Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thị trường lao động và thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.3 KB, 19 trang )

Chủ đề: “THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ THẤT NGHIỆP”
I. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Đường cầu về lao động (LD)
- Đường cầu về lao động (LD) cho biết các doanh nghiệp cần bao nhiêu lao động
tương ứng với mỗi mức tiền lương thực tế, trong các điều kiện khác nhau về vốn, tài
nguyên, ... không đổi.
- Tiền lương thực tế (Wr) cho biết khối lượng hàng hoá dịch vụ mà tiền lương danh
nghĩa có thể mua được, tương ứng với mức giá đã cho.
Tiền lương thực tế chính là giá cả của sức lao động.

Wn
p

Wn : Tiền lương danh nghĩa
P: Mức giá chung

- Dạng của đường cầu lao động (LD) :
+ Nếu xét trong phạm vi 1 doanh nghiệp : việc trả lương thực tế càng cao, thì
doanh nghiệp thuê ít lao động, theo đó cầu về lao động có xu hướng giảm xuống (LD↓) &
ngược lại tiền lương thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng lên (L D↑) .
Nghĩa là, quan hệ giữa tiền lương thực tế (Wr) và cầu về lao động (LD)là quan hệ
nghịch biến → đường LD dốc đi xuống.
+ Nếu xét trong toàn bộ nền kinh tế, đường LD là đường dốc đi xuống bởi lẻ trong
thực tế các doanh nghiệp đều tìm cách đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
- Sự dịch chuyển của đường cầu về lao động:
+ Nếu tiền lương thực tế (Wr) thay đổi, đường LD di chuyển dọc theo chính nó.
+ Nếu các yếu tố khác ngoài Wr thay đổi (số lượng tài sản cố định, qui mô sản
xuất, sở thích của người thuê lao động,...), đường LD sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang
phải. (L : số lao động)



Thất nghiệp tự nguyện

Wr

LS'

Wr1
Wr0

LS

E

Wr2
F

0
L1

L0

L2

L

2. Đường cung về lao động (LS):
- Đường cung về lao động (LS) cho biết lượng lao động mà các hộ gia đình cung
cấp cho các doanh nghiệp tương ứng với mỗi mức tiền lương thực tế (W r) nhất định.
- Dạng của đường cung lao động (LS):
Khi tiền lương thực tế (Wr) tăng lên, sẽ có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao

động của mình tương ứng với mức tiền lương đó →LS↑ và ngược lại,
Wr↓→ LS↓. vậy thì, mối quan hệ giữa LS và Wr là quan hệ đồng biến và đường LS
có xu hướng dốc lên
- Trong nền kinh tế, có 2 đường cung về lao động:
LS: đường cung của lực lượng lao động xã hội.
LS': đường cung của bộ phận lao động sẵn sàng làm việc với các mức lương tương
ứng của thị trường lao động.
Cả 2 đường cung về lao động đều có độ dốc dương, nhưng độ dốc là khác nhau.
khoảng cách giữa 2 đường thể hiện số lượng lao động Tự nguyện thất nghiệp, khoảng
cách này thu hẹp thì tiền lương thực tế càng tăng.
- Sự dịch chuyển của đường cung về lao động:


+ Nếu tiền lương thực tế (Wr) thay đổi, đường LS' di chuyển dọc theo chính nó.
+ Nếu các yếu tố khác ngoài Wr tác động, đường LS' dịch chuyển sang trái hoặc
sang phải.
- Sự cân bằng của thị trường lao động: Thị trường lao động cân bằng tại E(Wr,
L0). Tại đó, số lao động các doanh nghiệp thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình sẵn
sàng cung cấp.
Như vậy, khi thị trường lao động cân bằng, mọi người làm việc tại mức lương cân
bằng (W0) đều có việc làm (L0). Vị trí cân bằng này tương ứng với trạng thái toàn dạng
nhân lực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại vị trí này (E) vẫn có một số lao động bị thất
nghiệp, đó là số lao động thất nghiệp tự nguyện và tỉ lệ thất nghiệp tương ứng với trạng
thái cân bằng của thị trường lao động gọi là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

3. Giá cả, tiền công & việc làm:
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này
qui định vị trí, độ dốc của đường tổng cung và tổng cầu. Về phía cung, giá cả phụ thuộc
nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong ngắn hạn (ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển), tiền công có tỉ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Vả lại, tiền công lại phụ thuộc

vào trạng thái của thị trường lao động, tức là tình trạng thất nghiệp & việc làm của nền
kinh tế. Giá cả còn phụ thuộc vào qui mô của tài sản cố định, số lượng TSCĐ tăng lên sẽ
làm sản lượng tiềm năng tăng và giảm giá của sản phẩm. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự
thay đổi của tiền công (việc làm - thất nghiệp) là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi
giá cả.
Tiền công trong nền kinh tế thị trường thay đổi như thế nào ?
Vấn đề này, các nhà kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes có
những quan điểm trái ngược nhau.
+ Kinh tế học cổ điển: Cho rằng tiền công (tiền lương) danh nghĩa và giá cả hoàn
toàn linh hoạt. Tiền lương thực tế điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn cân
bằng. Nền kinh tế luôn ở mức toàn dụng nhân lực, không có thất nghiệp không tự
nguyện.
+ Trường phái Keynes: Giá cả và tiền lương danh nghĩa là không linh hoạt. Theo
đó, tiền lương thực tế cũng không thay đổi, thị trường lao động luôn trong tình trạng có
thất nghiệp.


Từ những quan điểm khác nhau đó về sự vận động của giá cả và tiền lương, nên cả
hai trường phái này cũng có những quan điểm khác nhau về hình dáng của đường tổng
cung (AS).
II- THẤT NGHIỆP
1.Các khái niệm có liên quan
♦ Lực lượng lao động đó là những người trong độ tuổi lao động và có khả năng
lao động.
♦Những người trong độ tuổi lao động: Đó là những người đang ở độ tuổi có
nghĩa vụ, quyền lợi lao động theo quy định ghi trên hiến pháp của một quốc gia
♦Người có việc làm: là những người có tên trong danh sách trả lương của các đơn
vị sản xuất kinh doanh, văn hóa, sự nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước
2.Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, có

khả năng lao động, có nhu cầu lao dộng nhưng mà vì lí do nào đó mà không tìm
được việc làm
Dân số

Trong độ
tuổi lao
động

Lực lượng lao dộng

Có việc
Thất nghiệp

Ngoài lực lượng lao động(ốm đau, không có khả năng lao
động,..)
Ngoài độ tuổi lao động

Dấu hiệu của một người được coi là thất nghiệp :
- Trong độ tuổi lao động
-Có khả năng lao động
- Có nhu cầu lao động


- Đang không có việc làm
3.Chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp
3.1 Số người thất nghiệp
Số người thất nghiệp được tính theo 2 cách:
- Cách 1: thống kê số lượng người có các dấu hiệu thất nghiệp .
- Cách 2:
Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – Số người trong

danh sách trả lương của đơn vị
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng
số người thất nghiệp của Việt Nam là 1,12 triệu người, chiếm khoảng 2.23%
3.2 Tỷ lệ thất nghiệp
♦ Tỉ lệ thất nghiệp là tỷ số phần trăm giửa số người thất nghiệp so với tổng số
người trong lực lượng lao động của xã hội
Tỉ lệ thất nghiệp =
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016 ước
tính là 54.4 triệu người, tăng 1.4% so với cùng thời điểm năm 2015. Đến thời điểm
trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47.8 triệu người, tăng
0.2% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong
quý 01/2016 ước tính là 53.3 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 ước tính là 2.23%. Tỷ lệ
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là
3.96% (cao hơn 1.73 điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi).
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) quý 1/2016 ước tính là 6.47%. Tỷ lệ
thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý 1/2016 là 1.27%.
Còn tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 năm nay ước tính
là 1.77% (quý 01/2015 tương ứng là 2.43%).
3.3 Tỷ lệ thời gian lao động không được sử dụng
♦ Tỉ lệ thời gian lao động không được sử dụng= 1- Tỉ lệ thời gian lao động
được sử dụng
Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng:
=


3.4 Thời gian thất nghiệp
-Thời gian thất nghiệp là số thời gian bình quân không có việc làm của tổng
số những người thất nghiệp.

-Thời gian thất nghiệp nói lên khả năng tái tạo việc làm, khả năng tái đào tạo
lao động trong xã hội. Thời gian thất nghiệp càng ngắn càng tốt.
3.5 Tần số thất nghiệp
-Tần số thất nghiệp là số lần thất nghiệp trung bình của một người thất nghiệp
trong một khoảng thời gian nào đó.Ví dụ: một năm bị thất nghiệp 3 lần.
-Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:
+ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.
+Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
4. Phân loại thất nghiệp
Để phân loại thất nghiệp người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau ví dụ:
- Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam, nữ )
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi, nghề )
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ ( thành thị, nông thôn )
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, nông nghiệp. . )
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Tuy nhiên cách phân loại thường được sử dụng nhất trong kinh tế vĩ mô là phân
loại theo lí do (nguyên nhân) và theo tính chất ( tự nguyện và không tự nguyện),theo
nguồn gốc của thất nghiệp.
4.1 Theo lí do thất nghiệp
- Do bỏ việc : Tự ý xin thôi việc (người lao động chủ động) vì những lý do khác nhau
như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng .
- Do mất việc : Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh ( người lao
động bị động), Nhà nước cần can thiệp để giải quyết.
- Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm
( thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công
tác. . . . . )
- Quay lại : Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm.
4.2 Theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời

gian tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là quá trình tạo ra sự trùng khớp giữa công


nhân và việc làm thích hợp. Người lao động nghỉ việc nhanh chóng tìm được việc làm
mới và thích hợp hoàn toàn với nó. Nhưng trong thực tế, người lao động khác nhau về sở
thích và kỹ năng, việc làm khác nhau ở nhiều thuộc tính và thông tin về người cần việc và
chỗ làm việc còn trống làm cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong
nền kinh tế bị chậm trễ. Do đó, thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp cố hữu trong mọi
nền kinh tế, nó không thể tránh khỏi đơn giản vì nền kinh tế luôn luôn thay đổi để giảm
loại thất nghiệp này cần có những thông tin đầy đủ hơn về thị trường lao động.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử
dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là lượng cung lao
động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao
động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu
thị trường.
- Thất nghiệp do chế độ tiền lương tối thiểu : Chế độ tiền lương tối thiểu bắt buộc
người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất bằng hoặc phải cao hơn
mức lương quy định ,đảm bảo cho người lao động mức lức lương đủ sống trong xã
hội.Tuy nhiên, cũng do quy định đó của nhà nước mà có 1 số doanh nghiệp không có đủ
khả năng trả lương bằng mức nhà nước quy định, họ đã giảm nhu cầu thuê lao động, dẫn
đến một bộ phận người lao động mất việc.

Trên thị trường lao động, tiền lương làm cho cung và cầu về lao động bằng nhau tại Wr0.
Tại mức lương cân bằng đó, cả lượng cung và lượng cầu về lao động đều bằng L0. ngược
lại, nếu tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng, có thể do luật


tiền lương tối thiểu, lượng cung về lao động tăng lên LS và lượng cầu về lao động giảm
xuống LD mức thặng dư về lao động LS - LD chính là số người thất nghiệp.
-Thất nghiệp do lí thuyết tiền lương hiệu quả: Theo lí thuyết này các doanh nghiệp có

lợi khi trả cho người lao động với mức lương cao hơn mức lương cân bằng trên thị
trường.Bởi khi được trả lương cao, người lao động sẽ làm việc tích cực và nỗ lực
hơn.Điều này dẫn đến tình trạng giảm tốc độ thay thế và tuyển mới lao động và do đó gây
ra thất nghiệp.
-Thất nghiệp tự nhiên:thất nghiệp khi thị trường lao động đã cân bằng
- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất nghiệp
phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại
thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, nhằm
nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
4.3 Theo tính chất của thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp
nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.Thất nghiệp tự nguyện diễn ra
trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo có tiền lương linh hoạt, khi những người đủ
tiêu chuẩn quyết định chọn không đi làm tại mức lương hiện tại. Thất nghiệp tự nguyện
có thể là một kết cục không hiệu quả của thị trường cạnh tranh.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù người lao động sẵn
sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.
5. Tác hại của thất nghiệp
* Ðối với cá nhân người lao động:
-Giảm thu nhập
-Kỹ năng ,chuyên môn mai một
-Hạnh phúc gia đình bị đe dọa
*Đối vỡi xã hội
-Sản lượng nền kinh tế giảm sút
-Chính phủ phải tăng chỉ tiêu cho trợ cấp
- Tệ nạn xã hội ,tội phạm gia tăng.
6. Giải pháp hạn chế thất nghiệp
*Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lí thuyết
-Đối với loại thất nghiệp tự nguyện
+Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương

thu hút được nhiều lao động hơn.


+Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề,đào tạo lại,tổ chức tốt thị trường lao
động
-Đối với loại thất nghiệp chu kì
+Cần áp dụng chính sách tài khóa,tiền tệ để làm tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh
nghiệp mở rộng quy mô sản xuất theo đó thu hút được nhiều lao động.
+Cần có những chính sách,kế hoạch bài bản hơn đểngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp
tiếp tục lan rộng.
-Kích cầu
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là
trọng tâm đã được xác định.Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu
vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất từ đó tạo ra việc làm.
-Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
-Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp
Bỏa hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được
học nghề và tìm việc làm,sớm đưa họ trở lại làm việc.Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp
còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
_Những biện pháp khác như trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương doanh nghiệp,cắt
giảm thuế tiêu thụ,đào tạo nghề cho bà con nông thôn,mở rộng thị trường xuất khẩu lao
động,hạn chế tăng dân số,khuyến khích sử dụng lao động nữ,..
7. Mối quan hệ giữa lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
Xã hội đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Nếu các nhà làm chính sách mở rộng tổng cầu, họ có thể giảm bớt thất nghiệp,nhưng
với cái giá là lạm phát cao hơn. Nếu họ thu hẹp tổng cầu, họ có thể giảm bớt lạm phát
nhưng cái giả phải trả là thất nghiệp tạm thời sẽ tăng lên.




Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm
phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng
trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP)
Ngắn hạn và dài hạn theo đường Phillips
Đường Phillips (Phillips curve) mô tả mối liên hệ ngắn hạn giữa lạm phát và
thất nghiệp,giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn có mối quan hệ nghịch biến
nghĩa là khi tổng cầu tăng lên thì sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và mức giá chung
tăng lên và ngược lại.
Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát dự đoán thay đổi đường SP sẽ
dịch chuyển. Nếu tỉ lệ lạm phát dự đoán tăng lên từ Ife lên Ife1 đường SP sẽ dịch
chuyển lên trên từ SP(un, Ife) lên SP1(un, Ife1) và ngược lại.


SP

SP1

Tổng cung ngắn hạn AS
Tổng cầu cao AD cao
Tổng cầu thấp AD thấp

Trong ngắn hạn nếu lạm phát do cầu gây ra sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp. Khi sản lượng quá thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao; muốn tăng sản lượng và
giảm thất nghiệp cái giá phải trả là chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng lên.
Ngược lại khi nền kinh tế phát triển cao, sản lượng thực vượt quá mức sản
lượng tiềm năng với lạm phát cao, để giảm lạm phát thì chấp nhận sản lượng sụt giảm
và thất nghiệp gia tăng.
Nếu lạm phát do cung gây ra thì không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp.
TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS

Đường Phillips cho thấy sự kết hợp ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp khi
đường tổng cầu ngắn hạn dịch chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.


Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ càng cao, tổng sản lượng của nền kinh tế càng
lớn và mức giá chung càng cao. Mức sản lượng cao hơn dẫn tới mức thất nghiệp thấp
hơn.

Mô hình tổng cung - tổng cầu

Mô hình mối quan hệ giữa thất nghiệp và
lạm phát

*** Ý nghĩa:
Trong ngắn hạn, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp:
-

Giảm LP => CSTKTH => AD giảm => Y giảm => TN tăng
Giảm TN => CSTKMR => AD tăng => LP tăng

(CSTKMR: Chính sách tài khoá mở rộng là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của
chính phủ so với nguồn thu -- khi Yt < Yp; CSTKTH: Chính sách tài khoá thu hẹp là
chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu — khi Yt > Yp; Y: Sản
lượng)
Dài hạn
Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở về tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát là bao nhiêu.


SP


SP1

Đường cong phillips dài hạn là đường
thẳng đứng ở mức tự nhiên(un).
*** Ý nghĩa:
- Giảm LP => CSTKTH => AD, Y giảm
 TN tăng => w giảm => Cầu LĐ
tăng
 Thị trường LĐ cân bằng: un

un

Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể sản xuất được dựa
trên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức làm phát vừa phải.
Sản lượng tiềm năng là trong trường hợp nền kinh tế toàn dụng, huy động tối ưu các
nguồn lực đầu vào để sản xuất tạo ra sản phẩm.
Vậy, tại sao lại liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và lạm phát ?
Trong một nền kinh tế toàn dụng là một nền kinh tế huy động nguồn nhân lực một
cách tối ưu nhất, mà tối ưu nhất ko phải là ai ai cũng có việc làm, mà là mỗi việc làm
phải đúng với kỹ năng và mong muốn của mỗi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tức
là thất nghiệp không phải do thiếu việc làm trong nền kinh tế, mà là thất nghiệp do nghỉ
việc để tìm một việc mới thích hợp hơn, hay do chu kỳ, ..vv...nhằm xác định công việc
phù hợp với mỗi lao động nhất).
VD: một người học kế toán nhưng sau khi ra trường lại làm trong một phòng chuyên
bán sản phẩm, điều này rõ ràng ko phù hợp với khả năng, người này cần thời gian nghỉ
việc và xin một cv khác phù hợp với chuyên môn hơn. Như vậy, rõ ràng tỷ lệ thất nghiệp


tự nhiên BAO GIỜ CŨNG TỒN TẠI và TỐT cho nền kinh tế. Còn về lạm phát, tất nhiên

để có được sản lượng tiềm năng thì đi cùng với nó là chính sách kinh tế, môi trường kinh
tế, tình hình kinh tế. Tỷ lệ lạm phát (ở mức vừa phải) là một tín hiệu rất tốt, thúc đẩy phát
triển kinh tế. Thiểu phát hoặc lạm phát phi mã đều gây tác hại xấu và ko thể đạt được
mức sản lượng này.
8.Thực trạng thất ngiệp của Việt Nam
-Năm 2013:
+Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước
tính là 2,2%, tăng đáng kể so với mức 1,96% của năm 2012. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp
tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn.Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với 2012.
+Báo cáo cũng cho biết, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24
ước tính 6,36%. Cả hai khu vực đều có tỷ lệ tăng so với năm ngoái, trong đó thành thị
tăng thêm gần 2%.
+Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, cả khu vực
thành thị và nông thôn đều tăng nhẹ so với cuối 2012.
-Năm 2014:
+Về tỉ lệ thất nghiệp: Ước tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lượt là: 2,21%; 1,84%; 2,17% và
2,1%.
Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17%
của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu
vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013.
+ Về việc làm: Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính
53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013.
Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (năm 2013 là 32%).
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là
56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013.



-Năm 2015:
+Về tỉ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2.31%
trong đó khu vực thành thị là 3.29%; khu vực nông thôn là 1.83%.
+ Về việc làm: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm
2015 ước tính 52.9 triệu người, tăng 142 ngàn người so với năm 2014. Trong tổng số lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 44.3% ; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22.9% ; khu vực dịch vụ chiếm
32.8% . Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015 khu vực thành thị chiếm
31.2%; khu vực nông thôn chiếm 68.8%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm
2015 ước tính đạt 21.9%, cao hơn mức 19.6% của năm trước.
-Năm 2016:
+Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi Quý 2 năm 2016 ước tính là 1,72%,
trong đó khu vực thành thị là 0,76%; khu vực nông thôn là: 2,27%. So với Quý 2 năm
trước và Quý trước năm nay, tỷ lệ này giảm nhẹ.
+ Thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 47% tổng số người thất nghiệp. Tỷ
lệ thất nghiệp thanh niên cả nước là 7,07%, cao gấp gần 6 lần tỷ lệ thất nghiệp của những
người từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 11,7%, nghĩa là cứ
10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có hơn 1 người thất
nghiệp.
+So với Quý 2 năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng nhẹ và tăng chủ yếu ở khu
vực nông thôn (tăng 0,39 điểm phần trăm), tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở thành thị giảm
0,15 điểm phần trăm.
II-CÁC CÔNG THỨC VÀ BÀI TOÁN VỀ THẤT NGHIỆP
1/Tỷ lệ thất nghiệp : u = (U/L)*100%
Trong đó :
U:số người thất nghiệp
L: lực lượng lao động (L = có việc + thất nghiệp)
2/Tỷ lệ tham gia LLLĐ %L = (L/DSTT)*100%
(Dân số trưởng thành là ng > 16T)

x =( Yp – Yt)*100/Yp
x : % sản lượng thực tế < Sản lượng tiềm năng


3/Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các
nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch
vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo
quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người
tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà
cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
Các công thức liên quan:
Tỷ lệ thất nghiệp : u = (U/L)*100%
Trong đó :
U:số người thất nghiệp
L: lực lượng lao động (L = có việc + thất nghiệp)
Tỷ lệ tham gia LLLĐ : %L = (L/DSTT)*100%
(Dân số trưởng thành là ng > 16T)
x =( Yp – Yt)*100/Yp
x : % sản lượng thực tế < Sản lượng tiềm năng
Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn
lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy
mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình

trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà
cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
Định luật Okun (về tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp):
1. Nếu GDP thực tế giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp tăng
lên 1%. Chẳng hạn, nều GDP bắt đầu tại 100% mức tiềm năng của nó và giảm xuống
98% mức tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 1%.


ut = un + (Yp – Yt)*50/Yp
Trong đó :
ut : tỷ lệ thất nghiệp thực tế
un : tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà nền
kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng - Tính chất un: un >0  khi thị trường
lao động cân bằng vẫn có những người thất nghiệp, mức thất nghiệp ở tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên thì lạm phát ổn)
Yp : sản lượng tiềm năng - là mức sản lượng đạt được trong khi nền kinh tế tồn tại một
mức thất nghiệp bằng với mức thất nghiệp tự nhiên.
Yt : sản lượng thực tế
2. Khi tốc độ sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tốc độ của sản lượng tiềm
năng 2.5% thì tỉ lệ thất nghiệp giảm 1% (cần dự báo cho những năm tiếp theo)
y = (yt(i)-yt(i-1))*100/yt(i-1)
y = (yp(i)-yp(i-1))*100/yp(i-1)
u = ut(i) – ut(i-1)
ut(i) = ut(i-1) + 0.4(p-y)
Trong đó:
y : tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế ở năm i so với năm (i-1)
p : tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng ở năm i so với năm (i-1)
u : tỷ lệ tăng của thất nghiệp ở năm i so với năm (i-1)
yp(i) : sản lượng tiềm năng ở năm i
yp(i-1) : sản lượng tiềm năng ở năm (i-1)

Bài tập:
1. Theo nguồn số liệu IMF và ADB vào thời điểm năm 2007, dân số Việt Nam là 85 triệu

người. Số người trưởng thành có việc làm là 43 triệu người. Số người thất nghiệp là
1.5 triệu người. Có 4.5 triệu người trưởng thành không nằm trong LLLĐ.
a. LLLĐ (L) là bao nhiêu?
b. Tỷ lệ tham gia LLLĐ là bao nhiêu?
c. Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?
2. Biết sản lượng tiềm năng là 200 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%, sản lượng
thực tế đang thấp hơn sản lượng tiềm năng là 24%.
a. Hãy xác định sản lượng thực tế.
b. Tỉ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu?
3. Nếu tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 là 20%, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong
năm tài khóa 2009 – 2010 là 5%. Muốn đến năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 16%
thì sản lượng tiềm năng sẽ phải tăng trưởng bao nhiêu phần trăm?


4. Giả sử biết năm 2010 : un = 4%, Yt = 4750 tỷ USD, Yp = 5000 tỷ USD.
a. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2010?
b. Nếu muốn TLTN thực tế năm 2011 là 5% thì sản lượng thực tế phải tăng bao

nhiêu? Biết rằng Yp năm 2011 theo kết quả dự báo là 5500 tỷ USD.



×