Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

quy hoạch ngành cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 80 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết phải lập quy hoạch
Cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực của nước ta, tuy nhiên đây là
một loại cây trồng có đặc thù về điều kiện sinh trưởng: Thổ nhưỡng, độ cao,
lượng mưa, cường độ ánh sáng, … do đó trong quy hoạch phát triển ngành cà
phê của cả nước đã định hướng khá cụ thể đối với việc phát triển vùng nguyên
liệu, vùng chế biến,... Tuy nhiên, trên thực tế ngoài những vùng được khuyến
khích phát triển thì vẫn còn tình trạng phát triển manh mún, không theo quy
hoạch dẫn đến tình trạng sản phẩm cà phê kém chất lượng, đầu ra không đảm
bảo….
Theo thống kê hiện trạng năm 2014, diện tích cà phê toàn tỉnh có 20.419
ha, và có những đặc điểm như sau:
Sản xuất cà phê ở Đồng Nai phát triển tự phát.
Đầu ra sản phẩm còn khá hạn chế, người dân chủ yếu tự sản tự tiêu, chưa
xây dựng được mối liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến.
Trước những vấn đề nêu trên, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số
6232/UBND-CNN ngày 07/8/2015 về việc lập “Quy hoạch hệ thống chế biến,
bảo quản cà phê gắn với sản xuấtvà xuất khẩu đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Việc xây dựng quy hoạch sẽ xây dựng
chiến lược phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi cà phê trên địa
bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
II. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến cà phê trên cơ sở thị trường, gắn
với khả năng cung cấp nguyên liệu của từng vùng sản xuất hàng hóa.
- Ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phát
triển bền vững.
- Quy hoạch hệ thống chế biến bảo quản cà phê gắn với tổ chức lại sản
xuất hàng hóa, liên kết doanh nghiệp với nông dân, đảm bảo hài hòa lợi ích của
các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.


1


- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển chế biến bảo quản cà phê; nhà nước hỗ trợ thông qua các cơ chế, chính
sách phù hợp.
III. Mục đích, yêu cầu của quy hoạch
1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ, chế biến cà
phê; dự báo nhu cầu tiêu thụ và tiềm năng phát triển của ngành cà phê tỉnh Đồng
Nai, tiến hành xây dựng chiến lược phát triển cây cà phê của tỉnh trong đó chú
trọng chế biến, xuất khẩu nhằm giải quyết đầu ra cho ngành hàng cà phê của
Đồng Nai giai đoạn từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030.
2. Yêu cầu
Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất
khẩu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh, quy hoạch
ngành nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh. Đảm bảo yêu cầu về:
- Tính khoa học và kế thừa, dựa trên kết quả điều tra cơ bản, các định mức
kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch.
- Định hướng được vùng sản xuất chuyên canh cà phê trên địa bàn tỉnh
- Xác định cơ cấu sản phẩm cà phê
- Quy hoạch hệ thống chế biến, kho bảo quản cà phê theo từng vùng
chuyên canh.
- Định hướng thị trường đầu ra cho sản phẩm cà phê.
- Xác định các giải pháp quy hoạch đồng bộ, phù hợp nhằm thuận lợi cho
công tác tổ chức thực hiện dự án.
IV. Phạm vi, đối tượng và thời kỳ lập quy hoạch
1. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự
nhiên 5.907,2 km²(gồm 11 huyện, thị xã, thành phố).

2. Đối tượng nghiên cứu: Các cá nhân; doanh nghiêp; tổ chức tham gia
sản xuất, thu mua và chế biến cà phê.
3. Thời kỳ quy hoạch: Từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030.
2


V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra thực trạng vùng sản xuất cà phê, một số doanh
nghiệp chế biến sản phẩm từ cà phê, doanh nghiệp thu mua điển hình.
2. Phương pháp phân tích thống kê, phân tích hệ thống, đánh giá, dự báo
và phương pháp tổng hợp.
3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
VI. Nội dung
Gồm các phần sau:
- Phần thứ nhất: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Phần thứ hai: Hiện trạng và dự báo sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất
khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Phần thứ ba: Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản
xuất và xuất khẩu
- Phần thứ tư: Kết luận và kiến nghị
VII. Căn cứ lập quy hoạch
1. Các văn bản của Chính phủ, Bộ ngành trung ương
- Luật Xây dựng 16/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Nghị định của Chính phủ
về Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
3


- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT của bộ Kế hoạch đầu tư: Hướng dẫn xác
định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/08/2012 của Bộ trưởng Bộ
nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Thông tư số: 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Kế hoạch đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều
chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên
môi trường hướng dẫn về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/05/2014 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn về phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông

lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp
& phát triển nông thôn về việc quyết định phê duyệt đề án Phát triển cà phê bền
vững đến năm 2020.
- Quyết định 5499/QĐ-BNN-CB ngày 22/12/2014 của Bộ Nông nghiệp &
phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản
cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
- Nghị quyết số 69/NQ-TTg, ngày 30/10/2012 về quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Đồng Nai.
2. Các văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai
4


- Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh về
chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn.
- Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh Đồng
Nai về ban hành Đề án “Cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch với nông
sản, thủy sản Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về
ban hành quy định về mức ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định số 4227/QĐ-UBND, ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 869/QĐ-UBND, ngày 13/4/2015 của Ủy bản nhân nhân
tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, và phát triển bền vững đến năm 2020,
tầm nghìn đến năm 2030;
- Nghị Quyết số 39/2012/NQ-HĐND ngày 12/07/2012 của HĐND tỉnh

Đồng Nai về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011- 2015) tỉnh Đồng Nai.
- Văn bản số 6232/UBND-CNN ngày 07/8/2015, của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc triển khai lập “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn
với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai”.
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

5


PHẦN THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

I. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Đồng Nai
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, diện
tích tự nhiên của tỉnh là 590.724 ha. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, trong đó
thành phố Biên Hòa là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh.
Tỉnh có ranh giới hành chính tiếp giáp:
Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp
và dịch vụ của vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, do đó tỉnh có điều kiện thu
hút đầu tư và hợp tác cùng thành phố Hồ Chí Minh để phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ mũi nhọn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trình độ kỹ
thuật cao.
Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là trung tâm công nghiệp và du
lịch của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có công nghiệp dầu khí. Do

vậy tỉnh có điều kiện phối hợp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ nhất là công nghiệp lấy nguyên liệu từ dầu mỏ và khí thiên
nhiên, mở rộng không gian kinh tế về phía Đông hội nhập và phát triển kinh tế
ven biển.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng là
những địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch với những khu du lịch khá
nổi tiếng như: Đà Lạt, Mũi Né.
Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước là các tỉnh
có nền kinh tế phát triển mạnh và khá năng động với nhiều khu công nghiệp tập
trung lớn.
Tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy là cửa mở để thông ra biển
(thông ra biển bằng sông Thị Vải và sông Đồng Nai), gần cảng Sài Gòn, cảng
6


Cái Mép. Vì vậy tỉnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng sông và giao lưu
thương mại với trong nước và quốc tế bằng đường thủy.
Tỉnh nằm trên nhiều trục đường giao thông quan trọng: tuyến đường sắt
Bắc - Nam, Quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, Quốc lộ 20 nối vùng Đông Nam Bộ
với khu vực Tây Nguyên, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 56 chạy từ Đông sang Tây nối
các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước với Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai
có lợi thế về phát triển giao lưu thương mại với trong nước bằng đường bộ, trở
thành đầu mối vận chuyển và trung tâm kho lưu vận hàng hóa giữa vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam với cả nước.
1.2. Khí hậu thời tiết
Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Mùa khô hướng gió chủ yếu trong nửa mùa đầu là Bắc - Đông
Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang Đông - Đông Nam. Mùa mưa, gió mùa chủ yếu
là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 - 27 0C, biên độ nhiệt trung bình khoảng
từ 8 - 100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có thể xuống đến 16 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm có thể lên đến 39 0C. Bức xạ
tổng cộng 350 - 550 calo/cm2/ngày. Số ngày nắng dồi dào, tổng số giờ nắng
trong năm trung bình có 2.200 - 2.600 giờ.
Chế độ mưa, lượng mưa trung bình khá cao 1.600 - 2.700mm, nhưng
chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm khoảng trên 80% tổng lượng mưa
hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 và tháng 9. Mùa khô
lượng mưa thấp và tháng thấp nhất là tháng 2.
Điều kiện khí hậu và thời tiết ở tỉnh có nhiều thuận lợi cho sản xuất và
sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp. Khí hậu phù hợp với sinh thái của nhiều
loại cây trồng nhiệt đới, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng hóa sản
phẩm. Thêm vào đó với nền nhiệt, độ ẩm tương đối cao có tác động mạnh đến
thúc đẩy tăng trưởng khối, tăng năng suất của các cây trồng.
Hạn chế lớn nhất về khí hậu của tỉnh là vào mùa khô lượng mưa thường
ít, gây hạn hán và thiếu nước cho sản xuất.

7


1.3. Địa hình
Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh và đồng
bằng châu thổ sông Cửu Long. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
gồm 3 dạng chủ yếu:
+ Địa hình đồi núi thấp, độ cao 200 - 800m, chiếm 8% diện tích tự nhiên,
tập trung chủ yếu ở các huyện phía Bắc của tỉnh, ở các huyện Tân Phú, Định
Quán, Xuân Lộc.
+ Địa hình đồng bằng lượn sóng có độ cao 20 - 200m chiếm 80% diện
tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống
Nhất và rải rác ở các huyện khác.
+ Địa hình bãi bồi ven sông Đồng Nai có độ cao dưới 20m, chiếm 12%

diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện, trong đó tập trung nhiều ở
huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Long Thành và thành phố Biên Hòa.
1.4. Đất đai:
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, theo phân loại của
FAO/UNESCO thì tỉnh có 10 nhóm đất chính. Về nguồn gốc và chất lượng đất
có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
+ Các loại đất hình thành trên đá bazan: gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có
độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía
Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp
ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
+ Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám,
nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía
Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hòa, Long
Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này phần lớn có độ phì nhiêu kém, thích hợp
cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ,… một số cây ăn trái và cây công nghiệp
dài ngày như cây điều, cao su.
+ Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, phân bố chủ yếu
ven các sông như: sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
Như vậy, tỉnh có đất đai phong phú nhiều loại trong đó đất tốt chiếm phần lớn
diện tích, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới có
8


giá trị kinh tế cao; nền đất cứng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, tạo
cho Đồng Nai có thế mạnh về đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa và
nhiều ngành kinh tế khác.
1.5. Nguồn nước
- Nước mặt: Chế độ thủy văn của tỉnh phân hóa theo mùa và theo chế độ
thủy triều:

+ Mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, chiếm khoảng 20% tổng lượng
nước trong năm (Trị An 19%, Tà Lài 19%, Lá Buông 20%, sông Ray 21%) nên
khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của người dân bị hạn
chế.
+ Mùa mưa nước từ thượng nguồn các sông đổ về làm cho mực nước các
sông dâng cao chiếm khoảng 80% lượng dòng chảy cả năm (Trị An 81%, Lá
Buông 80%).
+ Các đợt mưa lớn kéo dài có thể gây tình trạng ngập úng ở một số nơi.
Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng ngập úng và lũ quét thường xảy ra
gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa nhân dân, làm hư hại các công trình công cộng
ở một số xã thuộc huyện Tân Phú (Đắc Lua, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát Tiên,
Phú Điền), huyện Long Thành, Xuân Lộc và một số khu vực khác ven sông.
+ Chế độ thủy triều của vùng cửa sông Đồng Nai là chế độ bán nhật triều,
trước khi có đập thủy điện Trị An, mực nước thủy triều ảnh hưởng tới hạ lưu cầu
Đồng Nai, có năm lên tới Biên Hòa. Tuy nhiên sau khi có đập Trị An thì mức độ
ảnh hưởng của thủy triều đã giảm xuống, giảm nhẹ tác động đến các khu dân cư.
- Nước ngầm: có thể phục vụ cho khai thác nước công nghiệp không
nhiều. Khu vực có khả năng khai thác lớn nhất tập trung ở Nam Long Thành và
Bắc Biên Hòa, khả năng khai thác có thể đạt trên 10.000 m3/ngày.
2. Thực trạng xã hội
2.1. Dân số, dân tộc
Tổng dân số toàn tỉnh đến 2014 là 2.838,64 người, tốc độ tăng trưởng dân
số bình quân đạt 2,5%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014, trong đó thành phố
Biên Hòa có dân số đông nhất với 904,06 ngàn người. Mật dộ dân số của tỉnh
Đồng Nai khá cao so với các tỉnh lân cận, 480,54 người/km2.
9


Bảng 13: Thực trạng dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014
ĐVT: Người

Đơn vị
TT
hành chính
Tổng số
1 TP.Biên Hòa
2 TX. Long Khánh
3 H. Vĩnh Cửu
4 H. Tân Phú
5 H. Định Quán
6 H. Xuân Lộc
7 H. Trảng Bom
8 H. Thống Nhất
9 H. Long Thành
10 H. Nhơn Trạch
11 H. Cẩm Mỹ

2010

2011

2012

2013

2014

2.571,50 2.640,24 2.707,81 2.772,68 2.838,64
820,78
840,48
863,69

887,93
904,06
130,27
133,93
137,40
140,54
143,07
158,65
159,88
163,75
166,37
167,73
197,65
201,28
205,88
209,95
213,55
212,32
221,51
227,03
232,01
237,92
132,96
134,05
136,32
140,02
144,33
151,78
154,61
157,23

159,39
161,32
197,95
204,07
209,31
214,03
220,16
168,31
177,00
183,33
189,20
205,47
258,19
267,14
274,72
281,65
287,17
142,64
146,30
149,14
151,58
153,88

Tăng BQ
(%)
2,50
2,45
2,37
1,40
1,95

2,89
2,07
1,54
2,69
5,11
2,70
1,91

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2015
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai trên 30 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó
dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là người Hoa, Nùng, Tày, Chơro, Dao,
Mường, Khơme, Chăm, Mạ, Stiêng, Thái, Kơho, Sán Dìu, Thổ và một số dân
tộc khác. Hiện nay, với những chính sách hỗ trợ từ trung ương và địa phương,
đồng bào dân tộc thiểu số đã cơ bản ổn định cuộc sống, kinh tế.
Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị,
trong những năm gần đây xu hướng dân cư nông thôn di chuyển về thành thị
đang tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó tình trạng tăng dân số cơ học khá cao,
nguyên nhân do Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm kinh tế với nhiều dự án,
khu công nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh thành khác. Năm
2014, dân số thành thị 978,2 ngàn người, chiếm 28,12% tổng dân số; dân số
nông thôn 1.860,45 ngàn người chiếm 71,88% tổng dân số.
2.2. Lao động
Tổng lao động trên địa bàn tỉnh năm 2014 là 1.705 ngàn người, trong đó
lao động thành thị là 539 ngàn người chiếm tỷ lệ 31,6%; lao động nông thôn là
1.165 ngàn người chiếm tỷ lệ 68%. Lao động nông thôn chủ yếu là lao động
nông nghiệp với tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 91% năm 2014.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt khá cao 62%, tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề đạt 48%. Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh là khá dồi dào (luôn chiếm từ
56 - 60% dân số) và ổn định (lao động trong độ tuổi chiếm từ 95 - 97%; lao


10


động ngoài độ tuổi chỉ chiếm từ 3 - 5%); tốc độ tăng nguồn lao động ở mức khá
cao (5,13%/năm).
- Cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ
trọng lao động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ; nếu năm 2005 lao động
nông nghiệp chiếm tới 45,6% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh thì đến năm 2013,
lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 25% (sau 8 năm giảm 20,6%, bình quân
mỗi năm giảm khoảng 3%); tương ứng các lĩnh lực phi nông nghiệp tăng bình
quân 3%/năm.
Chất lượng lao động nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù luôn được xếp ở mức
trung bình khá so với các tỉnh phía Nam; Song, vấn đề chất lượng lao động vẫn
đang là điều đáng lo ngại bởi trong số lao động nông, lâm, ngư nghiệp đang làm
việc, có rất ít người được đào tạo chuyên môn về phát triển mô hình nông nghiệp
đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
II. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai
Thời kỳ 2010 - 2014: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11,6%/năm,
trong đó Nông - Lâm nghiệp tăng 3,24%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,48%
và Thương mại - Dịch vụ tăng 14,32% (giá so sánh 2010). Dịch chuyển cơ cấu
kinh tế theo đúng định hướng của tỉnh: giảm nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng
công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành), năm 2010: Công nghiệp
xây dựng 57,2%; Thương mại dich vụ 31,1% và Nông lâm ngư nghiệp 8,6%.
Năm 2014, tỷ trọng ngành Công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm nhẹ
56,93%; ngành dịch vụ thương mại tăng lên 35,07% và ngành Nông lâm ngư
nghiệp giảm xuống còn 5,96%.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt: 29,52 triệu đồng (2010) tăng lên
59,16 triệu đồng (2014).
Bảng 3: Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai
Giai đoạn 2010 - 2014

St
t
1

Chỉ tiêu
Tổng GDP theo
giá so sánh
2010
- Công nghiệp,
xây dựng
- Dịch vụ

Tăng
BQ(%)

Đvt

2010

2011

2013

2014

Tỷ đồng

76.024,6
7


85.607,88

106.100,28

117.924,00

11,60

48.865,26

60.501,20

67.158,10

11,48

27.527,41

35.862,59

40.380,93

14,32

Tỷ đồng
Tỷ đồng

43.487,1
6
23.642,3

5

11


St
t

- Nông,
Chỉ tiêulâm,
ngư nghiệp
- Thuế nhập
khẩu
GDP/người
(theo giá ss
2010)
Tổng GDP theo
giá hiện hành
GDP
theo
ngành kinh tế
- Công nghiệp,
xây dựng

2
2.
1

- Dịch vụ
- Nông, lâm,

ngư nghiệp
- Thuế nhập
khẩu
Cơ cấu GDP
theo
ngành
kinh tế
- Công nghiệp,
xây dựng
- Dịch vụ
- Nông, lâm,
ngư nghiệp
- Thuế nhập
khẩu
GDP/người
(theo giá hiện
hành)

2.
2

2.
3

Đvt
Tỷ đồng

2010
6.537,08


2011
6.783,91

2013
7.204,50

2014
7.425,01

Tăng
BQ(%)
3,24

Tỷ đồng

2.358,08

2.431,30

2.531,99

2.959,96

5,85

29,52

32,21

38,27


41,53

8,91

98.759,23

145.133,91

167.992,00

21,92

98.759,23

145.133,91

167.992,00

21,92

56.589,76

82.581,21

95.645,10

21,78

31.911,13


50.213,13

58.910,90

25,64

Triệu
đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

76.024,6
7
76.024,6
7
43.488,3
1
23.641,2
0

Tỷ đồng

6.537,08

7.409,34

9.143,40


10.006,00

11,23

Tỷ đồng

2.358,08

2.849,00

3.196,17

3.430,00

9,82

%

100,00

100,00

100,00

100,00

%

57,20


57,30

56,90

56,93

%

31,10

32,31

34,60

35,07

%

8,60

7,50

6,30

5,96

Tỷ đồng

3,10


2,88

2,20

2,04

29,52

37,16

52,34

59,16

Nghìn
đồng

18,98

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2014

1. Ngành nông lâm ngư nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014 (theo giá hiện hành) là
34.388.620 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 18.895.087 triệu đồng,
ngành chăn nuôi đạt 14.360.741 triệu đồng, ngành dịch vụ đạt 1.132.792 triệu
đồng. Ngành sản xuất nông nghiệp có tốc dộ tăng trưởng bình quân đạt
3,24%/năm (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2010 – 2014, trong đó ngành trồng
trọt tăng 10,41%/năm, ngành chăn nuôi tăng 15,07%/năm và ngành dịch vụ
nông nghiệp đạt 16,45/năm.

Bảng 4: Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2014
Stt

Chỉ tiêu

Đvt

2010

1

Giá trị sản xuất
ngành
nông

Tỷ
đồng

21.519.634

2011
30.330.751

12

2013

2014

32.245.617


34.388.620

Tăng
BQ
(%)
12,43


Stt

Chỉ theo
tiêu giá
nghiệp
hiện hành
- Trồng trọt
- Chăn nuôi

2

- Dịch vụ và hoạt
động khác
Cơ cấu ngành
nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Dịch vụ và hoạt
động khác
Giá trị sản xuất
ngành

nông
nghiệp theo giá
so sánh 2010
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Dịch vụ và hoạt
động khác
Cơ cấu ngành
nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Dịch vụ và hoạt
động khác

Đvt
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

2010

2011

2013

2014


Tăng
BQ
(%)

12.712.793

18.066.369

18.643.758

18.895.087

10,41

8.189.679

11.538.121

12.550.074

14.360.741

15,07

617.162

726.261

1.051.785


1.132.792

16,40

%
%

59,08
38,06

59,56
38,04

57,82
38,92

54,95
41,76

%

2,87

2,39

3,26

3,29

21.519.634


22.558.131

24.401.751

25.330.028

4,16

12.712.793

12.997.001

13.488.593

13.762.810

2,00

8.189.679

8.918.648

10.148.501

10.763.192

7,07

617.162


642.482

764.657

804.026

6,84

%
%

59,08
38,06

57,62
39,54

55,28
41,59

54,33
42,49

%

2,87

2,85


3,13

3,17

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ
đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2014

Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2014: ngành trồng trọt chiếm 54,95%;
ngành chăn nuôi 41,76%; ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,29%. Cơ cấu
ngành nông nghiệp có xu hướng tăng dần chăn nuôi và dịch vụ, giảm dần ngành
trồng trọt. Đây là hướng chuyển dịch đúng nhằm phát huy tốt tiềm năng lợi thế
và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường, cơ
cấu lại lao động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
a. Ngành trồng trọt
Với điều kiện khá thuận lợi về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng, trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó một số loại cây trồng
chính như sau:
Bảng 5: Diện tích, sản lượng các loại cây trồng chính năm 2010-2014

13



Stt

Chỉ tiêu

I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
5
6
7
III
1
2
-

Tổng
Cây lương thực
Lúa nước
Ngô
Khoai
Sắn
Cây hàng năm
Mía

Thuốc lá
Cây lấy sợi
Cây có hạt chứa dầu
Rau, đậu các loại
Hoa cây cảnh
Cây hàng năm khác
Cây lâu năm
Cây ăn quả
Cam, quýt
Thơm
Chuối
Xoài
Bưởi
Chôm chôm
Sầu riêng
Mít
Nhãn
Mãng cầu
Cây lấy quả chứa dầu
Cà phê
Cao su
Tiêu
Dừa
Điều

2010
Diện tích
Sản lượng
(1.000 ha)
(1.000 tấn)

345,50
2.360,47
132,37
970,41
69,43
322,81
47,70
282,03
0,42
4,04
14,82
361,53
40,86
823,00
9,64
568,73
2,03
2,85
0,02
0,04
3,50
4,53
21,43
190,91
0,18
4,06
55,95
172,28
567,06
48,11

429,57
4,44
61,45
0,19
0,72
7,11
86,88
9,21
65,32
1,64
16,11
11,70
145,03
4,15
25,59
1,82
13,50
0,69
3,41
2,07
11,57
124,16
137,49
20,03
30,57
44,72
41,56
7,49
12,28
0,40

2,79
50,37
50,29

2014
Diện tích
Sản lượng
(1.000 ha)
(1.000 tấn)
338,95
2.504,09
133,14
1079,71
65,24
337,29
52,21
354,31
0,27
2,91
15,42
385,20
33,17
848,85
9,99
625,71
1,33
2,43
0,00
0,00
1,58

2,03
20,01
218,69
0,26
0,00
3,97
0,00
172,64
575,53
48,25
435,69
2,90
36,14
0,12
0,68
6,98
89,21
11,17
89,46
2,00
19,77
11,20
139,67
3,87
27,99
1,77
23,02
0,44
2,44
1,01

7,33
124,39
139,84
20,42
32,95
49,22
40,36
12,12
18,52
0,31
2,06
41,13
45,96

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2014

- Nhóm cây lương thực: bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn. Năm 2014 diện
tích canh tác cây lương thực tăng khoảng 1.000 ha so với năm 2010, trong đó
lúa nước giảm 4.000 ha; cây ngô và sắn tăng khoảng 5.000 ha, riêng khoai lang
có biến động giảm nhưng không đáng kể. Năng suất lúa, ngô, khoai, sắn trên địa
bàn tinh đạt khá cao so với các tỉnh khu vực Đông Nam bộ.
- Nhóm cây hàng năm khác: gồm nhiều loại cây trồng như mía, thuốc lá,
rau, đậu, cây cảnh,…; trong đó cây mía và rau đậu các loại chiếm tỷ trọng lớn.
+ Mía: theo thống kê năm 2014 diện tích trồng mía trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai là 9,99 ngàn ha, chiếm 30,11% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Giai
14


đoạn 2010 – 2014 diện tích mía có xu hướng tăng tuy nhiên không nhiều khoảng
300 ha.

+ Rau, đậu các loại: với tổng diện tích năm 2014 là 20,01ngàn ha, giảm
gần 1.400 ha so với với năm 2010.
Nhìn chung canh tác mía và rau đậu trên địa bàn tỉnh có năng suất không
cao: rau các loại 13,84 tấn/ha, đậu các loại 1,07 tấn /ha, mía 60,51 tấn/ha …
ngoài các nguyên nhân phổ biến như giống cây trồng không đúng chất lượng,
không đảm bảo quy trình canh tác, chất lượng lao động có nhiều bất cập… còn
có những nguyên nhân đặc thù như phần lớn cây hàng năm cho hiệu quả thấp.
- Nhóm cây lâu năm: Ở Đồng Nai hiện có 5 loại cây lâu năm chính, xếp
thứ tự theo quy mô như sau: Cây ăn quả 48,25 ngàn ha, cây cao su 49,22 ngàn
ha, cây điều 41,13 ngàn ha, cây cà phê 20,42 ngàn ha, cây tiêu 12,12 ngàn ha.
+ Cây ăn quả: tổng diện tích năm 2014 là 48,25 ngàn ha, tăng khoảng 100
ha so với năm 2010. Các loại cây ăn quả có quy mô khá lớn ở Đồng Nai gồm:
chôm chôm (11,2 ngàn ha), xoài (11,17 ngàn ha), chuối (6,98 ngàn ha), sầu
riêng (3,87 ngàn ha), cam quýt 2,9 ngàn ha), mít (1,77 ngàn ha), bưởi (2 ngàn
ha), mãng cầu (1,01 ngàn ha) và cây ăn quả khác 6,8 ngàn ha. Phần lớn các loại
cây ăn quả ở Đồng Nai có năng suất xếp hạng cao so với các tỉnh Đông Nam
Bộ; trong đó, năng suất nhiều loại cây đứng đầu như: sầu riêng, chôm chôm,
măng cụt, bưởi, xoài…có được thành tựu này là do nhiều nguyên nhân là
những cây truyền thống, nông dân tích lũy được nhiều kinh nghệm, làm tốt
công tác giống cây trồng, khuyến nông và đặc biệt là ngành nông nghiệp đã
chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, thâm canh cây ăn quả.
+ Cây Cao su: : Diện tích cao su năm 2014 là 49,22 ha tăng khoảng 5.000
ha so với năm 2020; năng suất cao su ở Đồng Nai luôn ở mức thấp nhất so với
các tỉnh Đông Nam Bộ (1,34 - 1,49 tấn/ha); các nguyên nhân làm cho năng suất
cao su thấp gồm: tỷ lệ cao su trồng trên đất xám khá cao, một số vườn cao su
trồng trước năm 1975, nay đã già cỗi, một số vườn cao su mới đưa vào khai thác
năng suất chưa cao. Tuy nhiên, ở một số đơn vị quốc doanh, năng suất cao su
vẫn đạt bình quân 1,7 tấn/ha; điều này cho thấy, các vấn đề về khoa học, kỹ
thuật (giống, quy trình chăm sóc, tay nghề công nhân), quản lý và chế biến cũng
là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới năng suất mủ cao su.


15


+ Điều: Năm 2014, tổng diện tích điều trên địa bàn tỉnh là 41,13 ha, giảm
khá mạnh so với với năm 2010 (giảm gần 10.000 ha). Đây là xu thế đúng bởi
năng suất điều luôn ở mức thấp (1,0 - 1,2 tấn/ha) và giá điều không cao (20.000
- 25.000 đồng/kg) nên lợi nhuận và thu nhập trên 1 ha điều không thể cạnh tranh
được so với các cây công nghiệp lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, cà phê và các
loại cây ăn quả; do đó, điều trồng trên các loại đất tốt đã và đang được chuyển
sang trồng các loại cây khác cho giá trị kinh tế cao hơn.
+ Cà phê: diện tích cà phê có xu hướng tăng nhẹ trong thời kỳ 2010 –
2014, năm 2014 đạt 20,42 ngàn ha tăng khoảng 400 ha so với năm 2010.
Nguyên nhân chủ yếu là nhờ công tác thủy lợi làm tốt nên đất trồng cà phê đa số
đủ nguồn nước tưới; mặt khác, người trồng cà phê đã tiếp nhận được công nghệ
trữ cà phê chờ giá tăng nên thu nhập từ trồng cà phê luôn ổn định…Năng suất
tăng 0,53 tấn lên 1,86 tấn/ha, mặc dù thấp hơn các tỉnh Tây nguyên từ 0,2 - 0,66
tấn/ha nhưng vẫn luôn đứng đầu các tỉnh Đông Nam Bộ.
+ Cây hồ tiêu: do giá hồ tiêu luôn ổn định ở mức cao, người trồng hồ tiêu
tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là một số công nghệ cao như
tưới tiết kiệm nước kèm theo điều hòa dưỡng chất, làm cho người trồng hồ tiêu
đang có hiệu quả rất cao; nên, diện tích hồ tiêu ở Đồng Nai tăng khá nhanh, năm
2014 là 12,12 ngàn ha, tăng khoảng 3.000 so với năm 2010. Năng suất hồ tiêu
đạt bình quân 2,23 tấn/ha, thấp hơn các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh khoảng 1
tấn/ha; tuy nhiên với công nghệ tưới tiết kiệm nước và điều hòa dinh dưỡng,
nhiều mô hình ở Định Quán, Thống Nhất đã cho năng suất từ 4 - 6 tấn/ha; hy
vọng khi mô hình này được nhân rộng, năng suất hồ tiêu bình quân ở Đồng Nai
sẽ tăng nhanh.
* Nhìn chung: ngành trồng trọt của Đồng Nai khá phát triển với nhiều loại
cây trồng đặc sản hiện đang được hỗ trợ xây dựng vùng chuyên canh. Đây là

một trong những thuận lợi cho ngành trong giai đoạn phát triển ngành nông
nghiệp chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, nhiều
diện tích cây trồng không hiệu quả cao (cao su, điều) vẫn chưa được chuyển đổi
để phát triển các mô hình nông nghiệp khác, dẫn đến gây lãng phí nguồn tài
nguyên đất.
b. Chăn nuôi

16


Chăn nuôi ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển nông
nghiệp và tăng trưởng kinh tế cũng như thu nhập của người dân tỉnh Đồng Nai;
điều này càng được được thể hiện rõ hơn khi so sánh với các tỉnh vùng Đông
Nam bộ và ĐBSCL cho thấy, Đồng Nai luôn là tỉnh có tỷ trọng chăn nuôi cao
nhất.
Bảng 6: Hiện trang ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2014
Stt
I
1
2
3
4
5
5.1
5.2
II
1
2
3
4

5
6
7
8

Loại vật nuôi
Số lượng
Trâu

Lợn

Gia cầm

Thủy cầm
Sản lượng
Thịt trâu hơi xuất chuồng
Thịt bò hơi xuất chuồng
Thịt lợn hơi xuất chuồng
Thịt gia cầm giết bán
Trong đó thịt gà
Trứng
Sữa tươi
Mật ong
Kén tằm

Đvt
1.000 con
1.000 con
1.000 con
1.000 con

1.000 con
1.000 con
1.000 con

2010
1.252,20
3,99
80,66
1.119,73
47,82
9.301,04
8.905,55
395,49

2014
1.675,56
2,80
66,78
1.499,94
106,04
14.506,46
13.859,07
647,39

1.000 tấn
1.000 tấn
1.000 tấn
1.000 tấn
1.000 tấn
1.000 quả

1.000 lít
1.000 lít
tấn

0,20
6,30
197,71
43,00
41,37
263.152
1.529
839
476

0,16
5,08
225,34
52,41
50,14
327,15
1.776
1.385
309

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2014
Tỷ trọng ngành chăn nuôi của tỉnh có xu hướng tăng mạnh, năm 2014
chiếm 41,76% cơ cấu ngành nông nghiệp (năm 2010 là 38,06%).Điều này cho
thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai là đúng hướng theo
tinh thần Nghị quyết số 6-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị là đưa
chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính.

Đại gia súc: trâu, bò: có xu thế giảm về tổng đàn; tuy nhiên sản lượng thịt
hơi các loại có xu thế tăng khá (tăng BQ 11%/năm); chứng tỏ chất lượng đàn đại
gia súc ở Đồng Nai đang ngày càng được nâng cao; kể cả chất lượng con giống
và kỹ thuật chăn nuôi. Gia súc nhỏ và gia cầm có xu hướng tăng mạnh do nhiều
mô hình chăn nuôi công nghiệp có hiệu quả được nhân rộng.
Cân đối nhu cầu thịt và trứng trên địa bàn tỉnh với khả năng sản xuất của
ngành chăn nuôi cho thấy chỉ hầu hết các loại sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn
17


tỉnh không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn có xuất ra ngoại tỉnh và phục vụ
xuất khẩu.

c. Lâm nghiệp
* Diện tích các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
Diện tích 181.503,39 ha, chiếm 38,82% diện tích đất nông nghiệp. Đất
lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các huyện Vĩnh Cửu (71.395,35 ha), Tân Phú
(45.927,02 ha), Định Quán (35.623,97 ha). Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: diện tích 43.853,41 ha, chiếm 24,16% diện tích đất
lâm nghiệp, phần diện tích này chủ yếu là rừng sản xuất của Công ty TNHH 1
thành viên Lâm nghiệp La Ngà (huyện Định Quán) và một số do hộ gia đình, cá
nhân quản lý và sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: diện tích 36.393,09 ha, chiếm 20,05% diện tích đất
lâm nghiệp, đối tượng quản lý chủ yếu là các lâm trường như: Lâm trường 600,
Ban Quản lý rừng phòng hộ 600, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Ban
Quản lý rừng phòng hộ Long Thành, Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc,
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà…
- Đất rừng đặc dụng: diện tích 101.256,89 ha, chiếm 55,79% diện tích
đất lâm nghiệp. Đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh chỉ có ở 04 huyện: Vĩnh
Cửu (62.212,57 ha), Tân Phú (39.033,2 ha), Trảng Bom (9,76 ha) và Định Quán

(1,37ha). Trong đó, phần lớn diện tích thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý. Riêng phần rừng đặc dụng ở
huyện Trảng Bom do trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh quản lý
phục vụ vào mục đích nghiên cứu.
Bảng 7: Thống kê diện tích đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính

TT

1
2
3
4
5
6

Đơn vị hành
chính cấp
huyện

Tổng số
(ha)

Toàn tỉnh
TP. Biên Hòa
Cẩm Mỹ
Định Quán
Long Khánh
Long Thành
Nhơn Trạch


181.503,39
2.100,85
54,05
35.623,96
4,78
5.927,72
8.753,92

Đất rừng sản
xuất
Diện
Tỷ lệ
tích
(%)
(ha)
43.853,41
100
1.960,22
4,47
54,0472
0,12
16.995,96 38,79
5.356,46
1.965,75

12,23
4,49

18


Đất rừng phòng
Đất rừng đặc dụng
hộ
Diện
Diện
Tỷ lệ
Tỷ lệ
tích
tích
(%)
(%)
(ha)
(ha)
36.393,09
100 101.256,89
100
140,63
0,39
18.626,63
4,78
571,26
6.788,17

51,18
0,01
1,57
18,65

1,3667



7
8
9
10
11

Tân Phú
Thống Nhất
Trảng Bom
Vĩnh Cửu
Xuân Lộc

45.927,02
123,57
2.181,98
71.395,34
9.371,31

2.392,90
17,0201
2.166,61
8.527,66
4.377,89

5,46
0,04
4,94
19,46
9,99


4.500,92
106,55
5,61
655,11
4.993,43

12,37
0,29
0,02
1,8
13,72

39.033,19

38,55

9,759
62.212,57

0,01
61,44

Nguồn: Kiểm kê đất đai 2014
* Tình hình giao đất, giao rừng
- Diện tích đất lâm nghiệp do 09 đơn vị chủ rừng quản lý 173.719 ha,
gồm:
+ Đất do chủ rừng tự tổ chức bảo vệ: 156.634 ha.
+ Đất giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 17.085 ha, cụ thể:
Trong huyện: 12.944 ha/4.887 hộ nhận khoán;

Ngoài huyện trong tỉnh: 2.146 ha/983 hộ nhận khoán;
Ngoài tỉnh : 400 ha/61 hộ nhận khoán.
- Diện tích đất lâm nghiệp do địa phương quản lý: 6.534,5 ha, gồm có
5.946 ha do 4.752 hộ dân đang sử dụng; diện tích chưa giao khoán 589 ha.
d.Thuỷ sản
Nhìn chung, tiềm năng nuôi trồng thủy sản Đồng Nai là khá lớn; tuy
nhiên, trong những năm qua, quy mô nuôi trồng thủy sản tăng không nhiều
(<1%/năm); nguyên nhân chính là yêu cầu để giải quyết hài hòa về lợi ích kinh
tế, xã hội và môi trường; trong đó, nuôi lồng bè trên sông Đồng Nai (ở Biên
Hòa) và trên sông La Ngà (ở Định Quán) đã giảm hoàn toàn do yêu cầu bảo vệ
nguồn nước; diện tích nuôi mặn lợ ở Long Thành, Nhơn Trạch dự kiến cũng sẽ
giảm do công nghiệp phát triển; theo đó, các phương tiện khai thác cũng đang có
xu thế giảm.
Bảng 8: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo huyện
ĐVT: ha
STT
1
2
3
4
5
6

Đơn vị
Toàn tỉnh
TP. Biên Hòa
H. Vĩnh Cửu
H. Tân Phú
H. Định Quán
H. Xuân Lộc

TX. Long Khánh

Năm 2010
7.975,70
128,2
811,5
1.664,00
564,2
767
57,4

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
7.824,40
8.223,90
8.217,33
8.401,00
359,8
105
81,53
106
902,2
748,8
829,3
824
1.242,00
1.700,00
1.789,50
1891
588,8
851,2

855,4
844
904
773
572,5
779
82,7
52,9
21,2
19

19


STT
7
8
9
10
11

Đơn vị
H. Thống Nhất
H. Long Thành
H. Nhơn Trạch
H. Trảng Bom
H. Cẩm Mỹ

Năm 2010
68

397
1.620,00
1.056,00
842,4

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
68
64
45,5
48
402
402
402
355
1.529,50
1.661,20
1.716,00
1729
932
1.023,40
1.069,00
993
813,4
842,4
835,4
813

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2014
Nuôi nước ngọt là thế mạnh của tỉnh, với các loại hình nuôi như: nuôi cá
TC, BTC trong ao hồ; nuôi cá QCCT, kết hợp; nuôi cá eo ngách (đăng quầng)

Đối tượng nuôi ao hồ nhỏ như rô đồng, chép, rô phi, lóc, điêu hồng; nuôi lồng
bè như cá lăng, điêu hồng, chép, lóc; nuôi cá mặt nước lớn như: mè hoa, mè
trắng, trôi, chép, rô phi…
Vùng nuôi mặn lợ của tỉnh tập trung ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch
với các hình thức nuôi tôm sú; nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay trong vùng đa
phần các hộ nuôi tôm sú TC, BTC chuyển sang nuôi TCT thâm canh, vì thời gian
nuôi ngắn và ít rủi ro hơn. Các mô hình nuôi năng suất cao được gia tăng đầu tư,
dần tiếp cận và triển khai các quy trình nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP về an toàn
chất lượng đối với TCT và tôm sú trong vùng ngập mặn.
Các hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Đồng Nai gồm có:
kinh tế là nhà nước (Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, trực tiếpquản
lý hồ Trị An và hồ Bà Hào với diện tích nuôi cá mặt nước lớn là 25.303 ha); kinh
tế tập thể (diện tích nuôi trồng thủy sản của các HTX chiếm khoảng 2,5% tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh) và còn lại là kinh tế hộ (riêng nôi cá lồng
bè, 100% là kinh tế hộ).
2. Ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2014 tuy có thuận lợi hơn do kinh
tế đang trên đà phục hồi nhưng còn gặp không ít khó khăn, nhất là những tháng
đầu năm: thị trường xuất khẩu, giá xuất khẩu thấp; thị trường trong nước tiêu thụ
chậm. Theo báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2014, giá trị sản xuất
công nghiệp trên địa bàn năm 2014 (giá hiện hành) đạt 700.878 tỷ đồng, chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2014 tăng 8,3% so cùng kỳ (năm 2013 tăng
7,6%). Các ngành công nghiệp chủ lực vẫn duy trì được thị trường xuất khẩu,
sản xuất vẫn tăng khá cao như: ngành sản xuất giày da, may mặc, dệt và các sản
phẩm tiêu thụ trong nước như: sản xuất phụ tùng xe máy, sản xuất vật liệu xây
20


dựng, sản xuất các sản phẩm kim loại.v.v... Ngành khai khoáng đã phục hồi, nhu
cầu tiêu thụ các loại đá xây dựng trên địa bàn và khu vực tiếp tục tăng cao, giá

tiêu thụ tăng. Tuy nhiên một số ngành sản xuất vẫn tiếp tục gặp khó khăn do sản
phẩm tiêu thụ chậm như: ngành sản xuất giấy, chế biến thực phẩm và đồ uống,
sản xuất thuốc lá.

Bảng 9: Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2014
ĐVT: cơ sở
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27

Ngành sản xuất
Tổng
Khai khoáng
Sản xuất chế biến thực phẩm
Sản xuất đồ uống
Sản xuất thuốc lá, thuốc lào
Dệt
Sản xuất trang phục
Sản xuất da và các sản phẩm liên quan
Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
In, sao chép bảng ghi các loại
Sản xuất hóa chất và các sp từ hóa chất
Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
SX sản phẩm từ chất khoáng phi kim
loại
Sản xuất kim loại
SX sản phẩm từ kim loại
SX thiết bị văn phòng và máy tính
Sản xuất máy móc và thiết bị điện
Sản xuất máy móc và thiết bị chưa phân
vào đâu
Sản xuất xe có động cơ, romooc
SX phương tiện vận tải khác

SX giường, tủ, bàn ghế
Công nghiệp chế biến chế tạo khác
Sữa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy
móc, thiết bị
SX và phân phối điên, khí đốt
Khai thác, xử lý và cung cấp nước
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy
rác thải, tái chế phế liệu

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
2010
2011
2012
2013
2014
12.173 12.478 13.763 14.009
14.420
314
318
246
255
261
3.038
3.175
3.480
3.509
3.562
95
100
742

754
791
2
2
4
5
5
275
282
362
371
378
2.126
2.128
2.460
2.491
2.535
162
169
225
238
251
761
780
968
995
1.014
93
99
113

126
134
170
172
193
208
221
185
193
202
209
218
9
10
14
16
17
140
150
151
155
160
528

540

548

558


579

42
2.511
9
93

47
2.562
8
96

47
1.969
24
69

46
1.981
29
71

46
2.055
36
75

59

62


54

53

53

106
183
1.153
44

111
183
1.163
48

78
22
1.443
91

65
23
1.472
112

79
26
1.532

115

4

5

186

191

197

2
65

2
69

3
64

4
66

4
68

4

4


5

6

8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2014

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản còn chiếm tỷ trọng tương đối
cao trong cơ cấu ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm
vẫn chiếm số lượng lớn với 3.562 cơ sở, chiếm 24,7% tổng cơ sở sản xuất công
nghiệp, giá trị sản xuất của ngành năm 2014 (theo giá hiện hành) đạt 145.962 tỷ
21


đồng, chiếm 20,38% tổng giá trị của toàn ngành công nghiệp. Tiếp đến là công
nghiệp dệt, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất hóa chất, sản xuất
máy móc thiết bị, sản xuất sản phẩm từ kim loại,…
Các loại nông sản được chế biến ở Đồng Nai gồm có cao su, hồ tiêu, điều,
cà phê, thịt gia súc, gia cầm, rau, trái cây và một số loại nông sản khác. Để hình
dung vai trò của công nghiệp chế biến đối với sản xuất các ngành hàng NN ta
hãy so sánh công suất chế biến với sản lượng của một số ngành hàng chính năm
2014 như sau:
- Cao su: sản lượng 40,36 ngàn tấn; trên địa bàn hiện có Công ty TNHH
một thành viên tổng công ty cao su Đồng Nai với 4 nhà máy trực thuộc và 6
công ty cổ phần; ngoài ra, còn có một số nhà máy chế biến nhỏ khác như công
ty TNHH một thành viên Mẫu Đơn, nhà máy chế biến cao su Dầu Giây… tổng
công suất chế biến 50.000 - 55.000 tấn/năm (gấp 1,2 - 1,32% sản lượng cao su
toàn tỉnh). Sản phẩm chính tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp là cao su thiên

nhiên sơ chế gồm nhiều chủng loại: SVR L, SVR 3L,SVR CV50, SVR CV60,
SVR GP, SVR 5, SVR10, SVR20, SVR10CV, LATEX 60% HA,LA… chiếm
khoảng 96% doanh thu hàng năm của Tổng công ty và chiếm khoảng 10% tổng
sản lượng cao su của Việt nam.
- Mía đường: Sản lượng 625,71 ngàn tấn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3
Công ty chế biến đường (Cty Cổ phần đường Biên Hòa, La Ngà và Cty mía
đường Trị An, tổng công suất thiết kế khoảng 550 ngàn tấn/năm.
- Cà phê: Sản lượng 32,95 ngàn tấn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 doanh
nghiệp chế biến cà phê và một số cơ sở cá thể ( 7.000 lao động) với tổng công
suất 12.575 tấn sản phẩm chế biến từ cà phê bao gồm cà phê rang xay, bootk
milo, nescafe…
- Hạt điều: sản lượng đạt 45,96 ngàn tấn. Hiện có 2 doanh nghiệp
(CTTNHH Hảo, Đonafood) và khoảng 400 lao động cá thể tham gia chế biến
hạt điều, công suất chế biến 8.000 tấn điều nhân/năm; phần lớn điều thô được
xuất bán cho các tỉnh lân cận.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 doanh nghiệp
chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản, tổng công suất 2,78 triệu tấn; so sánh
với quy mô đàn các loại vật nuôi (heo 1,33 triệu con, gia cầm 12,62 triệu con, dê
cừu 86 ngàn con…) cho thấy năng lực SX thức ăn chăn nuôi trên địa bàn không
22


chỉ đáp ứng nhu cầu cho chăn nuôi mà còn xuất ra các tỉnh khác khoảng 1,2
triệu tấn/năm…
- Giết mổ gia súc, gia cầm: hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 173 cơ sở sở giết
mổ có phép (trong đó, 4 cơ sở loại A, 119 cơ sở loại B và 50 cơ sở loại C); ngoài
ra, còn có các cơ sở giết mổ tập trung: cơ sở giết mổ tập trung thị xã Long
Khánh, cơ sở giết mổ tập trung Thy Thọ… và các doanh nghiệp như Nhà máy
chế biến thực phẩm Đồng Nai D&F thuộc Tổng Công ty thực phẩm Đồng Nai,
HTX Thương mại dịch vụ Tân Mỹ, công ty liên doanh chế biến súc sản Long

Bình, Cty TNHH Gia Kiệm có tham gia giết mổ gia súc gia cầm, tổng công suất
chế biến 1.020 tấn/năm; ngoài ra, kết quả điều tra cho thấy còn có khoảng trên
200 cơ sở giết mổ không kiểm soát được. Nếu tính cả những cơ sở này thì công
suất giết mổ hiện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên vấn
đề vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm đối với các cơ sở này còn nhiều
điều bất cập.
- Sữa bò: hiện có 2 đơn vị thu mua sữa là Công ty Vinamilk và Công ty cổ
phần Lothamilk có tham gia chế biến sữa bò với công suất 12 ngàn tấn/năm;
ngoài ra còn có 167 lao động cá thể chế biến sữa bò.
- Thuốc lá: Công ty TNHH thuốc lá Đồng Nai hàng năm sản xuất 385
triệu bao thuốc lá; tuy nhiên, sản lượng thuốc lá sản xuất trên địa bàn tỉnh chỉ
đạt 2,43 ngàn tấn; công ty vẫn phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh khác.
- Khoai mỳ: Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 doanh nghiệp tham gia chế biến
khoai mỳ (Cty liên doanh Nam Việt, doanh nghiệp tư nhân Kiệm Tân 2, Doanh
nghiệp tư nhân Phong Phú, Cty Ajnomoto và Cty Vedan Vietnam) với tổng công
suất 305.955 tấn/năm; các loại sản phẩm gồm tinh bột khoai mỳ, bột ngọt, bột
nêm, lysine, acid… theo số liệu thống kê, năm 2014 toàn tỉnh sản xuất được
385,2 ngàn tấn khoai mỳ; sản lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến, các
doanh nghiệp kể trên phải nhập nguyên liệu từ địa phương khác.
Nguồn nguyên liệu nông lâm sản tại chỗ chưa đáp ứng cho công nghiệp
chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh, phần lớn được nhập từ các tỉnh Tây
Nguyên hoặc được nhập trực tiếp từ nước ngoài: bột giấy, sợi vải, sắn, thuốc lá,
… Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã có bước phát
triển khá về quy mô, năng suất và chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi tăng
lên đáng kể nhờ áp dụng giống mới và quy trình sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó,
23


sản xuất nông nghiệp cũng còn một số khó khăn và hạn chế: phổ biến còn sản
xuất nhỏ, sử dụng giống cũ năng suất và chất lượng thấp, trình độ cơ giới thấp,

quy trình sản xuất còn lạc hậu năng suất thấp, chưa hình thành được các vùng
nguyên liệu nông sản tập trung để cung cấp số lượng lớn cho công nghiệp chế
biến. Trình độ lao động ở nông thôn thấp, ít vốn, khả năng tiếp thu và ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp bị hạn chế dẫn đến không thực hiện đúng quy trình
sản xuất nên một số sản phẩm kém chất lượng, năng suất thấp, chi phí sản xuất
cao, không đáp ứng cho nhu cầu nguyên liệu nông sản cho các nhà máy chế biến
trên địa bàn.
Ngành công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 556.363 lao động, tăng gần
100.000 lao động so với năm 2010. Trong đó, lao động khu vực nhà nước chiếm
126.065 người và lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 430.298
người. Thu nhập của người lao động cũng được gia tăng đáng kể, năm 2014,
tổng thu nhập bình quân/ lao động trong ngành công nghiệp đạt 72 triệu
đồng/người/năm.
Hiện nay có 7 làng nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong
đó bao gồm: làng nghề khai thác, điêu khắc đá ở Biên Hòa; làng nghề làm gốm
ở Biên Hòa; làng gốm Tân Vạn; làng đất nung Bửu Long; làng Bến gỗ; làng Bến
cá; làng nghề dệt thổ cẩm ở Tà Lài. Các làng nghề này đã có từ lâu dời và hiện
nay đang được hưởng các chính sách để bảo tồn và phát triển. Sản phẩm của
làng nghề cũng đã được xây dựng thương hiệu và phát triển ra thị trường nước
ngoài.
3. Ngành thương mại – dịch vụ
Thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng cao so với các ngành kinh tế
khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2014, đạt 14,32%/năm (theo giá so sánh
2010). Tổng mức hàng hóa bán lẻ (theo giá hiện hành) năm 2014 là 84.789 tỷ
đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2010, trong đó khu vực Nhà nước chiếm
5,75%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 94,25% tổng mức bán lẻ.
Cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh; tổng số
chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh 193 chợ, trong đó có 08 chợ hạng 1; 29 chợ
hạng 2; 156 chợ hạng 3; 02 Trung tâm Thương mại, 06 Siêu thị; ngoài ra, tỉnh
đang lập đề án chuyển đổi chức năng khu công nghiệp Biên Hòa I thành Trung

tâm Thương mại Dịch vụ của thành phố Biên Hòa. Chương trình xúc tiến
24


thương mại tập trung vào các hoạt động tham gia, tổ chức hội chợ triển lãm
trong và ngoài nước, khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức hội nghị hội thảo,
tập huấn đào tạo. Tổ chức các hội thảo, hội nghị về giải pháp tiêu thụ nông sản
cho nông dân và xuất khẩu sản phẩm. Tập huấn đào tạo về kỹ năng sản xuất,
quản lý kinh doanh, quản lý nhà nước, thương mại điện tử cho các hộ nông dân,
hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Phát hành Bản tin thương mại và công nghiệp Đồng Nai định kỳ hàng tuần, thực
hiện chương trình “Bản tin thị trường” trên kênh ĐN1 và phát lại trên kênh
ĐN2. Thường xuyên cập nhật thông tin chào mua, chào bán trên Trang tin điện
tử Trung tâm Xúc tiến Thương mại… Những hoạt động kể trên, không chỉ giúp
cho nông dân, chủ trang trại, các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm mà còn
góp phần cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, công nghệ
sản xuất và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa.
- Hệ thống dịch vụ tài chính – tín dụng: Toàn tỉnh hiện có 12 chi nhánh
ngân hàng thương mại nhà nước; 01 chi nhánh ngân hàng Chính sách- xã hội; 01
chi nhánh ngân hàng Phát triển; 01 Hội sở chính Ngân hàng cổ phần Đại Á; 22
chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần; 02 Phòng giao dịch của ngân hàng
thương mại cổ phần khác địa bàn, 04 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 01 chi
nhánh Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và 31 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ
sở.Dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng, các ngân hàng thương mại thực hiện
nhiều chương trình quản lý sản phẩm và dịch vụ tiện ích ngân hàng. Tuy nhiên,
dường như các tổ chức tín dụng, ngân hàng còn ít quan tâm đến sản xuất nông
nghiệp, biểu hiện cụ thể là các trang trại, hộ nông dân khó vay vốn từ các tổ
chức này; những bất cập về thủ tục vay, lượng vốn vay, thời hạn cho vay và lãi
suất cho vay không phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
là nguyên nhân chính làm cho người dân khó tiếp cận được các nguồn vốn ưu

đãi; ngoài ra, các tổ chức tín dụng - ngân hàng vẫn chưa có những giải pháp hữu
hiệu để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, giải quyết được 2 bất cập này
nông nghiệp sẽ có thêm nguồn lực để phát triển một cách bền vững.
III. Thực trạng cơ sở hạ tầng của toàn tỉnh
1. Thực trạng giao thông
- Đường bộ: Đến cuối năm 2013, hệ thống giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnhbao gồm:Quốc lộ: 05 tuyến đi qua (QL1, QL1K, QL51, QL56, QL20)
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×