Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo tốt nghiệp hiện trạng và giải pháp tiết kiệm điện tại quỳnh phụ thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.1 KB, 16 trang )

Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Mở đầu
Vì tương lai phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, tiết kiệm đã trở thành
quốc sách trong quá trình Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước. Tiết kiệm điện
là giải pháp hiệu quả để khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu điện, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả đang được các phương tiện đại chúng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nhằm
hướng tới sự thay đổi nhận thức và hoạt động của toàn dân.
Với mong muốn góp sức cho thành công chủ trương tiết kiệm điện của nhà nước,
điện lực huyện Quỳnh Phụ và huyên Quỳnh Phụ cũng tích cực hành động tiết kiệm
điện và sử dụng hợp lý với khẩu hiệu: “ Hãy tiết kiệm vì lợi ích của mỗi gia đình và
xã hội ”.
Xin chân thành cám ơn!

SVTH: Bùi Thị Mận

1

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Chương 1
Tổng quan
I. Khái niệm về tiết kiệm điện sinh hoạt
Là sử dụng các thiết bị điện trong gia đình một cách hợp lý và hiệu quả.


Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay, sẽ tiết
kiệm tiền cho bạn và gia đình. Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính
là bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại
khu vực bạn ở.
II. Một vài đặc điểm về huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình

Huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình là ngã 3 giáp Tp Thái Bình, tỉnh Hưng Yên, tỉnh
Hải Dương nên có sự giao lưu văn hóa, thương mại dịch vụ giữa các huyện. Có diện
tích 208,96 km2,gồm 36 xã và 2 huyện lị (thị trấn Quỳnh Côi và thị trấn Phụ Rực) có 3
xã theo tôn giáo,chính trị ổn định nên thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước rất
thuận lợi và chủ yếu sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp và một số
nghành nghề khác.

III. Tên một thiết bị sử dụng trong sinh hoạt
SVTH: Bùi Thị Mận

2

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Tên thiết bị
tivi
Máy tính
Tủ lạnh
Máy giặt
Máy lạnh
Nồi cơm điện
Đèn
Quạt
Bình nước nóng
Bình đun nước nóng

Số lượng (chiếc)
37800
1200
2750
2000
1245
4500
5000
3980
2500
3800


Trong huyện Quỳnh Phụ - TB các hộ gia đình sử dụng nhiều thiết bị sử dụng
điện nên việc lãng phí điện là chưa chắc là ít vì vậy việc tư vấn hay khuyến cáo sử
dụng cho hiệu quả và tiết kiệm. Điện lực Quỳnh Phụ - TB cần phải chú trọng nhiều.

IV. Biểu đồ sử dụng điện năng của huyện Quỳnh Phụ năm 2009

SVTH: Bùi Thị Mận

3

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Nhận xét:
Nhìn vào đồ thì ta có thể thấy, điện năng tiêu thụ ở Quỳnh Phụ - Thái Bình vào
các tháng trong cùng một mùa là tương đối đều nhau, nhưng nhu cầu điện năng giữa
mùa đông và mùa hè lại có sự chênh lệch lớn. Tháng mùa đông, nhu cầu điện chỉ vào
khoảng: đến 0,22 – 0,45 triệu kWh. Nhưng tháng mùa hè thì con số này có thể lên gấp
đôi hoặc cao hơn 1,75 - 4,75 triệu kWh.
Như vậy, có thể thấy vào mùa hè thì sử dụng nhiều thiết bị điện hơn như: quạt,
điều hoà và cần nhiều điện năng cho việc thu hoạch mùa vụ của nghành nông nghiệp.
Do đó, cách thức hộ gia đình sử dụng các thiết bị này như thế nào cần được quan tâm
và điện lực Quỳnh Phụ phải đưa ra giải pháp tiết kiệm điện cho sinh hoạt theo từng mùa.

SVTH: Bùi Thị Mận


4

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Chương II
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN
TẠI QUỲNH PHỤ - THÁI BÌNH
I. Chỉ tiêu tiết kiệm điện trong các năm
Năm

Kế hoạch

Thực hiện

So sánh

2007

(kWh)
720.000

(kWh)
690.000


TH/KH
95,8%

2008

790.000

700.000

88,6%

2009

9.754.000

9.861.000

101,1%

2010

9.172.000

9.629.100

105%

Nhận xét :
- Nhìn chung việc thực hiện tiết kiệm ở điện lực Quỳnh Phụ có sự thay đổi theo
từng năm, có năm thực hiện vượt kế hoạch, có năm không đạt so với kế hoạch đề ra.

- Năm 2007 thực hiện thấp hơn kế hoạch là 30 kWh, năm 2008 thấp hơn là 90
kWh vì: Mua bán điện thông qua hợp tác xã do:
+ Hệ thống đường trục hạ áp quá cũ nát dẫn đến tỷ lệ tổn thất cao
+ Do công tơ điện không được kiểm định đúng định kỳ và sử dụng nhiều loại
công tơ không đạt tiêu chuẩn dẫn đến tỷ lệ thổn thất cao
+ Do trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ trong một số HTX còn yếu kém dẫn đến
tổn thất thương mại cao
+ Giá điện cao
+ Chất lượng điện kém
+ Không chú trọng tới phát động tiết kiệm cũng như tư vấn sử dụng thiết bị điện
hiệu quả.
- Năm 2009 thực hiện vượt kết hoạch là 107 kWh và năm 2010 là 457 kWh cho
thấy việc xóa bán tổng ở huyện Quỳnh Phụ có tiến triển tốt:
SVTH: Bùi Thị Mận

5

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

+ Tặng bóng đèn compact cho hộ nghèo
+ Thực hiện xóa bán tổng cho hầu hết các xã
+ Quản lý tốt các cấp điện áp từ trung áp tới hạ áp
+ Củng cố và xây dựng lại hệ thống lưới điện.
+ Chất lượng điện được cải thiện tốt hơn.
+ Có nhiều giải pháp tuyên truyền tiết kiệm điện tới từng hộ dân.

II. Việc áp dụng biện pháp tiết kiệm điện của huyện Quỳnh Phụ - Thái bình.
- Điện lực QP nên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền tiết kiệm.
+ Lập và thực hiện kế hoạch tuyên truyền tiết kiệm điện.
+ Giảm tổn thất
+ Hướng dẫn và sử dụng hợp lý thiết bị điện
- Thông báo lịch cắt giảm điện khi xảy ra thiếu điện.
- Phát hành tờ rơi, tờ gián, quảng cáo hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
- UBND huyện chỉ đạo việc đưa nội dung tiết kiệm điện vào chương trình truyền
thanh ở các xã, thôn, xóm.
- Tuyên truyên mọi người về giờ Trái Đất
III. Tiết kiệm điện trong sinh hoạt UBND các xã tuyên truyền vận động nhân dân.
- Hạn chế sử dụng thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa, bình nước nóng…)
trong giờ cao điểm.
- Có ý thức tắt các thiết bị đèn điện chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng bóng đèn compact hoặc bóng đèn huỳnh quang để thay thế bóng đèn
sợi đốt.
- Khuyến khích thực hiện các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, như
thiết kế, xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên.
- Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo.
1. Tư vấn giải pháp tiết kiệm điện trong hộ gia đình
1.1. Đề xuất
Một biện pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất là tắt tất cả các thiết bị khi không
sử dụng để tránh lãng phí và có thể nâng cao tuổi thọ thiết bị. Trong các gia đình
có thể gián những tờ giấy nhắc nhở tại nhưng khu vực dễ nhìn thấy để nhắc nhở mọi
người.

SVTH: Bùi Thị Mận

6


Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Các thiết bị hoạt động nhiều cần cài đặt chế độ hoạt động hợp lý, Màn hình máy
tính tiêu thụ khoảng 70W, nên đặt chế độ tự tắt sau 5 phút nếu không làm việc hay đặt
máy tính ở chế độ “Hibernate” khi không dùng đến trong 30 phút tới.
1.2. Tủ lạnh
a, Hiện trạng
Tủ lạnh tại các hộ gia đình đa phần là các tủ 2 cửa, nhiệt độ trong tủ thường là
mức thấp nhất. Tủ lạnh đặt tại khu vực bếp nhưng ko sát bếp đun nấu và đặt cách các
vật ít nhất 5 cm.
Nhiều hộ chỉ sử dụng tủ lạnh vào mùa hè còn tắt vào mùa đông, do đó, mùa đông
tủ lạnh đóng vai trò như 1 trạn bếp. Việc sử dụng như vậy không tốt cho việc bảo quản
thực phẩm, nhất là những thực phẩm tươi sống
b, Giải pháp
Thông thường khi sử dụng tủ lạnh, nên đặt nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi
tốt nhất là trên dưới - 1oC, sữa bò, trứng gà, trứng vịt là 3oC, hoa quả và rau xanh là
5oC. Nếu tủ lạnh có 2 cửa thì nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức - 18oC là đủ để nước
đóng băng.
Dùng -18oC thay cho - 22oC thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được khoảng 15% điện.
Khi sử dụng bạn nên thường xuyên rã đông để tủ lạnh làm việc tốt nhất.
Không mở tủ lạnh trừ trường hợp thật cần thiết, nên đặt ở nơi thoáng gió,vì trong
môi trường nhiệt độ bí gió sẽ làm chậm quá trình tản nhiệt, điện tiêu hao sẽ lớn.
Không đặt tủ lạnh gần các vật phát nhiệt, để tránh năng suất lạnh và hao nhiệt.Để
nguội thức ăn trước khi đưa vào tủ lạnh.
Mỗi năm nên lau bụi bặm sau tủ vài lần để tạo thông thoáng cho quá trình tản

nhiệt.

SVTH: Bùi Thị Mận

7

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

1.3. Máy bơm nước

Hình 2: máy bơm nước
- Lựa chọn máy bơm có công suất phù hợp
- Lựa chọn máy bơm có đặc tính kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
- Nên sử dụng bồn chứa nước để sử dụng nước nhiều lần, tránh trường howpf hợp
sử dụng nước lúc nào cũng bơm gây tốn điện, tốn nước.
- Sử dụng nước tiết kiệm law tiết kiệm điện cho máy bơm.
- Khi dùng máy bơm nhớ vặn chặt các van nước, vì rỏ gỉ nước sẽ làm máy bơm
hoạt động gây tốn điện.
- Các van ở dường ống luôn thường xuyên được ảo trì.
1.4. Điều hòa

Hình 3: Điều hòa nhiệt độ

SVTH: Bùi Thị Mận


8

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

a. Hiện trạng
Đa số các hộ gia đình chỉ sử dụng điều hoà vào mùa hè và thời gian sử dụng là từ
8 đến 10 tiếng 1 ngày. Nhiệt độ trung bình mà các hộ gia đình dặt là từ 23-24 độ vào
ban ngày va khoảng 26-27 độ vào ban đêm. Việc đặt nhiệt độ như vậy là vẫn có sự
lệch so với nhiệt độ chuẩn là 25 độ, với nhiệt độ này thì là tiết kiệm nhất và cứ tăng
thêm 1dô là đã tiết kiệm được 10% điện năng.
Đa số việc lắp đặt điều hoà trong phòng đều rất hợp lý, vì trước khi lắp đặt, người
sử dụng đã được tư vấn trước về kích thước phòng để lắp điều hoà hợp lý.
Cục nóng của điều hoà thì thường để bên ngoài nhà và không có sự che đậy. Điều
này cũng sẽ là không tốt trong quá trình sử dụng vì cục nóng sẽ tăng cao nhiệt dộ khi
tiếp xúc trược tiếp với ánh nắng mặt trời.
b. Giải pháp
- Sử dụng ở chế độ điều hòa làm mát, đừng để nhiệt độ đặt trong phòng quá thấp.
- Mức chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng là 30-50C.
- Cần đóng kín cửa đừng để các khe hở gây thoát nhiệt.
- Nếu đã đặt sẵn 230C trở lên thì cứ tăng 10C giảm được 5% - 6% năng lượng điện
năng.
- Trong gia đình nên cắt điều hòa vào lúc gần sáng. Nếu sử dụng nhiều máy điều
hòa nên tắt giảm 50% số máy khi sử dụng khi thiếu điện.
- Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí, bảo dưỡng 6 tháng/lần.
1.5. Ti vi

- Không nên để màn hình ở chế độ quá sáng, như vậy sẽ tốn điện.
- Nên tắt tivi bằng cách nhấn nút Power ở máy.
- Nên chọn kích cỡ tivi cho phù hợp với nhà mình, càng to càng tốn điện.
- Điều chỉnh độ tương phản cho phù hợp, chỉnh âm thanh vừa đủ nghe.

SVTH: Bùi Thị Mận

9

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

1.6. Máy tính cá nhân

Hình 4: Máy tính cá nhân
- Bạn nên giảm độ sáng màn hình. Nếu độ sáng màn hình càng lớn thì năng lượng
tiêu thụ cũng tăng theo.
- Nếu bạn đang sử dụng màn hình CRT (màn hình loại cũ) thì nên chuyển sang
màn hình LCD. Một màn hình LCD sử dụng bằng 1/3 năng lượng CRT.
- Không nên sử dụng tính năng screen saver (tiết kiệm màn hình) tính năng này
thực sự ngốn nhiều năng lượng điện.
- Nếu không định sử dụng máy tính hay thiết bị điện 1 thời gian dài, bạn nên rút
phích ra khỏi ổ cắm.
- Khi mua hệ thống máy tính hay thiết bị điện mới bạn nên lựa chọn thiết bị có
chứng nhận energy star (tiết kiệm năng lượng).
- Bạn nên kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống

máy tính, màn hình và các thiết bị kết nối (ví dụ: máy in, máy scan).

SVTH: Bùi Thị Mận

10

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

1.7. Nồi cơm điện

Hình 4: Nồi cơm điện
- Nếu sử dụng chế độ "giữ ấm" để hâm đồ nóng đồ ăn 2 giờ/ngày thì sẽ tiêu tốn
2,7 kWh. Chỉ nên nấu cơm trong khoảng 30 – 45 phút tránh hâm nóng.
- Sử dụng nồi cơm có dung tích phù hợp.
- Thường xuyên lau chùi đáy nồi, mâm nhiệt.
1.8. Chiếu sáng

a, Hiện trạng
Chiếu sáng là hệ thống mà hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng, hệ thống chiếu
sáng trong gia đình thường không quá phức tạp. Thông thường, tại các phòng lớn trong
gia đình có sử dụng bóng đèn huỳnh quanh T10 và một số bóng đèn sợi đốt tại cá khu

SVTH: Bùi Thị Mận

11


Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

vực cầu thang hay các khu vực có diện tích hẹp như toilet. Đặc biệt là các đèn bàn, đèn
học vẫn sử dụng bóng đèn sợi đốt.
Ánh sáng mặt trời tự nhiên hầu như được tận dụng vào ban ngày tại các hộ gia đình.
Một điều không hợp lý trong cách sử dụng của các hộ gia sình là việc lựa chọn
loại bóng, đa phần các loại bóng sợi đốt thường có công suất lớn trong 1 phạm vi hẹp.
b, Giải pháp
Ngoài ra tại các khu vực tắt bật nhiều làn trong gia đình và nhà toilet thì nên sử
dụng bóng đèn sợi đốt để tránh sự hư hỏng vì tuổi thọ của bóng compact khi sử dụng
tại nhưng khu vực này thường rất thấp.
Đối với các phòng làm việc rộng, nên sử dụng chiếu sáng cục bộ bằng đèn bàn
thay vì bật tất cả các đèn trong phòng.
Thời gian sử dụng đèn hành lang, bảo vệ: về mùa hè: Bật vào 19h tắt vào 5h
sáng; về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng.
Sử dụng các loại đèn có hiệu suất cao,thay thế đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang
hoặc compact.
Cần thay thế đèn huỳnh quang T10 bằng đèn huỳnh quang T8 và T5.
Sử dụng máng đèn có độ phản xạ tốt phù hợp với mục đích và diểm sử dụng.
Sử dụng máng đèn có độ phản xạ phù hợp với mục đích và địa điểm sử dụng,
định kì vệ sinh máng đèn và bóng đèn.
Nên quét vôi và lăn tường màu sáng vì bật ít đèn mà nha
Sử dụng chấn lưu điện tử bằng chấn lưu thay thế sắt từ.
Tắt đèn khi ra khỏi phòng.

Thay đèn T10 bằng đèn T8 tiết kiệm điện hơn
- Giả sử khách hàng sử dụng 5 bóng đèn, thời gian sử dụng là 6h/ngày:
- Đối với 5 đèn T10(công suất là 40W/đèn): điện năng tiêu thụ mỗi ngày là 1,2kWh.
- Đối với 5 đèn T8(công suất là 36W/đèn): điện năng tiêu thụ mỗi ngày là 1,08kWh.
Như vậy nếu thay đèn T8 bằng T10 thì sẽ tiết kiệm được 0,12kWh điện mỗi ngày
và 43,8 kWh điện mỗi năm.
Theo đó ,nếu 5000 sử dụng đèn tiết kiệm như trên thì 1 năm tiết kiệm được
219.000 kWh điện tương đương với 271 triệu tiền mỗi năm.

SVTH: Bùi Thị Mận

12

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

So sánh chi phí của bóng đèn compact 14W và bóng đèn sợi đốt trong 6.000 giờ sử dụng.

Ghi

Đèn

Chi phí mua

Tiền điện trong 6000h


Tổng chi phí

Đèn compact

28.000 đồng

(14Wx6.000 giờ x 1.242

132.328 đồng

chú
(1)

618.900 đồng

(2)

14W

đồng/kWh) /1.000 =
104.328 đồng

Đèn sợi đốt

5.000x6 bóng

(75Wx6.000 giờ x 1.242

75 W


= 30.000 đồng

đồng/kWh)/1.000=

558.900 đồng
Số tiền tiết kiệm điện = (2) – (1) = 618.900 đồng – 132.328 đồng = 486.572 đồng

1.9. Nên sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời:
- Tiết kiệm chí phí vì không sử dụng điện
- Độ an toàn tuyệt đối, thời gian sử dụng vốn sau 2 năm sử dụng, tuổi thọ tư 10
→ 20 năm.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Giảm áp lực đầu tư nguồn điện.

SVTH: Bùi Thị Mận

13

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

1.10. Giải pháp cho các thiết bị điện khác
Ngoài ra, trong hộ gia đình còn có rất nhiều các thiết bị điện khác mà nếu biết
cách sử dụng các thiết bị đó hợp lý thì sẽ giúp tiết kiệm điện trong gia đình và sẽ có
thể giúp các thiết bị hoạt động tốt hơn:
- Phích điện: Một phích đun điện tiêu tốn 11,8 kWh/điện để đun sôi 3,6 lít

nước/tháng. Nếu dùng ấm đun điện chỉ hết 9,87 kWh để đun lượng nước tương tự. Vì
vậy, bạn nên sử dụng ấm điện để đun nước.
- Máy in: Máy in laze tiêu thụ khoảng 400W khi khởi động và khoảng 200W khi
in. Trong khi đó, máy in kim tiêu thụ khoảng 5,8W ở chế độ in thông thường và không
tốn điện năng lúc khởi động. Trong một giờ, máy in kim tiết kiệm 97% điện năng so
với máy in laze. Tuy nhiên, máy in phun tiết kiệm nhất vì nó tiết kiệm tới99% so với
máy in laze. Bạn nên tắt máy in khi không sử dụng. Không tắt máy in laze và khởi
động lại nếu số làn in gần nhau, vì mỗi lần khởi động rất tốn điện.
- Lò nướng điện: Nếu dùng lò nướng 0,5 giờ/ngày thì mỗi tháng hết 18 kWh. Để
tiết kiệm điện, bạn nên tắt lò nướng 10 phút trước khi hoàn tất, lò nướng sẽ vẫn duy trì
được nhiệt độ. Bạn cũng nên kiểm tra lớp gioăng của cửa lò để đảm bảo lò cách nhiệt
tốt. Sử dụng lò cho lượng thực phẩm tối đa và có thể lên kế hoạch để nấu nhiều món
cùng lúc.
- Quạt trần: Mức tiêu thụ điện phụ thuộc vào tốc độ quạt, tốc độ càng nhanh càng
tốn điện. Nếu để quạt quay ở mức 3 (mức trung bình) thì sẽ tiết kiệm được 35% điện
năng so với mức 5 (quay hết tốc độ).
- Bình đun nước nóng: luôn điều chỉnh bình đun nước nóng ở nhiệt độ trung bình,
máy sẽ sử dụng bền hơn và không nên đóng điện suốt ngày. Khi tắm, mùa hè chỉ đun
trong vòng 5-10 phút và mùa đông từ 15-20 phút là vừa. Cạnh đó, phải lắp đặt bộ tự
động để tự động cắt các bình đun nước nóng ra khỏi lưới khi không sử dụng trong một
thời gian nào đó, và nhớ lắp thêm vỏ bọc để hạn chế sự thất thoát nhiệt ở hệ thống đun
nước nóng.
1.11. Tính toán lượng điện năng của gia đình bạn/ tháng
- Nếu bật/tắt tivi 21 inch có công suất 220W trong 4h/ngày và tắt nó bằng điều
khiển từ xa thì điện năng tiêu hao là 5,4 kWh/ tháng.
- Nếu tắt điều hòa 12.000 BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn tiết kiệm được
21kwh/tháng.
SVTH: Bùi Thị Mận

14


Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

- Nếu bạn bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nhất thì bạn phải trả
thêm khoảng 2kwh/tháng nếu so sánh quạt chạy ở mức độ thấp nhất.
- Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn là 750 W 10h/tuần thì số điện bạn phải trả là 30
kwh/tháng.
- Nếu bật/mở radio trong 3h bạn mất 1,35 kwh/tháng; dùng máy tính có màn hình
17 inch 120W 20h/tuần thì số điện bạn phải trả là 9,5 kwh/tháng.
III. Hiện trạng và khó khăn tiết kiệm điện tại điện lực Quỳnh Phụ - Thái Bình
1. Hiện trạng
- Năm 2009,2010 các hộ gia đình sử dụng 89% là sử dụng đèn compact
- Được nhiều người hưởng ứng vì giảm được chi phí
- Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời là cắt giảm phụ tải đỉnh , năm
2009 – 2010 có 200 khách hàng sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cắt giảm
được 0,3 MW công suất đỉnh, tiết kiệm được 0,2 triệu kWh/năm.
2. Khó khăn
- Năm 2007 – 2008 tại huyện Quỳnh Phụ 70% thôn xóm không thực hiện hành vi
tiết kiệm điện và không biết sử dụng các thiết bị điện hợp lý.
- Việc tiêu thụ điện năng trong sinh hoạt phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập của
từng hộ gia đình, cần phải phân loại các loại hình khách hàng theo thu nhập để tư vấn.
- Phần lớn các hộ gia đình sử dụng và trang bị thiết bị điện theo nhu cầu cá nhân,
mục đích sử dụng thiết bị và hình thức bên ngoài, ít quan tâm tới công suất cũng như
các thông số kỹ thuật của thiết bị .
- Giá điện tăng nên tình trạng ăn cắp điện, câu trộm điện xảy ra nhiều.

- Mùa hè thiết bị sử dụng nhiều nên tiết kiệm điện năng cũng khó khăn.
- Nhận thức và thói quen trong việc tiết kiệm điện của một bộ phận nhân dân còn
nhiều hạn chế.

SVTH: Bùi Thị Mận

15

Lớp: C8 - QLNL


Trường Đại Học Điện Lực

Khoa Quản Lý Năng Lượng

Kết luận
Điện năng là nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một cách
lãng phí. nghành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng
trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý là một biện pháp rất quan trọng và
trước tình hình tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm như nước ta, việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là ưu tiên quan trọng trong chính sách năng lượng
quốc gia. Việc xóa bán tổng của huyện Quỳnh Phụ đặt hiệu quả cao trong việc tiết
kiệm điện và làm cho nghành điện của huyện nâng cao rõ rệt.Và có được sự công bằng
xã hội cho mọi người dân.Cần tiếp tục bổ sung và phát huy.
Báo cáo này của em vẫn còn nhiều điều thiếu sót mong thầy cô giúp đỡ.
Em xin trân thành cảm ơn!

SVTH: Bùi Thị Mận

16


Lớp: C8 - QLNL



×