ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ MINH TUẤN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH
Ở HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Demo Version - Select.Pdf SDK
TỪ 2004 ĐẾN 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thừa Thiên Huế, 2018
Lời Cảm Ơn
Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân
trọng cảm ơn:
Thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị,
Phòng Lưu trữ - Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh, Thư viện Tổng hợp
tỉnh, Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân & Ủy ban
nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ, Phòng Kinh tế - xã hội huyện đã quan tâm,
tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu và
Demo Version - Select.Pdf SDK
thực hiện luận văn.
Quý Thầy giáo, Cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Tuy đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ quý
báu của quý Thầy giáo, Cô giáo và các bạn.
Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả
Lê Minh Tuấn
iii
i
MỤC LỤC
TRANG BÌA ............................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn........................................................................................ 8
Chƣơng 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ (2004 - 2010) ............... 9
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TIỀM NĂNG KINH TẾ VÀ TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ CỦA
ĐẢOVersion
CỒN CỎ-..................................................................................
9
Demo
Select.Pdf SDK
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 9
1.1.2. Tiềm năng kinh tế ................................................................................... 18
1.1.3. Truyền thống lịch sử ............................................................................... 19
1.2. CHỦ TRƢƠNG CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ NGHỊ ĐỊNH CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÀNH LẬP HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ ............................ 25
1.2.1. Quá trình đề nghị thành lập
huyện đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị ............................................................. 25
1.2.2. Nghị định của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ ................................................................ 32
1.3. XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ TỪ 2004 ĐẾN 2010 ...... 34
1.3.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị................................................ 34
1.3.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo quốc phòng - an ninh của Huyện ủy Cồn Cỏ ................................ 36
1
1.3.3. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Cồn Cỏ
giai đoạn 2004 - 2010 ....................................................................................... 42
1.3.4. Đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện đảo Cồn Cỏ
giai đoạn 2004 - 2010 ....................................................................................... 52
Tiểu kết chƣơng ................................................................................................ 54
Chƣơng 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ (2011 - 2015) ............. 56
2.1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG TRỊ
VÀ HUYỆN ỦY CỒN CỎ ....................................................................................... 56
2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị................................................ 56
2.1.2. Chủ trƣơng của Huyện ủy Cồn Cỏ ......................................................... 56
2.2. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ
TỪ 2011 ĐẾN 2015 .................................................................................................. 60
2.2.1. Về phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 60
2.2.2. Về đảm bảo quốc phòng - an ninh .......................................................... 74
Demo
- Select.Pdf SDK
Tiểu kết
chƣơngVersion
................................................................................................
76
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM................... 78
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT ....................................................................................... 78
3.1.1. Sự đúng đắn của chủ trƣơng thành lập huyện đảo Cồn Cỏ .................... 78
3.1.2. Bƣớc đầu đã kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội
với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn ............................................... 79
3.1.3. Kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011 - 2015
có những chuyển biến tích cực so với giai đoạn 2004 - 2010 .......................... 80
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................... 82
Tiểu kết chƣơng ................................................................................................ 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89
PHỤ LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc của dân tộc Việt Nam, biển,
đảo có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và tác động to lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh suốt từ thời phong kiến cho
đến nay. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, kinh tế biển, đảo của đất nƣớc ta đã không ngừng lớn mạnh và đóng
góp thiết thực vào sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội, qua đó đảm bảo đƣợc quốc
phòng - an ninh.
Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20/CT-TW về đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau đó, nhằm tiếp
tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tƣ Ban
Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09/NQ-TW,
ngày 9-2-2007 “Về chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh
“Thế kỷ XXI đƣợc thế giới xem là thế kỷ của đại dƣơng”.
Với vị trí địa lý giáp Biển Đông, Quảng Trị là 1 trong 28 tỉnh, thành phố trực
- Select.Pdf
SDKTrị (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu
thuộc Trung Demo
ƣơng cóVersion
biển, 4 huyện
của tỉnh Quảng
Phong, Hải Lăng) tiếp giáp với biển. Đặc biệt, Quảng Trị có huyện đảo Cồn Cỏ, là 1
trong 12 huyện đảo của cả nƣớc.
Ngày 01-10-2004, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số
174/2004/NĐ-CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị. Đến
năm 2015, sau hơn 10 năm thành lập, xây dựng và phát triển huyện đảo, từ một hòn
đảo tiền tiêu, thuần túy về quân sự, Cồn Cỏ đã trở thành một huyện đảo dân sự cùng
một hệ thống tổ chức bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị
đƣợc củng cố và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện đảo.
Qua 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện trong các năm 2005, 2010 và 2015,
những mục tiêu, giải pháp phù hợp đƣợc đề ra bởi nghị quyết của Đại hội cùng với
quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, nền kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
của huyện đảo đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế có sự tăng trƣởng, cơ
3
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng
đƣợc tăng cƣờng; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã đƣợc
đầu tƣ với các công trình quan trọng. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục, y tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời
dân ngày càng đƣợc nâng lên. Quốc phòng - an ninh tiếp tục đƣợc đảm bảo và ngày
càng đƣợc củng cố vững chắc. Các công trình quân sự đƣợc quan tâm đầu tƣ, đáp
ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tình hình an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn đƣợc giữ vững.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của huyện đảo Cồn Cỏ vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Cơ sở hạ tầng đầu
tƣ chƣa đƣợc đồng bộ, tốc độ tăng trƣởng kinh tế vẫn còn chậm và chƣa thật vững
chắc, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện đảo. Công tác quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội đƣợc triển khai chậm, quản lý quy hoạch chƣa tốt; đầu tƣ kết cấu hạ
tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế; công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng
hiệu quả không cao. Các hoạt động khoa học, công nghệ, văn hoá - thông tin, giáo
dục - đào tạo, thể dục - thể thao, y tế vẫn còn nhiều bất cập.
Version
- Select.Pdf
SDK
Từ đó,Demo
việc nghiên
cứu về
kinh tế - xã hội
và quốc phòng - an ninh của huyện
đảo Cồn Cỏ trong những năm 2004 - 2015 là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Kết quả của đề tài sẽ làm rõ những thành tựu,
hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện
đảo, đúc rút đƣợc những kinh nghiệm để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện đảo Cồn Cỏ tốt hơn trong các giai đoạn
tiếp theo. Qua đó, cũng góp phần khẳng định tính đúng đắn về chiến lƣợc biển Việt
Nam; tính biện chứng trong việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo
quốc phòng - an ninh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là nguồn tƣ liệu quan
trọng, có hệ thống, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh ở huyện đảo Cồn Cỏ.
Với những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm
bảo quốc phòng - an ninh ở huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị (2004 - 2015)” làm
đề tài luận văn thạc sĩ sử học.
4
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Liên quan đến đề tài luận văn có một số công trình sau:
Bộ Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
gồm 3 tập, đƣợc xuất bản vào các năm 1996 (tập 1), năm 1999 (tập 2) và năm 2005
(tập 3); cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1930 - 1975 (sơ thảo) của
Thƣờng vụ Huyện ủy Vĩnh Linh, xuất bản năm 1994; Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh
Quang (1930 - 1975) của Ban Thƣờng vụ Đảng ủy xã Vĩnh Quang, đã đề cập có hệ
thống về truyền thống đấu tranh anh hùng của quân và dân Quảng Trị trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; vai trò và những đóng góp
của lực lƣợng vũ trang Quảng Trị trong đó có lực lƣợng vũ trang đảo Cồn Cỏ trong
những năm Mỹ đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa từ 1964 đến 1972; tinh thần
đoàn kết, kiến thiết xây dựng quê hƣơng khi hòa bình lập lại; những thành tựu của
Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng trong những năm đất nƣớc đổi mới.
Viết về đảo Cồn Cỏ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ còn có tác phẩm Họ sống
và chiến đấu của nhà văn Nguyễn Khải. Tác phẩm đã mang đậm hơi thở cuộc sống,
chiến đấu, những tấm gƣơng anh dũng của cán bộ, chiến sỹ lực lƣợng vũ trang đảo
Select.Pdf
Cồn Cỏ trongDemo
những Version
năm tháng- chiến
đấu bảo SDK
vệ đảo Cồn Cỏ.
Năm 2009, nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống đảo và 5 năm thành lập
huyện đảo, Ban Thƣờng vụ Huyện đảo Cồn Cỏ đã ra mắt cuốn Huyện đảo Cồn Cỏ
50 năm (1959 - 2009) - Những sự kiện lịch sử (biên niên), phản ánh quá trình chiến
đấu bảo vệ đảo, những chiến công xuất sắc của lực lƣợng vũ trang ở đảo, những tấm
gƣơng tiêu biểu, sự quan tâm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân miền
Bắc và đặc khu Vĩnh Linh đối với đảo Cồn Cỏ.
Năm 2014, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập huyện đảo, Ban Thƣờng vụ
Huyện ủy Cồn Cỏ đã ra mắt cuốn Cồn Cỏ - Đảo tiền tiêu, trong đó đã tái hiện lịch
sử hào hùng của lực lƣợng vũ trang Cồn Cỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và
chặng đƣờng 10 năm (2004-2014) xây dựng và phát triển huyện đảo. Đặc biệt,
những hình ảnh đƣợc chọn lọc và minh họa qua các chặng đƣờng lịch sử đã giúp
ngƣời đọc hình dung một cách sinh động về một đảo tiền tiêu trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
5
Cũng trong năm 2014 đã xuất bản cuốn tuyển tập thơ, văn Cồn Cỏ xưa sau
của nhiều tác giả trong Câu lạc bộ Đƣờng 9 - Quảng Trị, gồm chủ yếu là bút ký, ký
sự, hồi ký, mẩu chuyện, thơ và truyện ngắn đã đƣợc công bố trƣớc đây, viết về
truyền thống anh dũng của đảo trong kháng chiến chống Mỹ và tiềm năng, lợi thế
cũng nhƣ kỳ vọng về một đảo Cồn Cỏ phát triển phồn thịnh trong tƣơng lai.
Với cuốn Đảo Cồn Cỏ anh hùng do Nguyễn Hằng Thanh (Chủ biên), xuất
bản năm 2016, tập hợp 20 bài viết của nhiều tác giả đã từng gắn bó với đảo Cồn Cỏ
qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã tái hiện một cách sinh động và giàu hình ảnh về
truyền thống anh hùng của đảo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng nhƣ
những nỗ lực của quân dân huyện đảo thời kỳ xây dựng và phát triển trong hòa
bình.
Tất cả những công trình nói trên đã đề cập đến lịch sử của Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Quảng Trị, của huyện Vĩnh Linh, xã Vĩnh Quang và của đảo Cồn Cỏ,
nhƣng vẫn chƣa có công trình nào chuyên nghiên cứu về sự phát triển kinh tế - xã
hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh từ năm 2004 đến năm 2015 ở huyện đảo Cồn
Cỏ một cách có hệ thống. Tuy vậy, những công trình nói trên là những tài liệu tham
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
khảo quan trọng
để tôi
tham khảo,
triển khai thực
hiện đề tài luận văn này.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện đảo
Cồn Cỏ từ năm 2004 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Huyện đảo Cồn Cỏ.
- Về thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2015.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tái hiện một cách có hệ thống về quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm
bảo quốc phòng - an ninh của huyện đảo Cồn Cỏ qua hai giai đoạn 2004 - 2010 và
2011 - 2015, qua đó nhận thức đúng đắn những thành tựu và những hạn chế, đúc rút
6
đƣợc những bài học kinh nghiệm góp phần vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
và phát huyện đảo Cồn Cỏ trong các giai đoạn tiếp theo.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế và truyền thống lịch sử của
đảo Cồn Cỏ - những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo
quốc phòng - an ninh của huyện đảo.
- Tái hiện bức tranh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an
ninh của huyện đảo Cồn Cỏ từ năm 2004 đến năm 2015; làm rõ những thành tựu,
chỉ ra hạn chế, bất cập về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an
ninh trong 10 năm từ ngày thành lập huyện đảo.
- Từ sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của
huyện đảo, đƣa ra những nhận xét và phân tích những bài học kinh nghiệm, góp
phần phát triển huyện đảo Cồn Cỏ trong thời gian tới.
5. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nguồn tƣ liệu
- Các nghị quyết, nghị định, chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, Quân
Select.Pdf
SDKdân tỉnh Quảng Trị.
khu IV, TỉnhDemo
ủy, HộiVersion
đồng nhân- dân,
Ủy ban nhân
- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ đổi mới, các văn kiện
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Đại hội Đảng bộ huyện đảo Cồn Cỏ; các nghị
quyết, chỉ thị, kết luận, chƣơng trình hành động của Huyện ủy; các báo cáo của Ủy
ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ về tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng - an
ninh hàng năm. Các báo cáo của các phòng, ban thuộc Tỉnh ủy Quảng Trị, Huyện
ủy Cồn Cỏ, các ngành liên quan về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, nguồn
tài liệu của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị và Phòng Kinh tế - xã hội huyện.
- Các sách đã xuất bản, các bài viết nghiên cứu về tình hình đổi mới liên quan
đến những vấn đề kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đăng trên các tạp chí ở
Trung ƣơng và địa phƣơng.
- Thông tin từ các nhân chứng nguyên là lãnh đạo, cán bộ huyện đảo Cồn Cỏ.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử và
phƣơng pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp
nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và phƣơng pháp liên ngành (điền dã,
thống kê, quan sát, phỏng vấn nhân chứng lịch sử) nhằm giải quyết các vấn đề cụ
thể của luận văn.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất: Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống về sự phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện đảo Cồn Cỏ từ
2004 đến 2015.
Thứ hai: Luận văn góp phần khẳng định những đóng góp của Đảng bộ, chính
quyền và quân dân huyện đảo Cồn Cỏ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Thứ ba: Luận văn là tài liệu tham khảo đối với việc nghiên cứu lịch sử Đảng
bộ tỉnh Quảng Trị thời kỳ đổi mới, cũng là nguồn tham khảo trong việc tìm hiểu về
biển, đảo Việt Nam.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Version
- Select.Pdf
SDK
NgoàiDemo
phần mở
đầu, kết
luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh ở
huyện đảo Cồn Cỏ (2004 - 2010).
Chƣơng 2: Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh ở
huyện đảo Cồn Cỏ (2011 - 2015).
Chƣơng 3. Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
8