Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Giáo trình Ô nhiễm môi trường Biện Văn Tranh Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 176 trang )

Biện Văn Tranh

Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Hệ sinh thái
1. Khái niệm
Sinh thái học là khoa học tổng hợp về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và
môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Những năm gần đây sinh thái học đã trở
thành khoa học toàn cầu. Rất nhiều người cho rằng con người cũng như các sinh vật
khác không thể tách khỏi môi trường cụ thể của mình. Tuy nhiên, con người khác
với các sinh vật khác là có khả năng thay đổi điều kiện môi trường cho phù hợp với
mục đích riêng. Mặc dù thế, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường luôn
luôn nhắc nhở chúng ta rằng, loài người không nên cho mình là có sức mạnh vô
song không có sai lầm. Sai lầm của loài người đã nhiều lần dẫn đến khủng hoảng
sinh thái.
Sinh vật có thể được nghiên cứu ở sáu mức độ khác nhau. Mức độ thứ
nhất là cá thể, tức là một cây hoặc một con của một loài cụ thể. Tập hợp các cá thể
thuộc cùng một loài tạo thành quần thể. Các quần thể loài khác nhau cùng tồn tại
trong một quần xã. Một vài quần xã khác nhau chung sống trong cùng một khu vực
tạo thành hệ sinh thái. Các hệ sinh thái khác nhau cùng tồn tại trong một vùng địa
lý, có chung điều kiện khí hậu, tạo thành một quần xã sinh vật. Toàn bộ các quần xã
sinh vật khác nhau trên Trái đất cùng nhau tạo thành mức tổ chức cao nhất gọi là
sinh quyển. Sinh quyển là một lớp mỏng có sự sống tạo thành bề mặt ngoài của
hành tinh chúng ta.
Như vậy hệ sinh thái có thể được định nghĩa như sau:
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã (thành phần hữu sinh)
và các môi trường sống của chúng (các thành phần vô sinh). Trong hệ sinh thái,
các thành phần hữu sinh và vô sinh luôn có sự tác động lẫn nhau và tạo ra hệ thống
môi trường của hệ sinh thái để hợp thành một thể thống nhất.
Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, thành phố,…gồm các sinh vật và


môi trường sống của chúng được coi là hệ sinh thái.
Các hệ sinh thái trên bề mặt Trái đất tập hợp thành sinh quyển. Trong
sinh quyển tồn tại các hệ sinh thái chủ yếu:
Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái nguyên sinh như rừng nguyên
sinh, sông, hồ, đồng cỏ, biển hay sinh thái tự nhiên đã được cải tạo, nghĩa là đã
được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sức sinh sản tiềm năng của nó bằng các
biện pháp khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc các ngành khác như nông – lâm –
ngư nghiệp.
Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra hoàn toàn mới
như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái trong các công trình xử lý chất thải…

1




Biện Văn Tranh

Hình 1.1. Hệ sinh thái rừng

Hình 1.2. Hệ sinh thái biển

Hình 1.3. Hệ sinh thái nhân tạo

Hình 1.4. Hệ sinh thái trong hệ thống xử lý nước thải

2





Biện Văn Tranh

Sơ đồ một hệ sinh thái trong tự nhiên được biểu diễn như ở hình 2.1.
Mặt trời
Tỏa nhiệt

P
Cây xanh

Tỏa nhiệt

C1
Động vật ăn thịt

Nhiệt

Cn-1
Động vật ăn cỏ
Thông qua hoạt
động trao đổi chất
Nhiệt
Hệ vi sinh vật phân hủy
D

Nguồn dinh dưỡng

Chất thải
sau khi
đã xử lý


Xói mòn

Phân bón

Hình 1.5. Sơ đồ một hệ sinh thái trong tự nhiên
Một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo
Hệ sinh thái tự nhiên
Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, duy nhất của hành tinh. Nó được
cấu tạo bởi tổ hợp các hệ sinh thái dưới đất, trên mặt đất và dưới nước. Chúng có
quan hệ và gắng bó với nhau một cách mật thiết bằng chu trình vật chất và dòng
năng lượng ở phạm vị toàn cầu. Do vậy, ta có thể tách hệ thống lớn nêu trên thành
những hệ độc lập tương đối, mặc dù trên một dãy liên tục của tự nhiên, ranh giới
của phần lớn các hệ không rõ ràng. Dưới đây, chúng ta sẽ quan sát một vài hệ sinh
thái điển hình như là những ví dụ sau:
Rừng quốc gia Cúc phương: Rừng Cúc Phương là một bộ phận rất nhỏ
của khu sinh học rừng nhiệt đới, ở độ cao trung bình 300 – 400m so với mực nước
biển, trong đai khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Châu Á. Những nét nổi bậc
của hệ sinh thái Rừng quốc gia Cúc Phương được biểu hiện như sau:
- Thành phần sinh giới rất đa dạng, gồm 1944 loài thuộc 908 chi của 229
họ thực vật; 71 loài và phân loài thú, trên 320 loài và phân loài chim, 33 loài bò sát,
16 loài ếch nhái, hàng ngàn loài chân khới và những loài động vật không xương
khác, sống ở mọi cảnh sống khác nhau. Trong chúng, nhiều loài còn sót lại từ kỷ
thứ Ba như cây kim giao, những loài có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa như
quyết thân gỗ; nhiều loài động vật đặc hữu như gấu, ngựa, vượn đen, vọc quần đùi
trắng, cá niếc hang.
- Thảm rừng gồm nhiều tầng, tầng vượt tán với cây cao 15 – 30m hay 40
– 50m, điển hình là chò chỉ, gội nếp, vù hương, lát hoa, mun…Những hiện tượng

3





Biện Văn Tranh

sinh thái tiêu biểu của rừng mưa nhiệt đới thể hiện rất rõ ở đây như sự đa dạng của
cây leo thân gỗ (20 loài), nhiều cây sống phụ sinh, ký sinh như cây họ lan, tầm
gởi…nhiều cây có rế bạnh lớn như cây sấu cổ thụ…Do cây sống chen chúc, đan
xen nhau nên có nhiều loài động vật sống trên cây như khỉ, vọc, sóc bay…thân cây,
hốc cây còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, ếch nhái, bò sát…thảm rừng lá
mục chứa nhiều động vật không xương sống, nấm mốc…
Rừng Cúc Phương đang tồn tại ở trạng thái cân bằng ổn định. Do đó, cấu
trúc về thành phần loài, sự phân hóa không gian, cũng như cấu trúc về mối quan hệ
sinh học và những hoạt động chức năng rất đa dạng và phức tạp.
Hồ tự nhiên là một điển hình cho hệ sinh thái ở nước. Tất nhiên, cũng
như các hệ sinh thái trên cạn, hồ nhận được nguồn vật chất từ bên ngoài do sự bào
mòn mặt đất sau các trận mưa…và năng lượng bức xạ mặt trời.
Khí CO2, muối khoáng và nước là nguyên liệu thiết yếu cho các loài thực
vật ở nước hấp thụ để tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp là tinh bột thông qua quá trình
quang hợp. Những loài động vật thủy sinh, chủ yếu là giáp sát thấp…sử dụng tảo
sống nổi, cá trắm cỏ…ăn cỏ nước để tạo nguồn thức ăn động vật đầu tiên cho các
loài động vật dữ khác và con người. Tất cả những chất bài tiết, chất trao đổi và xác
sinh vật bị phân hủy bởi vô số các vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí đến giai đoạn
khoáng hóa cuối cùng. Ở chúng, một phần có thể lắng xuống đáy, còn phần lớn lại
tham gia vào quá trình tổng hợp các chất bởi các loài động, thực vật trong hồ. Thế
là vật chất được quay vòng và năng lượng được biến đổi qua các bậc dinh dưỡng,
cái gọi là điểm dừng của vật chất, nhờ đó mà các loài và con người mới có sản
phẩm để khai thác làm thức ăn.
Hệ sinh thái nhân tạo

Các hệ sinh thái nhân tạo là những hệ do con người tạo ra. Chúng cũng
rất đa dạng về kích cỡ, về cấu trúc…lớn như các hồ chứa, đồng ruộng, nương rẫy
canh tác, các thành phố, đô thị…và nhỏ như hệ sinh thái thực nghiệm (một bể cá
cảnh, một hệ sinh thái trong ống nghiệm…). Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng
kém các hệ sinh thái tự nhiên (như thành phố, hồ chứa…), song song cũng có những
hệ có cấu trúc đơn giản, trong đó, quần xã sinh vật với ưu thế được con người lựa
chọn cho mục đích sử dụng của mình, chẳng hạn như đồng ruộng, nương rẫy...
Những hệ như thế thường không ổn định. Sự tồn tại và phát triển của chúng hoàn
toàn dựa vào sự chăm sóc của con người. Buông ra, hệ sẽ suy thoái và sẽ nhanh
chóng được thay thế bằng một hệ tự nhiên khác ổn định hơn.
Cân bằng sinh thái:
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định của hệ sinh thái, trong đó các
thành phần của cộng đồng tự nhiên diễn ra ở điều kiện cân bằng. Nếu cân bằng bị
phá vỡ thì hệ sinh thái bị thay đổi.
2. Cấu trúc của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần trong
từng hệ sinh thái
Môt hệ sinh thái điển hình được cấu trúc bởi các thành phần sau đây:
- Sinh vật sản xuất;

4




Biện Văn Tranh

- Sinh vật tiêu thụ;
- Sinh vật phân hủy;
- Các chất vô cơ;
- Các chất hữu cơ (protein, lipit, gluxit, vitamin, enzym, hoocmon…).

- Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa…).
Thực chất 3 thành phần đầu là quần xã sinh vật, còn 3 thành phần sau là
môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại và phát triển.
Sinh vật sản xuất là những sinh vật tự dưỡng, gồm các loài thực vật có
màu và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp. Chúng là
thành phần không thể thiếu được trong bất kỳ hệ sinh thái nào. Nhờ hoạt động
quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để
nuôi sống, trước tiên chính những sinh vật sản xuất. Sau đó, nuôi sống cả thể giới
sinh vật còn lại, trong đó kể cả con người.
Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật tự dưỡng như các loài động vật không
có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói cách khác, chúng tồn tại được là dựa
vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡng tạo ra.
Sinh vật phân hủy là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn năng lượng hóa học để
tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi
trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban đầu
tham gia vào chu trình (như CO2, O2, N2…).
Bản chất là sinh vật dị dưỡng nên các vi sinh vật tham gia vào thành phần
cấu trúc của hệ sinh thái cũng được xem là sinh vật tiêu thụ, còn các loài động vật
trong hệ sinh thái lại được xem là sinh vật phân hủy. Khác với vi sinh vật, động vật
tham giam vào quá trình phân hủy ở giai đoạn thô, giai đoạn trung gian còn vi sinh
vật phân hủy các chất ở giai đoạn cuối cùng, giai đoạn khoáng hóa. Cho nên, trong
điều kiện môi trường xác định, một hệ có mặt sinh vật sản xuất, yếu tố tham gia vào
quá trình quang hợp và có mặt vi sinh vật hoại sinh thì hệ thống đó là một hệ sinh
thái. Tuy nhiên, người ta cho rằng, trong tự nhiên ngay ở ranh giới cuối cùng của nó
cũng có các loài động vật.
1.1.2. Môi trường
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học và
sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có
quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động ñến các cá thể sinh vật hay con

người ñể cùng tồn tại và phát triển.
Điều đó cũng có nghĩa là: Môi trường là tập hợp tất cả những thành phần
của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động ñến sự tồn tại và phát triển
của một vật thể.
Môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài (lý, hóa, sinh và
xã hội) bao quanh, có ảnh hưởng ñến sự sống và phát triển của mỗi cơ thể cũng như
của cá nhân và cộng đồng. ðối với môi trường sống của con người, hệ mặt trời và

5




Biện Văn Tranh

trái đất có ảnh hưởng trực tiếp nhất. Về cấu trúc, thế giới vật chất của trái đất được
chia thành bốn phần: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, và sinh quyển.
Khí quyển: Là lớp không khí bao quanh trái đất. Khí quyển giữ vai trò
cực kì quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự sống.
Thủy quyển: Là phần nước của trái đất bao gồm phần nước trên bề mặt
(biển, đại dương, sông hồ, băng) trong lòng đất (nước ngầm) và hơi nước trong
không khí. Thủy quyển giữ vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sự sống, cân
bằng sinh thái.
Thạch quyển: Là phần rắn của vỏ trái đất bao gồm các khoáng vật và đất.
Đây là hỗn hợp phức tạp của các chất vô cơ và hữu cơ, không khí và nước là một bộ
phận quan trọng nhất của thạch quyển.
Sinh quyển: Sinh quyển có thể định nghĩa đơn giản là khoảng không gian
của trái đất ở đấy có sinh vật cư trú và sinh sống (dinh dưỡng và sinh sản) thường
xuyên. Cũng có thể hiểu là phần của trái đất trong đó sự sống có thể tồn tại trong
các phần của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển. Thực tế không phải bất kỳ nơi

nào trên Trái Đất cũng có điều kiện sống như nhau đối với cơ thể sống.
Cũng có thể hiểu, sinh quyển là một vùng sống mỏng, đạt đến độ cao 6 –
7 km so với mực nước biển, trên 10 km ở độ sâu cực đại của đại dương và vài chục
mét dưới mặt đất, bao gồm 350 000 loài thực vật, trên 1,3 triệu loài động vật đã
được xác định và hằng hà sa số các loài vi sinh vật. Chúng tạo nên sự cân bằng với
nhau và với môi trường, đưa đến trạng thái ổn định cho toàn sinh quyển.
Ví dụ: ở vùng chỏm của địa cực với điều kiện sống khắc nghiệt hoặc trên
những núi quá cao ở đấy chỉ có một số bào tử ở trạng thái tiềm sinh, vi khuẩn hay
nấm đôi khi cũng có một vài loài chim cư trú tìm đến, song không có loài nào sống
cố định trên đó. Những vùng đó gọi là cận sinh quyển.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN HỆ SINH
THÁI
1.2.1. Vị trí của con người trong sinh quyển
Con người (Hôm sapiens) là loài duy nhất của họ người (Homonidae)
thuộc bộ linh trưởng (Primates), sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ,
và trở thành một thành viên đặc biệt trong sinh quyển. Vị trí độc tôn này đã tạo nên
bởi 2 tính chất quy định bản chất của con người. Đó là bản chất sinh vật được thừa
kế, phát triển hoàn hảo hơn bất kì một sinh vật nào khác và bản chất văn hóa mà các
loài sinh vật khác không hề có. Bản chất sinh học và văn hóa luôn phát triển song
song, biến đổi và tiến hóa qua từng giai đoạn lịch sử. Do đó, sự tác động của con
người vào môi trường được quyết định và thông qua cả hai phương diện này.
Những hoạt động của con người, bao gồm cả tư duy cũng đều là những
quá trình sinh lí, sinh hóa diễn ra trong các cơ quan chức năng, đồng thời những
hoạt động đó cũng chứa đựng cả bản chất văn hóa (lựa chọn thức ăn, đối tượng mức
độ tác động, phong tục tập quán…). Văn hóa, xã hội, đặc thù riêng của loài người
cũng là thành phẩm của quá trình tiến hóa đến mức cao của vật chất hữu cơ, tiêu

6





Biện Văn Tranh

biểu là bộ não. Chính vì lẽ đó, con người không chỉ là một thành viên, một bộ phận
của sinh quyển, mà trở thành “thượng đế” của muôn loài, có đầy đủ năng lực và
quyền uy để chinh phục thiên nhiên và cai quản sinh giới. Tuy nhiên, con người tồn
tại và phát triển được là nhờ vào thiên nhiên, nhờ vào sinh giới, những cái đã từng
có lịch sử tiến hóa rất xa xưa so với lịch sử tiến hóa của con người. Con người sinh
ra đã được đặt ngay vào “cái nôi” ấm áp, đầy thức ăn mà thiên nhiên đã dành sẵn.
Khai thác các dạng tài nguyên có sẵn trên hành tinh để sinh sống và phát triển là
hoạt động chủ yếu của con người, con người hầu như không đóng góp gì đáng kể
cho quá trình tiến hóa của sinh quyển.
Như những sinh vật khác, trong hoạt động sống của mình, con người cần
đồng hóa các yếu tố của môi trường để tạo dựng cơ thể và đào thải vào môi trường
những chất trao đổi như: hít thở khí trời, uống nước, khai thác các nguồn thức ăn
sẵn có từ muối khoáng, cơ thể động vật trên cạn và dưới nước. Con người còn lấy từ
thiên nhiên những nguyên vật liệu để xây dựng nơi ở, may mặc, chế tạo công cụ lao
động, sử dụng năng lượng nhằm thay thế sức lực cơ bắp, tăng hiệu suất hữu ích,
khai thác thiên nhiên, mở rộng tầm nhìn và vươn tới việc khám phá vũ trụ bao
la…để không ngừng nâng cao mức sống ngày càng cao của mình. Trong các hoạt
động sống, con người không chỉ đòi hỏi ở thiên nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên,
biến các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ (natural landcape) thành các cảnh quan
văn hóa (cultural lanscape) và tạo nên những điều kiện mới nhằm thỏa mãn điều
kiện vật chất và tinh thần ngày càng đa dạng và phong phú.
Như vậy, con người là một tác nhân tiêu thụ đặc biệt, tham gia vào mọi
bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái tự nhiên. Nhờ bộ não phát triển và khả năng lao
động sáng tạo, lại sống trong cộng đồng xã hội công nghệ thông tin, con người quá
lạm dụng vị trí độc tôn này để ngày càng can thiệp vào thiên nhiên, theo hướng vụ
lợi cho mình, dẫn đến suy giảm các nguồn tài nguyên, làm ô nhiễm và suy thoái môi

trường, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào giữa thế kỉ 18. Khuynh
hướng sai lầm này đã lên đến mức báo động, thức tỉnh loài người về một nguy cơ
nghèo đói và diệt vong trong tương lai. Hội nghị Stoch – holm (1972) về những vấn
đề môi trường là điểm khởi đầu của loài người, hành động để xây dựng một xã hội
bền vững cho chính mình.
1.2.2. Tác động của con người đến các hệ sinh thái, sinh quyển và
chất lượng cuộc sống
Con người là một thành viên trong hệ sinh thái, có quan hệ tương hổ với
các thành viên khác cấu tạo nên và với môi trường vật lí cũng như chính với mình
(quan hệ xã hội) thông qua xích thức ăn, các hoạt động chức năng khác và cách cư
xử. Khi mới ra đời, dân cư rất thưa thớt, tập trung chính ở vùng nhiệt đới, nơi con
người được hình thành. Hái lượm, đánh cá và săn bắt là nguồn sống chính nhưng rất
lệ thuộc vào thiên nhiên. Tuy nhiên, cũng chính từ những buổi bình minh này, sự
can thiệp của con người vào các hệ sinh thái tự nhiên đã được bộc lộ. Trải qua quá
trình phát triển, con người cũng thích nghi dần với nguồn tài nguyên mà trước hết là
nguồn thức ăn hàng ngày. Đó cũng chính là mục đích hoạt động của con người,

7




Biện Văn Tranh

nhằm giúp họ khai thác lương thực, thực phẩm ngày một nhiều thêm. Sự can thiệp
này có thể được mô tả qua một số giai đoạn dưới đây.
Hái lượm
Săn bắt và đánh cá
Chăn thả
Nông nghiệp

Công nhiệp hóa
Đô thị hóa
Siêu công nghiệp
Nền văn minh nông nghiệp ra đời cách đây khoảng 8.000 năm. Khi biết
trồng trọt và chăn nuôi, con người ngày càng tích lũy những hiểu biết về cây cối và
muôn thú. Họ phát quang, đốt rẫy, trồng cây, tỉa hạt, thuần dưỡng và nuôi thả gia
súc, gia cầm để lấy thịt, da, lông…Công cụ lao động cũng ngày một cải tiến, từ việc
đẽo gọt đá, xương, gỗ…thành những công cụ sắc bén hơn. Sau đó, Họ biết chế tạo
các công cụ, vũ khí bằng đồng, sắt… phù hợp với từng công việc. Nghề trồng trọt
và chăn nuôi ngày một thịnh vượng. Ở những lưu vực sông lớn, nền nông nghiệp
tưới tiêu sớm phát triển. Bò, ngựa được dùng vào công việc cày, kéo, hiệu suất lao
động ngày một nâng cao, của cải được tích lũy ngày càng nhiều.
Sau nền văn minh nông nghiệp với sự tập trung dân cư thành làng bản,
nhân loại bước vào giai đoạn phát triển hưng thịnh. Đó là thời đại công nghiệp hóa
và đô thị hóa với những bước khởi đầu vào giữa thế kỉ 18. Từ đó, máy móc thay dần
lao động cơ bắp nặng nhọc, và tác động của con người vào thế giới tự nhiên ngày
một sâu sắc và toàn diện. Ngày nay nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ,
với sự bùng nổ của vi tính, điện tử, người máy (robot) thì Trái đất đang trong tình
trạng báo động về một thảm họa hủy diệt.
1.2.3. Con người gây ra sự biến đổi và suy thoái của các hệ sinh thái
tự nhiên
Tài nguyên sinh vật rất đa dạng, chứa đựng trong các hệ sinh thái trên cạn
và dưới nước. Hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trên các lục địa về
nhiều khía cạnh : giàu có về nguồn lợi thực vật, động vật, điều tiết nguồn nước, duy
trì tính ổn định của cân bằng đất (CO2/O2) cũng như các yếu tố khác của khí quyển.
Đã có thời kì, rừng và đất rừng bao phủ 6 tỉ ha lục địa. Tổng số đó sau
giảm xuống còn 4,4 tỉ. Những đánh giá mới đây cho thấy, diện tích rừng toàn thế
giới vào năm 1985 chỉ còn 32% (4147 triệu ha). Hàng năm có khoảng 4-5 triệu ha

8





Biện Văn Tranh

rừng khép kín, giàu có bị đốn hạ và trên 90% đất của vùng đó chuyển thành đất
canh tác. Khoảng 14,5 triệu ha khác là đất hoang hóa do mất rừng, trong đó 3,3
triệu ha chuyển thành đất nông nghiệp lâu dài, số còn lại để cho rừng tự tái sinh.
Rừng còn bị hủy diệt do các trận mưa axit, do chiến tranh tàn phá… Ở CHLBĐ đã
làm chết gần nửa diện tích rừng, đe dọa sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật.
Khoảng 1/2 diện tích rừng ngập mặn ở Nam Bộ bị phát quang do chất độc hóa học
của Mỹ.
Do rừng bị triệt hại và nạn chăn thả động vật bừa bãi, nhiều vùng đất bị
biến thành nghèo kiệt. Nạn xa mạc hóa đang lan rộng trong các vùng khô hạn do tác
động của con người. Theo UNEP (1985) tai họa này đã đe dọa khoảng 1/3 diện tích
lục địa (48 km2) và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 850 triệu người (bảng 1).
Bảng 1.1 . Những biến đổi của thảm thực vật và tài nguyên (triệu ha)
Các hệ sinh thái

1975

1985

Biến động

Tính theo
%

Sa mạc


792

1.284

+ 492

+ 62

Rừng khép tán

2.563

2.117

- 446

_ 17

Các vùng được tưới

223

273

+ 50

+ 22

Các vùng được tưới và 111,5

vùng bị nhiễm mặn
thứ sinh

114,5

+ 3,1

+3

Đất trồng trọt

1.539

+ 62

+4

1.447

Các hệ sinh thái ở các nước, nhất là trong vùng nội địa cũng bị biến đổi
to lớn và nhanh chóng do các hoạt động kinh tế của con người. Nhiều ao hồ, sông
suối bị nhiễm bẩn trở thành các vực nước giàu dinh dưỡng rồi suy thoái, hoặc bị
hủy diệt do tiếp nhận các chất thải rắn, chất độc (kim loại nặng, hóa chất, dầu
mỡ…).
Việc khai khoáng và dầu ở biển, khai thác đá san hô… đã làm thay đổi và
hủy diệt nơi ở của nhiều loài sinh vật biển và giảm số lượng của chúng. Nhiều biển
nội địa hoặc bị mất nguồn dinh dưỡng (biển Aral), hoặc bị nhiễm bẩn (Địa Trung
Hải, Baltic…).
1.2.4. Con người làm xuất hiện các hệ sinh thái mới
Do nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần, con người đã biến đổi nhiều

hệ sinh thái tự nhiên thành các hệ sinh thái nhân tạo. Hệ sinh thái nông nghiệp là
một hệ sinh thái nhân tạo điển hình, xuất hiện do hoạt động sản xuất của con người.
Trên lục địa có khoảng 3.200 triệu ha đất có thể sử dụng cho canh tác, song hiện tại
chỉ khai thác 1.500 triệu ha (11% tổng diện tích đất ). Trong đó các nước phát triển

9




Biện Văn Tranh

đã sử dụng 70% tiềm năng đất, còn ở các nước đang phát triển chỉ mới đạt 36%.
Đặc điểm nổi bật của các hệ sinh thái nông nghiệp là gieo trồng theo kiểu độc canh,
trải dài theo bề rộng, nên nhìn chung, tính ổn định kém, dễ bị sâu bệnh và thất bát
mùa vụ.
Để phục vụ cho nền nông nghiệp có tưới, sản xuất năng lượng và trị thủy,
hàng loạt các hồ chứa nhân tạo đã và đang xuất hiện. Số lượng và kích thước của
chúng ngày một tăng. Hồ Brast (Liên Xô cũ) có dung tích 169,3 km2; hồ Volta
(Gana) có diện tích 8.480km2; hồ Hòa Bình: 20.800 ha và dung tích 9,45.109m3; hồ
Trị An có dung tích 2,55.109m3… Chúng là những hệ sinh thái mới được tạo ra bởi
con người. Nơi quần cư của con người là các thành phố, đô thị lớn, các cảnh quan
văn hóa là nét đặc trưng của nền văn minh công nghiệp. Ở những khu vực phát
triển, tỉ lệ dân số sông ở các thành phố tăng từ 66% (1970) lên 73% (1985), còn ở
những nơi kém phát triển hơn, tỉ lệ này tăng từ 25%(1970) lên 39% (1985). Tính
trên phạm vi toàn thế giới, dân số sống ở đô thị đã tăng từ 37% đến 42% trong thời
gian từ 1970 đến 1985 và cho đến năm 2000 con số này tăng lên 50% , trong đó có
khoảng 440 thành phố với dân số trên 1 triệu người (22 thành phố trên 10 ÷ 20
triệu).
1.2.5. Con người gây ra sự ô nhiễm môi trường

Con người gây ra sự ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp,
nông – lâm nghiệp, mở mang giao thông, do chiến tranh và do những chất thải sinh
hoạt ở các khu tập trung dân cư. Chất ô nhiễm rất đa dạng bao gồm chất thải rắn,
thải lỏng, khí và chất phóng xạ…Hàm lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm
ô nhiễm đất, nước kể cả đại dương và bầu khí quyển trên các độ cao trên chục nghìn
mét.
Ở các nước công nghiệp, đất không chỉ mất lớp phủ thực vật mà trở thành
“nghĩa địa” chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Ở
Mỹ 76.000 bãi rác công nghiệp không được thiêu đốt. Ở Đan Mạch có tới 3.200 bãi
thải trong đó 500 bãi chứa chất thải hóa học…Nhịp điệu thải chất thải ở các thành
phố của Nhật Bản hiện nay là 2 triệu tấn/năm.
Trên đất nông nghiệp, trong xu thế thâm canh cao đã làm ô nhiễm đất do
hóa học và sự thoái hóa chúng. Hiện nay, nhân loại đã mất đi 500 triệu ha đất canh
tác trong suốt thời gian lịch sử của mình. Nếu tốc độ thoái hóa đất trồng trọt là 5 ÷ 7
triệu ha/năm (0,3 ÷ 0,5%) thì không một chương trình mở rộng diện tích đất nào
trong tương lai có thể bù đắp nổi.
Nguồn nước sạch, kể cả nước ngầm cũng bị thu hẹp, không chỉ do tốc độ
khai thác ngày càng cao mà còn do ô nhiễm. Hàm lượng nitrat trong nước ngầm
tăng lên đã gây nhiều lo ngại cho các nước. Chẳng hạn, hàm lượng nitrat trong nước
ngầm ở Đan Mạch đã tăng lên gấp 3 lần trong vòng 20 ÷ 30 năm trở lại đây.
Biển và đại dương mỗi năm trung bình nhận 1,6 triệu tấn dầu do tàu
thuyền tải xuống (1,1 triệu) và do các tai nạn (0,5 triệu tấn). Trong thập kỷ qua việc
chôn cất thải bã phóng xạ ngoài biển làm tăng thêm mối lo ngại cho nhiều người.
Trong thời gian 1967 đến 1982, có khoảng 94.000 tấn chất thải hạt nhân được chôn

10





Biện Văn Tranh

cất dưới biển làm tăng hoạt tính phóng xạ anpha của các chất thải này trong nước
biển từ 250 đến 1.428 curi, tổng hoạt tính phóng xạ bêta tăng từ 760 đến 5.000 curi.
Không khí bị ô nhiễm, khí hậu bị xáo trộn. Đi đôi với việc thu hẹp rừng
(bộ máy khổng lồ điều hòa và duy trì tỉ lệ CO2/O2), nền nông nghiệp hàng năm thải
vào khí quyển khoảng 1÷2 tỉ tấn cacbon dưới dạng CO2, đến năm 2000 đã tăng lên
đến 5 ÷ 7 tỉ tấn. Hàm lượng CO2 trong khí quyển do đó tăng từ 290 ppm (1750) đến
335 ppm (1985) và sẽ đạt gần 600ppm vào cuối thế kỷ sau. Lượng oxit nitơ (NO)
hàng năm thải vào khí quyển 30 triệu tấn; khí mêtan (CH4) 550 triệu tấn; còn CFC (
Cloflocacbon) 400 nghìn tấn. Do sự tập trung của NO, CH4, H2S, CFC, bụi và hơi
nước, “hiệu ứng nhà kính” ngày một tăng, do đó trong gần một thế kỷ qua, nhiệt độ
toàn cầu đã tăng lên. Nếu mức tăng từ 1,5 ÷ 4,5oC sẽ dẫn đến sự nâng cao mức nước
đại dương thêm 20 ÷140 cm. Sự ấm lên của Trái đất có thể ảnh hưởng đáng kể đến
tính ổn định và sự phân bố của nền sản xuất nông nghiệp. Quá trình tích trụ khí
CFC còn hủy hoại tầng ozôn của khí quyển. Những đo đạc gần đây cho thấy, ở Nam
Cực (từ vĩ độ 45o ÷75oS) tầng ozôn giảm đi 50%, tạo nên các lỗ thủng lớn, còn ở
Bắc bán cầu giảm từ 4 ÷8% trong vòng mười năm lại đây. Tầng ozôn bao quanh các
khu vực Bắc Mĩ, Canađa, Châu Âu và Liên Xô (cũ) đã mỏng dần tới 40% khiến cho
mùa đông đến muộn, còn mùa xuân lại đến sớm. Suy giảm tầng ozôn (lá chắn của
các tia tử ngoại) gây thiệt hại cho mùa màng, sức khỏe của con người và vật nuôi.
1.2.6. Con người gây ra sự suy giảm tính đa dạng sinh học
Trên hành tinh ước tính có khoảng 30 triệu loài sinh vật, song con người
mới xác định được 1,7 triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Phần lớn chúng
tập trung ở rừng nhiệt đới, nơi mà môi trường bị tàn phá nặng nề nhất hiện nay. Sự
hủy hoại môi trường tự nhiên đưa đến sự giảm sút tính đa dạng sinh học, đặc biệt là
những nguồn gen quý. Thật vậy, trong số 265.000 loài thực vật, có tới 60.000 loài
hiện nay đang trong tình trạng bị đe dọa diệt vong. Trong giới động vật, những loài
quý hiếm được liệt kê như sau: Thú, bò sát và lưỡng cư 728 loài (5% tổng số của
chúng), chim 683 loài (8%); cá 472 loài (3%), côn trùng 895 loài (< 1%), những

loài động vật không xương sống khác và vi sinh vật 530 loài (< 1%).
1.2.7. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến đời sống con người
Con người là động vật cao cấp, có trí tuệ phát triển, biết lao động sáng
tạo, biết cải tạo thiên nhiên, song không thể thoát li khỏi ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Quan hệ của con người đối với môi
trường là những phản ứng thích nghi được hình thành trong quá trình tiến hóa và
lịch sử phát triển xã hội loài người. Hình thái cấu tạo, những hoạt động sinh lí và lối
sống ngày một hiện đại, tinh tế là những dấu ấn đậm nét của yếu tố môi trường đặt
lên đời sống của con người. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đó thay đổi theo quá trình
tiến hóa, liên quan đến trình độ tư duy và nhận thức của con người. Những phản
ứng của con người đối với các yếu tố tự nhiên và xã hội là những phản ứng phức
tạp, trong đó bao gồm 2 yếu tố sinh vật và xã hội.
a) Ảnh hưởng của lối kiếm ăn và yếu tố thức ăn đến hình dạng cơ thể

11




Biện Văn Tranh

Thoát thai từ động vật bốn chân, con người đã ra đời và tiến hóa. Người
tiền sử sinh sống dưới mặt đất và lượm lặt nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên,
dần dần trong quá trình sống con người có dáng đi thẳng, chi trước biến thành tay
linh hoạt, có khả năng cầm nắm. Và cũng từ đó, con người biết sử dụng, chế tạo các
công cụ lao động. Việc khai thác và chế tạo thức ăn tinh, làm cho xương hàm ngày
càng rút ngắn, bộ não ngày một phát triển, trán dô ra, bộ sườn được khép gọn thích
hợp với lối đứng thẳng…dần dần đã tạo nên hình dáng cân đối của con người.
Từ khi con người phát minh ra lửa và biết dùng lửa trong chế biến thức
ăn, chế tạo công cụ lao động, nguồn thức ăn được mở rộng, và đa dạng, bao gồm

các chất prôtêin, lipit, gluxit, muối khoáng, vitamin với những tỉ lệ khác nhau, tùy
theo điều kiện địa lí, trình độ khoa học và tập quán của từng tộc người. Sự khác biệt
hình thái và thể chất của con người đặc biệt liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
Những khảo sát cho thấy, ở Đông Bắc Brazil có 3 nhóm dân cư sống trong những
điều kiện sinh thái khác nhau: nhóm ven biển sinh sống bằng nghề đánh cá, nhóm
nội địa sinh sống bằng nghề chăn nuôi và nhóm thứ ba dựa vào nghề trồng trọt. Hai
nhóm trên dinh dưỡng chủ yếu bằng thực phẩm giàu prôtêin thì có thân hình to lớn,
còn nhóm thứ ba sống bằng lúa gạo giàu gluxit nên tầm vóc bé nhỏ.
b) Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
Khí hậu là tổ hợp các yếu tố riêng biệt, song có mối liên hệ mật thiết và
chi phối lẫn nhau, trong đó chế độ nhiệt là yếu tố cơ bản quyết định sự biến động
của điều kiện khí hậu và thời tiết trên hành tinh. Nguồn gốc của nhiệt chủ yếu là
bức xạ Mặt trời, sau đó là nhiệt của phản ứng nhiệt hạch trong lòng Trái đất. Nhiệt
và ánh sáng phân bố không đều, giảm từ xích đạo đến cực, biến động có chu kì theo
mùa và theo ngày đêm, đồng thời còn bị chi phối bởi yếu tố địa hình và nhiễu loạn
khác. Mặc dù con người biết tìm nơi trú ẩn từ trong hang động đến nhà cửa, biết
may từ cuốn cỏ, lá cây đến quần áo để che thân, song bức xạ ánh sáng và nhiệt đã
để lại trên cơ thể con người những dấu ấn của mình. Đó là những thích nghi về hình
thái, màu da, cao lớn hơn những người ở vùng vĩ độ thấp. Liên quan đến kích thước
và khối lượng cơ thể thì người sống ở vĩ độ thấp có diện tích tiếp xúc bề của bề mặt
cơ thể với môi trường lớn hơn so với người sống ở vùng vĩ độ cao, thích nghi với
khả năng tản nhiệt lớn. Do vậy, tỉ số P (khối lượng cơ thể) với S (diện tích bề mặt
cơ thể) giảm dần từ vùng cực đến xích đạo.
Nhiệt lượng do cơ thể sản sinh ra trong các quá trình sinh lí, sinh hóa diễn
ra trong các tế bào gọi là quá trình chuyển hóa cơ bản. Nhiệt lượng chuyển hóa cơ
bản của người xứ lạnh thường cao hơn nhiệt lượng chuyển hóa cơ bản của người xứ
nóng. Quan hệ với điều này, khẩu phần thức ăn của người xứ lạnh thường là những
loại thực phẩm giàu năng lượng như lipit, protêin động vật …Ở Việt Nam trong lứa
tuổi lao động, tương đương nhiệt của chuyển hóa cơ bản dao động trong khoảng 36
– 38kcal/m2/1h diện tích cơ thể. Con người còn thích nghi với sự biến đổi có chu kì

của nhiều trung khu hoạt động của bộ não, tạo nên giấc ngủ của con người. Còn ban
ngày, ánh sáng thức tỉnh chúng ta, con người trở nên năng động. Chu kì tuần trăng
có liên quan đến hoạt động chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ (28 ngày). Người ta cũng
chứng minh rằng, sự xúc cảm của con người xảy ra mạnh nhất trùng vào pha trăng

12




Biện Văn Tranh

tròn. Như vậy, tính chu kì ngày đêm và chu kì trăng gây ra những nhịp điệu về tâm
sinh lí không chỉ ở giới sinh vật mà cả ở con người.
1.2.8. Con người gây ra sự suy giảm cuộc sống của chính mình
Chất lượng cuộc sống của con người phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội, vào mức sống (thu nhập), điều kiện môi trường và quan hệ giữa con
người với nhau.
Muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người phải khai
thác nguồn tài nguyên, phát triển nền kinh tế…song điều đó lại gây nên sự giảm sút
tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến cuộc sống.
Con người sinh sống chủ yếu dựa vào nguồn lương thực, thực phẩm khai
thác được từ thiên nhiên, nhất là các hệ sinh thái nông nghiệp và sử dụng nguồn
năng lượng hóa thạch, điện năng và năng lượng nguyên tử. Theo các số lượng thống
kê, nhịp điệu tăng hàng năm của sản xuất nông nghiệp giảm dần, ở những năm 1950
là 3,1%; thập kỉ 60: 2,5%; còn trong thời kì 1971 – 1984 là 2,3%; năm 1985: 2,1%.
Trong giai đoạn 1980 – 1985 sản lượng ngũ cốc toàn thế giới tăng từ 1568 đến
1.837 triệu tấn, sản lượng các loại củ tăng từ 536 đến 585 triệu tấn, hoa quả từ 290
đến 300 triệu tấn, thịt từ 132 đến 148 triệu tấn, sữa từ 446 đến 508 triệu tấn, cá từ
72 đến 84 triệu tấn. Từ năm 1970 sản lượng ngũ cốc tính theo đầu người tăng lên

không đáng kể; sản lượng hoa quả, thịt sữa theo đầu người hầu như không tăng,
trong khi đó sản lượng các loại củ giảm xuống.
Mức tiêu thụ năng lượng cần cho một người ở các nước có thu nhập thấp,
trung bình là 2.380 calo mỗi ngày, phần lớn từ thực vật, còn ở những nước thu nhập
cao 3.380 calo/ngày, phần lớn lấy từ động vật. Nếu tính tổng mức sử dụng năng
lượng chung cho cuộc sống thì chỉ có 42 nước thuộc loại tiêu thụ năng lượng cao,
chiếm ¼ dân số thế giới và đã tiêu tốn đến 4 /5 năng lượng, trong khi 128 nước ở
mức độ thấp hoặc trung bình thấp, chiếm ¾ dân số chỉ dùng 1/5 tổng năng lượng.
Mức sống, còn biểu thị ở thu nhập bình quân đầu người. Hiện nay những
nước có thu nhập bình quân thấp (đến 1.000 đô la) chiếm 18.75%; ở mức trung bình
thấp (1.000 ÷ 5.499 đô la) 53,12%; ở mức trung bình cao (5.000 ÷ 9.999 đô la)
11,88% và ở mức cao (từ 10.000 đô la trở lên) 16,25%. Đối chiếu với tiêu chuẩn
này, trên thế giới ít nhất có 730 triệu người ăn không đủ calo để lao động bình
thường. Chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển, trong đó các nước châu Á
chiếm khoảng 2/3.
Điều kiện sinh hoạt của con người cũng rất chênh lệch. Riêng về nước
sinh hoạt, trong năm 1993, 61% dân ở nông thôn và 26% dân ở thành phố thuộc các
nước đang phát triển không được cung cấp nước uống bình thường. Tình trạng trên
đưa đến hàng loạt các bệnh như tiêu chảy, thương hàn, sốt rét, giun sán...
Theo UNICEP và WHO, hàng năm trên thế giới có tới 95 triệu trường
hợp mắc bệnh sốt rét, 200 triệu người đang mắc bệnh sán. Do các hành vi của con
người mà căn bệnh thế kỉ (AIDS) đang ngày càng lan tràn trên mọi lục địa. Nạn mù
chữ chưa được giải quyết. Nguyên nhân của sự nghèo khổ, và các cuộc di dân vẫn
còn diễn ra do hiểm họa của các cuộc chiến tranh sắc tộc, vì quyền lực thống trị của

13





Biện Văn Tranh

nước này đối với nước khác. Chỉ riêng năm 1986, tổng chi phí quân sự trong các
nước lên tới 825 tỉ đô la.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng trong lịch sử của mình, con người đã tạo
nên bao kỳ tích, nhất là trong văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Cuộc sống vật chất và
tinh thần được cải thiện đồng thời tuổi thọ cũng được kéo dài. Trước thế kỉ 18, tuổi
thọ bình quân của loài người chưa đầy 30 tuổi, cuối thế kỉ 18 lên đến 40, và sau
những năm 20 của thập kỷ này là 65 tuổi.
1.3. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI HÌNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là thêm vào môi trường bất kỳ chất hay dạng năng
lượng nào với tốc độ lớn hơn tốc độ mà môi trường có thể thích nghi vơi chúng
bằng cách phân tán, phân hủy, quay vòng hay tích tụ chúng với một số dạng ít gây
tác hại.
Hoặc ô nhiễm môi trường là sự thay đổi bất lợi đối với một số các thành
phần môi trường có khả năng gây tác hại ñến sức khỏe của con người, ñến tính bền
vững của vật liệu, ñến sự phát triển của sinh vật (như sự thay đổi một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp về các dạng năng lượng, mức độ bức xạ, tính chất vật lý, hóa học và
sự đa dạng sinh học) xung quanh chúng ta bởi việc chuyển chất thải vào môi
trường.
1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô
nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể có nhiều cách chia
nguồn gây ô nhiễm theo nguồn phát sinh, theo tính chất hoạt động, theo khoảng
cách không gian, theo nguồn gốc phát sinh.
- Theo nguồn phát sinh, người ta phân ô nhiễm làm hai loại: ô nhiễm tự
nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Ô nhiễm tự nhiên là những loại ô nhiễm hình thành từ
quá trình tự nhiên. Ô nhiễm nhân tạo là những loại ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt
động của con người.

- Theo tính chất hoạt động được chia thành 4 nhóm:
+ Do quá trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công
nghiệp).
+ Do quá trình giao thông vận tải.
+ Do sinh hoạt.
+ Do tự nhiên
- Chia theo phân bố không gian có 3 nhóm:
+ Điểm ô nhiễm cố định, như ống khói nhà máy gây ô nhiễm.
+ Đường ô nhiễm di động, như xe cộ gây ô nhiễm trên đường.
+ Vùng ô nhiễm lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và
lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.

14




Biện Văn Tranh

- Chia theo nguồn gốc phát sinh:
+ Nguồn sơ cấp, là ô nhiễm từ nguồn, thải trực tiếp vào môi trường.
+ Nguồn thứ cấp, chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến
đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
1.1.4. Phân loại ô nhiễm
Tác nhân ô nhiễm là dạng vật chất tự nhiên hay nhân tạo tồn tại ở dạng
thể rắn hoặc thể lỏng, khí và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ, được
chuyển vào môi trường với nồng độ hoặc hàm lượng đạt ñến mức có khả năng tác
động xấu ñến con người, sinh vật và vật liệu.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là các quy định về nồng độ tối đa của
các tác nhân gây ô nhiễm tồn tại trong từng thành phần của môi trường, từng vùng

cụ thể, và đối với từng mục đích sử dụng. Mỗi quốc gia căn cứ vào đặc điểm tự
nhiên và xã hội của đất nước mình để thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng môi trường
cho khu dân cư, cho khu sản xuất, tiêu chuẩn nước sinh hoạt, tiêu chuẩn nước thủy
lợi, tiêu chuẩn cho nước phục vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản …
Xuất phát từ quan điểm sinh thái học giải quyết toàn bộ vấn đề ô nhiễm
thì điều quan trong trước tiên là phải phân biệt hai dạng nhiễm cơ bản:
Ô nhiễm do chất không bị phân huỷ: vật liệu và các chất độc hại như hộp
nhôm, muối thuỷ ngân, hợp chất phenol mạch dài, thuốc trừ sâu… là những chất có
khả năng tích luỹ sinh học và tồn tại bền vững trong môi trường.
Ô nhiễm do những chất dễ phân huỷ: có tồn tại cơ chế biến đổi và đồng
hoá trong tự nhiên. Vấn đề nảy sinh là chất thải đưa vào môi trường vượt quá khả
năng đồng hoá của tự nhiên.
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, người ta chia ô nhiễm môi trường theo
các đối tượng bị ô nhiễm là:
- Ô nhiễm môi trường đất;
- Ô nhiễm môi trường nước;
- Ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong
đất. Ô nhiễm môi trường đất được xem là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường
đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có nhiều cách phân loại đất ô nhiễm, có thể
được phân loại như sau:
Theo nguồn gốc phát sinh, ô nhiễm môi trường đất có thể chia thành các
loại thành:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt;
+ Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp;
+ Ô nhiễm đất do các hoạt động nông nghiệp.
Theo tác nhân gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường đất có thể chia thành các
loại thành:


15




Biện Văn Tranh

+ Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học;
+ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học;
+ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý.
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi tính chất lý học, hóa học và điều
kiện vi sinh của nước. Sự thay đổi này có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật.
Căn cứ vào tác nhân gây ô nhiễm người ta phân loại ô nhiễm môi trường
nước thành:
+ Ô nhiễm môi trường nước do tác nhân vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường nước do tác nhân cơ học hay vật lý, nhiệt hay
phóng xạ.
Theo vị trí không gian người ta phân loại thành:
+ Ô nhiễm môi trường nước sông;
+ Ô nhiễm môi trường nước hồ;
+ Ô nhiễm môi trường nước biển;
+ Ô nhiễm môi trường nước mặt;
+ Ô nhiễm môi trường nước ngầm
Ô nhiễm không khí là những thay đổi tính chất vật lý, hóa học của môi
trường không khí, có khả năng gây tác động xấu đối với đời sống động thực vật và
con người, ñến các quá trình công nghệ trong sản xuất và các trạng thái tài nguyên
thiên nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tức thời hay lâu dài.
Có nhiều cách phân loại các nguồn gây ô nhiễm không khí. Một số cách
phân loại thông dụng được nêu dưới đây.

- Dựa vào nguồn phát sinh
Dựa vào nguồn phát sinh có thể chia thành hai nhóm chính: tự nhiên và
nhân tạo.
+ Nguồn tự nhiên
Ô nhiễm do sự phân hủy tự nhiên như: bão, núi lửa, sự phân hủy tự nhiên
các chất hữu cơ gây ra mùi hôi thối…bụi phấn hoa. Đối với loại này thì hiện nay
khả năng chế ngự của con người còn rất hạn chế.
Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: Hoạt động của núi lửa phun ra những
nham thạch nóng và một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SO2,
NOx, mêtan và một số khí khác có tác hại nặng nề và lâu dài tới môi trường.
Ô nhiễm do cháy rừng: Cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên cũng như
các hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí SOx,
NOx, CO, THC
Ô nhiễm do bão cát: Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất
trơ và khô không có lớp phủ thực vật. Ngoài việc gây ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm
tầm nhìn.

16




Biện Văn Tranh

– Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi, nước biển có kéo theo
một lượng muối (chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền. Không khí có nồng độ
muối cao sẽ có tác hại tới vật liệu kim loại.
– Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình
lên men các chất hữu cơ tại các bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như mêtan (CH4),
các hợp chất gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ (amoniac – NH3), hợp chất lưu

huỳnh (hydrosunfua – H2S, mecaptan) và thậm chí có cả các vi sinh vật.
+ Nguồn nhân tạo
Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người tạo nên bao gồm:
Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà
máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim, nhà máy điện (sử dụng các nhiên
liệu, than, dầu …). Các hoạt động nông nghiệp như sử dụng phân bón, phun thuốc
trừ sâu diệt cỏ. Dịch vụ thương mại: chợ buôn bán. Tùy vào các nguồn gây ô nhiễm
mà trong quá trình hoạt động đã thải vào môi trường các tác nhân gây ô nhiễm
không khí khác nhau về thành phần cũng như khối lượng.
- Dựa vào tính chất hoạt động
Dựa vào tính chất hoạt động có thể chia thành bốn nhóm chính.
– Ô nhiễm do quá trình hoạt động sản xuất: công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp.
– Ô nhiễm do giao thông: khí thải xe cộ, tàu thuyền, máy bay.
– Ô nhiễm do sinh hoạt: do đốt nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, phục vụ
vui chơi giải trí.
– Ô nhiễm do quá trình tự nhiên: bão, núi lửa, do sự phân hủy tự nhiên,
các chất hữu cơ gây mùi hôi thối…bụi phấn hoa.
- Dựa vào đặc tính hình học
– Điểm ô nhiễm: ống khói nhà máy.
– Đường ô nhiễm: đường giao thông.
– Vùng ô nhiễm: khu công nghiệp, khu tập trung các cơ sở sản xuất.
- Dựa vào tính chất khuếch tán
– Nguồn thải thấp: gồm nguồn mặt, nguồn đường, nguồn điểm (ống
khói nằm dưới vùng bóng rợp khí động).
– Nguồn thải cao: ống khói nằm trên vùng bóng rợp khí động.
Ngoài ra còn có một số loại hình ô nhiễm khác như: ô nhiễm tiếng ồn, ô
nhiễm phóng xạ, ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm thực phẩm.
1.4. CÁC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ CÁC VẤN
ĐỀ MÔI TRƯỜNG

1.4.1. Các tổ chức và hoạt động quốc tế về các vấn đề môi trường
Các nhà hoạt động môi trường đã có từ 100 năm gần đây, nhưng chỉ sau
hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường con người ở Stockholm năm 1972 vấn

17




Biện Văn Tranh

đề môi trường mới có vị trí đặc biệt. Trong khi nhiều nước phát triển và đang phát
triển rất quan tâm đến vấn đề môi trường thì các nước kém phát triển vẫn coi
thường vấn đề này và tiếp tục khai thác quá mức các nguồn tài nguyên: động vật,
thực vật, khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch, dẫn đến nạn sa mạc hóa và ô
nhiễm. Trên phạm vi quốc tế có rất nhiều cố gắng với các hướng khác nhau. Hội
nghị về giáo dục môi trường ở Tbilisi, Liên xô cũ ( năm 1977) đã khẳng định mục
tiêu là (tăng cường nhận thức và hành động để bảo vệ bầu khí quyển, cải thiện cuộc
sống, gìn giữ những di sản tự nhiên và văn hóa, bao gồm cả động, thực vật và nơi
ở). Tổ chức Liên hiệp quốc có những chi nhánh như UNESCO và chương trình môi
trường của Liên hiệp quốc (UNEP); quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEP); Tổ
chức nông nghiệp và lương thực (FAO); Tổ chức y tế thế giới (WHO); Chương
trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP); Ngân hàng quốc tế về tái xây dựng và
phát triển (IBRD) hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề giáo dục và bảo vệ
môi trường.
Trong số các tổ chức phi chính phủ (NGOS) thì các tổ chức như Hiệp hội
bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN); Quỹ bảo vệ thiên
nhiên quốc tế (WNCF); Hội đồng quốc tế các hội khoa học (ICSU); Liên hiệp thanh
niên quốc tế về nghiên cứu và bảo vệ môi trường (IYE); Hội quốc tế về sinh thái
nhiệt đới (ISTE); Trung tâm bảo vệ môi trường quốc tế…đã có những hoạt động

tích cực và hiệu quả trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, còn rất nhiều những tổ chức
hoạt động theo vùng như ở Mỹ, Châu Âu có liên hiệp hội giáo dục môi trường; Ở
các nước Trung Đông có tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của các khối Ả Rập
(ALECSO). Ở Đông Nam Châu Á có tổ chức các Bộ trưởng giáo dục (SEMEO). Về
phương diện tài nguyên thiên nhiên và tác động nhân sinh đến môi trường và sinh
quyển thì chương trình sinh học quốc tế của UNESCO (IBP 1964 -1974) có phân
ban “Con người sinh quyển – MAB” là đáng chú ý. Nhũng báo cáo về giáo dục môi
trường và các vấn đề chọn lọc khác đều được UNESCO – UNEP đăng tải trong tạp
chí CONNECT và xem như một phần trong chương trình giáo dục môi trường quốc
tế (IEEP).
Trong ấn phẩm của UNESCO/UNEP với tựa đề “Cuộc sống trong môi
trường” (Living in the Environment) do Sytnik xuất bản năm 1985, các chương
trình tổng hợp chính về môi trường có thể kể đến như:
+ Mục đích và vai trò của sinh quyển là nguồn cung cấp năng lượng và
phục hồi các chất.
+ Những yếu tố môi trường, thí dụ như tài nguyên thiên nhiên.
+ Bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất và đại dương.
+ Con người và cân bằng sinh thái đối với sản xuất, mức sống, kỹ nghệ
và ô nhiễm.
+ Khai thác bầu khí quyển bao gồm cả ô nhiễm không khí.
+ Bảo vệ và khai thác nguồn nước.
+ Tài nguyên đất.

18




Biện Văn Tranh


+ Tài nguyên sinh vật, bao gồm cả cuốn sách đỏ.
+ Các vấn đề về dân số, kể cả đô thị hóa.
+ Sức khỏe cộng đồng và những vấn đề lương thực, nạn đói trong mối
liên quan đến môi trường.
+ Phát triển kinh tế và môi trường bao gồm cả vấn đề quốc tế hóa trật tự
kinh tế mới.
+ Kiểm soát, quản lý môi trường.
+ Hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường.
1.4.2. Các vấn đề môi trường và công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam
1.4.2.1. Các vấn đề môi trường ở Việt Nam
- Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa cả nước, trong khi tai
họa mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng.
- Chất lượng đất cũng như diện tích đất canh tác theo đầu người đang bị
suy giảm nhanh, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.
- Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở vùng biển ven bờ
đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm trước hết là do dầu mỏ.
- Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh
vật đang bị sử dụng không hợp lý dẫn đến cạn kiệt và nghèo đi của tài nguyên thiên
nhiên.
- Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí xuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc
đã đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các
khu vực thành thị và nông thôn.
- Tác hại của chiến tranh đặc biệt là các hoá chất độc gây ra những hậu
quả cực kỳ nghiêm trọng về mặt môi trường đối với thiên nhiên và con người việt
nam
- Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa cũng sẽ gây
ra những áp lực nặng nề đối với môi trường và tài nguyên. Dân số đô thị tăng
nhanh, thường gây ra quá tải đối với hạ tầng cơ sở đô thị, dân số tăng cùng với mức
sống nâng cao sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị, Vấn đề thải
bỏ các chất thải (nước thải, phân, rác thải, ...) từ hoạt động sinh hoạt của người dân

ở mức độ cao sẽ có khả năng gây ô nhiễm môi trường. đặc biệt làm tăng lượng nước
thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm, làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên
nước, làm suy thoái nguồn tài nguyên này.
Các thách thức đối với môi trường rất lớn, nếu không được giải quyết kịp
thời và tương xứng thì có thể dẫn đến môi trường của chúng ta ngày càng bị ô
nhiễm, phát triển sẽ không bền vững.
Vấn đề môi trường hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau
như hệ thống cung cấp điện, nước và hệ thống thoát nước, ..., hệ thống giao thông
công cộng (đường bộ, đường sắt và đường hàng không), hệ thống giảm thiểu và xử

19




Biện Văn Tranh

lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn), hệ thống tưới tiêu. Tuy nhiên các
vấn đề môi trường chung mà chúng ta đang đối mặt đó là:
+ Ô nhiễm môi trường nước;
+ Ô nhiễm môi trường không khí;
+ Ô nhiễm rác thải sinh hoạt và công nghiệp;
+ Sự suy thoái tài nguyên đất;
+ Rừng bị phá hủy.
Ô nhiễm môi trường nước:
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là việc xả bỏ trực tiếp nước thải từ
các đô thị và khu công nghiệp vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Đặc trưng
chung của nước thải sinh hoạt là có mức độ ô nhiễm hữu cơ tương đối cao và đặc
biệt là hàm lượng coliform rất cao. Còn nước thải công nghiệp thì BOD, COD cao,
các kim loại nặng và một số chất độc khác.

Ngân hàng thế giới ước tính 35% dân cư thành thị ở những nước đang
phát triển thỏa mãn với các dịch vụ vệ sinh. Ở Mỹ Latin, chỉ 2% lượng nước cống
thành thị được xử lý. Ở Ai Cập, hệ thống cống ở Cairo được xây dựng cách đây 50
năm để phục vụ cho dân số khoảng 2 triệu người, nhưng dân số hiện nay đã vượt
quá con số 11 triệu. Ở Colombia, dòng sông Bogata – với chiều dài 200 km, chảy
qua khu vực dân cư 5 triệu dân của Bogota, bị ô nhiễm nặng bởi các vi sinh vật gây
bệnh với mức độ 7.3 triệu tế bào/l.

Hình 1.6. Ô nhiễm nguồn nước tại khu vực đô thị và nông thôn.

Ô nhiễm không khí và tiếng ồn:
Phát triển đô thị sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới trong đô
thị, thải ra nhiều bụi, khí độc hại và tiếng ồn gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn
nghiêm trọng trong khu vực đô thị. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, phần lớn
phương tiện giao thông thường cũ và không đạt tiêu chuẩn về khí thải. Bên cạnh
giao thông, sử dụng nhiên liệu như than, củi, dầu hỏa trong sinh hoạt như nấu

20




Biện Văn Tranh

nướng, sưởi ấm cũng là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm không khí ở đô thị
càng thêm trầm trọng.

Hình 1.7. Phương tiện giao thông
không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải


Hình 1.8. Khói thải công nghiệp
chưa được xử lý

Rác thải sinh hoạt và công nghiệp:
Rác thải sinh hoạt và công nghiệp là vấn đề nhức nhối ở tất cả các đô thị,
đặc biệt là đô thị ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc thu gom và xử lý
lượng chất thải rắn đòi hỏi chi phí rất lớn. Ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm
phải chi hơn 300 tỷ cho việc thu gom rác.
Ngoài ra, rác y tế mặc dù khối lượng ít hơn rác sinh hoạt nhưng đây là
loại rác có khả năng gây ô nhiễm cao, là nguồn phát sinh dịch bệnh đe dọa sức khỏe
cộng đồng. Xử lý rác y tế cũng đòi hỏi chi phí cao hơn so với rác sinh hoạt thông
thường.
Theo báo cáo mới nhất công bố cuối tháng 11/2004, mang tên Diễn biến
môi trường Việt Nam năm 2004 là kết quả hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi
trường, WB và CIDA thông qua dự án Waste-Econ của Canada đã chỉ ra những
thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải vượt qua trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo đó, mỗi năm Việt Nam sản sinh trên 15 triệu tấn chất thải, trong đó
phần lớn không được thiêu hủy an toàn đang là một nguy cơ lớn đe dọa sức khoẻ
cộng đồng và môi trường. Theo báo cáo này, việc xử lý chất thải đúng cách bao
gồm tái sử dụng và tái chế, thu gom, xử lý và tiêu hủy là thiết yếu nhằm cung cấp
một hệ thống quản lý chất thải có hiệu quả về mặt chi phí và có khả năng hạn chế
rủi ro với sức khỏe của cộng đồng và môi trường.
Các vùng đô thị ở Việt Nam với dân số chiếm 24% dân số cả nước phát
sinh mỗi năm hơn 6 triệu tấn chất thải hay khoảng 50% tổng lượng chất thải sinh
hoạt của cả nước. Theo ước tính, đến năm 2010, tổng lượng chất thải sinh hoạt phát
sinh sẽ tăng trên 60% trong khi chất thải công nghệ sẽ tăng 50% và chất thải độc hại
tăng gấp hơn 3 lần.

21





Biện Văn Tranh

Theo ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt
Nam thì dự đoán Việt Nam sẽ là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng
nhất thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đồng thời làm nảy
sinh các thách thức không lường trước được với môi trường, đặc biệt ở các khu đô
thị mới và khu công nghiệp, nơi CTR đã trở thành vấn đề nổi cộm gây ra các tác
động nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường.
Việt Nam đã có những biện pháp đáp ứng với một khung pháp lý tốt, kế
hoạch đầu tư mạnh mẽ và tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ở cấp
địa phương, đặc biệt là ở các thành phố chính. Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam
đã có tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện hệ thống quản lý chất thải, nhưng vẫn còn
nhiều việc phải làm. Sau khi mô tả khái quát về hệ thống QLCTR ở Việt Nam thông
qua phát sinh chất thải, xử lý chất thải bao gồm thu gom, tiêu hủy, xử lý và tái chế,
các vấn đề về quản lý bao gồm chính sách, thể chế, ngân sách tài chính, Báo cáo về
môi trường năm 2004 nêu ra những thách thức mà Việt Nam phải đương đầu để xây
dựng một hệ thống QLCTR hiệu quả về chi phí nhằm giảm nghèo đói, cải thiện sức
khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng môi trường.
Chất thải y tế:
Ở tất cả các địa phương đều có cơ sở y tế. Các cơ sở y tế không chỉ thải
vào môi trường nước thait y tế mà còn mà còn thải cả chất thải rắn. Trung bình mỗi
cơ sở y tế (chủ yếu là bệnh viện) thải vào môi trường mỗi ngày khoảng 5 đến 7 tấn
chất thải y tế nguy hại. Tỷ trong trung bình của chất thải y tế là 150 kg/m3, độ ẩm
trung bình 37 – 42%, nhiệt lượng khoảng 1400 – 2150 cal/kg. CTYT mang trong
mình chất độc hại không chỉ có tính chất hóa học, vật lý mà còn nguy hiểm hơn cả
là chúng chứa rất nhiều mầm bệnh khác nhau từ các bênh nhân điều trị tại bệnh
viện. Hiện nay chỉ có một số cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại,

còn rất nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc không có hệ thống xử lý CTYT. Một phân
trong đó gộp chung với chất thải đô thị, mọt phần khác được chôn lấp khá tùy tiện,
không theo những quy định bắt buộc. Do đó, mối nguy hiểm từ chất thải y tế là rất
lớn, nếu không quản lý chặt chẽ, rất có thể xảy rănhngx dịch bệnh lớn.
Chất thải rắn công nghiệp:
Số lượng và thành phần của chất thải rắn công nghiệp phụ thuộc vào quy
mô, ngành nghề và tính chất của các nhà máy, xí nghiệp ở mỗi thành phố. Trong
thành phần chất thải rắn công nghiệp, ngoài các thành phần có tính phổ biến nh tro,
xỉ than, các phế liệu còn có một thành phần chất thải rắn là chất thải nguy hại, đặc
biệt là đối với các ngành công nghiệp hóa chất, điện tử, công nghiệp pin, các cặn bã
của nước thải từ công nghiệp xi mạ…cho đến nay nói chung chất thải rắn công
nghiệp ở các đô thị nước ta chưa được thu gom và xử lý riêng biệt, chưa tiến hành
kiểm kê và đăng ký chất thải công nghiệp nguy hại. tuy nhiên, cũng có một số nhà
máy tiến hành tách riêng chất thải nguy hại để xử lý.

22




Biện Văn Tranh

Bảng 1.2. Thông tin về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Hình 1.8. Các bi rác lộ thiên tràn lan chưa được thiết kế chôn lấp hợp vệ sinh
Phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)
Toàn quốc
Các vùng đô thị
Các vùng nông thôn
Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm)

Chất thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải y tế nguy hại (tấn/năm)
Chất thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp (tấn/năm)
Lượng hóa chất nông nghiệp tồn lưu (tấn)
Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày)
Toàn quốc
Các vùng đô thị
Các vùng nông thôn
Thu gom chất thải (% tổng lượng phát sinh)
Các vùng đô thị
Vùng nông thôn
Các vùng đô thị nghèo
Số lượng các cơ sở hủy chất thải rắn
Bãi rác và bài chôn lấp không hợp vệ sinh
Bài chôn lấp hợp vệ sinh
Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại (% tổng lượng)

23

12.800.000
6.400.000
6.400.000
128.400
2.510.000
21.000
8600
37.000
0.4
0.7

0.3
71%
>20%
10 – 20 %
74
17
50%




Biện Văn Tranh

1.4.2.2. Một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường ở Việt
Nam.
Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng
giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo chỉ thị 36 CT/TW của bộ chính trị ban chấp hành Trung Ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường
của Việt Nam hiện nay là:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong các hoạt động sống của con người. trong giai đoạn hiện nay các biện pháp
khắc phục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là:
+ Thực hiện nghiên chỉnh của luật bảo vệ môi trường về báo cáo ĐTM
trong việc xét duyệt, cấp phép các dự án quy hoạch và đầu tư. Nếu báo cáo ĐTM
không được chấp nhận thì không cho phép thực hiện các quy hoạch, các dự án này.
+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết
quả ĐTM, các bộ ngành, tỉnh, thành phố tổe chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm
và có kế hoạch xử lý phù hợp.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên áp dụng các công nghệ

sạch, công nghệ ít phế thải, tiêu hao ít năng lượng và nguyên vật liệu.
+ Các khu vực đô thị, công nghiệp cần phải sớm có và thực hiện tốt các
phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện, như
đốt chất thải bệnh viện ở nhiệt độ cao, xử lý nước thải bệnh viện.
+ Thực hiện các kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển. kế
hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học dùng trong chiến tranh. Quản lý các hóa
chất độc hại và chất thải nguy hại.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành
các chính sách phát triển kinh tế xã hội phải gắng với bảo vệ môi trường, nghiêm
chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường. để thực hiện mục tiêu trên cần quan tân các
biện pháp cụ thể:
+ Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định về
luật pháp khác nhằm nâng cao hiệu lực của luật.
+ Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích việc áp
dụng các các công nghệ sạch.
+ Thể chế hóa đóng góp chi phí bảo vệ môi trường môi trường: thuế môi
trường, thuế tài nguyên, quỹ môi trường …
+ Thể chế hóa việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với
bảo vệ môi trường. trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải có các chỉ
tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. khi tính hiệu quả kinh tế, so sánh các phương án
phải tính toán cả các chi phí bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo các cán bộ
môi trường từ trung ương đến địa phương.

24




Biện Văn Tranh


+ Xây dựng mạng lưới quan trắc quốc gia, vùng lãnh thổ và gắng chúng
với hệ thống các trạm quan trắc môi trường toàn cầu và khu vực. hệ thống này phản
ánh trung thực chất lượng môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ.
+ Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu môi trường quốc gia: quy chế thu
thập, trao đổi thông tin môi trường quốc gia và quốc tế.
+ Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ, chuyên gia về
khoa học công nghệ môi trường đồng bộ, đáp ứng các công tác bảo vệ môi trường
của quốc gia và từng ngành.
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị
Rio-92 thông qua:
+ Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
+ Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất.
+ Giữ gìn trong khả năng chiuh đựng của trái đất.
+ Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức mới vì phát triển bền
vững.
+ Tạo điều kiện cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
+ Tạo một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển bền
vững.
+ Xây dựng khối liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát triển.
+ Xây dựng một xã hội bền vững.
- Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị Ban Chấp
Hành Trung Ương Đảng khóa IX nêu lên 3 mục tiêu chủ yếu về bảo vệ môi trường
nước ta trong thời gian tới:
+ Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bề
vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Khắc phục ô nhiễm môi trường trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước năng cao chất lượng

môi trường.
+ Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa
giữa sự tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường, mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, sống thâ thiện với môi trường.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các
vùng lãnh thổ riêng biệt như:
+ Xây dựng các công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương tùy thuộc vào trình độ phát triển.
+ Hình thành và thực hiện các công cụ quản lý môi trường (luật pháp,
kinh tế, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội …).
1.4.232. Các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam

25




×