Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011 2015 xã Thụy Việt huyện Thái Thụy Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.82 KB, 84 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 - QH10 ngày
25/12/2001 của Quốc hội quy định "Nhà nước thống nhất quản
lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích và có hiệu quả". Trong thời kỳ đổi mới, cùng với
sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá-hiện đại hoá, nhu cầu về đất cho các ngành, lĩnh vực sản
xuất ngày càng gia tăng và đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gây
áp lực lớn lên nguồn tài nguyên đất. Chính vì vậy, lập quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất là một vấn đề hết sức cần thiết và giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu
dài, nó giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp
lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tránh được sự chồng
chéo gây lãng phí, huỷ hoại môi trường đất, tránh được sự phá
vỡ môi trường sinh thái hoặc kìm hãm quá trình phát triển kinh
tế của địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò và có chức năng rất quan
trọng. Nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức
sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm
vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công
trình văn hóa phúc lợi một cách hợp lý hơn

1



Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các ngành lập
quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn lãnh thổ; là cơ sở
pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ
cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
vv, và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu
hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo,
lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các hiện tượng
tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi
trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế
- xã hội.
Xã Thụy Việt là nằm cách trung tâm huyện khoảng 8 km
về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý cụ thể như sau:
-

Phía
Phía
Phía
Phía

Bắc giáp với Thành phố Hải Phòng;
Đông giáp với xã Thụy Văn;
Nam giáp với xã Thụy Dương;
Tây giáp với xã Thụy Hưng;
Thành phố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên là 708,20

ha, số hộ trong xã là 3.363 hộ với 10.974 khẩu người (năm
2015). Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của
tỉnh, huyện, cán bộ và nhân dân xã Thụy Việt với sự cố gắng

của mình đã tạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã
hội, phát triển kinh tế và tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ đời
sống sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã và đang
xảy ra những bất cập lớn về sử dụng và quản lý đất đai, sẽ nảy
sinh những mâu thuẫn và không đồng bộ về sử dụng đất giữa
các ngành, giữa các đối tượng sử dụng đất, kìm hãm sản xuất,
phá vỡ cảnh quan môi trường.
2


Thực

hiện

Luật

Đất

đai

năm

2013,

công

văn

số


2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 về việc triển
khai lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011 - 2015). Kế hoạch số 26/KH-UBND của
UBND tỉnh Thái Bình ngày 02/10/2009 về việctriển khai lập Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015). Căn cứ kế hoạch số 16/KH-UBND ngày
08/06/2011 của UBND huyện Vũ Thư về việc triển khai lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) của các xã trong huyện; Thực hiện sự chỉ đạo,
hướng dẫn về chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Vũ Thư nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về
đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2013. UBND xã Minh
Lãng tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011 - 2015 xã
Thụy Việt- huyện Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình”.
- Phạm vi, quy mô của dự án: Dự án được thực hiện trên
địa bàn xã Thụy Việt với tổng diện tích tự nhiên 491,34 ha.
- Cơ quan chủ đầu tư: UBND xã Thụy Việt.
- Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần Tài nguyên Môi
trường Việt Hòa.
II. Cơ sở lý luận
2.1. Các khái niệm về đất đai
Theo điều 3 luật đất đai năm 2013:
- Quy hoạch sử dụng đấtlà việc phân bổ và khoanh vùng
đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội,quốc phong an nin, bảo vệ môi trường và thích
ứng biến đổi khí hậu trên sơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử
3



dụng đất của các ngành,lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử
dụng đất theo thời gian để thực hiên trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất.
- Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các
yếu tố đia lý có lien quan,lập theo đơn vị hành chính cấp
xã,phường,thị trấn,được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bổ các loại đất tại một thời điểm xác định,được lập theo
từng đơn vị hành chính.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại
thời điểm đầu kì quy hoạch,thể hiện sự phân bổ các loại đất tại
thời điểm cuối kì quy hoach đó.
2.2 Căn cứ pháp lý
* Căn cứ pháp lý chung
* Căn cứ pháp lý riêng
- Căn cứ Luật đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều,
khoản của Luật Đất đai
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày02/06/2014 Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

4



- Quyết định số 147/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vũ Thư
- Nghị quyết số 39/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015)
của tỉnh Thái Bình
- Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND tỉnh về việc phê duyệt
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thái Bình.
- Bố cục của báo cáo thuyết minh tổng hợp "Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
( 2011 – 2015) xã Minh Lãng- huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình
"bao gồm các phần sau:
+ Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
+ Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai
+ Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai
+ Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất
* Tài liệu tham khảo.
c. Cơ sở thực tiễn.
Kết luận và Kiến nghị
III. Mục đích, yêu cầu của dự án
3.1. Mục tiêu của dự án
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2016) xã Thụy Việt đáp ứng
đủ yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng
của xã, của huyện trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp
luật. Tạo ra công cụ hữu hiệu giúp các cấp chính quyền tăng
cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về đất đai.

- Đánh giá toàn diện hiện trạng sử dụng đất và biến động
5


đất đai của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liền kề trước. Rà
soát thực hiện kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước. Xác định các chỉ tiêu chưa thực hiện được đối với phần
diện tích được bổ sung sử dụng cho các mục đích khác nhau; kết
quả phân tích phải chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; các chỉ tiêu không có khả
năng thực hiện trong kỳ kế hoạch cuối, các chỉ tiêu phải điều
chỉnh, bổ sung trong quy hoạch đến năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011 - 2015) xã Thụy Việt đánh giá tổng quát về
nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Xây dựng phương án sử dụng
đất hiệu quả, bền vững làm cơ sở cho việc chuyển đổi sử dụng
đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ tốt nhất cho việc xây
dựng, phát triển kinh tế - xã hội của xã theo tiêu chí nông thôn
mới.
3.2. Yêu cầu của dự án
- Quy hoạch phải được xây dựng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu
về triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
trên địa bàn huyện Thái THụy và tỉnh Thái Bình, trên cơ sở phù
hợp với Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), phù hợp với các Nghị
quyết Đại hội Đảng Bộ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân và các
Nghị quyết của BCH Đảng bộ, các Nghị quyết của UBND xã
Thụy Việt.
- Quy hoạch sử dụng đất xã Thụy Việtlàm cơ sở cho việc lập
quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, thủy lợi và các quy

hoạch khác trên địa bàn xã.

Nội dung dự án cần phải thể hiện

rõ:
6


+ Xác định rõ diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở các
chỉ tiêu sử dụng đất được huyện phân bổ;
+ Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công
trình, dự án;
+ Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng, …
từ đó có giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiệu quả,
bền vững.
4. Nhiệm vụ của dự án
- Điều tra, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Thụy Việt.
- Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của xã liên quan
tới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đánh giá hiện
trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của xã đối với giai
đoạn 10 năm trước.
- Đánh giá tiềm năng đất đai sự phù hợp của hiện trạng sử
dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển
kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của xã, của huyện.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất kỳ trước giai đoạn 2006 – 2010.
- Xác định mục tiêu, phương hướng sử dụng đất trong kỳ
quy hoạch.

- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020.
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi
7


trường. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
5. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) xã Thụy Việt.
(trong đó có các bảng biểu ).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thụy Việtnăm 2010 tỷ lệ
1/5.000 (in mầu).
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất xã Thụy Việt
đến năm 2020 tỷ lệ 1/5.000 (in mầu).

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thụy Việt nằm cách trung tâm huyện khoảng 8 km về
phía Tây Bắc, có vị trí địa lý cụ thể như sau:
-

Phía

Phía
Phía
Phía

Bắc giáp với Thành phố Hải Phòng;
Đông giáp với xã Thụy Văn;
Nam giáp với xã Thụy Dương;
Tây giáp với xã Thụy Hưng;
Trên địa bàn xã có con sông Hóa chảy qua là nguồn tưới

tiêu cho sản xuẩt và sinh hoạt của nhân dân.
I.1.2.

Địa hình, địa mạo
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, xã Thụy
Việt có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc <1˚ theo
8


hướng Bắc – Đông Nam với một số sông ngòi, kênh mương nằm
rải rác. Độ cao bề mặt so với mực nước biển trung bình từ 0,70 –
1,25 m.
I.1.3.

Khí hậu
Khí hậu mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa
hạ nóng ẩm mưa nhiều thường có bão, mùa đông lạnh, khô
hanh nhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những ngày nắng
ấm hoặc mưa ẩm.
Quanh năm bức xạ mặt trời lớn nên nền nhiệt độ cao. Số

giờ nắng trung bình từ 1.600 – 1.800 giờ/năm với tổng lượng
nhiệt Q = 8.500˚C.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23˚C - 24˚C, nhiệt độ nóng
nhất 38˚C - 39˚C vào tháng 6 và tháng 7; nhiệt độ lạnh nhất
5˚C - 9˚C vào thánh 1 và tháng 2. Độ ẩm không khí dạo dộng từ
82 – 94%.
Do chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc
thổi vào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng tốc độ
trung bình 2 – 3 m/s. Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện vài
đợt gió Tây Khô nóng, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm
sau có những đợt rét đậm kéo dài.
Ngoài ra, hàng năm còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 – 3
cơn bão với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản
xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân.

I.1.4.

Thủy văn
Là một xã thuộc châu thổ sông Hồng, Thụy Việt có hệ
thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt. Nguồn nước của xã

9


tương dối dồi dào nhưng khó khăn trong khai thác cho việc thau
chua, rửa mặn phát triển các loại cây trồng.
Nguồn nước tưới của xã chủ yếu lấy từ sông Hóa chất
lượng nước tốt, hàm lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản
xuất nông nghiệp.
1.2. Các nguồn tài nguyên

1.2.1. Tài nguyên đất

-

Qua biểu đồ thể hiện cơ cấu tài nguyên đất ta thấy:
+ Đất mặn chiếm 52,78% và đất phèn mặn chiếm 47,22%.
Và cần có những biện pháp khắc phục đất mặn xâm lấn vào đất
niền như đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống tưới tiêu
hợp lý để cải tạo đất...
+ Đặc trưng của những loại đất này là:
- Đối với đất mặn: những cây trồng như trồng cây cói có
khả năng chịu mặn và giảm độ mặn cho đất. Đất mặn trồng lúa
cần chú ý trọn giống chịu mặn và thận trọng đưa khi đưa giống
mới năng suất cao nhưng không chịu mặn. Thuận lợi cho việc
nuôi trồng thủy sản.
-

Đối với đất phen mặn: với độ phì nhiều khá cao nên

ngoài việc trồng lúa có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn
ngày và dài ngày. Và thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Ngoài sông Hóa chảy dọc phía Bắc xã, Thụy Việt còn có hệ
thống kênh mương dày đặc và khoảng gần 8,17 ha đất nuôi
10


trồng thủy sản, bao gồm các hồ, ao, nằm rải rác ở hầu hết các
hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Đây là nguồn cung cấp nước

chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và góp phần
vào việc cung cấp nước cho các cánh đồng vào mùa khô. Chất
lượng nguồn nước ngọt tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm. Khi được
đầu tư hợp lý có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Hiện nay nguồn nước tưới của xã chủ yếu từ Hóa chất
lượng nước tốt, hàm lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản
xuất nông nghiệp.
-

Nguồn nước ngầm
Qua khoan khảo sát mực nước ngầm trên phạm vi toàn
huyện cho thấy, nguồn nước ngầm của xã Thụy Việt có thể khai
thác được, nhưng thuộc dạng nghèo nước, mỗi giếng khoan chỉ
có thể khai thác từ 40 – 60 mᶟ/ngày đêm và nằm ở tầng nông
trên 20 m, giá thành khai thác rẻ, song chất lượng khai thác
không cao. Ở tầng nước từ 20 – 250 m đều mặn nên việc khai
thác nước ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất
không có tính khả thi. Đồng thời phải đề phòng nhiễm mặn từ
phía biển một khi nguồn nước ngầm trong nội địa bị khai thác ở
mức đáng kể.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Thụy Việt
là một căn cứ kháng chiến quan trọng để bảo vệ xóm làng và là
hậu phương vững chắc cho quân và dân ta. Trong kháng chiến
chống Mỹ (1954 – 1975), phát huy truyền thống cách mạng của
quê hương , quân và dân xã Thụy Việt luông tin tưởng tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng vừa ra sức củng cố xây dựng quê
11



hương vừa làm tròn nghĩa vụ chi viện sức người, sức của cho
tiền tuyến miền Nam.
Với lịch sử văn hiến, người dân trong xã cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong đấu tranh
chống xâm lược và thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân xã
Thụy Việt đã được Đảng, Nhà nước, cấp trên ghi nhận và đã
được tặng thưởng nhiều huân, huy chương.
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng
của Đảng bộ và nhân dân xã nhà, Đảng bộ đã tập trung lãnh
đạo nhân dân trong xã vượt qua mọi khó khăn, phấn đầu đạt
kệt quả đáng mừng trên tất cả các lĩnh vực.
1.3. Thực trạng môi trường
Là xã thuận nông, lại đang ở giai đoạn đầu đổi mới trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế - xã
hội trong xã chưa phát triển mạnh... nên mức độ ô nhiễm môi
trường nước, không khí, đất đai ở xã Thụy Việt chưa thất sự
đáng nói. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ở một số khu vực dân
cư, hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều bị ô nhiễm do hoạt động
của con người như việc xử lý rác, chất thải trong các khu dân cư
chưa được đồng bộ, kịp thời; do thói quen sử dụng phân bón
hóa học, phun thuốc trừ sâu không theo quy định; do việc phát
triển giao thông, các phượng tiện tiện tham gia giao thông, các
máy móc trong sản xuất... Ngoài ra, thiên nhiên cũng gây áp lực
mạnh đối với cảnh quan môi trường. Sự phân hóa của khí hậu
theo mùa ( mùa mưa thường gây lũ lụt; mùa khô khan hiếm
nước...). Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người
dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp
bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật
12



xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống
sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và công
đồng.
II.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

● nhận xét: Tổng giá trị sản xuất trong 5 năm tăng từ 21,02 tỷ
đồng ( giá cố định năm 2000) năm 2010 lên 30,18 tỷ đồng năm
2015. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 8,45%, cao hơn nhiệm
kỳ trước 1,45% trong đó:
- Nông nghiệp: là ngành nghề chủ yếu của địa phương và
nó đã thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây rau
màu, các loại cây vụ hè, vụ đông như: cây ngô, cây đỗ tương,…
đây là những loại cây màu cho giá trị kinh tế cao. Về cơ cấu
giống lúa có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là giống lúa ngắn
ngày và giống chất lượng cao đều tăng so với những năm trước.
Do đó ngày nông nghiệp luôn chiếm tỷ trong cao nhất trong các
ngành khác ( 11,84 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,24%)
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản.
Thương mại, dịch vụ cũng đã có sự thay đổi và sự tăng trưởng
kinh tế hàng năm đạt 8,45%, cao hơn nhiệm kỳ trước 1,45%.
Với sự tặng trưởng ngành kinh tế chậm do vậy ta cần phải có
những biện pháp để tăng tỷ trọng ngành kinh tế. Như giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệm và tăng tỷ trong ngày Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản và ngành thương mại,
dịch vụ.
13



2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
1. Sản xuất nông nghiệp
* Về trồng trọt
Diện tích canh tác 307,40 ha. Năng suất lúa bình quân đạt
11,5 tấn/ha.
Diện tích cây vụ đông bình quân hàng năm 35 ha chiếm tỷ
lệ 11,4% diện tích;
- Tổng sản lượng bình quân hàng năm đạt 3.673 tấn. Bình
quân lương thực đầu người đạt 777.4 kg;
- Giá trị ngành trồng trọt là 7,71 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
65,11%;
- Giá trị bình quân 27.54 triệu đồng/ha.
* Về chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn
tăng, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm. Tổng đàn lợn duy trì ở mức
3.188 con trong đó:
Đàn lợn nái 778 con. Đàn trâu bò có 380 con trong đó: đàn
bò 348, đàn trâu có 32 con. Đàn gia cầm 19.734 con.
Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 4,13 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 34,89%.
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền về
công tác phòng dịch, đồng thời tổ chức các đợt tiêm phòng cho
đàn gia súc gia cầm theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện.

2. Nuôi trồng thủy sản
14



Về thủy sản đã đưa vào thầu khoán diện tích chuyển đổi
vùng đồng Đỗi là 8,60 ha với mô hình sản xuất cá giống các loại
và lồng chép chăn nuôi ngan, vịt bước đầu đã thu được hiệu
quả. Diện tích nuôi trồng ở khi vực ven sông Sinh, sông Hóa
được duy trì ổn định. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 19,40
ha. Sản lượng hàng năm ước đạt 45 tấn.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có sức
phát triẻn nhanh và đa dạng. Đảng ủy có nghị quyết chuyên đề
về phát triển các ngành nghề. Các cơ sở và nhân dân tích cực
đầu tư vốn cho phát triển sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm
tăng thu nhập.
a)

Tiểu thủ công nghiệp
Toàn xã có 12 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có 03
cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thu hút hàng trăm lao động thu
nhập ổn định từ 300 ngàn đến 2 triệu đồng/người/tháng, ngoài
ra hàng năm có từ 200 – 250 lao động tự do trở lên đi làm ăn ở
trong và ngoài tỉnh thu nhập bình quân 1.500.000 đồng/tháng,
tổng thu nhập từ lao động tự do trong và ngoài tỉnh ước đạt 4 –
5 tỷ đồng/năm. Nghề móc sợi và mây tre đan có 04 cơ sở thu
hút trên 300 lao động tham gia.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp đạt 6,65 tỷ đồng.

b)

Xây dựng cơ bản

Đã triển khai thực hiện nhiều công trình xây dựng cơ bản
lớn như: Xây dựng 2 km đường bê tông nội bộ thôn Việt Tân, An
Cúc Đông, An Cúc Tây, lớp học mầm non thôn Việt Tân, khu phụ
trợ lớp học mầm non thôn An Cúc Đông, tường vây, cổng dậu,
15


sân chơi các lớp học mầm non, trạm ý tế xã với 12 phòng đạt
chuẩn quốc gia, mở rộng và nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ. Xây
dựng 2 trạm bơm An Cúc Tây 1 và 2, xây 500 m máng cứng, tu
bổ hệ thống cầu cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư.
Tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
cơ bản đạt 9,66 tỷ đồng tăng 48,60% so với mục tiêu đề ra.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ được phát triển mạnh tập
trung khu bến bãi và trung tâm xã. Dịch vụ vận chuyển như
phương tiện ô tô, lưu thông phân phối, thu gom, bảo quản giao
lưu hàng hóa tăng nhanh. Các doang nghiệp, hộ kinh doanh
không ngừng phát triển; chợ tiếp tục được tu sửa nâng cấp.
Toàn xã có 115 hộ buôn bán kinh doang, làm dịch vụ đã đáp
ứng với nhu cầu sản xuất, tiêu thụ dùng và phục vụ đời sống
của nhân dân.
Thực hiện bàn giao hệ thống lưới điện sinh hoạt sang cho
ngành điện quản lý. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin
liên lạc, dịch vụ bảo hiểm được mở rộng. Giá trị ước đạt 8.68 tỷ
đồng.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Tính đến năm 2015 toàn xã có 4.748 nhân khẩu và 1.429
hộ. Dân số phân bố không đồng đều giữa các thôn, tập trung

nhiều nhất ở An Cúc Tây với 1.607 nhân khẩu. Những năm qua
dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng ủy, chính quyền xã, phong trao
thực hiện kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới
từng hộ gia đình, có sự kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với
các biện pháp hành chính, bước đầu đã thu được kết quả khá
16


khả quan: Tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh con sớm
và sinh con thứ 3.
2.3.2. Lao động và việc làm
Theo thống kê, đến nay Thụy Việt có 3.086 lao động,
chiếm 65% dân số toàn xã. Có thể nói, nguồn nhân lực của xã
khá dồi dào, đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp song trình
độ chưa đồng đều, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá lớn song
lao động qua đào tạo còn quá ít. Mặt khác, ngành sản xuất
nông nghiệp của xã còn dừng ở năng suất, chưa tạo mô hình,
chưa tính đến giá trị sản xuất và hàng hóa nông nghiệp, việc
phát triển, mở mang các nhóm nghề chưa tập trung nên hiệu
quả còn thấp. Trong thời gian tới cần có biện pháp tạo việc làm
ngay tại địa phương cho người lao động, nhất là đối với thanh
niên tốt nghiệp phổ thông. Đây là vấn đề cần được chính quyền
xã quan tâm trong thời gian tới.
2.3.3. Thu nhập và mức sống
Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của
các hộ gia đình trong xã ở mức trung bình so với mức bình quân
chung của tỉnh. Hiện tại không còn hộ đói, số hộ khá và giàu
ngày một tăng, song những hộ này tập trung chủ yếu ở những
hộ có nghề phụ và kinh doành dịch vụ.
2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân
cư trên địa bàn xã được hình thành với mật độ tập trung thành
từng xóm, cụm dân cư ở ven các trục đường giao thông chính,
các trung tâm kinh tế, văn hóa của xã.
Trong các khu dân cư, phần lớn nhà ở được xây dựng theo
kiểu nhà vườn có diện tích khuôn viên lớn. Tỷ lệ nhà bán kiên cố
17


và nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây. Nhìn chung, hệ
thống hậ tầng văn hóa phúc lợi trong các khu dân cư khá hoang
thiện, đặc biệt là mạng lưới giao thông cơ bản đã được trải nhựa
hoặc bê tông hóa. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường chưa
thật được quan tâm, chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác
thải, nước thải. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu
là chảy tràn trên bề mặt xuống ao hồ, thấm vào đất đã phần
nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng
xấu đến chất lượng nguồn nước.
Hiện tại các thôn trong toàn xã đã có mạng lưới điện quốc
gia phục vụ sản xuất sinh hoạt, với 100% số hộ sử dụng điện.
Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát triển và ngày
càng hoàn thiện phục vụ đời sống tinh thân của nhân dân. Tỷ lệ
hộ dân có xe máy, máy thu hình, điện thoại... ngày càng tăng
cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang từng
bước được cải thiện.
Theo số liệu kiểm kê năm 2015 toàn xã có 62,48 ha đất
khu dân cư nông thôn, trong đó diện tích đất ở nông thôn là
35,40 ha, chiếm 7,20% diện tích đất tự nhiên. Trong tương lai,
việc phát triển thêm đất ở mới để đáp ứng nhu cầu thực tế là tất
yếu khách quan không thể tránh khỏi, cũng như việc đầu tư

nâng cấp xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân
cư là hết sức cần thiết. Nhưng cần phải có sức điều chỉnh hợp lý
các khu dân cư hiện có, phải hạn ché tối đa việc lấy đất nông
nghiệp để bố trí đất ở và xây dựng các công trình, nhất là
những khu vực ruộng có năng suất cao. Đây là vấn đề cần được
quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của
xã.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
18


Tập trung các nguồn lực, thực hiện phương trâm Nhà nước
và nhân dân cùng làm. Trong những tới tiếp tục phấn đầu hoàn
thành xây dựng, nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất, nhu
cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
2.5.1. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông các thôn đi lại còn gặp nhiều khó
khăn do thiếu kinh phí đầu tư nâng cấp tu sửa. Các tuyến đường
đã được mở song song còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng được nhu câu
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Do vậy xã đã bước đầu chủ
động tiến hành nâng cấp hệ thống giao thông. Thực hiện bê
tông hóa đường làng ngõ xóm.
2.5.2. Hệ thống thủy lợi
Thực hiện kế hoạch phòng chống lụt bão năm 2015, UBND
xã đã họp và thành lập ban chỉ đạo, các tiểu ban, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận phụ trách, chỉ huy các tiểu
ban và bộ phận.
Giao chỉ tiêu, vật tư và chuẩn bị lực lượng , cơ sở vật chất,
duy trì chế độ trực chỉ huy, thông tin liên lạc, các tiểu ban đã
được thành lập và có kế hoạch cụ thể, để khi có tình huống là

sẵn sàng đối phó và giải quyết kịp thời.
Chỉ đạo và tổ chức lực lượng khơi thông dòng chảy, làm tốt
công tác thủy lợi mương máng nội đồng phục vụ tưới tiêu cho
sản xuất. Giải phóng hành lang giao thông, đường điện, dây
truyền thanh để hạn chế thiệt hại khi có mưa bão xảy ra.
2.5.3. Năng lượng
Trong những năm qua, công tác điện khi hóa nông thôn rất
được chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã
19


hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quản lý an toàn lưới điện
được chú ý, đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn.
Đến nay, 100% số hộ trong xã dùng điện.
2.5.4. Bưu chính viễn thông
Hệ thống tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện
đại hóa phần nào đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như
giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương.
Bưu điện trung tâm xã đã được củng cố, nâng cấp và tăng
cường trang thiết bị hiện đại. Hoạt động của mạng lưới đường
thư an toàn ổn định phục vụ thông tin kịp thời. Mạng lưới viễn
thông vận hành an toàn thông suất, năm 2015 toàn xã có 65%
hộ gia đình có điện thoại liên lạc.
Hệ thống truyền thanh, truyền hình hàng năm được xây
dựng, sửa chữa nâng cấp đảm bảo cung cấp kíp thời những
thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước.
Ngoài ra công tác tuyên truyền cũng được chú trọng trong
tiến trình phát triển kinh tế xã hội của xã: Tuyên truyền khuyến

khích chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, định hướng phát
triển nông nghiệp và nông thôn... Trong tương lai, nhiệm vụ này
cần được quan tâm hơn nữa.
2.5.5. Thông tin liên lạc
Hệ thống thôn tin liên lạc trên địa bàn xã đang dần được
hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như
giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương.
Công tác truyền thanh vẫn duy trì đều đặn. Hàng năm hệ
thống truyền thanh được xây dựng, sữa chữa, nâng cấp đảm
20


bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã
hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật
Nhà nước. Làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ
chính trị địa phương. Khắc phục mọi khó khăn, nâng cấp, di tu,
bảo dưỡng, duy trì đài đi vào hoạt động thường xuyên có hiệu
quả. Đẩy mạnh việc mua và đọc sách báo, tạp chí của Đảng,
nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người dân trong việc
thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước và tập thể, chống
các tệ nạn xã hội, các thủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín di đoan,
tăng cường công tác quản lý các hoạt động tôn giáo theo đúng
pháp luật, không để kẻ địch, kẻ xấu lợi dụng tôn giáo chống phá
cách mạng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
2.5.6. Cơ sở văn hóa
Toàn xã đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tập
trung chỉ đạo việc khai trương xây dựng và tổ chức xét duyệt
công nhận làng văn hóa. Việc xây dựng nếp sống văn minh – gia
đình văn hóa ở cơ sở được quan tâm. Công tác vận động loại bỏ

các tập tục lạc hậu đã được thay bằng nếp sống văn minh xây
dựng khu dân cư – thôn xóm văn hóa. Các di tích văn hóa được
tôn tạo và bảo vệ. Các lễ hội truyền thống được tổ chức khá tốt,
các hoạt động văn hóa nghệ thuật được phát triển mạnh ở các
khu vực trong toàn xã. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tiến
hành xây dựng mới một số cơ sở văn hóa trong từng thôn bản
để đảm bảo cho công tác văn hóa của địa phương ngày một tốt
hơn.
2.5.7. Cơ sở y tế

21


Trạm y tế đã được đầu tư xây dựng mới các phòng trực,
phòng khám và các phòng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn cho
công tác khám chữa bệnh; hàng năm đã được đầu tư mua sắm
trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất. Đội ngũ y, bác sỹ được biên
chế 01 bác sỹ và 04 trung cấp ( dược, y học cổ truyền, điều
dưỡng, nữa hộ sinh ) đã làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho
nhân dân. Tỷ lệ gia đình dùng nước sạch đạt 79,5%, nhà tiêu
hợp vệ sinh đạt 21,2%. Thực hiện tốt công tác dự báo, chủ động
phòng chống dịch bệnh như cúm A H5N1, H1N1, quan tâm công
tác vệ sinh môi trường đầu tư trang thiết bị, thành lập các tổ
thu gom rác thải, trong những năm qua toàn xã không có dịch
bệnh xảy ra. Trạm y tế được UBND tỉnh cấp bằng chuẩn quốc
gia năm 2013.
Các chương trình y tế quốc gia được triển khai nghiêm túc
có hiệu quả, 100% trẻ em được tiêm phòng đủ mũi theo độ tuổi,
chế độ trực khám chữa bệnh cho nhân dân đảm bảo quy định
và an toàn. Hàng năm đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho

trên 4.840 lượt người.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được củng
cố và hoạt động có hiệu quả, chiến dịch lồng ghép tuyên truyền
vận động, tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản,
kế hoạch hóa gia đình được thực hiện nghiêm túc. Các mục tiêu
chiến dịch dân số, gia đình chương trình hành động vì trẻ em đã
có nhiều chuyển biến tích cực. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được quan tâm hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng giảm xuống còn 23.7%. Tỷ lệ sinh hàng năm là 1.21%, tỷ
lệ sinh con thứ 3 bằng 17,9%.
2.5.8. Cơ sở giáo dục – đào tạo
22


Hàng năm vào đầu năm học Đảng ủy có Nghị quyết
chuyên đề về lãnh đạo thực hiện công tác giáo dục nhằm từng
bước đẩy mạnh xã hội giáo dục và được triển khai kịp thời đến
các chi bộ, các đơn vị. Nhất là các ngành học để tổ chức thực
hiện, các trường đã thực hiện đảm bảo 100% kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ thi học sinh tốt nghiệp hàng năm: Đối với Trường tiểu
học đạt 100%, đối với trường THCS đạt 98,90%.
Trường mầm non duy trì trên 200 cháu. Trong đó: Mẫu giáo
170 cháu đạt tỷ lệ 100%; Nhà trẻ 75 cháu đạt tỷ lệ 70%. Các
cháu ăn bán trú đạt tỷ lệ 98%.
Không có học sinh bỏ học, số học sinh thi đỗ vào THPT, đại
học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ giáo viên
các ngành học tiếp tục được đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn đã đạt chuẩn 100%. Cơ sở vật chất trường lớp và trang
thiểt bị phục vụ cho dạy và học tiếp tục được tăng cường cơ bản
đáp ứng yêu cầu. Trường tiểu học cơ sở đạt chuẩn quốc gia giai

đoạn I.
Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được
củng cố, thường xuyên tổ chức các lớp học chuyên đề về kiến
thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, môi trường, văn hóa,
văn nghệ, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp lý, chăm sóc
sức khỏe sinh sản, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và nhà nước
cho cán bộ , hội viên của các đoàn thể đã góp phần thực hiện
tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hội khuyến học được
củng cố, đã tích cực tuyên truyền vận động xây dựng quỹ
khuyến học, hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết tuyên dương,
khen thưởng cho giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện; học sinh giỏi
cấp tỉnh, cấp huyện các cháu thi đỗ vào các trường đại học;
23


phong tròa xã hội hóa giáo dục đang có bước phát triển sau
rộng trong nhân dân.
2.5.9. cơ sở thể dục – thể thao
Phong trào thể dục - thể thao phát triển mạnh, được quan
tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đã mở rộng sân chơi thể thao cho
trường trung học cơ sở, sân chơi cầu long cho trường tiểu học,
sân bóng chuyền UBND xã, tổ chức các giải bóng đá thanh thiếu
niên chào mừng kỷ niệm ngày 26/3, ngày 30/4, giải bóng
chuyền 27/7 kỷ niệm 68 năm ngày thương binh liệt sỹ, 70 năm
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc
phòng toàn dân, tổ chức thi đấu giao hữu với các địa phương
trong cụm.
III.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI


*) Thuận lợi
Xã Thụy Việt có vị trí thuận lợi về giao thông và có con
sông Hóa chạy qua, thuận lợi cho giao thông đường thủy đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại -

dịch vụ

phát triển, giao lưu với các địa phương lân cận.
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, xã Thụy
việt có địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, đặc biệt với mạng lưới kênh mương dày
đặc và có con sông Hóa chảy qua với lượng đất phù sa màu mỡ,
lưu lượng dòng chảy lớn và lượng mưa hàng năm khá lơn rất
thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn xã.
Với lợi thế về nguồn nhận lực trên địa bàn xã dồi dào, đã
góp phần tạo ra thị trường to lớn về mọi mặt
24


Với ngành công nghiệp thì đã có sức phát triển nhanh và
đa dạng, Đảng ủy đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển các
ngành nghề như: mở rộng thêm các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và các ngành nghề khác. Đặc biệt hơn là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế về tăng tỷ trọng công nghiệp được
thuận lợi hơn và đem lại thu nhập cho người dân.
*) Khó khăn
Nhưng bên cạch đó xã còn gặp rất nhiều khó khăn về khí
hậu, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều thương có bão, mùa đông

lanh, khô hanh nhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những
ngày nắng ấm hoặc mưa nhiều, và do xã Thụy việt nằm ở gần
biển nên tỷ lệ đất nhiễm mặn chiếm diện tích lớn làm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng và hàng năm còn chịu ảnh
hưởng trực tiếp của 2 – 3 cơn bão với sức gió và lượng mưa lớn
gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và ngành nuôi trồng
thủy sản, cũng như sinh hoạt của nhân dân.
Về thực trạng môi trường còn nhiều diễn biến phức tạp, đòi
hỏi sự quản lý và có biện pháp xử lý cứng rắn để có thể cân
bằng hệ sinh thái.
Dân số tăng nhanh nên nhu cầu về đất ở và sinh hoạt cũng
tăng theo dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Mặt khác, ngành
sản xuất nông nghiệp của xã còn dừng ở năng suất, chưa tạo
mô hình, chưa tính đến giá trị sản xuất và hoàng hóa nông
nghiệp, việc phát triển, mở mang các nhóm nghề chưa tập
trung nên hiệu quả còn thấp. Trong thời gian tới cần có những
biện pháp tạo việc làm ngay tại đia phương cho người lao động,
nhất là đối với thanh niên tốt nghiệp phổ thông. Đây là vấn đề
cần được chính quyền xã quan tâm trong thời gian tới
25


×