TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ LAN ANH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ LAN ANH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI
DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 52850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Hồng Phương
HÀ NỘI, 2017
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu trường đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, khoa Môi trường, bộ môn Quản lý môi trường; cảm
ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức và những kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Th.S Phạm Thị Hồng
Phương đã dành nhiều thời gian, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em thực hiện và
hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới người dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin cho em trong suốt quá trình điều
tra thực tế.
Và cuối cùng, con xin cám ơn gia đình và người thân đã luôn bên con, xin
cám ơn các bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trong hành trình học tập của mình, với sự hạn chế
về kiến thức và thời gian nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy, Cô giáo để đồ án của em được hoàn
thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện đồ án
Lê Thị Lan Anh
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tế và dưới dự
hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Thị Hồng Phương – giảng viên trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, khách quan và chưa được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện đồ án
Lê Thị Lan Anh
4
MỤC LỤC
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
Tên viết tắt
Giải thích nghĩa
EU (European Union)
OECD (Organization for Economic
Co-operation and Development)
TTg
QĐ
IPCC (Intergovernmental Panel on
Climate Change)
UNESCAP (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific)
UNEP (United Nations Environment
Programme)
Liên minh Châu Âu
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
6
Thủ tướng
Quyết định
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
Khí hậu
Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái
Bình Dương Liên Hợp Quốc
Chương trình Môi trường Liên Hiệp
Quốc
DANH MỤC BẢNG BIỂU
7
DANH MỤC HÌNH VẼ
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiêu dùng theo cách hiểu đơn thuần là giai đoạn tiếp nối của quá trình sản
xuất, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, theo đó tiêu dùng luôn gắn bó chặt chẽ
và được xem xét trong mối tương quan với thu nhập, tiết kiệm và vốn. Hiện nay,
quan niệm về tiêu dùng không chỉ là đối tượng kinh tế, mà còn mở rộng ra cả xã hội
và môi trường. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ
chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất được nêu là: “Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cao hơn cho
mọi người, các quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và
tiêu dùng không bền vững”. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002
đã nêu để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của khuôn khổ chương trình 10
năm hỗ trợ các sáng kiến khu vực và quốc gia nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
theo hướng tiêu dùng xanh và sản xuất bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, … thông qua cải thiện hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng các nguồn lực
và quy định sản xuất và giảm thiểu suy thoái tài nguyên môi trường, ô nhiễm và
lãng phí”. Bên cạnh đó vấn đề tiêu dùng xanh còn được đưa vào các Chương trình
nghị sự của các tổ chức quốc tế như: UNEP, UNESCAP, tổ chức EU…
Tiêu dùng xanh đã được nhiều quốc gia triển khai thực hiện và đang trở
thành một xu thế tất yếu trên thế giới để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại
Hội nghị Trái đất Rio 20+ diễn ra tại Braxin vào tháng 6 năm 2012, sáng kiến mua
sắm xanh trong khu vực công đã được nhiều Chính phủ và tổ chức trên thế giới tự
nguyện ký kết thực hiện. Sáng kiến này được UNEP nêu ra và yêu cầu chính phủ
các nước tham gia ủng hộ đưa các nguyên tắc mua sắm xanh vào các hoạt động chi
tiêu của Chính phủ.
Qua đó, có thể thấy thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng xanh là chủ
đề được quan tâm rộng rãi hiện nay. Tiêu dùng xanh cùng với kinh tế xanh đã, đang
và sẽ trở thành vấn đề trung tâm trong các nỗ lực hướng tới phát triển bền vững của
nhân loại.
9
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thách
thức về BVMT và phát triển bền vững trước sự gia tăng dân số, kéo theo đó là nhu
cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, việc triển khai và áp dụng các chính
sách tiêu dùng xanh, mua sắm xanh ở Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu
dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết hiện nay.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, nơi tập trung nhiều các
trung tâm dịch vụ, du lịch, các khu vui chơi và nhiều danh lam thắng cảnh. Đây
cũng là một quận dân số đông và tập trung nhiều dân cư về sinh sống nên có nhu
cầu tiêu dùng lớn. Mặt khác, thành phần dân cư ở đây đa dạng nên sẽ có nhiều lối
sống và hành vi tiêu dùng khác nhau.
Với những lý do trên em xin lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội” với mong muốn đem lại cái nhìn tổng quát về nhận thức
và hành vi tiêu dùng bền vững của người dân cũng như đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện tiêu dùng xanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người
dân tại địa bàn nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở pháp lý về hành vi tiêu dùng xanh.
- Đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân tại quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội trên 4 tiêu nhóm tiêu chí: Nhận thức về môi trường và hành vi
tiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể hướng đến hành vi tiêu dùng xanh tại quận
Cầu giấy, thành phố Hà Nội.
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh
(i) Khái niệm về tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Vấn
đề này được tiếp cận bởi nhiều tổ chức và chính phủ khác nhau nên cũng có nhiều
định nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh như sau:
Theo Word Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả,
sạch và có tính đàn hồi – hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch
trong việc giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, và có tính đàn hồi, chống
chịu được trước các thiên tai, thảm hoạ thiên nhiên do các hoạt động của quá trình
tăng trưởng tôn trọng giới hạn của môi trường sinh thái [3].
Theo Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), tăng trưởng xanh là mô hình
phát triển mang tính cách mạng để duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn đảm
bảo tính bền vững về khí hậu và môi trường. Tiếp cận này tập trung vào việc giải
quyết những gốc rễ của các thách thức trong việc xanh hoá nền kinh tế, đồng thời
cũng đảm bảo tạo ra các kênh giúp phân bổ nguồn lực cho người nghèo (UNDESA,
2012)[3].
Khái niệm tăng trưởng xanh của Việt Nam: “Tăng trưởng xanh là sự tăng
trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm
lợi dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông
qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà
kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế bền vững” [1].
(ii) Khái niệm tiêu dùng xanh
Khái niệm “ tiêu dùng xanh ”, “xanh hoá hành vi tiêu dùng ” hay “ tiêu
dùng bền vững ” có thể được xem là tương đồng nhau và được định nghĩa là “ việc
sử dụng hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng
cuộc sống với điều kiện sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại,
11
đồng thời giảm phát thải và các chất gây ô nhiễm trong chu trình sống của sản phẩm
hay dịch vụ và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau “
(Norwegian Ministry of the Environment, 1994)[5].
Một cách hiểu khác về tiêu dùng xanh đó là: “Hành vi tiêu dùng xanh là các
hành động tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, nhóm với
mục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn cho sức
khoẻ cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của họ”. Điều
này có nghĩa là tiêu dùng xanh bao gồm cả mua sắm lẫn tiêu thụ sản phẩm theo
hướng thân thiện với môi trường[4].
(iii) Khái niệm người tiêu dùng xanh[2]
Người tiêu dùng xanh được hiểu là người tiêu dùng thân thiện với môi
trường. Các nguyên tắc của người tiêu dùng xanh bao gồm:
- Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (reuce, reuse, recycle). Giảm thiểu: tránh
mua những gì không cần thiết. Nếu khả năng tài chính cho phép, khi mua đồ điện
gia dụng mới, hãy chọn loại tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nguyên vật liệu). Tái
sử dụng: mua vật dụng đã dùng rồi, và tận dụng hết tính năng của những món đồ
đó. Tái chế: tận dụng phế thải.
- Giữ khoảng cách gần nhà hơn. Làm việc gần nhà để rút ngắn khoảng cách
với cộng đồng. Ăn thực phẩm được nuôi trồng gần nơi sinh sống. Chiếu cố đến nhà
kinh doanh tại địa phương; tham gia các tổ chức địa phương. Những điều này giúp
cải thiện quan hệ trong cộng đồng.
- Động cơ đốt trong, máy nổ đang gây ô nhiễm, nên cần hạn chế sử dụng.
- Những doanh nghiệp tư nhân có rất ít sự khích lệ để cải thiện quy trình sản
xuất tuân thủ môi trường. Sự chọn lựa tiêu dùng của chúng ta cần khuyến khích và
hỗ trợ cho cách hành xử tích cực; sự chọn lựa chính trị của người tiêu dùng xanh là
ủng hộ những quy định của chính quyền.
- Ủng hộ những cách làm sáng tạo.
- Xác định ưu tiên. Nghĩ kỹ trước khi mua bất kỳ đồ đạc, đồ nào cần thiết thì
mua sắm trước.
(iv) Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường
12
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Nghị định số 19/2015/NĐ-CP) có đưa ra
định nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường tại Điều 3, khoản 9. Theo đó, “sản
phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và
được chứng nhận nhãn sinh thái”. Theo định nghĩa này, một sản phẩm được xác
định là sản phẩm thân thiện với môi trường khi đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái
và được chứng nhận nhãn sinh thái. Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là
tiêu chí cần và tiêu chí “được chứng nhận nhãn sinh thái” là tiêu chí đủ để một sản
phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi
môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi người
tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi
mua thân thiện với môi trường. Chính nhận thức về vấn đề môi trường của người
tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng.
Hiện nay tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với
môi trường và xã hội. Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện
pháp “giải cứu trái đất” trước những chuyển biến xấu của môi trường sống trên toàn
cầu. Hành vi mua sắm xanh, tiêu dùng xanh có những lợi ích như nâng cao độ an
toàn và sức khỏe cho người dân và cộng đồng; Giảm thiểu sử dụng năng lượng và
tài nguyên thiên nhiên; Phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn.
Mua sắm xanh thúc đẩy quá trình tái chế các chất thải, từ việc thu gom, phân loại
cho tới sản xuất và phát triển thị trường sử dụng các sản phẩm tái chế, vì thế không
chỉ làm người tiêu dùng tiết kiệm được kinh phí mà còn góp phần BVMT. Đồng
thời, phát triển mua sắm xanh sẽ kích thích tăng số lượng và chất lượng các sản
phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường[12].
1.1.3. Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
(i) Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới
Hiện nay, tiêu dùng xanh khá phổ biến ở các nước phát triển và đã có những
bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia đã có những chính
sách, chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh và đem lại hiệu quả to lớn.
13
Các nước Liên minh Châu Âu (EU): Tại EU, Ủy ban Châu Âu đã có nhiều
nỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện mua sắm công xanh (Green
Public Procurement - GPP) trong các nước thành viên, bao gồm việc triển khai các
nghiên cứu/dự án, ban hành các chính sách và xây dựng các tiêu chuẩn. Mặc dù
GPP vẫn là hệ thống tự nguyện, tuy nhiên hiện nay nhiều nước thành viên đã và
đang xây dựng kế hoạch hành động quốc gia và các hướng dẫn về mua sắm xanh.
Ngoài ra, tháng 7/2008, EU đã triển khai kế hoạch hành động về tiêu thụ bền vững
(trong đó bao gồm nội dung tiêu dùng xanh) và sản xuất (SCP), chính sách công
nghiệp bền vững (SIP). Trong kế hoạch SCP, Ủy ban EU khởi xướng các công cụ
như gắn nhãn sinh thái, hiệu quả năng lượng EU với mục đích thông báo cho người
tiêu dùng về các tác động môi trường của sản phẩm nhằm nâng cao nhận thức của
người tiêu dùng. Năm 1980, cuốn sách đầu tiên The Green Consumer Guide
(Hướng dẫn tiêu dùng xanh đã được xuất bản ở Anh với ý tưởng chủ đạo là trong xã
hội hiện đại, “mua sắm bản thân nó cũng là một thú vui”[10].
Hoa Kỳ:Mua sắm xanh ở Hoa Kỳ được thiết lập và triển khai thực hiện trong
một số chương trình mua sắm xanh của Liên bang, trong đó các cơ quan điều hành
được yêu cầu cân nhắc các tác động môi trường, giá thành và các yếu tố khác của
một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo quy định mua sắm Liên
bang và Sắc lệnh 13101 về xanh hóa chính phủ, tất cả các cơ quan chính phủ phải
thực hiện mua sắm các sản phẩm có thành phần tái chế nhằm khuyến khích việc sử
dụng các vật liệu tái sinh. Năm 2005, ban hành luật chính sách năng lượng đã tạo ra
các ưu đãi để khuyến khích việc mua xe phát thải thấp. Tiếp đó, Rainforest Alliance
- một tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn của
người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn sản phẩm bền vững về hoạt động lâm nghiệp
và khai thác gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo sinh kế bền vững.
Theo thống kê của cơ quan Cone Communications năm 2013, ở Hoa Kỳ có
71% người tiêu dùng quan tâm tới môi trường khi họ mua sắm, trong đó 7% quan
tâm đến môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môi
trường và 44% quan tâm đến môi trường [10].
Nhật Bản:Tại châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong
phong trào bảo vệ môi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng. Năm 2001,
14
Chính phủ Nhật Bản thông qua luật thúc đẩy mua sắm xanh, với mục đích là để thúc
đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trong khu vực công ở cả cấp trung
ương và địa phương. Năm 1995, bộ luật Tái sử dụng bao bì “Containers/Packaging
Recycling Act” được thông qua nhằm thúc đẩy tái chế các loại thùng chứa và bao bì
đóng gói sản phẩm, bao gồm khoảng 60% khối lượng chất thải trong các hộ gia
đình ở Nhật Bản. Tháng 2/1996, Mạng lưới tiêu dùng xanh (Green Purchasing
Network) được thành lập bởi Bộ Môi trường, mục đích nhằm thúc đẩy mua sắm
xanh ở Nhật Bản thông qua việc cung cấp thông tin và hướng dẫn trong việc thực
hành mua sắm xanh. Tính đến nay, mạng lưới đã đưa ra rất nhiều hoạt động như:
hội thảo, triển lãm xanh, giải thưởng “Mua sắm xanh”, dữ liệu thông tin sản
phẩm… và đạt được những thành công nhất định [10].
Trung Quốc: Trung Quốc có khởi đầu tương đối muộn về tiêu dùng xanh
song đã có những bước tiến đáng kể. Trong những năm gần đây, sự quan tâm của
người dân đối với môi trường đã được cải thiện. Chính phủ đã đầu tư không ít trong
việc bảo vệ, cải thiện môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 1993,
Trung Quốc lần đầu tiên thành lập chương trình gắn nhãn sinh thái cho các sản
phẩm. Đến nay, trong hệ thống chứng nhận sản phẩm xanh ở Trung Quốc đã có
hàng chục chủng loại, như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, đồ
gia dụng, đèn chiếu sáng, ô tô và nhiều mặt hàng khác. Đến năm 2005, Chính phủ
đã tiến hành cải cách các chương trình ghi nhãn sinh thái, cải thiện phần nào tình
hình tiêu dùng xanh ở quốc gia này, như chương trình “China Energy Label”[10].
Hàn Quốc: Hàn Quốc là quốc gia thực hiện và áp dụng các chính sách về
mua sắm xanh từ rất sớm. Điểm khởi đầu chính thức của chính sách về sản phẩm
xanh tại Hàn Quốc là chương trình dán nhãn môi trường được triển khai từ năm
1992. Năm 2005, Bộ Môi trường thông qua bộ luật khuyến khích mua các sản phẩm
và dịch vụ xanh. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hợp tác với các công ty thẻ tín dụng
để đưa ra một hệ thống khuyến khích những người có ý thức tiêu dùng xanh: Thẻ
tín dụng xanh (The Green Credit Card). Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã thi hành nhiều
chính sách khác như: Dán nhãn sinh thái, Gắn nhãn “dấu chân Carbon” (Carbon
Footprint), Chứng nhận công trình xanh, Chứng nhận cửa hàng xanh…Cùng với
các chính sách trên, Chính phủ đang nỗ lực giúp người tiêu dùng nói chung hiểu rõ
15
hơn các khái niệm về cuộc sống xanh và quảng bá sản phẩm xanh bằng cách nâng
cao nhận thức cộng đồng. Hiện nay, 4 “Trung tâm cộng tác tiêu dùng xanh” đã được
thiết lập, cung cấp các dịch vụ giáo dục về tiêu dùng xanh cho người tiêu dung [10].
(ii) Tiêu dùng xanh tại Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự
sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Tiêu dùng
xanh được Chính phủ đề cập lần đầu tiên trong Chiến lược về tăng trưởng xanh vào
tháng 9/2012. Chiến lược này xác định ba mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ ba
là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường
thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các mục tiêu
của chiến lược, một trong ba nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh
hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xây
dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020.
Việt Nam cũng đã và đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản
xuất và tiêu dùng bền vững mà trong đó tiêu dùng xanh cũng đã bắt đầu được nhắc
đến nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và
Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn
bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyến lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; tuyên ngôn quốc tế vế Sản xuất sạch hơn vào năm 1999,
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả...... Các chương trình liên quan đến sản
phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ TN&MT) ; Nhãn tiết kiệm
năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển
khai.
Bên cạnh, các tác động từ chính sách, phong trào, chương trình hành động về
tiêu dùng xanh đã được phát triển rộng rãi trên cả nước, bước đầu đã đạt những kết
quả tốt, thu hút được đông đảo người dân tham gia. Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Đã tổ chức thành công chiến dịch tiêu dùng xanh hàng năm. Qua 4 lần tổ chức (từ
năm 2010 đến 2014) với hơn 30.000 lượt tình nguyện viên tham gia chiến dịch; 3,7
triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng, mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh
nghiệp xanh tăng lên từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch. Hay như tại
16
Thành phố Hà Nội: Đã ra mắt chương trình Mạng lưới điểm đến xanh hướng đến
mục tiêu nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc sử dụng
các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; đồng thời thúc đẩy việc sản xuất
những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Chương trình là cầu nối hai
chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, hứa hẹn trở thành một mạng lưới xanh
đáng tin cậy của cộng đồng có trách nhiệm với môi trường.
Năm 2010, Saigon Co.op (Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ
Chí Minh) trở thành đơn vị bán lẻ tiên phong tham gia thực hiện chiến dịch “Tiêu
dùng xanh”, với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho lợi ích cộng đồng thông qua
vai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Nhìn chung, dù bắt
nhịp khá chậm nhưng cho đến nay, xu hướng tiêu dùng xanh đang lan tỏa và nhận
được sự hưởng ứng khá tích cực từ phía người dân và các nhà sản xuất với dự án
“Tôi yêu sản phẩm xanh và khu phố xanh” [10].
1.1.4. Cơ sở pháp lý về tiêu dùng xanh
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát
triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần
quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam dù chưa có những quy định riêng về tiêu dùng xanh. Tuy nhiên
nhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưa
vào nhiều chính sách, được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản của Đảng và
Nhà nước.
Ngày 12/04/2012,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐTTg về việc “Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020”, trong đó có định hướng:
“ - Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu
phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức
khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.
Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.
Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh. Phát triển thị trường sản
17
phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Áp dụng
những chính sách điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.”
Nhằm thực hiện được Chiến lược phát triền bền vững, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 “ Phê duyêt chiến lược
Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2050”, trong đó có hai nhiệm vụ
liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Theo đó,
xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà
soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh…; Xanh hóa
lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với
những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi.
Chiến lược tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các
chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Mục tiêu
tổng quát của Chiến lược tăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh
tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển
kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở
thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.Với nhận
thức, tăng trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu,
mà còn là mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững. Việt Nam đã thể
hiện quyết tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng phát triển thân thiện với môi trường.
Ngày 11/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/QĐTTg về việc Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng
bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của Chương
trình này là: “Từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các
nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái
sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các
khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế
biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.”
18
Như vậy, chuyển đổi mô hình tiêu dùng theo hướng xanh và bền vững, đã trở
thành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và là một
nội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay.
1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh
(i) Các chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình theo nghiên cứu
của OECD
Đo lường hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình hướng đến tăng trưởng
xanh đã được thực hiện ở các nước OECD từ năm 2008 và trải qua hai cuộc điều tra
năm 2008 và 2011, tập trung vào năm lĩnh vưc: năng lượng, chất thải sinh hoạt, giao
thông, tiêu dùng thực phẩm, sử dụng nước thải sinh hoạt.
Bảng 1.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình
theo nghiên cứu của OECD
Hành vi tiêu
dùng của hộ gia
Chỉ tiêu đo lường
đình
Năng lượng
- Các nguồn năng lượng sử dụng
- Chi trả cho lượng điện tiêu thụ
- Sử dụng năng lượng tái tạo
- Sử dụng thiết bị đo điện thông minh
- Sở hữu các thiết bị điện trong gia đình
- Hành vi tiết kiệm điện
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính
phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình tiết kiệm năng lượng
Nước
- Chi trả cho lượng nước sinh hoạt sử dụng
- Hành vi tiết kiệm nước
- Tiêu chí tiết kiệm nước trong các quyết định mua sắm thiết bị
gia đình
- Hài lòng về chất lượng nước đang sử dụng
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính
phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình tiết kiệm nước
Chất thải sinh - Lượng rác thải/ngày
hoạt
- Thu gom rác thải sinh hoạt
- Phân loại rác thải sinh hoạt
- Xử lý rác thải có thể tái chế
- Động cơ thúc đẩy hành vi tái chế rác sinh hoạt
- Hành vi xử lý một số loại rác đặc thù như đồ điện tử, thuốc
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính
phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình giảm phát thải rác
sinh hoạt.
19
(Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài (2015), Tiếp cận tăng trưởng xanh cho khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)
(ii) Một số chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình theo TCTK
Trong bối cảnh Việt Nam, trong Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2012 của Tổng cục thống kê cũng đã có một số chỉ tiêu khảo sát về hành vi tiêu
dùng của hộ gia đình ở các khía cạnh sử dụng năng lượng, nước sinh hoạt, và xử lý
chất thải sinh hoạt trong mục “ Nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh và
internet”và mục “ Chi tiêu”. Các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình
theo TCTK
Hành vi tiêu dùng của
hộ gia đình
Nước
Năng lượng
Chất thải sinh hoạt
Chỉ tiêu đo lường
- Nguồn nước ăn uống chính
- Số tiền nước phải trả
- Nguồn năng lượng thắp sáng chính
- Số tiền điện phải trả
- Hình thức xử lý chất thải sinh hoạt
- Loại hố xí đang sử dụng
- Số tiền cho trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
(Nguồn : Tổng hợp dựa theo TCTK ( 2012)
(iii) Các chỉ tiêu đo hường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh đúc
kết cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Dựa vào các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng của hộ gia đình hướng đến
tăng trưởng xanh trong các nghiên cứu của OECD và Khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam (TCTK 2012), nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đo lường hướng đến
tăng trưởng xanh trong hoạt động tiêu dùng của hộ gia đình ở khu vực quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội. Các chỉ tiêu này bao gồm 4 nhóm chính: nhận thức về môi
trường và hành vi tiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử lý chất
thải sinh hoạt.
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đo hường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng
xanh đúc kết cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
STT
1
20
Hành vi tiêu dùng
của hộ gia đình
Nhận thức về môi
trường và tiêu dùng
xanh
Chỉ tiêu đo lường
- Mức độ đồng ý với những ý kiến về môi trường và
bảo vệ môi trường
- Mức độ hiểu biết về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng
xanh
- Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh
2
Năng lượng
- Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị điện
- Hành vi, ý thức tiết kiệm điện
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của
chính phủ trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm
năng lượng
3
Nước
- Yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị
- Hành vi tiết kiệm nước của hộ gia đình
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của
chính phủ trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm
nước
4
Chất thải sinh hoạt
- Cách xử lý rác thải sinh hoạt
- Hành vi nhằm giảm lượng rác thải
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của
chính phủ trong việc khuyến khích người dân giảm phát
thải rác sinh hoạt
1.2. Tổng quan về Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
1.2.1. Tổng quan về vị trí địa lý quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, đây là một cửa ngõ quan
trọng của Hà nội. Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội – Sơn Tây, đường vành
đai 3 từ Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km,
là một trong những khu phát triển đầu của Thành phố.
Hình 1.1: Vị trí địa lý Quận Cầu Giấy
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Cầu Giấy)
21
- Về địa giới:
+ Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm
+ Phía Nam giáp quận Thanh Xuân;
+ Phía Đông giáp quận Ba Đình, Đống Đa và Tây Hồ
+ Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
- Về hành chính:
Quận Cầu Giấy được thành lập ngày 3/9/1997, bao gồm 7 phường: Nghĩa
Tân, Nghĩa Đô, Mai dịch, Dịch Vọng, Quan Hoa, Yên Hoà, Trung Hoà. Ngày
5/1/2005, thành lập thêm phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh địa giới
ưhường Quan Hoa và phường Dịch Vọng. Như vậy, quận Cầu Giấy có 8 phường:
Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung
Hòa, Yên Hòa. Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quận
trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội. Trong Quận
có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của Quận, có các trục đường
giao thông nối thủ đô Hà Nội với sân bay Nội Bài và trục đường chính nối trung
tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hoà Lạc – Sơn Tây – Xuân Mai. Có thể nói
Quận có vị trí rất quan trọngg ở phía Tây – Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang
có tốc độ đô thị hoá nhan với nhiều dự án trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội[11].
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
(i) Đặc điểm kinh tế
Hiện nay, Quận đang có 3 xu hướng đô thị hoá: Hình thành các trung tâm
công nghiệp, thương mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các
nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao
lưu hàng hoá hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán.
Hoạt động thương mại dịch vụ được quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị, hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường giao
thông. Hệ thống chợ dân sinh, trung tâm thương mại và hệ thống các siêu thị Quận
đầu tư khá hoàn chỉnh tạo điều kiện cho nhân dân mua bán thuận lợi, giải quyết
được nhiều chỗ làm việc ổn định cho người lao động tại địa phương. Dịch vụ
thương mại hàng năm luôn có tốc độ tăng trưởng trên hai con số. Đặc biệt, hoạt
động sản xuất của các doanh nghiệp có bước phát triển đột phá, do sự năng động
22
của các thành phần kinh tế trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị, tìm kiếm thị
trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thể hiện bằng giá trị sản
xuất công nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm ở mức cao.
Hiện nay, ngành thương mại, dịch vụ là nghành chiếm tỷ trọng lớn nhất với
70,01%, sau đó là tỷ trọng nghành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,99%; đặc biệt
tỷ trọng nghành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị[6].
Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế quận Cầu giấy năm 2015
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy)
(ii) Đặc điểm dân số
Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị. Từ năm 2011 đến 2015 có sự
biến đổi như sau:
Bảng 1.4: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2012- 2016
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
2012
34.628
32.721
30.135
23.920
22.152
29.456
14.283
12.569
199.863
2013
36.051
34.066
31.374
24.903
23.063
30.667
14.870
13.086
208.080
Năm
2014
37.420
35.361
32.566
25.849
23.939
31.832
15.435
13.583
215.987
2015
38.880
36.740
33.836
26.857
24.873
33.074
16.037
14.113
224.411
2016
39.223
37.064
34.133
27.093
25.091
33.365
16.178
14.237
226.384
%
0,88
0,86
0,87
0,88
0.88
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phường Quan hoa
Phường Nghĩa Tân
Phường Nghĩa Đô
Phường Yên Hoà
Phường Trung Hoà
Phường Mai Dịch
Phường Dịch Vọng
Phường Dịch Vọng Hậu
Tổng
Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên
23
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân Quận Cầu Giấy)
24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : hành vi tiêu dùng của người dân đang sinh sống và
làm việc tại khu vực quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội ( bao gồm 4 lĩnh vực:
nhận thức môi trường và tiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử
lý chất thải sinh hoạt).
Phạm vi nghiên cứu: 5 phường bao gồm Trung Hoà, Yên Hoà, Dịch Vọng,
Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch.Do thời gian và khả năng hạn chế nên đề tài tập trung
nghiên cứu tại 5 phường (5/8 phường) nêu trên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập tài liệu có liên quan đến tiêu dùng xanh: tài liệu, đề tài
nghiên cứu về Tăng trưởng xanh, các hành vi về tiêu dùng xanh trên thế giới và Việt
Nam
- Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của người dân ở Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
- Mục đích: thu thập các thông tin về thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của
người dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương thức tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp người dân và phỏng vấn qua
bảng hỏi
Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu cho 2 đối tượng:
+ 01 mẫu phiếu cho người dân
Quá trình khảo sát được thực hiện qua 2 bước chính là khảo sát thử nghiệm
và khảo sát chính thức. Bước khảo sát thử nghiệm nhằm mục đích tạo cơ sở để điều
chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp với nội dung và đối tượng điều tra (số lượng
phiếu khảo sát thử là 10 phiếu). Mẫu phiếu khảo sát thử nghiệm được trình bày ở
Phụ lục 1.Sau khi điều chỉnh phiếu khảo sát, đề tài tiến hành khảo sát chính thức.
Mẫu phiếu khảo sát chính thức được được trình bày ở Phụ lục 2. Phiếu khảo
sátchính thức được thiết kế gồm hai phần: Phần A (Thông tin chung) nhằm khai
25