1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG
3
DANH MỤC HÌNH
4
MỞ ĐẦU
Ngày nay, môi trường nước ta đang bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã
đến mức báo động, đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước bị suy
giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng nề; khối lượng
phátsinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên
trong nhiều trường hợp bị khai thac quá mức, không có quy hoạch. Đa dạng sinh
học bị đe dọa nghiêm trọng, điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở
nhều nơi không được đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá
trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số quá cao, tình trạng đói nghèo chưa khắc phục
được tại một số vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các
thảm họa do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp
lực lớn lên tài nguyên và môi trường.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề rác thải ở các thành phồ, thị xã
của nước ta ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang trở thành hiểm họa môi trường
sống của cư dân thành thị.
Nền kinh tế ngày một phát triển không ngừng. Cùng với đó là sự tăng thêm
các cơ sở sản xuất, các khu tập trung khu dân cư càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm ngày càng lớn. Các hộ dân, cơ quan, nhà máy, khách sạn… một ngày
không biết thải ra bao nhiêu là lượng rác thải ra bên ngoài môi trường.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua
chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải
pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối
lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực
chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô
nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn
tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử
lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý
chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây
dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa
đạt yêu cầu.
5
Thị xã Cửa Lò, là một đô thị tuy đã thành lập song đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế được thúc đẩy bởi một động
lực mà thiên nhiên đã ban tặng cho Cửa Lò, đó là tiềm năng du lịch, đặc biết là thế
mạnh về du lịch biển. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, chất thải rắn là một trong
những vấn đề được quan tâm với việc lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn Thị
Xã ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, vào mùa du lịch một lượng khách lớn du lịch trong và ngoài
nước đã tập trung về đây, góp phần một lượng chất thải rắn phát sinh, tạo nên những
ngày cao điểm về chất thải rắn trên địa bàn Thị Xã.
Chính vì vậy, để hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải,
để có thể đáp ứng yêu cầu thực tế về bảo vệ môi trưởng đối với Thị Xã Cửa Lò, đặc
biệt là những vùng đang bị ô nhiễm là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành
tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Quy hoạch quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại
Thị Xã Cửa Lò” để có thể hiểu rõ hơn về hiện trạng môi trường ở đây cũng như các
quy hoạch bảo vệ môi trường để nhằm hướng đến quản lý phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường hiện nay.
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR
: Chất thải rắn
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
CTRYT : Chất thải rắn y tế
CTRNH : Chất thải rắn nguy hại
MT
: Môi trường
BVMT
: Bảo vệ môi trường
UBND
: Ủy ban nhân dân
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với một đất nước cực kỳ sạch sẽ như Singapore, thậm chí bãi rác địa
phương cũng là một công viên sinh thái với những con đường đi bộ xanh sạch và
những loài chim di trú. Đó là bởi vì Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn của
thành phố, 38% được thiêu để tạo ra điện và 60% lượng rác thải còn lại thì được tái
chế.
Quy trình xử lý rác thải của đảo quốc Singapore, với 5,1 triệu dân và diện
tích chỉ gấp 3,5 lần diện tích của Washington, D.C., là mô hình đáng để các thành
phố lớn khác học hỏi, nhất là khi dân số đô thị tăng nhanh, khiến cho rác thải và ô
nhiễm trở thành vấn đề nhức nhối. Theo Ngân hàng Thế giới, các thành phố trên thế
giới tạo ra khoảng 1,3 tỉ tấn chất thải rắn mỗi năm - một con số dự kiến sẽ đạt tới
2,2 tỉ tấn vào năm 2025, chủ yếu là do các nước có thu nhập thấp hơn thải ra.
Các thành phố lớn ở châu Á là “mệt mỏi” nhất với vấn đề xử lý rác thải. Tại
thủ đô Manila của Philippines, một thành phố 12,9 triệu dân, Smokey Mountain là
một trong những bãi chôn rác lớn nhất trên thế giới và là nơi hàng ngàn người bới
rác đến đây tìm kế sinh nhai. Những người này phải đối mặt với vô vàn thứ độc thải
vì tiếp xúc với rác thải mỗi ngày.
Tại Mumbai, thành phố 12 triệu dân ở Ấn Độ, các bãi chôn rác thường xuyên
quá tải, trong khi Jakarta (Indonesia), với 10,3 triệu dân, lại đau đầu với những dòng
sông rác. Năm ngoái, thủ đô Bangkok của Thái Lan (có 9,3 triệu người) bị bao phủ
bởi sương khói trong nhiều tuần lễ khi các bãi chôn rác ở thành phố này bắt lửa.
Singapore ngày trước cũng không phải là một hình ảnh đẹp đẽ. Năm 2000,
thành phố này đã tạo ra tới 7.600 tấn rác thải mỗi ngày, gấp gần 6 lần 30 năm trước
và các bãi chôn rác trên bờ thì luôn hết chỗ. Nhưng với quy mô nhỏ và nền kinh tế
phát triển mạnh, đảo quốc này đã có thể thực hiện các sáng kiến mới một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Eugene Tay, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Zero Waste SG, cho rằng các
thành phố lớn châu Âu có thể học nhiều điều từ đảo quốc sư tử. “Họ cần phải nhìn
lại và nhấn mạnh vào phần “hạn chế” và “tái chế” của quy trình xử lý rác thải. Vứt
bỏ rác chỉ nên xem là một lựa chọn cuối cùng”, ông nói.
Bắt đầu vào năm 2001, Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình xử lý
rác thải nhằm tăng tỉ lệ tái chế. Họ đã xây dựng một bãi chôn rác ở đảo Semakau
8
trên phần đất lấn biển. Quy trình chọn lọc và tái chế rác thải đã được giới thiệu đến
cho cư dân. Một hệ thống thu gom được ra mắt và các trường học, văn phòng, trung
tâm mua sắm và các ngành đều tham gia vào chương trình tái chế này. Đến cuối
năm 2005, có tới 56% số hộ gia đình Singapore đã góp mặt trong chương trình tái
chế rác thải.
Thành phố cũng đã dùng cách thiêu rác, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào
các bãi chôn trong khi tạo ra điện năng để sử dụng. Giờ 4 nhà máy điện từ rác thải
của Singapore đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của cả nước. Tỉ lệ tái chế rác hiện
ở mức cao mọi thời đại là 60%. Hãy làm một phép so sánh, năm 2013 Mỹ đã đưa
tới 53% lượng rác thải rắn vào các bãi chôn rác, tái chế chỉ 34% và chuyển đổi 13%
số rác thải thành điện, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường nước này.
Thị xã Cửa Lò là một đô thị du lịch biển được thành lập năm 1994, là điểm
du lịch hấp dẫn du khách mọi nơi trong các kỳ nghỉ hè. Sau hơn 10 năm thành lập,
Thị Xã đã và đang khởi sắc từng ngày. Cửa lò được thiên nhiên ban tặng cho bãi
tắm lí tưởng. Với chiều dài gần 10km, được bao quanh bởi hai con sông ở hai đầu,
độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp, khí hậu
trong lành là những đặc điểm mà không phải bãi tắm nào cũng có được. Sức hấp
dẫn này đã thu hút được một lượng lớn du khách đến với Thị Xã trong mùa du lịch.
Bên cạnh đó, môi trường của Thị Xã cũng chịu áp lực nặng nề của gần 70
nghìn dân cư ở đây. Một phần lớn dân cư sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp,
với ý thức bảo vệ môi trường chưa cao nên đã gây ra nhiều vấn đề về chất thải rắn,
nhất là tại các khu dân cư.
Mặc dù rác thải Cửa Lò chưa nghiêm trọng như ở một số đô thị khác nhưng
nếu không có một số biện pháp quản lý hiệu quả, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điều
kiện vệ sinh môi trường .
Cửa Lò đang phấn đấu trở thành trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam. Với
lượng chất thải rắn từ cư dân và du khách đã có những ảnh hưởng tiêu cực không
nhỏ lên hoạt động du lịch của Thị Xã. Thế nhưng, công tác quản lý chất thải rắn trên
địa bàn còn nhiều yếu kém và bất cập… Quả thực chất thải rắn đang trở thành mối
nguy hại lớn trong tiến trình phát triển của Thị Xã Cửa Lò. Đây là vấn đề cần đến
sự quan tâm của các cấp, các ngành.
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ
1.1 Tổng quan về tình hình quy hoạch nói chung và quy hoạch chuyên đề nói
riêng trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1 Trên thế giới
- Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề mang
tính toàn cầu. Chính phủ các nước đang cố gắng tìm biện pháp giải quyết vấn đề
này một cách hiệu quả nhất.
- Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã thực
hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao
về kinh tế và môi truờng. Tại các quốc gia này nhu Ðan Mạch, Anh, Hà Lan, Ðức
(châu Âu) hay các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapo (châu Á)... việc quản lý chất
thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền
nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
- Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ
hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp có thành
phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc
theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost.
Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định
trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải
thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng.
- Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân
loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để
thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác,
chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến
nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính
đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
1.1.2 Tại Việt Nam
- Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn
lấp, sản xuất phân hữu cơ và đốt.
10
- Tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý chất thải
rắn giai đoạn 2011-2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được đầu tư
xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương. Trong số 26 cơ sở xử
lý chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng
công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân
hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ,
toàn diện; chưa lựa chọn được mô hình xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả
các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
- Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn
có quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa
được thống kê đầy đủ. Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và
337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn
là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn
gây ô nhiễm môi trường.
- Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt
động như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý
chất thải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc
Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu xử lý chất
thải Nam Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội,…Trên thực tế,
tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô
nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, hiện vẫn
đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải
rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi
từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên.
- Hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụng
công nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi
trường Bình Dương; Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh; Nhà máy xử lý rác
Tràng Cát, thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng; Nhà máy xử
lý chất thải rắn Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH xây dựng thương
11
mại và sản xuất Nam Thành;…Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ của
các cơ sở xử lý được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công nghệ nước
ngoài. Một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được
tiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân rộng
còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế;
tính đồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền
công nghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô
công nghiệp. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập khẩu từ nước
ngoài các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ nhưng công
nghệ xử lý chưa đạt được hiệu quả như mong muốn: dây chuyền xử lý chất thải rắn
sinh hoạt chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỉ lệ chất thải rắn được đem chôn
lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35-80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao,…
Ngoài ra, sản phẩm phân hữu cơ sản xuất ra hiện nay khó tiêu thụ, chỉ phù hợp với
một số loại cây công nghiệp.
- Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắn
sinh hoạt ở tuyến huyện, xã. Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư
lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Theo báo
cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa
số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính
năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ. Trong đó có
khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắp ráp trong nước.
- Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất
lớn, hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phần
dịch vụ môi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón
tại cụm công nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái
Bình;…
- Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyết
nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu
vực nông thôn. Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí
thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy
tờ liên quan tới lò đốt. Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa
bàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ
12
cấp vào môi trường không khí. Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn
tồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ
quá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi
nước rác; không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để.
- Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thải
phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, là
nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
1.2 Các khái niệm liên quan.
- Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động
của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay khi không muốn dùng nữa.
- Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm
bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các
hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải…
Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong
chất thải.
- Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận
chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
- Vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại là quá trình chuyên chở
chất thải rắn và chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo
việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế chất thải
nguy hại.
- Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại là quá trình sử dụng các giải
pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính
chất, thành phần nguy hại của chất thải nguy hại (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu
đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu
đến môi trường và sức khoẻ con ngườì.
- Tái sử dụng, tái chế chất thải là việc trực tiếp sử dụng lại hoặc thu hồi, tái
chế lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để biến thành các sản phẩm mới,
hoặc các dạng năng lượng để phục vụ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
13
- Khái niệm về rác thải: Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường
2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác". Như vậy, rác thải là tất cả những
thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, ... mà mọi người
không dùng nữa và thải bỏ đi.
- Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi
nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ
sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò,...
- Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
+ Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành
sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
+ Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau
quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
-
Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và
con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác
thải điện tử...
1.3 Các văn bản pháp lý liên quan.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
-
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban hành quy
định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân,
-
tổ chức liên quan đến QLCTR
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
-
chính trong lĩnh vực BVMT
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
14
-
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
-
2015, tầm nhìn đến năm 2050
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dậy
-
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm
miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020.Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định
-
về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
-
chất thải rắn.
Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành
-
bãi chôn lấp chất thải rắn.
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý
-
chất thải rắn.
QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải
-
công nghiệp.
QCVN 41: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải
-
nguy hại trong lò nung xi măng.
QCVN 56: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải.
TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 6696-2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – các yêu cầu về môi
trường.
1.4 Tổng quan về Thị Xã Cửa Lò.
1.4.1 Giới thiệu chung về Thị Xã Cửa Lò
15
Hình ảnh 1.1 Bãi biển Cửa Lò
1.4.2 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
- Thị xã Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An, cách Thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam và cách Thành phố Vinh của Tỉnh
Nghệ An 17km về Đông Bắc, có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao
lưu hàng hóa, công nghệ, lao động, kỹ thuật… . Là 01 trong 21 đơn vị hành chính
cấp huyện của tỉnh Nghệ An, với diện tích là: 2.793,52 ha, thị xã Cửa Lò gồm 7
phường, tuy có quy mô nhỏ nhưng có vị trí tương đối đặc biệt trong phát triển kinh
-
-
tế du lịch của tỉnh.
Tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ Bắc từ 18055' đến 19015'.
+ Kinh độ Đông từ 105038' đến 105052'.
Ranh giới thị xã:
+ Phía đông giáp Biển Đông, Phía tây giáp Nghi Lộc, Phía nam giáp thành
phố Vinh và huyện Nghi Xuân, Phía bắc giáp xã Nghi Thiết- Nghi Lộc. Trước đây,
Cửa Lò thuộc huyện Nghi Lộc.
16
Hình 1.2 Bản đồ hành chính Thị Xã Cửa Lò
b. Điều kiện khí hậu
- Cửa Lò nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, là thị xã ven biển nên ảnh hưởng trực tiếp yếu tố gió bão. Với hai mùa
-
rõ rệt: nóng bức về mùa hè và ẩm ướt về mùa đông.
Chế độ nhiệt: có 02 mùa rõ rệt và chênh lệch giữa 02 mùa khá cao.
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,500C- 24,500C
Mùa lạnh nhiệt độ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ
-
19,500C-20,500C, có khi xuống đến 6,200C
Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng
2.600mm, nhỏ nhất là 1.100mm.
17
-
Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào mủa cuối tháng 8 đến
-
tháng 10 và đây cũng là thời điểm thường diễn ra lũ lụt.
Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiểm khoảng 10% lượng mưa cả
-
năm.
Chế độ gió: có 2 hướng gió chính:
Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia thổi tràn vào
Vịnh Bắc Bộ, gọi là gió mùa Đông Bắc, thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng
-
11 đến tháng 4 năm sau.
Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất
-
hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ngoài ra, Thị xã Cửa Lò còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam khô nóng ở tận
Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, qua dãy trường sơn ảnh hưởng tới các tỉnh miền
-
trung Việt Nam.
Gió Phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng bắc
Trung Bộ. Ở Thị xã Cửa Lò thường xuyên xuất hiện vào các tháng 6, 7, 8. Gió Tây
Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt
-
của nhân dân trên phạm vi toàn Thị xã.
Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (Tháng 1, tháng 2),
-
nhỏ nhất 74% vào tháng 7.
Lượng bố hơi nước: Bình quân năm 943mm. Lượng bốc hơi nước trung bình của
các tháng là 140mm từ tháng 5 đến tháng 9, lượng bốc hơi trung bình của những
-
tháng mưa là 59mm từ tháng 9, 10, 11.
Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ
mưa tập trung vào mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 10, mùa nắng nóng có gió
Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn, hủy hoại
đất nhất là điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.
(Số liệu do khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).
c. Thủy văn
- Thị Xã Cửa Lò nằm giữa hai con sông Lam và sông Cấm. Sông Lam là con sông
lớn bắt nguồn từ Lào chảy qua một số huyện thuộc Tỉnh Nghệ An và đổ ra biển Cửa
Hội. Sông Cấm được hình thành từ các khe suối nhỏ ở vùng đồi núi phía Tây và Tây
Bắc Nghệ An và đổ ra biển Cửa Lò. Sông Cấm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy
triều, mùa mưa nước dâng cao tràn vào bờ bồi đắp phù sac ho các cánh đồng ven
sông. Nhiệm vụ chính của sông Cấm là tiêu thoát nước tự nhiên trong mùa bão lũ và
cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất.
18
-
Cơ cấu thổ nhưỡng gồm 4 loại đất sau:
Đất cồn cát ven biển: chiếm 50% diện tích Thị Xã, cồn cát phân bố dọc theo bờ biển
-
từ Cửa Lò đến Cửa Hội.
Đất cát pha, sét pha: phân bố ở Tây Nam chiếm khoảng 35% diện tích,
Đất đồi trọc, bạc màu: phân bố ở vùng đồi núi phía Bắc, Tây Bắc Thị Xã, chiếm
-
10% tổng diện tích.
Các loại đất khác: phân bố ở rìa Thị Xã và đất mặt nước.
- Bảng 1: Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường đất.
1
2
Mã
số
1.1
1.2
3
4
5
1.3
1.4
1.5
Stt
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Ghi chú
Diện tích đất tự nhiên
Diện tích đất trồng lúa, hoa
màu
Diện tích đất rừng
Diện tích đất chưa sử dụng
Diện tích, tỷ lệ đất nông
nghiệp bị mất do chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, hoang
mạc hóa.
2.793,52 Ha
741,66 Ha
Tổng hợp
Tổng hợp
61,87 Ha
91,75Ha
2,13Ha; 0,2%
Tổng hợp
Tổng hợp
Tổng hợp
b. Tài nguyên sinh vật.
- Thực vật nổi đã được xác định 17 loài, nằm trong 4 ngành tảo: Silic Bacilariophita,
ngành tảo lục Cholorophita, ngành tảo lam Cyanophita và ngành tảo giáp Pyrophita.
Trong đó, ngành tảo Silic có 8 loài (chiếm 47,1% trên tổng số các loài thực vật đã
được xác định). Tảo lục có 3 loài (chiểm 17,6%), tảo lam có 2 loài (chiếm 11,8%).
-
Số lượng giao động 0,94.106- 5,29.106 tế bào/m3.
Cửa Lò có diện tích biển trên 1000km2, nguồn hải sản có trữ lượng lớn với chủng
loại khá đa dạng và phong phú. Cá biển có 267 loài, thuộc 91 họ, tôm có 20 loài,
thuộc 8 giống và 6 họ, mực có 3 loài, cá nước ngọt có 20 loài, ếch có 1 loài, cua có
5 loài, baba có 1 loài, ngao sò có 4 loài.
c. Tài nguyên rừng.
- Thị Xã Cửa Lò có gần 250ha rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu dọc bờ biển ở Nghi
Hương và Nghi Hòa. Cây rừng chủ yếu là phi lao, phát triển khá tốt. Bên cạnh chức
năng phòng hộ, chắn gió cát, giữ nước, ngăn sóng biển, dải rừng phòng hộ còn có
tác dụng điều hòa khí hậu, làm đẹp cảnh quan môi trường.
Bảng 2: Hiện trạng và diễn biến về đa dạng sinh học
Stt
1
2
Mã số
4.1
4.2
Tên chỉ tiêu
Diện tích rừng
Diện tích rừng phòng hộ,
Đơn vị tính
76,27Ha
76,27Ha
Ghi chú
Tổng hợp
Tổng hợp
19
rừng đặc dụng
Diện tích rừng ngập mặn
1.4.4
-
3
4.3
0Ha
Tổng hợp
Địa hình, địa mạo
Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, nhìn chung tương đối bằng phẳng thuận lợi cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà ở cao tầng và các công trình phụ trợ
-
phục vụ phát triển du lịch.
Thị xã chạy dọc theo bờ biển với chiều dài 12km và chiều ngang 2,3- 4km. Địa hình
không bằng phẳng gồm nhiều cồn cát hình lượn song chạy song song với bờ biển,
độ cao trung bình 3,5- 3,8m, có nơi 4,5- 5,5m, sát bờ biển có những cồn cao từ 78m so với mặt biển nên các dòng chảy chảy về hai đầu đổ vào song Cấm, song Lam
1.4.5
trước khi chảy ra biển với tốc độ thoát nước chậm.
Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
- Trong những năm qua được sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh, Thị xã đã tiến hành
xây dựng, trải nhựa và bê tông hoá được phần lớn các tuyến đường giao thông
chính. Đảm bảo giao thông đi lại thông suốt phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân
và thuận tiện cho khách thăm quan du lịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển
kinh tế. Hiện trạng hệ thống giao thông được đầu tư phát triển mạnh, một số công
trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao như: Đường Bình Minh, Quốc Lộ 46
và các tuyến Ngang, Dọc tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn trên địa bàn toàn
Thị xã Cửa Lò.
b. Hệ thống cấp nước
- Ngoài hệ thống nước ngầm, Thị Xã có nhà máy nước công suất thiết kế
3.000m3/ngày, đang dự kiến nâng lên 10.000m3/ngày đáp ứng nhu cầu nước sạch
cho toàn Thị Xã.
c. Hệ thống cấp điện
- Cung cấp điện cho Thị Xã gồm có 2 nguồn. Nguồn điện 1: trạm biến áp
35/10 KV, công suất 4000KVA tại Phúc Thọ Nghi Lộc gồm có 2 tuyến cấp điện cho
Thị Xã. Nguồn điện 2: trạm biến áp 110/22 KV đặt tại Nghi Khánh với công suất
lớn, hiện tại đã cung cấp nguồn điện cho Cửa Lò.
d. Hệ thống thông tin liên lạc
- Toàn Thị Xã có 2 tổng đài với dung lượng trên 6000 số đáp ứng nhu cầu
thông tin của nhân dân và du khách.
1.4.6 Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
- Tổng GTSX đạt 3.860,2 tỷ đồng (theo giá SS 2010), đạt 87,5% kế hoạch tỉnh giao
-
và 83,8% kế hoạch HĐND Thị xã giao, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2013;
Trong đó:
20
* Ngành nông lâm thủy sản đạt 254,9 tỷ đồng, bằng 84,1% kế hoạch tỉnh
giao và 84,7% kế hoạch HĐND Thị xã giao, tăng 3,2% cùng kỳ 2013;
* Công nghiệp - xây dựng đạt 1.876,2 tỷ đồng, bằng 82,7% kế hoạch tỉnh
giao và 82,4% kế hoạch HĐND Thị xã giao, tăng 13,2% cùng kỳ 2013;
* Các ngành dịch vụ đạt 1.729,1 tỷ đồng, bằng 94,1% kế hoạch tỉnh giao và
85,3% kế hoạch HĐND Thị xã giao, tăng 10% so cùng kỳ năm 2013.
- Tổng GTGT (Giá 2010) đạt 1.954,7 tỷ đồng, tăng 9,0% (tốc độ tăng trưởng)
so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 83,6% KH năm 2014 (tỉnh 6,42%).
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 165,4 tỷ đồng, bằng 87,1%
dự toán HĐND Thị xã giao và bằng 90,9% DT tỉnh giao, tăng 11,2% so với năm
2013; thu cấp QSD đất đạt 7,6 tỷ đồng đạt 30,4% KH, bằng 90,3% năm 2013. Thu
loại trừ tiền đất ước đạt 157,8 tỷ đồng đạt 100,6% dự toán pháp lệnh tỉnh giao, đạt
-
95,6% dự toán HĐND Thị xã giao và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 195,1 tỷ đồng, bằng 102,8% dự toán năm tỉnh
-
giao, bằng 99,4% so DT HĐND Thị xã giao, tăng 7% so cùng kỳ năm 2013.
Trong đó: Chi thường xuyên 145,1 tỷ đồng
Chi đầu tư phát triển qua ngân sách Thị xã đạt 50 tỷ đồng.
Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.320 tỷ đồng đạt 82,5% KH, tăng
-
14,9% cùng kỳ năm 2013.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 3.260 tỷ đồng, bằng 81,5% KH tỉnh, Thị
xã giao, tăng 21,6% so cùng kỳ năm 2013.
b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
b.1 Giao thông
- Trong những năm qua được sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh, Thị xã đã tiến hành
xây dựng, trải nhựa và bê tông hoá được phần lớn các tuyến đường giao thông
chính. Đảm bảo giao thông đi lại thông suốt phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân
và thuận tiện cho khách thăm quan du lịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển
kinh tế. Hiện trạng hệ thống giao thông được đầu tư phát triển mạnh, một số công
trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao như: Đường Bình Minh, Quốc Lộ 46
và các tuyến Ngang, Dọc tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn trên địa bàn toàn
Thị xã Cửa Lò.
b.2 Thuỷ lợi
- Cửa Lò thuộc vùng đồng bằng ven biển nên thường xảy ra bão đi kèm là
mưa to và lũ lụt. Công tác thuỷ lợi là vấn đề cần được các cơ quan có chức năng
xem xét và đặc biệt quan tâm.
- Hệ thống thủy lợi trên địa bàn Thị xã Cửa Lò phục vụ tốt cho việc cung cấp
nước cũng như tiêu thoát nước cho hệ thống nông nghiệp, các tuyến mương cấp
21
nước chính đã được bê tông, trên địa bàn Thị xã diện tích đất thủy lợi là 21,03 ha,
chiếm 0,76% diện tích tự nhiên.
b.3 Năng lượng
- Hệ thống lưới điện thắp sáng trên toàn Thị xã phục vụ tốt đời sống nhân
dân và phục vụ tốt trong thời gian du lịch.
22
b.4 . Bưu chính viễn thông
- Hệ thống bưu chính viễn thông luôn đảm bảo thông tin liên lạc được thông
suốt, phát triển rất nhanh các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân trên
địa bàn.
b.5 Văn hoá và công tác truyền thanh
- Lĩnh vực văn hoá phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng như phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đạt kết quả tốt. Văn minh đô thị
có nhiều chuyển biến tốt. Năm 2014 có 92% gia đình và 82% số khối, xóm đạt danh
hiệu đơn vị văn hoá và 25% gia đình thể thao, Công tác thông tin truyền thanh được
đầu tư nâng cấp 100% các hộ được nghe đài truyền thanh và đảm bảo tốt tuyên
truyền đường lối chính sách của đảng và nhà nước.
b.6 Y tế
- Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Làm tốt
công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh mùa hè, phân công trực
khu bãi tắm, tổ chức sơ cấp cứu kịp thời không để xẩy ra tai biến, đặc biệt đã khống
chế không để xẩy ra dịch bệnh trong dịp hè. Cơ sở vật chất của các trạm tiếp tục
được đầu tư xây dựng. Đội ngũ y, bác sỹ ngày càng được nâng cao về y đức và trình
độ chuyên môn, phối kết hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan chuyên
môn tổ chức nhiều đợt khám và thực hiện kế hoạch hoá gia đình, công tác
DSGĐ&TE chuyển biến tích cực, có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, phù
hợp với nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức.
b.7 Giáo dục và đào tạo
- Chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học từ Mầm non đến THPT tiếp tục
nâng cao. Toàn ngành giáo dục và đào tạo Thị xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm
học 2013-2014 và chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ năm học mới 2014-2015. Năm
2014 phòng Giáo dục và Đào tạo được Sở xếp loại xuất sắc.
- Công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập tiếp tục được
phát huy. Có nhiều mô hình về phối hợp quản lý giáo dục học sinh ý thức tự học ở
nhà. Quan tâm đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh vượt
khó học giỏi và các cá nhân có thành tích trong phòng trào thi đua dạy tốt, học tốt.
23
b.8 Thể dục - thể thao
- Phong trào thể dục, thể thao quần chúng có những bước phát triển, người
dân đã có ý thức được việc tự rèn luyện thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, các
phường trên địa bàn toàn Thị xã luôn quan tâm, đẩy mạnh và giữ vững các phong
trào thể thao do đó sức khoẻ nói chung của người dân đã có những bước cải thiện
đáng kể, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Số người tập luyện thể thao
ngày càng nhiều.
b.9 Chợ
- Trên địa bàn Thị xã có nhiều chợ như: Chợ Nghi Tân, chợ Hôm Nghi Thuỷ,
chợ Đặc Sản Thu Thuỷ, chợ Nghi Hương, chợ Đông Trang Nghi Hải, chợ Cá Nghi
Hải. Đã tạo thuận lợi cho nhân dân giao lưu buôn bán hàng hóa thúc đẩy phát triển
kinh tế hàng hóa và phục vụ cho cụm công nghiệp, dân cư và nhất là du lịch.
- Cùng với hệ thống chợ là hệ thống dịch vụ, thương mại ngày càng được
củng cố và phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu mua sắm của nhân dân trên
địa bàn cũng như du khách trong mùa du lịch.
1.4.7 Tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch Cửa Lò
- Cửa Lò là bãi tắm đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, độ mặn hợp lí,
môi trường thiên nhiên lí tưởng, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, có
đảo ở ngoài khơi. Khu du lịch phát triển nhanh, bước đầu đã tạo sự hấp dẫn cho du
khách từ trong và ngoài nước. Cửa Lò có nguồn lọi hải sản phú trữ lượng lớn với
trên 200 loại cá và nhiều hải sản quý hiếm khác. Đây là những đặc sản hấp dẫn
nhiều du khách
- Trong tương lai Cửa Lò sẽ phát triển gắn với khai thác du lịch Đải Ngư, bãi
tắm Nghi Thiết, các di tích lịch sử văn hóa của khu vực miến Trung, của Tỉnh và sẽ
thu hút đầu tư phát triển các khách sạn hiện đại dọc bờ biển.
Nhận xét:
- Thuận lợi: Thị Xã Cửa Lò có bãi tắm đẹp, có điều kiện thuận lợi để phát
triển về du lịch và thủy hải sản.
Nền kinh tế các năm vừa qua phát triển mạnh, cuộc sống của người dân được
nâng cao hơn.
Có 7 đơn vị hành chính, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 17 km về
phía đông, có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công
nghệ, lao động, kỹ thuật…
- Khó khăn: Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng
đặc điểm khí hậu của miền Trung, là thị xã ven biển nên ảnh hưởng trực tiếp yếu tố
gió bão.
24
Trên địa bàn Thị xã hiện nay có 6 Làng nghề chế biến và bảo quản hải sản;
sản xuất bún, bánh mướt. Mặc dù hoạt động của các Làng nghề phát sinh lượng
nước thải không lớn, ít chất thải nguy hại nhưng với thành phần nước thải chứa
nhiều chất hữu cơ dễ phần hủy góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Việc xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm không triệt để cũng
ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường không khí như phát tán mùi hôi của chất thải,
nước thải vào khu dân cư.
1.5 Các phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Phương pháp này sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trước, cũng như thu thập tài liệu , số liệu tại các cơ quan, ban ngành hay việc tham
khảo các thông tin tại các website, các loại sách báo, tạp chí…
- Sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu và số liệu
liên quan tới chất thải rắn của Thị Xã Cửa Lò tại các cơ quan: Phòng tài nguyên và
môi trường UBND Thị Xã Cửa Lò, Sở Tài Nguyên và môi trường Nghệ An.
1.5.2 Phương pháp tổng hợp thống kê
- Tài liệu, số liệu cùng các thông tin thu tập được đều ở dưới dạng rời rạc, lộn
xộn. Vì thế, đòi hỏi phải được chọn lọc, thống kê và xâu chuỗi thành một thể thống
nhất, ngắn gọn mà phản ánh đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài.
1.5.3 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
- Từ những tài liệu, số liệu đã được tổng hợp và xâu chuỗi cần có sự phân
tích và đánh giá để rút ra những thông tin ý nghĩa nhất phục vụ cho đề tài.
1.5.4 Phương pháp chuyên gia
- Trong hoạt động bảo vệ môi trường, công tác quản lý chất thải rắn muốn đạt
hiệu quả cao hơn không chỉ đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm vững lý thuyết mà còn
phải có kinh nghiệm thực tế. Do đó, việc tham khảo và lấy ý kiến đóng góp cho đề
tài từ những người làm công tác môi trường đã có nhiều kinh nghiệm, các nhà
chuyên môn là rất cần thiết.
- Đề tài nhận được những đóng góp ý kiến có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa
thực tiễn của giáo viên hướng dẫn, cán bộ ở phòng tài nguyên và môi trường UBND
Thị Xã Cửa Lò.
1.5.5 Phương pháp đồ họa: - Sử dụng các phần mềm đồ họa.
25
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ
2.1 Hiện trạng CTR sinh hoạt
2.1.1 Tình hình phát sinh chất thải
- Phần lớn khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn từ hoạt động kinh
doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt được hợp đồng thu gom, vận chuyển
đến nơi xử lý tương đối triệt để; Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân không chấp
hành nghiêm việc thu gom, đổ rác thải không đúng giờ, địa điểm quy định nhiều khi
còn làm ảnh hưởng môi trường chung, gây mất cảnh quan đô thị.
- Các vấn đề môi trường chính:
Hiện nay, trên địa bàn Thị xã còn tồn tại những vấn đề sau đây:
- Vấn đề suy giảm chất lượng nước mặt: Hiện nay hệ thống xử lý nước thải
thị xã Cửa Lò chưa đi vào hoạt động, nên các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải
khu dân cư chưa xử lý triệt để đổ thẳng ra sông suối, an hồ làm suy giảm chất lượng
môi trường nước mặt.
- Tác động của sự cố môi trường biển các tỉnh Miền Trung phần nào ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch, sản xuất, chế biến hải sản gây
tâm lý hoang mang cho người dân.
- Vấn đề ô nhiễm khói bụi: từ hoạt động giao thông vận chuyển hàng hóa tại
khu vực dân cư gần Cảng Cửa Lò; từ việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây
dựng công trình không được che phủ an toàn ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của
người dân.
2.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
- Khu dân cư: Với tổng dân số trên địa bàn thị xã là hơn 55 ngàn người và
đón một lượng lớn khách du lịch gần 1,4 ngàn lượt khách đến nghỉ dưỡng tại Cửa
Lò nên phát sinh một lượng lớn rác thải và nước thải sinh hoạt. Mặc dù toàn bộ
lượng rác thải trên địa bàn thị xã đã được các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà hàng
khách sạn, các phường ký hợp đồng với Công ty CP Môi trường đô thị và DVDL
vận chuyển về nơi xử lý với khối lượng khoảng 18600 tấn/năm, tuy nhiên vẫn còn 1
số ít đơn vị, người dân do không có ý thức bảo vệ môi trường nên vẫn có 1 lượng
rác không được thu gom xử lý mà xả thải ra khu vực công cộng, ao hồ, mương
máng, sông lạch gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, toàn bộ nước thải sinh hoạt khu
dân cư cơ bản không qua xử lý hàng ngày xả thải trực tiếp ra hệ thống mương