Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC THỰC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP THIÊN NHIÊN

Chuyên đề: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở KHU
VỰC THỰC TẬP

Sinh viên

: Lê Minh Hằng
Nguyễn Tùng Lâm
Nguyễn Quang Chiến
Nguyễn Quang Huy
Cái Trương Cẩm Vân

Lớp

: ĐH5QM1

Nhóm

:4


Hà Nội, 6/2017

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập thiên nhiên này trước hết em xin gửi


đến quý thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường trường Đại học Tài Nguyên và Môi
Trường lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các đồng chí kiểm lâm làm việc ở
Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tế
thiên nhiên đồng thời giải đáp các thắc mắc của chúng em trong suốt chuyến đi Tam
Đảo.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy, cô giáo hướng dẫn chúng em trông chuyến
đi thực tế lần này đã giúp đỡ, cung cấp những kiến thức bổ ích để em hoàn thành tốt
chuyên đề thực tập thiên nhiên này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập ở một địa điểm
thiên nhiên bổ ích, để em có thể trau dồi thêm kiến thức của mình thêm phong phú.
Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp ích cho
công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên
đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ thầy, cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 5.1. Các sản phẩm du lịch hiện có tại thị trấn Tam Đảo……………………….31
Bảng 5.2. Một tour du lịch 2 ngày 1 đêm của công ty du lịch Đại Việt……………...34


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tuyến đường từ Hà Nội đến Tam Đảo……………………………………...3
Hình 1.2. Vườn rau su su tại Tam Đảo…………………………………...…………....4
Hình 1.3. Thị trấn Tam Đảo……………………………………………………………5
Hình 1.4. Cảnh vật nhìn từ đỉnh núi Rùng Rình…………………………………….…6

Hình 3.1. Bản đồ hành chính Tam Đảo………………………………………………..8
Hình 3.2: Rừng thông Tam Đảo……………………………………………....…….…9
Hình 3.3. Rêu phủ tầng đá ở Tam Đảo…………………………………………….…11
Hình 3.4. Ảnh chợ phiên trên Tam Đảo……………………………………………...13
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch…………………………………...….20
Hình 5.1 Đền Bà Chúa Thượng Ngàn…………………………………………...…28
Hình 5.2. Vườn su su Tam Đảo……………………………………………………..29
Hình 5.3. Du khách nước ngoài ăn cơm cùng chủ nhà tại một Homestay Tam Đảo.33
Hình 5.4. Sơ đồ tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch cộng đồng ở thị trấn Tam
Đảo……………………………………………………………………………………36


MỞ ĐẦU

-

-

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển
mạnh mẽ và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Rất nhiều khu du lịch
sinh thái gắn với các vườn quốc gia được xây dựng và khá nổi bật là khu du lịch Tam
Đảo. Tam Đảo là khu vực thuộc dãy núi dài khoảng 50km có độ cao trung bình khoảng
900m với 3 đỉnh là Thiên Nhị (1.375m), Thạch Bàn(1.388m) và Phù Nghĩa (1.400m),
nằm cách Hà Nội khoảng 80km, cách thành phố Vĩnh Yên gần 20 km. Khu du lịch
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một khu nghỉ mát rất lý tưởng ở miền Bắc với tiết trời
thoáng mát quanh năm, được sánh ngang với Sa Pa và Đà Lạt, với khung cảnh thiên
nhiên vô cùng thơ mộng và hùng vĩ. Những ngôi nhà huyền ảo trong sương khói và
mây cùng với không khí trong lành, Tam Đảo thực sự trở thành điểm du lịch nghỉ
dưỡng lý tưởng. Từ lâu, thị trấn Tam Đảo đã nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp, tiêu

biểu là Thác Bạc, Cổng Trời, Nhà thờ đá, đỉnh Rùng Rình, ... cùng với đó là hệ động
thực vật rất đa dạng và phong phú và Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Đây chính là những
tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt, có khả năng khai thác và phát triển để xây dựng
các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách thập phương.
Cùng với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của du lịch Tam Đảo là những hệ
lụy kéo theo do sự quản lý và phát triển du lịch một cách bừa bãi không có kiểm soát.
Một số tác động có thể kể đến như: rất nhiều nhà nghỉ khách sạn mọc lên không theo
quy hoạch, rác thải tăng đột biến gây ô nhiễm môi trường, người dân thì săn bắt các
loài động thực vật quý hiếm để bắn cho khách du lịch, khách du lịch trong quá trình
tham quan tác động vào những khu vực cấm của rừng gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường ở đây, ...Chính vì thế rất du lịch ở Tam Đảo rất cần phát triển theo hướng bền
vững. Đồng thời hình thức du lịch gắn với cộng đồng cũng là một hình thức rất mới và
hiệu quả nhưng tuy nhiên ở Tam Đảo vẫn chưa ứng dụng được nhiều và chỉ được thể
hiện qua một số hình thức như: các dịch vụ ăn uống hay nhà nghỉ, homestay. Trong khi
đó còn có rất nhiều các dịch vụ du lịch gắn với cộng đồng khác mà người dân Tam
Đảo vẫn chưa khai thác được như sản xuất các đồ lưu niệm, hướng dẫn viên là người
bản địa hay tổ chức các hoạt động văn hóa, …
Chính vì thế em cùng các bạn nhóm 4 đa chọn đề tài “Xây dựng mô hình du
lịch bền vững dựa vào cộng đồng ở khu vực Thị Trấn Tam Đảo”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và xây dựng các mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng ở khu vực
Thị trấn Tam Đảo nhằm đưa ra một số các mô hình để phát triển du lịch bảo vệ nguồn
tài nguyên kinh tế, xã hội và đồng thời gắn với cộng đồng dân cư ở Thị trấn Tam Đảo
Tìm hiểu một số mô hình du lịch bền vững gắn với cộng đồng
Đánh giá tài nguyên du lịch ở Tam Đảo
5


-


-

-

Xây dựng và đề xuất hướng phát triển du lịch Tam Đảo bền vững và gắn với người dân
ở Thị trấn Tam Đảo
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiều về tiềm năng du lịch của cộng đồng ở Thị trấn Tam Đảo
Xây dựng mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng
Đề xuất một số hoạt động cần thực hiện để hướng đến du lịch bền vững dựa vào
cộng đồng
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực Thị Trấn Tam Đảo
Đối tượng nghiên cứu: Mô hình du lịch bền vững gắn với cộng đồng khu vự thị trấn
Tam Đảo
Thời gian thực hiện đề tài từ 05/ 06/ 2017 đến ngày 14/ 06/ 2017

6


PHẦN 1: LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
1.1 Bản đồ thể hiện tuyến hành trình và các điểm khảo sát

Hình 1.1 Bản đồ thể hiện tuyến hành trình và các điểm khảo sát ở Tam Đảo

7


1. 2. Mô tả tuyến hành trình và vị trí các điểm khảo sát.
Ngày thứ 1: (06/06/2017):

Thị trấn Tam Đảo, vườn su su : Thị trấn Tam đảo là khu vực có độ cao gần 900m là nơi
tập trung những hoạt động du lịch ở Tam Đảo. Thời tiết ở đây rất mát mẻ , không khí
trong lành , khung cảnh hùng vĩ và con người nơi đây rất thân thiện rất thuận lợi cho
phát triển du lịch. Sinh kế của người dân nơi đây rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh
đó vườn su su là một địa điểm rất đặc trưng ở Tam Đảo. Những vườn su su xanh ngát
bao phủ bởi lớp sương, các ngọn su su xanh tốt san sát nhau cùng với đó hệ thống tưới
tự động cùng cách chăm sóc rấy đặc biệt của người dân đã tạo nên nhưng cây su su đạt
tiêu chuẩn VietGab

Hình 1.2. Vườn rau su su tại Tam Đảo (Ảnh Nguyễn Tùng Lâm)

Ngày thứ 2: (07/06/2017)
Tìm hiểu đa dạng sinh học tuyến đường vào chân đỉnh Rùng Rình: Đỉnh Rùng
Rình với độ cao hơn 1.400m là một trong 3 định núi tạo tên goị Tam Đảo nổi tiếng.
Thời tiết ở đây rất đặc biệt: một ngày với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, không khí trong
lành. Ánh nắng ban mai của ngày hè không oi ả và mơn mởn như lộc xuân, hay buổi
chiều hơi hơi se lạnh và buổi tối gió rét nhẹ. Đỉnh núi là khu rừng nguyên sinh với hệ
thực vật đa dạng, phong phú, gồm nhiều loài lan và các cây thân gỗ lớn, ở đây cây cối,
núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan,
tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Tọa lạc ở vị trí lý tưởng của
Tam Đảo không cách xa sự nhộn nhịp của Tam Đảo là bao hơn thế nữa lại gần khu du
lịch khác như Đền Chúa Thượng Ngàn và khu du lịch nhân tạo Hồ Xạ Hương huyền
8


bí, càng khiến nơi đây thêm hấp dẫn. Cái tên lạ và hay của đỉnh Rùng Rình là bắt
nguồn từ những cảm xúc rất lạ không chỉ là sự thoải mái mà cả sự êm ái nữa, khi ta
bước lên những lớp đất thảm mục có cảm giác rung rinh mềm mại một cảm giác - rất
đặc biệt mà đỉnh núi này mới đem lại. Ngọn núi được bao bọc bởi rừng nguyên sinh
rất phong phú các sinh vật. Đặc biệt khi đứng trên đỉnh rùng rình ta có thể ngắm được

bao quát khung cảnh của Tam Đảo

Hình 1.4. Cảnh vật nhìn từ đỉnh núi Rùng Rình (Ảnh Nguyễn Quang Huy)

9


PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
Nghiên cứu thực địa (field research) hay còn gọi là nghiên cứu điền dã là
phương pháp thu thập thông tin ngoài phòng thí nghiệm, thư viện hay nơi làm việc.
Phương pháp nghiên cứu này được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Các phương pháp phổ biến được dùng trong nghiên cứu thực địa là: phỏng vấn
không chính thức, quan sát, tham gia vào cuộc sống đối tượng nghiên cứu, thảo luận
tập thể, kết quả từ các cuộc lấy ý kiến online hay offline…
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài của nhóm:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp chụp hình
- Phương pháp ghi chép số liệu
- Phương pháp lập tuyến khảo sát
- Phương pháp thảo luận tập thể
- Phương pháp lấy ý kiến offline và online.
- Phương pháp GPS
Nhóm đã lập kế hoạch khảo sát thực tế kết hợp với quan sát cảnh quan tự nhiên,
cơ sở hạ tầng và văn hóa bản địa, đồng thời tiếp xúc với các bên liên quan, các phòng,
ban của thị trấn Tam Đảo và người dân địa phương để thu thập tư liệu bằng văn bản,
hình ảnh và ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 2 chuyến khảo cứu tại
khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo vào ngày 06 và ngày 07/06/2017. Phương pháp này
giúp nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động của du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng địa phương, đồng thời giúp đề ra một số giải pháp sát với thực tế nhằm

xây dựng mô hình du lịch bền vững.

10


PHẦN 3: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý của Thị trấn Tam Đảo

Hình 3.1. Bản đồ hành chính Tam Đảo (Ảnh: cổng thông tin huyện Tam Đảo)
- Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
- Có tổng diện tích tự nhiên là 214,85ha nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao 900m so
với mực nước biển. Dân số năm 2012 là 693 nhân khẩu với 259 hộ chia làm 02 thôn:
Thôn 1 và thôn 2; Khu du lịch Tam Đảo nằm chủ yếu tại thôn 1 và 1 phần của thôn 2
(Khu nghỉ dưỡng cao cấp Belvedere Resort).
- Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh
Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện
Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương,
phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên
Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo
cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân
số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có
những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ,
về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác.
3.2. Địa hình
Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo,
nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình
của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và
vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ
11



yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại
bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng. Các vùng của
huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự
nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển
Kinh tế - Xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật
với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và điều
kiện đặc thù về lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

Hình 3.2. Thị trấn Tam Đảo nhìn từ trên cao - Ảnh Vệ tinh
3.3. Khí hậu, thời tiết
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với
đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2
tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã).
Cụ thể: Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và
các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu mát mẻ,
nhiệt độ trung bình 180 C-190 C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan
đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong
phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát
triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.

12


Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang,
Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại. Tiểu
vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông
Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220 C-230 C, độ ẩm tương đối

trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung
vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng
của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đời
sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là
gió mùa Đông Bắc.
3.4. Cộng đồng dân cư Thị trấn Tam Đảo
Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 người, mật độ dân số
trung bình là 303 người/km2 , trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các
huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật
độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các
xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của
các xã vùng đồng bằng
Cộng đồng dân cư Thị trấn Tam Đảo có khoảng tầm 1000 người với sáu dân tộc
anh em. Thu nhập chủ yếu là dựa vào hoạt động du lịch, 1/3 dân số là trồng trọt. Thị
trấn Tam Đảo là nơi cư trú của 6 dân tộc anh em. Với sản phẩm đặc trưng chủ yếu là
ngọn susu- đã được cấp thương hiệu rau an toàn. Ngoài ra còn có các sản phẩm khác
như: Chuối rừng, hạt chuối rừng, mật ong, giảo cổ lam, sâm cau rừng và nhiều loại cây
thuốc, cây hương liệu quý hiếm khác… cũng rất được khách du lịch ưa chuộng.

13
















PHẦN 4: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
4.1. Du lịch bền vững
4.1.1 Khái niệm du lịch bền vững
- Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với
môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá
kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có
tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh
tê-xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union,1996)
- Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải thiện
các mặt môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì vậy, du lịch bền vững cần:
+ Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình
thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái
thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
+ Tôn trọng bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn
di sản văn hoá và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào
quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hoá khác
+ Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế,
xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao
hay những người có thu nhập thấp và góp phần vào việc xoá đói giảm nghè4o
4.1.2. Nội dung của du lịch bền vữqng
Xem xét những quan điểm chung về phát triển bền vững, về vị trí đặc biệt của ngành
du lịch và những thoả thuận đã đạt được trên các diễn đàn quốc tế người ta đã xác lập
được một chương trình cho hoạt động du lịch bền vững hơn với 12 mục tiêu.
Hiệu quả kinh tế

Sự phồn thịnh cho địa phương
Chất lượng việc làm
Công bằng xã hội.
Sự thoả mãn của khách du lịch
Khả năng kiểm soát của địa phương
An sinh cộng đồng
Đa dạng văn hoá
Thống nhất về tự nhiên
Đa dạng sinh học
Hiệu quả của nguồn lực
Môi trường trong lành trong lành.
4.1.3. Ý nghĩa của du lịch bền vững
- Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa như sau:
+ Sự bền vững về kinh tế: tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội
và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức
14


sống và phát triển của các doanh nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp đó có
thể duy trì được lâu dài.
+ Sự bền vững xã hội: tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi
người trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm
là giảm đói nghèo. Chú ý đến những cộng đồng địa phương, duy trì và tăng cường
những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền
văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột.
+ Sự bền vững về môi trường: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt
là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với cuộc sống con người.
Hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa
dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại.
4.1.4. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch bền vững

- Hình thành các nhóm địa phương. Nhóm các nhà đầu tư địa phương, thường sở hữu
vùng đất giàu đa dạng sinh học, liên kết với các nhà xây dựng các khu nghi mát tiềm
năng và thuê người đứng trung gian chuyên nghiệp được gọi là nhà phát triển có vai
trò đưa các nguồn lợi và các bên tham gia lại với nhau để xác định tính khả thi của khu
nghỉ mát.
- Tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài. Nhà phát triển tìm kiếm các nhà đầu tư tư
nhân ở bên ngoài và quan sát các mối quan tâm của các bên như các nhà điều hành
tour và các công ty vận chuyển hàng không và tàu thuỷ dựa trên các nhận biết về tiềm
năng thị trường.
- Tìm kiếm các hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương. Nhóm liên lạc với
chính quyền địa phương và trung ương để tìm sự hỗ trợ như:
+ Cơ sở hạ tầng (đất trống, sân bay, đường xá, cung cấp nước, quản lý chất
thải/rác…)
+ Các quy chế sử dụng đất linh hoạt (phù hợp với một nhóm các khu nghỉ mát)
+ Các khuyến khích và giảm thuế; như trợ giá các khoản vay
+ Các vùng đất công cộng thu hút hoặc các công viên mà có thể là cơ sở cho
các sản phẩm tour.
- Xây dựng các phương tiện. Khi các nguồn tài trợ vốn đã sẵn sàng, khu nghỉ mát
được xây. Điều này có thể xảy ra khi có hoặc chưa có các đánh giá tác động môi
truờng phụ thuộc vào các quy chế của địa phương. Điều không may, theo báo cáo của
Chương trình môi trường Liên hợp quốc chỉ ra rằng các quyết định về địa điểm, thiết
kế, kỹ thuật và phát triển các sản phẩm thường được làm từ những viễn cảnh của các
mối quan hệ du khách và hiệu quả hợp tác; những mong đợi của cộng đồng và bảo tồn
của đa dạng sinh học của vùng và địa phương thường không được quan tâm.

15


4.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững
- Tiêu chuẩn sinh thái:

+ Nông/lâm nghi Nông/lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế
tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp.
+ Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặc biệt là
đường cao tốc.
+ Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng.
+ Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần
thiết, bán các sản phẩm địa phương.
+ Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hoà hợp với môi trường, phù
hợp với cả người địa phương và trẻ em.
- Tiêu chuẩn xã hội và du lịch:
+ Dân số cực đại của làng nh làng nhỏ hoặc bằng 1 500 ng 1.500 người.
+ Nhà nghỉ: <= 25% nhà địa phương.
+ Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương.
+ Tránh xây khách sạn lớn.
+ Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du
lịch.
+ Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không
có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du
khách; dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo).
4.2. Du lịch dựa vào cộng đồng
4.2.1. Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng.
- Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng (hay còn gọi là DLCĐ), xuất phát từ hình thức
du lịch làng bản từ năm 1970 và khách du lịch tham quan cá làng bản, tìm hiểu về
phong tục, tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách muốn
khám phá hệ sinh thái, núi non - mà thường được gọi là DLST.
- DLCĐ nhấn mạnh cả vào hai yếu tố là môi trường tự nhiên và con người ... DLCĐ
hướng đến con người và không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi
trường. Nguyên lý cơ bản trên đây cho thấy hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào
cộng đồng là chính cộng đồng địa phương tham gia, làm chủ và quản lý, đồng thời
chính họ là người quan tâm đến sự bảo tồn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên môi

trường, nơi gắn liền với sự tồn tại của cá nhân họ, gia đình họ và cả cộng đồng.
4.2.2. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng.
- Đối với du lịch, DLCĐ góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch
và bảo vệ tài nguyên du lịch. Đối với cộng đồng, DLCĐ phân chia một cách công bằng
lợi ích từ hoạt động du lịch cho các chủ thể tham gia, trong đó có cộng đồng địa
16


phương. DLCĐ mang lại lưọi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực
tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời cả cộng đồng cũng được hưởng
lợi từ sự đóng góp của hoạt động du lịch vào môi trường, kinh tế - xã hội và văn hoá
địa phương.
4.2.3. Nguyên tắc phát triển DLCĐ:
 Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản
lý, đầu tư để phát triển du lịch.
 Phù hợp với khả năng của cộng đồng, khả năng bao gồm nhận thức về vai trò và vị trí
của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch
trong sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được bất lợi từ hoạt động du lịch và
khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.
 Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Du lịch cộng đồng phải đảm bảo lợi ích cho
cộng đồng địa phương trong tất cả các lĩnh vực môi trường kinh tế - xã hội và văn hoá,
như: tái đầu tư cho cộng đòng xây dựng đường xá, cầu cống, điện và chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục…
 Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn
hoá hướng tới sự phát triển bền vững.
4.2.4. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
- DLCĐ chỉ được phát triển trong điều kiện điểm đến có tài nguyên du lịch tự nhiên
phong phú, nguyên sơ và tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, đặc sắc. Đồng thời,
cộng đồng địa phương phải sở hữu những giá trị văn hoá truyền thống đậm đà đặc
trưng tộc người và đặc biệt họ phải có nhận thức trách nhiệm đúng đắn về phát triển du

lịch và bảo tồn tài nguyên.
- Có thị trường khách trong nước và quốc tế cũng là điều kiện quan trọng.
- Bên cạnh đó, để phát triển DLCĐ thì sự hỗ trợ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ
về tài chính và kinh nghiệm, sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên
truyền quảng cáo thu hút khách du lịch là rất quan trọng.
4.2.5. Đặc điểm của DLCĐ
- Là một phương thức hoạt động trong kinh doanh du lịch mà cộng đồng dân cư là
người cung cấp chính các sản phẩm du lịch cho du khách, họ giữ vai trò chủ đạo phát
triển và duy trì các dịch vụ.
+ Các khu, điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là những khu vực có tài
nguyên hoang dã còn nguyên vẹn, đang bị tác động huỷ hoại, cần được bảo tồn.
+ Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại điểm đang có sức thu hút khách du
lịch đến tham quan.
+ Cộng đồng phải là người dân địa phương sinh sống, làm ăn trong đó hoặc liền
kề các điểm tài nguyên thiên nhiên, nhân văn.

17


+ Cộng đồng dân cư là người có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài
nguyên du lịch và môi trường nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động bởi khách du lịch và
khai thác của chính bản thân cộng đồng dân cư.
+ Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng
được tham gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên
môi trường.
+Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với đảm bảo sự công bằng trong việc
chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia.
+ Do đặc điểm tài nguyên, điều kiện cộng đồng nên cần xét đến các yếu tố giúp
đỡ, tạo điều kiện của các bên tham gia trong đó có vai trò của các tổ chức chính phủ,
NGOs trong và ngoài nước, không phải làm thay cộng đồng.

4.2.6. Mục đích của DLCĐ
- Mục đích của DLCĐ là khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn
các di sản, văn hoá, nâng cao đời sống cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, tạo ra thu nhập
cho người dân, mang lại doanh thu cho du lịch ngày càng tăng.
- Ngoài ra, DLCĐ còn khuyến khích sự tham gia của CĐĐP với sự tự nguyện, giúp họ
chủ động hơn, tôn trọng và có trách nhiệm đối với tài nguyên du lịch. Phát triển DLCĐ
có nghĩa là trả lại cho cộng đồng địa phương quyền làm chủ thực sự các giá trị tài
nguyên thiên nhiên, văn hoá nơi họ sinh sống và hướng dẫn họ cùng tổ chức các hoạt
động du lịch, từ đó đem lại lợi ích trực tiếp cho đời sống dân cư.
- Một số mục đích, mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam
cho loại hình phát triển du lịch này, bao gồm:
+ DLCĐ phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, bao gồm sự
đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá…
+ DLCĐ phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc
tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.
+ DLCĐ phải có sự tham gia ngày càng tăng của CĐĐP.
+DLCĐ phải mang đến cho khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với
môi trường và xã hội.

18


4.2.7. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch

Hình 4.1. Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch
- Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hành động của cộng
đồng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tức là: có tài
nguyên du lịch là đối tượng để phục vụ cho việc thu hút khách du lịch tạo ra thu nhập
cho cộng đồng và khuyến khích họ tham gia các dịch vụ cung cấp phục vụ khách du
lịch, đồng thời cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ tài nguyên

môi trường và ngược lại tài nguyên môi trường tốt hấp dẫn khách du lịch đến tham
quan hay nói cách khác đây là vòng tuần hoàn trong việc phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng.
- CĐĐP trong hoạt động du lịch là tập thể người có mối quan hệ với nhau, sống trên
lãnh thổ nơi có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn mà các nhà du lịch đang
khai thác và sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch. Những nguồn tài
nguyên này bao gồm: đất đai, sản vật của rừng, thuỷ hải sản ở hồ, biển…vốn trước đây
là nguồn sống của CĐĐP hiện nay đã bị chia sẻ vì nhiều mục đích.
- Môi trường và hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, gắn mật thiết với nhau.
Môi trường bao gồm nguồn tài nguyên vốn là nguồn sống của CĐĐP nay đã bị chia sẻ
cho du khách. Nghĩa là: các điểm du lịch được hình thành dần dần tại những vị trí có
tiềm năng du lịch trong không gian kinh tế - văn hoá - sinh thái. Có trước và tồn tại
song song với hoạt động du lịch và hoạt động sinh hoạt sản xuất hàng ngày của cư dân
địa phương.
- Du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác đều hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững về kinh tế - môi trường - xã hội, phát triển du lịch cần đảm bảo:
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Bảo vệ văn hoá và phúc lợi của CĐĐP.
+ Tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.
Như vậy, một trong những đối tượng mà du lịch cộng đồng hướng tới là CĐĐP
bởi họ chính là chủ nhân của tài nguyên du lịch nơi họ sinh sống và nâng cao chất
lượng cuộc sống của CĐĐP là một mục tiêu rất quan trọng.
19


20


PHẦN 5: MÔ HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THỊ
TRẤN TAM ĐẢO

5.1 Thực trạng du lịch ở Tam Đảo hiện nay
Tam Đảo đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Tốc độ tăng cao của lượng khách du lịch đạt được ở cả hai lĩnh vực: Khách nước ngoài
và khách trong nước đến Tam Đảo. Năm 2016, Tam Đảo đón hơn 2.5 triệu lượt khách,
trong đó khách nước ngoài là khoảng 30,000 lượt (Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du
lịch Vĩnh Phúc
Thị trấn Tam Đảo có vị trí địa lý gần các đô thị Vĩnh Yên, Việt Trì, Thái Nguyên và
thủ đô Hà Nội, nên khách du lịch đến Tam Đảo thời gian lưu trú ngắn, thường là nghỉ
cuối tuần (từ 2 đến 3 ngày). Ngoài ra, cũng có nhiều nhóm đến chơi một ngày, sáng đi
chiều về, điều này cũng làm cho khả năng quản lý lượng khách du lịch gặp khó khăn.
Về khách du lịch quốc tế đến Tam Đảo, qua thống kê khách du lịch đến Tam Đảo
những năm qua của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc và phòng Văn hoá Thông tin huyện Tam Đảo, lượng khách du lịch quốc tế đến Tam Đảo còn ít, chiếm
chưa đầy 2% tổng lượng khách (1.36% năm 2013). Mục đích du khách quốc tế đến với
Tam Đảo hiện nay chủ yếu thuộc các nhóm cơ bản: Du lịch tín ngưỡng và tâm linh; Du
lịch công vụ, du lịch thể thao và du lịch sinh thái.
Khách du lịch nội địa đến với Tam Đảo những năm qua liên tục tăng, nếu như năm
2010 là 1,2 triệu khách thì năm 2013 đã là 1,9 triệu lượt khách. Khách nội địa đến với
Tam Đảo gồm các loại hình cơ bản: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh - tín ngưỡng,
du lịch kết hợp hội nghị - hội thảo và du lịch sinh thái.
Doanh thu từ du lịch có mức tăng trưởng khá cao trong những năm qua. Nếu như năm
2010 doanh thu từ du lịch Tam Đảo đạt 368 tỷ đồng thì năm 2013 đã là trên 700 tỷ
đồng.
Về cơ cấu khách du lịch, thị trường du lịch nội địa chủ yếu của khu vực Tam Đảo là
Hà Nội (46%), các tỉnh Bắc bộ khác (20%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ
trọng nhỏ, khách du lịch đến từ Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn (58%), sau đó là thị
trường Bắc Mỹ (17%) còn lại là các thị trường khác (25%).
Về mục đích khách du lịch, khoảng 50% khách đến Tam Đảo với mục đích nghỉ ngơi,
thưởng ngoạn cảnh quan; 30% thuộc loại du lịch tâm linh, còn lại là du khách đến dự
hội thảo (MICE), tập luyện thể dục thể thao…. Riêng khách quốc tế chủ yếu là nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái (85%), thương mại (10%).

Về mức chi, theo số liệu khảo sát mức chi tiêu của khách quốc tế đạt trên 1 triệu
đồng/ngày; trong đó chi tiêu trung bình của khách nội địa khoảng 300 nghìn
đồng/ngày. Về cơ cấu chi tiêu, khách quốc tế khách nội địa dành tới 60% cho lưu trú,
trong khi khách du lịch nội địa là 30%.
21


Về các đơn vị tham gia kinh doanh du lịch đoạn 2007-2013, gồm các cấp chính quyền
(từ tỉnh Vĩnh Phúc đến cấp huyện), các nhà quản lý ở Tam Đảo và các doanh nghiệp
hoạt động du lịch ở Tam Đảo. Các doanh nghiệp chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh
dịch vụ khách sạn nhỏ lẻ, nên chưa có sự quy hoạch và đồng bộ. Việc xây quá nhiều
nhá nghỉ khách sạn cũng tác động xấu đến môi trường tự nhiên của thị trấn. Tại Vườn
quốc gia Tam Đảo đã bước đầu tiến hành xúc tiến các hoạt động du lịch sinh thái, tổ
chức các hoạt động nghiệp vụ (đào tạo, tập huấn và tham quan mô hình rừng đặc
dụng...) chủ yếu là trong ngành và của các trường Đại học, cao đẳng, phổ thông. Công
tác quản lý du lịch khu vực Tam Đảo bước đầu có tiến bộ do đội ngũ làm công tác du
lịch, cụ thể: người quản lý và doanh nghiệp được nâng cao về nghiệp vụ, đã tạo liên
kết ngày càng hiệu quả với Hà Nội và nhiều nơi khác.
Về phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế, các phòng họp, hội thảo quốc tế yêu cầu
phải có hệ thống dịch vụ dịch thuật, đèn chiếu, và các dịch vụ khác thì Tam Đảo chưa
thể thu hút và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế… Phục vụ ăn uống, hiện nay ở
Tam Đảo đã có đủ các món ăn âu á, ẩm thực dân tộc đủ phục vụ nhu cầu đa dạng
thưởng thức ẩm thực của các loại khách du lịch, cả khách quốc tế và khách nội địa.
Tuy nhiên, chất lượng cũng chưa tốt. Do diện tích nhỏ lên các nơi vui chơi tại thị trấn
cũng không có nhiều cải tiến, ngoại trừ quảng trường trung tâm mới được xây dựng
Về số lượng, chất lượng lao động ngành du lịch: Đội ngũ lao động du lịch yếu về chất
lượng, thiếu về số lượng do phụ thuộc quá lớn vào tính mùa vụ của du lịch Tam Đảo,
một lượng khá lớn lao động mùa vụ không được thống kê, chưa được đào tạo các kiến
thức, kỹ năng về hoạt động du lịch. Lực lượng lao động trong khách sạn chiếm khoảng
74,2% tổng lao động du lịch; nhân viên phục vụ chiếm 21%; và nhân viên lễ tân và

marketing du lịch 25,8%, các lao động khác như lái xe, nhân viên bán hàng lưu
niệm… chiếm tỷ lệ thấp. Việc thiếu lao động phục vụ cũng làm giảm chất lượng dịch
vụ của các nhà nghỉ khách sạn tại đây.
5.2 Phân tích tiềm năng cộng đồng
5.2.1 Tài nguyên và điểm thu hút du lịch
Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, diện tích khoảng 215 ha, nằm trên dãy núi
Tam Đảo ở độ cao 900m so với mực nước biển. Tài nguyên du lịch ở nơi đây phải kể
đến là khí hậu mát mẻ quanh năm – đây chính là yếu tố chính để thu hút khác du lịch.
Cùng với khí hậu mát mẻ, nơi đây còn có cảnh quan núi rừng tuyệt đẹp, các danh lam
thắm cảnh. Các điểm thu hút khách du lịch bao gồm:
5.1.1.1 Địa điểm vui chơi

22


Điểm thu hút
du lịch
Tháp truyền
hình

Mô tả

Các hạn chế cho phát
triển sản phẩm du lịch
Nằm trên đỉnh Thiên Thị có độ cao 1.375 Đường đi lên khá xa , ít
m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng các dịch vụ như quán
mạn, nên thơ. mây...
nước, quán ăn

Thác Bạc


Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải
theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu,
thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ
xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh
mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một
dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn
nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng,
tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như
tiếng ngàn xưa.

Nhà thờ cổ
Tam Đảo

Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ
nơi đây đã xây dựng ngôi thánh đường
hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều
dài 26m, rộng 11m. Đây là một điểm tham
quan khá lý thú, đứng trên nhà thờ cổ bạn
cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên
nhiên Tam đảo rất mộng mơ

Vườn quốc gia Với sự phong phú về đa dạng sinh học,
Tam Đảo
đây là một địa điểm thu hút khách du lịch
– những người ưa khám phá, và phục vụ
các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo
dục môi trường
Thung lũng
hoa:

Cổng trời

Địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh

Thung lũng hoa nở theo
mùa
Từ thi trấn Tam Đảo bạn đi thẳng lên nhà Đường đi lên từ thị trân
thờ thời Pháp rẽ trái đi thẳng là tới Cổng khá xa
trời. Ðứng trên Cổng Trời nhìn xuống thị
trấn Tam Ðảo mờ mờ ảo ảo trong những
làn sương chợt đến chợt đi ta thấy Tam
Ðảo đẹp lạ lùng

5.1.1.2 Du lịch tâm linh
Hệ thống các di tích ở dải Tam Đảo khá dày đặc. Ngay từ cây số 13 đã có Đền Mẫu
(ĐềnChân Suối), tiếp nối là Đền Cậu, Đền Cô; tới cây số 18 là Đền Nhị Vị Vương Cô
Nhà Trần; tiếp đến là Đền Trần. Tới đỉnh cao nhất của dãy Tam Đảo là Đền Chúa thờ
Bà Chúa Thượng Ngàn, Đền thờ Quốc Mẫu Vua Bà và chùa Vàng. Mỗi một di tích lại
có một huyền sử khác nhau, nhưng đặc biệt nhất phải kể đến Đền Chúa thờ Bà Chúa
23


Thượng Ngàn - ngôi đền trầm mặc với khí thiêng núi rừng, ở độ cao hơn 1.487m so
với mặt nước biển. Để tới đó, du khách phải có sự kiên trì bước qua 300 bậc đá thoải
được che mát bởi những hàng trúc xanh mát. Đến đây, du khách như lạc vào một thế
giới đầy bí ẩn và huyền ảo.

Hình 5.1. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn (Sưu tầm)
5.1.1.3 Sản phẩm đặc trưng của Khu du lịch Tam Đảo
+ Susu Tam Đảo (đã được cấp thương hiệu rau an toàn): Đến Tam Đảo, bạn có thể

nhìn thấy loại cây này có mặt ở khắp nơi. Su su mọc thành giàn chênh vênh trên sườn
núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh
của su su. Khách du lịch trong nước rất hay mua ngọn su su về để làm quà cho người
nhà.
Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như: các loại nghệ, chuối rừng, hạt chuối rừng, mật
ong, giảo cổ lam, sâm cau rừng và nhiều loại cây thuốc, cây hương liệu quý hiếm
khác…

24


Hình 5.2. Vườn su su Tam Đảo (ảnh: Lê Minh Hằng)
5.2.2 Năng lực cộng đồng
Thành phần dân cư ở thị trấn Tam Đảo khá phong phú với nhiều người từ nơi khác di
chuyển lên làm ăn. Nhưng người dân ở đây có xu hướng xây dựng các nhà nghỉ, khách
sạn nhỏ theo quy mô hộ gia đình và có liên kết với những đơn vị gần nhau. Việc xây
dựng các khách sạn vẫn chưa được quy hoạch. Cộng đồng thân thiện và có kỹ năng
giao tiếp tốt, buôn bán giá cả ổn cho sinh viên. Thị trấn Tam Đảo là nơi chung sống
của 6 dân tộc anh em, nhưng các hoạt động quảng bá văn hóa vẫn chưa thật sự được
đầu tư. Các món ăn địa phương thì có nhưng các hoạt động văn nghệ vẫn cần được
chăm chút.
Các hạn chế cơ bản của cộng đồng là chưa có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh dịch
vụ, đặc biệt là làm du lịch nên thiếu kinh nghiệm về tổ chức và hạch toán kinh doanh.
Ý thức về điều kiện vệ sinh chung trong thị trấn còn hạn chế. Và vì dịch vụ nên số
lượng chất thải rắn có thể tái chế như chai lọ, vỏ lon, … là rất lớn nhưng hoạt động
phân loại và tái chế của cộng đồng vẫn chỉ dừng lại ở quy mô cá nhân và chưa có bài
bản.
5.3 Mục tiêu của mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng tại thị trấn Tam
Đảo.
-Đến năm 2018, Tam Đảo trở thành một điểm đến du lịch bền vững gắn với cộng đồng

trọng điểm của Vĩnh Phúc. Phát triển du lịch đem lại lợi ích chung về văn hóa xã hội
và môi trường cho toàn dân của thị trấn . Đặc biệt đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho:
Có ít nhất 50 hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú trong dân
Có 20 hướng dẫn viên thuộc thị trấn
25


×