính: Đất đỏ vành phân bố chủ yếu ở các thôn vùng
cao chiếm khoảng 80% diện tích có màu đỏ, kết cấu tơi xốp; Đất nâu vàng trên
trầm tích phù sa cổ có tầng đất khá dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp, phân
bố dọc Sông Hồng và các đồi thấp liền giải dọc theo suối và chân đồi thấp rất phù
hợp cho canh tác nông lâm nghiệp; Vùng ven Sông Hồng có dải đất á sét trữ lượng
khá lớn có thể khai thác làm vật liệu xây dựng, gốm sứ.
Đất đai của xã Bản Qua khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ PH trung
bình từ 4-6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại
cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn là điều kiện tốt
để giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.
1.1.2. Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên:
 Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên là 5.367 ha chiếm 5,08% diện tích toàn huyện,
trong đó đất nông nghiệp diện tích 3.767,29 ha chiếm 70,19% tổng diện tích (Đất
sản xuất nông nghiệp: 429,45 ha, đất lâm nghiệp: 3.259,14 ha, đất nuôi trồng thủy
sản 71,2 ha, đất nông nghiệp khác 4,5 ha); Đất phi nông nghiệp diện tích 271,92 ha
chiếm 5,06%; Đất đồi núi chưa sử dụng 1.327,79 ha chiếm 24,73% tổng diện tích.


Tài nguyên nước:

Trong xã có 2 suối chính là suối Bản Qua, suối Bản Náng, ngoài ra còn có
nhiều khe lạch và hệ thống ao hồ tại vùng thấp cung cấp nước khá tốt cho sinh hoạt
và sản xuất. Nguồn nước ngầm, nước mặt khá dồi dào thuận lợi cho viêc khai thác.
11




Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 3.259,14 ha chiếm trên 60% tổng diện tích tự
nhiên. Rừng sản xuất: 1.686,94 ha, rừng phòng hộ: 1.585,0 ha. Trong những năm
gần đây, công tác trồng, chăm sóc khoanh nuôi bảo vệ rừng được thực hiện khá
tốt.Rừng tại xã Bản Qua là một trong những nguồn lợi thế tốt để phát triển các mô
hình kinh tế, nhất là kinh tế vườn đồi.


Tài nguyên khoáng sản:

Xã có quạng Apatite , mỏ sét có trữ lượng khá lớn nằm dọc theo bờ Sông
Hồng là nguồn nguyên liệu tốt cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ...



Môi trường:

Do là xã biên giới, miền núi vùng cao, công nghiệp chưa phát triển mạnh
nên môi trường chưa bị ô nhiễm nặng. Cơ bản trên 90% số hộ dân đã được cung
cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên rác thải sinh hoạt trong khu dân cư chưa
được thu gom và xử lý triệt để (chủ yếu là xử lý tại chỗ), nước thải sinh hoạt chưa
được xử lý tốt. Tỷ lệ hộ dân có nhà vệ sinh đúng quy cách còn chưa cao.Chuồng
trại chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư, chưa được xây dựng kiên cố và chưa được
xử lý gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan.


Dân số, dân tộc:

Toàn xã có 18 thôn, bản, 1457 hộ với 6.018 khẩu, 11 dân tộc anh em cùng
sinh sống, trong đó dân tộc Giáy tỷ lệ 51,6%, dân tộc Dao tỷ lệ 24%, dân tộc Kinh
tỷ lệ 18,7%, dân tộc Tày tỷ lệ 5,1%, các dân tộc khác tỷ lệ 0,6%.
1.2.Tổ chức bộ máy
• Sơ đồ khối Đảng Ủy
Bí thư Đảng ủy

12


Phó bí
thư

Trưởng
ban tổ

chức

Phó bí
thư

Chủ
Chủ
tịch
tịch
hội
hội
(chủ tịch
CC
nôn
UBMTTQ
)
g
Chủ
Trưởn
Trưởng
Văn
Phó B Trưởng
nhiệ
g ban
ban
phòng
CT
ban
tuyên
dân • Sơ Đảng

đồ khối chính
quyền m
mặt
TTND
kiểm
huấn
vận
ủy
trận
tra
Chủ tịch UBND

Phó CT
khối VHXH

Văn
hóa

hội

Trưởng
khối dân
vận

Lao
động
TBX
H



thư
Đoà
n
than

Chủ
tịch
hội
phụ
nữ

Phó CT
KT

Địa
chính

Kế
toántái
chính

Văn
phòng
thống



pháp
hộ
tịch


Ban
CHQS

Ban
công an

Về phía Đảng bộ xã Bản Qua bao gồm:
-1 Đảng bộ: 179 Đảng viên; 24 chi bộ trực thuộc, trong đó: 18 chi bộ thôn
bản, 5 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế.
Về phía Ủy ban nhân dân xã Bản Qua bao gồm:
13


-24 cán bộ công chức; trong đó có 11 cán bộ, 13 công chức.
-1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch.

1.3.Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng:
Chính quyền cấp xã có chức năng quản lý mọi mặt công tác của Nhà nước ở
xã, nhằm bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và chấp hành
nghiêm chỉnh ở địa phương, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động; bảo đảm quyền lợi của công dân, chăm lo đời sống vật chất và văn
hoá của nhân dân trong xã; động viên mọi công dân trong xã làm tròn nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
b.

Nhiệm vụ

Chính quyền Nhà nước cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu

như sau:
1. Về xây dựng và thực hiện kế hoạch:
- Đối với những xã đã cơ bản hoàn thành hợp tác hoá, Uỷ ban Nhân dân xã
trực tiếp xây dựng và thực hiện các phần kế hoạch do xã phụ trách như sự nghiệp
giáo dục, văn hoá, y tế, xã hội và ngân sách xã; tổng hợp những chỉ tiêu chủ yếu về
phát triển sản xuất, nộp thuế, bán sản phẩm cho Nhà nước, xây dựng các công trình
phục vụ sản xuất, vay vốn ngân hàng... trong kế hoạch của hợp tác xã để dưa vào
kế hoạch chung của xã, báo cáo Hội đồng Nhân dân xã quyết định và trình Uỷ ban
Nhân dân huyện duyệt, kiểm tra, giúp đỡ các hợp tác xã hoàn thành kế hoạch.

14


- Đối với những xã đang tiến hành hợp tác hoá, Uỷ ban Nhân dân xã chỉ đạo
các ban sản xuất ấp, buôn, các tập đoàn sản xuất, các hợp tác xã xây dựng kế hoạch
sản xuất, kinh doanh; tổng hợp các kế hoạch đó để báo cáo Hội đồng Nhân dân xã
quyết định, trình Uỷ ban Nhân dân huyện duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Quản lý ruộng đất, rừng, bãi biển và các tài nguyên thiên nhiên khác trong
xã theo pháp luật quy định.
3. Quản lý dân số, hộ tịch hộ khẩu, sinh tử, giá thú theo chính sách, chế độ
hiện hành; quản lý lao động, tổ chức thực hiện kế hoạch phân bố lao động, chế độ
và kế hoạch huy động dân công cho Nhà nước, cho xã.
4. Quản lý và thi hành chính sách tài chính, thu thuế, thu nợ cho Nhà nước;
xây dựng và quản lý thu chi ngân sách xã theo quy định chung.
5. Kiểm tra, đôn đốc các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất về các mặt công tác
sau đây:
- Thực hiện kế hoạch sản xuất; chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trước hết là nghĩa vụ
lương thực, thực phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, trả nợ.
- Thi hành đúng điều lệ hợp tác xã tập đoàn sản xuất, trọng tâm là thực hiện

đúng các nguyên tắc về sản xuất, phân phối, sử dụng vốn và các tài sản của tập thể,
sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và kỹ thuật của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất.
6. Thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa; quản lý thị trường, ngăn
chặn mọi hành vi kinh doanh, buôn bán trái phép; đầu cơ tích trữ.
7. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; bài trừ tệ nạn xã hội,
chống mọi hiện tượng tiêu cực; bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản, tính
15


mạng của nhân dân. Đối với các cơ quan, xí nghiệp, trạm, trại, cửa hàng, kho tàng,
đường giao thông, ống dẫn dầu, đường dây điện và những tài sản khác thuộc cơ
quan cấp trên đặt tại xã hoặc đi qua lãnh thổ xã, Uỷ ban Nhân dân xã có trách
nhiệm bảo vệ và giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đơn vị đó hoàn thành nhiệm vụ.
8. Thực hiện chế độ và kế hoạch nghĩa vụ quân sự theo đúng pháp luật và kế
hoạch Nhà nước; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức chiến đấu và
sẵn sàng chiến đấu; thực hiện công tác hậu phương quân đội.
9. Quản lý tiểu thuỷ nông, đường giao thông trong xã.
10. Tổ chức công tác văn hoá, thông tin, truyền thanh, giáo dục, y tế, thể dục
thể thao, và quản lý các cơ sở nói trên.
11. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trong xã.
12. Phát hiện và xử lý theo quyền hạn được giao những hành vi vi phạm
pháp luật.
Giám sát các cơ sở kinh tế, văn hoá và các cơ quan cấp trên hoạt động tại xã,
chấp hành pháp luật, chính sách Nhà nước và thi hành các nghị quyết, quyết định
của chính quyền địa phương.
Uỷ ban Nhân dân xã có quyền đình chỉ thi hành những chủ trương hoặc việc
làm của các tổ chức kinh tế tập thể và các tổ chức khác trực thuộc xã trái với pháp
luật, xét thấy có hại cho Nhà nước và tập thể, cho quyền lợi chính đáng của xã viên
và công dân, nhưng phải báo cáo ngay với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, hoặc thị xã
biết.


16


CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG XÃ BẢN QUA
HUYỆN BÁT XÁT, LÀO CAI
2.1.Sơ lược công tác thi đua khen thưởng xã Bản Qua giai đoạn 20122014
2.1.1.Ưu điểm:
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước được phát động rộng rãi, thu hút
đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia và tạo ra không khí
thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân vượt qua mọi khó
khăn thử thách để đạt được những thành quả to lớn góp phần vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện nhà và xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng giàu đẹp, kết
quả có gần 98% hộ gia đình đăng ký tham gia thi đua.
- Thực hiện Đề án xây dựng đơn vị AHLĐ trong thời kỳ đổi mới, các mục
tiêu của đề án đã được xã chủ động triển khai thực hiện, đến nay cơ bản các mục
tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thực hiện theo đúng lộ trình của
đề án, ngoài ra nhân dân và cán bộ trong toàn xã luôn đồng thuận, đồng lòng chung
tay, góp sức xây dựng kiên cố hoá đường giao thông nông thôn với phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm, nêu cao khẩu hiệu "Xây dựng xã Bản Qua phát
triển là xây dựng ngôi nhà của mình, của mọi người’’.
- Các phong trào thi đua trong những năm qua không những đã góp phần to
lớn trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã Bản Qua, từng bước đưa nông
dân tiếp cận công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,
phát triển lực lượng sản xuất đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN, mà còn mang lại những thành công rực rỡ về nhận
thức. Đó cũng chính là minh chứng cho sức mạnh của sự đồng thuận giữa Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các thôn bản và nhân dân các dân tộc
xã Bản Qua vì mục tiêu xây dựng xã Bản Qua ngày càng giàu về kinh tế, mạnh về
17



quốc phòng an ninh, ổn định xã hội và văn minh trong đời sống văn hoá và là nền
tảng để xã Bản Qua xây dựng đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới ở
một xã biên giới, miền núi, dân tộc.
2.1.2.Tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước,
công tác khen thưởng, công tác xây dựng Nông thôn mới trong thời gian qua còn
có một số tồn tại sau đây:
- Trình độ cán bộ công chức xã vẫn còn hạn chế, chưa được tham gia tập
huấn, phương pháp triển khai thực hiện, một số nhân dân chưa phát huy tinh thần
trách nhiệm còn ỷ lại trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa tích cực
tham gia vào các phong trào chung của địa phương.
-Ngoài ra cán bộ làm công tác TĐKT là còn là kiêm nhiệm nên thời gian
dành cho công tác nghiên cứu, tham mưu phát động và cụ thể hóa các tiêu chí đánh
giá qua các phong trào thi đua, phát hiện điển hình tiên tiến theo phong trào và
định kỳ, chưa thường xuyên liên tục; một số bộ phận nhân dân còn trông chờ ỷ lại
vào chính sách hỗ trợ của nhà nước nên chưa tích cực tham gia vào các phong trào
chung của địa phương.
-Một vài cá nhân cán bộ công chức chưa thật sự nhiệt tình với công việc(do
nhiều yếu tố).
2.1.3.Nguyên nhân:
- Do các thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng xã đều là kiêm
nhiệm và chuyên môn vẫn còn chưa thể thực sự đạt.

18


- Do trình độ của một số nhân dân còn hạn chế trong việc nắm bắt về NTM,
về thi đua các phong trào cũng như chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa

phương.
- Nội lực ngân sách địa phương còn hạn hẹp, kinh phí hỗ trợ từ trên còn
thấp, kinh tế nhân dân đã khá lên song vẫn còn thấp.
2.2.Công tác thi đua khen thưởng năm 2015
2.2.1.Công tác lãnh, chỉ đạo:
Công tác lãnh chỉ đạo, quán triệt các quy định về công tác
thi đua, việc xây dựng các văn bản thực hiện công tác thi
đua:
Năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trong đặc biệt là Đại hội Đảng
bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng. UBND xã đã triển khai các văn bản chỉ đạo của UBND huyện, Hội đồng
TĐKT huyện, Hội đồng TĐKT xã đã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác
TĐKT cũng như hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, thôn bản thực hiện đầy đủ theo
quyết định UBND tỉnh về công tác TĐKT. Xây dựng kế hoạch công tác, phát động
phong trào thi đua theo từng lĩnh vực, từng chuyên đề, phân công từng bộ phận,
ngành phụ trách từng phong trào thi đua trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân xã đã tổ
chức đăng ký các danh hiệu thi đua toàn diện, đăng ký thi đua theo các phong trào.
Tổ chức hội nghị giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 và phát động phong trào thi đua
năm 2015 các ban ngành đoàn thể, thôn bản.Tại các hội nghị giao chỉ tiêu kế hoạch
năm 2015.
Hội đồng thi đua khen thưởng xã đã tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã về
công tác thi đua khen thưởng như: Xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi
19


đua hoàn thành toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ và các phong trào thi
đua chuyên đề trên tất cả cac lĩnh vực của đời sống xã hội.
Công tác tuyên truyền về thi đua khen thưởng:
Đã được quan tâm, triển khai đồng bộ, rộng khắp đến cán bộ, đảng viên và
nhân dân trên địa bàn xã về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công

tác thi đua khen thưởng đặc biệt là công tác tuyên truyền thực hiện phong trào thi
đua “Vệ sinh môi trường nông thôn” với nhiều hình thức như: Tuyên truyền bằng
miệng thông qua các cuộc giao ban cán bộ, công chức, trưởng thôn và Bí thư chi
bộ.
Công tác xét công nhận kỷ lục thi đua, sáng kiến:
Công tác xét công nhận kỷ lục trong các phong trào thi đua được các ngành
đoàn thể quan tâm, chú trọng. Trong năm 2015 UBND xã đã công nhận 47 kỷ lục
thi đua trong các lĩnh vưc y tế, dân số, giáo dục, lao động việc làm, nông - lâm
nghiệp, giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Trong năm 2015 công tác xét, công nhận sáng kiến Hội đồng thi đua-khen
thưởng xã đã xét, công nhận sáng kiến cho 19 cá nhân đạt sáng kiến cấp cơ sở
trong sự nghiệp giáo dục.
2.2.2.Kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng:
2.2.2.1.Kết quả thực hiện phong trào thi đua toàn diện:
Phong trào thi đua toàn diện trong năm 2015 được triển khai sâu rộng tới các
ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn xã, được nhân dân hăng hái tham gia trên
tất cả các lĩnh vực. Đến nay về cơ bản các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, quốc phòngan ninh thực hiện theo kế hoạch cụ thể:
20


a. Trồng trọt:
* Cây vụ động năm 2014-2015: Diện tích vụ đông năm 2014-2015 là 131 ha.
Trong đó: Cây ngô đông 67 ha (đạt 134%KH), năng suất đạt 32 tạ/ha; cây khoai
lang 15 ha, năng suất 12 tấn/ha; cây khoai tây kế hoạch giao 5ha thực hiện 2 ha,
năng suất 13 tấn/ha; cây rau đậu các loại 41 ha, năng suất 12,5 tấn/ha; cây dưa
chuột 22 ha năng suất đạt 40 tấn/ha.
* Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 485 ha đạt 100% KH, tăng 1,5% so với năm
2014. Tổng Sản lượng cây lúa cả năm là: 2.614,8 tấn. Trong đó cây lúa vụ xuân là:
227 ha, năng suất đạt 59,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1.350,6 tấn tạ/ha, cây lúa vụ mùa là:
258 ha, năng suất đạt 49 tạ/ha, sản lượng đạt 1.264,2 tấn.

* Cây ngô: Diện tích cây ngô cả năm là: 455,2 ha đạt 153,3% KH = 100%
năm 2014. Tổng sản lượng cây ngô cả năm là: 1.216,2 tấn. Trong đó: Ngô xuân là
267 ha

(Cây ngô chết héo không cho thu hoạch là 67 ha; còn lại là diện tích bị

ảnh hưởng từ 30% - 70% nhân dân tận dụng thu hoạch, năng suất bình quân đạt 42
tạ/ha sản lượng: 420 tấn. Ngô vụ hè thu 121,2 ha, năng suất đạt 48 tạ/ha, sản lượng
đạt: 581,8 tấn. Ngô vụ đông (2014-2015) là 67 ha, năng suất đạt: 32 tạ/ha, sản
lượng đạt 214,4 tấn.
Tổng sản lượng lương thực có hạt là: 3.769,1 tấn. Bình quân lương thực đầu
người đạt: 619,6 kg/người/năm.
* Các cây trồng khác: Thực hiện đảm bảo đúng khung thời vụ, cơ bản đảm
bảo chỉ tiêu kế hoạch trên giao, với tổng diện tích đạt 1.019,94 ha. Với một số cây
trồng chính là: Cây thảo quả 214 ha, cây sa nhân tím 10 ha, cây mía 40 ha, cây
chuối 30,2 ha, cây chùm ngây 3 ha......(có phụ biểu chi tiết kèm theo).

21


* Cây trồng vụ đông năm 2015 - 2016: Đã thực hiện 168,5 ha/155 ha =
108,71% KH giao, cụ thể như sau: Cây ngô đông thực hiện 80/60 ha đạt 133,3 %
KH (trong đó trên đất ruộng hai vụ lúa là 10 hahiện tại nhân dân đã trồng xong,
ngô đông sớm 47 ha bắt đầu thu hoạch, chính vụ 23 ha ngô đang chín sáp, ngô
đông muộn 10 ha đang giai đoạn 6-8 lá). Cây Khoai lang đã thực hiện 6/15 ha đạt
40% KH hiện tại nhân dân đã trồng xong. Cây khoai tây thực hiện 3.5/5 ha đạt
70% KH hiện tại nhân dân đã trồng xong, cây cao 20 cm nhân dân đang chăm sóc.
Cây Dưa chuột thực hiên 22/24 ha = 109,1% KH hiện tại nhân dân đang trồng. Rau
đậu các loại: Thực hiện được 46/53 ha = 86,8% KH, diện tích còn lại vẫn đang tiếp
tục trồng.

* Mô hình: Thực hiện 02 mô hình:
- Mô hình trồng ngô LVN 885 diện tích 2500m2, LVN 17 diện tích 2500m2,
LVN 146 diện tích 2500m2, LVN 092 diện tích 2500m2, trồng tại thôn Hải Khê, có
4 hộ tham gia, năng suất ước đạt 56 tạ/ha.
- Mô hình nuôi cá Bỗng nước ngọt quy mô 6000m2, địa điểm tại 03 thôn với
06 hộ tham gia (Bản Vai 02 hộ, Bản Qua 01 hộ, bản Cát 03 hộ).
* Công tác bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư nông nghiệp: Triển khai kịp thời
các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo năng suất, sản lượng cây trồng.
Tổng giá trị thu từ ngành trồng trọt là: 50.490.740.000 đồng
b. Chăn nuôi-thủy sản:
* Chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng gia
súc, gia cầm. Xã đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thường xuyên nắm
bắt tình hình đàn gia súc, gia cầm, làm tốt công tác kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh
22


do đó không có dịch bệnh xảy ra.Vì vậy đàn gia súc gia cầm phát triển ổn
định.Công tác kiểm tra hoạt động giết mổ được thực hiện thường xuyên. Tổng đàn
gia súc là 10.977 con/10.517 con = 104,4% KH, tăng 39,2% so với năm 2014.
Tổng đàn gia cầm: 40.734 con/36.126 con = 112,8% KH, tăng 49,7% so với năm
2014. Tổng Giá trụ thu nhập từ chăn nuôi đạt: 21.081 triệu đồng.
Tổ chức, triển khai việc tiêm phòng vắc xin theo kế hoạch của ngành thú y
huyện. Trong năm tổ chức tiêm phòng làm 02 đợt ở 18/18 thôn bản trên địa bàn xã
đảm bảo đạt và vượt kế hoạch giao.
* Thủy sản: Diện tích thủy sản: 71.21/71.21 ha = 100% KH. Mô hình nuôi
cá bỗng nước ngọt của Trung tâm thủy sản Lào Cai, quy mô 6 hộ/3 thôn, mỗi hộ
gần 1000 con hiện đàn cá sinh trưởng, phát triển ổn định. Tổng giá trị thu nhập:
56.255.900.000 đồng. Giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác thủy sản đạt
790.000.000 đồng/ha.
c. Lâm nghiệp:

Thường xuyên tuyên truyền và tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng
cháy chữa cháy rừng. Chỉ đạo tằng cường quản lý tốt việc khai thác lâm sản; Công
tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng được thực hiện thường xuyên, không xảy ra
vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Vận động nhân dân làm cỏ, chăm sóc, bảo
vệ các diện tích rừng đã trồng là 1.200 ha/1200 ha = 100%. Diện tích rừng được
trồng mới tập trung là: 53,9 ha/50 ha = 107,8% KH. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt:
49,3%. Giá trị ngành lâm nghiệp đạt: 10.533.480.000 đồng.
- Cây cao su: Tổng diện tích đã trồng là 215 ha, kế hoạch năm 2015 là 20 ha,
đã bàn giao cho Công ty Cao su 12 ha ở tiểu khu 84 (Tà Sín), thực hiện trồng xong
8,2 ha (do công ty cao su tạm dừng kế hoạch trồng cây cao su năm 2015).
23


- Cây thảo quả: Tổng diện tích cây thảo quả 214 ha (trong năm 2015 trồng
mới 2 ha: Thôn Vi phái 1 ha, Bản pho 1 ha). Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện điều
tra thống kê diện tích cây thảo quả trong toàn xã. Năng xuất cây thảo quả bình
quân đạt 2,5 tạ/ha, Sản lượng đạt: 53,5 tấn. Thu nhập đạt: 6.420 triệu đồng.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Kiểm tra, quản lý tốt các hoạt động
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo đúng pháp luật. Đặc biệt là trong khai thác
khoáng sản - bảo vệ môi trường.
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ
dân sinh, vật tư nông nghiệp được cung ứng đầy đủ. Toàn xã có 125 hộ sản xuất
kinh doanh cá thể, nhìn chung các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có lãi, thu nhập
ổn định. Tuy nhiên do đặc thù là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô hộ gia
đình chưa tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho lao động.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ địa phương năm
2015 là 11.050 triệu đồng = 103,95% KH.
Thông tin văn hóa: duy trì tốt hoạt động của Đài truyền thanh xã. Tuyên
truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ
lớn trong năm 2015; các cuộc vận động thi đua yêu nước, tuyên truyền xây dựng

nông thôn mới, tập chung vào những việc nhân dân tiếp tục phải làm đó là: Chỉnh
trang nhà ở, vườn, ao, chuồng và công tác vệ sinh môi trường thôn bản, hộ gia
đình. Thực hiện tuyên truyền theo kế hoạch của các ban ngành, hoạt động của các
câu lạc bộ.
Triển khai đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, cơ quan
đơn vị văn hóa năm 2015 đến toàn thể nhân dân, 18/18 thôn đội, các cơ quan, đơn
vị, trường học trong toàn xã.

24


Làm tốt công tác tuyên truyền khánh tiết phục vụ Đại hội Đảng bộ xã nhiệm
kỳ 2015-2020, đại hội Đảng bộ huyện Bát Xát lần thứ XXII nhiệm kỳ 2015-2020.
Triển khai đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, cơ quan đơn vị
văn hóa năm 2015 đến toàn thể nhân dân, 18/18 thôn đội, các cơ quan, đơn vị,
trường học trong toàn xã.
Công tác xây dựng quỹ "đền ơn đáp nghĩa", quỹ bảo trợ trẻ em....đạt kết quả
tốt.Công tác tuyên truyền tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được đẩy mạnh.
Tạo việc làm mới cho người lao động: 187 người/180 người = 103,9% KH.
Số hộ nghèo năm 2015 theo tiêu chí chuẩn nghèo mới là 80 hộ = 5,8%. Số
hộ cận nghèo là 27 hộ = 2,18%. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp
nghỉ tết Nguyên đán Ất Mùi, tham gia thi đấu bóng chuyền với các xã bạn. Cử cán
bộ thôn bản tham gia các lớp đào tạo nghề do huyện tổ chức.
Quốc phòng-an ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn
xã năm 2015 cơ bản đảm bảo, ổn định. Xây dựng kế hoạch chiến đấu, kế hoạch
huấn luyện lực lượng dân quân năm 2015, thường trực sẵn sàng chiến đấu, phòng
chống cháy rừng. Xây dựng kế hoạch huấn luyện, tổ chức huấn luyện dân quân.
Trong năm trên địa bàn xã không có vụ việc phức tạp xảy ra.Trong năm trên
địa bàn xã không có vụ việc phức tạp xảy ra. Tuy nhiên trên địa bàn xã xảy ra 32
vụ, các vụ việc trên đã được giải quyết theo thẩm quyền (đặc biệt trên địa bàn có

01 vụ án mạng xảy ra). Các vụ việc nhỏ như trộm cắp tài sản, đánh nhau gây mất
trật tự công cộng đã được công an xử lý theo quy định của pháp luật. Quản lý, nắm
chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã cũng như các đối tượng tù tha, hưởng
án treo...

25


×