Mục lục
Contents
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Trong cuộc sống xã hội, thường tồn tại những lúc thừa vốn đồng thời cũng có lúc
thiếu vốn ở mỗi cá nhân, tổ chức. Có những cá nhân, tổ chức có vốn những chưa
cần sử dụng để đầu tư, kinh doanh hay sản xuất, bên cạnh đó lại có những cá nhân
tổ chức gặp những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt là đối với những gia đình
thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Từ đó, giữa các đối tượng phát sinh quan hệ vay
mượn, và để thỏa mãn nhu cầu đó Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn
ngân hàng với mức lãi suất phù hợp, tạo điều kiện cho dân nghèo phát triển về kinh
doanh và sản xuất, đồng thời có những quy định để đảm bảo quyền lợi cho các cá
nhân tổ chức khi vay vốn của nhau. Ngoài ra trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
1
nay, nhu cầu huy động vốn trở nên vô cùng cấp bách và hợp đồng vay tiền được coi
là công cụ pháp lý hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu đó.
Với mong muốn tìm hiểu về hợp đồng vay tài sản trong pháp luật Việt Nam, thực
tiễn áp dụng nó cùng với đó là những cải cách trong bộ luật mới em xin phép được
đi vào bài tiểu luận “Hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của bộ luật dân sự
2015”
Vì kiến thức và kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình làm bài sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót. Em hi vọng thầy cô sẽ bổ sung, góp ý để bài
làm của em được hoàn thiện hơn.
Nội dung chính
I.
1.
Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Khái niệm
Căn cứ vào điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản được hiểu như
sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài
sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản
cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định.
2
Như vậy có thể hiểu là khi hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả lại cho
bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay đồng thời trả
thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2.
Đặc điểm
Hợp đồng vay tài sản là một dạng của hợp đồng dân sự, do vậy bên cạnh những đặc
điểm chung của hợp đồng dân sự thì hợp đồng vay tài sản cũng có những đặc điểm
riêng của nó. Đây chính là cơ sở giúp ta phân biệt hợp đồng vay tài sản với các loại
hợp đồng dân sự khác.
•
Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng
thực tế
Hợp đồng cho vay khi giao kết dưới hình thức bằng văn bản thì thuộc loại hợp
đồng ưng thuận khi đó quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các
bên đã thoả thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của Hợp đồng. Trong trường
Hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết nhưng
đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện Hợp
đồng.
Còn hợp đồng cho vay khi giao kết bằng miệng thì thuộc loại hợp đồng thực tế, tức
là hợp đồng cho vay mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời
điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
•
Thứ hai, hợp đồng vay tài ản có thể là hợp đồng đơn vụ hoặc hợp đồng song
vụ
Xét về nguyên tắc, nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng không có lãi suất thì loại
hợp đồng đó là hợp đồng đơn vụ, tức chỉ có bên cho vay là có quyền yêu cầu bên
vay trả lại vật cùng loại tương ứng với số lượng của tài sản đã vay, còn đối với bên
vay không có quyền gì đối với bên cho vay cả.
3
Tuy nhiên, nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có lãi xuất thì loại hợp đồng đó lại
là hợp đồng song vụ, vì lúc này bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tài sản đúng thời
hạn, việc vi phạm gây tổn thấy sẽ phải bồi thường cho bên vay
•
Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Nếu hợp đồng cho vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù. Nếu hợp đồng vay
không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.
•
Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ bên
cho vay sang bên vay. Điều này được thể hiện ở điều 464 Bộ luật dân sự 2015 theo
đó, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản. Như vây,
khi sở hữu tài sản thì bên vay có toàn quyền về sử dụng, định đoạt,…trừ trường
hợp có thỏa thuận hoặc quy định khác. Hết thời hạn vay thì bên vay có nghĩa vụ trả
cho bên cho vay tài sản cũng loại theo đúng số lượng, chất lượng mà không phải trả
đúng như tài sản đã vay.
3.
Ý nghĩa
Hợp đồng vay tài sản là quan hệ tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Nó có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt;
giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu
thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thương mang tính
chất tương trợ lẫn nhau để giải quyết các khó khăn tạm thời trong cuộc sống
cũng như trong sản xuất kinh doanh1
II.
1.
Đối tượng và kì hạn của hợp đồng vay tài sản
Đối tượng
1 Tr161 giáo trình “Luật dân sự” tập 2 của Đại học Hà Nội NXB công an nhân dân
4
Đa số các trường hợp thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền,
ngoài ra thì còn có thể là các kim loại quý như vàng, bạc, kim cương,… Đối tượng
của hợp đồng cho vay tài sản là các động sản, bởi vì, với loại tài sản này, các bên
mới có thể thực hiện các hành vi "giao và nhận" đối với nhau. Tuy nhiên, không
phải động sản nào cũng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, ngoài
các điều kiện chung về tính hợp pháp, động sản là đối tượng của hợp đồng này chỉ
có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại. Như vậy, các loại vật khác như
vật đặc định, vật không tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản,
chúng chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn tài sản. Điều
này được quyết định bởi đặc thù của hợp đồng vay tài sản so với các hợp đồng cho
thuê, cho mượn tài sản. Vay tài sản là căn cứ xác lập quyền sở hữu của bên vay đối
với tài sản vay, bên vay có quyền chi phối tài sản vay với tư cách chủ sở hữu và chỉ
phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn của hợp đồng, cho nên, đối tượng của
quan hệ này chỉ có thể là tiền hoặc vật cùng loại.2
2.
Kỳ hạn trong hợp đồng vay tài sản
Thông thường, kỳ hạn cho vay trong trường hợp đồng vay tài sản do bên vay và
bên cho vay thoả thuận khi xác lập hợp đồng. Kỳ hạn cho vay có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc tính lãi suất, đó là một trong những cơ sở để tính lãi suất. Nếu hết
kỳ hạn cho vay mà bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn, thì số nợ đến
hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và bên vay phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với
số tiền chậm trả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, kỳ hạn cho vay còn có ý
nghĩa trong việc xử lý tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự mà khi
hết thời hạn vay bên vay không trả nợ đúng hạn đúng thời hạn.
Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong vấn đề này thì bộ luật dân sự 2015 đã
quy định về vấn đề kỳ hạn như sau:
2 Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, PGS.TS Hoàng Thế Liên (Chủ
biên)
5
Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi
lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho
nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài
sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và
được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài
sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải
báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài
sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý,
còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản
trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc luật có quy định khác.
Ngoài ra thì trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả
nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi
suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác (khoản 4 điều 466 Bộ luật dân sự 2015).
3. Hình thức của hợp đồng cho vay tài sản
6
Hình thức của hợp đồng cho vay tài sản có thể là bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về hình thức của hợp đồng vay tài sản thì bộ
luật dân sự 2015 không có quy định một cách chi tiết về hình thức của loại hợp
đồng này. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp thì việc xác nhận hợp đồng bằng
miệng sẽ gay ra rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp cũng như điều
bảo vệ quyền lợi của chính chủ thể tham gia. Vì vậy, khi mà khi thực hiện những
giao dịch về tài sản chúng ta nên thể hiện bằng văn bản và văn bản đó phải quy
định rõ ràng về chủ thể, đối tượng vay, lãi suất, thời điểm, quyền, nghĩa vụ giữa các
bên, các biện pháp bảo đảm,… Đồng thời, hợp đồng vay cũng nên công chứng và
chứng thực, nếu như có thế chấp về tài sản thì nên đăng ký quyền về tài sản để có
thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân khi phát sinh tranh chấp.
III.
Lãi suất và lãi trong hợp đồng vay tài sản
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ nhất định mà người vay phải trả thêm
vào số tài sản đã vay tính trên một đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo
tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Căn cứ vào
lãi suất, số lượng tài sản vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một khoản lãi
thường là bằng tiền, nhưng cũng có trường hợp các bên thỏa thuận với nhau trả lãi
bằng tài sản quy đổi.3
Vấn đề lãi suất được quy định tại điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan
3 Tr163 giáo trình “Luật dân sự” tập 2 của Đại học Hà Nội NXB công an nhân dân
7
quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc
hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại
khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất
giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Tuy tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng việc quy định về giới hạn lãi suất
là cần thiết vì để tránh các trường hợp lạm dụng việc vay tài sản để bóc lột như việc
cho vay nặng lãi cũng như làm giúp việc xét xử khi có tranh chấp xảy ra công bằng
hơn.
Ngoài ra, còn có một trường hợp đặc biệt của lãi suất đó là lãi chậm trả nó được áp
dụng trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả nợ
không đầy đủ cho bên cho vay.
Theo điều 357 Bộ luật dân sự 2015 quy định: trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả
tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của
Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này.
IV.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản
8
Chủ thể trong hợp đồng vay tài sản là những cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng
lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ thể của hợp đồng vay tài sản bao gồm:
a) Hệ thống các ngân hàng
Như đã nói ở trên, ngân hàng có thể là của tư nhân hoặc nhà nước cho vay vôn với
những mục đích có thể là khác nhau, đây là một trong những chủ thể quan trọng
trong hợp đồng vay tài sản, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay, việc
vay vốn từ ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp đồng thời giúp các chủ
thể vay vốn có tiềm lực để có thể mở rộng quy mô sản xuất.
b) Cá nhân
Hợp đồng vay tài sản mà chủ thể là các cá nhân diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên,
khi xác lập hoặc thực hiện hợp đồng vay tài sản thì không phải mọi cá nhân đều
được bình đẳng như nhau, trái lại khả năng đó phụ thuộc vào năng lực hành vi dân
sự của mỗi cá nhân. Pháp luật dân sự Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới
đều quy định mỗi cá nhân ứng với một độ tuổi nhất định họ sẽ được thực hiện các
giao dịch dân sự tương ứng. Sở dĩ pháp luật dân sự quy định như vậy vì cho rằng,
bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí, mà
điều này chỉ có những cá nhân có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả của
hành vi do mình thực hiện mới có thể có được. Ngoài ra, nhà nước cũng quy định
về vấn đề người đại diện cho các cá nhân và các pháp nhân, tổ hợp tác hộ gia đình
để có thể dễ dàng thực hiện truy cứu trách nhiệm khi có các tranh chấp xảy ra.
Yếu tố về đối tượng của hợp đồng rất quan trọng trong hợp đồng cho vay, cần phải
xác định xem đối tượng có thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân
9
sự, thẩm quyền,… Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu vi phạm các điều khoản sau đây của
Bộ luật dân sự 2015:
Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này
cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này
không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường
hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp
đồng chính.
Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia
biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ
trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể
thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường
hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng
phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
2.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
10
a)
Bên cho vay
Bên cho vay là người có tiền hoặc vật chuyển cho bên vay để bên vay làm chủ sở
hữu. Việc chuyển giao này làm phát sinh quyền sở hữu của bên đi vay, đồng thời
với việc chuyển giao đó cũng làm chấm dứt quyền sở hữu của người cho vay đối
với số tiền hoặc vật đó. Trong hợp đồng vay tài sản, bên cho vay có các quyền sau:
•
Nếu trong hợp đồng, các bên thoả thuận vay có lãi thì khi đến hạn bên vay có
quyền được nhận lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như đã
•
thoả thuận.
Nếu hợp đồng vay không kì hạn, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả
tài sản và lãi (nếu có thỏa thuận) bất cứ thời gian nào nhưng phải thông báo
cho bên vay một khoảng thời gian hợp lí. Hết thời hạn đó là hết hạn trong
•
hợp đồng và bên vay không trả nợ là vi phạm về thời hạn.
Đối với hợp đồng vay có kì hạn, khi hết hạn hợp đồng, bên cho vay có quyền
yêu cầu bên vay phải trả cho mình một số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài
sản đã cho vay. Ngoài ra nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất, bên cho vay
có quyền yêu cầu trả tiền lãi như đã thỏa thuận. Nếu hợp đồng cho vay có áp
dụng biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện
đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử lí tài sản để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ như thỏa thuận hoặc bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên cho
vay có nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng như thỏa
thuận cho bên vay. Nếu có ý lừa dối thì phải bồi thường. Không được yêu
cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp được bên vay đồng
•
ý trả trước.
Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn nếu
đã đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ nếu cho vay có lãi.
•
Ngoài ra, bên cho vay còn có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có
quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn. Căn cứ vào điều Điều 467. Sử dụng
11
tài sản vay: Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng
đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có
quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử
dụng tài sản trái mục đích.
Bên cạnh quyền thì người cho vay cũng có những nghĩa vụ như sau
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa
điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm
chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn
nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
b)
Bên vay
Như đã trình bày tại phần đặc điểm thì khi hợp đồng vay tài sản không có lãi suất
thì bên vay sẽ không có quyền gì đối với người cho vay cả. Chỉ khi hợp đồng là
hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì người vay lúc này có quyền yêu cầu người cho
vay giao tài sản đầy đủ đúng thời gian và địa điểm như đã thỏa thuận, nếu gây thiệt
hại xảy ra do lỗi của bên cho vay thì bên vay có quyền yêu cầu bên cho vay bồi
thường.
Về vấn đề nghĩa vụ của bên vay thì được quy định ở Bộ luật dân sự 2015 tại:
12
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải
trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật
đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ
thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn
vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi
suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương
ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
So với bộ luật dân sự 2005 thì bộ luật dân sự 2015 đã quy định chi tiết hơn về nghĩa
vụ trả nợ của bên vay trong trường hợp không trả nợ hay trả không đầy đủ nhằm
đảm bảo quyền lợi của bên cho vay.
V.
Họ
13
Họ, hụi, biêu, phường là các tên gọi khác nhau của một hình thức giao dịch về tài
sản theo tập quán, tồn tại từ lâu và khá phổ biến ở nước ta. Dưới hình thức góp vốn,
lĩnh vốn theo phường, hội trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người về thời gian,
số tiền hoặc tài sản khác(lúa, vật nuôi…) thể thức góp vốn, lĩnh họ và quyền, nghĩa
vụ của các thành viên.
Nguyên tắc chung của chơi là nhiều người (nhà con) cùng tham gia một day họ bầu
ra nhà cái (người thu tiền của các nhà con và chuyển cho người bốc (bát) họ. Hằng
tháng, mỗi nhà con phải góp một số tiền nhất định cho nhà cái. Lần lượt theo thứ tự
bốc thăm hoặc theo thỏa thuận đến kì hạn bốc họ, một nhà con sẽ nhận về số tiền từ
nhà cái, số tiền này do các nhà con khác góp họ. Theo thứ tự bốc họ, khi người cuối
cùng bốc họ thì dây chuyền chấm dứt. Việc phân loại họ, hụi, biêu phường được
quy định chi tiết tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP .
Ngoài ra thì trong Bộ luật dân sự 2015 cũng có những quy định để điều chỉnh loại
hợp đồng vay tài sản này:
Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản
theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định
ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền,
nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo
quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của
Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
14
VI.
Thực trạng hiện nay
Hợp đồng vay tài sản là một loại giao dịch dân sự diễn ra khá phổ biến trong đời
sống của chúng ta, tuy nhiên bên cạnh những trường hợp vay tài sản cụ thể là vay
tiền đúng pháp luật thì hiện nay tình trạng vay nóng, tín dụng đen không đảm bảo
về mặt pháp lý và tiềm ẩn rất nhiều rủi do vẫn còn là một vấn đề chưa được giải
quyết một cách triệt để. Đặc biệt là vấn đề vay nóng, khi vấn đề vay tài sản là rất
cần thiết trong thời kì kinh tế thị trường hiện nay, đồng thời các thủ tục vay tiền
ngân hàng cần phải có tài sản thế chấp và mất nhiều thời gian, thì nhiều người đã
chọn cách vay ngoài tín dụng với lãi suất cao, việc này dẫn tới việc sản xuất kinh
doanh không có lợi nhuận nhiều vì phải trích một phần lợi nhuận trả lãi, nhiều
trường hợp còn dẫn tới vỡ nợ. Vấn đề vay nóng còn gây ra những ảnh hưởng xấu
đến xã hội, các băng nhóm đòi nợ thuê từ đây mà ra đời.
Ngoài ra, thì tranh chấp pháp sinh trong hợp đồng vay tài sản cũng diễn ra rất
nhiều mà đa số trong những tranh chấp đó, mặt hình thức của hợp đồng không được
các bên coi trọng mà đôi khi họ cho nhau vay một khoản tiền rất lớn mà chỉ dựa
trên uy tín, mối quan hệ thân quen mà không có giấy tờ, biện pháp bảo đảm nào. Vì
vậy, khi tranh chấp có khởi kiện và được đưa ra tòa thì bên vay tiền không thừa
nhận đã có xảy ra việc vay tiền thì bên người cho vay sẽ không có căn cứ để chứng
minh mình có cho vay số tiền là bao nhiêu, tòa sẽ không có chứng cứ để chấp nhận
yêu cầu khởi kiện từ đó dẫn tới mất mát cho người cho vay, mặt khác điều này còn
ảnh hưởng tới những giá trị về tình cảm như tình làng xóm, họ hàng,…
15
VII.
Kết luận
Hợp đồng cho vay tài sản là một dạng của hợp đồng dân sự, đây là một loại hợp
đồng đã có tồn tại và phổ biến ở nước ta từ lâu, nhằm giải quyết những khó khăn
tạm thời hay nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh. Hợp đồng vay tài sản mang
bản chất nhân đạo sâu sắc mặt khác, hợp đồng vay tài sản góp phần vào việc lưu
thông tiền tệ, ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Qua thời gian các chế định về hợp
đồng vay tái sản dần được hoàn thiện, đặc biệt là trong bộ luật dân sự 2015 vấn đề
hợp đồng cho vay đã có nhiều điểm mới đáng chú ý như: quy định chi tiết về nghĩa
vụ trả nợ của bên vay trong trường hợp không trả nợ hay trả không đầy đủ, các quy
định mới về lãi suất, thêm điều khoản loại trừ đới với hợp đồng này. Tuy trằng trên
thực tế vẫn còn nhiều điều bất cập nhưng không thể phủ nhận được rằng các chế
định hợp đồng vay tài sản đã góp phần bảo vệ cuộc sống cộng đồng ổn định trong
lĩnh vực vay tài sản đồng thời đưa ra các căn cứ cần thiết để xử lý các tranh chấp
phát sinh từ loại hợp đồng này. Mong rằng trong tương lai không xa thì việc xây
dựng và thực hiện các quy định pháp luật nói chung và về hợp đồng vay tài sản nói
riêng sẽ được hoàn thiện để có thể phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan
hệ trong xã hội.
16
Danh mục tài liệu tham khảo
1.
Giáo trình Luật dân sự của trường Đại học luật Hà Nội tập 2, NXB công an
2.
3.
nhân dân.
Bộ luật dân sự 2015
Bài viết “hợp đồng vay tài sản” tại địa chỉ: />
4.
vay-tai-san
Bài viết “Hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam” tại
địa chỉ
/>
5.
6.
_02678.pdf
Bài viết “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản” tại địa
chỉ />Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ
Tư pháp, PGS.TS Hoàng Thế Li
17