Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị lymphôm hốc mắt (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.63 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHẠM TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM HỐC MẮT

Chuyên ngành: Nhãn khoa
Mã số: 62720157

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lymphôm hốc mắt là một trong những u ác tính có thể điều trò
được thường gặp trong nhãn khoa. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng
và hình ảnh học không đặc hiệu, chẩn đoán xác đònh chỉ được xác
nhận qua giải phẫu bệnh hoá mô miễn dòch, từ đó giúp phân loại
theo phân loại REAL/WHO, điều trò, và tiên lượng bệnh chính xác.
Cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên lymphôm
hốc mắt dựa trên phân loại REAL/WHO.Vì vậy, đề tài này được
thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Xác đònh các yếu tố dòch tễ, biểu hiện lâm sàng, cận lâm
sàng, phân loại, giai đoạn bệnh và các yếu tố tiên lượng của
lymphôm hốc mắt.


2. Phân tích kết quả điều trò ban đầu của lymphôm hốc mắt,
và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trò ban đầu.
3. Phân tích kết quả sống còn toàn bộ và sống còn không
bệnh 3 năm của lymphôm hốc mắt, và các yếu tố ảnh hưởng đến
các kết quả này.
Tính cấp thiết của luận án
Trên thế giới, ứng dụng giải phẫu bệnh hoá mô miễn dòch
trong chẩn đoán lymphôm nói chung, và lymphôm hốc mắt nói
riêng đã trở thành thường quy. Từ đó, việc chẩn đoán, phân loại,
và điều trò bệnh đều dựa trên phân loại REAL/WHO. Và nhiều
nghiên cứu cho thấy phân loại REAL/WHO giúp chẩn đoán, điều
trò, và tiên lượng bệnh tốt hơn. Tại Việt Nam, sự phát triển của kỹ
thuật hoá mô miễn dòch trong giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán
lymphôm trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng vào chẩn
đoán và điều trò trên lâm sàng vẫn còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu
chẩn đoán, phân loại, và điều trò lymphôm hốc mắt theo phân loại
REAL/WHO có ý nghóa khoa học, thực tiễn, và cấp thiết.


2

Những đóng góp mới của luận án
- Là công trình nghiên cứu đầu tiên ứng dụng giải phẫu bệnh
hoá mô miễn dòch trong chẩn đoán, và phân loại lymphôm hốc mắt
tại Việt Nam.
- Các kết quả thu được từ nghiên cứu giúp làm rõ những hiệu
quả của việc sử dụng phân loại REAL/WHO trong chẩn đoán,
phân loại, và điều trò lymphôm hốc mắt.
Bố cục luận án
Luận án có 135 trang, gồm các phần: mở đầu (3 trang), tổng

quan (34 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (23 trang),
kết quả (37 trang), bàn luận (33 trang), kết luận (5 trang). Luận án
có 52 bảng, 15 biểu đồ, 9 hình, 1 sơ đồ, và 157 tài liệu tham khảo
bao gồm tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Pháp.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. LYMPHÔM HỐC MẮT
Lymphôm là nhóm bệnh ác tính không đồng nhất của các
dòng lymphô bào, có thể xảy ra tại hạch (lymphôm tại hạch), hoặc
ở những mô lymphô ngoài hạch (lymphôm ngoài hạch). Dựa vào
mô học có hay không có tế bào Reed-Sternberg, lymphôm gồm
lymphôm Hodgkin (có tế bào Reed-Sternberg), và lymphôm không
Hodgkin (không có tế bào Reed-Sterberg). Lymphôm ngoài hạch
chiếm khoảng 25% - 50% tổng số lymphôm không Hodgkin, và
khoảng 2% - 5% tổng số lymphôm Hodgkin.
1.1.1. Dòch tễ:
Lymphôm hốc mắt chiếm khoảng 2% - 5% tổng số các
lymphôm, và khoảng 5% - 15% các lymphôm ngoài hạch. Trong
đó, lymphôm không Hodgkin chiếm ưu thế tuyệt đối, lymphôm


3

Hodgkin rất hiếm gặp. Tại hốc mắt, lymphôm hốc mắt là một trong
những loại u thường gặp, tỷ lệ thay đổi từ 5% - 40% tuỳ theo
nghiên cứu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần 3% - 4% mỗi năm. Theo Học
viện Nhãn khoa Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao do sự phát triển của
các phương pháp chẩn đoán lymphôm dựa trên hoá mô miễn dòch
và di truyền phân tử, có khoảng 90% các tăng sản lymphô lành tính
được chẩn đoán lại là lymphôm.
Đa số lymphôm hốc mắt xuất hiện ở lứa tuổi trên 50 (50 - 70

tuổi), và không có sự khác biệt trong phân bố bệnh theo giới tính.
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng:
1.1.2.1. Các đặc điểm lâm sàng:
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp là u hốc mắt (60% 100%), lồi mắt (24% - 80%), song thò (15%-25%), sụp mi (10% 20%), phù kết mạc, u kết mạc, ... Giảm thò lực hiếm gặp.
1.1.2.2. Các đặc điểm cận lâm sàng:
Chẩn đoán hình ảnh học thường nhất là CT scan, và MRI.
Hình ảnh của lymphôm trên CT scan/MRI có dạng khối đậm độ
đồng nhất, giới hạn rõ, ôm sát theo các cấu trúc trong hốc mắt
(molding sign), hoặc các vách ngăn giữa các khoang hốc mắt
(straight-line sign), rất hiếm khi có xâm lấn thần kinh thò và hủy
xương. Tuy nhiên, rất khó phân biệt giới hạn của u với các mô có
đậm độ tương đương như cơ vận nhãn. Khi có biểu hiện lan rộng,
giới hạn của u không đều, hơi mờ. CT scan/MRI thường được dùng
để xác đònh vò trí để sinh thiết u, xác lập hướng xạ trò, và theo dõi
đáp ứng điều trò.
1.1.3. Chẩn đoán phân biệt:
- U giả do viêm: viêm mạn tính không đặc hiệu vô căn.
- Tăng sản mô lymphô lành tính: phản ứng tăng sinh lành
tính đa dòng lymphô bào.


4

1.1.4. Giải phẫu bệnh - Phân loại:
Giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán xác đònh bệnh, nhất là với
phương pháp hoá mô miễn dòch. Phương pháp hoá mô miễn dòch
dựa trên việc xác đònh các kháng nguyên bề mặt đặc hiệu của từng
dòng tế bào lymphô giúp chẩn đoán phân biệt với tăng sản mô
lymphô lành tính, đồng thời giúp chẩn đoán và phân loại lymphôm
theo bảng phân loại REAL/WHO. Bảng phân loại REAL/WHO là

bảng phân loại mới nhất (được cập nhật năm 2008) phân loại
lymphôm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như lâm sàng, hình thái,
miễn dòch, di truyền, và diễn tiến bệnh. Do đó, bảng phân loại này
có giá trò cao trong chẩn đoán, điều trò, và tiên lượng đối với từng
loại lymphôm, và được chấp nhận sử dụng ở hầu hết các quốc gia.
Phân loại lymphôm hốc mắt:
- Lymphôm dòng tế bào B: chiếm đa số;
+ Lymphôm dạng MALT: 41% – 82%;
+ Lymphôm dạng nang: 13% - 30%;
+ Lymphôm tế bào B to lan toả: 4% - 21%;
+ Lymphôm tế bào áo nang: 6 – 19%;
+ Lymphôm lymphô bào nhỏ: 3 – 8%.
- Lymphôm dòng tế bào T: hiếm gặp, 1% - 2%; thường là
lymphôm tế bào T ngoại biên, lymphôm tế bào T diệt tự nhiên.
1.1.5. Giai đoạn - Tiên lượng - Diễn tiến tự nhiên:
1.1.5.1. Giai đoạn:
Giai đoạn bệnh được đánh giá dựa trên các đánh giá toàn
thân qua bệnh sử, khám lâm sàng, và xét nghiệm cận lâm sàng; từ
đó xếp giai đoạn bệnh theo bảng giai đoạn Ann Arbor.
Lymphôm hốc mắt thường ở giai đoạn sớm IE (60% - 80%);
Giai đoạn IIE chiếm khoảng 4% - 25%, và giai đoạn IIIE - IVE
khoảng 3% - 18%.


5

1.1.5.2. Tiên lượng:
Tiên lượng bệnh được xác đònh dựa trên các yếu tố lâm sàng,
và cận lâm sàng với bảng Chỉ số tiên lượng quốc tế. Ngoài ra, còn
dựa trên một số yếu tố khác như bêta-2-microglobulin, phác đồ

điều trò, ...
1.1.5.3. Diễn tiến tự nhiên:
Diễn tiến tự nhiên của lymphôm hốc mắt có thể:
- Khu trú tại chỗ, phát triển tại chỗ;
- Tiến triển thành lymphôm vùng - lymphôm toàn thân;
- Tử vong do lymphôm;
Tiến triển toàn thân của một số lymphôm thường gặp ở hốc
mắt: - lymphôm dạng MALT tế bào B: 40%;
- lymphôm dạng nang: 62%;
- lymphôm lan toả tế bào B lớn: 68%;
- lymphôm độ ác cao hiếm gặp khác như lymphôm tế bào áo
nang, lymphôm tế bào T ngoại biên, ...: 100%;
1.1.6. Điều trò:
1.1.6.1. Phẫu thuật:
Mục đích chính của phẫu thuật là sinh thiết u để làm giải
phẫu bệnh.
1.1.6.2. Hoá trò:
Hoá trò là một trong những phương pháp điều trò lymphôm
chính. Phác đồ tiêu chuẩn trong điều trò lymphôm là CHOP (cyclophosphamide, doxorubicin, vincristin, prednison), hoặc CEOP
(cyclophosphamid , epirubicin, vincristin, prednisone). Hiện nay,
điều trò nhắm trúng đích bằng các kháng thể đơn dòng như
rituximab có thể được dùng phối hợp với các phác đồ tiêu chuẩn để
tăng hiệu quả điều trò đối với các lymphôm dòng tế bào B.
1.1.6.3. Xạ trò:


6

Xạ trò cũng là một trong những phương pháp chính điều trò
lymphôm. Xạ trò dùng đơn trò liệu trong các trường hợp lymphôm

khu trú hoặc phối hợp với hoá trò trong các trường hợp tổn thương
lymphôm lớn hay lymphôm toàn thân. Xạ trò có thể kiểm soát tốt
các tổn thương tại chỗ (90% - 100%), nhưng tỷ lệ tái phát tại chỗ
và/hoặc phát triển toàn thân có thể lên đến 40%. Trong xạ trò điều
trò lymphôm hốc mắt, các biến chứng sớm có thể gặp gồm viêm
kết mạc - giác mạc, viêm da mi, viêm tổ chức hốc mắt; và các biến
chứng muộn có thể có khô mắt, sẹo giác mạc, đục thể thuỷ tinh,
tổn thương võng mạc và thần kinh thò.
1.2. LƯC QUA CÁC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước:
- 1984 - 1991: đánh giá vai trò của phương pháp hoá mô
miễn dòch trong chẩn đoán lymphôm; từ đó cho ra đời bảng phân
loại REAL cho lymphôm.
- 1995 - 2001: đánh giá vai trò của phân loại REAL trong
chẩn đoán lâm sàng và điều trò lymphôm.
- 2003 đến nay: nghiên cứu sâu về phân loại lymphôm, các
phương pháp và kết quả điều trò lymphôm dựa trên phân loại
REAL/WHO.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước:
- 1998 đến nay: nhiều nghiên cứu khác nhau đánh giá vai trò
chẩn đoán của phương pháp hoá mô miễn dòch trong chẩn đoán các
bệnh lý nói chung, và lymphôm nói riêng.
- Các nghiên cứu thường tập trung về lymphôm toàn thân,
lymphôm đường tiêu hoá; đồng thời, chẩn đoán, phân loại, và điều
trò lymphôm đều dựa vào phân loại Thực hành.


7

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯNG
54 bệnh nhân lymphôm hốc mắt được chẩn đoán và điều trò
tại bệnh viện Mắt TP.HCM, và bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ
01/01/2009 đến 31/12/2013.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả các bệnh nhân thoả các điều kiện sau:
- Được chẩn đoán có lymphôm hốc mắt.
- Có hồ sơ điều trò tại bệnh viện Mắt TP.HCM, và/hoặc bệnh
viện Ung Bướu TP.HCM.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu hàng loạt ca.
2.2.2. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu thuận tiện, hàng loạt ca, vì đây là bệnh
hiếm, ít gặp.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu:
2.2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh:
- Khai thác các triệu chứng cơ năng, thời gian mắc bệnh;
- Khám lâm sàng tại mắt: thò lực, nhãn áp, các tổn thương: u
hốc mắt, u kết mạc, lồi mắt, sụp mi, song thò, tổn thương võng mạc
- gai thò;
- CT scan/MRI đánh giá vò trí, giới hạn, xâm lấn của u;
2.2.3.2. Giải phẫu bệnh - Phân loại - Tiên lượng:
- Các u hốc mắt được phẫu thuật sinh thiết một phần, rồi xử
lý nhuộm HE và hoá mô miễn dòch, và đọc kết quả tại bộ môn Giải
phẫu bệnh - Đại học Y Dược TP.HCM.


8


- Phân loại bệnh dựa trên kết quả giải phẫu bệnh theo phân
loại REAL/WHO.
- Khám và khảo sát toàn thân tìm tổn thương lymphôm ngoài
hốc mắt, xét nghiệm tuỷ đồ, LDH/máu, bêta-2-micro-globulin để
đánh giá:
+ Xếp giai đoạn theo bảng giai đoạn Ann Arbor;
+ Tiên lượng bệnh theo Chỉ số tiên lượng quốc tế;
2.2.3.3. Điều trò:
- Điều trò hoá trò:
+ Phác đồ có anthracyclin chuẩn (CHOP/CEOP) cho
đa số các bệnh nhân, với chu kỳ hoá trò đầy đủ (6 - 8 chu kỳ);
+ Phác đồ không có anthracyclin (CVP, COPP, C-P)
cho các bệnh nhân ≥70 tuổi, với chu kỳ hoá trò không đầy đủ (2-5
chu kỳ);
+ Phác đồ có rituximab-CHOP/CEOP được sử dụng
chọn lọc ở một số bệnh nhân;
- Đánh giá độc tính của hoá trò theo tiêu chuẩn của Viện Ung
thư quốc gia Mỹ trên huyết đồ, đường tiêu hoá, gan, tim mạch.
- Điều trò xạ trò: được thực hiện phối hợp với hoá trò.
- Đánh giá các biến chứng của xạ trò tại mi mắt, kết giác
mạc, tổ chức hốc mắt, thể thuỷ tinh, võng mạc - hoàng điểm.
- Đánh giá đáp ứng điều trò theo tiêu chuẩn đáp ứng điều trò
của nhóm Thực hành thế giới (IWG) gồm đáp ứng hoàn toàn, đáp
ứng một phần, bệnh y trạng, và bệnh tiến triển hoặc tái phát.
- Theo dõi đònh kỳ sau điều trò mỗi 3 tháng/lần trong 1 năm
đầu, và 6 tháng/lần trong những năm tiếp theo. Tổng thời gian theo
dõi trung bình từ 3 - 5 năm.
- Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, đánh giá tình trạng sống
không bệnh, sống còn bệnh, tử vong do bệnh, và tử vong do



9

nguyên nhân khác. Từ đó, xác đònh tỷ lệ sống còn toàn bộ, và tỷ lệ
sống còn không bệnh 3 năm của lymphôm hốc mắt.
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU: Thống kê và xử lý số liệu bằng SPSS.
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Tuổi trung vò: 53,5 tuổi (20 - 87 tuổi). Độ tuổi mắc bệnh
thường gặp >50 tuổi (61,1%).
Tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 4:1.
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
3.2.1. Đặc điểm khởi phát:
Đa số bệnh nhân (75,9%) có dấu hiệu khởi phát là một khối
u sờ được ở hốc mắt. Các dấu hiệu khác gồm lồi mắt (14,8%), đỏ
mắt (14,8%), đỏ đau mắt (5,6%), phù nề mi (1,9%), và song thò
(1,9%). Có 13% bệnh nhân có từ 2 dấu hiệu khởi phát trở lên.
Thời gian phát hiện bệnh trung vò là 6 tháng. Đa số (46,3%)
bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh hơn 6 tháng).
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng:
Bệnh thường xuất hiện ở một mắt (96%), và tỷ lệ mắt
phải:mắt trái là 1:1.
Đa số (64,8%) bệnh nhân có thò lực tốt (9/10 trở lên), và
không có bệnh lý ở mắt. Có 19 bệnh nhân bò đục thể thuỷ tinh, và 4
bệnh nhân bò bệnh lý võng mạc hoàng điểm có thò lực thấp hơn
8/10. Không có bệnh nhân bò giảm thò lực do tổn thương gai thò. Tất
cả các bệnh nhân có nhãn áp bình thường.



10

Khi khám lâm sàng, có 49 (90,7%) bệnh nhân được khám
thấy khối u hốc mắt, với đa số (63,3%) u nằm ở vùng hốc mắt trên.
Triệu chứng khác kèm theo gồm lồi mắt (38,9%), sụp mi (11,1%),
và rối loạn vận nhãn (7,4%).
3.2.3. Đặc điểm hình ảnh học CT scan/MRI:
Kết quả CT scan/MRI cho thấy các u lymphôm thường khu
trú ở 1 góc tư hốc mắt (66,1%), và ở hốc mắt trên ngoài (44,4%).
Trên hình ảnh CT scan/MRI, 98,1% trường hợp khối u có
giới hạn rõ, ôm sát theo các cấu trúc trong hốc mắt. 1 (1,9%)
trường hợp có biểu hiện xâm lấn ra xoang sàng và hốc mũi cùng
bên tổn thương.
3.3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH - PHÂN LOẠI
Kết quả giải phẫu bệnh nhuộm HE cho thấy có 2 (3,7%) ca
tăng sản mô lymphô lành tính, và 52 (96,3%) ca lymphôm (Bảng
3.8).
Bảng 3.8. Phân loại lymphôm theo giải phẫu bệnh nhuộm HE.
Phân loại giải phẫu bệnh nhuộm HE

N

%

Tăng sản mô lymphô lành tính

2

3,7


Lymphôm loại lymphô bào nhỏ, độ ác thấp

42

77,7

Lymphôm lan toả loại tế bào lớn, độ ác trung bình

7

13,0

Lymphôm lan toả loại hỗn hợp tế bào, độ ác trung bình

2

3,7

Lymphôm tế bào lớn nguyên bào miễn dòch, độ ác cao

1

1,9

54

100,0

Tổng


Kết quả giải phẫu bệnh nhuộm hoá mô miễn dòch và phân
loại theo phân loại REAL/WHO cho thấy lymphôm dòng tế bào B
chiếm đa số (90,7%) gồm lymphôm dạng MALT tế bào B và
lymphôm lan toả tế bào B lớn, lymphôm dòng tế bào T ít gặp
(9,3%) (Bảng 3.9).


11

Bảng 3.9. Phân loại lymphôm theo REAL/WHO.
Phân loại giải phẫu bệnh REAL/WHO
Số ca
Lymphôm dạng MALT tế bào B
42
Lymphôm lan toả tế bào B lớn
7
Lymphôm tế bào T ngoại biên
Tổng

Tỷ lệ %
77,7
13,0

5
54

9,3
100,0

Qua phân tích tương quan giữa trước và sau khi nhuộm hoá

mô miễn dòch, nghiên cứu cho thấy 2 (3,7%) ca tăng sản mô
lymphô lành tính cũng là lymphôm dạng MALT tế bào B, và 2
(3,7%) lymphôm loại lymphô bào nhỏ độ ác thấp và 2 (3,7%) ca
lymphôm độ ác trung bình được xác đònh lại là lymphôm tế bào T
ngoại biên độ ác cao (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Tương quan giải phẫu bệnh giữa WF và
REAL/WHO.
REAL/WHO
Giải phẫu bệnh

MALT

DLBCL

Lymphôm

Tổng

T
Tăng sản mô lymphô lành

2

0

0

2

Lymphôm tế bào nhỏ


40

0

2

42

Lymphôm tế bào lớn

0

6

1

7

Lymphôm hỗn hợp

0

1

1

2

Nguyên bào miễn dòch


0

0

1

1

42

7

5

54

WF

Tổng

3.4. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN VÀ TIÊN LƯNG
Theo bảng Ann Arbor, có 96,3% các trường hợp lymphôm
hốc m ắt ở giai đoạn IE - IIE, gồm 66,7% giai đoạn IE và 29,6%
giai đoạn IIE. Có 2 (3,7%) ca được xếp giai đoạn IV. Đồng thời, có
sự tương quan giữa các loại lymphôm và giai đoạn bệnh, các


12


lymphôm độ ác thấp thường ở giai đoạn sớm, còn các lymphôm độ
ác cao ở giai đoạn trễ hơn.
Các yếu tố giúp đánh giá tiên lượng như chỉ số hoạt động cơ
thể ECOG, tuỷ đồ, LDH/máu, và bêta-2-microglobulin đều có kết
quả bình thường.
Sau khi tổng hợp các yếu tố tiên lượng theo chỉ số tiên lượng
quốc tế (IPI), đa số (94,4%) trường hợp có nguy cơ thấp, và 5,6%
trường hợp có nguy cơ trung bình-thấp.
3.5. ĐIỀU TRỊ
Phương pháp điều trò chính là hoá trò (100%). Xạ trò phối hợp
trên 6 (11,1%) bệnh nhân.
3.5.1. Hoá trò:
Phác đồ điều trò chính là phác đồ có anthracyclin
(CHOP/CDOP/ CEOP) với 44 (81,5%) bệnh nhân. Phác đồ không
có anthracyclin (COPP, CVP, C-P) được sử dụng ở 6 (11,1%) bệnh
nhân lớn tuổi và/hoặc có bệnh lý tim mạch. Ngoài ra có 4 (4,7%)
bệnh nhân sử dụng phác đồ kết hợp với kháng thể đơn dòng (RCHOP/CEOP).
Số chu kỳ hoá trò trung bình: 6,3±1,4 chu kỳ. Chu kỳ hoá trò
đầy đủ (6-8 chu kỳ) được thực hiện ở 47 (87%) bệnh nhân, chu kỳ
hoá trò không đầy đủ (3-5 chu kỳ) được thực hiện ở 6 (11,1%) bệnh
nhân. Có 1 (1,9%) bệnh nhân lymphôm giai đoạn IV được điều trò
với 13 chu kỳ do đáp ứng kém với điều trò.
Tác dụng phụ của hoá trò được ghi nhận ở 1 (1,9%) bệnh
nhân giai đoạn IV với các độc tính huyết học độ 3, độc tính gan độ
1, độc tính đường tiêu hoá độ 1.
Kết quả điều trò ban đầu của hoá trò cho thấy có 48,1% đáp
ứng hoàn toàn, 31,5% đáp ứng không hoàn toàn, 14,8% bệnh y


13


trạng, và 5,6% bệnh tái phát/tiến triển. Phân tích đơn biến cho thấy
grade mô học và giai đoạn bệnh có ảnh hưởng đến kết quả đáp ứng
điều trò hoá trò (p<0,05).
Trong 43 (79,6%) ca đáp ứng điều trò, có 20 (46,5%) ca có
thời gian bắt đầu có đáp ứng hoá trò sớm (1-2 tháng). Trong 26
(48,1%) ca có đáp ứng hoàn toàn với điều trò, đa số (19 ca - 73%)
mất khoảng 1-2 tháng để có đáp ứng hoàn toàn kể từ khi bắt đầu
có đáp ứng với điều trò.
3.5.2. Xạ trò
Có 6 (11,1%) bệnh nhân được xạ trò phối hợp gồm 4 (7,4%)
lymphôm MALT tế bào B, và 2 (3,7%) lymphôm tế bào T ngoại
biên. Tổng liều xạ trò trung bình là 31Gy, gồm 5 bệnh nhân xạ trò
đầy đủ (30-40Gy), và 1 bệnh nhân giai đoạn IV xạ trò không đầy
đủ (4Gy) do không đáp ứng với xạ trò.
Biến chứng sớm của xạ trò gồm viêm kết mạc (5 ca), viêm tổ
chức hốc mắt (1 ca), và các biến chứng này khỏi hẳn sau khi kết
thúc xạ trò khoảng 1,5 tuần đến 1 tháng.
Không xuất hiện các biến chứng muộn trong nghiên cứu.
Xạ trò cải thiện kết quả điều trò của 3 ca lymphôm MALT tế
bào B từ đáp ứng một phần sau hoá trò thành đáp ứng hoàn toàn
sau hoá-xạ trò. 3/6 (50%) ca còn lại không thay đổi kết quả điều trò
so với sau khi điều trò hoá trò.
3.5.3. Sống còn toàn bộ - Sống còn không bệnh:
Qua theo dõi điều trò 54 bệnh nhân, thời gian theo dõi trung
bình là 31,4 tháng (6 - 50 tháng). Tại thời điểm kết thúc nghiên
cứu, có 30 (55,6%) ca sống không bệnh, 21 (38,9%) ca sống còn
bệnh, và 3 (5,6%) ca tử vong gồm 2 (3,7%) ca tử vong do bệnh
lymphôm và 1 (1,9%) ca tử vong do già.
3.5.3.1. Sống còn toàn bộ:



14

Tỷ lệ sống còn toàn bộ 3 năm của lymphôm hốc mắt là
94,2%, trong đó lymphôm MALT tế bào B là 97,6%, lymphôm lan
toả tế bào B lớn là 85,7%, và lymphôm tế bào T ngoại biên là
80%. Tỷ lệ sống còn toàn bộ giữa các loại lymphôm không có sự
khác biệt có ý nghóa thống kê (log-rank, p = 0,17, độ tin cậy 95%).

Biểu đồ 3.10 - 3.11. Sơ đồ Kaplan-Meier biểu diễn sống còn
toàn bộ của lymphôm hốc mắt và của từng loại lymphôm theo
phân loại REAL/WHO.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sống còn toàn bộ là giai
đoạn bệnh, và chỉ số tiên lượng bệnh (p<0,05, độ tin cậy 95%).
3.5.3.2. Sống còn không bệnh:
Tỷ lệ sống còn không bệnh 3 năm của lymphôm hốc mắt là
55,6%, trong đó lymphôm MALT tế bào B là 64,3%, lymphôm lan
toả tế bào B lớn là 28,6%, và lymphôm tế bào T ngoại biên là
20%. Tỷ lệ sống còn không bệnh giữa các loại lymphôm không có
sự khác biệt có ý nghóa thống kê (log-rank, p=0,06, độ tin cậy
95%).


15

Biểu đồ 3.12 - 3.13. Sơ đồ Kaplan-Meier biểu diễn sống còn
không bệnh của lymphôm hốc mắt và của từng loại lymphôm
theo phân loại REAL/WHO.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn không bệnh là độ tuổi

dưới 60, chỉ số sức khoẻ ECOG, grade mô học, giai đoạn bệnh,
phác đồ hoá trò, và đáp ứng điều trò ban đầu (p<0,05, độ tin cậy
95%).
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Đặc điểm về tuổi của nghiên cứu này tương đồng với các
nghiên cứu khác và y văn, nhất là với các nghiên cứu ở châu Á như
Lee (Hàn Quốc-2005), Tanimoto (Nhật Bản-2007), và Oh (Hàn
Quốc-2007).
Đặc điểm về giới của nghiên cứu này cho thấy nam giới mắc
bệnh nhiều hơn nữ giới. Trong đa số các nghiên cứu khác cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh giữa nam:nữ gần tương đương nhau.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
4.2.1. Đặc điểm khởi phát:


16

Dấu hiệu khởi phát khá tương đồng với các nghiên cứu khác,
trong đó các dấu hiệu thường gặp là u hốc mắt 44%-65%, lồi mắt
17%-46%. Dấu hiệu giảm thò lực hiếm gặp, chỉ gặp trong nghiên
cứu của Nola (2004) với tỷ lệ là 16,7%.
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng:
Qua các nghiên cứu, đa số lymphôm hốc mắt bò ở một bên
mắt, và không có sự khác biệt tần suất mắc bệnh ở mỗi bên mắt.
Triệu chứng lâm sàng chính của lymphôm hốc mắt trong các
nghiên cứu cũng là u hốc mắt (63%-100%). Các triệu chứng khác
là lồi mắt (10%-31%), sụp mi (13%). Các nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng triệu chứng lâm sàng tại mắt không giúp chẩn đoán xác đònh
lymphôm hốc mắt.

4.2.3. Đặc điểm hình ảnh học CT scan/MRI:
Trên CT scan/MRI, kết quả của nghiên cứu này cũng tương
đồng với các nghiên cứu của Priego(2012), Gerbino (2014). Đa số
lymphôm hốc mắt bò ở một mắt (95%-100%), khu trú ở một góc tư
hốc mắt (63%-100%), và đa số xuất hiện ở hốc mắt thái dương trên
(45%-58%). Các nghiên cứu này cũng xác đònh vai trò của CT
scan/MRI trong lymphôm hốc mắt nhằm đánh giá giai đoạn bệnh,
đònh vò vò trí khối u cho phẫu thuật sinh thiết hoặc xạ trò, và theo
dõi trong và sau điều trò bệnh.
4.3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH - PHÂN LOẠI
Theo bảng 3.10, phương pháp hoá mô miễn dòch giúp chẩn
đoán xác đònh lại 2 (3,7%) ca từ tăng sản mô lymphô lành tính
thành lymphôm MALT tế bào B. Đồng thời, dựa trên kết quả hoá
mô miễn dòch, có thay đổi trong phân loại bệnh gồm 2 ca lymphôm
độ ác thấp, 1 ca lymphôm độ ác trung bình được xác đònh là


17

lymphôm tế bào T ngoại biên độ ác cao; từ đó dẫn đến thay đổi
hướng điều trò và tiên lượng bệnh.
Qua các nghiên cứu, đa số lymphôm hốc mắt là lymphôm
dòng tế bào B gồm lymphôm MALT tế bào B (44%-82%),
lymphôm lan toả tế bào B lớn (9%-21%), lymphôm tế bào áo nang
(3%-13%). Lymphôm dòng tế bào T rất hiếm gặp (2%-3%) gồm
lymphôm tế bào T ngoại biên, và lymphôm tế bào T diệt tự nhiên.
Như vậy, giải phẫu bệnh có vai trò quan trọng trong chẩn
đoán xác đònh lymphôm, và phân loại lymphôm để giúp lựa chọn
điều trò và tiên lượng bệnh.
4.4. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN - TIÊN LƯNG

Khi so sánh với các nghiên cứu khác, lymphôm hốc mắt
thường ở giai đoạn sớm, với giai đoạn IE là 64%-92%, và giai đoạn
IIE là 3%-24% tuỳ từng nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh ở giai đoạn IV rất
thấp, thay đổi từ 2% đến 10%. Và các nghiên cứu cũng cho thấy sự
tương quan có ý nghóa thống kê giữa loại lymphôm và giai đoạn
bệnh, các lymphôm độ ác thấp thường ở giai đoạn sớm (IE-IIE),
còn các lymphôm độ ác cao thường ở giai đoạn muộn (IVE).
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ số hoạt động cơ thể
ECOG, tuỷ đồ, LDH/máu, bêta-2-microglobulin gần như không
thay đổi trong lymphôm hốc mắt.
Nghiên cứu của Ramussen (2013) trên bệnh nhân lymphôm
lan toả tế bào B lớn cho thấy các bệnh nhân (62%) có chỉ số tiên
lượng thuộc nhóm nguy cơ thấp có kết quả sống còn toàn bộ tốt
hơn các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.
4.5 ĐIỀU TRỊ
4.5.1. Hoá trò:


18

Phác đồ hoá trò đều cho thấy hiệu quả tốt trong điều trò
lymphôm hốc mắt. Kết quả đáp ứng hoá trò cho thấy 26 (48,1% ) ca
đáp ứng hoàn toàn, 17 (31,5%) ca đáp ứng một phần. Đồng thời,
trong 26 ca đáp ứng hoàn toàn, 19 (73%) ca đáp hoàn toàn với hoá
trò trong 1-2 tháng sau khi bắt đầu có đáp ứng với điều trò. Khi đối
chiếu với kết quả nghiên cứu của tác giả Kiesewetter (2014), 26
bệnh nhân được hoá trò cho thấy có 61,5% đáp ứng hoàn toàn, và
23,1% đáp ứng một phần. Như vậy, hoá trò cho kết quả tốt trong
điều trò lymphôm hốc mắt.
Kháng thể đơn dòng Rituximab được đưa vào sử dụng phối

hợp trong các phác đồ hoá trò tiêu chuẩn (R-CHOP/CEOP) cho kết
quả 2/4 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, và 2/4 bệnh nhân đáp ứng
một phần. Kết quả nghiên cứu của Eckardt (2013) cho thấy 4 bệnh
nhân giai đoạn IIE-IIE điều trò bằng R-CHOP có đáp ứng hoàn
toàn, và không tái phát với thời gian theo dõi trung vò 10 tháng.
Đồng thời, Rasmussen (2013) điều trò R-CHOP cho 6 bệnh nhân
lymphôm lan toả tế bào B lớn cũng cho thấy 4/6 trường hợp sống
còn bệnh, và thấy rằng không có sự khác biệt giữa các phác đồ
điều trò trong kết quả sống còn của bệnh. Như vậy, các nghiên cứu
đều cho thấy Rituximab có hiệu quả nhất đònh trong điều trò
lymphôm hốc mắt, nhưng cần phải đánh giá thêm.
4.5.2. Xạ trò:
Xạ trò được sử dụng phối hợp hoá trò giúp cải thiện đáp ứng
điều trò của hoá trò, đáp ứng hoàn toàn tăng từ 48,1% sau khi kết
thúc hoá trò lên 53,7% sau khi kết thúc hoá-xạ trò. Các nghiên cứu
của các tác giả khác điều trò lymphôm hốc mắt giai đoạn sớm bằng
xạ trò đơn thuần cho thấy tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn với xạ trò cao
(85%-100%), nhưng có 3%-17% trường hợp tái phát tại chỗ, và
28%-42% trường hợp tiến triển toàn thân trong quá trình theo dõi.


19

Như vậy, xạ trò giúp kiểm soát tốt các tổn thương tại chỗ, nhưng có
tỷ lệ tái phát tại chỗ và tiến triển toàn thân khá cao với xạ trò đơn
thuần.
Biến chứng cấp của xạ trò trong các nghiên cứu khác cũng
xuất hiện trên bề mặt vùng chiếu xạ với tỷ lệ thay đổi từ 13%100% như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm tổ chức hốc mắt.
Các biến chứng muộn của xạ trò như đục thể thuỷ tinh, viêm võng
mạc, khô mắt xuất hiện với tỷ lệ từ 8%-27% tuỳ theo nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của De Cicco (2009), tỷ lệ đục thuỷ tinh thể cao
hơn ở những bệnh nhân không che chắn khi chiếu xạ so với bệnh
nhân có che chắn (33% so với 23%). Xạ trò cũng có tính an toàn
cao, và các biến chứng có thể được giảm thiểu bằng các biện pháp
che chắn nhãn cầu khi chiếu xạ.
4.5.3. Sống còn toàn bộ - sống còn không bệnh:
Kết quả sống không bệnh, sống còn bệnh, và tử vong do
lymphôm của nghiên cứu này tương đồng với các tác giả khác
(Bảng 4.16). Các nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
sống không bệnh, sống còn bệnh, và tử vong do lymphôm phụ
thuộc vào loại lymphôm và giai đoạn bệnh.
Bảng 4.16. Tình trạng cuối của lymphôm hốc mắt qua các
nghiên cứu.
Sống

Sống

Tử vong do

Tử vong do

không

còn

lymphôm

nguyên

bệnh


bệnh

Hatef (2007)

56%

33%

5%

7%

Eckardt (2013)

91%

-

9%

-

55,6%

38,9%

3,7%

1,9%


Tác giả

Nghiên cứu này
(2015)

nhân khác


20

Khi đối chiếu với các nghiên cứu khác, tỷ lệ sống còn toàn
bộ và sống còn không bệnh cũng có sự tương đồng. Các nghiên cứu
khác, dù có thời gian theo dõi dài hơn (5-10 năm), có tỷ lệ sống
còn toàn bộ và sống còn không bệnh khá cao (Bảng 4.17).
Bảng 4.17. Tỷ lệ sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh 5
năm của lymphôm hốc mắt qua các nghiên cứu.
Tác giả
Sống còn toàn bộ
Sống còn không bệnh
Sasai (2001)
60%
58%
Zhou (2005)
88%
De Cicco (2014)
88,7%
75,8%
Khi xét riêng từng loại lymphôm theo phân loại REAL/
WHO, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống còn toàn bộ và sống còn

không bệnh có sự khác nhau tuỳ theo loại lymphôm, tuỳ theo giai
đoạn bệnh, và sự khác nhau này có ý nghóa thống kê.
Đối với lymphôm MALT tế bào B, các nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ sống còn toàn bộ là 64% - 100%, ở các ca giai đoạn I-II là
91%-100%, còn ở các ca giai đoạn III-IV thấp hơn hẳn (39%).
Tương tự, tỷ lệ sống còn không bệnh là 73%, và ở các ca giai đoạn
I-II là 75%-88%, nhưng không có tỷ lệ sống còn không bệnh ở các
ca giai đoạn III-IV.
Đối với lymphôm lan toả tế bào B lớn, một loại lymphôm độ
ác cao, các nghiên cứu chỉ ghi nhận được tỷ lệ sống còn toàn bộ là
20%-57%, ở các ca giai đoạn I-II là 20%-91%, và ở các ca giai
đoạn III-IV là 9%-23%. Và loại lymphôm này không có tỷ lệ sống
còn không bệnh ở mọi giai đoạn của bệnh.
Riêng lymphôm dòng tế bào T chỉ được ghi nhận dưới dạng
các ca lâm sàng riêng lẻ có đáp ứng kém với điều trò, và tử vong do
bệnh.


21

KẾT LUẬN
Qua khảo sát 54 trường hợp lymphôm hốc mắt đến khám và
điều trò tại bệnh viện Mắt TP.HCM và bệnh viện Ung bướu
TP.HCM trong thời gian từ 1/1/2009 đến 31/12/2013, nghiên cứu
cho những kết luận sau:
1. Các yếu tố dòch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải
phẫu bệnh, phân loại, giai đoạn bệnh, và các yếu tố tiên lượng
lymphôm hốc mắt:
- Độ tuổi trung vị là 53,5 tuổi (20 - 87 tuổi), thường gặp ở lứa
tuổi 50 – 59 tuổi (27,8%).

- Nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam:nữ = 4:1.
- Bệnh nhân lymphôm hốc mắt thường đến khám với dấu
hiệu chính là u ở hốc mắt (75,9%). Các dấu hiệu khác có thể có là
lồi mắt, đỏ đau mắt, phù nề mi, song thò, hoặc chảy nước mắt. Thời
gian phát hiện bệnh trung vò là 6 tháng.
- Bệnh thường xảy ra ở một mắt (96,2%). Triệu chứng khám
lâm sàng đa dạng, và triệu chứng chính thường gặp là u hốc mắt
(90,7%). Ngoài ra, có một số triệu chứng lâm sàng khác như lồi
mắt, sụp mi, rối loạn vận nhãn.
- Trong mẫu nghiên cứu này, các lymphôm hốc mắt không
gây tổn thương đến chức năng thò giác của bệnh nhân.
- CT scan/MRI giúp xác đònh chính xác khối u kèm vò trí,
kích thước, và tổn thương xâm lấn mô – tổ chức xung quanh nếu
có. Khối u lymphôm thường gặp nhất ở vò trí hốc mắt thái dương
trên (42,9%) và mũi trên (20,4%), và có thể khu trú ở một vùng
hốc mắt (66,1%), hoặc lan toả ở hai vùng hốc mắt liền kề nhau
(25,9%). Vai trò của CT scan/MRI chủ yếu giúp đònh vò vò trí khối
u để đònh hướng trong phẫu thuật sinh thiết u hốc mắt, giúp xác


22

đònh tình trạng xâm lấn thần kinh thò và các mô – tổ chức xung
quanh để đánh giá giai đoạn, và theo dõi điều trò.
- Giải phẫu bệnh hoá mô miễn dòch giúp chẩn đoán xác đònh
lymphôm hốc mắt, và giúp phân loại lymphôm theo phân loại
REAL/WHO. Lymphôm thường gặp nhất ở hốc mắt là lymphôm
dòng tế bào B (90,7%); trong đó, chủ yếu là lymphôm dạng MALT
tế bào B (77,7%). Lymphôm dòng tế bào T hiếm gặp (9,3%), và là
lymphôm tế bào T ngoại biên.

- Giai đoạn bệnh theo Ann Arbor của lymphôm hốc mắt
thường gặp nhất là giai đoạn IEA – IIEA (96,3%). Giai đoạn bệnh có
sự tương quan với loại lymphôm theo phân loại REAL/WHO. Bệnh
nhân bò các loại lymphôm độ ác thấp thường ở giai đoạn sớm của
bệnh, còn bệnh nhân bò các lymphôm độ ác cao thường ở giai đoạn
bệnh muộn hơn.
- Các yếu tố đánh giá tiên lượng LDH/máu, bêta-2microglobulin/ máu, tuỷ đồ không có thay đổi.
- Chỉ số tiên lượng IPI – PIT của lymphôm hốc mắt thấp (0 –
1 điểm), thuộc nhóm nguy cơ thấp và trung bình thấp.
2. Kết quả điều trò ban đầu của lymphôm hốc mắt, và các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả điều trò:
- Phương pháp điều trò chính của lymphôm hốc mắt là hoá trò
đơn thuần (88,9%) với số chu kỳ ttrung bình là 6 chu kỳ. Phác đồ
thường sử dụng là phác đồ có anthracyclin (CHOP/CDOP/CEOP)
(81,5%), trong đó có 7,4% trường hợp có dùng điều trò ngắm trúng
đích với rituximab (R-CHOP/CEOP). Độc tính của hoá trò không
ghi nhận được trên đa số các bệnh nhân (98,1%).
- Xạ trò được dùng phối hợp trong điều trò lymphôm hốc mắt
(hoá xạ trò phối hợp) (11,1%) với, tổng liều trung bình 31Gy, và


23

phân liều 2Gy/lần. Biến chứng thường gặp là các biến chứng cấp
tính như viêm kết mạc, viêm tổ chức hốc mắt, và các biến chứng
này lần lượt hết hẳn sau khi chấm dứt chiếu xạ. Không ghi nhận
được các biến chứng muộn do xạ trò trong nghiên cứu này.
- Tỷ lệ đáp ứng với điều trò ban đầu gồm đáp ứng hoàn toàn
55,6%, đáp ứng một phần 25,9%, bệnh y trạng 14,8%, và bệnh tiến
triển 3,7%. Kết quả đáp ứng điều trò ban đầu chòu ảnh hưởng của

các yếu tố grade mô học, và giai đoạn bệnh.
- Không ghi nhận được trường hợp tử vong do điều trò trong
nghiên cứu này.
3. Kết quả sống toàn bộ và sống không bệnh 3 năm của
lymphôm hốc mắt, và các yếu tố ảnh hưởng:
- Tỷ lệ sống còn toàn bộ 3 năm của lymphôm hốc mắt trong
nghiên cứu là 94,2%, của lymphôm dạng MALT tế bào B là
97,6%, của lymphôm lan toả tế bào B lớn là 85,7%, và của
lymphôm tế bào T ngoại biên là 80%.
- Các yếu tố gồm giai đoạn bệnh theo Ann Arbor, và chỉ số
tiên lượng IPI – PIT ảnh hưởng đến kết quả sống còn toàn bộ của
lymphôm hốc mắt. Các bệnh nhân có giai đoạn bệnh sớm, và/hoặc
chỉ số tiên lượng tốt có tỷ lệ sống còn toàn bộ cao hơn.
- Tỷ lệ sống còn không bệnh 3 năm của lymphôm hốc mắt
trong nghiên cứu là 55,6%, của lymphôm dạng MALT tế bào B là
64,2%, của lymphôm lan toả tế bào B lớn là 28,6%, và của
lymphôm tế bào T ngoại biên là 20%.
- Các yếu tố gồm độ tuổi dưới 60 tuổi, chỉ số sức khoẻ theo
ECOG, giai đoạn bệnh theo Ann Arbor, grade mô học, phác đồ hoá
trò, và kết quả đáp ứng điều trò ban đầu ảnh hưởng đến kết quả
sống không bệnh của lymphôm hốc mắt. Các bệnh nhân dưới 60


24

tuổi, và/hoặc có chỉ số sức khoẻ theo ECOG tốt, và/hoặc có giai
đoạn bệnh sớm, và/hoặc có grade mô học thấp, và/hoặc kết quả
điều trò ban đầu đáp ứng hoàn toàn sẽ có tỷ lệ sống còn không
bệnh cao hơn.
- Loại lymphôm theo phân loại REAL/WHO không ảnh

hưởng đến kết quả sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh của
lymphôm.
KIẾN NGHỊ
1. Nên thực hiện giải phẫu bệnh hoá mô miễn dòch để chẩn
đoán xác đònh lymphôm, và phân loại lymphôm theo REAL/WHO.
2. Phương pháp điều trò chính của lymphôm hốc mắt là hoá
trò, có kèm hay không kèm với rituximab. Xạ trò hỗ trợ đối với
những trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với hoá trò.
3. Cần thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu hơn trong
chẩn đoán và điều trò lymphôm hốc mắt:
- Nghiên cứu thực hiện trong thời gian dài hơn để xác đònh
kết quả sống toàn bộ và sống không bệnh 5 năm, 10 năm của
lymphôm hốc mắt.
- Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để xác đònh thêm những
loại lymphôm khác có thể gặp ở hốc mắt như lymphôm dạng nang,
lymphôm tế bào vỏ, lymphôm lymphô bào nhỏ.
- Nghiên cứu hiệu quả của rituximab trong điều trò lymphôm
dòng tế bào B ở hốc mắt.
- Nghiên cứu tập trung vào từng loại lymphôm hốc mắt ít
gặp như lymphôm lan toả tế bào B, lymphôm tế bào T ngoại biên
để xác đònh phương pháp và kết quả điều trò của những loại
lymphôm này.


×