Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.49 KB, 71 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là cơ sở
không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông
nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ
một tư liệu sản xuất nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng.
Đất đai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ
quan của con người.
Trên thực tế, trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế
kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành xu hướng tất yếu là mọi yếu tố nguồn
lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều trở thành hàng hóa, trong đó
có đất đai. Từ năm 1993 thủ tướng chính phủ đã cho phép thực hiện chủ trương
sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong quá trình triển khai hình
thức này đã đạt được một số hiệu quả nhưng đã bộc lộ một số khó khăn tồn
tại.... Để khắc phục được những tồn tại đó, những năm gần đây Nhà nước đã
thay đổi cơ chế đối với việc dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo
một trong hai cách sau:
- Đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình
cơ sở hạ tầng.
- Đấu thầu công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và thanh toán công trình bằng
quỹ đất ( hay còn gọi là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng).
Đấu giá quyền sử dụng đất thực chất là một hình thức chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đặc biệt, trong đó Nhà nước tham gia vào thị trường với tư cách là một
bên đối tác trong giao dịch bất động sản. Điểm khác biệt cơ bản của hình thức đấu


giá với hình thức chuyển nhượng thông thường trên thị trường là không qua sự
mặc cả mà thông qua cơ chế đấu giá công khai để quyết định giá bán.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp công tác đấu giá quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc trong những năm gần đây cho thấy nhiều


phiên đấu giá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên việc khai thác quỹ đất
hiện trạng tại địa bàn huyện Mỹ Lộc còn gặp nhiều hạn chế như giá đất trên địa
bàn huyện chưa cao.
Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, nằm cạnh Quốc lộ 21 B
(trên trục đường Nam Định - Phủ Lý). Cách thành phố Nam Định 8 km về phía
Tây Bắc, cách thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam. Huyện có Quốc lộ
10 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội.
Trong những năm gần đây, huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao, do đó nhu cầu sử
dụng đất ngày càng tăng nhanh. Để giải quyết vấn đề này, trên địa bàn huyện đã
triển khai và thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sử dụng quỹ đất để tạo vốn
xây dựng cơ sở hạ tầng theo cơ chế đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.
Do đó, cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá đất qua
các dự án khác nhau với các phương án đấu giá khác nhau để có thể đề xuất và góp
ý kiến giúp quy trình đấu giá ngày càng hoàn thiện và đem lại nhiều hiệu quả nhất.
-

Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Tìm hiểu công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
+ Đánh giá thực trạng của công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn

huyện Mỹ lộc qua các năm 2014, 2015, 2016.
+ Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế của công tác đấu giá QSDĐ qua đó đề
xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác đấu giá trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.


CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các văn bản có liên quan tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất của trung
ương và địa phương.
- Quy trình, cơ chế và hình thức tổ chức thực hiện của công tác đấu giá
quyền sử dụng đất của một số dự án đấu giá quyền sử dụng đất tiêu biểu.
1.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong
giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Cụ thể, đánh giá công tác đấu giá quyền sử
dụng đất các xã qua từng năm trên địa bàn huyện.
1.2. Nội dung nghiên cứu
1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Lộc
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, nguồn
nước...
- Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội; Tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát
triển các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, cảnh
quan môi trường.
1.2.2. Đánh giá khái quát các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.2.3. Đánh giá khái quát hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
1.2.4. Đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Mỹ Lộc
- Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất cụ thể các xã.
- Tìm hiểu định hướng và kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của
huyện Mỹ Lộc.
- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của công tác đấu giá quyền sử dụng


đất từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các văn bản pháp lý của Nhà nước, của tỉnh Nam Định có liên
quan tới công tác định giá đất, giá đất và công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

- Thu thập các quyết định của UBND huyện Mỹ Lộc, UBND tỉnh Nam Định
đã ban hành liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất .
- Thu thập các số liệu, tài liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập số liệu, tài liệu tổng hợp về công tác đấu giá quyền sử dụng đất
trong giai đoạn nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
- Tiến hành phỏng vấn các cán bộ chuyên môn về thực trạng công tác đấu
giá quyền sử dụng đất tại địa phương trong giai đoạn nghiên cứu.
1.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu quá trình đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã trên địa
bàn huyện Mỹ Lộc
1.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính
- Các thông tin thu thập cần được xử lý thông qua thống kê mô tả bằng phần
mềm Excel.
- Cần kết hợp với các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi
mô trong phân tích; tổng hợp các số liệu khái quát từ các số liệu riêng lẻ của các
năm.

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Lộc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng môi trường
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, có Sông Hồng chạy qua ở
phía Đông huyện và sông Châu Giang ở phía Bắc huyện. Trung tâm huyện lỵ nằm
cạnh Quốc lộ 21 B (trên trục đường Nam Định - Phủ Lý). Cách thành phố Nam
Định 8 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam.
Huyện có Quốc lộ 10 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế, văn hoá xã hội. Huyện Mỹ Lộc có vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;
- Phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản;
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía Tây giáp huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam;
Huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích hành chính là: 7.448,87 ha (theo kết quả
thống kê đất đai năm 2016), dân số năm 2016 là 70.152 người, mật độ dân số 942
nguời/km2, gồm 11 đơn vị hành chính: 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Mỹ Lộc là
trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của huyện.
Mỹ Lộc là cửa ngõ của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định, có lợi thế về
giao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong và ngoài tỉnh thông qua trục đường Quốc
lộ 10, Quốc lộ 21 A, đường sắt Bắc - Nam và đường thủy. Huyện là một trong
những vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động cho thành phố Nam
Định, khu công nghiệp Hoà Xá và cụm công nghiệp An Xá, khu Công nghiệp Mỹ
Trung ... Mỹ Lộc cũng là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định
và các vùng phụ cận.


2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Mỹ Lộc được bao bọc bởi hệ thống đê sông Hồng dài 7,10 km và đê Ất
Hợi của sông Châu Giang dài 8 km nên đã chia cắt địa bàn huyện thành 2 tiểu địa
hình khác nhau:
- Đất khu ngoài đê: có địa hình cao, đất đai màu mỡ do được phù sa sông
Hồng bồi đắp hàng năm thuận lợi cho việc trồng rau màu, đem lại thu nhập cho
người nông dân. Tuy nhiên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây ra bất lợi
không nhỏ đến canh tác và đời sống nhân dân nơi đây.
- Đất khu vực trong đê: có địa hình thấp hơn, dễ bị ngập úng nên đất bị Glây hoá.
- Để khắc phục tình trạng này, chính quyền và nhân dân địa phương đã đầu
tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới tiêu cho khoảng 70 % diện tích đất
canh tác trên địa bàn huyện. Đất trong đê phù hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thuỷ
sản.

- Về địa mạo thì ở Mỹ Lộc có 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông có tuổi Holoxen muộn dọc
2 sông.
+ Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc đầm lầy sông có tuổi Holoxen
muộn ở trung tâm huyện.
+ Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc đầm lầy ven biển có tuổi Holoxen
muộn chủ yếu ở Tây Nam huyện.
2.1.1.3. Khí hậu
Mỹ Lộc là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 ÷ 24 oC, mùa đông nhiệt độ trung
bình 18,9 oC, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất, có thể xuống tới 12 oC. Mùa hè
nhiệt độ trung bình là 27 oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ có thể lên
tới 39 oC.


- Độ ẩm không khí : tương đối cao, trung bình từ 80 – 85 %, tháng có độ ẩm
cao nhất là 90 % vào tháng 3, tháng có độ ẩm thấp nhất là 81% vào tháng 11.
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1700 ÷ 1800 mm, trong
năm lượng mưa phân bố không đều, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm khoảng 75 % lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8 ,9. Do lượng
nước mưa không đều nên vào mùa mưa thường có úng, lụt gây thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này lượng nước
mưa chiếm khoảng 25 % lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1
và tháng 2 năm sau.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ
1.650 – 1.700 giờ. Vụ Hè - Thu có số giờ nắng cao từ 1.100 – 1.200 giờ, chiếm 70
% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa Đông hướng gió thịnh hành là gió
Đông Bắc với tần suất 60 – 70 %, tốc độ gió trung bình 2,0 – 2,3 m/s, những tháng

cuối đông gió có xu hướng chuyển dần về phía Đông. Mùa Hè gió thịnh hành là gió
Đông Nam, với tần suất 50 – 70 %, tốc độ gió trung bình 1,9 – 2,2 m/s. Do nằm trong
vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Mỹ Lộc thường chịu ảnh hưởng của gió bão hoặc áp
thấp nhiệt đới bình quân 4 ÷ 6 trận/ năm. Đầu mùa Hè thường xuất hiện các đợt gió
Tây khô nóng gây tác động xấu đến sinh hoạt và sản xuất.
Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi để Mỹ Lộc phát triển đa dạng hóa các loại
cây trồng, các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa. Tuy nhiên cần có các biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn và xác định
cơ cấu ngành nghề hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và các
ngành nghề khác.


2.1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Mỹ Lộc có 3 con sông chính chảy qua là: sông Hồng, sông Đào và
sông Châu Giang. Sông Châu Giang ở phía Bắc huyện (8 km/28 km chiều dài
sông) chủ yếu tiếp nhận nguồn nước tưới tiêu nội đồng, chảy ra sông Hồng qua
trạm bơm Hữu Bị. Sông Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1
km cung cấp nước tưới, tiêu cho cả huyện qua công trình đầu mối (trạm bơm Hữu
Bị và Quán Chuột). Chế độ dòng chảy của sông Hồng qua huyện Mỹ Lộc mùa
nước cạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nước kiệt trong tháng 1, 2, 3
(mực nước cao +0,3 m) mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% lượng
nước trong năm. Lũ sông Hồng thường là lũ kép, mùa lũ nước sông dâng lên rất
nhanh: 3 – 7m/ngày song có hàm lượng phù sa rất cao: 1000g/m3.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo số liệu của phòng thống kê thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc có các loại
đất chính sau:
- Đất phèn – Thionic Fluvisols (Flt) và Thionic Gleysols (Glt): Diện tích
1.003 ha, chiếm 13,70 % diện tích tự nhiên của huyện, phân bố không đều ở các
xã. Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là phèn tiềm năng và chủ yếu đang được

dùng trồng lúa.
- Đất phù sa – Fluvisols (FL): Diện tích 6.380 ha, chiếm 86,30 % diện tích
tự nhiên và được phân bố đều ở các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớn
nhất trong các nhóm đất của huyện.
Hệ thống đê của dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: vùng đất ngoài đê
được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi đắp
hàng năm. Nhóm đất phù sa có 4 đơn vị đất chính là đất phù sa trung tính ít chua –
Eutric Fluvisols (FLe), đất phù sa Glây – Gleyic Fluvisols (FLg) và đất phù sa biến
đổi nhẹ - Cambic Fluvisols (FLb).


Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng để trồng lúa, màu và một số
cây công nghiệp ngắn ngày.
b. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy
từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt:
Huyện Mỹ Lộc có nhiều sông ngòi chảy qua, cùng với hệ thống kênh mương
và ao hồ, do vậy nguồn nước mặt rất phong phú. Về mùa mưa nước mặt dư thừa,
tuy nhiên trong mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng và sinh
hoạt ở nhiều nơi. Hiện nay, huyện có một trạm trung chuyển nước sạch tại thị trấn,
còn lại chủ yếu lấy nước từ thành phố, huyện đang tiến hành xây dựng nhà máy
nước Mỹ Hà.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm chủ yếu của huyện nằm trong tầng chứa lỗ hổng Plutoxen
phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl<200 mg/l, tầng khai thác phổ
biến ở độ sâu từ 10 – 120 m. Tuy nhiên khi khai thác ở độ sâu khoảng 40 m, chất
lượng nước còn nhiều sắt và tạp chất khác. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử
lý để loại trừ sắt và các tạp chất.
c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản ở Mỹ Lộc không nhiều, tập trung chủ yếu vào 2 loại chính: đất
sét cho sản xuất gạch ngói nung, đất cát cho xây dựng và san lấp.
- Nguyên liệu giành cho sản xuất vật liệu xây dựng:
Nguồn tài nguyên này phân bố chủ yếu dọc theo các bãi bồi ven sông Hồng,
sông Châu Giang, những diện tích này khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiệu
quả sản xuất không cao.
- Các bãi cát xây dựng:


Nguồn tài nguyên này chủ yếu phân bố chạy dọc trên sông Hồng (Bãi Búng),
có chiều dài gần 1.500 m và chiều rộng khoảng 200 m, từ km 84 - km 86 thuộc địa
bàn xã Mỹ Tân, Mỹ Trung đây là nguồn tài nguyên cát xây dựng khá dồi dào, đang
được khai thác sử dụng.
d. Tài nguyên nhân văn
Mỹ Lộc là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sớm phát
triển nghề trồng lúa nước, dệt vải và làm nghề thủ công. Đây là nơi phát tích vương
triều Trần, triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thành quả
lao động của các thế hệ để lại tiềm năng du lịch nhân văn có giá trị với những di
tích lịch sử văn hoá, lễ hội trong quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc. Nơi thờ
14 vị vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV. Lễ hội đền Trần, thờ Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, được tổ chức vào tháng
8 âm lịch hàng năm và quần thể di tích đền Trần Quang Khải, lăng mộ Phụng
Dương Công Chúa. Đền Bảo Lộc thờ Đức Thánh Trần, Trần Hưng Đạo (Mỹ Phúc),
đền Cao Đài thờ Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải (Mỹ Thành), đền Sùng
Văn (Mỹ Thuận), đền Cây Quế (Mỹ Tân) và hàng chục di tích lịch sử văn hoá đã
được xếp hạng khác.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, các giá trị nhân văn
cũng đang được phục hồi và phát triển. Các di tích được bảo vệ, tôn tạo. Các sinh
hoạt văn hoá truyền thống được khôi phục làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế.

2.1.1.6 Thực trạng môi trường
Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực cố gắng, công tác bảo vệ môi trường ở
Mỹ Lộc đã có chuyển biến tích cực. Hệ thống quản lý, quy chế, từng bước được
xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi
trường cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức về bảo vệ môi
trường của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể, mức độ gia


tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường từng bước được hạn chế. Những thành
tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên trong những năm qua môi trường ở huyện Mỹ Lộc, còn có những
khu vực vẫn bị ô nhiễm ảnh hưởng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mọi người,
cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đe dọa nghiêm trọng
sự phát triển bền vững như:
- Môi trường không khí
Mẫu không khí lấy tại khu vực ngã ba đường 21 và đường 56 (khu dân cư)
xã Mỹ Thuận - Mỹ Lộc.
Nhận xét:
- Đối với các thông số: SO 2, CO, NOx, H2S giá trị đo tại huyện Mỹ Lộc nằm
trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN05:2009 và QCVN06:2009.
- Thông số tiếng ồn:
+ Các vị trí đo nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949-1998
- Hàm lượng bụi lơ lửng: ở vị trí quan trắc cho giá trị thấp hơn so với cho
phép theo QCVN05:2009.
- Nước mặt sông lớn (sông Hồng, sông Đào khu vực huyện Mỹ Lộc)
Qua kết quả phân tích chất lượng nước của hệ thống sông Hồng và sông Đào
trên địa bàn huyện Mỹ Lộc cho thấy:
+ Mẫu nước sông Hồng tại vị trí quan trắc thông số COD, BOD5 (20oC), tổng
dầu mỡ. Cụ thể: Thông số COD vượt quy chuẩn 1,866 lần.Thông số BOD vượt 3

lần. Thông số tổng dầu mỡ vượt từ 3 lần.
+ Mẫu nước sông Đào có: Tại cả 1 vị trí các thông số COD, BOD 5(20oC),
tổng dầu mỡ đều vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể: Thông số COD vượt 1,8 lần,
thông số BOD5(20oC) vượt 2,33 lần, thông số Tổng dầu mỡ vượt từ 3 lần.


- Môi trường nước ngầm
+ Thông số COD (KMnO4): Có 2 mẫu tại các vị trí sau: NN04-07/10, NN0507/10, vượt chuẩn từ 1,4 và 1,15 lần.
+ Thông số Clorua: Có 01 mẫu tại các vị trí sau: NN05-07/10, vượt quy
chuẩn từ 1,06 lần.
+ Thông số Mangan: Có 01 mẫu tại các vị trí, NN04-07/10 vượt quy chuẩn
từ 1,04 lần.
+ Thông số Coliform: Có 02 mẫu tại các vị trí sau: NN04-07/10, NN0507/10, vượt quy chuẩn 7 và 5,33 lần.
- Nước thải:
Qua kết quả phân tích nước thải trên địa bàn huyện tại 2 điểm được lấy mẫu
cho thấy có 06/15 thông số vượt QCVN24:2008(B) cụ thể như sau:
+ Thông số COD tại 02 điểm: NTC07-07/10, NTC08-07/10, vượt từ 1,92 và 1,21
lần.
+ Thông số BOD5 tại 02 điểm: NTC07-07/10, NTC08-07/10 vượt từ 1,6 và 1,2 lần.
+ Thông số Amoni(Theo N) tại 02 điểm: NTC07-07/10, NTC08-07/10 vượt
từ 1,08 đến 1,45 lần.
+ Thông số tổng Nitơ tại 01 điểm: NTC07-07/10 vượt 1,2 lần.
+ Thông số Sunfua tại 1 điểm NTC07-07/10, vượt 1,22 lần.
+ Thông số Coliform tại 2 điểm NTC07-07/10, NTC08-07/10 vượt từ 1,96 và 1,31
lần.
* Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Mỹ Lộc:
- Quá trình đô thị hóa ở huyện Mỹ Lộc kéo theo sự phát triên mạnh mẽ các
ngành công nghiệp kèm theo đó là sự gia tăng dân số, đô thị nhanh chóng đã gây ra
nhiều vấn đề về môi trường không khí, đất, nước và chất thải rắn. Do huyện nằm cạnh
thành phố Nam Định nên vấn đề này có ảnh hưởng rõ rệt.



- Hiện tại, hầu hết các xí nghiệp xây dựng lâu năm chiếm 80% với công nghệ cũ
và lạc hậu, không có hệ thống xử lý tận dụng các chất thải nên khi thải ra môi trường
mang tính độc hại cao, gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi rộng.
- Huyện Mỹ Lộc hiện có một làng nghề tập trung là sản xuất rệt may tại làng Sắc
xã Mỹ Thắng. Hầu hết các gia đình đều sản xuất với quy mô hộ gia đình nên việc xử lý
chất thải gặp nhiều khó khăn, không có nơi xử lý chất thải tập trung.
- Đối với các khu công nghiệp tập trung mới được xây dựng công tác bảo vệ môi
trường đã được quan tâm từ đầu tuy nhiên hệ thống quản lý còn hạn chế như KCN Mỹ
Trung nằm trên địa bàn xã Mỹ Trung.
- Đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối
về ô nhiễm môi trường. Do hình thành từ lâu đời nên vấn đề bụi, tiếng ồn và xử lý rác
thải của làng nghề chưa được chú trọng như làng nghề may gối, dệt đệm của xã Mỹ
Thắng.
- Huyện Mỹ Lộc có các tuyến đường huyết mạch của tỉnh QL10, QL21, Đại lộ
Thiên Trường chạy qua với sự vận hành của các phương tiện giao thông sử dụng nhiên
liệu với nhiều chủng loại và chất lượng máy cũ chiếm tỷ lệ cao, số lượng các phương
tiện tương đối lớn đã gây ảnh hướng xấu đến môi trường huyện.
- Xử lý rác thải: do nằm ở vùng ven thành phố Nam Định nên một số xã chịu ảnh
hưởng lớn của rác thải thành phố như bãi rác thành phố ngay cạnh thôn Gôi xã Mỹ
Hưng , kênh xả nước thải chảy qua xã Mỹ Tân đổ ra sông Hồng... gây nhức nhối cho
người dân. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh tại các khu vực nông thôn còn nhiều bất cập,
một số địa phương đã có thu gom rác thải nhưng chưa triệt để, nhiều xã chưa có bãi
chôn lấp rác thải.
Công tác bảo vệ môi trường ở Mỹ Lộc đang đứng trước nhiều thách thức
đáng quan tâm như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế
trước mắt trong đầu tư phát triển, thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý môi
trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi nhanh chóng đưa công tác quản lý



môi trường vào nề nếp, thách thức giữa kết cấu hạ tầng - kỹ thuật bảo vệ môi
trường lạc hậu với khối lượng chất thải ngày càng tăng lên, thách thức giữa nhu
cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường với khả năng có hạn của
ngân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp, người dân cho công tác bảo vệ
môi trường còn ở mức rất thấp. Đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải
quyết việc làm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2016 kinh tế huyện Mỹ Lộc có sự phát triển mạnh trên cả 3 lĩnh vực,
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thu nhập bình quân 22 triệu đồng/người/năm.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Lộc trong những năm qua có sự chuyển đổi
tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại tăng dần, tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm dần, phát huy lợi thế của ngành và bước đầu khơi dậy được
những tiềm năng thế mạnh của huyện tạo tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển.
Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch còn chậm tỷ trọng các ngành
nông, thủy sản còn cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong
việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua
huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm,
triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ
chế chính sách mới phù hợp, nên ngành nông nghiệp của Mỹ Lộc phát triển khá toàn
diện. Năm 2016 sản xuất nông nghiệp đảm bảo ổn định và tiếp tục phát triển. Giá trị



sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (theo giá hiện hành) đạt 900.650 triệu đồng, tăng
12% so với năm 2010. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 94 triệu đồng.
-

Trồng trọt:

Sự thay đổi về nhận thức của người nông dân cùng với sự tác động tích cực
có hiệu quả của các cấp, các ngành làm cho năng lực sản xuất của người dân được
nâng lên. Công tác khuyến nông được đẩy mạnh, các loại giống cây trồng có năng
suất cao được đưa vào sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng ước cả năm là 8.371 ha,
trong đó cây lương thực là 7.225 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 19 ha, cây rau,
đậu, hoa cây cảnh 858 ha, cây lấy củ có chất bột 20 ha, cây khác 48 ha. Cây lâu
năm 193 ha.
+ Sản xuất lúa xuân: diện tích gieo trồng là 3.425 ha, năng suất 57,27 tạ/ha,
sản lượng 19.615 tấn.
+ Sản xuất lúa mùa: diện tích gieo trồng là 3.428 ha, năng suất 47,44 tạ/ha,
sản lượng 16.310 tấn.
-

Chăn nuôi:

Trong những năm qua chăn nuôi tiếp tục được phát triển theo hướng hàng
hoá, mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo
vệ sinh môi trường. Năm 2016 huyện đã tích cực triển khai công tác tiêm phòng
cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất.
Tổng đàn gia súc, gia cầm là: 352.246 con, trong đó: đàn Trâu, Bò 3.831 con, đàn
lợn: 45.425 con, đàn gia cầm: 303.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là
8.437 tấn.
-


Nuôi trồng thuỷ sản:

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, mô hình kinh tế trang trại, gia trại đã
xuất hiện ở một số địa phương, điển hình như: Mỹ Thắng, Mỹ Tân, Mỹ Hà, Mỹ
Thịnh. Trên địa bàn diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 840 ha, giá trị 1 ha nuôi trồng
thủy sản đạt 94 triệu đồng.


b. Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây Dựng
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế
thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất
và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới như khai thác và sản
xuất vật liệu xây dựng (xã Mỹ Tân), sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (xã Mỹ Phúc và Mỹ
Thắng), sản xuất giày dép nhựa (thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng), sản xuất tấm lợp
Prôximăng (xã Mỹ Thịnh), sản xuất hàng may mặc (xã Mỹ Thắng), ...Giá trị sản
xuất của ngành CN-TTCN có bước tăng trưởng rõ rệt. Năm 2016 giá trị sản xuất
công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp đạt 993 tỷ
đồng.
Ngoài các ngành nghề nói trên thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc còn có các
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Đặc biệt khu công nghiệp Mỹ Trung đã và đang thu hút các nhà đầu tư, một
mặt góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mặt khác giải
quyết được nguồn lao động tại chỗ của địa phương và các vùng phụ cận khác của
huyện.
Giá trị xây dựng năm 2016 ước đạt 305 tỷ đồng, tập trung thi công các công
trình cấp tỉnh, cấp huyện như Đường từ QL21 A vào đền Trần Quang Khải, đường
vào đền Sùng Văn xã Mỹ Thuận, đường 63 B, Trường tiểu học Trần Quang Khải
thị trấn Mỹ lộc, cải tạo nâng cấp trụ sở HU, UBND huyện……
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Năm 2016 số cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn

phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế là 2463 cơ sở. Giá trị sản
xuất ước đạt 1.120 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 407 tỷ đồng. Doanh
thu từ các hoạt động dịch vụ lễ hội tập trung ở Mỹ Phúc, Mỹ Thuận, Mỹ Thành,
Mỹ Tân, dịch vụ vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lao
động xuất khẩu lao động ước đạt 728 tỷ đồng. Các khoản thu từ phí đường bộ,


doanh thu hàng hoá bán lẻ trên địa bàn gia tăng góp phần tăng giá trị sản xuất
ngành dịch vụ phát triển.
2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số:
Theo thống kê đến năm 2016 dân số của huyện Mỹ Lộc có 70.152 người,
trong đó: nữ giới là: 37.461 người chiếm 54,40% tổng dân số toàn huyện, nam giới
là: 32.691 người chiếm 46,60% tổng dân số toàn huyện.
b. Lao động, việc làm
Năm 2016, lao động trong độ tuổi của huyện Mỹ Lộc là 41.261 người,
chiếm 58,82% tổng dân số; trong đó chủ yếu là lao động nông - lâm - thủy sản là
23.300 người, chiếm 56,47% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực công
nghiệp - xây dựng là 9.834 người, chiếm 23,83% tổng số lao động, lao động trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ là 8.12 7 người, chiếm 19,70% tổng số lao động.
Nhìn chung, cơ cấu lao động ở huyện Mỹ Lộc hiện nay còn nhiều bất cập,
số lao động ngành nông - lâm - nghiệp có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ
trọng lớn. Mặc dù cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích
cực hơn song còn chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp.
2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Huyện Mỹ Lộc là cửa ngõ nối tỉnh Nam Định với các tỉnh bạn. Là địa bàn
thích hợp để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất
kinh doanh và các công trình khác của Trung ương, của tỉnh cũng như của huyện.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự
gia tăng dân số thì khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng

cũng tăng lên khá nhanh. Huyện Mỹ Lộc ngày càng phát triển với các hoạt động
công nghiệp, TTCN, .dịch vụ, thương mại đã góp phần gia tăng tổng sản phẩm của
tỉnh, đời sống của nhân dân được nâng cao, tăng lên rõ rệt.


Năm 2016 diện tích đất ở của huyện là: 500,70 ha bao gồm:
+ Đất ở nông thôn là: 406,01 ha
+ Đất ở đô thị là: 94,69 ha
Các khu dân cư tại các xã những năm qua đã được quan tâm xây dựng, chỉnh
trang, các khu giao đất ở mới đã chú trọng đến việc giao đất tập trung tránh tình
trạng manh mún lẻ tẻ, một mặt không có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng tạo cảnh
quan, mặt khác ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Hệ thống đường giao thông,
thuỷ lợi, cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp.
2.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
* Đường bộ: gồm các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã và giao thông
nông thôn với tổng chiều dài 314 km. Trong đó:
- Đường Quốc lộ 10 và 21A có tổng chiều dài: 13,80 km, đã được mở rộng
nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
+ QL 10: Đoạn tuyến tránh TP. Nam Định qua huyện Mỹ Lộc có mặt cắt
ngang nền rộng 19m, mặt rộng 14m, có đường gom và vỉa hè
+ QL 21a: Đoạn từ cầu Họ (km134+963) đến cầu vượt đường sắt QL21
TP.Nam Định (Km147+200) dài 12,237 km đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền
12m, mặt bê tông nhựa 11m. Riêng mở rộng đoạn qua thị trấn Mỹ Lộc km141+500
- km143+196 dài 1,7km có Bm = 16m thềm bê tông nhựa vỉa hè bên trái 3m.
- Đường quốc lộ 21B Nam Định - Phủ Lý đoạn đi qua huyện Mỹ Lộc có
chiều dài 8,46 km, bề rộng nền đường 48m, mặt đường 36 m.
- Cầu Tân Phong, tuyến chính đường qua huyện Mỹ Lộc dài 0,85 km có bề
rộng mặt đường 8 m, nền đường 9 m.
- Đường tỉnh lộ dài 44,24 km bao gồm các tuyến:

+ Đường tỉnh lộ 486B(56 cũ):Đoạn km22+200 - km29+600 qua địa bàn
huyện chưa vào cấp kỹ thuật, nền rộng 5-6m, mặt rộng 2,5m - 3,5m rất xấu riêng


km27+200 - km29+600 tuyến đi trên đê sông Đào không có khả năng nâng cấp,
mở rộng.
+ Đường tỉnh lộ 487 (38A cũ): chiều dài qua huyện Mỹ Lộc là 3,5 km đạt
tiêu chuẩn cấp V, nền rộng 6-7m, mặt rộng 3,5 - 5m rải nhựa, chất lượng xấu.
- Đường huyện lộ, liên xã và trục chính của xã có tổng chiều dài 134,20 km
trong đó đường nhựa, bê tông xi măng là 76,4 km; đường cấp phối là 51,8 km và
gạch, đất là 6,0 km.
- Đường giao thông thôn xóm dài 168,0 km trong đó đường nhựa, bê tông xi
măng là 143,8 km; đường đá dăm, cấp phối là 24,2 km.
Nhìn tổng thể hệ thống giao thông của huyện có một số đặc điểm sau:
- Về mạng lưới giao thông: được hình thành từ nhiều năm trước đây nhưng cơ
bản là khá hợp lý về quy hoạch mạng lưới giao thông chung, đảm bảo cho xe ô tô đi
từ tỉnh, huyện đến các xã trong toàn huyện và liên hoàn với mạng lưới giao thông
Quốc gia.
- Về tình trạng kỹ thuật đường bộ: Trừ các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, một
số tuyến đường liên xã, trục xã được cải tạo nâng cấp như đường vào Đình Sùng
Văn, xã Mỹ Thuận (đã khánh thành – trải nhựa dài 2,7 km, nền đường rộng 6,5m,
mặt đường 3,5m); đường vào Đền Trần Quang Khải, xã Mỹ Thành đang thi công,
còn lại các tuyến đường nhìn chung nền đường, mặt đường còn hẹp. Tất cả các
tuyến đường đã được trải nhựa, đá cấp phối, gạch hoá hoặc bê tông hoá.
Toàn huyện hiện tại có 33 cầu các loại với tổng chiều dài 431,50 m, một số các
cầu này đến nay đã xuống cấp, hư hỏng cần được khôi phục, sửa chữa.
* Đường sông:
- Mỹ Lộc có sông Châu Giang và sông Hồng chảy qua dài khoảng hơn15
km, có khả năng cho các phương tiện đường thuỷ lưu thông.



- Trên mạng lưới giao thông đường thủy của Mỹ Lộc hiện tại có 5 bãi xếp dỡ
vật liệu ở Mỹ Trung, Mỹ Phúc. Hàng năm, xếp dỡ một lượng hàng hoá lớn chủ yếu
là vật liệu xây dựng.
* Đường sắt: Huyện Mỹ Lộc có 11 km đường sắt Bắc Nam, đã được nâng
cấp để chạy tàu 32 giờ. Trên địa bàn huyện có 2 ga: ga Cầu Họ và ga Đặng Xá đã
được cải tạo và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách.
b. Thực trạng hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện Mỹ Lộc nằm trong hệ thống thuỷ lợi của tỉnh
Nam Định được hình thành từ lâu bao gồm:
- Hệ thống đê sông:
+ Đê Quốc gia dài 7,10 km.
+ Đê Bối dài 12 km.
- Kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết nội đồng:
+ Kênh cấp I: 04 kênh dài 34 km.
+ Kênh cấp II: 188 kênh dài 188 km.
+ Kênh cấp III: 455 kênh dài 130 km.
+ Hệ thống cống trên kênh cấp I, cấp II, cấp III là: 143 cống tưới cấp 2; 250
cống cấp 3; 1 cống tiêu cấp 1; 45 cống tiêu cấp 2; 70 cống tiêu cấp 3.
+ Đập điều tiết: 2 đập và 62 trạm bơm với tổng công suất 118.180 m3/h.
Cống dưới đê: Hàng năm đưa vào khai thác sử dụng, đã khẳng định được
năng lực cung cấp nước cho toàn huyện (kể cả khi nước bình thường cũng như khi
nước kiệt). Hiện tại công trình xây dựng đang bị xuống cấp cần có kế hoạch cải
tao, nâng cấp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
c. Thực trạng cơ sở giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục trên địa bàn huyện Mỹ Lộc ngày càng được quan tâm và
chú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ
cho ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Qua



các chương trình, dự án cùng với sự đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thống
trường học đã được hoàn thiện một bước. Năm học 2016 toàn huyện có:
- Khối mẫu giáo, mầm non: Có 11 trường, 146 lớp học với 280 giáo viên và
4.096 cháu
- Khối tiểu học: Có 11 trường, 160 lớp học với 585 giáo viên và 5.299 học sinh.
- Khối trung học cơ sở: Có 10 trường, 107 lớp với 240 giáo viên và 3.685 học
sinh.
- Khối phổ thông trung học: Có 2 trường công lập, 51 lớp với 117 giáo viên
và 2.045 học sinh.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên: Có 2 trường với tổng số là 560 học sinh.
Trong 5 năm qua công tác phổ cập giáo dục được duy trì, chất lượng dạy và
học được củng cố và nâng cao. Tỷ lệ học sinh giỏi và số học sinh đạt giải cao ở các
cấp học, ngành học qua các năm đều tăng ở số lượng. Công tác xã hội hoá giáo dục
và khuyến học đã đạt được những kết quả nhất định. Các trung tâm học tập cộng
đồng hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học
tập được đầu tư nhiều, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cao. Hàng năm tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở thi đỗ vào các trường THPT bằng các loại hình đào tạo
đạt trên 75 % vượt chỉ tiêu đại hội.
d. Thực trạng các cơ sở y tế
Đến năm 2016, toàn huyện Mỹ Lộc có 12 cơ sở y tế với 236 giường bệnh.
Trong đó:
- Một bệnh viện Đa khoa với 145 giường bệnh.
- 11 trạm y tế xã với 91 giường bệnh.
Số cán bộ tham gia trong lĩnh vực y tế là: 145 người. Trong đó: Bác sỹ: 24
người, Y sỹ: 25 người, Y tá, Hộ lý 79 người, Dược tá: 01 người, Dược sỹ trung cấp:
13 người, Dược sỹ cao cấp: 03 người.


Sự nghiệp y tế: Huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp để thực hiện các
chương trình, nhiệm vụ, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thường xuyên làm

tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi
trường. Duy trì các đợt tiêm chủng theo định kỳ đạt tỷ lệ cao, nên những năm qua
dịch bệnh được kiểm soát, không lây lan ra diện rộng. Thực hiện chỉ thị số 06 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và quy định 370
của Bộ y tế về xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã. Đến nay, tất cả các thôn, xóm
đều có cán bộ y tế, 70 % số trạm y tế được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, y đức
của đội ngũ thầy thuốc được nâng lên và có trách nhiệm hơn trong việc khám chữa
bệnh cho nhân dân.
Công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ phát triển dân số
tự nhiên luôn giữ ở mức 0,85 %, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,60
%. Mô hình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc ngày càng được nhân
rộng trên toàn huyện.
e. Thực trạng cơ sở vật chất văn hoá, thể dục, thể thao
Các di tích và các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể luôn được gìn giữ và
phát huy. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa và làng văn hóa phát triển mạnh.
Đến nay toàn huyện có 33,50 % số làng, tổ dân phố, 73 % số cơ quan, 46 % số
trường học, 63,60 % số trạm y tế được công nhận là đơn vị có nếp sống văn hoá,
71 % số gia đình được công nhận gia đình văn hoá, 13,50 % số gia đình đạt gia
đình thể thao. Có 12 nhà văn hoá huyện, xã, thị trấn và 81 nhà văn hoá thôn xóm.
Các lễ hội được tổ chức đều hướng vào việc khôi phục các trò chơi dân gian và các
môn thể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, biên soạn truyền
thống lịch sử làng, xã… Hoạt động của các đội nghệ thuật, các đội văn nghệ quần
chúng,… luôn được duy trì tốt, nhờ vậy đời sống tinh thần của dân cư trong huyện
được cải thiện rõ rệt.
Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa luôn được các cấp các ngành quan


tâm, nhưng vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn chưa đáp ứng
được yêu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân, thậm chí cả ở trung tâm thị
trấn.

Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được
triển khai thực hiện có hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết thực cho nhân dân.
f. Thực trạng hệ thống năng lượng
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển
nhanh góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn. Đến
nay 100% số xã, thị trấn đã có điện lưới Quốc gia với 100 % số hộ được sử dụng
điện.
Chất lượng điện ngày càng được nâng cao, sự cố điện giảm. Toàn huyện có
40 km đường dây cao thế và 159 km đường dây hạ thế, có 45 trạm biến áp với tổng
công suất 8.570 KVA.
g. Thực trạng hệ thống thông tin bưu chính viễn thông
Hoạt động dịch vụ bưu chính - viễn thông trên địa bàn huyện phát triển
nhanh, đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Đến nay,
mạng lưới bưu chính - viễn thông của huyện đã đến được với các các xã, đảm bảo
được nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong và ngoài huyện. Số máy điện
thoại tính đến năm 2016 trên địa bàn toàn huyện là 24.965 máy, bình quân 35,8
máy/100 dân.
h.Thực trạng cơ sở vật chất quốc phòng – an ninh
Tập trung quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng trong tất cả các cấp,
các ngành, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, trước những diễn biến phức tạp trên thế giới và khó khăn trong
nước. Cơ quan quân sự huyện tham mưu cho cấp Uỷ, chính quyền thường xuyên
coi trọng phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ


trang vững mạnh. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100 %.
Công tác an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo. Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về chiến lược an
ninh Quốc gia, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX về chiến lược bảo vệ tổ

quốc trong tình hình mới, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, các chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn
giao thông. Thường xuyên xây dựng lực lượng công an nhân dân nhằm nâng cao
phẩm chất chính trị, tăng cường kỷ luật, nâng cao sức chiến đấu cho cán bộ chiến
sỹ. Coi trọng việc xây dựng lực lượng công an cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
- Mỹ Lộc là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Nam Định. Về mặt địa lý huyện Mỹ
Lộc có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, do nằm kề với thành phố
Nam Định và cách thành phố Ninh Bình 30 km, cách thành phố Phủ Lý 23 km,
cách thành phố Thái Bình 20 km, là những thành phố, đang trong quá trình CNH HĐH mạnh. Mặt khác trên địa bàn huyện có Quốc lộ 21 B, Quốc lộ 10 và đường
sắt Bắc - Nam chạy qua với 2 nhà ga: nhà ga Đặng Xá, ga Cầu Họ và hệ thống
đường thuỷ trên sông Hồng là những điều kiện thuận lợi để Mỹ Lộc mở rộng giao
lưu kinh tế - xã hội với các khu vực phát triển của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Mỹ Lộc cũng là nơi tập trung đầu mối giao thông của Tỉnh và ngày càng
được tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện giao lưu, trao đổi với các
huyện trong Tỉnh và các vùng phụ cận.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm. Trong thời
gian tới để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, huyện cần có kế hoạch
cụ thể về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
trong nông nghiệp, có kế hoạch giành quỹ đất cho khu công nghiệp, TTCN, đất cơ
sở sản xuất kinh doanh, đất ở…


- Do sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển
mới nội thành phố Nam Định và sự tác động tiêu cực của con người đã và đang
gây ra những biến động xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái.
- Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông,
thuỷ lợi, các công trình phúc lợi, công trình công cộng cũng gây sức ép lớn đối với đất

đai.
2.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn
huyện Mỹ Lộc
2.2.1

Phân tích, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai

trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
2.2.1.1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ
cũng như của tỉnh Nam Định, huyện Mỹ Lộc đã ban hành một số quyết định, văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, thị trấn và các đơn vị
quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng như các văn bản được ban hành phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực
hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.
2.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính
Các xã, thị trấn trong huyện thực hiện Chỉ thị 364/CT - HĐBT ngày
06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc hoạch định địa giới
hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đến nay đã hoàn thành việc phân định ranh
giới hành chính giữa các xã, thị trấn trong huyện và với các huyện trong tỉnh.
2.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Đo đạc bản đồ : Từ năm 1985 tổng cục địa chính đã đầu tư xây dựng lưới


×