Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO QUAN LẠN, TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

NGUYỄN THÚY AN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO
QUAN LẠN, TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢO
QUAN LẠN, TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG

Chuyên ngành đào tạo: Khí tượng thủy văn biển
Mã ngành: 52440299
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy An
Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thành Lê

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn


toàn thực tế trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Thành Lê.
Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không
sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.
Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài
liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thúy An

i


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa Học Biển
và Hải Đảo - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã truyền
đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đặc biệt là thầy
ThS.Trần Thành Lê – Khoa Tài Nguyên Nước, người đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ dạy rất tận tình cho em hoàn thành đồ án này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã động viên, khích lệ và cũng
xin cảm ơn toàn thể các bạn trong lớp đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và
tạo điều kiện để em hoàn thành nhiệm vụ học tập và đồ án.
Do sự giới hạn về thời gian, kinh nghiệm cũng như khả năng của bản
thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đồ án không tránh khỏi còn những
hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý
báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thúy An

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................v
Số thứ tự....................................................................................................................................v
Tên bảng....................................................................................................................................v
Số trang......................................................................................................................................v
Bảng 1.1:....................................................................................................................................v
Trữ lượng nước trên thế giới..................................................................................................v
9...................................................................................................................................................v
Bảng 3.1:....................................................................................................................................v
Lưu lượng dòng chảy tại các vị trí đo đạc............................................................................v
28.................................................................................................................................................v
Bảng 3.2:....................................................................................................................................v
Các hồ nước mặt đảo Quan Lạn............................................................................................v
Error: Reference source not found........................................................................................v
Bảng 3.3:....................................................................................................................................v
Một số đặc điểm hóa-lý của mẫu nước hồ Thái Hòa–xã Quan Lạn.................................v
33.................................................................................................................................................v
Bảng 3.4:....................................................................................................................................v
Thành phần thủy địa hóa (12 ion chính) của mẫu nước hồ Thái Hòa.............................v

34.................................................................................................................................................v
Bảng 3.5 :...................................................................................................................................v
Bảng phân phối lượng mưa theo mùa...................................................................................v
37.................................................................................................................................................v
Bảng 3.6 :...................................................................................................................................v
Một số đặc trưng mưa lớn nhất đảo Quan Lạn...................................................................v
38.................................................................................................................................................v
Bảng 3.7 :...................................................................................................................................v
Lượng mưa trung bình tháng, năm qua các thời kì............................................................v
39.................................................................................................................................................v
Bảng 3.8 :...................................................................................................................................v
Đặc trưng mưa tháng...............................................................................................................v
40.................................................................................................................................................v
Bảng 3.9 :...................................................................................................................................v
Chất lượng nước mưa theo kết quả phân tích mưa............................................................v
44.................................................................................................................................................v
Bảng 3.10 :.................................................................................................................................v
Lượng khách du lịch đến xã Minh Châu..............................................................................v
46.................................................................................................................................................v
Bảng 3.11 :.................................................................................................................................v
Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước...........................................................................................v
47.................................................................................................................................................v
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................................3
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN.............................................................................16
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................16

iii



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................58

iv


DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự

Tên bảng

Số trang

Bảng 1.1:

Trữ lượng nước trên thế giới

9

Bảng 3.1:

Lưu lượng dòng chảy tại các vị trí đo đạc

28

Bảng 3.2:

Các hồ nước mặt đảo Quan Lạn

Bảng 3.3:


Một số đặc điểm hóa-lý của mẫu nước hồ Thái
Hòa–xã Quan Lạn

33

Bảng 3.4:

Thành phần thủy địa hóa (12 ion chính) của mẫu
nước hồ Thái Hòa

34

Bảng 3.5 :

Bảng phân phối lượng mưa theo mùa

37

Bảng 3.6 :

Một số đặc trưng mưa lớn nhất đảo Quan Lạn

38

Bảng 3.7 :

Lượng mưa trung bình tháng, năm qua các thời kì

39


Bảng 3.8 :

Đặc trưng mưa tháng

40

Bảng 3.9 :

Chất lượng nước mưa theo kết quả phân tích mưa

44

Bảng 3.10 :

Lượng khách du lịch đến xã Minh Châu

46

Bảng 3.11 :

Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

47

Error:
Refere
nce
source
not

found

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................v
Số thứ tự....................................................................................................................................v
Tên bảng....................................................................................................................................v
Số trang......................................................................................................................................v

v


Bảng 1.1:....................................................................................................................................v
Trữ lượng nước trên thế giới..................................................................................................v
9...................................................................................................................................................v
Bảng 3.1:....................................................................................................................................v
Lưu lượng dòng chảy tại các vị trí đo đạc............................................................................v
28.................................................................................................................................................v
Bảng 3.2:....................................................................................................................................v
Các hồ nước mặt đảo Quan Lạn............................................................................................v
Error: Reference source not found........................................................................................v
Bảng 3.3:....................................................................................................................................v
Một số đặc điểm hóa-lý của mẫu nước hồ Thái Hòa–xã Quan Lạn.................................v
33.................................................................................................................................................v
Bảng 3.4:....................................................................................................................................v
Thành phần thủy địa hóa (12 ion chính) của mẫu nước hồ Thái Hòa.............................v
34.................................................................................................................................................v
Bảng 3.5 :...................................................................................................................................v
Bảng phân phối lượng mưa theo mùa...................................................................................v

37.................................................................................................................................................v
Bảng 3.6 :...................................................................................................................................v
Một số đặc trưng mưa lớn nhất đảo Quan Lạn...................................................................v
38.................................................................................................................................................v
Bảng 3.7 :...................................................................................................................................v
Lượng mưa trung bình tháng, năm qua các thời kì............................................................v
39.................................................................................................................................................v
Bảng 3.8 :...................................................................................................................................v
Đặc trưng mưa tháng...............................................................................................................v
40.................................................................................................................................................v
Bảng 3.9 :...................................................................................................................................v
Chất lượng nước mưa theo kết quả phân tích mưa............................................................v
44.................................................................................................................................................v
Bảng 3.10 :.................................................................................................................................v
Lượng khách du lịch đến xã Minh Châu..............................................................................v
46.................................................................................................................................................v
Bảng 3.11 :.................................................................................................................................v
Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước...........................................................................................v
47.................................................................................................................................................v
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................................3
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN.............................................................................16
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................58

vi


DANH MỤC HÌNH


Số thứ tự

Tên hình

Số trang

Hình 1.1:

Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới

Error:
Referenc
e source
not

Hình 2.1

Sơ đồ vị trí đảo Quan Lạn

found
Error:
Referenc
e source
not

Hình 2.2:

Vị trí các bãi tắm trên đảo


found
Error:
Referenc
e source
not

Hình 2.3:

found
Error:

Bãi Sơn Hào

Referenc
e source
not
Hình 2.4:

found
Error:

Biển Minh Châu

Referenc
e source
not
Hình 2.5:

Quan Lạn là vùng đất có sự kết hợp hài hòa giữa
biển và núi rừng


found
Error:
Referenc
e source

vii


not
Hình 3.1:
Hình 3.2:

Bản đồ tài nguyên nước đảo Quan Lạn
Lưu lượng các suối trên xã đảo Quan Lạn

found
29
Error:
Referenc
e source
not

Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:

Dung tích các hồ trên đảo Quan Lạn
Lượng mưa trung bình nhiều năm thời kỳ quan trắc
Biểu đồ phân phối lượng mưa theo mùa mưa


found0
35
37
Error:
Referenc
e source
not

Hình 3.6:

Biểu đồ phân phối lượng mưa mùa khô

found
Error:
Referenc
e source
not

Hình 3.7:

Lượng mưa trung bình năm

found
Error:
Referenc
e source
not

Hình 3.8:

Hình 3.9:

Xu thế biến động lượng mưa trung bình năm
Xu thế biến động lượng mưa trung bình mùa cạn

found
42
Error:
Referenc
e source
not

Hình 3.10:

Xu thế biến động lượng mưa trung bình mùa lũ

viii

found
51


Hình 3.11:
Hình 3.12:

Sơ đồ công nghệ bổ sung nhân tạo bằng hồ chứa
Sơ đồ công nghệ hào thu giữ nước mưa trên các sơn
dốc bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất

53

Error:
Referenc
e source
not
found

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên trái đất, là điều kiện cho
sự tồn tại và phát triển tự nhiên. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt
động dân sinh kinh tế của con người và là một thành phần gắn với mức độ
phát triển của xã hội loài người. Ngoài ra, nước còn là yếu tố quan trọng trong
việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xét chung cho cả nước, thì tài nguyên
nước của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng
chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ
chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tài nguyên nước mặt cũng là thành phần
chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh
thổ hay một quốc gia.
Đảo Quan Lạn nằm trong hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh, có vị trí
quan trọng về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển, dịch vụ và
du lịch mở rộng với nhiều hình thức, dân cư ngày càng đông đúc. Trong 9
tháng (2016) lượng khách du lịch đến địa phương ước đạt 6,5 vạn lượt người.
Trong đó khách nước ngoài ước tính trên 1000 lượt người. Với tốc độ sử dụng
nước như hiện nay, tính toán dự báo trữ lượng có thể khai thác trên đảo Quan

Lạn tại 2 khu vực: xã Quan Lạn, xã Minh Châu. Dưới tác động của biến đổi
khí hậu, các hiện tượng cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn và lượng
mưa trong mùa khô giảm đáng kể cũng như nhiệt độ gia tăng sẽ làm tăng tổn
thất do bốc thoát hơi và làm nhu cầu sử dụng nước trở nên gay gắt.
Việc khai thác các sông suối, thủy vực như là nguồn cấp nước có thể dẫn
tới sự cạn kiệt tài nguyên nước mặt. Tài nguyên nước rất phong phú nhưng
không phải là vô tận. Vì vậy khai thác và sử dụng tài nguyên nước cần phải

1


hợp lý, khoa học và gắn liền với việc bảo vệ nó để đảm bảo phát triển lâu bền.
Ngoài ra, tại mỗi địa phương cần có sự dự báo nhu cầu dùng nước và sự biến
động nguồn nước trong tương lai cho từng khu vực, tính toán đánh giá tài
nguyên nước để phục vụ cho việc cân bằng nước, phục vụ cho việc hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế vùng.
Vì vậy, việc đánh giá tài nguyên nước mặt cho các mục đích sử dụng có
ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đảo Quan Lạn, đặc
biệt là đánh giá cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và điều tra, khảo sát thực địa, tập trung đưa
ra những nhận định về hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ sinh
hoạt. Từ đó, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
nước mặt cho đảo Quan Lạn. Đó là lý do em chọn đề tài: “Đánh giá tiềm
năng tài nguyên nước đảo Quan Lạn , tỉnh Quảng Ninh phục vụ kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung


Đánh giá được tiềm năng tài nguyên nước trên đảo, từ đó đưa ra các
giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ khai thác phát triển

kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Đảo Quan Lạn.

2.2 Mục tiêu cụ thể
• Xác định hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước trên đảo
• Tính toán trữ lượng tiềm năng tài nguyên nước trên đảo
• Tính toán nhu cầu
• Đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên đảo
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
• Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh
• Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt tại đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh
• Đánh giá tiềm năng nước mặt tại đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh
• Định hướng sử dụng tài nguyên nước mặt theo kết quả đánh đánh giá
tiềm năng nước đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1

Tổng quan về đánh giá tiềm năng nước

1.1.1 Khái niệm về đánh giá tiềm năng nước
Đánh giá tiềm năng sử dụng nước : Đó là việc phân loại nước thành các
nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như tình trạng
ô nhiễm, mặn hóa, biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng,.... Trên cơ sở đó có thể lựa
chọn những kiểu sử dụng nước phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng
nước thường áp dụng trên quy mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh
hay một huyện.
Sự khác biệt giữa việc đánh giá tiềm năng nước và đánh giá thích hợp

nước thể hiện trong lựa chọn chỉ tiêu trong bản chất đối tượng nghiên cứu nhằm
đánh giá được khả năng sử dụng nước với từng mục tiêu trong tương lai.
Đánh giá tiềm năng sử dụng nước là phương pháp đánh giá nước tổng
quát với mục tiêu sử dụng lớn như cho nông nghiệp, công nghiệp, du lịch
hoặc các mục tiêu khác và không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành phần
của mỗi kiểu sử dụng nước tổng quát. ( Nguồn : Đánh giá tài nguyên nước
Việt Nam,2005)
1.1.2 Tầm quan trọng của việc đánh giá tiềm năng nước
Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự
sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống của con người,
nước là nền tảng cho tất cả các hoạt động. Nước cho ta uống, tạo ra thực
phẩm cho chúng ta ăn, tạo ra năng lượng hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của
chúng ta, duy trì các dịch vụ sinh thái và các yếu tố khác mà tất cả chúng ta
đều phụ thuộc.
Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát
triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững.
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi

3


hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo
cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.
Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần
thiết yếu của sự sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát
triển bền vững của quốc gia.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện
tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số
này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước

nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị
giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống
nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có
quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu
cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của
con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn
vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng
một quốc gia nào.
Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội
nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp
ở vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là:
4


Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.
Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là
thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát
triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng
cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, đẩy
mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như
hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế
giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần
vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu
vực. (Nguồn:Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững,2015)
1.1.3 Cơ sở đánh giá tiềm năng nước
• Định nghĩa tài nguyên nước
Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là
lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể
khai thác (nước mặt và nước dưới đất). Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt
Nam (1998) quy định "Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn

nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam". Rõ
ràng, tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà
con người có thể khai thác sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh
hoạt, sản xuất, trong hiện tại và tương lai. Tài nguyên nước là lượng nước trong
sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển.
- Phân loại tài nguyên nước
(Nguồn:Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam,2016)
Việt Nam chúng ta có tài nguyên nước mưa, tài nguyên nước mặt, tài
nguyên nước ngầm và tài nguyên nước biển.
Tài nguyên nước mưa: Với lượng mưa tương đối phong phú, lượng
mưa trung bình hàng năm đạt 1.960 mm đã cung cấp xấp xỉ 650 km 3 nước
trong năm. Tuy nhiên, mưa ở nước ta phân bố không đồng đều theo không
gian và thời gian. Miền núi mưa nhiều hơn vùng đồng bằng và các vùng trũng
5


khuất gió; chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có lượng mưa nhỏ
vào khoảng 5-6 lần (ở những vùng cá biệt chênh lệch này có thể lên tới xấp xỉ
10 lần). Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm; lượng
mưa trong mùa chiếm từ 70-90% tổng lượng mưa/năm. Mùa khô kéo dài 5-6
tháng, có khi tới 7-8 tháng, có nơi 2-3 tháng không có mưa, là nguyên nhân
chính gây thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng.
Tài nguyên nước mặt: Sự phân bố nước mặt không đồng đều theo lãnh
thổ và biến đổi theo tháng, theo mùa trong năm và từ năm này qua năm khác
vì nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của mưa. Vùng có lượng mưa
lớn thì có dòng chảy lớn và ngược lại. Nếu tính cả lượng nước từ ngoài lãnh
thổ chảy vào Việt Nam theo hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng và một số
sông khác thì tài nguyên nước mặt tự nhiên trong các hệ thống sông đạt xấp xỉ
850 km3/năm.
Tài nguyên nước dưới đất: Trữ lượng nước dưới đất được đánh giá theo

hai loại: trữ lượng động tự nhiên và trữ lượng khai thác. Trữ lượng động tự
nhiên của nước dưới đất là lưu lượng dòng chảy ngầm ở một mặt cắt nào đó
của tầng chứa nước. Tiềm năng nước dưới đất có khả năng khai thác của nước
ta là rất lớn, khoảng 60 tỷ m 3/năm. Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn
lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 1.828 m 3/s. Còn
trữ lượng khai thác của nước dưới đất là lượng nước tính bằng mét khối trong
một ngày đêm có thể thu được bằng các công trình lấy nước một cách hợp lý
về mặt kinh tế - kỹ thuật, với chế độ khai thác nhất định và chất lượng đáp
ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian dự kiến sẽ sử dụng nước. Theo kết
quả nghiên cứu đánh giá được tiến hành ở 144 vùng với tổng diện tích
35.000 km2, thì hiện nay mới xác định được trữ lượng khai thác cấp A là
580.000 m3/ngày đêm; cấp B là 1.300.000 m3/ngày đêm; cấp C là
8.620.000 m3/ngày đêm.
Tài nguyên nước biển rất phong phú và đa dạng. Nước biển là điều kiện
để bảo tồn và duy trì, phát triển các hệ sinh thái nước liên quan, trong đó có
6


các nguồn lợi thuỷ - hải sản; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành
kinh tế như nuôi trồng thuỷ - hải sản, giao thông vận tải thuỷ, du lịch giải trí,
làm muối, năng lượng... Đồng thời, tài nguyên nước biển còn tạo môi trường
đặc biệt quan trọng để duy trì các quá trình tuần hoàn của nước trong tự
nhiên. Khối lượng nước khổng lồ trên biển cùng các hệ sinh thái nước biển có
vai trò quan trọng trong duy trì quá trình làm sạch tự nhiên các chất thải ô
nhiễm trên biển cũng như có nguồn gốc từ đất liền.
• Đánh giá tài nguyên nước
(Nguồn:Giáo trình tài nguyên nước,2005) Tài nguyên nước được đánh
giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó.
Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước
trên một lãnh thổ.

Chất lượng nước là các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan trong
nước phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn
đối tượng sử dụng nước.
Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng
nước theo thời gianvà không gian.
Đánh giá tài nguyên nước được hiểu là việc xác định số lượng, chất
lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sự
phát triển KT-XH, cũng như ảnh hưởng các hoạt động KT-XH đối với các
nguồn nước. Biết rõ các đặc trưng tài nguyên nước sẽ cho chúng ta phương
hướng cụ thể trong việc sử dụng, qui hoạch khai thác và bảo vệ nó.
1.2 Những nghiên cứu về đánh tiềm năng nước
1.2.1 Đánh giá tiềm năng nước trên thế giới
Nước mặt là nước trong một dòng sông, hồ hoặc nước ngọt. Nước
mặt được bổ sung tự nhiên bằng lượng mưa và tự nhiên bị mất khi thải ra
biển, bốc hơi và nạp nước ngầm.

7


Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên trái đất của chúng ta phát sinh từ
3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất mang vào và từ
tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ
yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của
quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra, sau
đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua lớp vỏ ngoài thì biến
thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống
mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các
vùng trũng tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ nguyên thủy.
Tổng lượng nước trên Trái đất khoảng 1.386 triệu km3. Trong đó
97% lượng nước toàn cầu ở đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở dạng

băng tuyết, nước ngầm, song ngòi và hơi nước trong không khí. Hệ thống
nước khí quyển, nguồn động lực thủy văn nước mặt chỉ khoảng 12.900 km3,
chưa đầy 1/100.000 tổng lượng nước toàn cầu. Tổng số nước ngọt trên Trái
Đất khoảng 35x106km3 chỉ chiếm có 3% tổng lượng nước trên Trái Đất.
Trong đó nước ngầm chiếm 30,1%, băng tuyết vĩnh cữu chiếm 68,7%, nước
sinh vật 0.003%, nước trong khí quyển 0,04%, nước trong ao hồ, đầm lầy và
trong lòng song chỉ chiếm chưa đầy 0,3% (ao hồ 0,26%, đầm mầy 0,03% và
trong song 0,006%)

8


Hình 1.1: Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới
Trong 3% lượng nước ngọt có trên Trái Đất thì có khoảng hơn 3/4
lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng
đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa ...
chỉ có 0, 5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và
đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu
tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng
(Miller, 1998).
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên
trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của trái
đất ( khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%.
Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các
tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1994) đến
1.457.802.450 km3 (F. Sargent - 1994).

9



Bảng 1.1 Trữ lượng nước trên thế giới
Loại nước

Trữ lượng (km3)

Biển và đại dương

1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà

26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000

Khí ẩm trong đất

75.000


Hơi nước trong khí ẩm

14.000

Nước sông

1.000

Tuyết trên lục địa

250
(Nguồn: theo F. Sargent, 1994)

Tổng nhu cầu nước trên thế giới ước đạt 3.940 km3 vào năm 2000,
hoặc ít hơn 10% tổng lượng nước có sẵn. Không có sự thiếu hụt về nước ở
cấp độ thế giới mà là sự phân bố không gian và thời gian không hợp lý của tài
nguyên, và sự mất cân bằng này có thể gây ra sự thâm hụt nước vĩnh viễn ở
các khu vực nhất định. Một yếu tố quan trọng khác trong việc xác định các
vùng khan hiếm nước là sự phân bố dân cư.
Sự phân bố không gian của tài nguyên nước và dân số thay đổi đáng kể.
Lượng nước ở bất kỳ đất nước nào cũng rất quan trọng, vì nó liên quan trực
tiếp đến khu vực địa lý của nó. Tuy nhiên, có sự thay đổi lớn về số lượng
nước tối đa và tối thiểu, và sự khác biệt này có thể góp phần vào các vấn đề
khan hiếm theo mùa.
Người ta ước tính rằng dân số thế giới sẽ ổn định ở mức 10-12 tỷ người
vào năm 2050. Điều này thể hiện gần 5 tỷ người so với dân số thế giới hiện

10



nay sẽ phải sống trong những khu vực có tình trạng thiếu nước vừa phải và
nghiêm trọng (WMO / UNESCO, 1997).
Brazil là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất trên thế giới,
tiếp đó là Nga và Canada
1.2.2 Đánh giá tiềm năng nước mặt tại Việt Nam
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ là
tổng lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy
được sinh ra trong vùng
Nước ta được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360
con sông, với chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hộ thống sông lớn.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương
đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế
giớ, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiế khoảng 1,35% của thế
giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những
biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữ các năm và phân phối không
đều trong năm) và còn phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông và
các vùng.
Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m 3 được
tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa
ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước
dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m 3/năm. Trữ lượng nước
ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m 3/năm (khoảng
13% tổng trữ lượng).
Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình
quân đầu người đạt 4400 m3/người, năm (Thế giới 7400m3/người, năm). Theo
chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào
dưới 4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một
trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế
11



nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung
bình đạt khoảng 10.600m3/người, năm).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hằng năm của nước ta
bằng khoảng 847km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507km3
chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340km3, chiếm 40%.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kong bằng khoảng 500km3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó
đến hệ thống sông Hồng 16,5km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3km3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng
trên dưới 20km3 (2,3-2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông
Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9km3(1%), các sông còn lại là 94,5km3
(11,1%).
Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3,
trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng
310-32- tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt nam. Lượng nước bình quân
đầu người trên 9000m3/năm. Nước dưới đất có tổng trữ lượng tiềm năng
khoảng 63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung
chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Tổng lượng nước đang được khai thác sử dụng hằng năm khoảng 81 tỷ
m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước.
Trong đó, lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào tháng 7-9 mùa cạn, khi
mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả
mùa chỉ bằng khoảng 20%-30% (khoảng 160-350 tỷ m3) so với lượng nước
của cả năm.
Mùa khô lượng nước mặt chỉ đạt khoảng 20 – 30% lượng nước mặt của
cả năm. Ngoài ra, nước mặt phân bổ không đồng đều theo khu vực cũng như
theo mùa. Mùa khô thì thiếu nước gây ra hạn hán, mùa mưa lại thừa nước gây
ra lũ lụt.
12



Nước ta có trên 3.000 đảo và quần đảo, hầu hết trên các đảo đều có dân
sinh sống, vì vậy việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên nước trên các
đảo, quần đảo là vô cùng cần thiết.
• Tài nguyên nước trên các đảo
Ngoài lượng nước mưa, trên các đảo còn có các sông suối, ao, đầm
nước ngọt. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất
trên đảo trong mùa khô như: Ao Ếch (Cát Bà), Quang Trung, Mường Sấu
(Côn Đảo), Vũng Bầu, Cửa Cạn (Phú Quốc)...
Các nguồn nước chủ yếu ở đảo được quan tâm là nước mưa, nước mặt
(các sông, suối, ao, hồ) và nước dưới đất.
Theo tài liệu quan trắc ở các trạm khí tượng trên đảo, lượng mưa năm ở
các đảo thay đổi trong khoảng 1126 mm đến 3067 mm, nhưng phân bố rất
không đều theo thời gian.
Các đảo ở phía bắc và phía nam có lượng mưa cao (trên 2000 mm) như:
Cửa Ông 2250 mm, Côn Đảo 2095 mm.
Một số đảo có lượng mưa khá nhỏ là: Hòn Dấu 1495 mm, Bạch Long
Vĩ 1126 mm, Phú Quý 1199 mm. Lượng mưa tại Trường Sa là 2510mm và tại
Phú Quốc đạt đến 306 7mm.
Tuy nhiên, nhiều đảo có diện tích quá nhỏ nên không tồn tại sông suối,
mùa khô hanh kéo dài, nếu không có biện pháp trữ nước mưa thì thiếu nước
sinh hoạt là điều khó tránh khỏi.
• Cần thiết đánh giá tài nguyên nước
Trên những hòn đảo tương đối lớn, có thảm thực vật che phủ, lượng
nước ngầm đáng kể, bảo đảm cho các sông suối có nước chảy quanh năm dù
với lưu lượng rất nhỏ, chỉ từ 1 - 5 l/s.

13



Hơn nữa, do không có trạm thủy văn đảo hoặc các cuộc khảo sát chi
tiết nguồn nước mặt trên các đảo, nên khó có thể đánh giá đầy đủ nguồn nước
mặt trên các đảo.
Trên thực tế, sông Dương Đông ở Phú Quốc có thể xem như một dòng
sông đáng kể nhất trên các hòn đảo ở nước ta.
Việc phát triển kinh tế đảo gắn liền với các hoạt động khai thác nguồn
nước bao gồm cả 3 dạng (nước mưa, nước mặt trong các sông suối và nước
dưới đất).
Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch, đem lại sự tăng trưởng đáng
kể cho ngân sách ở Cát Bà, Tuần Châu, Phú Quốc... nhưng cũng bộc lộ những
nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất.
Vì vậy, để bảo đảm việc khai thác nước đáp ứng nhu cầu, đồng thời bảo
vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung, cần phải tiến hành các
hoạt động quản lý một cách hiệu quả.
Trên những dòng sông có nước chảy quanh năm có thể tiến hành đo
thường xuyên. Ở những dòng sông chỉ có nước trong mùa mưa, bố trí đo đạc
trong mùa giai đoạn có nước chảy và cần xác định được khoảng thời gian có
nước chảy trong năm (thời điểm bắt đầu và kết thúc dòng chảy).
Cần xác định mức độ và phạm vi ảnh hưởng của thủy triều biển cũng
như tình hình xâm nhập nước mặn.
Tiến hành khoan thăm dò nước dưới đất ở các đảo, chú ý các đảo không
có sông suối. Đánh giá tiềm năng các nguồn nước trên các đảo và khả năng
khai thác chúng thông qua phân tích, tính toán từ các số liệu quan trắc và
khảo sát thu được.
Chính vì vậy, phải tiến hành quy hoạch nguồn nước nhằm xác định
nguồn nước giới hạn có thể đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế chủ

14



×