Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

báo cáo thực tập tại RESORT XUÂN THIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.7 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Thương mại – Du lịch đã dùng tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các anh chị nhân viên
tại resort Xuân Thiều đã luôn giúp đỡ và chỉ dạy cho em trong suốt 12 tuần thực tập,
thời gian tuy không dài nhưng em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học
trong nhà trường và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong hiện tại
và trong tương lai.
Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Tiến Nam đã tận tâm hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Nếu không có sự
hướng dẫn, giúp đỡ của thầy thì em nghĩ bài báo cáo này khó có thể hoàn thiện được.
Do bước đầu đi vào thực tế tìm hiểu còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý thầy cô, ban lãnh đạo resort để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn
thiện hơn.
Lần cuối em xin chúc quý thầy cô trong khoa và các anh chị trong resort lời chúc sức
khỏe và thành công trong công việc, kính chúc quý thầy cô luôn công tác tốt, kính
chúc resort Xuân Thiều luôn phát triển và thành đạt.
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Từ viết tắc
STT

SL
TT
ĐH
CĐ-TC
SC
KHKT

Diễn giải
Số thứ tự
Giám đốc
Số lượng
Tỉ trọng
Đại học
Cao đẳng- trung cấp
Sơ cấp
Khoa học kỹ thuật

DANH MỤC CÁC BẢNG
1


1. Bảng 2.1: Tỷ trọng doanh thu của khách sạn trong tổng doanh thu của Resort từ năm
2014-2016
2. Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của resort Xuân Thiều năm 2016
3. Bảng 2.3: Phân công lao động theo công việc
4. Bảng2.4: Phân công nhân viên trực ca
5. Bảng 2.5: So sánh lao động định biên – lao động sử dụng thực tế của bộ phận buồng

phòng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Resort
2. Sơ đồ cơ cấu của bộ phận lưu trú
MỤC LỤC
Xã hội ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Mong muốn
của con người không chỉ dừng lại ở những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở…mà thêm
vào đó những nhu cầu mới về một cuộc sống hoàn thiện hơnxuất hiện và không ngừng
phát triển, trong đó có nhu cầu về giải trí, du lịch. Và sự phát triển của ngành du lịch
trên toàn thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng như là một sự tất yếu, yêu cầu của
khách quan.
Không ngừng đi lên trong suốt hơn 12 năm hình thành và phát triển, Resort Xuân
Thiều đã trở thành thương hiệu về dịch vụ du lịch không chỉ của Tp.Đà Nẵng mà còn
của cả nước. Resort đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, từng bước đổi mới và phát triển
để giờ đây đã là một doanh nghiệp nhà nước tự hạch toán kinh doanh hiệu quả, đang
trong quá trình cổ phần hoá và trở thành một trong những con chim đầu đàn của ngành
du lịch Việt Nam.
Hiện nay, Resort đang cung cấp nhiều dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý cho du
khách trong nước và quốc tế như: phòng ở, ăn uống, lữ hành... Trong đó, dịch vụ lưu
trú (khách sạn), ăn uống (Nhà hàng) là hai trong những sản phẩm chính, truyền thống.
Hàng năm, doanh thu của những sản phẩm này đóng góp một phần lớn vào kết quả
kinh doanh chung của Resort . Chính vì vậy, em đã chọn bộ phận khách sạn tại Resort
để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2


Trong quá trình được học tại trường, em cảm thấy rất thích môn Tổ chức lao động
khoa học. Toàn bộ chương trình đã cung cấp cho em một hệ thống kiến thức toàn diện
liên quan trực tiếp tới chuyên môn quản trị nhân lực, nhất là nội dung về phân công,

hiệp tác lao động – nội dung hết sức cơ bản, đưa ra những cơ sở khoa học trong tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động của mỗi cơ sở, doanh nghiệp.Với ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, phân công, hiệp tác lao động đã hình thànhnên những bộ máy hoạt động hiệu
quả, chặt chẽ, có tính hệ thống và còn có tác dụng chi phối, hoàn thiện các vấn đề khác
có liên quan đến tổ chức lao động trong doanh nghiệp.
Sau khi được bố trí thực tập tại bộ phận buồng phòng – Resort Xuân Thiều, xuất phát
từ thực tế tổ chức lao động ở bộ phận lưu trú, em nhận thấy công tác phân công lao
động tại đây xuất hiện nhiều bất cập như: lỏng lẻo, tùy tiện, chưa được sự quan tâm
đúng mức từ các phòng, ban, lãnh đạo Resort. Trong khi đây là một trong những
nguyên nhân liên quan, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các bộ phận này
nói riêng và toàn Resor tnói chung.
Em tin rằng nếu có những điều chỉnh thích hợp về công tác này ở bộ phận lưu trú với
vị trí, vai trò thì đóng góp trong những con số thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Resort không chỉ dừng lại như hiện nay mà còn tăng trưởng lên rất nhiều. Không
chỉ vậy, nó còn góp phần xây dựng một hình ảnh đẹp hơn về phong cách phục vụ, một
môi trường làm việc mới.
Với những kiến thức đã được trang bị, em muốn góp một phần nhận thức nhỏ bé của
mình, đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang phổ biến hiện nay
về công tác tổ chức và phân công lao động ở bộ phận lưu trú để ngày một khoa học,
hoàn thiện, phù hợp hơn khi chuyển sang hoạt động trong mô hình Resort.
Chính vì vậy, em xin mạnh dạn chọn đề tài “công tác tổ chức và phân công
lao động trong bộ phận lưu trú tại Resort Xuân thiều”
Chuyên đề gồm 3 phần :
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG LAO
ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN LƯU TRÚ
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG LAO
ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN LƯU TRÚ TẠI RESORT XUÂN THIỀU

3



Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC VÀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN LƯU TRÚ TẠI RESORT
XUÂN THIỀU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG
LAO ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN LƯU TRÚ
1.1. Khái quát về công tác tổ chức và phân công lao động tại khách sạn
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm công tác tổ chức và phân công lao động
a. Công tác tổ chức lao động
- Khái niệm về tổ chức lao động
Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với việc đảm bảo sự
hoạt động của sức lao động. Do vậy, tổ chức lao động được hiểu là tổ chức quá trình
hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động
và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục
đích của quá trình đó. Là hệ thống các biện pháp sử dụng hợp lý sức lao động và thời
gian lao động nhằm làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp và nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng. Tổ chức lao động thể hiện các mối quan hệ vừa độc lập,
vừa phụ thuộc. Sự độc lập thể hiện ở những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và
liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác
nhịp nhàng để đáp ứng với mục tiêu của tổ chức. Mối quan hệ phụ thuộc nghĩa là quan
hệ liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào để tạo ra một sự hợp tác
nhịp nhàng, nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
- Đặc điểm của tổ chức lao động

4


Trong quá trình tổ chức lao động, ngành kinh doanh khách sạn có một số đặc điểm
sau:

- Là tổ chức kinh tế hoạt động đa ngành đa lĩnh vực nhưng lại có một chức năng chung
là phục vụ và cung cấp mọi dịch vụ du lịch
- Hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú vừa thực hiện nhiệm vụ
phối hợp với các dịch vụ du lịch khác để tạo nên ngành du lịch hoàn chỉnh.
- Do khối lượng công việc không đồng đều giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày
trong tuần, giữa các tuần trong tháng, giữa các tháng trong năm nên tổ chức lao động
đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc giờ nhiều việc bố trí nhiều người, giờ ít
việc ít người, thực hiện điều độ lao động thay thế nghỉ bù theo ca kíp.
- Thời gian làm việc của ngành du lịch nói chung và lĩnh vực khách sạn nói riêng là
liên tục suốt ngày đêm 24/24 giờ trong ngày và 365 ngày trong năm không kể mưa,
nắng, gió, bão , tết ,lễ...
b. Phân công lao động
- Khái niệm phân công lao động
Mỗi nền sản xuất xã hội, ngành, cơ sở, doanh nghiệp khi hình thành, tồn tại, hoạt động
và phát triển đều bao gồm một hệ thống rất nhiều các công việc có liên quan chặt chẽ
với nhau. Từng người lao động làm việc lại có những nhiệm vụ riêng của mình. Việc
phân chia nhiệm vụ này đƣợc thực hiện trên cơ sở căn cứvào hệthống toàn bộ công
việc để phân chia thành một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể (với số lượng phù hợp) và
giao cho từng chức danh công việc thực hiện. Từ đó, lựa chọn những người có đủ khả
năng, năng lực về trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc điểm tâm sinh lý: giới tính, kinh
nghiệm… có thể đảm nhận nhiệm vụ tƣơng ứng của chức danh đó. Mỗi chức danh
công việc có thểgiao cho một người hoặc một nhóm ngƣời thực hiện tùy thuộc vào
khối lượng và cách phân chia công việc cho từng chức danh. Đó chính là phân công
lao động. Hay nói ngắn gọn hơn, phân công lao động là phân chia công việc và giao
cho một hoặc một nhóm người thực hiện theo hướng chuyên môn hóa lao động để đạt
năng suất, hiệu quả lao động cao. Kết quả của quá trình phân công lao động là chia quá
trình lao động ở trình độ chuyên môn hóa nhất định thành nhiều công việc, bộ phận cụ
5



thể, và giao cho mỗi cá nhân đảm nhận, phù hợp với năng lực sở trường và ngành nghề
mà họ được đào tạo.
- Đặc điểm của phân công lao động
Tiền đề vật chất của sự phân công lao động là số lượng dân cư và mật độ dân số.phải
có một mật độ dân số nào đó để có thể phát triển nột cách thuận lợi cho những giao
dịch xã hội, cũng như để phối hợp các lực lượng nhờ thế mà năng xuất lao động tăng
lên, khi số lượng công nhân tăng lên ( do dân số tăng lên ) thì sức sản xuất càng tăng
lên theo tỷ lệ kép của sự tăng lên đó, nhân với hiệu quả của sự phân công lao động.
Sự phân công lao động được hình thành khi có sự phân tán tư liệu sản xuất vào tay
nhiều người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Sự phân công lao động xâm nhập vào
tất cả các lĩnh vực của xã hội và đạt những người sản xuất hàng hoá độc lập " đối diện
" với nhau, những người này chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh.
Đối với sự phân công lao động có một quy tắc chung là :quyền lực càng ít chi phối sự
phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân công lao động trong
khách sạn ngày càng phát triển bấy nhiêu, và ở đấy nó lại càng phụ thuộc vào quyền
lực của một cá nhân.
1.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức lao động
a. Yêu cầu của việc tổ chức lao động
- Khai thác triệt để mọi năng lực làm việc, trước hết là sức lao động, là cơ sở góp phần
giải quyết việc làm và hạn chế tính thời vụ.
- Bảo đảm sự điều hòa mọi họat động trong khách sạn, trước hết là lực lượng lao động
các loại, góp phần tổ chức các quá trình lao động.
- Góp phần tăng năng suất lao dộng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
b. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức lao động
Lao động là cơ sở tồn tại cho tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Tổ chức lao động thể
hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình làm việc. Thực chất của tổ
chức lao động là bố trí và phân phối sức lao động cho quá trình làm việc.
Bất cứ một khách sạn khi tổ chức lao động của mình đều phải thực hiện các nguyên
tắc sau:


6


- Phải đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao động
trên cơ sở ngày càng nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ.
- Phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Đảm bảo các
quyền lợi chính đáng của họ, khi họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ và yêu cầu phục vụ.
Nói cách khác làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng .
- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức và phân phối hợp lý lao động trong ngành
cũng như đối với từng đơn vị, bộ phận... Luôn quan tâm đến việc giảm nhẹ lao động
nặng nhọc, cải thiện điều kiện làm việc cho họ. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng sức
khoẻ cho người lao động.
- Tổ chức phát động phong trào thi đua lao động giỏi trong từng đơn vị, bộ phận và
toàn ngành. Giỏi không chỉ về nghiệp vụ mà còn về thái độ, tác phong phục vụ .
1.2. Nội dung công tác tổ chức và phân công lao động tại bộ phận lưu trú của
khách sạn
1.2.1.Phân loại, hình thức và ý nghĩa của công tác tổ chức, phân công lao động
a. Các loại phân công lao động
- Phân công lao động
Theo sự phân chia của Các Mác, phân công lao động gồm ba thể loại thể hiện ở các
cấp độ khác nhau những giữa chúng vẫn có mối quan hệ ràng buộc và hoc trợ lẫn
nhau, đó là:
+ Phân công lao động chung (hay phân công lao động trong nội bộ xã hội): là phân
công lao động trên phạm vi nền sản xuất của cả một xã hội thành những ngành lớn
như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...
+ Phân công lao động trong nội bộ ngành (hay phân công lao động đặc thù): là từ
những ngành đã được phân chia ở phân công lao động chung lại được chia ra thành
các loại, chuyên môn nghiệp vụ, bộ phận chuyên môn hóa. Ví dụ: trong ngành nông
nghiệp phân chia thành trồng trọt và chăn nuôi...
+ Phân công lao động trong nội bộ khách sạn (hay phân công lao động cá biệt): là

phân công lao động được thực hiện trong phạm vi một cơ sở, khách sạn. Từ hệ thống

7


hoàn thành, tách riêng các loại hoạt dộng lao động, phân công công việc giữa các
phòng, ban, bộ phận, đơn vị, tổ đội...., giữa các bước trong quá trình lao động
Ba loại phân công lao động trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân công lao động
cá biệt dựa trên kết quả của phân công lao động chung. Nếu không có phân công lao
động chung thì không thể tiến hành phân công lao động đặc thù. Hai loại phân công
lao động này lại có tác động chi phối đến phân công lao động cá biệt thể hiện công tác
phân công lao động của khách sạn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động. Như vậy,
cả ba loại phân công lao động trên có mối liên hệ mật thiết với nhau “đã tạo ra điều
kiện để phân chia hoạt động của những người lao động theo nghề và theo chuyên môn
rộng và chuyên môn hẹp”.
- Hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động được hiểu là: Khi đã phân chia nhiệm vụ chung của khách sạn thành
những nhiệm vụ cụ thể giao cho người lao động thực hiện thì cũng cần có sự phối hợp
trong công việc, trách nhiệm của người đảm nhận từng chức danh tham gia trong quá
trình lao động của khách sạn về cả không gian và thời gian để đảm bảo hoạt động liên
tục, hoàn thành chung mục tiêu của khách sạn.
Bởi khách sạn có rất nhiều công việc phải làm, các công việc này lại có mối quan hệ
chặt chẽ trong tổng thể mục tiêu chung. Dù có phân chia và giao nhiệm vụ cho một
hoặc môt số người đảm nhận thì mối liên hệ đó vẫn không mất đi mối quan hệ với
nhau. Chính vì vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở quan hệ giữa những
người lao động thể hiện ở sự giúp đỡ, cộng tác với nhau, sử dụng sức mạnh tập thể
trong quá trình làm việc
Khi có sự phân công lao động thì hiệp tác lao động cũng xuất hiện nhưng một đòi hỏi
khách quan và song hành cùng nhau để nhằm tăng năng suất làm việc, đạt hiệu quả cao
b. Hình thức phân công lao động

- Phân công lao động
+ Phân công lao động theo cá nhân
Người trưởng bộ phận đứng ra tổ chức và phân công lao động cho từng cá nhân
thường áp dụng trong những tình huống phục vụ khách đơn lẻ, quy mô nhà hàng nhỏ.
Lúc này, mỗi nhân viên có thể kiêm nhiệm nhiều công việc trong quá trình phục vụ
khách mà không cần thiết sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Việc tổ chức lao động theo cá
nhân cần phải dựa trên khả năng làm việc độc lập của nhân viên đó.
8


* Ưu điểm: Công việc không bị chồng chéo, đáp ứng chính xác nhu cầu của thực
khách, phát huy hết năng lực của nhân viên, dễ dàng xác định được trách nhiệm và tiết
kiệm lao động.
* Nhược điểm: Hao tốn nhiều sức lực của nhân viên, đôi lúc gián đoạn trong phục vụ
dẫn đến chất lượng kém.
+ Phân công lao động theo nhóm
Người trƣởng bộ phận phân công công việc cụ thể cho từng nhóm nhân viên, trưởng
nhóm sẽ chiệu trách nhiệm về kết quả làm việc của nhóm trước trưởng bộ phận. Trong
quá trình thực hiện công việc, trưởng bộ phận sẽ giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều
chỉnh công việc của từng nhóm, theo dõi và điều chỉnh tác nghiệp nhằm đảm bảo sự
phối hợp công việc của các nhóm diễn ra một cách nhịp nhàng. Bên cạnh đó, trưởng
bộ phận sẽ điều chỉnh kịp thời những sai sót giữa các. Với việc phân công này mỗi
nhóm nhân viên sẽ đảm trách một hay một chuỗi mắt xích trong chuỗi mắt xích công
việc bộ phận. Nếu các mắt xích này hoạt động tốt thì sản phẩm cuối cùng sẽ đảm bảo
chất lƣợng cao và ngược. Tuy nhiên để việc phân công lao động theo nhóm có hiệu
quả, người quản lý cần phải quan tâm đến khả năng phối hợp của thành viên trong
nhóm.
* Ưu điểm: Thời gian hoàn thành công việc tương đối nhanh chóng, dễ dàng kiểm soát
đƣợc công việc. Có sự phối hợp hoạt động giữa các nhân viên, xây dựng tốt tinh thần
đoàn kết trong bộ phân.

* Nhược điểm: Đòi hỏi tất cả nhân viên trong bộ phân phải hoạt động có hiệu quả
công việc mà họ đảm nhận. Nếu công việc của một ngƣời hoàn thành không tốt thì các
công việc còn lại của nhân viên khác sẽ không đạt hiệu quả, làm ảnh hưởng đến lợi ích
của bộ phận. Đôi lúc khó xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm
+ Phân công lao động theo chức năng của công việc
Đây là hình thức chia tách theo các chức năng nhất định để từ đó giao cho các bộ phận
và từng người lao động trong khách sạn. Theo cách này, trong mọi hoạt động của
khách sạn có thể phân loại theo các chức năng có liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh
như sau: Chức năng Quản lý chung-Lãnh đạo; Chức năng Thương mại; Chức năng
Tài chính; Chức năng cung ứng dịch vụ; Chức năng phục vụ; Chức năng Nhân lực...
Phân công lao động theo chức năng trong khách sạn sẽ tách riêng từng nhóm người
lao động theo vai trò của họ trong khi làm việc, góp phần tạo nên cơ cấu lao động
9


chung trong toàn khách sạn. Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động là tạo quy định
các tỷ lệ biên chế hợp lý giữa các chức năng này. Ngoài ra, tác dụng của sự phân công
này giúp cho mọi cá nhân và bộ phận làm việc đúng nhiệm vụ, đúng phạm vi trách
nhiệm và quyền hạn của mình, đồng thời thực hiện tốt các mối quan hệ cung ứng dịch
vụ – kinh doanh của khách sạn.
- Hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động trong khách sạn, tổ chức được thực hiện cả về không gian và thời
gian
+ Hiệp tác lao động về mặt không gian
Hiệp tác về không gian là hiệp tác lao động theo không gian hay sự phối hợp trong
thực hiện công việc giữa những người lao động với nhau ở các bộ phận, đơn vị, tổ đội
phục vụ...trong cơ sở khách sạn.
+ Hiệp tác lao động về mặt thời gian
Trong khách sạn, hiệp tác về mặt thời gian được xem là những phối hợp một cách
nhịp nhàng các phòng ban, các bộ phận phục vụ cũng như các cá nhân trong từng đơn

vị, để bảo đảm đúng tiến độ phục vụ, đúng kế hoạch dự kiến của khách sạn. Sự
hiệp tác này thể hiện đầy đủ nhất trên các kế hoạch tiến độ phục vụ và làm việc của
từng bộ phận trong toàn khách sạn.
Ngoài ra, ở các khách sạn có quy trình phục vụ liên tục, có chế độ làm việc nhiều ca
và liên tục, thì cũng cần tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm. Chế độ
đảo ca hợp lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của khách vừa đảm bảo được sức khoẻ
cho mọi người lao động.
Hoàn thiện hiệp tác lao động là một tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của
xã hội. các hình thức hoàn thiện hiệp tác lao động gồm: Xây dựng nhóm tự quản.
nhóm chất lượng, thời gian làm việc linh hoạt.
c. Ý nghĩa và sự cần thiết của công tác tổ chức, phân công lao động
- Ý nghĩa của công tác tổ chức, phân công lao động
Ý nghĩa của phân công và tổ chức lao động như đã thấy ở các phần trên: Là cơ sở để
hình thành một cơ cấu lao động trong doanh nghiệp, tổ chức theo chức năng, theo nghề
và theo bậc. Phân công lao động hướng đến chuyên môn hóa lao động, tạo điều kiện
10


thuận lợi cho người lao động thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Tổ chức lao động
là tạo sự phối hợp của những người lao động làm ở các vị trí, vai trò, nghề,… khác
nhau về cả không gian và thời gian. Để tất cả những người lao động trong doanh
nghiệp ai cũng có nhiệm vụ riêng của bản thân nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau trong hoạt động của cả một tổ chức thống nhất. Phân công lao động hợp lý có ý
nghĩa quan trọng, tạo nên một cơ cấu lao động làm việc thống nhất, chặt chẽ và đạt
hiệu quả, năng suất lao động cao. Người lao động chỉ chú tâm thực hiện vào nhiệm vụ
được chuyên môn hóa, không phải mất thời gian làm những công việc phụ, có thể dễ
dàng làm quen với công việc, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát huy hết khả năng,
năng lực của người lao động trong thực hiện công việc. Những công việc phụ, phục vụ
đã có một đội ngũ nhân viên phụ thực hiện đảm bảo cho hệ thống máy móc luôn hoạt
động tốt, giảm thời gian lãng phí do trục trặc thiết bị. Thông qua đó có thể trang bị

công cụ lao động chuyên dùng và bản thân người lao động ở mỗi vị trí làm việc đều có
thể sử dụng đúng quy cách, đảm bảo chặt chẽ. Tổ chức lao động hợp lý thì sẽ phục vụ
khách hàng được kịp thời, nhanh chóng chính xác, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy hài
lòng khi đến với khách sạn và được quan tâm phục vụ ngay, gây ấn tượng tốt với
khách để khách hàng nhớ và quay lại lần sau, thu hút được nhiều lượt khách hàng góp
phần làm tăng lợi nhuận cho khách sạn. Tổchức lao động hợp lý sẽ giảm được thời
gian chờ đợi của khách, tăng thời gian nhàn rỗi làm cho họ có điều kiện nghỉ ngơi, góp
phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. Đối với nhân viên lao động trong khách
sạn, tổ chức lao động hợp lý sẽ làm giảm được cường độ lao động, giảm thời gian lao
động và tăng năng suất lao động, giúp họ làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Thông qua quá trình tiến hành phân công và tổchức lao động có thể thấy được những
thiếu sót, khiếm khuyết trong tổ chức lao động như: tổ chức nơi làm việc, tổ chức phục
vụ, mức lao động, kỷ luật lao động, hệ thống trả lương…Để từ đó khắc phục cho phù
hợp hơn. Tổ chức lao động về thời gian cũng tác động đến thời gian làm việc, nghỉ 10
ngơi của người lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chế độ làm việc khoa
học và hợp lý
- Sự cần thiết của công tác tổ chức, phân công lao động
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lao động là nguồn chủ yếu để nâng cao tích luỹ, phát
triển kinh tế và củng cố chế độ. Quá trình sản xuất đồng thời là quá trình lao động để
11


tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quá trình sản xuất chỉ xảy ra khi có sự kết hợp giữa
ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người, thiếu
một trong ba yếu tố đó quá trình sản xuất không thể tiến hành được.
Tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ tác động được với nhau và biến đổi thành
sản phẩm khi có sức lao động của con người tác động vào. Vì vậy, lao động của con
người luôn là yếu tố chính của quá trình sản xuất, chúng ta rút ra được tầm quan trọng
của lao động trong việc phát triển sản xuất như sau:
- Phát triển sản xuất nghĩa là phát triển ba yếu tố của quá trình sản xuất cả về quy mô,

chất lượng và trình độ sản xuất, do đó tất yếu phải phát triển lao động. Phát triển lao
động không có nghĩa đơn thuần là tăng số lượng lao động mà phải phát triển hợp lý về
cơ cấu ngành nghề, về số lượng và chất lượng lao động cho phù hợp với sự phát triển
của sản xuất, tức là phát triển lao động phải tiến hành đồng thời với cách mạng kỹ
thuật.
- Cách mạng khoa học kỹ thuật là những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên
tiến, xác lập được những hình thức lao động hợp lý hơn trên quan điểm giảm nhẹ sức
lao động, cải thiện đối với sức khoẻ con người, điều kiện vệ sinh, môi trường, bảo hộ,
tâm sinh lý và thẩm mỹ trong lao động.
- Lao động là nguồn chủ yếu để nâng cao tích luỹ, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của toàn xã hội loài người. Vì vậy tổ chức lao động hợp lý hay
không sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề như quyết định trực tiếp đến năng suất lao động
cao hay thấp; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm; Đảm bảo
thực hiện tốt hay xấu các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch và các công tác khác.
1.2.2. Công tác tổ chức lao động
Việc tổ chức quá trình lao động cần phải đạt được các mục đích sau:
- Phải đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao động
trên cơ sở ngày càng nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, áp dụng các phương pháp lao
động tiên tiến, tiến tới việc cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.
- Phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Đảm bảo các
quền lợi chính đáng của họ, khi họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất.
12


Thực hiện nguyên tắc phân phối theo năng suất và kết quả lao động của mỗi người.
Nói cách khác làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức và phân phối hợp lý lao động trong ngành
cũng như đối với từng đơn vị, bộ phận...Luôn quan tâm đến việc giảm nhẹ lao động
nặng nhọc, cải thiện điều kiện làm việc. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng sức khoẻ
cho người lao động.

- Tổ chức phát động phong trào thi đua lao động giỏi trong từng đơn vị, bộ phận và
toàn ngành. Giỏi không chỉ về nghiệp vụ mà còn về thái độ, tác phong phục vụ.
1.2.3. Công tác phân công lao động
Phân công lao động là sự phân công thành những phần việc khác nhau theo số lượng
và tỷ lệ nhất định phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ.
Phân công lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: cơ cấu sản xuất, loại hình sản
xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật... Do đó, khi phân công lao động phải
chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợp lý.
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và phân công lao động
1.3.1. Đặc thù công việc
Những đặc điểm riêng của mỗi công việc, lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến
công tác tổ chức và phân công lao động của đơn cị cơ sở.
- Mức độ phức tạp: mỗi công việc có độ phức tạp, quy trình phục vụ khác nhau. Có
những công việc có tính chất phức tạp cao, phải trải qua nhiều bước công việc cần
thiết, có thể phân chia và giao cho một hoặc một số người chịu trách nhiệm thực
hiện.và bản thân người lao động muốn hoàn thành được những công việc đó cũng đòi
hỏi sự hiểu biết và độ lành nghề nhất định. Nhưng có những công việc mang tính chất
đơn giản, nếu phân chia nhỏ thành một hoặc một số bước công việc và giao cho người
lao động thực hiện thì không hợp lý. Chính vì vậy, với mức độ công việc khác nhau
thì việc phân công lao động cũng khác nhau. Có công việc có thể chia nhỏ quy trình
thực hiện và giao cho nhiều người nhưng có những công việc chỉ giao cho một người
thực hiện một cách trọn vẹn.

13


- Lĩnh vực hoạt động: do đặc thù ngành hoạt động đòi hỏi tính liên tục, hoàn thành kế
hoạch…mà có những công việc có thể bố trí cho người lao động nghỉ các ngày cố định
trong tuần, nhưng có những công việc thì không thể bố trí như vậy.

1.3.2. Khối lượng công việc và hệ thống mức lao động
Khối lượng công việc thực tế cũng có tác động đến số lượng nhân viên được phân
công hằng ngày cũng như định biên số lượng lao động hợp đồng cần thiết để đáp ứng
công việc. Khối lượng công việc nhiều yêu cầu số lượng lao động nhiều, số ca làm
việc tăng lên và ngược lại.
Căn cứ để huy động số lượng nhân viên là hệ thống mức lao động. Mức lao động cho
người lao động phải là mức trung bình tiên tiến có căn cứ thực tế và điều kiện làm việc
của người lao động, có tính khoa học và có tác dụng kích thích năng suất lao động,
hiệu quả công việc cao. Mức lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn trên sẽ dẫn đến
sử dụng và phân công lao động không hợp lý, lãng phí nhân lực.
1.3.3. Các yếu tố khác
a. Quy mô của khách sạn
Đây là nhân tố làm cho việc tổ chức và phân công lao động trong khách sạn trở nên đa
dạng. Quy mô và cấp hạng của khách sạn không chỉ ảnh hưởng về mặt số lượng lao
động mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyên môn hóa lao động. Quy mô và cấp hạng
khách sạn càng lớn thì mức độ ảnh hưởng về chuyên môn hóa lao động cũng như ảnh
hưởng đến yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, về khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ
càng cao. Cấp hạng càng cao dẫn đến đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao và
chất lượng phục vụ cao nên đòi hỏi sự giám sát công việc khá chặt chẽ.
b. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Việc trang bị thiết bị máy móc hiện tại đòi hỏi phải thay đổi số lượng nhân viên và cơ
cấu lao động trong khách sạn.
c. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trong khách sạn tác động đến công tác tổ chức và phân công lao động
cho nhân viên dưới hai góc độ: Một khách sạn với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại thì
sẽ dẫn tới tiết kiệm được lao động, với một khối lượng công việc, như thế khách sạn
chỉ cần sử dụng một lượng nhân viên với trình độ cao là hoàn thành được công việc.
Khi khách sạn trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đòi hỏi nhân viên phải có trình

14



độ chuyên môn tương ứng. Như vậy cơ sở vật chất kĩ thuật gây khó khăn không nhỏ
cho công tác bố trí và sắp xếp nhân viên trong khách sạn
d. Cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn
Quá trình tổ chức và phân công lao động thường căn cứ vào các tiêu thức: trình độ văn
hóa, trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, giới tính, tuổi tác, thâm niên công tác. Đối
với các khách sạn mới hình thành, lao động cơ cấu là do thị trường cung ứng, do lao
động của địa phương và do công tác tuyển chọn. Đối với khách sạn đang kinh doanh,
việc tổ chức lại lao động phải căn cứ vào cơ cấu lao động hiện có, để từ đó bố trí lại
lực lượng lao động sao cho phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh.
e. Tính thời vụ
Tùy theo mùa vụ khác nhau mà phân công lao động của khách sạn dựa trên khối lượng
công việc, số lượng nhân viên hiện có được luân chuyển và phân chia ca làm việc theo
từng nhiệm vụ đảm nhiệm khác nhau. Chẳng hạn như, mùa vắng khách thì nhân viên
được nghỉ bù trong những ngày phải làm tăng ca. Còn mùa đông khách thì nhân viên
được phân bổ đi ca gãy, làm thêm giờ và được luân chuyển thời gian một cách hợp lí
để nhân viên và nhà hàng đạt hiệu quả cao trong công việc.
f. Nguồn khách
nguồn khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc phân công lao động hay nói cách
khác là công tác tổ chức và phân công lao động phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách
hàng. Vì vậy cần phải tìm hiểu và nghiên cứu về nguồn khách hàng về yêu cầu mong
muốn của họ để đưa ra các công tác tổ chức và phân công lao động cho phụ hợp. Đặc
điểm tâm sinh lí của khách hàng là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ
chức và phân công lao động. Việc tìm hiểu đặc điểm, tâm lí, giai cấp, thành phần xã
hội, tuổi tác, khả năng thanh toán của khách,... là điều kiện cần thiết để xây dựng quy
trình phục vụ, những hình thức tổ chức thích hợp với những loại hình dịch vụ tƣơng
ứng.
g. Yếu tố tổ chức quản lý
Chất lượng và hiệu quả của công tác hoạch định phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ

chức và quản lý của chính các công tác về soạn thảo, tổ chức và thực hiện các kế
hoạch đã được đề ra. Để hoàn thiện những công tác này, thì cần thiết là trong mỗi tổ
chức phải xây dựng được cho mình một bộ máy tổ chức hoạch định mạnh và một đội
ngũ nhân viên có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cần thiết.
15


h. Môi trường
Nếu coi hoạch định là một hệ thống thì những yếu tố nằm ngoài hệ thống này là các
yếu tố môi trường (tài chính, marketing, kế toán, nhân sự, xã hội, văn hóa, pháp luật,
thiên nhiên v.v…) Tuy các yếu tố này không nằm trong hệ thống hoạch định (theo một
nghĩa tương đối) nhưng chúng có những ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình tổ chức, thực
hiện và kiểm soát của công tác hoạch định. Chính vì vậy cần phải phân tích những ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường và đề ra những biện pháp thích hợp để cải tạo và
thích nghi với chúng sao cho có hiệu quả nhất trong các công tác về hoạch định.
1.4. Mối quan hệ giữa công tác tổ chức và phân công lao động
Như đã nêu ở phần khái niệm, có phân công lao động tất yếu cần phải có tổ chức lao
động, có sự phân chia công việc để thuận lợi cho ngƣời lao động thực hiện, nhưng
cũng cần phải có sự phối hợp, liên hệ chặc chẽ giữa họ để cùng hướng về mục tiêu,
nhiệm vụ chung. Tổ chức lao động là cơ sở và là nền tảng cho quá trình phân công lao
động trong kinh doanh nhà hàng. Phân công lao động sẽ dựa trên cơ sở của quá trình
tổ chức lao động mà bố trí, sắp xếp, điều động và kiểm soát quá trình tác nghiệp của
nhân viên theo đúng chức năng, nhiệm vụ trong quá trình tổ chức lao động. Phân công
lao động tất yếu cần phải có tổ chức lao động. Có sự phân công việc để thuận lợi cho
người lao động thực hiện thao tác nhưng cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa họ để
cùng hướng về mục tiêu, nhiệm vụ chung. Thông qua quá trình phân công lao động có
thể thấy được những thiếu sót, khiếm khuyết trong tổ chức lao động như: tổ chức làm
việc, tổ chức phục vụ, mức lao động… để từ đó khắc phục phù hợp hơn. Chính vì vậy,
phân công lao động là nội dung cơ bản nhất của tổ chức lao động và chi phối những
nội dung của công việc tổ chức. Vì vậy có thể khẳng định rằng: “phân công lao động

và tổ chức lao động trong cơ sở, doanh nghiệp, tuy có nội dung cụ thể khác nhau,
nhưng có mối quan hệ trực tiếp gắn bó hữu cơ với nhau, và tác động qua lại, cũng cố
và thúc đẩy nhau một cách có biện chứng”. Căn cứ vào phân công lao động mới có thể
xác định được các hình thức tổ chức lao động hợp lý, hiệu quả. Phân công lao động
khoa học, hợp lý, lại là tiền đề để tổ chức lao động chặt chẽ hơn. Và bản thân tổ chức
lao động sẽ xuất hiện những vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa phân công lao
động. Do đó, tổ chức lao động vừa là kết quả của phân công lao động, lại vừa tác động
16


hoàn thiện phân công lao động. Mối quan hệ giữa phân công, tổ chức lao động là mối
quan hệ tác động 2 chiều: “phân công lao động càng sâu, tổ chức lao động càng rộng,
càng có nhiều người lao động và nhiều dạng lao động, thì càng cần thiết phải có tổ
chức lao động , hay bản thân những người thực hiện càng phải hợp nhất sự cố gắng
của mình nhiều hơn để đạt mục đích chung một cách có kế hoạch”. Chính vì vậy, phân
công, tổ chức lao động luôn đi đôi với nhau, nhắc đến phân công không thể ko xem
xét tới tổ chức lao động và ngược lại.
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG LAO
ĐỘNG TRONG BỘ PHẬN LƯU TRÚ TẠI RESORT XUÂN THIỀU
2.1. Giới thiệu khái quát về resort Xuân Thiều
Tên đăng kí kinh doanh : Resortcổ phần đầu tư du lịch Xuân Thiều
Tên khách sạn : The Nature Villas & Resort
Mã số thuế : 0400510460
Người ĐDPL : Nguyễn Ngọc Bích
Địa chỉ người ĐDPL : 32 Nguễn Chí Thanh, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, tp
Đà Nẵng
Giám đốc : Nguyễn Ngọc Bích
Ngày cấp giấy phép : 15-09-2005
Ngày hoạt động : 24-08-2005
Ngày nhận TK : 08-12-2011

Cấp chương loại khoản: 2-554-580-583
TK ngân hàng : số tài khoản : 0041000204638
Tên ngân hàng : TMCP Ngoại Thương VN-CN Đà Nẵng
Ngành nghề kinh doanh chính : Đại lý du lịch (N79110)
Địa chỉ: Nguyễn Tất Thành, Phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà
Nẵng
Điện thoại: 05113774555
Fax: +84 0511 384250
Email:
Website: www.thenature.com.vn
17


Nằm ở địa thế tuyệt đẹp, trải dài dọc bờ biển Đà Nẵng, hướng ra Cảng Tiên Sa, Cầu
Thuận Phước đồng thời sở hữu bãi tẵm mịn Xuân Thiều, The Nature Villas & Resort
đúng nghĩa là nơi dừng chân tuyệt vời để nghĩ dưỡng cùng bạn bè và người thân.
Resort nằm cách trung tâm thành phố 10km (khoảng 20 phút đi bằng ô tô với giá
khoang 10 USD), cách sân bay khoảng 8km và dễ dàng tiếp cận với các địa điểm khác
trong thành phố Đà Nẵng.
Resort có các dịch vụ bể bơi, nhà hàng, café, xe điện, spa, villas kiểu vườn sinh thái rất
phù hợp với nghỉ dưỡng ngày và picnic cuối tuần cho gia đình. Phòng nghỉ được trang
bị tiện nghi theo chuẩn 4 sao, bao bọc bởi khu vườn lộng gió, cây cối xanh mượt và ao
cá giá trị.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Đà Nẵng với vị trí thuận lợi, thành phố biển song với cảnh quan thiên nhiên có núi, có
sông trong lòng thành phố, có biển được UNESCO công nhận là 1 trong những bãi
biển đẹp nhất hành tinh.
Cách bãi biển Nam Ô chừng 3km về phía Nam là bãi biển Xuân Thiều- một địa danh
gắn liền với sự kiện lịch sử. Tháng 3 năm 1965, lữ đoàn số 9 Thủy quân lục chiến Mỹ
đã đổ bộ vào đây, mở đầu cho chiến dịch “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Binh lính Mỹ

gọi bãi tắm Xuân Thiều là RED BEACH tức Biển Đỏ, có lẽ do cảm giác trực quan khi
nhìn bình minh lên và cả lúc mặt trời lặn mặt biển phản chiếu màu đỏ. Vì thế mà trước
đây The Nature Villas & Resort còn có tên gọi là Red Beach Resort & Spa.
The Nature Villas & Resort được đưa vào hoạt động ngày 24-08-2005, được thành lập
bởi Resortcổ phần đầu tư du lịch Xuân Thiều. Resort có hệ thống dịch vụ tương đối
liên hoàn, đầy đủ bao gồm:khách sạn, nhà hàng và một số dịch vụ bổ sung khác có thể
đáp ứng nhu của của du khách. Trước năm 2006 The Nature Villas & Resort thuộc
Resortdu lịch Vitour và sau đó bán lại cho tư nhân nên nó tỏ thành độc lập chỉ thuộc
Resortcổ phần đầu tư Xuân Thiều.
The Nature Villas & Resort là resort đầu tiên và duy nhất tọa lạc trên vịnh Đà Nẵng
với bãi biển cát trắng, nước xanh, là nơi đón gió mát của người dân Đà Nẵng và du
khách vào những ngày hè.
The Nature Villas & Resort lấy cảm hứng từ những ngôi nhà cổ với mái ngói đỏ tươi
và những chiếc cột không lồ mang đến cho khu resort vẻ yên bình, gần gũi. Bốn bề
xung quanh được bao bọc bởi lớp kính trong suốt, từ đây du khách có thể hướng mắt
18


ra ngắm bãi xanh biếc. Một không gian rộng rãi với những khoảng sân được lót gạch
đỏ nung nối liền các khu nhà với nhau, một bể bơi ngoài trời giúp du khách có những
phút giây thư thái trong lòng nước mát vào bất kỳ thời điêm nào trong ngày. Đến với
The Nature Villas & Resort bạn không chỉ có những phút giây thư giãn thoải mái mà
còn được thưởng thức những món ăn hảo hạng với nhà hàng có tầm nhìn hướng biển.
Hệ thống nhà hàng sang trọng, nằm sát bên bờ biển, phục vị các món Âu-Á, thực đơn
phong phú với các món ăn đặc sản ba miền, du khách có thể vừa thưởng thức món ăn
vừa đắm mình trong không gian thiên nhiên rì rào tiếng sóng.
2.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của resort
P. Kế toán tài chính
Ban giám

P. Sale – Marketting

đốc

P. Kế toán tài chính

Bộ phận lễ

Bộ phận

Bộ phận

tân

buồng

nhà hàng

Bộ phận kỹ

Bộ phận

thuật

bảo vệ

Nhân viên

Nhân viên


phòng

Nhân viên

Nhân viên

Nhân viên

(Nguồn: bộ phận nhân sự )
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Resort Xuân Thiều
Chú thích:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Qua mô hình ta nhận thấy Resort Xuân Thiều tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Cơ cấu này rất phù hợp do số lượng nhân viên ít. Cơ cấu tổ chức này giúp giảm
cấp bập quản lí giúp thông tin đƣợc truyền đạt tốt hơn. Đồng thời giữa các nhân viên
có quan hệ trực tuyến chức năng với nhau nên sẽ dễ dàng phối hợp trong công việc.
Cơ cấu này tạo sự linh hoạt trong quá trình phục vụ khách, giúp thắt chặt tinh thần
19


đoàn kết giữa các bộ phận, cũng như giữa các nhân viên với nhân viên và giảm sự quá
tải trong công tác quản trị
b. Sơ đồ cơ cấu của bộ phận lưu trú
Bộ phận buồng của Resort Xuân Thiều có chức danh công việc được thể hiện ở sơ đồ
sau:
GIÁM ĐỐC


TRƯỞNG BỘ
PHẬN

NHÂN
VIÊN

NHÂN
VIÊN

NHÂN
VIÊN
(Nguồn: bộ phận nhân sự)

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của bộ phận lưu trú
Giám đốc: là người trực tiếp chiệu trách nhiệm điều hành resort, mọi công việc tại bộ
phận mình quản lý. Lãnh đạo tốt công tác tư tưởng, giáo dục chính trị, tổ chức thực
hiện và quản lý lao động, tài sản, kỹ thuật nghiệp vụ, kế hoạch kinh doanh của bộ phận
Trưởng bộ phận:có nhiệm vụ phân công hợp lý nhiệm vụ cho từng nhân viên, từng ca
trực, đảm bảo phục vụ kịp thời, chu đáo, an toàn, giải quyết kịp thời các yêu cầu chính
đáng của khách. Phát hiện kịp thời các việc xảy ra tại nơi mình quản lý.
Quản lý trang thiết bịtrong bộ phận, kiểm tra tài sản trong các phòng phục vụ khách
luôn đảm bảo hoạt động tốt, phát hiện kịp thời tài sản hư hỏng, xuống cấp, tránh sự cố
rủi ro và thường xuyên có kế hoạch bảo dưỡng tài sản trang bị trong phòng và có
nhiệm vụ báo cáo(hoặc đề xuất) cá hoạt động của nhà phòng đề thực hiện được hoặc
những vấn đề xảy ra trong từng thới gian
Nhân viên buồng phòng: có trách nhiệm duy trì đều chất lượng phòng khách ở , làm vệ
sinh trong và ngoài phòng khách ở theo đúng với quy trình kỹ thuật với chất lượng
cao, gồm các công việc:
Chỉ dẫn khách lên phong theo bố trí của lễ tân


20


Nhn s phõn cụng ca t. Ngi phc v ghi cỏc phũng khỏch , khỏch i, nhng
phũng vng khỏch thuc phm v mỡnh c phõn cụng theo dừi kim tra kp thi
phỏt hin nhng trng hp sai trong ca trc. Nhn ga gi, nờm, khn cỏc loi thay
cho nhng phũng khỏch i, nhn tiờu chun t phũng nh: bn chy ỏnh rng, giy
v sinh,... cho nhng phũng khỏch ang . Thu dn rỏc, v sinh cỏc vt dng trong
phũng, lm v sinh sn nh, thay tri ga gi, nm theo ỳng yờu cu k thut, t y
cỏc dựng theo tiờu chun nh: nc, c phờ... v sinh tt c cỏc khu vc trong v
ngoi nh phũng nh: ban cụng, hnh lang, cu thang. ỏp ng nhu cu, yờu cu ca
khỏch trong phm vi quyn hn nh: git l, fax...
2.1.3.Chc nng v hot ng chớnh
- Chc nng:
+ c thit k theo tiờu chun tng ng 3 sao gm 12 nh phũng - 48 phũng cựng
nhng trang thit b hin i, sang trng v m cỳng.
+ Cú nh hng sang trng phc v cỏc mún n , u v cỏc mún c sn ca a
phng. Nh hng phc v cỏc ba sỏng, tra, ti cho quý khỏch ti khỏch sn vi
sc cha 200 khỏch. õy cng l ni lý tng t chc cỏc bui tic v cỏc sinh hot
khỏc theo yờu cu.
+ Khỏch sn cũn cung cp mt s dch v b sung : wifi, internet, dch v git l,
- hot ng chớnh:
Phc v kinh doanh lu trỳ, ỏp ng mt s yờu cu v ngh ngi, n ung, vui chi
gii trớ v cỏc dch v khỏc trong sut thi gian khỏch lu trỳ ti khỏch sn, phự hp
vi ng c, mc ớch chuyn i.
2.1.4. Chin lc phỏt trin
- Duy trì và tăng trởng lợi nhuận 41,6%.
- Nâng cao công suất sử dụng buồng phòng, phát triển rộng dịch vụ
ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.
- Nâng cao vị thế cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ, giá, quảng

cáo và chất lợng dịch vụ.
- Thay đổi cơ cấu lao động.
- Phấn đấu mức tăng trởng về khách nội địa, khách quốc tế.
- Giữ vững thị phần và mức doanh thu .

21


2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận lưu trú
Bảng 2.1: Tỷ trọng doanh thu của khách sạn trong tổng doanh thu của Resorttừ năm
2014-2016
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
tính
Doanh
Triệu
290.403
51.82
310.964
50.87
360.256 52.19
thu

từ đồng

khách

sạn
Doanh
thu

Triệu

270.011

48.18

300.421

49.13

330.214

48.81

560.414

100

611.385

100

690.668

100


từ đồng

nguồn
khác
Tổng

Triệu

doanh

đồng

thu
(Nguồn: phòng tài chính-kế toán)
Qua số liệu ở bảng trên, doanh thu của Resort ta thấy doanh thu từ nguồn khác chiếm
48.18% - 49.13% tổng doanh thu hằng năm của cả Resort. Trong đó doanh thu từ
khách sạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn từ nguồn khác khoảng từ 50% – 52%, là do khách
sạn hoạt động gần như thường xuyên, quanh năm. Tuy sự chênh lệch không cao nhưng
cũng đủ thấy doanh thu từ việc kinh doanh khách sạn là chủ yếu
2.2. Đặc điểm công việc và lao động tại bộ phận lưu trú tại resort Xuân Thiều
Trong khách sạn các bộ phận được phân theo chức năng công việc. Chức năng của các
bộ phận được định rõ ràng cũng như cơ cấu tổ chức, quyền hạn, phạm vi kiểm soát,
mối quan hệ với nhân viên cũng sẽ được phác họa.
Khách sạn được chia theo chức năng thành 5 bộ phận riêng biệt: phòng, nhà hàng, kế
toán, sale - marketting và nhân sự. Các trưởng bộ phận này báo cáo trực tiếp trên GM.
Mỗi bộ phận được chia ra thành các tổ chuyên trách nhỏ. Việc phân nhỏ 5 bộ phận lớn
thể hiện sự chuyên môn hóa công việc cao hơn do đó kiến thức các kỹ năng của nhân
viên trong mỗi đơn vị nhỏ cũng sâu hơn.
2.2.1. Chức năng
22



Bộ phận buồng phòng:
Bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn. Khách đăng ký
phòng phải được tiếp nhận, tình hình phòng trống, phòng có khách phải được cập nhật
hằng ngày. Khách phải được trả lời ngay qua thư từ hoặc qua điện thoại. Khi khách ở
khách sạn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng cũng như khu vực tiền sảnh phải
được bảo đảm. Nếu khách có thắc mắc gì, phải được giải quyết ngay. Đây là một số
chức năng quan trọng của các bộ phận phòng. Để thực hiện, bộ phận phòng được chia
thành một công việc chuyên sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị nhỏ này
cũng được xem như các bộ phận phòng ban:
– Bộ phận tiền sảnh (Front-office): Tiếp đón khách khi khách đến khách sạn để làm
thủ tục đăng ký và trả phòng. Các điện thoại viên của khách sạn và các chức năng
thông tin liên lạc phục vụ khách đều nằm ở bộ phận Front-office. Nhân viên phụ trách
hành lý của khách cũng thuộc bộ phận này.
– Tổ đặt phòng (Reservations): Tiếp nhận khách và theo dõi chặt chẽ các phòng được
đăng ký trước ở khách sạn.
– Bộ phận nhà phòng: Chịu trách nhiệm lau dọn phòng ở của khách sạn và các nơi
công cộng trong khách sạn.
– Bộ phận bảo vệ: Phụ trách bảo đảm an toàn cho khách.
– Bộ phận kỹ thuật: Phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất của
khách sạn, bao gồm: Điện, cơ khí, hệ thống sưởi, máy điều hòa không khí, bơm, thực
hiện những sửa chữa nhỏ và tu bổ trang thiết bị.
Trong bộ phận phòng có rất nhiều công việc phụ thuộc lẫn nhau, vì thế rất cần sự điều
phối chặt chẽ các hoạt động giữa các đơn vị nhỏ.
Giữa bộ phận tiền sảnh (Front-office) và bộ phận đặt phòng có mối liên hệ mật thiết.
Mỗi ngày tổ đặt phòng (Reservations) phải thông báo trước cho bộ phận tiền sảnh
(Front-office) số phòng trống để bảo đảm việc luôn cập nhật hóa số lượng phòng trong
tình trạng sẵn sàng có thể cho thuê. Ngược lại, bộ phận tiền sảnh (Front-office) phải
cho tổ đặt phòng biết số khách tự đến thuê phòng (họ là những người không đặt phòng

trước).
Tương tự như thế, giữa bộ phận tiền sảnh (Front-office) và bộ phận phục vụ phòng
(Housekeeping) cũng có những mối liên hệ. Các thông tin về tình hình phòng ốc phải
có hai chiều: Khi khách làm thủ tục trả phòng (check-out), bộ phận tiền sảnh (front23


office) phải thông báo cho bộ phận phục vụ phòng (housekeeping) để bộ phận này lau
dọn phòng. Mỗi khi căn phòng được lau dọn xong, Housekeeping phải thông báo cho
bộ phận tiền sảnh để họ có thể cho khách thuê. Đó là ví dụ về hình thái quan hệ hỗ
tương. Các mắt xích khác trong bộ phận phòng minh họa cho hình thái phụ thuộc liên
tục, diễn ra khi đầu ra của một đơn vị kia.
Cũng như thế, bộ phận phòng không thể cung cấp một phòng đủ tiêu chuẩn cho khách
nếu bộ phận giặt ủi không cung cấp đủ khăn sạch hoặc drap trải giường.
Một ví dụ khác liên quan đến sự truyền đạt cho nhau những thông tin từ bộ phận này
qua bộ phận khác: Bộ phận kỹ thuật không thể nào thay thế một công tắc đèn bị hỏng
trong phòng khách nếu bộ phận các tầng phòng không thông báo.
Đó là những ví dụ mối phụ thuộc hỗ tương và liên tục tồn tại giữa các đơn vị riêng lẻ
trong bộ phận phòng. Để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp có những mối
phụ thuộc trên, đòi hỏi kế hoạch, thủ tục, chương trình hành động phải được tiêu chuẩn
hóa và thời gian được quy định rõ ràng. Việc phối hợp giữa các đơn vị ấy phải thường
xuyên liên hệ trực tiếp với nhau.
Sale – marketting:
Bộ phận này thường nhỏ nên việc điều phối trong nội bộ dễ dàng hơn. Bộ phận này lại
ít quan hệ với hoạt động hàng ngày của các bộ phận khác. Tuy nhiên, sự phân công
cho các nhân viên điều hành tổ tiếp thị thường dựa trên các loại khách hàng mà khách
sạn đang cố gắng chào mời thu hút. Các trưởng điều hành thương mại đôi khi cũng
được chia thành các tổ nhỏ dựa trên các vùng địa lý quốc gia. Tuy vậy, các nhân viên
tiếp thị và thương mại làm việc độc lập trong phần thị trường được phân công, do đó ít
có vấn đề trong nội bộ.
Nhân sự:

Bộ phận nhân sự không phụ thuộc khách hàng, không dính dáng gì đến kinh doanh
nhưng nó đóng một vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả. Bộ phận
nhân sự được chia thành ba bộ phận chức năng nhỏ hơn: khâu tuyển mộ nhân viên,
khâu đào tạo và khâu quản lý phúc lợi. Giám đốc nhân sự được xem như chuyên gia về
luật lao động của Nhà nước, có thể làm công tác cố vấn cho giám đốc các bộ phận
khác về vấn đề này. Mặc dù ba đơn vị chức năng nhỏ trên có mối liên hệ với nhau,
nhưng không có vấn đề nan giải trong các hình thái phụ thuộc dây chuyền. Khó khăn
của bộ phận nhân sự nảy sinh khi nó tác động vào các bộ phận khác trong khách sạn.
24


Chẳng hạn mặc dù bộ phận nhân sự tuyển mộ, phỏng vấn và sàng lọc các nhân viên có
triển vọng, nhưng quyết định thuê nhân viên lại nằm trong các bộ phận tiếp nhận.
Cũng giống như vậy quyết định thăng cấp hoặc kỷ luật, sự đóng góp của bộ phận nhân
sự chỉ được giới hạn trong phạm vi cố vấn hoặc diễn giải các vấn đề mang tính pháp
lý. Hiệu quả của bộ phận nhân sự tùy thuộc phần lớn vào khả năng của Giám đốc các
bộ phận khác.
Bộ phận kế toán:
Ở một số khách sạn, bộ phận kế toán thực hiện hai chức năng “Cố vấn” và “Điều
hành” trực tiếp. Vai trò truyền thống của bộ phận kế toán ghi chép lại các giao dịch về
tài chính, chuẩn bị và diễn giải các bản báo cáo định kỳ về các kết quả hoạt động đạt
được. Nhiệm vụ thường xuyên bao gồm việc chuẩn bảng lương, kế toán thu và kế toán
chi. Chức năng này là nhiệm vụ của người trưởng phụ tá kiểm soát tài chánh. Ngoài ra
bộ phận kế toán còn có chức năng liên quan đến các lĩnh vực khác của khách sạn: Đó
là kế toán giá thành và kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động trong khách sạn.
Thực tế, công việc này là của bộ phận kiểm soát chi phí & giá thành hơn là bộ phận kế
toán. Hai khu vực mà bộ phận nhà hàng & quầy uống.
Tổ thu ngân (cashier) ở bộ phận tiền sảnh (front-office) của bộ phận kế toán chịu trách
nhiệm theo dõi chặt chẽ tất cả việc thu tiền, tính tiền vào tài khoản của khách. Mỗi
ngày nhân viên kiểm toán ca đêm phải kiểm tra, vào sổ tất cả các hóa đơn chi tiêu &

mua hàng của khách ở bộ phận khác nhau của khách sạn. Mặc dù những nhân viên này
làm việc tại bàn tiếp tân nhưng nhiệm vụ là thâu ngân bằng cách tiếp xúc với khách
hàng để thu tiền, vì họ là nhân viên của bộ phận kế toán nên phải báo cáo công tác lên
người trợ lý kiểm soát các quầy thu.
Bộ phận kế toán cũng có mối quan hệ với các hoạt động của bộ phận nhà hàng & quầy
uống. Người kiểm soát giá và thâu ngân của bộ phận nhà hàng & quầy uống đều làm
việc trong bộ phận kế toán, họ theo dõi các doanh thu lẫn chi phí của bộ phận nhà hàng
& quầy uống. Thâu ngân của bộ phận nhà hàng & quầy uống báo cáo lên người trợ lý
kiểm soát các quầy thu. Kiểm soát viên giá thành trong bộ phận nhà hàng & quầy uống
là xác định tính chính xác và hợp lý của tất cả các khoảng doanh thu từ nhà hàng &
quầy uống. Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ và viết báo cáo hàng
ngày các khoảng chi phí về thực phẩm và thức ăn được sử dụng. Trong nhiều trường

25


×