Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn về sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại công ty xăng dầu phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
______________________________________

ĐỖ NGỌC KHANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, PHỊNG CHỐNG CHÁY
NỔ TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Phú Thọ – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi,
khơng sao chép bất kỳ một cơng trình hoặc một luận văn của bất kỳ tác giả nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, các trích dẫn đều có nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Khang


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ .....................................................................................8
1.1. Một số khái niệm về các thuật ngữ...................................................................8
1.1.1. Giải thích một số thuật ngữ .......................................................................8
1.1.2. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất .........................10
1.1.3. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất ..................11
1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản lý ATVSLĐ-PCCN trong doanh nghiệp...............12
1.2.1. Vai trò ......................................................................................................12
1.2.2. Ý nghĩa....................................................................................................13
1.3. ATVSLĐ-PCCN trong sản xuất, kinh doanh .................................................14
1.3.1. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động ......................................................15
1.3.2 Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động .........................................15
1.3.3. Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn
lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động ....................................................18
1.4. Công tác quản lý ATVSLĐ-PCCN trong hội nhập quốc tế ...........................24
1.5. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ .............................28
1.5.1. Chính sách an tồn vệ sinh lao động .......................................................29
1.5.1.1. Chính sách của Nhà nước .................................................................29
1.5.1.2. Chính sách an tồn vệ sinh lao động của doanh nghiệp ...................29
1.5.2. Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về ATVSLĐ .......................30
1.5.2.1. Tổ chức bộ phận an toàn – vệ sinh lao động.....................................30
1.5.2.2. Tổ chức bộ phận y tế .........................................................................32
1.5.2.3. Tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên ...........................................34
1.5.2.4. Tổ chức hội đồng bảo hộ lao động ....................................................36
1.5.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động ..................37
1.5.4. Kiểm tra và đánh giá ................................................................................38
1.5.5. Hành động cải thiện .................................................................................38
1.6. Các văn bản Nhà nước có liên quan đến ATVSLĐ .......................................39
1.6.1. Luật ..........................................................................................................39

1.6.2. Nghị định .................................................................................................40
1.6.3. Chỉ thị, Thông tư, Quyết định ..................................................................41
1.6.3.1. Các chỉ thị .........................................................................................41
1.6.3.2. Các Thông tư , Quyết định ................................................................42
1.6.4. Các quy định/tiêu chuẩn ..........................................................................43
1.7. Tình hình ATVSLĐ của Việt Nam trong những năm vừa qua ......................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................45
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ATVSLĐ –
PCCN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU PHÚ THỌ .....................................................46
2.1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Phú Thọ .....46
2.1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp......................................................................46
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................46
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................47
2.1.4. Cơ cấu nhân sự.........................................................................................49
Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-1-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................50
2.1.5.1. Kết quả kinh doanh xăng dầu chính ..................................................50
2.1.5.2. Kết quả kinh doanh Gas, dầu mỡ nhờn .............................................52
2.1.5.3 Doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước tồn Cơng ty .........52
2.1.5.4. Kết quả hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu ........................52
2.2. Phân tích hệ thống quản lý ATVSLĐ-PCCN tại Công ty xăng dầu Phú Thọ55
2.2.1. Phân tích tổng quan về tình hình tai nạn lao động trong năm 2011 ........55
2.2.2. Tình hình phân loại sức khoẻ và BNN ....................................................57
2.2.3. Phân tích tổng quan về tình hình an tồn PCCC trong năm 2011 ...........58

2.2.4. Phân tích các kết quả chính của cơng tác quản lý mơi trường ................60
2.2.5. Phân tích về ảnh hưởng của từng yếu tố trong hệ thống quản lý ATVSLĐ
...........................................................................................................................61
2.2.5.1. Chính sách ATVSLĐ-PCCN của Cơng ty ......................................61
2.2.5.2. Phân tích cơng tác tổ chức bộ máy ATVSLĐ-PCCC của Công ty
xăng dầu Phú Thọ ..........................................................................................64
2.2.5.3. Phân tích cơng tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện về ATVSLĐ 69
2.2.5.4. Phân tích cơng tác kiểm tra và đánh giá thực hiện ATVSLĐ:..........76
2.2.5.5. Các hành động cải thiện về kỹ thuật ATVSLĐ-PCCN, điều kiện làm
việc .................................................................................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .........................................................................................79
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ
THỐNG QUẢN LÝ ATVSLĐ-PCCN TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU PHÚ THỌ ..80
3.1. Định hướng phát triển của Công ty xăng dầu Phú Thọ trong thời gian tới ....80
3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung của Công ty ...............................................80
3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của từng nhóm mặt hàng .......................................81
3.2. Phương hướng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Công ty trong thời gian
tới ...........................................................................................................................82
3.3. Một số giải pháp hồn thiện hệ thống quản lý ATVSLĐ-PCCN tại Cơng ty
xăng dầu Phú Thọ. .................................................................................................84
A. Nhóm các giải pháp ngắn hạn: .........................................................................84
3.3.1. Tập trung vào các khu vực gây mất an toàn lớn ......................................84
3.3.2. Giảm số vụ tai nạn đau lưng ....................................................................85
3.3.3. Giảm số vụ tai nạn va chạm xe ................................................................85
B. Nhóm các giải pháp dài hạn: ............................................................................85
3.3.4. Hồn thiện và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác ATVSLĐ .........85
3.3.4.1. Hội đồng BHLĐ ................................................................................86
3.3.4.2. Bộ phận y tế ......................................................................................86
3.3.4.3. An tồn vệ sinh viên..........................................................................86
3.3.5. Xây dựng chính sách khen thưởng và chế tài xử phạt đủ sức răn đe ......87

3.3.6. Nâng cao công tác kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ: ....88
3.3.7. Nâng cao công tác đào tạo và tuyên truyền về ATVSLĐ trong công ty. 91
3.3.8. Rà sốt lại các chính sách, biển báo, hình ảnh hướng dẫn và tổ chức cho
phù hợp ..............................................................................................................92
3.4. Một số kiến nghị .............................................................................................93
3.4.1. Đối với Công ty .......................................................................................93
3.4.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan .................................93
Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-2-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................................94
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................96
TÀI LỆU THAM KHẢO ..........................................................................................97
PHỤ LỤC ..................................................................................................................98
Phụ lục 2.1: Báo cáo cơng tác an tồn PCCC năm 2011 ..........................................98
Phụ lục 2.2: Báo cáo công tác ATVSLĐ năm 2011 ...............................................101
Phụ lục 2.3: Kế hoạch an toàn lao động ..................................................................104
Phụ lục 2.4: PHIẾU KHẢO SÁT............................................................................107
Phụ lục 2.5: Mẫu phiếu kiểm tra kỹ thuật AT PCCC kho – cảng xăng dầu ...........110
Phụ lục 2.6: Mẫu phiếu kiểm tra an toàn PCCC cửa hàng xăng dầu ......................115
Phụ lục 2.7: Mẫu phiếu kiểm tra công tác đảm bảo an tồn mơi trường kho – cảng
xăng dầu ..................................................................................................................118
Phụ lục 2.8: Mẫu phiếu kiểm tra công tác đảm bảo an tồn mơi trường cửa hàng
xăng dầu ..................................................................................................................120
Phụ lục 2.9: Mẫu sổ theo dõi công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCC........122
Phụ lục 2.10: Mẫu sổ theo dõi công tác xây dựng, bổ sung, chỉnh lý, học tập, thực

tập phương án PCCC...............................................................................................122
Phụ lục 2.11: Mẫu sổ theo dõi quản lý, sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu ..123
Phụ lục: 2.12: Mẫu sổ theo dõi quản lý sử dụng hệ thống PCCC cố định và bán cố
định ..........................................................................................................................124
Phụ lục: 2.13: Mẫu sổ theo dõi quản lý sử dụng xe ô tô chữa cháy........................125
Phụ lục 2.14: Mẫu kiểm tra an toàn tại bến xuất xi téc hàng ngày ........................126
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRỰC QUAN TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU PHÚ THỌ..127

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-3-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKLĐ
ATVSLĐ
ATVSV
BCT
BHLĐ
BLĐTBXH
BNN
BVMT
BYT
CBCNV
CHXD
CNCH
CP
DN

DMN
ILO
KTAT
KTTC

NLĐ
NSDLĐ
NXB
PCCC
PCCN

QLKT
TCHC
TLĐLĐVN
TCVN
TNLĐ
TTLT
VSLĐ

Điều kiện lao động
An toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh viên
Bộ Công thương
Bảo hộ lao động
Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bệnh nghề nghiệp
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Cán bộ cơng nhân viên
Cửa hàng xăng dầu

Cứu nạn cứu hộ
Chính phủ
Doanh nghiệp
Dầu mỡ nhờn
Tổ chức lao động quốc tế
Kỹ thuật an tồn
Kế tốn tài chính
Nghị định
Người lao động
Người sử dụng lao động
Nhà xuất bản
Phòng cháy chữa cháy
Phòng chống cháy nổ
Quyết định
Quản lý kỹ thuật
Tổ chức hành chính
Tổng Liên đồn lao động Việt Nam
Tiêu chuẩn quốc gia
Tai nạn lao động
Thông tư liên tịch
Vệ sinh lao động

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-4-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Danh mục các bảng :
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thống kê TNLĐ của Việt Nam từ năm 2006-2010

44

2.1

Cơ cấu lao động của Công ty xăng dầu Phú Thọ

50

2.2

Kết quả sản lượng xuất bán xăng dầu từ năm 2006-2011

50

2.3

Kết quả kinh doanh Gas, DMN từ năm 2006-2011

52


2.4

Bảng tổng hợp kết quả SXKD tồn Cơng ty từ năm 2007 -2011

52

2.5

Kết quả sản lượng xuất bán mặt hàng xăng dầu tại các CHXD
năm 2011

2.6

Thống kê tai nạn lao động tại Công ty năm 2011

56

2.7

Phân loại kết quả sức khỏe NLĐ trong 2 năm 2010 - 2011

57

2.8

Tổng hợp các tồn tại trong cơng tác đảm bảo an tồn PCCC năm
2011

59


2.9

53-54

2.10

Danh sách Hội đồng BHLĐ của Công ty
Danh sách Ban chỉ đạo PCCC của Công ty

65

2.11

Danh sách các đội trưởng đội chữa cháy cở sở của Công ty

2.12

Định mức các trang thiết bị bảo hộ cho các đơn vị trong Cơng ty

73

3.1

Một số chỉ tiêu tài chính của Cơng ty đến năm 2015

80

66
67-68


Danh mục các hình vẽ, đồ thị :
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ chu trình 5 yếu tố của hệ thống quản lý ATVSLĐ

29

2.1

Mơ hình tổ chức Cơng ty xăng dầu Phú Thọ

47

2.2

Biểu đồ sản lượng xuất bán

51

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-5-



Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây tình hình tai nạn, vệ sinh lao động và cháy nổ tại
các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở nên trầm
trọng hơn. Theo số liệu báo cáo của Bộ lao động thương binh và xã hội, năm 2010
cả nước xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động làm 5.307 người bị nạn, trong đó làm 601
người chết, 1.260 người bị thương nặng, thiệt hại 137,5 tỷ đồng. Cũng trong năm
2010, theo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát PCCC&CNCH thì cả nước xảy
ra 2.261 vụ cháy nổ, làm 90 người chết, 240 người bị thương, thiệt hại về tài sản
ước tính hơn 600 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009, cả nước xảy
ra gần 16.000 vụ cháy, nổ làm 2.581 người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản
3.291 tỷ đồng; Đặc biệt là số lượng vụ cháy lớn chỉ chiếm 1,04% tổng số vụ nhưng
thiệt hại lại chiếm trên 65% tổng thiệt hại.
Xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, là sản phẩm mang tính chiến lược đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn thì xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu lại là
những mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của cơng tác đảm bảo an tồn
vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ trong sản xuất nói chung và nhất là trong
ngành xăng dầu nói riêng, đề tài luận văn: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, phịng chống
cháy nổ tại Cơng ty xăng dầu Phú Thọ ” là một trong những nhu cầu cấp thiết hiện
nay để có thể giúp cho Cơng ty nâng cao hiệu quả công tác quản lý an tồn vệ sinh
lao động, phịng chống cháy nổ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công ty xăng dầu Phú Thọ.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về cơng tác an tồn vệ sinh lao động, phịng
chống cháy nổ tại Cơng ty xăng dầu Phú Thọ.
3. Mục tiêu:

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-6-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề đang tồn tại trong thực tiễn hoạt động an
toàn vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ tại Cơng ty xăng dầu Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác an tồn vệ sinh lao động, phịng
chống cháy nổ tại Cơng ty xăng dầu Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp phân tích hệ thống, phân tích
tình huống và duy vật biện chứng để làm rõ tính nhân quả trong các nội dung của
cơng tác an tồn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày
thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ
Chương II: Phân tích thực trạng hệ thống quản lý ATVSLĐ-PCCN tại Công
ty xăng dầu Phú Thọ
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý
ATVSLĐ-PCCN tại Công ty xăng dầu Phú Thọ

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh


-7-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ
PHỊNG CHỐNG CHÁY NỔ
1.1. Một số khái niệm về các thuật ngữ
¾ An tồn lao động: Là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xẩy ra trong q trình lao
động gây thương tích cơ thể hoặc gây tử vong đối với người lao động.
¾ Vệ sinh lao động: Là việc ngăn ngừa bệnh tật do các chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động, gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người
lao động.
(Đinh Đắc Hiến, Trần Văn Địch (2005). GT An tồn lao động. NXB KH&KT).
1.1.1. Giải thích một số thuật ngữ
¾ Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên thể hiện qua quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tượng lao
động, môi trường lao động, con người lao động vµ sự tác động qua lại giữa
chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con nguời trong q trình
sản xuất.
¾ u cầu an tồn lao động: Là các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm
đảm bảo an tồn lao động.
¾ Yếu tố nguy hiểm trong trong lao động: Là yếu tố có khả năng tác động
gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động.
¾ Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động: Là những yếu tố của điều
kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao
động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp.
Đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi,
khí độc, các sinh vật có hại.
¾ Quy trình làm việc an tồn: Là trình tự các bước phải tuân theo khi tiến

hành một công việc hoặc khi vận hành một thiết bị, máy nào đó nhằm đảm
bảo sự an tồn cho người và thiết bị , máy.
¾ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Là những dụng cụ, phương tiện cần
thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc
hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-8-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

khi các thiết bị kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể
loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại.
¾ Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm,
độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác
theo quy định của Bộ luật Lao động (TTLT số 14/2005/TTLT/BLĐTBXHBYT-TLĐLĐVN ban hành 08/03/2005).
¾ Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động; Những
trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hố chất độc gây
nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động; Danh mục các loại bệnh
nghề nghiệp do Bộ y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người
sử dụng lao động..
¾ Hiểm họa: Là các sự kiện, quy trình, đối tượng có khả năng gây hậu quả
khơng mong muốn. Tất cả các hiểm họa đều có 4 thuộc tính: Xác suất (bất
ngờ), tiềm ẩn, liên tục, tổng thể. (Theo TS Trần Quốc Khánh-BHLĐ và KTAT

Điện-NXB-KHKT 2008).
¾ Vùng nguy hiểm: Là vùng khơng gian trong đó các nhân tố nguy hiểm đối
với sự sống, sức khỏe con người, xuất hiện và tác dụng một cách thường
xuyên hoặc bất ngờ.
¾ Cơng trình xăng dầu: bao gồm kho, trạm, bến xuất nhập đường thủy, đường
bộ, tuyến ống vận chuyển xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cửa hàng bán
lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng và sản phẩm hóa dầu, các cơng trình liên quan thuộc
phạm vi quản lý của các đơn vị cơ sở.
¾ Kho xăng dầu: cơ sở dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát sản
phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng, sau đây gọi tắt là kho.
¾ Cửa hàng xăng dầu: cơng trình xây dựng phục vụ việc bán xăng, dầu
điêzen, dầu hỏa, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), các loại dầu mỡ nhờn và sản
phẩm hóa dầu, với tổng dung tích chứa xăng dầu khơng lớn hơn 150 m3,

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

-9-


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

ngồi ra có thể có các dịch vụ rửa xe, thay dầu mỡ, siêu thị, …, sau đây gọi
tắt là CHXD.
¾ Phương tiện vận chuyển xăng dầu: bao gồm các phương tiện vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thủy được thiết kế, chế tạo chuyên dụng để vận chuyển
xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu dưới dạng rời hoặc chứa trong các loại
bao bì chuyên dụng (phuy, thùng, bình, can, …), sau đây gọi chung là
phương tiện vận chuyển.
¾ Hệ thống phịng cháy: tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và
phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng xuất hiện đám cháy.

¾ Hệ thống chữa cháy: tổng hợp các thiết bị kỹ thuật phòng cháy và chữa
cháy hợp thành một hệ thống hồn chỉnh chun dùng để dập tắt đám cháy.
¾ Hệ thống chữa cháy cố định: tổng hợp các thiết bị kỹ thuật về phòng cháy
chữa cháy chuyên dùng, đường ống và chất chữa cháy dủng để dập tắt đám
cháy được lắp cố định.
¾ Hệ thống chữa cháy bán cố định: tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên
dùng, đường ống và chất chữa cháy dủng để dập tắt đám cháy mà một phần
của hệ thống này được lắp cố định, phần cịn lại khi chữa cháy mới lắp nối
hồn chỉnh.
¾ Phương tiện chữa cháy: là máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất và cơng cụ
hỗ trợ khác chun sử dụng vào mục đích chữa cháy.
¾ Phương tiện chữa cháy ban đầu: là các dụng cụ trang thiết bị chữa cháy
được trang bị đầy đủ để dập tắt các đám cháy mới phát sinh cịn ở quy mơ
nhỏ.
¾ Chất chữa cháy: là chất tự nhiên hoặc các hợp chất có tác dụng làm ngừng
cháy và dập tắt cháy (bao gồm: chất tạo bọt hịa khơng khí, nước, bột hóa
học, khí trơ,…).
¾ Đội phịng cháy và chữa cháy cơ sở: tổ chức gồm những người tham gia
hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở.
1.1.2. Các phương pháp xác định yếu tố có hại trong sản xuất
™ . Vi khí hậu

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 10 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Phương pháp xác định: Chủ yếu dùng phương pháp định lượng, sử dụng các

thiết bị đo chuyên dụng như: nhiệt kế, ẩm kế, phong kế…
™ . Bụi cơng nghiệp
- Phương pháp xác định: Có thể dùng các phương pháp định tính thơng qua việc
tiếp xúc trực tiếp với các giác quan (mắt, mũi,...) để phát hiện các khu vực có bụi,
sau đó sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng máy đo bụi tổng hợp và bụi hô hấp
thông qua phương pháp đếm hạt, trọng lượng.
™ . Khí độc
- Phương pháp xác định: Có thể dùng phương pháp định lượng dựa vào các thiết
bị đo hoặc thông qua kết quả khám sức khỏe để đánh giá nguy cơ tiểm ẩn. Sử dụng
ống phát hiện nhanh và lấy mẫu về phịng thí nghiệm phân tích.
™ . Ánh sáng
- Phương pháp xác định: Đối với yếu tố này có thể dùng 2 phương pháp chính là
phương pháp dựa vào người tiếp xúc để đánh giá và phương pháp định lượng tiến
hành đo cường độ ánh sáng.
™ . Tiếng ồn và chấn động
- Phương pháp xác định:
¾ Phương pháp định lượng tiến hành đo mức độ chấn động (rung cục bộ, rung
tồn thân), độ ồn (độ ồn trung bình, ồn tức thời) sử dụng máy đo ồn tức thời,
đo ồn phân tích các dải tần số.
¾ Phương pháp phỏng vấn dựa vào người tiếp xúc với các yếu tố để đánh giá và
sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ để đánh giá.
1.1.3. Các phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là đánh giá các yếu tố nguy hiểm so với
qui định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCKTQG) hiện hành.
™ . Đối với máy, thiết bị cơ khí
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
− Che chắn các bộ phận truyền động;
− Biện pháp nối đất bảo vệ;
− Đầy đủ của các thiết bị an toàn.
™ . Đối với thiết bị áp lực

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 11 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Thời hạn kiểm định thiết bị;
- Sự hoàn hảo của thiết bị đo và cơ cấu an toàn;
- Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mịn q mức đối với các phần tử chịu áp
lực và biến dạng;
- Tình trạng an tồn của các thiết bị liên quan;
- Nơi đặt thiết bị.
™ . Hệ thống nối đất và chống sét đánh thẳng
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Kiểm tra, đánh giá các kim thu sét, dây dẫn sét, cọc nối đất.
- Đo điện trở nối đất của các bộ phận nối đất.
™ . Các kho chứa, bể chứa
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Sự sắp xếp và bố trí kho theo qui định;
- Thực hiện các biện pháp an toàn chống tràn đổ, chống cháy nổ;
- Các cửa thoát hiểm, hệ thống thơng gió, hệ thống điện;
- Các phương tiện thiết bị để xử lý phòng cháy, chữa cháy.
™ . An tồn giao thơng nội bộ kho xăng dầu:
- Các rãnh thoát nước, hố ga trên đường vận chuyển, rãnh đường ống công
nghệ (nắp đậy, …)
- Độ cản trở giao thông hoặc luồng giao thông tại khu vực bến xuất …
- Tình trạng kỹ thuật hiện hữu …
™ . Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:

- Hệ thống dây dẫn điện;
- Hệ thống phân phối điện.
- Các thiết bị bảo vệ.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản lý ATVSLĐ-PCCN trong doanh nghiệp.
1.2.1. Vai trị
Xã hội lồi người tồn tại và phát triển là nhờ vào quá trình lao động. Một q
trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu khơng
được phịng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 12 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút sức khỏe, làm mất khả năng lao động
hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ
sức khỏe, đảm bảo an tồn về tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp
góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Do vậy
việc quản lý ATVSLĐ-PCCN có vai trị:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất,
hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
người lao động.
- Đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp của xã hội và
của Nhà nước.
- Giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, hình ảnh của mình

với các đối tác và người tiêu dùng, đảm bảo lòng tin của người lao động, giúp họ
yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
1.2.2. Ý nghĩa
a- Ý nghĩa chính trị
Đảm bảo ATVSLĐ –PCCN thể hiện quan điểm coi con người vừa là động
lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ TNLĐ và BNN thấp,
người lao động khỏe mạnh là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức
lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Cơng tác ATVSLĐPCCN làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời
sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng
con người của Đảng và Nhà nước, vai trị của con người trong xã hội được tơn
trọng.
Trên thực tế thì quyền được đảm bảo về ATVSLĐ trong quá trình làm việc
được thừa nhận và trở thành một trong những mục tiêu đấu tranh của người lao
động.
Ngược lại, nếu công tác ATVSLĐ-PCCN không tốt, điều kiện lao động
không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng, xảy ra sự cố

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 13 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

cháy nổ thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, gây mất an
ninh xã hội.
b- Ý nghĩa xã hội
Đảm bảo ATVSLĐ-PCCN là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao
động, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hình ảnh của mỗi quốc gia, góp
phần vào cơng cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.

c- Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt.
Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động
thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày cơng, giờ công
cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần
hồn thành tốt kế hoạch sản xuất, giảm chi phí khắc phục, giảm thiệt hại về người và
tài sản do các vụ tai nạn lao động, sự cố cháy nổ xảy ra cho cả Nhà nước và doanh
nghiệp.
Tóm lại: An tồn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao
động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
1.3. ATVSLĐ-PCCN trong sản xuất, kinh doanh
Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế,
xã hội, tự nhiên, thể hiện qua q trình cơng nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên
điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh.
Ðể có thể làm tốt cơng tác đảm bảo ATVSLĐ-PCCN thì phải đánh giá được
các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố
không thuận lợi đe dọa đến an tồn và sức khỏe người lao động trong q trình lao
động, các yếu tố đó bao gồm:
Các yếu tố của lao động:
- Máy, thiết bị, công cụ;
- Nhà xưởng;
- Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu;
- Ðối tượng lao động;

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 14 -



Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Người lao động.
Các yếu tố liên quan đến lao động
- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc;
- Các yếu tố kinh tế, xã hội; Quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan
đến tâm lý người lao động.
1.3.1. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động
Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người
lao động, bao gồm:
- Các bộ phận truyền động, chuyển động
- Nguồn nhiệt ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn.. tạo nguy
cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ;
- Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dịng điện tạo nguy cơ
điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện..; làm tê liệt hệ thống hô
hấp, tim mạch.
- Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững,
không ổn định gây ra....
- Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của các máy gia công, đá văng trong nổ
mìn....
- Nổ vật lý: áp suất của mơi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa
khí nén, khí thiên nhiên hố lỏng vượt q giới hạn bền cho phép của vỏ bình. Khi
thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người
xung quanh.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một
thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ
rất cao và áp lực lớn phá hủy hoại các cơng trình, gây tai nạn cho người trong phạm
vi vùng nổ.
1.3.2 Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động

Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn
của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây
bệnh nghề nghiệp. Ðó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi,
các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 15 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Vi khí hậu xấu: là trạng thái lý học của khơng khí trong khoảng khơng gian
thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ
vận chuyển của khơng khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù
hợp với sinh lý của con người.
- Tiếng ồn: là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển
động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. .
- Rung: rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay
khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung tồn thân thường xảy ra
đối với những người làm việc trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy
nghiền...
- Bức xạ và phóng xạ
Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại hoặc lò thép hồ
quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi
bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iơn hố vật chất.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc
cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ
chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô

sinh, ung thư, tử vong.
- Chiếu sáng khơng hợp lý (chói q hoặc tối q): Chiếu sáng không đảm
bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây ra tai nạn lao động. Chiếu
sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
- Bụi: là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong khơng khí;
nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrơmét; khi hít phải loại bụi này sẽ
có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.
Bụi bao gồm: hữu cơ, bụi nhân tạo, bụi kim loại, bụi vơ cơ
Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của
bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả năng
cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch; Gây mài mòn thiết bị trước thời

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 16 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

hạn; Làm tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có
thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; Gây bệnh ngồi da; Gây tổn thương mắt.
- Các hóa chất độc: Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất cơng
nghiệp, nơng nghiệp, xây dựng cơ bản như: Chì, Asen, Crơm, Benzen, rượu, các khí
bụi, các dung dịch axít, bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa
chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi....tùy theo điều kiện nhiệt độ và
áp suất. Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm
độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính.
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường
tiêu hóa, đường hơ hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hơ hấp là nguy hiểm

nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và
tham gia các q trình sinh hố có thể đổi thành chất khơng độc, nhưng cũng có thể
biến thành chất độc hơn. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất
độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua
sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất.
- Các yếu tố vi sinh vật có hại: Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với
vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc
như các nghề: chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị,
người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị,
điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang...
- Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gị bó và đơn điệu trong
lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của
cơ thể người lao động trong lao động
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể
phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gị bó
trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng,
động tác lao động đơn điệu, buồn tẻ hoặc với phải tập trung chú ý cao gây căng
thẳng về thần kinh tâm lý.
Ðiều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường,
gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 17 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

đổi ức chế thần kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh, đau
mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn lao động.

1.3.3. Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn
lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động
a- Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động
* Thiết bị che chắn:
Thiết bị che chắn nhằm cách ly vùng nguy hiểm và người lao động; ngăn
ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động.
Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản
hay phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.
- Các loại thiết bị che chắn: Che chắn tạm thời và che chắn cố định.
- Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:
+ Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;
+ Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động;
+ Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;
+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết.
* Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
Nhằm loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thơng số hoạt
động của đối tượng phịng ngừa vượt quá giới hạn quy định. Sự cố gây ra có thể do:
quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc
thấp quá, cường độ dịng điện cao q... Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt
động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.
* Tín hiệu, báo hiệu
- Mục đích:
- Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh nguy hiểm
- Hướng dẫn thao tác
- Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui
ước về màu sắc, hình vẽ.
- Các loại báo hiệu, tín hiệu
- Sử dụng màu sắc, ánh sáng;
- Âm thanh;


Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 18 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Ký hiệu;
- Ðồng hồ, dụng cụ đo lường;
- Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu
- Dễ nhận biết.
- Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.
- Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu
cầu của tiêu chuẩn hố.
* Khoảng cách an tồn:
Khoảng cách an tồn là khoảng khơng gian nhỏ nhất giữa người lao động và
các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để
không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất như: Khoảng cách cho phép giữa
đường dây điện trần tới người, khoảng cách an tồn khi nổ mìn...
Tùy thuộc vào q trình cơng nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị....mà quy
định các khoảng cách an toàn khác nhau. Việc xác định khoảng cách an tồn rất cần
chính xác, địi hỏi phải tính toán cụ thể.
* Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa:
- Cơ cấu điều khiển: có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt,
vơ lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn người lao động;
- Phanh hãm: điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo
ý muốn của người lao động. Có loại phanh cơ, phanh điện, phanh từ. Tùy theo yêu
cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngồi hệ thống
phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phịng.
- Khố liên động: loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn

lao động khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng
bộ phận bao che rồi mới được mở máy. Khố liên động có thể dưới các hình thức
liên động khác nhau: cơ khí, khí nén, thuỷ lực, điện, tế bào quang điện....
- Ðiều khiển từ xa: Người lao động ở ngoài vùng nguy hiểm điều khiển sản
xuất như điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm. Ngồi các đồng hồ đo để chỉ rõ
các thơng số kỹ thuật cần thiết cho quá trình điều khiển sản xuất, điều khiển từ xa
còn dùng các thiết bị nghe nhìn.
b. Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 19 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

* Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu
- Áp dụng thơng gió và điều hồ khơng khí: Thơng gió tự nhiên (hệ thống
cửa sổ, cửa trời) hoặc nhân tạo (quạt hút, quạt đẩy, điều hoà...) nhằm tăng độ thơng
thống, điều hịa nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí độc ở nơi sản xuất.
- Làm lán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các cơng việc
ở ngồi trời; trồng cây.
- Cơ giới hóa, tự động hóa;
* Chống bụi
Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi ở ngay nguồn gây bụi khống
chế nguồn phát sinh ô nhiễm như che chắn, sử dụng các thiết bị lọc bụi, hút bụi,
phun nước làm giảm lượng bụi trong khơng khí, trồng các hàng rào cây.
* Chống tiếng ồn
Ðảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động làm
việc; giảm ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn bằng cách lắp ráp các máy, thiết bị bảo

đảm chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu
tiếng ồn hoặc các biện pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các lớp cách âm, các
buồng cách âm, v.v....
* Chống rung
Có thể làm giảm rung hoặc khử rung, chống truyền rung bằng cách sử dụng
vật liệu chống rung như cao su đệm, bấc, lị xo, khơng khí hoặc dùng lị xo. Gắn
chặt vỏ, chân với các bộ phận gây rung của máy; Cách ly nguồn gây rung, thay đổi
vị trí đứng tránh đường truyền rung, cách ly, khử rung mặt bên....
Các điểm cần lưu ý khi làm việc:
- Co giãn nhẹ tay, chân, vai, lưng... trước và sau khi làm việc;
- Trong môi trường lạnh cần sưởi ấm trước khi làm;
- Sử dụng giày, ủng, găng tay chống rung.
Ðể tránh các tác hại do rung gây ra, cần chú ý thực hiện các nguyên tắc sau:
- Sử dụng dụng cụ cầm tay không truyền rung;
- Dùng máy thay thế khi làm việc với dụng cụ rung;
- Luyện tập nhiều lần để tránh nắm quá chặt vào tay cầm của dụng cụ;
- Khi nhiệt độ nơi làm việc hạ dưới 14oC cần có biện pháp sưởi ấm;

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 20 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Rút ngắn thời gian làm việc xuống dưới 10 phút/một lần, rút bớt thời gian
làm việc tổng thể;
- Làm giảm sự truyền rung bằng cách sử dụng găng tay chống rung;
- Những người sử dụng dụng cụ nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
* Chiếu sáng hợp lý

Ðảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc cho người lao động tuỳ theo từng công
việc. Ðể tiết kiệm năng lượng nên sử dụng ánh sáng mặt trời bằng hệ thống cửa sổ,
cửa trời, sơn tường bằng màu sáng.
c. Tổ chức nơi làm việc khoa học
Sắp xếp mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển hợp lý, thơng
thống, bằng phẳng. Bố trí diện tích nơi làm việc hợp lý, bảo đảm khoảng không
gian cần thiết cho mỗi người lao động; Vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ;
d. Phòng cháy, chữa cháy
Phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an tồn tài sản của Nhà nước, tính
mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội.
* Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
* Cháy chỉ xảy ra khi đủ ba yếu tố: Chất cháy; Ô xy; Nguồn nhiệt.
- Một số nguyên nhân gây cháy phổ biến
+ Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa;
+ Do tác dụng của năng lượng điện;
+ Do ma sát va chạm giữa các vật;
+ Do phản ứng hoá học của hoá chất.
- Biện pháp phòng cháy chữa cháy
* Thực hiện phòng cháy chữa cháy ngay từ khi thiết kế cơng trình như thiết
kế các lối thoát nạn, hệ thống cấp nước chữa cháy, lắp đặt thiết bị báo cháy, chữa
cháy tự động, lựa chọn vật liệu xây dựng, làm tường ngăn cháy,vv...
* Có biện pháp thực hiện trong quá trình sản xuất, thi cơng như kiểm tra kỹ
thuật an tồn máy, thiết bị trước khi vận hành, thực hiện đúng các quy trình kỹ
thuật.
+ Biện pháp kỹ thuật

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 21 -



Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ với các khu
vực sản xuất khác.
Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt.
Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy (nguyên vật liệu, sản phẩm,
...) trong nơi sản xuất.
Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn
hoặc tiến hành cơ giới hóa tự động hóa các khâu đó.
Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ trong mơi trường có tạo
ra các chất hỗn hợp cháy nổ.
Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan .
Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy hoặc ngâm tẩm bằng hoá chất chống
cháy.
Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
+ Biện pháp hành chính - pháp luật.
Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, người sử dụng lao động phải nghiên
cứu đề ra các nội quy, biện pháp an tồn phịng cháy, chữa cháy trong đơn vị và
hướng dẫn người lao động thực hiện.
* Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện.
- Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc
giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho
họ cách thức phòng cháy chữa cháy.
Mỗi cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương án phòng cháy
chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường
xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.
Các biện pháp về vệ sinh lao động, nhằm cải thiện môi trờng nơi làm việc
của người lao động.

e. Tổ chức lao động
- Tổ chức thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Tổ chức phân công lao động hợp lý;
- Chăm sóc sức khoẻ người lao động, bồi dưỡng hiện vật, điều dưỡng,...
f. Tâm sinh lý lao động

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 22 -


Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động; đảm bảo cho mọi người
lao động đều có thể phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động.
- Máy móc, thiết bị phải phù hợp với sinh lý của người lao động, không để
người lao động phải làm việc trong tư thế gị bó hoặc q căng thẳng; đối với các
máy móc có kích thước chiều cảo không phù hợp với người
g. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà
người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện
nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ thuật
an toàn- vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy
hiểm, độc hại.
Nguyên tắc trang bị: Trước hết phải dùng các biện pháp kỹ thuật bảo hộ lao
động để ngăn ngừa các tác hại đến sức khỏe nghề nghiệp của người lao động, thứ
đến mới phải dùng đến trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn
ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao
động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:
- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải
bao tóc,...
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ,...
- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,...
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...
- Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất,...
- Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm chồng chống nóng, chống rét,
chống tia phóng xạ,...
- Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,...
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách
điện,...
- Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,...
- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

Đỗ Ngọc Khang – Luận văn Thạc sỹ khoa học Quản trị kinh doanh

- 23 -


×