Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lí Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 76 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu
trong báo cáo này là trung thực và chưa được sử dụng trong
bất cứ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
báo cáo tốt nghiệp đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong báo cáo đều được trích dẫn nguồn, nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà
trường đề ra.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Người cam đoan

Phùng Thị Liên


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên
hướng dẫn – Th.S. Đinh Thị Thanh Huyền , trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, là người đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ và chỉ đạo tận tình để tôi có thể hoàn thành báo cáo
này. Xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên khoa Quản lý
đất đai và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện đồ án.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
các lãnh đạo, các cán bộ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trường, các cán bộ thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
thu thập số liệu và những thông tin cần thiết liên quan. Cảm
ơn gia đình, bạn bè và các anh chị quen biết đã động viên và
giúp đỡ tôi hoàn thiện báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Sinh viên

Phùng Thị Liên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng

1

GCN

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

2

TNMT

3

TP

4


UBND

khác gắn liền với đất
: Tài nguyên và Môi trường
: Thành phố
: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1 . Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên , là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá , là tư liệu sản suất đặc biệt không gì thay thế
được , là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống và là địa bàn phân bố các khu dân cư , xây dựng các
công trình cơ sở kinh tế , văn hóa , xã hội , văn minh , quốc
phòng . Mặt khác đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng , có
vị trí cố định trong không gian không thể thay thế và di
chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người . Chính vì
vậy việc quản lí và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách
hợp lý không những có ý nghĩa đến việc quyết định đến sự
phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục
tiêu chính trị và phát triển xã hội .
Quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đặt ra những
yêu cầu to lớn đối với công tác quản lí nhà nước về mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội , trong đó quản lí QLNN về đất
đai là nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức , hộ gia

đình cá nhân . Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa , các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
đất đai ngày càng nóng bỏng , phức tạp liên quan trực tiếp tới
lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất . Các quan hệ đất đai
chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục thiên nhiên
chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử
dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng . Do đó ,
5


việc quản lí đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của mọi thời đại
nhằm nắm chắc và quản lí chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử
dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả . Để phù hợp với quá
trình đổi mới kinh tế , Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến
vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để
QLĐĐ , điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình
hình thực tế.
Đối với huyện Ba Vì , là một huyện bán sơn địa đã và
đang có những lợi thế về vị trí địa lí , tập trung nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng . Hoạt động sản suất đang chuyển
trọng tâm từ nông nghiệp sang thương mại , dịch vụ , du lịch .
Sự chuyển dịch này đã mang đến nhiều khó khăn , thách thức
cho công tác QLNN về đất đai . Yêu cầu đặt ra đối với công tác
QLĐĐ là mục tiêu quan trọng chiến lược trong phát triển kinh
tế xã hội của huyện . mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ
và nhân dân huyện Ba Vì quyết tâm thực hiện.
Từ thực tế trên cũng như nhận thức được vai trò tầm quan
trọng của công tác quản lí về đất đai , với vai trò là một sinh
viên đang thực tập tốt nghiệp , được sự phân công của khoa
quản lý đất đai Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà

Nội với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo : Ths. Đinh Thị
Thanh Huyền – Khoa quản lý đất đai , cùng sự chấp nhận của
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Ba Vì , Tôi tiến hành
thực hiện đề tài :
“Đánh giá thực trạng công tác quản lí Nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Ba Vì – TP. Hà Nội “
2. Mục đích , yêu cầu
2.1. Mục đích
6


- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất
theo hiến pháp và pháp luật đất đai .
-

Đánh giá thực trạng công tác QLNN về đất đai của

huyện Ba Vì – TP Hà Nội
2.2 Yêu cầu
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực
trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện , phải được phân
tích , đánh giá một cách khách quan đúng pháp luật .
- Những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với
thực trạng của huyện.
CHƯƠNG I : ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì
– TP Hà Nội

1.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Ba Vì – TP Hà
Nội
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên , kinh tế , xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương

7


- Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Ba Vì
- Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản luật , dưới luật về quản lý và
sử dụng đất do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành
1.3.1. Phương pháp thống kê , thu thập và xử lý số
liệu
-Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và
các quy định của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và các
cơ quan nhà nước ở địa phương về quản lý đất đô thị , trên cơ
sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ở địa
phương . Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua
công báo , các trang web của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền .
- Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu
là các số liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của
pháp luật về công tác QLNN về đát đai . Qua đó có được số

liệu thông tin tin cậy , trình bày trong báo cáo .
1.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp , phân tổ
và phân tích các quy định của pháp luật về công tác QLNN về
đất đai và phân tích thông tin về thực tiễn thực hiện các quy
định của pháp luật về nooii dung này . Ngoài ra , phương
pháp tổng hợp và phân tích thông tin về thực tiễn thực hiện
các quy định của pháp luật về nội dung này . Ngoài ra ,
phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin cũng được sử
8


dụng để có được kết quả tổng hợp , có đươjc các đánh giá ,
nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong báo cáo .
1.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này so sánh giữa lý thuyết và thực tế và
tình hình công tác QLNN về đất đai với các văn bản luật để
tìm ra vấn đề còn tồn tại và đề ra các ý kiến , giải pháp khắc
phục .
1.3.4. Phương pháp kế thừa
Dựa vào các tài liệu và số liệu đã được công bố trên
các báo cáo khoa học để có thể phân tích tình hình , thực
trạng của công tác QLNN về đất đai.

9


CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý 4
Huyện Ba vì thuộc vùng bán sơn địa phía Tây Bắc của
thành phố Hà Nội , có tọa độ địa lý từ 21°19’40’’ - 21°20’ vĩ
độ Bắc và 105°17’35’’ - 105°28’22’’ kinh độ Đông.
-

Phía
Phía
Phía
Phía

Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc
Nam giáp tỉnh Hòa Bình
Bắc giáp tỉnh Phú Thọ
Tây giáp tỉnh Phú Thọ

Huyện Ba Vì có đường quốc lộ 32 chạy qua , cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 53km ; đây là chuyến đường quốc lộ đi từ
Hà Nội qua huyện Ba Vì đến các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc
huyện từ Hà nội đến Hòa Bình qua sông Hồng và sông Đà với
chiều dài 70km.
Với vị trí địa lý và giao thông thủy bộ thuận tiện huyện Ba
Vì rất có điều kiện phát triển kinh tế xã hội như : Trao đổi
hàng , hóa tiếp thu thông tin , khoa học kỹ thuật , công nghệ
và vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế dạng , nông – lâm ngư nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ , du lịch .
b. Địa hình địa mạo
Huyện Ba vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1296m và hai con
sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Hồng , tạo nên một sắc

thái riêng về tự nhiên , khả năng đa dạng hóa các loại cây
trồng và phát triển kinh tế xã hội .
10


Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây
Nam xuống Đông Bắc , từ Tây sang Đông có thể phân thành 3
tiểu vùng khác nhau .
- Vùng núi
- Vùng đồi gò
- Vùng đồng bằng sông Hồng
Với địa hình địa mạo trên đã tạo nên một sắc thái riêng về
điều kiện tự nhiên và khả năng đa dạng hóa trong phát triển
sản xuất nông nghiệp , đặc biệt là có ưu thế về phát triển du
lịch .
Huyện Ba Vì còn là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ Đô
Hà Nội . Vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng với Quốc phòng
và và An ninh.
c. Khí hậu
Huyện Ba vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ
sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa , có mùa Đông lạnh.
Qua theo dõi nhiều năm , các yếu tố khí hậu trung bình
như sau :
- Nhiệt độ trung bình tháng : Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau nhiệt độ trung bình khoảng 20°C , tháng có nhiệt độ
thấp nhất là 14°C .
- Lượng mưa : lượng mưa trung bình đạt 1268mm/năm , chia
thành 2 mùa rõ rệt . Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc
vào tháng 10.

- Độ ẩm : độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87% .
- Gió : hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam , nùa Đông
có gió mùa Đông Bắc lạnh . Tốc độ gió trung bình 3,5m/s.

11


Nhìn chung , thời tiết của huyện có những biến động thất
thường đi kèm các hiện tượng gây ảnh hưởng bất lợi cho đời
sống và sản xuất . Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu nêu trên
nếu có biện pháp khắc phục sẽ rất thuận lợi cho việc đa dạng
hóa các loại cây trồng , vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực ,
thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho
vùng lân cận .
d. Thủy văn
Huyện Ba Vì có hệ thống thủy văn phong phú và đa
dạng . Bao gồm sông Đà và sông Hồng bao bọc từ phía Tây
Nam lên phía Đông Bắc dài 50km tạo nên nguồn nước phong
phú , mang phù sa màu mỡ bồi lên vùng đồng bằng ven sông
của huyện .
Ngoài hệ thống sông suối , Ba Vì còn có các ao , đầm , hồ
đặc biệt có những hồ , đầm có cảnh quan đẹp đẽ và đang cải
tạo khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch ví dụ như : hồ
Suối Hai , hồ Đầm Long , Ao Vua , hồ Khoang xanh …
e. Các nguồn tài nguyên
• Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra của dự án quy hoạch tổng thể đồng
bằng sông Hồng khu vực Ba Vì năm 1995 của Bộ Khoa học
công nghệ và môi trường . Đất đai huyện Ba Vì phân thành 2
nhóm chính sau :

Nhóm đất vùng đồng bằng :
Đây là nhóm đất được hình thành do quá trifng bồi tụ và
chia thành các nhóm nhỏ .

12


+ Đất phù sa được bồi ( ký hiệu : Pb ) nằm ngoài đê sông
Hồng và sông Đà , có diện tích là 3.248ha , chiếm 10.35%
diện tích đất của toàn vùng.
Đất phù sa không được bồi ( ký hiệu : P ) : có diện tích là
2684 ha chiếm 8,56% diện tích toàn huyện
+ Đất phù sa glây ( ký hiệu : Pg) : diện tích 1435 ha
chiếm 4,57% diện tích của toàn huyện
+ Đất bạc màu ( ký hiệu là B) và đất bạc màu glay trên
phú sa cổ ( ký hiệu : Bg)
Nhóm đất vùng đồi núi :
Được hình thành do kiến tạo địa chất , tổng diện tích là
18.578,0 ha chiếm 58,9 % diện tích toàn huyện . Nhóm đất
này được phân thành các nhóm nhỏ như sau :
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ ( ký hiệu : Fp) : diện tích
6751,0 ha chiế

m 21,52% diện tích toàn huyện

+ Đất đỏ trên phiến sét ( ký hiệu Fs) : diện tích 7635,0 ha
chiếm 24,33% tổng diện tích toàn huyện
+Đất đỏ trên đá mác ma Bazo trung tính ( ký hiệu : Fk) :
có tổng diện tích 2654,0 ha chiếm 8,46% tổng diện tích toàn
huyện

Nhìn chung Ba Vì là huyện có vùng diện tích khác nhau ,
bởi vậy số lượng các loại đất cũng đa dạng , phức tạp nên
cũng có khả năng đa dạng hóa cây trồng , thâm canh tăng
vụ , làm tăng năng suất cây trồng . Trong quá trình canh tác
trên đất xám bạc màu glây cần có biện pháp hợp lý nhằm
chống sói mòn , rửa trôi đất .
• Tài nguyên nước
13


- Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Ba Vì chủ yếu
được cung cấp bởi 3 con sông chính là sông Hồng, sông Tích,
sông Hang và các hồ chứa (hồ Suối Hai, hồ Mèo Cù...). Ngoài
lượng nước mưa, nước của các sông, hồ trên đã đáp ứng phần
lớn nhu cầu cho sản xuất và một phần cho sinh hoạt của nhân
dân trên địa bàn. Đây là nguồn nước mặt khá dồi dào, đủ đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện hiện tại
và trong tương lai.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện có độ sâu
khoảng 7 – 8 m, với chất lượng nước khá tốt, đã và đang được
khai thác hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân
trên địa bàn.
• Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2016 của
huyện Ba Vì là 10901,2 ha, chủ yếu là rừng trồng sản xuất.
Đây là diện tích rừng được trồng theo các dự án trồng rừng
phủ xanh đất trống đồi núi trọc trước đây (chương trình 327,
PAM, 661) với các loại cây chính là keo, bạch đàn. Bên cạnh
giá trị kinh tế, bảo vệ đất, các cánh rừng này còn giúp tạo
cảnh quan, cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu và thăm quan

du lịch chính vì vậy việc khôi phục rừng đã mất , rồng thêm
trồng mới , tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần
được quan tâm đặc biệt trong các trương trình bảo vệ sinh
thái của huyện .
• Tài nguyên khoáng sản
Qua điều tra thăm dò đã xã định huyện Ba Vì có một
số nguồn tài nguyên khoáng sản như pirit ở Minh Quang , Ba
14


Trại có số lượng khoảng 124 ngàn tấn , không đủ để lập khu
khai thác công nghiệp . Ngoài ra còn một số mỏ khác như
đồng , cao lanh , than bùn phân bố ở một số địa bàn xã Ba
Trại , Tiên Phong , Thái Hòa nhưng trữ lượng không lớn và
không tập trung .
Bên cạnh đó có mỏ nước nóng Thuần Mỹ cũng đã được
xác định và tập trung khai thác phục vụ cho phát triển du lịch
và chăm sóc sức khỏa của nhân dân .
• Tài nguyên du lịch và nhân văn
Huyện Ba Vì có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cảnh đẹp phục vụ phát triển du lịch khám phá và du
lịch nghỉ dưỡng như : núi Ba Vì , Rừng Quốc Gia Ba Vì , Khu du
lịch Khoang Xanh – Ao Vua ... là điểm du lịch hấp dẫn khách
trong và ngoài nước . Ngoài ra còn còn có các nguồn nước nóng
phát triển thành các điểm du lịch như nước khoáng Tản Viên
( Tản Lĩnh ) < nước khoáng nóng Thuần Mỹ .
Huyện Ba Vì còn nằm trong vùng cội nguồn của văn hóa sứ
Đoài, là vùng giao thoa giữa các nền văn hóa (văn hòa Hòa
Bình, văn hóa Thăng Long – Hà Nội) tạo nên một bản sắc văn
hóa, bản lĩnh dân tộc quý báu.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
• Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì đã có sự
chuyển dịch tích cực là tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ . Tổng
giá trị sản xuất tăng từ 1275 tỷ đồng năm 2010 lên 3297 tỷ
đồng năm 2015 ( giá so sánh 94 ) tăng bình quân hàng năm
15


11% giai đoạn 2010 – 2015 riêng năm 2015 tăng 64,7% so với
2010 .
• Chuyển dịch cơ câu kinh tế
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của huyện đã
đạt được những kết quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp
(gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) năm
2016 đạt 515 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng
chuyển dịch tích cực, năm 2016, tỷ trọng ngành chăn nuôi
chiếm khoảng 69%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
21,3 nghìn tấn, trong đó thóc khoảng 20 nghìn tấn. Giá trị sản
xuất/1 ha đất canh tác năm 2016 đạt 72 triệu đồng/ha.
b. Dân số , lao động việc làm và thu nhập
Dân số
Theo số liệu của phòng Thống kê huyện Ba Vì : dân số
tsinh đến hết năm 2016 của huyện là 280,975 nghìn người . Tỉ
lệ tăng dân số tự nhiên giảm không nhiều .
Dân số thành thị không cao chỉ chiếm 5.2% dân số toàn
huyện . Di dân cơ học ra ngoài có thể là nguyên nhân khiến
dân số chung cũng như dân số đô thị của huyện Ba Vì tăng
không cao trong thời gian dài .

Lao động và việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 là 192,12 nghìn
người chiếm 51,1 % dân số toàn huyện . Lao động làm việc
trong nghành kinh tế năm 2016 là 121,45 nghìn người , tỷ lên
lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm 88% năm 2016.
Việc nâng cao tỷ lệ lao đọng nông thôn qua đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các nghành công nghiệp
16


và dịch vụ trong những năm tới , đặc biệt là những nghành
công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi
hỏi lớn . Huyện Ba Vì là huyện có lợi thế lớn – gần kề các
trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận .
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,5 triệu đồng
/năm . Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3% , không có hộ đói .
c. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện là đường bộ và đường
sông , có khả năng liên kết rộng rãi địa bàn huyện với các tỉnh
lân cận , hoạt động giao thông vận tải chủ yếu vẫn là giao
thông đường bộ.
Giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng
hóa , hành khách phục vụ tốt các nghành kinh tế đặc biệt là
du lịch , góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của huyện
và thành phố .
+Đường bộ : Hệ thống giao thông vận tải của huyện
đường bộ giữ vai trò chủ đạo , được phân bố trên khắp địa bàn
huyện , có tổng chiều dài là 1475,67km bao gồm quốc lộ 32
dài 15,5 km tỉnh lộ có 11 tuyến dài 115 km đường đê 40,1 km

ddđường huyện có 35 tuyến dài 151km , đường thị trấn
29,9km và đường xã thôn 1135km.
+Đường sông : có hai sông chính chảy qua là sông Hồng
và sông Đà , các phương tiện có trọng tải 400 tấn có thể hoạt
động trên hai tuyến sống này
Hệ thống thủy lợi

17


Hệ thống thủy lợi được chú trọng đầu tư và bảo dưỡng
thường xuyên. Với chiều dài sông Hồng và sông Đà đoạn qua
huyện dài 60km , có 36,2km đê Đại Hà , 19km đê bao , 21km
kè , hồ đập , hồ suối hai lớn nhất dung tích 48,5m ³ được xây
dựng từ năm 1960 và hiện nay vẫn đang vận hành tốt, ngoài
ra có 24 hồ nhỏ dung tích 10 triệu m³ , có hai trạm bơm lớn là
Trung Hà và Sơn Đà . kênh mương kênh tưới chính dài 35km ,
kênh cấp 2 dài 60km , kênh cấp 3 và nội đồng dài 450km.
Hệ thống điện
Đến nay lưới điện quốc gia đã về đến 100% số trung
tâm xã . Tổng chiều dài lưới điện trên địa bàn huyện là
871.702 km , trong đó lưới cao thế 310.169 km , hạ thế
561.533 km . Tổn thất điện năng 14,28% . Tỷ lệ hộ dùng điện
đạt 100% .
Bưu chính viễn thông
Bưu điện huyện giữ vai trò đầu mối trong việc duy trì ổn
định của 8 bưu cục , 31 điểm bưu điện văn hóa xã , dịch vụ
viễn thông ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của khách
hàng . Tổng số máy điện thoại trung bình đạt 10 máy / 1 dân .
Cơ sở văn hóa

Nhà văn hóa của huyện duy trì thường xuyên chế độ
phục vụ bạn đọc trong tuần . Đồng thời thư viện của nhà văn
hóa cũng kết hợp chỉ đạo và luân chuyển sách cho 30 tủ
sách , 17 thư viện cơ sở ở 23 xã trên địa bàn huyện đi vào
hoạt động có nề nếp , đáp ứng nhu cầu đọc cho nhân dân . Với
tổng số hơn 12,5 nghìn đầu sách , các thư viện phục vụ khoảng
hơn 52 nghìn người đọc .
18


Toàn huyện hiện nay có khoảng 371 điểm vui chơi , giải
trí . phong trào xây dựng làng văn hóa , cơ quan văn hóa , gia
đình văn hóa được phát động thường xuyên và thu lại kết quả
tốt . Đến năm 2016 đã có 46115 hộ đạt danh hiệu gia đình
văn hóa , 43 cơ quan văn hóa và 95 làng văn hóa cấp huyện ,
tỉnh . Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở
khu dân cư được phát triển sâu rộng . Đến năm 2016 , toàn
huyện đã có 63 di tích được xếp hạng , trong đó có 24 di tích
cấp thành phố .

19


Y tế
Theo thống kê đến hết năm 2016 , mạng lưới cơ sở y tế
trên địa bàn huyện Ba Vì gồm có một bệnh viện đa khoa , 1
trung tâm y tê , 3 phòng khám đa khoa và 31 trạm y tế xã ,
thị trấn . Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn huyện là 307 cán
bộ .
Giáo dục đào tạo

Tính đến đầu năm học 2015-2016 cơ sở giáo dục huyện
Ba Vì gồm có:
+Mầm non : toàn huyện có 36 trường
+Tiểu học : Toàn huyện có 36 trường tiểu học
+Trung học cơ sở : Toàn huyện có 33 trường trung
học cơ sở và 2 trường phổ thông cơ sở
+Trung học phổ thông , Trung tâm giáo dục thường
xuyên : 8 trường
2.2. Những khó khăn và thuận lợi trong điều kiện tự
nhiên , kinh tế xã hội
Những thuận lợi
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng,
an ninh khu vực phía Tây của thủ đô Hà Nội, trong những năm
qua, huyện Ba Vì có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực (tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp), hệ thống cơ sở hạ tầng
ngày càng được cải thiện, đời sống của nhân dân từng bước
được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn
định, môi trường được đảm bảo.
- Ba Vì có nguồn nhân lực dồi dào, với lực lượng lao động
20


trẻ, siêng năng, ham học
hỏi, thông minh, sáng tạo, gắn bó với quê hương.
- Bộ mặt huyện từng bước được đổi mới theo hướng văn
minh, hiện đại. Đặc biệt về nghành du lịch phát triển một
cách nhanh chóng , nhiều khu sinh thái được mọc lên thu hút
đông đảo khách thăm quan trên địa bàn và du khách thập
phương .

Những khó khăn
- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa khai thác
hết các tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc
phòng, an ninh (nhất là tiềm năng về phát triển du lịch, phát
triển đô thị, phát triển dịch vụ, phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng...);
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu nên các nguồn vốn đầu tư bị hạn chế, nhất là
các nguồn vốn đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, phát triển các khu đô thị, các khu du lịch, dịch
vụ...
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng nhìn
chung vẫn còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, lao
động thiếu việc làm.
- Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh nhìn chung còn thấp, nhất là các khu vực
có nhiều lợi thế cho phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ...
21


2.3. Tình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì
2.3.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý và sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các
văn bản đó
Sau một thời gian thực thi Luật đất đai 2003, do phát sinh
một số hạn chế trong quá trình thi hành; Luật Đất đai 2013 đã
được thông qua vào ngày 29/11/2013, tại kỳ hợp thứ 6, Quốc

hội khóa XIII. Theo đó ngày 26/2/2014, UBND TP. Hà Nội đã
ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 01/CTTTg ngày 22-1-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn TP. Theo chỉ
đạo của TP. Hà Nội huyện Ba Vì cũng như các quận, huyện, thị
xã trên địa bàn TP có nhiệm vụ tiếp tục rà soát quy trình thủ
tục và chấn chỉnh công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất; tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai…
Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và
thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai của huyện Ba Vì
đã có những chuyển biến khá tích cực. Các văn bản pháp luật
đưa ra sát với tình hình cụ thể của địa phương và việc triển
khai thực hiện có nhiều tiến bộ
góp phần không nhỏ vào công tác quản lý, sử dụng đất
trên địa bàn huyện Ba Vì . Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một
số các hạn chế đó là việc thực hiện các văn bản còn chưa
nghiêm do việc quản lý đất đai ở cấp cơ sở còn buông lỏng,
việc hiểu biết pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng

22


của phần lớn người dân còn hạn chế dẫn đến việc vi phạm
còn diễn ra.
Do vậy trong thời gian tới công tác quản lý Nhà nước về
đất đai cần tiến hành nghiêm chỉnh hơn và tiếp tục phổ biến,
truyền thông pháp luật cho người dân sâu rộng hơn, đáp ứng
với yêu cầu hội nhập và thời kỳ đổi mới của đất nước.
2.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập chính, lập
bản đồ hành chính và quản lý hồ sơ địa giới hành

Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 06/11/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp từ xã
đến huyện, Phòng TNMT đã xác định rõ ranh giới và mốc giới.
Hiện nay huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên theo
đơn vị hành chính được UBND tp Hà Nội xác định theo Chỉ thị
364 là 42.300,50 ha , bao gồm 31 đơn vị hành chính xã , thị
trấn . Trong đó có 30 xã và 1 thị trấn . Ranh giới hành chính
của huyện đã được xác định theo bản đồ địa giới hành chính
364, không có sự thay đổi ranh giới. Tổng diện tích đất tự
nhiên trong địa giới hành chính của huyện Ba Vì năm 2010 là
42.804,37 ha, năm 2015 là 42.300,50 ha; diện tích giảm
xuống 503,87 ha do cắt điều chuyển xã Tân Đức về tỉnh Phú
Thọ quản lý .Địa giới hành chính của huyện Ba Vì đã được
tổng hợp sau khi rà soát, đối chiếu bản đồ địa giới 364 tại các
xã, thị trấn ; không có tranh chấp về địa giới hành chính giữa
huyện và các tỉnh, huyện lân cận.
Bảng 2.1 : Tổng hợp diện tích các loại đất theo địa giới
hành chính

23


Đơn vị hành
STT
chính

Diện tích
tự nhiên
(ha)


Toàn huyện

42.300,5

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
24

Thị Trấn Tây
Đằng
Xã Phú Cường
Xã Cổ Đô
Xã Tản Hồng
Xã Vạn Thắng
Xã Châu Sơn
Xã Phong Vân
Xã Phú Đông
Xã Phú Phương
Xã Phú Châu
Xã Thái Hòa
Xã Đồng Thái
Xã Phú Sơn
Xã Minh Châu
Xã Vật Lại
Xã Chu Minh
Xã Tòng Bạt
Xã Cẩm Lĩnh
Xã Sơn Đà
Xã Đông Quang
Xã Tiên Phong
Xã Thụy An
Xã Cam Thượng
Xã Thuần Mỹ
Xã Tản Lĩnh

Xã Ba Trại
Xã Minh Quang
Xã Ba Vì

1208,1
927,0
860,1
891,3
999,3
359,28
481,7
360,6
435,6
991,4
563,4
824,3
1374,3
563,3
1443,0
506,5
824,2
2662,2
1209,4
382,0
875,9
1647,7
827,4
1240,5
2774,1
2017,3

2790,9
2540,6

Diện
Diện
Diện tích tích đất
tích đất
đất nông
phi
chưa sử
nghiệp
nông
dụng
(ha)
nghiệp
(ha)
(ha)
13.018,
29.298,8
26,2
3
766,7
441,4
0,0
325,9
390,6
394,8
686,9
255,9
247,2

252,4
296,3
408,6
322,2
607,9
898,8
330,3
999,7
198,8
519,2
1807,5
787,5
217,4
653,9
1123,2
538,0
488,9
1946,2
1591,2
2078,6
2411,2

601,1
469,5
496,4
312,3
103,3
247,27
234,49
139,28

582,84
241,20
216,33
475,53
232,95
443,27
307,66
304,99
854,62
421,91
163,83
221,94
524,54
289,43
751,64
827,92
426,08
712,30
129,48

0,00
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0

0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,71
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0


Đơn vị hành
STT
chính

29 Xã Vân Hòa
30 Xã Yên Bài
Xã Khánh
31
Thượng
( Nguồn : Phòng


Diện tích
tự nhiên
(ha)
3291,3
3541,8
2884,7

Diện
Diện
Diện tích tích đất
tích đất
đất nông
phi
chưa sử
nghiệp
nông
dụng
(ha)
nghiệp
(ha)
(ha)
2683,2
608,13
0,0
2607,5
934,34
0,0
2461,0

398,16


25,53

Tài Nguyên và Môi trường huyện Ba Vì
)

2.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc,đánh giá phân hạng đất, lập
bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất:
Hiện nay huyện Ba Vì có 31 xã , thị trấn diện tích đất
nông nghiệp đã được phân hạng theo từng loại đất cụ thể: các
hạng đất được áp dụng đối với diện tích đất trồng cây hàng
năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; các hạng đất
được áp dụng đối với diện tích đất trồng cây lâu năm. Việc
đánh giá phân hạng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc bố
trí, tăng năng suất cây trồng. Trên địa bàn huyện đã áp dụng
chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho
nông dân được thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng
đất nông nghiệp và Nghị quyết 55/2010/QH12 được áp dụng
trong giai đoạn 2011 – 2020.
* Lập bản đồ địa chính:

25


×